Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoạch định chiến lược kinh doanh của tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế viettel tại thị trường mozambique

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM SONG HÀO

PHẠM SONG HÀO

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

VIETTEL TẠI THỊ TRƯỜNG MOZAMBIQUE

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2016B
HÀ NỘI– 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM SONG HÀO

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIETTEL
TẠI THỊ TRƯỜNG MOZAMBIQUE


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.NGUYỄN THỊ THU THỦY

HÀ NỘI – 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Phạm Song Hào.
Đề tài luận văn: Hoạch định Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty
Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel tại thị trường Mozambique
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số SV: CB160392
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác
nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng
ngày 11/06/2018 với các nội dung sau:
- Phần mở đầu bổ sung tiểu mục “2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
liên quan tới đề tài”.
- Phương pháp nghiên cứu viết đầy đủ.
- Sơ đồ đổi thành hình, bỏ những nội dung khơng cần thiết trong
mục lục.
- Số liệu trình bày đúng chuẩn tiếng Việt, chú ý đánh số các bảng
biểu, hình vẽ.
- Mục 3.4 chuyển lên Chương 2.
Ngày 12 tháng 06 năm 2018

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng

Tác giả luận văn

Phạm Song Hào


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn với tên đề tài: “Hoạch định Chiến lược kinh doanh của Tổng Công
ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel tại thị trường Mozambique” được hoàn thành bởi
sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả và sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị
Thu Thủy.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả
các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Song Hào


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô
giảng viên tại Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt

cho tôi kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế quý báu trong suốt thời gian theo
học tại trường..
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy– Giảng viên trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cô đã hướng dẫn hết sức nhiệt tình, giúp tơi hình thành
ý tưởng, các nội dung cần nghiên cứu từ thực tiễn để hoàn thành đề tài này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và những
đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học và thực
hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018
Tác giả

Phạm Song Hào


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Diễn giải tiếng Anh

Diễn giải tiếng Việt

International
Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc
Telecommunication Union
Liên hiệp quốc
Global system for Mobile
2G, GSM
Thế hệ mạng di động thứ hai
Communications

Thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ
3G
Third generation technology
điện thoại di động
Công nghệ truyền thông không dây
4G
Fourth generation
thứ tư
Doanh thu trung bình của một khách
ARPU
Average Revenue per user
hàng
BTS
Base transceiver station
Trạm thu phát sóng di động
Cơng nghệ truyền giọng nói theo
VoIP
Voice over Internet Protocol
giao thức IP
Hệ thống đo lường và đánh giá hiệu
KPI
Key Performance Indicators
quả công việc
Earning before interest, taxes, Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu
Ebitda
depreciation and amortization hao
LTE
Long Term Evolution
Một dạng công nghệ 4G
Giải pháp cung cấp nội dung dựa

OTT
Over the top
trên nền tảng internet
Phần mềm nhắn tin sử dụng phương
IP message Internet Protocol Message
thức IP
SMS
Short Message Services
Dịch vụ tin nhắn ngắn
Asymmetric
Digital Công nghệ truyền internet bất đối
ADSL
Subscriber
xứng
FTTH
Fiber to the home
Internet cáp quang
Public Switched telephone
PSTN
Điện thoại di động/ công cộng
network
Thẻ nhớ thông minh sử dụng trên
SIM
Subscriber Identify Module
điện thoại di động
MB
Megabyte
Đơn vị thông tin
ATM
Automatic Teller Machine

Máy rút tiền tự động
GDP
Gross domestic product
Tổng sản phẩm nội địa
Internet
Hệ thống thơng tin tồn cầu
Tập đồn Viễn thơng Qn đội
Viettel
Viettel
Tổng cơng ty Cổ phần đầu tư Quốc
VTG
tế Viettel
Dự án đầu tư kinh doanh di động của
Movitel
VTG tại Mozambique
LNTT
Lợi nhuận trước thuế
LNST
Lợi nhuận sau thuế
CNTT
Công nghệ thông tin
ITU


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:Ma trận SWOT ................................................................................. 25
Bảng 1.2: Ma trận QSPM ................................................................................. 26
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát của Mozambique từ năm
2013-2017 .............................................................................................................. 40
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các đối thủ cạnh tranh ............................................. 43

Bảng 2.3: Dân số và tỉ lệ người có khả năng sử dụng di động tại Mozambique
từ năm 2013-2017 ..................................................................................................... 45
Bảng 2.4: Thuê bao và mật độ thâm nhập băng rộng tại Mozambique từ năm
2013-2017 .............................................................................................................. 48
Bảng 2.5: Số lượng lao động năm 2011-2017 của Movitel ............................. 53
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Movitel ........................................ 54
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn tại Movitel .................. 55
Bảng 2.8: Tỉ lệ vùng phủ 2G, 3G và cáp quang của Movitel từ 2015-2017 .... 56
Bảng 2.9: Quy mô hạ tầng mạng lưới của Movitel so với các đối thủ ............ 57
Bảng 2.10: Hiện trạng dung lượng mạng lõi 2G và 3G của Movitel ............... 59
Bảng 2.11: So sánh chất lượng tham số chính mạng lõi của Movitel với Mcel
.............................................................................................................. 60
Bảng 2.12: So sánh hệ thống kênh phân phối của Movitel so với các đối thủ .62
Bảng 2.13: Thống kê một số gói cước dịch vụ 2G, 3G cơ bản của Movitel ....63
Bảng 2.14: Thị phần di động của các công ty viễn thông tại Mozambique ......66
Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả kinh doanh chủ yếu của Movitel đạt được trong
năm 2017

.............................................................................................................. 67

Bảng 2.16: Tổng hợp ma trận SWOT .............................................................. 74
Bảng 3.1: Một số dự báo về tình hình kinh tế và dân số Mozambique từ năm
2018 đến 2022 ........................................................................................................... 89
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Movitel từ 2018-2022........90


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Các loại chiến lược kinh doanh chủ yếu theo yếu tố và các bộ phận
hợp thành....................................................................................................... ........... 07
Hình 1.2: Các bước hoạch định chiến lược kinh doanh .................................. 14

Hình 1.3: Mơi trường tác nghiệp trong ngành ................................................ 18
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Cơng ty Movitel ..................................................... 37
Hình 2.2: Mối liên hệ các đối tượng trong dịch vụ viễn thông ....................... 38
Biểu đồ 2.1: Thuê bao di động tại Mozambique từ 2013-2017 ....................... 46
Biểu đồ 2.2: Mật độ thâm nhập di động tại Mozambique và khu vực Châu phi
từ năm 2013-2017 .................................................................................................... 47
Biểu đồ 2.3: Mật độ thâm nhập internet/dân số tại Mozambique từ 2013-2017
.............................................................................................................. 48
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ tiêu dùng cho viễn thông/GDP tại Mozambique từ 20132017

.............................................................................................................. 50
Biểu đồ 2.5: Arpu dịch vụ di động tại Mozambique từ năm 2013-2017 ....... 51
Biểu đồ 3.1: Dự báo mật độ thâm nhập di động tại Mozambique từ 2018-2022
.............................................................................................................. 90
Biểu đồ 3.2: Dự báo Arpu di động tại Mozambique từ 2018-2022 ................ 91
Biểu đồ 3.3: Dự báo mật độ thâm nhập băng rộng tại Mozambique từ năm

2018-2022 .............................................................................................................. 93


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................... 6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH .............................................. 6
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh ........................................................ 6
1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh ............................................................... 6
1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh ............................................................ 7
1.1.4 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh ....................................................... 8
1.1.5 Nội dung của chiến lược kinh doanh ...................................................... 10
1.2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ............................................... 11
1.2.1 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh ........................................ 11
1.2.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh .......................................... 11
1.2.2.1. Xác định hệ thống mục tiêu của Doanh nghiệp .................................. 11
1.2.2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh ........................................................ 16
1.2.3 Các cơng cụ phân tích chiến lược ........................................................... 20
1.2.3.1. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngồi (EFE) ........................................... 20
1.2.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................... 22
1.2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...................................... 23
1.2.3.4. Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT) ............... 24
1.2.3.5. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng – ma trận QSPM
(Quantitative StrategicPlanning Matrix – QSPM) .................................................... 25
1.3 KINH NGHIỆM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP .................................................................................................................... 26


1.3.1 Kinh nghiệm hoạch định chiến lược của các công ty tại Ấn Độ .......... 26
1.3.2 Kinh nghiệm hoạch định chiến lược của các công ty tại Đông Timor . 27
1.3.3 Kinh nghiệm hoạch định chiến lược kinh doanh của các cơng ty nước
ngồi tại Việt Nam ................................................................................................... 28
1.3.4 Bài học cho Viettel tại thị trường Mozambique ................................... 29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................ 31

CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 32
CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY MOVITEL ....... 32
2.1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY MOVITEL ......................................................... 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Movitel ....................................... 32
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Movitel .................................................... 33
2.1.3 Mơ hình tổ chức bộ máy của Movitel .................................................. 35
2.1.4 Các loại hình dịch vụ của Movitel ........................................................ 38
2.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH ................................................. 39
2.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ..................................................................... 39
2.2.1.1 Tình hình về kinh tế - chính trị - xã hội ............................................... 39
2.2.1.2 Một số quy định cơ bản về pháp luật của Mozambique liên quan đến
nhà đầu tư nước ngồi và ngành viễn thơng ............................................................. 40
2.2.2 Phân tích mơi ngành ................................................................................ 42
2.2.2.1 Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông .................................................. 42
2.2.2.2 Quy mô khách hàng ............................................................................. 44
2.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng chung của ngành viễn thông ................................. 45
2.2.2.4 Thị trường Internet có dây và băng rộng .............................................. 47
2.2.2.5 Mức tiêu dùng cho các dịch vụ viễn thông của người dân ................. 49
2.2.2.6 Arpu của dịch vụ di động .................................................................... 50
2.2.2.7 Giá cả thiết bị đầu cuối........................................................................ 51
2.2.3 Phân tích mơi trường bên trong............................................................... 52
2.2.3.1 Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của Movitel ................................... 52
2.2.3.2 Đội ngũ nhân lực của Movitel .............................................................. 53
2.2.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Movitel (giai
đoạn từ 2013 – 2017) ................................................................................................ 55
2.2.3.4 Thực hiện các chương trình xã hội....................................................... 69


2.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI CƠNG TY MOVITEL.................. 69
2.3.1 Điểm mạnh (Strengths) ........................................................................... 69

2.3.2 Điểm yếu (Weaknesses) .......................................................................... 71
2.3.3 Cơ hội (Opportunities) ............................................................................ 72
2.3.4 Thách thức (Threats) ............................................................................... 73
2.4 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN VIỄN THÔNG CỦA
VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE (GIAI ĐOẠN TỪ 2015 – 2017) ......................... 76
2.4.1 Thuận lợi ................................................................................................. 76
2.4.2 Khó khăn ................................................................................................. 77
2.5. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Viettel trong quá trình thực hiện dự
án tại Mozambique giai đoạn từ 2015 – 2017 .......................................................... 78
2.5.1 Bản địa hóa ........................................................................................... 79
2.5.2 Tự động hóa .......................................................................................... 80
2.5.3 Quy hoạch hóa ...................................................................................... 80
2.5.4 Đồng bộ hóa.......................................................................................... 81
2.5.5 Quốc tế hóa ........................................................................................... 81
2.5.6 Bài học về đảm bảo nguồn vốn cho dự án............................................ 82
2.5.7 Bài học về công tác kỹ thuật................................................................. 83
2.5.8 Bài học về hoạt động kinh doanh, bán hàng ......................................... 85
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................ 87
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 88
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE
GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 ......................................................................................... 88
3.1 Một số dự báo chủ yếu về thị trường viễn thông tại Mozambique trong thời gian
từ 2018 – 2022 .......................................................................................................... 88
3.1.1 Tiềm năng thị trường............................................................................... 88
3.1.2 Mật độ thâm nhập di động và số lượng thuê bao .................................... 89
3.1.3 Về ARPU dịch vụ di động ...................................................................... 91
3.1.4 Thị trường băng rộng (có dây và khơng dây) ......................................... 92
3.1.5 Sự ra đời của các dịch vụ mới ngoài viễn thông ..................................... 94
3.2 Một số mục tiêu chủ yếu về kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai đoạn
2018 – 2022............................................................................................................... 95



3.2.1 Mục tiêu về hạ tầng mạng lưới ............................................................. 96
3.2.2 Mục tiêu về kinh doanh ........................................................................ 96
3.3 Đề xuất chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique trong thời gian tới ...
.............................................................................................................................. 97
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.......................................................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 103


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả nền kinh tế trên
tồn thế giới thơng qua tất cả khía cạnh kinh tế mỗi quốc gia. Hiện nay, đất nước ta
đang trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa, các cơ hội kinh doanh mở ra nhưng đi kèm
đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải có sự
chuẩn bị sẵn sàng với những chiến lược hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển vững
chắc. Một doanh nghiệp nếu có được những chiến lược kinh doanh đúng đắn và
thích hợp, có thể dựa vào nội lực để tận dụng được các cơ hội đến từ mơi trường
bên ngồi hay tránh né được những rủi ro, hạn chế những điểm yếu thì chắc chắn sẽ
đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Tập đồn Viễn thơng Qn đội Viettel là một trong những đại diện tiêu biểu
trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngay từ năm
2003, Tập đồn Viễn thơng Qn đội đã xác định chiến lược đầu tư ra nước ngoài là
tất yếu khách quan và trở thành 1 trong 3 trụ chính hình thành nên một Tập đồn

viễn thơng –cơng nghệ thơng tin hùng mạnh của Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung trong thời gian khơng xa sắp tới. Bởi vì, khi nhìn vào dịng chảy chính của
ngành viễn thơng hiện nay, có thể thấy nổi bật nhất là xu hướng kết hợp và sáp
nhập. Hiện thế giới có khoảng 700 nhà mạng, nhưng được dự báo là trong vòng vài
năm tới con số trên sẽ chỉ còn hai chữ số. Do đó, sẽ có khoảng 600 nhà mạng dần
biến mất vì khơng cịn thị phần, khơng cịn th bao. Bản chất doanh thu của nhà
mạng đến từ số lượng thuê bao thực. Những xu thế này trực tiếp liên quan đến
Viettel, vì nếu khơng đầu tư nước ngồi, khơng mở rộng thị trường thì sẽ khó có thể
duy trì được đà tăng trưởng và phát triển như trong thời gian vừa qua tại thị trường
Việt Nam. Nếu Viettel không lớn mạnh, khơng có một lượng th bao lớn thì sẽ
nằm trong số 600 nhà mạng đó.
Qua q trình hình thành và phát triển, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế
Viettel – Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel Global-VTG) là một trong những
nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam. Viettel Global đã đưa vào kinh doanh 9
công ty viễn thông tại 9 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mĩ. Viettel
Global đã chứng minh năng lực của mình thơng qua thành cơng của các công ty con

1


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

khi hầu hết các cơng ty này đều giữ vị trí hàng đầu trong thị trường viễn thông về
lượng thuê bao / doanh thu / cơ sở hạ tầng. Ví dụ như Movitel tại Mozambique,
Telemor tại Đông Timor, Lumitel tại Burundi hoặc Halotel tại Haiti.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, VTG còn gặp phải rất nhiều khó khăn
như các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đồng
nội tệ tại một số nước Châu Phi đang kinh doanh bị mất giá đặc biệt là

Mozambique. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh
của Cơng ty thì việc hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty là một việc làm
cần thiết.
Với những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoạch định Chiến lược kinh
doanh

của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel tại thị trường

Mozambique”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt động đầu tư quốc tế trong lĩnh vực viễn thơng, cơng nghệ cao là một điều
khơng cịn xa lạ đối với thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, có tiềm lực
về vốn và công nghệ cao nhưng lại là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Cho
đến nay, có một số tài liệu, cơng trình nghiên cứu và bài viết về đầu tư, kinh doanh
trong lĩnh vực viễn thông đã được cơng bố như:
+ Giáo trình “Quản trị, kinh doanh doanh nghiệp viễn thông”, 2006,
GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong, NXB Bưu điện. Giáo trình này đã giới thiệu một
cách khái quát những vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh cũng như cách thức
xây dựng kế hoạch kinh doanh trong ngành viễn thơng nói chung. Tuy nhiên, đây là
một nghiên cứu mang tính tổng quát về quản trị, kinh doanh viễn thông nhưng chưa
đề cập đến vấn đề đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thơng.
+ Các cơng trình: “Telecommunications and Development in Africa”, 2007,
Bethuel A. Kiplagat, Marcel C. M. Werner, IOS Press Publication, Netherlands và
“Telecommunications in Africa”, (1999), Eli M. Noam, Oxford University Press.
Các cơng trình nghiên cứu này đều nêu ra những vấn đề tổng quan cũng như các
đánh giá bổ ích về tình hình phát triển của ngành viễn thơng tại Châu Phi. Các tác
giả đã tập trung đi sâu vào phân tích những tiềm năng, cơ hội cũng như những nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành viễn thông tại các nước Châu Phi. Qua đó,

2



Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

đã dự báo được bức tranh trong tương lai về sự phát triển của dịch vụ viễn thông tại
khu vực này. Tuy nhiên, những cơng trình này chủ yếu tập trung vào việc phân tích
những nhân tố vĩ mơ (chính sách, sự bùng nổ dân số, xu thế thay đổi công nghệ….)
ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông của Châu Phi mà chưa đi sâu
vào phân tích cụ thể việc một doanh nghiệp nước ngoài cần phải đầu tư và hoạt
động như thế nào tại khu vực này.
+ Cơng trình: “Managing projects in Telecommunication services”, 2006,
Mostafa H. Sherif, John Wiley & Sons Inc. Publication, USA, 2006. Qua cơng
trình này, tác giả đã tập trung vào phân tích sâu những phạm trù liên quan đến việc
tổ chức quản lý và triển khai một dự án viễn thơng nói chung mà chưa đi sâu vào
việc phân tích và đưa ra các giải pháp về chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với
ngành này.
+ Cơng trình: “Foreign Direct Investment in Afica – Some case studies”, 2002,
Anupan Basu and Krishna Srininasan, International Monetary Fund. Đây là một
cơng trình nghiên cứu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thị
trường Châu Phi. Các tác giả đã tập trung vào tổng hợp, phân tích nhằm làm rõ một
số những chính sách mới về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một
số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi (Uganda, Lesotho, Zimbabwe, Malawi,
Mozambique…), từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà đầu tư về tiềm năng
cũng như những rủi ro gặp phải trong quá trình tham gia đầu tư vào thị trường này.
Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến đặc thù đầu tư trực tiếp vào ngành viễn
thông tại các quốc gia trong khu vực lại chưa được đề cập sâu đến.
+ Luận văn Thạc sỹ: “Đề xuất chiến lược marketing hỗn hợp của Viettel cho
thị trường Haiti”, 2010, Nguyễn Phương Thảo, ĐHKT – ĐHQGHN. Nhìn chung,

luận văn trên đã đi sâu vào phân tích những vấn đề liên quan đến việc triển khai
chiến lược marketing của Viettel tại thị trường Haiti. Trên cơ sở đó, đề ra các giải
pháp và khuyến nghị để phát huy hiệu quả chiến lược marketing, phục vụ cho công
tác bán hàng tại thị trường này. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung vào phân tích
khía cạnh marketing trong hoạt động kinh doanh mà chưa đi sâu vào phân tích các
vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế cũng như là xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh
doanh tổng thể cho một Công ty trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

3


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình cụ thể nghiên cứu, phân
tích sâu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi của một doanh nghiệp viễn thơng
tại khu vực Châu Phi nói chung và tại quốc gia Mozambique nói riêng. Vì vậy, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng Công
ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel tại thị trường Mozambique” – một thị trường
hoàn toàn mới mẻ đối với Viettel
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chiến lược và hoạch định chiến
lược của doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng ưu nhược điểm của công ty để
hoạch định Chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế
Viettel tại thị trường Mozambique
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thuận lợi và khó
khăn để làm căn cứ hình thành chiến lược kinh doanh của Tổng Cơng ty Cổ phần
Đầu tư Quốc tế Viettel tại thị trường Mozambique.

+ Xây dựng và đề xuất chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Cổ phần Đầu
tư Quốc tế Viettel tại thị trường Mozambique đến năm 2023.
+ Đưa ra một số bài học kinh nghiệm cẩm nang cho việc đầu tư, kinh doanh
tại các thị trường tiềm năng thuộc khu vực Châu Phi về sau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel tại thị
trường Mozambique (Công ty Movitel).
- Phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực viễn thông di động, cố định băng rộng, kinh
doanh quốc tế và thương mại điện tử. Số liệu thu thập trong giai đoạn 2012 -2017
và định hướng phát triển đến năm 2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau đây: Phương pháp tổng hợp, phương pháp
logic kết hợp lịch sử, phương pháp thu thập và phân tích thơng tin, phương pháp
diễn dịch và quy nạp. Ngồi ra, cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như

4


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

so sánh, thống kê, phân tích SWOT, phân tích mơ hình 5 lực cạnh tranh Five
Force…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác hoạch
định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp góp phần làm rõ về mặt lý luận
và thực tiễn của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh .
- Ý nghĩa thực tiễn: thông qua nghiên cứu đề tài sẽ tạo ra những luận cứ khoa

học và thực tiễn đối với công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh
nghiệp nói chung và đặc biệt ứng dụng vào thực tế cho việc hoạch định chiến lược
kinh doanh tại Cơng ty Movitel nói riêng, đảm bảo phát triển bền vững của công ty.
Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến chiến
lược kinh doanh trong ngành viễn thơng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Các căn cứ hình thành chiến lược của Công ty Movitel.
Chương 3: Đề xuất chiến lược kinh doanh của Viettel tại Mozambique giai
đoạn 2018-2022

5


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Từ Chiến lược (Strategy) có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là
khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự, là nghệ thuật chỉ huy
các phương tiện để chiến thắng đối phương. Từ lĩnh vực quân sự, khái niệm chiến
lược cũng đã được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mơ cũng như vi mơ.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược ví dụ: - Theo Alfred (Đại học
Harvard): Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh
nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến hành hoặc tiến trình hành động và phân
bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
Sames – B.Quinn (Đại học Darmouth) cho rằng: “Chiến lược là một dạng thức
hoặc kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hoạt động
thành một thể thống nhất kết dính lại với nhau”.
William Glucek – Business policy & Strategic management lại cho là: “Chiến
lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính tồn diện và tính phối hợp, được
thiết kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
Qua các định nghĩa ở trên có thể hiểu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định và
hệ thống chính sách, biện pháp và trình tự thực hiện mục tiêu đề ra trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Đó là những mục tiêu, phương hướng phát triển vững chắc trong thời gian lâu
dài từ 5 – 10 năm trở lên.
Là những chính sách, biện pháp cơ bản quan trọng như lĩnh vực kinh doanh,
mặt hàng chủ yếu, phát triển thị trường, lôi kéo khách hàng, lợi nhuận, phân phối lợi
nhuận,…
1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh
Có nhiều tiêu chí phân loại.
* Theo phân cấp quản lý doanh nghiệp

6


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh


- Chiến lược kinh doanh cấp công ty (đề cập đến ngành kinh doanh)
- Chiến lược kinh doanh của các bộ phận chức năng của đơn vị trực thuộc
cơng ty (cụ thể hóa chiến lược công ty)
* Theo phạm vi tác động của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược chung (tổng quát) – đề cập những vấn đề lâu dài, quyết định sự
sống còn của doanh nghiệp
- Chiến lược các yếu tố, các bộ phận hợp thành.
* Theo cách tiếp cận thị trường
- Nhóm 1: Chiến lược các nhân tố then chốt nhằm tập trung nguồn lực quan
trọng cho kinh doanh
- Nhóm 2: Chiến lược lợi thế so sánh: so sánh điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp với đối thủ, phát huy lợi thế, khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp.
- Nhóm 3: Chiến lược sáng tạo tiến công: dựa vào những khám phá, những bí
quyết về cơng nghệ về phương thức kinh doanh để phát huy lợi thế về kinh tế - kỹ
thuật.
- Nhóm 4: Chiến lược khai thác các mức độ tự do: nhằm khai thác mọi tiềm
năng của doanh nghiệp.

Hình 1.1 Các loại chiến lược kinh doanh chủ yếu theo yếu tố và các bộ
phận hợp thành
1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Trong bất kỳ lĩnh vực nào của quản lý, chiến lược vẫn khẳng định ưu thế trên
các mặt:

7


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh


+ Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt
động trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược khơng được thiết lập
rõ ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt không thấy
được trong dài hạn, chỉ thấy cái cục bộ mà khơng thấy cái tồn thể.
+ Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát
triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trả giá
về đầu tư và nghiên cứu triển khai,… có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sự sai
lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
+ Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh
phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát
huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.
+ Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một cơng ty, một ngành, một địa
phương. Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính.
Nghiên cứu một cách tồn diện các lợi ích của hoạch định chiến lược, Greenly
đã ra các lợi ích sau đây:
- Nó cho phép nhận biết, ưu tiên và tận dụng các cơ hội.
- Nó đưa ra những vấn đề khách quan về vấn đề hoạch định.
- Nó xác lập cơ cấu của các quan hệ hợp tác và kiểm soát sự cải thiện các hoạt
động.
- Nó tối thiểu hóa tác động của những thay đổi có hại.
- Nó cho phép các quyết định chính yếu trong việc hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu
đã thiết lập.
- Nó thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn lực cho các cơ hội
đã xác lập.
- Giảm thiểu thời gian cho sự điều chỉnh lại các quyết định sai sót hoặc quyết
định đặc biệt.
- Nó là cơ sở hình thành cơ cấu thông tin nội bộ.
1.1.4 Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
Tính tồn cục: Chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của

doanh nghiệp, nó quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường khách quan.
Tính tồn cục của chiến lược kinh doanh thể hiện trên 3 mặt:

8


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

– Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của
doanh nghiệp, là cương lĩnh chỉ đạo toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
– Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với xu thế phát triển
của đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong một thời kỳ nhất định.
– Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với trào lưu hội nhập
kinh tế của thế giới.
Tính tồn cục của chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải xem xét tất cả các bộ
phận của doanh nghiệp, phải phân tích tình hình của toàn doanh nghiệp, hoàn cảnh
toàn quốc và hoàn cảnh quốc tế. Nếu khơng có quan điểm tồn cục thì khơng thể có
chiến lược kinh doanh tốt.
Tầm nhìn xa: Trước kia, nhiều doanh nghiệp vì khơng có quy hoạch chiến
lược, gặp việc gì làm việc ấy, chạy theo phong trào nên làm việc vất vả mà không
hiệu quả. Một trong những ngun nhân của tình hình đó là do khơng nắm được xu
thế phát triển của doanh nghiệp. Do đó, muốn xây dựng chiến lược kinh doanh tốt
thì phải làm tốt công tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội.
Một chiến lược thành công thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.
Tính cạnh tranh: Nếu khơng có cạnh tranh thì khơng cần thiết xây dựng và
thực hiện chiến lược kinh doanh. Do đó tính cạnh tranh là đặc trưng bản chất nhất
của chiến lược kinh doanh. Trong thời đại hiện nay, khơng có doanh nghiệp nào là
khơng hoạt động trong mơi trường cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược kinh doanh phải

nghiên cứu làm thế nào để doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ và
do đó mà giành được thắng lợi trong cạnh tranh.
Tính rủi ro: Chiến lược kinh doanh là quy hoạch phát triển của doanh nghiệp
trong tương lai nhưng môi trường sinh tồn của doanh nghiệp trong tương lai là điều
khơng chắc chắn, có thể thay đổi. Quá trình thời gian của chiến lược càng dài thì
các nhân tố khơng chắc chắn của hồn cảnh khách quan càng nhiều, mức độ không
chắc chắn càng lớn, rủi ro của chiến lược càng lớn. Tính rủi ro của chiến lược kinh
doanh đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải đứng cao, nhìn xa, quan sát một cách thận
trọng, khách quan tính chất và phương hướng thay đổi của hồn cảnh khách quan
mới có thể có được chiến lược đúng.

9


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

Hiện nay, chúng ta đang ở trong quá trình chuyển biến từ thể chế kinh tế kế
hoạch sang thể chế kinh tế thị trường, môi trường vĩ mô của các doanh nghiệp thay
đổi rất lớn. Do đó, chiến lược kinh doanh khơng nên tính tốn q dài, chỉ nên tính
3-5 năm là vừa để đảm bảo tính linh hoạt và tính hiện thực của chiến lược.
Tính chuyên nghiệp và sáng tạo: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể căn cứ
vào thực lực của mình để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và
thế mạnh của mình, tránh những ngành mà doanh nghiệp lớn có thế mạnh để giữ
được vị thế độc quyền trong lĩnh vực mà mình có thế mạnh. Đại đa số các doanh
nghiệp làm được như vậy đều thành công, phát triển phồn vinh. Nhưng tiến bộ kỹ
thuật và cạnh tranh thị trường là khơng có giới hạn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ phải khơng ngừng du nhập hoặc phát triển kỹ thuật tiên tiến thích hợp. Chun
mơn hóa và sáng tạo kỹ thuật thích hợp là biện pháp quan trọng để đảm bảo sự sinh

tồn và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó cũng là đặc điểm quan trọng của
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tính ổn định tương đối: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có
tính ổn định tương đối trong một thời kỳ nhất định. Nếu khơng, nó sẽ có ý nghĩa chỉ
đạo đối với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Môi trường khách quan và họat
động thực tiễn của doanh nghiệp là một q trình vận động khơng ngừng. Chiến
lược kinh doanh khơng thể cố định một bề nhưng không thể thay đổi một sớm một
chiều mà phải tương đối ổn định.
1.1.5 Nội dung của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để vạch ra hướng
đi, vạch ra quỹ đạo tương đối dài về mặt thời gian, là công cụ dự báo những bước đi
trong tương lai của doanh nghiệp trong sự thay đổi của môi trường. Như vậy về nội
dung chiến lược kinh doanh phải thể hiện hai mặt sau:
+ Phải đưa ra được những mục tiêu lớn, mục tiêu dài hạn được đảm bảo thực
hiện bằng các giải pháp, công cụ hữu hiệu.
+ Phải định hướng rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược được xây dựng dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, mục đích khác
nhau nhưng đều có hai phần: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận.

10


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

+ Chiến lược tổng quát: Khả năng sinh lợi, Uy tín, thế, lực của doanh nghiệp,
An toàn trong kinh doanh
+ Chiến lược bộ phận: Chiến lược về con người, Chiến lược thị trường, Chiến
lược huy động và sử dụng vốn, Chiến lược marketing hỗn hợp, Chiến lược phát

triển công nghệ.
1.2 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.2.1 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh
Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về công tác hoạch định chiến
lược kinh doanh trong doanh nghiệp của các tác giả như:
Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục
tiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu,về sử dụng các nguồn
lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng
và sắp xếp các nguồn lực.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Phạm Lan Anh- NXB
Khoa học và Kỹ thuật)
Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong
tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng sinh lợi,
quy mơ, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc
kinh doanh.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao động)
Tuy các tác giả có cách diễn đạt quan điểm của mình khác nhau nhưng xét trên
mục đích thống nhất của hoạch định chiến lược thì ý nghĩa chỉ là một. Và nó được
hiểu một cách đơn giản như sau:
Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu của doanh
nghiệp và các phương pháp được sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó.
Hoạch định chiến lược là q trình nghiên cứu các mơi trường hiện tại cũng
như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm
tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong mơi trường
hiện tại và tương lai.
Hoạch định chiến lược có 3 giai đoạn: hình thành chiến lược, thực thi chiến
lược và đánh giá chiến lược.
1.2.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.2.1. Xác định hệ thống mục tiêu của Doanh nghiệp

11



Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

- Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt dộng kinh doanh luôn nghĩ
tới một tương lai tồn tại và phát triển lâu dài.Vì điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp thu
được những lợi ích lớn dần theo thời gian. Cơng tác hoạch định chiến lược kinh
doanh sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có một tương lai phát triển lâu dài và bền
vững. Các phân tích và đánh giá về mơi trường kinh doanh, về các nguồn lực khi
xây dựng một chiến lược kinh doanh ln được tính đến trong một khoảng thời gian
dài hạn cho phép (ít nhất là 5 năm). Đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có đủ
điều kiện để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình cũng như khai thác các yếu
tố có lợi từ mơi trường. Lợi ích có được khi thực hiện chiến lược kinh doanh phải
có sự tăng trưởng dần dần để có sự tích luỹ đủ về lượng rồi sau đó mới có sự nhảy
vọt về chất. Hoạch định chiến lược kinh doanh luôn hướng những mục tiêu cuối
cùng ở những điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp đạt được với hiệu quả cao nhất.
Có điều kiện tốt thì các bước thực hiện mới tốt, làm nền móng cho sự phát triển tiếp
theo.
Ví dụ: khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường cho sản
phẩm mới thì điều tất yếu là doanh nghiệp khơng thể có ngay một vị trí tốt cho sản
phẩm mới của mình, mà những sản phẩm mới này cần phải trải qua một thời gian
thử nghiệm nào đó mới chứng minh được chất lượng cũng như các ưu thế cạnh
tranh khác của mình trên thị trường. Làm được điều đó doanh nghiệp mất ít nhất là
vài năm. Trong quá trình thực hiện xâm nhập thị trường doanh nghiệp cần phải đạt
được các chỉ tiêu cơ bản nào đó làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo. Sau đó doanh
nghiệp cần phải củng cố xây dựng hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị
trường. Đó là cả một q trình mà doanh nghiệp tốn kém rất nhiều cơng sức mới có
thể triển khai thành công.
- Hoạch dịnh chiến lược kinh doanh sẽ cho phép các bộ phận chức năng cùng

phối hợp hành động vơí nhau để hướng vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hơn
nữa mục tiêu chung không phải là một bước đơn thuần mà là tập hợp các bước, các
giai đoạn. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh là giải quyết tốt từng bước, từng giai
đoạn dựa trên sự nỗ lực đóng góp của các bộ phận chức năng này. Do vậy mục đích
ngắn hạn của hoạch định chiến lược kinh doanh là tạo ra những kết quả tốt đẹp ở
từng giai đoạn trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ của từng giai đoạn đó.

12


Luận văn Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

- Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là một quy trình gồm 5 giai
đoạn:
+ Xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược: Xây dựng các mục tiêu
hoặc là mục đích mà cơng ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó
phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì cơng ty
muốn thu được. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là:
doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư. Những yếu tố cần nhắc khi thiết lập mục
tiêu là: nguyện vọng của cổ đông, khả năng tài chính, cơ hội.
+ Phân tích mơi trường bên trong và ngồi Doanh nghiệp: Có hai lĩnh vực cần
đánh giá:
● Đánh giá môi trường kinh doanh: nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác
định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục
tiêu và chiến lược của công ty. Đánh giá môi trường kinh doanh gồm một sô các
yếu tố như: kinh tế, các sự kiện chính trị, cơng nghệ, áp lực thị trường, quan hệ và
xã hội.
● Đánh giá nội lực: phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công

ty về các mặt sau: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và
phát triển
+ Xây dựng các phương án chiến lược: Sau khi hoàn thành bước đánh giá,
nhà hoạch định sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn. Để có được lựa chọn, cần cân
nhắc các biến nội lực cũng như các biến khách quan. Sự lựa chọn thông thường là
rõ ràng từ tất cả những thơng tin có liên quan trong các phần đánh giá của quá trình
hoạch định. Tuy nhiên, để có được sự lựa chọn, mỗi dự án phải được xem xét theo
các phần chi phí, sử dụng các nguồn lực khan hiếm, thời gian – itến độ và liên quan
tới khả năng chi trả.
+ Lựa chọn các chiến lược: Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược gồm
hai quá trình khác nhau nhưng lại liên quan với nhau:
● Giai đoạn tổ chức: là quá trình thực hiện gồm: việc tổ chức con người và các
nguồn lực để củng cố sự lựa chọn.
● Giai đoạn chính sách: là việc phát triển các chính sách có tính chất chức
năng để củng cố, chi tiết hơn chiến lược đã chọn.

13


×