Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu tuyên truyền tiếng việt (đối chiếu với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 249 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

Trần Thanh Dũ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
CỦA KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------Trần Thanh Dũ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
CỦA KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62.22.02.41
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
TẬP THỂ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS LÊ THỊ THANH
2. TS LƯU TRỌNG TUẤN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS ĐẶNG NGỌC LỆ
2. TS NGUYỄN THỊ KIỀU THU


PHẢN BIỆN:
1. PGS.TS TRỊNH SÂM
2. TS HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
3. TS NGUYỄN THỊ KIỀU THU
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì
một cơng trình nghiên cứu nào khác.
TP. HCM, ngày 15 thán 01 năm 2019
Ngƣời viết

Trần Thanh Dũ


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Thanh và thầy Lưu Trọng
Tuấn đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tơi tham gia khóa học và thực hiện
cơng trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Hồng Hạnh, thầy Huỳnh Bá Lân đã tận
tình giúp đỡ; quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ các chuyên đề, quý thầy cô trong
hội đồng bảo vệ luận án các cấp, quý thầy cô tham gia phản biện độc lập đã dành
thời gian đọc và góp ý cho luận án.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, quý thầy cô
và các anh chị cán bộ, nhân viên Bộ môn Ngôn ngữ học (trước đây thuộc Khoa Văn
học và Ngôn ngữ); lãnh đạo và nhân viên Thư viện trung tâm, Trung tâm học liệu
ERC thuộc Khoa Ngữ văn Anh - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại

học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình
nghiên cứu và viết luận án.
Xin cảm ơn lãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi tham gia nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Dù đã nỗ lực rất nhiều trong q trình thực hiện cơng trình nghiên cứu, luận
án chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự
lượng thứ, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để luận án và những cơng trình nghiên cứu sau này của tơi được hồn thiện
hơn.
Trân trọng!
TP. HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2019
Tác giả

Trần Thanh Dũ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................

i

Lời cảm ơn.........................................................................................................

ii

Mục lục..............................................................................................................

iii


Quy ước trình bày..............................................................................................

vi

Danh mục bảng..................................................................................................

viii

Danh mục phụ lục..............................................................................................

x

MỞ ĐẦU...........................................................................................................

1

0.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................

1

0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………..

3

0.3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu………..

9

0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………...


10

0.5. Hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu………………………….

13

0.6. Ý nghĩa và tính mới của luận án………………………………………….

17

0.7. Kết cấu của luận án……………………………………………………….

20

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN…………………...…..

22

1.1. Cơ sở lý thuyết…………………………………………………………....

22

1.1.1. Lý thuyết về khẩu hiệu tuyên truyền………………………………..

22

1.1.2. Lý thuyết về các bình diện và cấp độ ngơn ngữ liên quan đến khẩu
hiệu tuyên truyền…………………………………………………...


30

1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………....

50

1.2.1. Nội dung chủ đề, chủ thể, hình thức thể hiện khẩu hiệu tuyên
truyền……………………………………………………….............

50

1.2.2. Những yêu cầu đối với ngôn ngữ khẩu hiệu tuyên truyền………….

55

Tiểu kết Chương 1…………………………………………………………….

60

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP, TU TỪ CỦA KHẨU
HIỆU TUYÊN TRUYỀN TIẾNG VIỆT (ĐỐI CHIẾU VỚI
TIẾNG ANH)................................................................................

63

2.1. Đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, tu từ của khẩu hiệu tuyên truyền tiếng
Việt……………………………………………………………………....

iii


63


2.1.1. Đặc điểm từ vựng…………………………………………………..

63

2.1.2. Đặc điểm ngữ pháp…………………………………………………

68

2.1.3. Đặc điểm tu từ……………………………………………………...

80

2.2. Đối chiếu với tiếng Anh…………………………………………………..

92

2.2.1. Đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, tu từ của khẩu hiệu tuyên truyền
tiếng Anh…………………………………………………………..

92

2.2.2. Những điểm tương đồng và dị biệt…………………………………

110

2.3. Nhận xét chung và đề xuất về phương thức sử dụng từ vựng, ngữ pháp, tu
từ cho khẩu hiệu tuyên truyền………………………………………….....


122

2.3.1. Phương thức sử dụng từ vựng...........................................................

123

2.3.2. Phương thức sử dụng ngữ pháp….....................................................

124

2.3.3. Phương thức sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ…………

125

Tiểu kết Chương 2…………………………………………………………….

126

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ CHỨC NĂNG
PHẢN ÁNH CỦA NGÔN NGỮ KHẨU HIỆU TUYÊN
TRUYỀN TIẾNG VIỆT (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)…

130

3.1. Đặc điểm hành động ngôn từ và chức năng phản ánh của ngôn ngữ khẩu
hiệu tuyên truyền tiếng Việt………………………………………………

130


3.1.1. Đặc điểm hành động ngôn từ………………………………………

130

3.1.2. Chức năng phản ánh của ngôn ngữ......................................……….

141

3.2. Đối chiếu với tiếng Anh…………………………………………………..

157

3.2.1. Đặc điểm hành động ngôn từ và chức năng phản ánh của ngôn ngữ
khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Anh…………………………………

157

3.2.2. Những điểm tương đồng và dị biệt…………………………………

174

3.3. Nhận xét chung và đề xuất về phương thức sử dụng hành động ngôn từ,
chiến lược lịch sự cho khẩu hiệu tuyên truyền……………………………

186

3.3.1. Phương thức sử dụng hành động ngôn từ..........................................

186


3.3.2. Phương thức sử dụng chiến lược lịch sự……...................................

187

Tiểu kết Chương 3…………………………………………………………….

188

KẾT LUẬN……………………..……………………………………………

192

MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ CÓ

iv


LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI…………………………………………………...

198

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

199

PHỤ LỤC……………………………………………………………………..

213

v



QUY ƢỚC TRÌNH BÀY
1. Cách trích dẫn:
1.1. Cách ghi nội dung trích dẫn:
1.1.1. Nội dung trích dẫn nguyên văn (trực tiếp): được trình bày theo kiểu
chữ thường, in nghiêng và trong dấu ngoặc kép (“”).
1.1.2. Nội dung trích dẫn tóm tắt đại ý (gián tiếp): được trình bày theo kiểu
chữ thường, có in nghiêng phần nội dung quan trọng của ý kiến được trích dẫn.
1.2. Cách ghi nguồn trích dẫn: Dùng dấu ngoặc vng [] để tạo dấu hiệu,
trong đó ghi lần lược: số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, số
trang (nếu có, được ghi đúng với số trang trong tài liệu tham khảo). Hai yếu tố này
được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: [15, tr.145], nghĩa là tài liệu tham
khảo thứ 15 (trong danh mục tài liệu tham khảo), trang 145; [dẫn theo 18, tr.184],
nghĩa là dẫn theo tài liệu tham khảo thứ 18 (trong danh mục tài liệu tham khảo),
trang 184.
2. Cách ghi ngữ liệu dẫn chứng
2.1. Cách ghi khẩu hiệu:
2.1.1. Khẩu hiệu nằm trong đoạn văn: được ghi bằng chữ thường, in nghiêng
và viết hoa đầu câu, có đánh dấu (in đậm) những từ ngữ đang được xem xét.
2.1.2. Khẩu hiệu nằm ngoài đoạn văn: được ghi bằng chữ thường và viết hoa
đầu câu, có đánh dấu (in đậm) những từ ngữ đang được xem xét.
2.2. Cách ghi nguồn của khẩu hiệu:
2.2.1. Đối với ngữ liệu có trong bảng danh mục ngữ liệu: Dùng dấu ngoặc
vuông [] để tạo dấu hiệu, trong đó ghi lần lược: chữ V hoặc E ký hiệu cho nhóm
khẩu hiệu tiếng Việt hoặc tiếng Anh, số thứ tự của khẩu hiệu trong bảng danh sách
ngữ liệu. Hai yếu tố này được ngăn cách nhau bằng dấu chấm (.). Ví dụ, ghi [V.44]
có nghĩa là khẩu hiệu thuộc nhóm nghiệm thể tiếng Việt, có số thứ tự 44: “An tồn
giao thơng - hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”; ghi [E.35] có nghĩa là khẩu hiệu
thuộc nhóm nghiệm thể tiếng Anh, có số thứ tự 35: “Real people wear fake fur”. Để

tiện cho việc tiếp cận, khẩu hiệu thuộc cùng nhóm nội dung chủ đề trong bảng ngữ
liệu được sắp xếp theo thứ tự ABC.

vi


2.2.2. Đối với ngữ liệu khơng có trong bảng danh mục ngữ liệu: Dùng dấu
ngoặc đơn () để tạo dấu hiệu, trong đó ghi lần lược: tên của địa phương (hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân) thu thập hoặc ban hành ngữ liệu, thời điểm ngữ liệu được
thu thập hoặc ban hành. Hai yếu tố này được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy (,). Ví
dụ:
+ Thời tiết và khí hậu: Chúng ta hãy hành động (Tp. Bến Tre, 12/10/2015),
nghĩa là: khẩu hiệu trên được ghi tại Thành phố Bến Tre, vào ngày 12/10/2015.
+ Nhà tiêu hợp vệ sinh, cả xóm làng văn minh (Công văn số 1938/BGDĐTCTHSSV, 2015), nghĩa là: khẩu hiệu trên được ban hành theo Công văn số
1938/BGDĐT-CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2015).
3. Viết tắt: Do xuất hiện với mật độ cao nên, trong luận án, một số từ ngữ
(thuật ngữ) sau sẽ được viết tắt:
+ Biện pháp tu từ

BPTT

+ Câu cầu khiến

CCK

+ Câu chủ - vị

CCV

+ Câu không kết cấu chủ - vị


CKKCCV

+ Câu trần thuật

CTT

+ Hành động ngôn từ:

HĐNT

+ Khẩu hiệu tuyên truyền:

KHTT

+ Khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Anh:

KHTTTA

+ Khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Việt:

KHTT TV

+ Lịch sự âm tính:

LSAT

+ Lịch sự dương tính:

LSDT


+ Luận án

LA

+ Phương tiện tu từ

PTTT

+ Phương tiện và biện pháp tu từ:

PT&BPTT

+ Văn hóa xã hội:

VHXH

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Từ ngữ xưng hô trong KHTTTV……...…………………..............

64

Bảng 2.2. Câu xét theo cấu trúc chủ vị trong KHTTTV……...……...............

68

Bảng 2.3. Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (MH1)…


72

Bảng 2.4. Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (MH2)…

73

Bảng 2.5. Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (MH3)…

74

Bảng 2.6. Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin trong KHTTTV (MH4)…

75

Bảng 2.7. Câu xét theo mục đích phát ngơn trong KHTTTV……..…………

77

Bảng 2.8. Từ ngữ xưng hô trong KHTTTA………………………………….

92

Bảng 2.9. Câu xét theo cấu trúc chủ vị trong KHTTTA……...……………...

95

Bảng 2.10. Dung lượng từ của KHTTTA……...…………………………….

97


Bảng 2.11. Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc thông tin trong KHTTTA………..

98

Bảng 2.12. Câu xét theo mục đích phát ngơn trong KHTTTA……..………..

99

Bảng 2.13. Từ ngữ xưng hô trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt………….

111

Bảng 2.14. Câu xét theo cấu trúc chủ vị trong KHTT tiếng Anh và tiếng
Việt………………………………………………………………

114

Bảng 2.15. Vị trí nội dung chủ đề trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt…….

114

Bảng 2.16. Câu xét theo mục đích phát ngơn trong KHTT tiếng Anh và
tiếng Việt……...............................................................................

115

Bảng 2.17. CKKCCV trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt………………...

116


Bảng 2.18. Dung lượng từ của KHTT tiếng Anh và tiếng Việt……………...

117

Bảng 2.19. CCK trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt…………...............….

118

Bảng 3.1. HĐNT xét theo chức năng giao tiếp của KHTT trong nhóm
nghiệm thể tiếng Việt............……………………………………..

131

Bảng 3.2. HĐNT trực tiếp và gián tiếp trong KHTTTV............……………..

135

Bảng 3.3. Mơ hình lập luận của KHTTTV............…………………………...

138

Bảng 3.4. Luận cứ trong KHTTTV............…………………………………..

140

Bảng 3.5. HĐNT xét theo chức năng giao tiếp của KHTT trong nhóm
nghiệm thể tiếng Anh.............…………………………………….

158


Bảng 3.6. HĐNT trực tiếp và gián tiếp trong KHTTTA............……………..

159

viii


Bảng 3.7. Mơ hình lập luận của KHTTTA............…………………………...

161

Bảng 3.8. Từ ngữ xưng hơ trong KHTTTA xét theo nhóm nội dung chủ đề...

172

Bảng 3.9. HĐNT trực tiếp và gián tiếp trong KHTTTA xét theo nhóm nội
dung chủ đề………………………………………….....................

173

Bảng 3.10. HĐNT xét theo chức năng giao tiếp của KHTT trong nhóm
nghiệm thể tiếng Anh và tiếng Việt………………………………

174

Bảng 3.11. Ví dụ về cấu trúc HĐNT trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt…

177


Bảng 3.12. HĐNT trực tiếp và gián tiếp trong KHTT tiếng Anh và tiếng
Việt…………………………………………………………..........

178

Bảng 3.13. BPTT ngữ âm trong KHTT tiếng Anh và tiếng Việt…………….

184

Bảng 3.14. Dung lượng từ của KHTT tiếng Anh và tiếng Việt xét theo
nhóm nội dung chủ đề…………………………………………….

ix

185


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 0.1. Một số lỗi, hạn chế về sử dụng ngôn ngữ trong khẩu hiệu tuyên
truyền tiếng Việt……………………………………………….

213

Phụ lục 0.2. Một số lỗi, hạn chế về trình bày trực quan của ngơn ngữ khẩu
hiệu tun truyền tiếng Việt và những yếu tố phi ngôn ngữ
hữu quan……………………………………………………….

217

Phụ lục 0.3. Số lượng khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Việt và tiếng Anh xét

theo nhóm nội dung chủ đề trong nguồn ngữ liệu......................

219

Phụ lục 0.4. Cơ sở đối chiếu ngôn ngữ khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Anh
với tiếng Việt...............................................................................

221

Phụ lục 2.1. Số lượng phương tiện và biện pháp tu từ trong nguồn ngữ liệu
tiếng Việt………………………………………………………

222

Phục lục 2.2. Số lượng phương tiện và biện pháp tu từ trong nguồn ngữ liệu
tiếng Anh………………………………………………………

223

Phụ lục 2.3. Bảng đối chiếu số lượng phương tiện và biện pháp tu từ trong
nguồn ngữ liệu tiếng Anh với tiếng Việt………………………

224

Phụ lục 3.1. Một số ngữ liệu về hành động ngơn từ xét theo đích ở lời trong
khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Việt...............................................

225

Phụ lục 3.2. Một số ngữ liệu về lịch sự ngôn từ trong khẩu hiệu tuyên

truyền tiếng Việt……………………………………………….

228

Phụ lục 3.3. Một số ngữ liệu về hành động ngơn từ xét theo đích ở lời trong
khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Anh……………………………..

231

Phụ lục 3.4. Một số ngữ liệu về lịch sự ngôn từ trong khẩu hiệu tuyên
truyền tiếng Anh………………………………………………

233

Phụ lục 3.5. Bảng đối chiếu giá trị văn hóa xã hội của ngôn ngữ khẩu hiệu
tuyên truyền tiếng Anh với tiếng Việt…………………………

x

236


MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Khẩu hiệu tuyên truyền (KHTT) là một trong những phương tiện quan trọng
không thể thiếu được trong hoạt động tuyên truyền ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Dù có những ưu điểm và đóng góp nhất định, thực tiễn học thuật cho thấy việc
nghiên cứu KHTT nói chung và yếu tố ngơn ngữ của KHTT nói riêng vẫn thật sự
rất cần thiết.
0.1.1. Lý do thực tiễn

Ở nước ta hiện nay, KHTT đóng vai trị rất quan trọng và được xem là một
cơng cụ mạnh mẽ truyền tải thông tin từ nhà tuyên truyền, nhà quản lý xã hội đến
công chúng. KHTT được sử dụng như một phương tiện trực tiếp và tức thì để
chuyển tải những thơng điệp với mục đích nhằm thay đổi nhận thức và kích thích
hành động trong nhân dân. Phạm Văn Tình nhận xét: “Từ thời chiến, khẩu hiệu rất
phổ biến để vực dậy tinh thần và phát động các phong trào... Từ thời đó đến nay,
khẩu hiệu vẫn rất quan trọng để tuyên truyền, khích lệ cộng đồng hướng về một giá
trị chung” [192]. Đỗ Thị Xuân Dung [22] cũng khẳng định vai trò của KHTT trong
việc tác động, dẫn dắt, huy động sức mạnh của thể chế và động viên nguồn lực của
tồn dân vì sự nghiệp chung.
Bên cạnh những ưu điểm và đóng góp, thực trạng sử dụng KHTT ở nước ta
hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết. Thỉnh
thoảng vẫn thấy xuất hiện những KHTT chưa hay, chưa đạt chuẩn, còn hạn chế
hoặc vi phạm các lỗi cơ bản về ngôn từ đã tạo nên những khó khăn nhất định đối
với việc tiếp nhận của cơng chúng hiện đại, thậm chí gây phản cảm trong nhân dân
và bị đưa ra chế giễu trên các trang mạng xã hội. Một số biểu hiện cụ thể có thể kể
đến như: hạn chế hoặc lỗi về cách dùng từ, đặt câu; chưa phát huy tốt công dụng
của các phương tiện và biện pháp tu từ (PT&BPTT); sử dụng hành động ngôn từ
(HĐNT), chiến lược lịch sự kém hiệu quả; v.v. (Phụ lục 0.1). Những KHTT này nếu
được sử dụng lâu dài, khơng được chỉnh sửa sẽ dần hình thành những thói quen
khơng tốt về ngơn ngữ, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Luận bàn về những hạn chế này, Phạm Văn Tình nhận xét: "Thực tế, khẩu hiệu

1


của chúng ta quá dài dòng, dàn trải và nhiều khi mơng lung, khó hiểu... Thứ
nữa, do hầu hết đều được mở đầu bằng “Nhiệt liệt”, “Quyết tâm”, “Ra sức”,...
dẫn tới nhàm chán kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nên vai trị của khẩu hiệu
khơng được phát huy" [192]. Bên cạnh những lỗi và hạn chế về cách dùng từ ngữ,

hình thức trình bày trực quan và các yếu tố phi ngôn ngữ hữu quan khác của KHTT
ở nước ta hiện nay cũng còn nhiều hạn chế, bất cập (Phụ lục 0.2).
Theo quan sát của chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên
chính là do yếu tố ngôn ngữ của KHTT chưa thật sự được quan tâm. Phần lớn nhà
tuyên truyền ở nước ta chỉ xây dựng KHTT theo cảm quan ngơn ngữ của mình hoặc
sử dụng KHTT của người khác một cách rập khuôn, máy móc, thiếu tính chọn lọc
nên đơi khi khơng phát huy hiệu quả tuyên truyền. Dù được tạo ra bởi nguyên nhân
nào nhưng những hạn chế, bất cập này ít nhiều đều ảnh hưởng đến tính trang trọng
của KHTT, sự quan tâm của công chúng đối với KHTT và cuối cùng là ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng KHTT trong thực tiễn.
Để góp phần tạo ra những KHTT có chất lượng và đạt hiệu quả tuyên truyền
như mong đợi, yếu tố ngôn ngữ cần phải được quan tâm đúng mức. Bên cạnh xem
xét, khắc phục những hạn chế, bất cập, việc tiếp thu những lối diễn đạt hay, mới mẻ
từ KHTT của các nước cũng cần phải được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết.
0.1.2. Lý do học thuật
Ở Việt Nam cho tới nay, số lượng cơng trình nghiên cứu về khẩu hiệu chưa
nhiều, phần lớn lại tập trung vào khẩu hiệu thuộc lĩnh vực thương mại (còn gọi là
khẩu hiệu quảng cáo) là chủ yếu. Các cơng trình nghiên cứu về khẩu hiệu phi
thương mại (còn gọi là KHTT) lại chú ý nhiều đến phương diện ý nghĩa và tác động
của chúng đối với cộng đồng xã hội, chưa đi sâu tìm hiểu một cách tồn diện, có hệ
thống các bình diện và cấp độ khác nhau của ngơn từ. Những câu hỏi tưởng không
mới như: Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong KHTT ở nước ta hiện nay như thế
nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách thức sử dụng ngôn ngữ trong KHTT?
Người làm công tác tuyên truyền cần phải khai thác lời nói theo những yêu cầu gì
để KHTT được tạo ra đạt hiệu quả cao nhất? Nên sử dụng những lớp từ ngữ nào?
Nên sử dụng những cấu trúc câu nào? Nên sử dụng HĐNT và chiến lược lịch sự
như thế nào? v.v. cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

2



Từ những khoảng trống học thuật nêu trên và đặc biệt là trước bối cảnh tồn
cầu hóa mối quan hệ giữa các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau, trong đó có việc
tiếp thu và sử dụng KHTT từ tiếng nước ngoài (mà đại diện tiêu biểu là tiếng Anh),
việc khảo sát, phân tích, đánh giá một cách cụ thể và tồn diện thực trạng sử dụng
ngơn ngữ trong KHTT, đối chiếu cách thức sử dụng từ ngữ trong KHTT tiếng Việt
với tiếng Anh, nêu lên những vấn đề tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằm góp
phần nâng cao chất lượng KHTT là rất cấp thiết.
Luận bàn về vai trị của hướng tiếp cận mới đối với ngơn ngữ trong lĩnh vực
truyền thông đại chúng, Bùi Khánh Thế cho rằng lĩnh vực này “cần phải được
chuyên ngành ngôn ngữ học quan tâm đến nhiều hơn trên cơ sở thừa nhận xã hội
ngơn ngữ học có mục tiêu là tìm hiểu mối liên hệ giữa ngơn ngữ và xã hội nhằm
hiểu biết tường tận hơn cấu trúc của ngôn ngữ và ngôn ngữ hành chức như thế nào
trong hoạt động giao tiếp” [68]. Nguyễn Đức Tồn cũng từng chỉ ra: “Nghiên cứu
đặc điểm ngôn ngữ trong các phương tiện giao tiếp đại chúng thuộc loại vấn đề rất
có tính thời sự; giá trị của vấn đề này đã vuợt ngồi phạm vi ngơn ngữ học thuần
t” [73]. Nghiên cứu ngơn ngữ trong KHTT cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Từ những lý do (thực tiễn và học thuật) nêu trên, chúng tôi chọn và triển khai
thực hiện đề tài Đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Việt (đối
chiếu với tiếng Anh).
0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
0.2.1. Lịch sử nghiên cứu khẩu hiệu tuyên truyền ở một số nƣớc trên thế
giới
Là một yếu tố quan trọng của tuyên truyền, lịch sử của khẩu hiệu cũng gắn
liền với lịch sử của tuyên truyền nói chung. Theo Nguyễn Hữu Thụ [70, tr.23], ngay
từ khi hình thái kinh tế xã hội đầu tiên được định hình thì hoạt động tuyên truyền
bộc lộ rất rõ. Khi đó, người ta tuyên truyền bằng cách truyền khẩu những phương
châm, tôn chỉ hay những kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động và sản xuất. Khi kỹ
thuật in ấn được hình thành và phát triển vào giữa thế kỷ XV thì những khẩu hiệu
truyền miệng này được con người phát triển và thể hiện dưới dạng chữ viết, âm

thanh, hình ảnh. Đến thế kỷ XVII, khi báo chí bắt đầu xuất hiện ở nhiều khu vực
khác nhau trên thế giới, nhất là từ khi công nghệ và sản xuất hàng loạt ra đời và giữ

3


vai trị chi phối vào cuối thế kỷ XIX thì tuyên truyền mới thật sự phát triển. Khẩu
hiệu cũng từ đó bắt đầu được sử dụng phổ biến ở các quốc gia châu Âu, sau đó phát
triển mạnh mẽ vào thế kỉ XX. Chunawalla [100] lại cho rằng tuyên truyền được bắt
đầu từ thời Hy-La cổ khi những lời hô gọi (cries) và dấu hiệu (signs) được sử dụng
để cung cấp thơng tin về hàng hóa và dịch vụ. Dù cách tiếp cận vấn đề có khác nhau
nhưng có thể khẳng định rằng trong sự phát triển của xã hội, từ khi con người có
ngơn ngữ và tiếng nói chung là có sự xuất hiện của khẩu hiệu. Ngày nay, hầu hết
các các quốc gia đều sử dụng khẩu hiệu để tuyên truyền.
Xét về nội dung phản ánh hay phạm vi sử dụng, khẩu hiệu có thể được phân
chia thành 2 nhóm: khẩu hiệu thương mại (commercial slogans) và khẩu hiệu phi
thương mại (non-commercial slogans). Khẩu hiệu thương mại thì đã được nghiên
cứu nhiều trong các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ quảng cáo, trong đó điển
hình là các cơng trình của Leech (1966), Gopal (1980), Geis (1982), Crystal &
Davy (1983), Vastergaard & Schrodder (1985), Corke (1986), Dhongde (1987),
Goddard (1988), Hemamalini (1989), Mencher (1990), Manoharan (1994), v.v..
Bên cạnh hướng tiếp cận truyền thống, ngôn ngữ quảng cáo cũng được tiếp cận theo
mơ hình phân tính diễn ngơn phê phán và hướng tiếp cận này cũng đã mang lại
nhiều kết quả quan trọng. Theo Cook [102], cùng với chức năng thuyết phục (làm
cho chơng chúng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, v.v.) giữ vai trò chủ đạo, quảng
cáo còn thực hiện một số chức năng khác như chức năng giải trí, chức năng thơng
tin, chức năng khuyến dụ, v.v.. Năm 2011, Eldaly [114] đã ứng dụng các lý thuyết
về ngôn ngữ xã hội học, ngữ dụng học và tâm lý ngôn ngữ học để nghiên cứu mối
quan hệ tương tác giữa ngơn ngữ và hình ảnh trong quảng cáo thương mại, từ đó
ơng xác định được những chiến lược thuyết phục quan trọng trong lĩnh vực này. Kết

quả nghiên cứu chỉ ra rằng văn bản quảng cáo thể hiện nghĩa (thông điệp) thông qua
nhiều yếu tố khác nhau của diễn ngơn và các nghĩa (thơng điệp) này hồn tồn
khơng tách rời khỏi các khía cạnh văn hóa xã hội (VHXH) hữu quan. Vận dụng ngữ
pháp ký hiệu của Kress & Leeuwen và mơ hình phân tích diễn ngơn 3 bình diện của
Fairclough để phân tích 6 loại diễn ngơn quảng cáo khác nhau, Vahid [183] đã chỉ
ra chính quyền lực và ý thức hệ là những cơ sở quan trọng để nhà quảng cáo định
hình thái độ và hành vi của cơng chúng. Trong cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ

4


thương mại và xã hội, Skorupa & Duboviciene [175] đã chỉ ra những đặc điểm ngữ
âm và ngữ nghĩa của khẩu hiệu được sử dụng trong các chiến dịch thương mại và xã
hội: Chính việc sử dụng kết hợp đồng thời những giải pháp tu từ và ngữ âm là yếu
tố quan trọng làm cho khẩu trở nên hiệu thú vị và khắc sâu vào trí nhớ.
Trong khi đó, các cơng trình nghiên cứu về khẩu hiệu phi thương mại (tức
KHTT) lại ít được giới nghiên cứu ngơn ngữ học trong và ngồi nước quan tâm, nếu
có thì chỉ nghiên cứu KHTT ở những lĩnh vực tuyên truyền khác nhau hoặc chỉ
nghiên cứu một (hoặc một số) khía cạnh khác nhau của KHTT. Một số cơng trình
tiêu biểu có thể kể đến như: The Slogans of the Tunisian and Egyptian Revolutions:
A Sociolinguistic Study của Al-Haq & Hussein (2011), The Rhetorical Functions of
Slogans của Denton (1980), An Ideological/ Cultural Analysis of Political Slogans
in Communist China của Lu (1999); Analyzing Slogans to Aid Student School
Achievement của Ediger (2000); The Human Message in Politics của Vaes et al.
(2003); Australian Election Slogans, 1949-2004: Where Political Marketing Meets
Political Rhetoric của Young (2006); The Relationship of Motivators, Needs, and
Involvement Factors to Preferences for Military Recruitment Slogans của Miller et
al. (2007); The Analysis of the Candidates’ Slogans in the Romanian Presidential
Campaign của Loan & Pavelea (2010), v.v..
Những cơng trình này đã tạo nên một bức tranh nghiên cứu khá đa dạng và

sinh động về KHTT thuộc các nhóm nội dung chủ đề tuyên truyền khác nhau hoặc
trên các bình diện và cấp độ khác nhau (như từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm,
vần điệu, tu từ, HĐNT, v.v.) của ngơn ngữ nói chung và trong tiếng Anh nói riêng.
Bên cạnh hướng nghiên cứu sử dụng cấu trúc luận làm cơ sở, một số cơng trình trên
cũng đề cập đến ngôn ngữ KHTT như một diễn ngôn thuyết phục và được xem xét,
phân tích, đánh giá dưới góc độ của lý thuyết ngơn ngữ học xã hội. Theo hướng tiếp
cận này, KHTT được nhìn nhận như “một phương tiện thuyết phục hữu hiệu và cách
thức quan trọng để diễn đạt mục tiêu chính trị, nâng cao ý thức chính trị cũng như
thiết lập các quan điểm thái độ văn hoá nhất định” [110]. Condit và Lucaites cũng
nhận xét: “Các sự kiện xã hội, chính trị và ý thức hệ được định hình và cũng được
phản ánh qua cách sử dụng và truyền tải KHTT đến công chúng xã hội… Qua việc
phân tích KHTT, chúng ta sẽ có được cái nhìn sâu hơn về cách thức mà các vấn đề

5


chính trị - xã hội phát sinh” [101]. Dù cách tiếp cận vấn đề có khác nhau nhưng hầu
hết các cơng trình này đều cho thấy yếu tố ngơn ngữ trong tuyên truyền nói chung
cũng như trong KHTT nói riêng giữ vai trị rất quan trọng và có thể được xem xét ở
nhiều bình diện, cấp độ khác nhau. Liên quan đến chiến lược sử dụng từ ngữ, hầu
hết các cơng trình cũng đều thống nhất xây dựng mơ hình KHTT với những đặc
trưng (yêu cầu) cơ bản như: tính hấp dẫn, tính cơ đúc, tính dễ nhớ, tính biểu cảm,
v.v.. Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng được chúng tôi vận dụng và kế thừa
trong luận án (LA).
0.2.2. Lịch sử nghiên cứu khẩu hiệu tuyên truyền ở Việt Nam
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ khẩu hiệu thương mại
(khẩu hiệu quảng cáo) của Trần Đình Vĩnh và Nguyễn Đức Tồn (1993), Trần Thị
Ngọc Lang (1995), Nguyễn Kiên Trường (2004), Mai Xuân Huy (2005), Lý Tùng
Hiếu (2008), Vũ Quỳnh (2009), Lưu Trọng Tuấn (2011), v.v., ngôn ngữ KHTT
cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu theo những hướng tiếp cận khác nhau.

Năm 2011, Trương Thành Khải [149], trong cơng trình nghiên cứu nhan đề A
Contrasive Investigation into Linguistic Features of Socio-cultural Propaganda
Slogans in English and Vietnamese (Nghiên cứu đối chiếu đặc trưng của khẩu hiệu
tuyên truyền văn hoá - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt), đã chỉ ra các đặc điểm ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của 500 mẫu khẩu hiệu thu thập được cho mỗi ngơn
ngữ, đồng thời đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng.
Dù vậy, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, cơng trình nghiên cứu chỉ cung
cấp một cái nhìn tổng quan, bước đầu về đặc điểm ngôn ngữ của KHTT tiếng Anh
và tiếng Việt, chưa nêu bật được giá trị của các yếu tố, đơn vị ngôn ngữ cấu tạo nên
KHTT, cũng như chưa có những nhận xét, đánh giá tỉ mỉ, tồn diện và có hệ thống
tình hình sử dụng KHTT ở nước ta hiện nay trên các bình diện khác nhau của ngơn
từ để trên cơ sở đó đề xuất chiến lược sử dụng ngôn ngữ cụ thể cho KHTT.
Điển hình nhất trong lịch sử nghiên cứu KHTT tính đến thời điểm hiện tại là
cơng trình nghiên cứu của Đỗ Thị Xuân Dung [22] trong LA tiến sĩ được thực hiện
tại Đại học Huế vào năm 2015 với nhan đề Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu
hiệu tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là cơng trình nghiên cứu khá tồn diện về KHTT
trong lĩnh vực chính trị - xã hội ở bình diện diễn ngơn. LA đã phân tích và lý giải

6


được những điểm tương đồng và khác biệt về giá trị sử dụng của từ ngữ, cấu trúc
ngữ pháp và cách thức tổ chức diễn ngơn của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh
và tiếng Việt. Để làm được điều này, LA đã chỉ ra được mối quan hệ giữa diễn ngơn
khẩu hiệu chính trị - xã hội với các đặc điểm về thể chế chính trị, cấu trúc xã hội,
truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia đại diện cho hai nền văn hóa Đơng - Tây.
Dù vậy, do đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu KHTT theo đường hướng phân
tích diễn ngơn nên vẫn chưa bao quát hết các bình diện và cấp độ khác nhau của
ngôn ngữ KHTT. Cụ thể, LA chủ yếu nghiên cứu ngôn ngữ KHTT trên cơ sở của lý
thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống nên chỉ đi sâu về chức năng của ngôn ngữ

trong việc phản ánh xã hội, chưa thật sự đi sâu nghiên cứu yếu tố hình thức cũng
như giá trị sử dụng và chức năng phản ánh của các đơn vị ngơn ngữ, trong đó có
cách thức tổ chức lập luận và hiện thực hóa HĐNT - một trong những cơ sở quan
trọng để luận giải về cách thức sử dụng từ ngữ trong KHTT. LA cũng chưa định
hình cụ thể chiến lược sử dụng ngơn ngữ cụ thể làm cơ sở cho việc khắc phục trình
trạng sử dụng ngơn ngữ trong KHTT vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập hiện nay.
Năm 2018, trong Luận văn Thạc sĩ nhan đề A Discourse Analysis of Posters
on Saving Environment in English and Vietnamese (Phân tích diễn ngơn áp phích
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường trong tiếng Anh và tiếng Việt) được thực hiện tại
khoa Ngữ văn Anh, trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng, Nguyễn
Thuận Tuyết Sương [178] đã khái quát tình hình sử dụng ngơn ngữ trên các áp
phích về bảo vệ mơi trường ở Việt Nam, trong đó có nêu một số đặc điểm cơ bản về
ngôn ngữ của khẩu hiệu được sử dụng trên các áp phích này. Dù có những đóng góp
nhất định nhưng cơng trình chỉ xem xét khẩu hiệu ở một lĩnh vực cụ thể là giáo dục
về bảo vệ môi trường, chỉ là những thống kê ban đầu nên chưa bao quát được một
cách sâu sắc các khía cạnh khác nhau của ngơn từ.
Bên cạnh những cơng trình kể trên, cũng thấy xuất hiện rất nhiều bài viết
trên các trang mạng tiếng Việt bàn luận về công tác tuyên truyền của Đảng, Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, trong đó có đề cập đến
thực trạng sử dụng ngơn ngữ trong KHTT như: Đổi mới tuyên truyền bằng khẩu
hiệu của Trần Nhung (2006), Nội dung pano, khẩu hiệu tuyên truyền phải chính xác
của Nguyễn Tiến Tỏa (2011), Những lỗi "khó đỡ" trên băng rơn, khẩu hiệu ở Việt

7


Nam của Tri thức trẻ (2013), “Mềm hóa” những khẩu hiệu tuyên truyền của Ngọc
Giang (2015), Khẩu hiệu phản cảm nhìn từ góc độ văn hố ứng xử của Nguyễn Duy
Xuân (2015), v.v.. Trong chuyên luận Một số thủ pháp ngơn ngữ trong tun
truyền miệng đường lối chính sách, Trần Thị Trâm [75, tr.203-216] xác định một số

yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong tuyên truyền như: sử dụng từ ngữ phù hợp với
đối tượng giao tiếp; sử dụng một số PT&BPTT từ vựng; sử dụng cấu trúc câu đơn
giản, dễ hiểu, tinh gọn, chính xác; sử dụng một số yếu tố của ngơn ngữ văn học; kết
hợp có hiệu quả yếu tố ngôn ngữ với các yếu tố cận ngôn, v.v..
Vấn đề lịch sự ẩn sau một HĐNT đã được đề cập đến trong nhiều cơng trình
nghiên cứu ngơn ngữ học và một số cơng trình nghiên cứu liên ngành của ngơn ngữ
học, trong đó, cụ thể và điển hình nhất vẫn là trong các cơng trình nghiên cứu về
ngữ dụng học. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sự ở một hình thức giao tiếp cụ thể, đặc
biệt đối với hình thức giao tiếp gián tiếp và mang tính đại chúng cao như KHTT cịn
khá mới mẻ khơng chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
0.2.3. Nhận xét chung
Điểm qua tình hình nghiên cứu ngơn ngữ trong và ngồi nước, số lượng
những cơng trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu hoặc có đề cập đến ngôn ngữ
KHTT, đối chiếu yếu tố ngôn ngữ của KHTT tiếng Việt với tiếng Anh vẫn còn hạn
chế, nhất là những cơng trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu ngơn ngữ KHTT ở các
bình diện và cấp độ khác nhau như một đối tượng nghiên cứu độc lập của ngơn ngữ
học. Trong những cơng trình đã được đề cập, mỗi tác giả đều chỉ viết về một khía
cạnh nào đó của ngơn ngữ KHTT hoặc chỉ tập trung nghiên cứu ngôn ngữ KHTT ở
một khung lý thuyết độc lập nên có thể cịn nhiều bất cập và chưa tồn diện (chưa
dành nhiều dung lượng cho KHTT hoặc chưa đi sâu nghiên cứu yếu tố ngôn ngữ
của KHTT trong mối tương tác giữa hình thức với chức năng, giữa cấu trúc ngôn
ngữ với những yêu cầu về dụng học, giữa chức năng của ngơn ngữ nói chung với
chức năng phản ánh VHXH của ngơn ngữ KHTT nói riêng). Hoặc nếu có khảo sát
nhiều khía cạnh khác nhau cùng một lúc thì trong khn khổ của một bài viết, một
vài trang sách, một chuyên luận, hay thậm chí một luận văn thạc sĩ thì cũng khó có
thể có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện về đặc điểm và vai trị của các yếu tố, đơn
vị ngơn ngữ. Các cơng trình này cũng chưa đánh giá thực trạng một cách tỉ mỉ và có

8



hệ thống làm cơ sở cho việc đề xuất chiến lược sử dụng ngôn ngữ cụ thể cho
KHTT. Đặt trong bối cảnh sử dụng KHTT và nghiên cứu ngôn ngữ KHTT vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập như hiện nay, và trước xu thế tiếp biến lối diễn đạt từ KHTT
tiếng nước ngồi (trong đó tiêu biểu là tiếng Anh), việc nghiên cứu đề tài và những
vấn đề hữu quan vẫn còn nhiều khoảng trống lớn cần phải được tiếp tục nghiên cứu,
bổ sung.
0.3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của LA là nhằm tìm ra đặc điểm ngôn ngữ của khẩu
hiệu tuyên truyền tiếng Việt (KHTTTV) theo hướng kết hợp giữa cấu trúc luận và
chức năng luận, sử dụng khía cạnh dụng học và chức năng phản ánh xã hội của
ngôn ngữ làm nền tảng. Trên cơ sở miêu tả, phân tích các đặc điểm về từ vựng, cú
pháp, tu từ, HĐNT, chức năng phản ánh giá trị VHXH của ngơn ngữ, LA khái qt
hóa đặc điểm ngôn ngữ của KHTT tiếng Việt, đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra
những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng, cũng qua đó nêu bật đặc điểm ngôn
ngữ của KHTTTV. Qua xem xét, tham khảo những cách diễn đạt được đánh giá là
hay, là độc đáo từ khẩu hiệu tuyên truyền tiếng Anh (KHTTTA), LA cũng mong
muốn đóng góp thêm cơ sở lý thuyết về ngơn ngữ tuyên truyền, đồng thời định
hướng và đề xuất chiến lược sử dụng ngôn ngữ cụ thể cho KHTT trước thực trạng
ngơn ngữ KHTT vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập hiện nay.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những mục đích nghiên cứu đã được xác định, LA đặt ra 4 nhiệm vụ
nghiên cứu chủ yếu sau:
Thứ nhất, xác lập hệ thống cơ sở lý thuyết và thực tiễn hữu quan gồm: lý
thuyết về KHTT; lý thuyết về các bình diện và cấp độ ngôn ngữ liên quan đến
KHTT; nội dung chủ đề, chủ thể và hình thức thể hiện KHTT; những yêu cầu đối
với ngôn ngữ KHTT.
Thứ hai, khảo sát, sưu tầm, phân loại và phân tích một cách có hệ thống ngơn
ngữ KHTTTV trên các bình diện và cấp độ: từ vựng, ngữ pháp, tu từ, HĐNT, chức

năng phản ánh giá trị VHXH của ngôn ngữ. Những cấp độ và bình diện này sẽ được

9


xem xét và luận giải trên cơ sở công dụng, chức năng của các yếu tố, đơn vị ngôn
ngữ trong việc hiện thực hóa chức năng thơng tin, tác động và phản ánh của KHTT.
Thứ ba, khảo sát, sưu tầm, phân loại và phân tích có hệ thống ngơn ngữ
KHTT tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị
biệt giữa chúng ở các bình diện và cấp độ tương ứng. Những điểm tương đồng và dị
biệt này cũng sẽ được xem xét và luận giải trên cơ sở chức năng của các yếu tố, đơn
vị ngơn ngữ trong việc hiện thực hóa các chức năng thông tin, tác động và phản ánh
của KHTT.
Thứ tư, từ những đặc điểm ngôn ngữ đã được xác định và trên cơ sở những
yêu cầu đặt ra đối với ngôn ngữ KHTT, LA đề xuất chiến sử dụng ngôn ngữ cụ thể
cho KHTT.
0.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, LA sẽ tập trung
làm rõ các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: (1) Ngơn ngữ trong KHTTTV có những
đặc điểm cơ bản nào ở các bình diện và cấp độ: từ vựng, ngữ pháp, HĐNT, chức
năng phản ánh giá trị VHXH của ngôn ngữ? Công dụng, chức năng của các yếu tố,
đơn vị ngơn ngữ này là gì? (2) Ngơn ngữ trong KHTTTA có những đặc điểm cơ bản
nào ở các cấp độ và bình diện tương ứng? (3) Ngơn ngữ KHTT tiếng Việt và tiếng
Anh có những điểm tương đồng và dị biệt cơ bản nào? Nguyên nhân của những
điểm tương đồng và dị biệt này là gì?
Liên quan đến giải pháp sử dụng ngôn ngữ cho KHTT, LA cũng đặt ra và
trả lời các câu hỏi sau: (1) Nên sử dụng những lớp (nhóm) từ nào? (2) Nên sử dụng
những cấu trúc ngữ pháp nào? (3) Nên sử dụng HĐNT như thế nào? (4) Nên sử
dụng chiến lược lịch sự nào?
0.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

0.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
LA khảo sát KHTT, một đối tượng quan trọng và cũng là hình thức đặc thù
của hoạt động giao tiếp trong lĩnh vực truyền thông đại chúng. Loại hình giao tiếp
này dù khơng đa dạng như ngôn ngữ quảng cáo nhưng cũng phức tạp hơn nhiều so
với các loại hình giao tiếp khác, có mối quan hệ giao thoa với các ngành khoa học
khác. Chính vì đặc điểm như vậy nên các hiện tượng từ vựng, ngữ pháp, HĐNT, giá

10


trị phản ánh được khảo sát không chỉ cần phải được đặt trong hệ thống và chức
năng của các yếu tố, đơn vị để xem xét mà còn cần phải được luận giải bằng những
tri thức liên ngành (như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngữ dụng học,
v.v.). Việc kết hợp nghiên cứu này có tác dụng cộng hưởng mang lại cái nhìn thấu
đáo và trọn vẹn về các hiện tượng ngôn ngữ và hành chức của chúng trong KHTT.
0.4.2. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Như tên gọi đã chỉ rõ, LA nghiên cứu ngôn ngữ KHTT tiếng Việt, đối chiếu
với tiếng Anh. Bên cạnh sự khác nhau về loại hình, hai ngơn ngữ này cũng có nhiều
điểm khác biệt nhau về các yếu tố VHXH chi phối quá trình giao tiếp [22]. Vận
dụng các nguyên tắc xác định cở mẫu trong nghiên cứu khoa học xã hội của
Schumacher & McMillan [171], LA xác định nguồn ngữ liệu gồm 900 KHTT cho
mỗi ngôn ngữ, với nội dung chủ đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Theo những nguyên tắc này, đối chiếu với những cơng trình nghiên cứu khoa
học xã hội khác, độ lớn của cả hai nhóm nghiệm thể đều bảo đảm tính đại diện và
độ tin cậy cho các luận điểm được đặt ra trong LA.
Trong thực tế, KHTT có thể được thể hiện dưới những hình thức rất phong
phú và đa dạng (có thể qua các phương tiện trực quan, qua các bài diễn thuyết, qua
các bài truyền thơng chính luận, qua quảng cáo báo chí, v.v.) nhưng KHTT trực
quan ngoài trời (KHTT được sử dụng ở những nơi công cộng như đường phố, công
sở, trường học, v.v.) chiếm ưu thế và được xem là một trong những phương tiện

truyền thông quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dù nội dung phản ánh liên
quan đến các vấn đề văn hóa - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia nhưng KHTT có
thể được xem như một đối tượng nghiên cứu độc lập của ngôn ngữ học và có vị thế
ngang bằng với các loại hình diễn ngơn khác. Nếu xem phân tích diễn ngơn là
“phân tích sự tương tác qua lại giữa diễn ngơn và mơi trường xã hội của diễn ngơn
đó” [99] thì khơng có cớ gì để các nhà nghiên cứu ngơn ngữ “bỏ rơi” hay “ngại
đụng chạm” với KHTT. Sử dụng “một nhát cắt đồng đại” (synchronique) trong
nghiên cứu ngôn ngữ (như F. de Saussure [60, tr.117] đã quan niệm) kết hợp với
phương pháp chọn mẫu thuận tiện (dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng) để xác
định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các nhóm nghiệm thể của LA được xác định
cụ thể như sau:

11


+ Đối với ngữ liệu tiếng Việt, LA tiến hành thu thập KHTT từ các trang
mạng xã hội trên internet; từ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác tuyên truyền
của một số bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội, đồn thể; từ q trình quan sát, ghi
chép, chụp ảnh KHTT trên đường phố, công sở, trường học hoặc những nơi công
cộng khác ở nhiều địa phương khác nhau (chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực phía
Nam). Những KHTT này được sử dụng, lưu hành chủ yếu trong giai đoạn xây dựng
và phát triển đất nước (từ khoảng sau năm 1975 đến nay). Trong trường hợp cần đối
chiếu, LA cũng viện dẫn một số KHTT được sử dụng trong các giai đoạn trước đó.
+ Đối với ngữ liệu tiếng Anh, LA sử dụng KHTTTA của người Mỹ và lấy
bối cảnh của nền văn hố Mỹ vì hai lý do chủ yếu. Thứ nhất, do sự chi phối của văn
hóa Mỹ đối với sự thịnh hành và phát triển của tiếng Anh, với biểu hiện cụ thể là
vẫn cịn nhiều giáo trình học tiếng Anh ở nước ta hiện nay được biên soạn trên cơ
sở tiếng Anh của người Mỹ. Crystal nhận định: “Vị thế tương tai của tiếng Anh phụ
thuộc rất nhiều vào nước Mỹ…Phần lớn nền tảng dẫn đến sự phát triển của tiếng
Anh đều bắt nguồn từ sự phát triển của đất nước này” [106, tr.117]. Thứ 2, Mỹ là

một đất nước mà việc sử dụng KHTT khơng chỉ thuộc về các tổ chức, đồn thể
trong hệ thống chính quyền liên bang, quốc gia mà còn do các cá nhân tạo lập. Để
thuận tiện cho việc tiếp cận và nhập liệu, LA chọn nguồn ngữ liệu KHTT từ các kho
tư liệu trên internet (qua các trang mạng phổ biến như: brandongaille.com,
buzzle.com, jokeindex.com, rainforestinfo.org.au, shoutslogans.com, thefreshquote.
com, thinkslogans.com) làm đối tượng nghiên cứu. Những khẩu hiệu này cũng đã
được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức, nhóm cá nhân trong
hơn 50 năm qua (tức là từ khoảng năm 1960 trở lại đây).
Để đạt tính đa dạng và đại diện cao cho các nhóm nghiệm thể, LA thu thập
ngữ liệu có nội dung phản ánh liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội (được sắp xếp theo từng chủ đề riêng), bao gồm những KHTT được các tổ
chức, nhóm cá nhân có chung mục đích sử dụng để tun truyền, vận động nhân
dân (Phụ lục 0.3). Việc thu thập ngữ liệu được thực hiện theo nguyên tắc: Nhóm nội
dung chủ đề nào phổ biến thì lượng KHTT sẽ được thu thập nhiều và ngược lại; hạn
chế sử dụng những KHTT xét thấy trùng lặp hoặc có nhiều điểm giống nhau. Tỉ lệ
xuất hiện của các nhóm nội dung chủ đề hầu như khơng đều nhau do có sự khác biệt

12


nhau về các điều kiện văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi nước cũng như mối quan
tâm của xã hội đối với từng nội dung chủ đề tuyên truyền cũng có khác.
Về mặt lơ-gích, lẽ ra ngữ liệu được thu thập cần phải dựa vào tiêu chí có
cùng nội dung hoặc thời điểm ban hành và việc đối chiếu cũng cần phải được tiến
hành ở những nhóm KHTT thuộc cùng lĩnh vực. Do đối tượng nghiên cứu của LA
là yếu tố ngôn ngữ nên sự khác biệt nhau về nội dung chủ đề, chủ thể ban hành hay
sự chênh lệch nhau về số lượng KHTT trong từng nhóm nội dung chủ đề hầu như
không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của LA. Khi xem xét yếu tố ngơn
ngữ, bên cạnh các yếu tố văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của cộng đồng giữ vai
trị chủ đạo và chi phối, LA cũng viện đến bối cảnh lịch sử kết hợp với các kiến

thức về VHXH hữu quan khác để làm cơ sở cho quá trình luận giải, đối chiếu.
0.5. Hƣớng nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
0.5.1. Hƣớng nghiên cứu
Từ góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngơn, KHTT dù ngắn hay dài đều là
một chỉnh thể thống nhất giữa cơ cấu ngôn ngữ và chức năng giao tiếp, mang tính
xã hội rộng rãi. Điều này cũng có nghĩa là KHTT khơng chỉ liên quan và chịu sự chi
phối bởi các yếu tố nội tại của ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, tu từ, cách thức thể
hiện HĐNT) mà còn liên quan và chịu sự chi phối bởi các vấn đề ngoại tại (các yếu
tố VHXH có liên quan đến q trình giao tiếp). Từ mối quan hệ này, việc nghiên
cứu ngôn ngữ KHTT ở nhiều bình diện và cấp độ khác nhau sẽ mang lại một cái
nhìn thấu đáo và trọn vẹn về các yếu tố ngôn ngữ và giá trị, sự hành chức của chúng
trong việc hiện thức hóa chức năng giao tiếp của KHTT.
Theo mơ hình phân tích diễn ngơn của Dijk [111], một số khía cạnh của diễn
ngơn thường được giới ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu gồm: điểm nhấn và
trọng âm; trật tự từ; phong cách từ vựng; tính mạch lạc; cách lựa chọn chủ đề;
hành động ngôn từ; mạng mạch và cấu trúc mạng mạch; biện pháp tu từ; cấu trúc
cú pháp; cấu trúc mệnh đề; lượt lời. Do được thể hiện dưới hình thức một câu là
chủ yếu (một số ít trường hợp có thể là hai hoặc ba câu ngắn) nên KHTT có thể
được xem là “diễn ngôn đơn”, “diễn ngôn ngắn gọn”, “diễn ngôn đặc biệt” và khi
nghiên cứu KHTT, không phải tất cả các khía cạnh của diễn ngơn theo mơ hình của
Dijk [111] cũng cần phải được đưa ra xem xét.

13


×