Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ThS. Bảo Trung: Thể chế giao dịch nông sản: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.4 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

K



THỂ CHẾ GIAO DỊCH NÔNG SẢN: LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM


QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM



ThS. BẢO TRUNG
ể từ khi đổi mới, Việt Nam từ


một nước thiếu ăn trở thành một giao dịch hàng hóa nơng sản thế giới. Mặc dù
Chính phủ ban hành nhiều chính sách phát
trong những quốc gia xuất khẩu nông sản


hàng đầu thế giới. Năm 2007, trong 10 mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
thì nơng, lâm, thủy sản đã đóng góp 5 mặt
hàng với giá trị 10.864 triệu USD, chiếm
22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu [10]. Mặc
dù ngành nông nghiệp đã đạt nhiều thành tựu
nổi bật, nhưng đời sống của người nơng dân
cịn gặp rất nhiều khó khăn.


Trong thời gian qua, Chính phủ đã có
nhiều chính sách hỗ trợ nơng nghiệp. Chính
phủ đã đầu tư nguồn lực phát triển thị trường
nông sản, “đưa thị trường” đến với người
nông dân. Từ năm 2001, Chính phủ chủ
trương xây dựng chợ đầu mối nông sản để
nông dân mang nông sản hàng hóa đến bán.
Một số chợ đầu mối nơng sản đã đưa vào hoạt
động như Trung tâm giao dịch thủy sản Cần
Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Chợ Trung


tâm nông sản Hậu Thạnh Đơng (Long
An),…Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày
24/6/2002 về “chính sách khuyến khích tiêu
thụ nơng sản thông qua hợp đồng”. Năm
2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
một số ngân hàng thương mại tham gia môi
giới giao dịch nông sản kỳ hạn trên các sàn


triển thị trường nông sản, nhưng hiệu quả của
các hình thức giao dịch nơng sản chưa cao,
thậm chí có thể nói là khơng hiệu quả. Nhiều
chợ đầu mối sau khi xây dựng xong chỉ hoạt
động vài tháng và đóng cửa. Các hợp đồng ký
kết giữa nơng dân và doanh nghiệp chỉ mang
tính hình thức, khơng được thực hiện. Các
doanh nghiệp tham gia giao dịch nông sản
qua các Sở giao dịch hàng hóa nước ngồi bị
thua lỗ và họ khơng tiếp tục tham gia giao
dịch. Thực tiễn đã chỉ ra rằng thể chế quản lý
(cấu trúc tổ chức, cơ chế và điều kiện vật
chất) không phù hợp là nguyên nhân dẫn đến
các hình thức giao dịch nơng sản khơng hiệu
quả trong bài viết này, tác giả trình bày lý luận
thể chế giao dịch nông sản, kinh nghiệm quốc
tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


1. KHÁI NIỆM VỀ THỂ CHẾ
GIAO DỊCH NÔNG SẢN



Khái niệm học thuật về thể chế
(Institution) rất phong phú và đa dạng. Khái
niệm thể chế đầu tiên của Thorstein Veblen
(1914): thể chế là “tính quy chuẩn của hành
vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong
tình huống cụ thể, được các thành viên của
một nhóm xã hội chấp thuận và tuân thủ”
[1]. Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

năm 2002, thể chế là “Những quy tắc và tổ
chức, gồm cả các chuẩn mực khơng chính
thức, phối hợp hành vi con người” [18].
Theo các tác giả đề tài KX-01-06, “Thể chế
là cách thức xã hội xác lập khung khổ, trật
tự, trong đó diễn ra các quan hệ giữa con
người và cơ chế, quy chế, quyền lực, quy tắc,
luật lệ vận hành của trật tự xã hội đó”[1].
Douglas C. North (1994) cho rằng thể chế là
“những giới hạn do con người đặt ra nhằm
cơ cấu sự tương tác giữa con người với nhau;
đó là tổng hợp những giới hạn chính thức
(như nguyên tắc, luật lệ, hiến pháp) và phi
chính thức (ví dụ những quy phạm về hành
vi, tục lệ, nguyên tắc đạo đức) và những đặc
điểm cưỡng chế của chúng” [13]. Một nhánh
kinh tế học đã xuất hiện đặt trọng tâm vào
các thể chế, gọi là “Kinh tế học về thể chế
mới (New Institutional Economics - NIE)”
cho rằng thể chế là “những nguyên tắc của
cuộc chơi” trong xã hội; khơng có chúng thì


các thị trường khơng hoạt động được. Tuy có
nhiều khái niệm khác nhau về thể chế, nhưng
phần lớn các quan điểm đều cho rằng:


Thứ nhất, thể chế là hệ thống bao
gồm “người chơi”. Đây là các chủ thể tham
gia “trò chơi”. “Trò chơi” là nội dung hoạt
động mà các chủ thể tham gia. Giao dịch
hàng hóa chính là “trị chơi”. Trên cơ sở của
“trò chơi”, người ta xác định cấu trúc tổ chức
cho các chủ thể tham gia. Các chủ thể tham
gia bao gồm cả thể nhân và tổ chức. Điều
này có nghĩa cấu trúc tổ chức là một thành
phần của thể chế. Cấu trúc tổ chức là xác
định các chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ


10


thể và vai trò của mỗi chủ thể tham gia “trò
chơi”. Đây chính là xây dựng khung khổ trật
tự trong đó các quan hệ của con người được
cấu trúc theo một cách thức nhất định.
Khung khổ trật tự này một mặt định dạng
kiểu cách thể chế, hay kiểu “trị chơi”; mặt
khác, xác định vị trí, vai trị và quyền của con
người trong khung khổ cấu trúc các quan hệ
thể chế. Nói cách khác thể chế trước hết xác
định kiểu “trò chơi” và “người chơi” [7].


Thứ hai, thể chế là hệ thống bao gồm


các “luật chơi”. “Luật chơi” chính là cơ chế
vận hành của ‘trò chơi”. Cơ chế là “cách thức
tổ chức nội bộ và quy luật vận hành, biến hóa
của một hiện tượng” [9]. Điều này có nghĩa
cơ chế vận hành là xác định các luật lệ, quy
tắc điều tiết và điều chỉnh hành vi của “người
chơi”. Những luật lệ, quy tắc điều tiết và điều
chỉnh này có thể do bản thân “người chơi”
xây dựng hoặc do Nhà nước xây dựng nhằm
cưỡng chế các hành vi con người. Do đó cơ
chế bao gồm cơ chế nhà nước, cơ chế thị
trường và cơ chế cộng đồng. Cơ chế nhà
nước là các khuôn khổ cứng của luật pháp,
quy định và hoạt động can thiệp vào hoạt
động kinh tế - xã hội. Cơ chế thị trường là cơ
chế hoạt động theo hình thức tự do, thơng qua
hoạt động bn bán, trao đổi, các bên tham
gia đều có lợi, cạnh tranh trong kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ. Cơ chế cộng đồng là cơ
chế vừa dùng các khung luật lệ quy định, vừa
phát huy vai trò tự chủ để thỏa thuận, xây
dựng cam kết về nghĩa vụ và quyền lợi [6].


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

chế (mechanism) của “trò chơi”. Tuy nhiên,
khái niệm này chỉ mới liên quan đến “phần
mềm”. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
nói chung, người ta nhận thấy rằng “phần
mềm” có thể hoạt động tốt trong điều kiện
vật chất này mà không hoạt động tốt trong
điều kiện vật chất khác. Các điều kiện vật


chất chính là “phần cứng”. Chính vì vậy, thể
chế còn phải bao gồm các điều kiện vật chất
cụ thể để “phần mềm” vận hành. Đây chính
là “sân chơi” mà các chủ thể tham gia. “Sân
chơi” lớn hay nhỏ sẽ tác động đến sự hình
thành và phát triển của cấu trúc tổ chức và
cơ chế vận hành. “Sân chơi” lớn thì “trị
chơi”, số “người chơi” và “luật chơi” phải
khác “sân chơi” nhỏ. Do vậy, điều kiện vật
chất cũng là một thành phần của thể chế.


Như vậy, thể chế là cấu trúc tổ
chức và cơ chế vận hành của một
hệ thống xã hội điều chỉnh hành vi
của 2 hay nhiều chủ thể khác nhau
phù hợp với những điều kiện vật
chất cụ thể.


Theo Philip Kotler, giao dịch là một
sự mua bán giữa hai bên liên quan đến ít nhất
là hai thứ có giá trị, những điều kiện được
thỏa thuận, thời điểm thỏa thuận, và nơi chốn
thỏa thuận [4]. Thể chế giao dịch nông sản là
thể chế liên quan đến hoạt động giao dịch
nông sản. Như vậy, thể chế giao dịch
nông


sản là cấu trúc tổ chức và cơ chế vận
hành



của các hoạt động giao dịch nông


sản giữa


2 hay nhiều chủ thể tham gia phù


hợp với


điều kiện vật chất nhất định. Hàng


hóa


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khác nhau. Căn cứ vào cấu trúc tổ chức của
thị trường nông sản, người ta chia giao dịch
nông sản thành 3 hình thức: giao dịch giao
ngay (spot transaction), giao dịch hợp đồng
(Contract farming) và giao dịch giao sau
(forward, futures, option) [15]. Phần tiếp
theo sẽ phân tích thể chế của 3 hình thức giao
dịch nơng sản.


2. THỀ CHẾ CÁC HÌNH THỨC
GIAO DỊCH NƠNG SẢN


2.1. Thể chế hình thức giao dịch
sản xuất theo hợp đồng


Sản xuất theo hợp đồng (contract
farming) được xem một trong hình thức giao
dịch nơng sản tiên tiến. Eaton và Shepherd


(2001) định nghĩa sản xuất theo hợp đồng là
“thoả thuận giữa những người nông dân với
các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp
kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp
các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thỏa thuận
giao hàng trong tương lai, giá cả đã được định
trước”[10]. Theo Sykuta và Parcell (2003),
sản xuất theo hợp đồng đưa ra những luật lệ
của việc giao dịch qua việc phân bổ của ba
yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết
định [16]. Như vậy, bản chất của thể chế sản
xuất theo hợp đồng hoàn toàn khác với thể
chế giao dịch giao ngay truyền thống (mua
bán trực tiếp hoặc thông qua các chợ) hoặc thể
chế giao dịch giao sau (mua, bán nơng sản
thơng qua Sở giao dịch hàng hóa). Căn cứ vào
cơ cấu tổ chức và cơ chế phân bổ lợi ích, rủi
ro, quyền quyết định, chúng ta chia sản xuất
theo hợp đồng thành các mơ hình như sau:


2.1.1. Mơ hình tập trung


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

(Centralized model)


Mơ hình tập trung là mơ hình các
doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng với nông
dân. Chủ thể tham gia là nông dân và doanh
nghiệp chế biến, tiêu thụ. Doanh nghiệp chịu
trách nhiệm cung cấp hầu hết các yếu tố đầu
vào, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và giám


sát tồn bộ q trình sản xuất từ khâu xuống
giống đến khâu thu hoạch. Nông dân chịu
trách nhiệm cung cấp nguồn lực đầu vào là
đất đai, chuồng trại và công lao động để thực
hiện khâu trực tiếp sản xuất mang tính sinh
học. Bản chất của mơ hình này chính là hợp
đồng gia cơng. Lợi ích và rủi ro của mơ hình
này được chia sẻ tùy theo sự đóng góp của
mỗi bên, nhưng quyền quyết định phần lớn
thuộc về doanh nghiệp.


Mơ hình này thường chỉ áp dụng đối
với doanh nghiệp có nhà máy chế biến đủ
khả năng mua hết sản phẩm của nông dân
trong vùng; nông dân có trang trại quy mơ
lớn. Điều này phát sinh nhu cầu sản xuất
theo hợp đồng để đảm bảo nơng sản tiêu thụ
hết. Ngồi ra, mơ hình này cịn áp dụng cho
trường hợp có “tính chun biệt về tài sản
(asset specificity)” như con người, vật chất
(physical), địa điểm [14]. Ví dụ như sản xuất
sản phẩm địi hỏi nhiều cơng lao động; độc
quyền mua do vị trí nhà máy; sản xuất sản
phẩm hữu cơ (organic), theo GAP, HACCP.


2.1.2. Mô hình trang trại hạt
nhân (Nucleus Estate Model)


Mơ hình trang trại hạt nhân là tương
tự mơ hình tập trung, nhưng người mua


(doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ) có quyền


sở hữu đất đai, chuồng trại, vườn cây. Đây
là mơ hình “tái lập trang trại gia
đình…trong lịng doanh nghiệp nơng
nghiệp


quy mơ lớn có từ hai cấp quản lý trở
lên”[3],


giữa người sản xuất và người mua ký một
hợp đồng gọi là “hợp đồng giao khoán”.
Trong đó, hợp đồng quy định: Doanh
nghiệp


kinh doanh nơng nghiệp giữ vai
trị định


hướng sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật
(khuyến


nông), cung ứng dịch vụ đầu vào,


đầu ra…,


giám sát các hoạt động kinh doanh
sản xuất


trên vườn cây, đàn gia súc giao
khoán…



Quan hệ giữa doanh nghiệp giao


khoán và


bên nhận khoán được thiết lập theo
nguyên


tắc thị trường, thuận mua, vừa bán


[3, trang


187]. Bản chất của mơ hình này chính là
trang trại dự phần hay công ty dự phần trong
nông nghiệp (affiliated farm).


Muốn phát triển sản xuất theo hợp
đồng theo mô hình trang trại hạt nhân, các
doanh nghiệp phải thực hiện tốt cung cấp
dịch vụ đầu vào, đầu ra cho trang trại gia
đình.


2.1.3. Mơ hình đa chủ
thể (Multipartite Model)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

và nhà khoa học. Chủ thể tham gia trong mô
hình này bao gồm nhiều thành phần khác
nhau như các cơ quan nhà nước, các cơ quan
khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nơng
dân. Đặc điểm của mơ hình này là các chủ


thể khác nhau sẽ có trách nhiệm và vai trị
khác nhau. Doanh nghiệp phải đóng vai trò


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nơng dân,
gắn kết nhà tài chính với nơng dân và tiêu
thụ sản phẩm cho nông dân. Doanh nghiệp
là người quyết định đầu ra, nên họ biết được
thị trường cần gì để đặt hàng cho nơng dân
sản xuất. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng chính
là người đặt hàng cho các nhà khoa học,
ngân hàng, cung cấp các dịch vụ cho mình
và cho nơng dân. Vai trò của nhà nước là xử
lý các mối quan hệ giữa các bên ký kết hợp
đồng, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết những vấn
đề khó khăn nảy sinh do thị trường, thiên tai
gây ra, và vận động, giáo dục, tuyên truyền
nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các bên
tham gia sản xuất theo hợp đồng.


Mơ hình đa chủ thể được áp dụng
trong điều kiện sản xuất nông nghiệp phân
tán, manh mún, lạc hậu. Bản thân nông dân
“không thể tự giải quyết 3 vấn đề của nền
nông nghiệp hàng hóa là thị trường, cơng
nghệ và vốn, do quy mô kinh doanh quá
nhỏ” [3]. Doanh nghiệp đảm đương vấn đề
thị trường cho nông dân; vốn sẽ do ngân
hàng đảm nhận và công nghệ sẽ do nhà khoa
học đảm nhận. Bên cạnh đó cần có các tổ


chức dân sự xã hội để thúc đẩy mối quan hệ
giữa các bên và trên cùng là nhà nước đóng
vai trị giải quyết mâu thuẫn các bên.


2.1.4. Mơ hình phi chính
thức (Informal Model)


Đây chính là hợp đồng miệng giữa
nông dân với người mua gom (thương lái)
hoặc những người mua khác. Người mua
đồng thời là người cung cấp vật tư, phân bón.


Họ thực hiện phương thức ứng trước vật tư,
phân bón cho nơng dân và đến khi thu hoạch
thì họ thu lại giá trị đầu tư bằng sản phẩm.


Mơ hình này thường chỉ áp dụng
trong cùng cộng đồng. Mối quan hệ giữa
nông dân và người mua rất chặt chẽ nên hợp
đồng được đảm bảo. Tuy nhiên, khi mở rộng
phạm vi hoạt động thì thương lái ít áp dụng
mơ hình này vì họ sẽ gặp rủi ro lớn.


Sản xuất theo hợp đồng theo mơ hình
phi chính thức áp dụng chủ yếu trong trường
hợp sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ
và giữa nông dân với thương lái là chủ yếu.
Mơ hình này có ý nghĩa đối với nền nơng
nghiệp mà trình độ nơng dân cịn thấp. Họ
xem những ràng buộc hợp đồng văn bản


phức tạp, khó hiểu.


2.1.5. Mơ hình trung gian
(Intermediary Model)


Đây là mơ hình doanh nghiệp ký hợp
đồng với nông dân thông qua các đầu mối
trung gian như hợp tác xã, tổ hợp tác, hội
nông dân hoặc người đại diện cho một số hộ
nông dân. Đặc điểm của mơ hình này là
doanh nghiệp khơng ký kết hợp đồng trực
tiếp với nông dân. Thay vào đó, doanh
nghiệp thuê các cá nhân, tổ chức trung gian
thực hiện vai trị của mình. Các cá nhân, tổ
chức trung gian nhận giống, phân bón… từ
doanh nghiệp về phân giao cho nông dân;
hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nơng dân;
thu lại nơng sản từ nơng dân giao cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp thanh tốn tiền hoa
hồng cho tổ chức trung gian.


Mơ hình này góp phần làm giảm chi


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

phí giao dịch nhờ đầu mối hợp đồng giảm đi;
việc kiểm soát sản xuất và chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Người
trung gian đóng vai trị cho đại diện cho
nơng dân, tạo nên sức mạnh tập thể để
thương lượng với doanh nghiệp.



2.2. Thể chế hình thức giao
dịch giao ngay nơng sản


Giao dịch giao ngay (Spot
transaction)


là thỏa thuận mua hay bán hàng hóa theo giá
cả của thị trường tại thời điểm thỏa thuận và
việc giao nhận hàng, thanh toán ngay lập tức
hay một thời điểm nào đó trong tương lai.
Thuật ngữ “giao ngay” chưa phản ánh rõ bản
chất của giao dịch này vì “giao ngay” nhưng
hàng hóa người bán giao cho người mua có
thể sau vài ngày, vài tuần, thậm chí vài
tháng. Bản chất giao dịch giao ngay là hai
bên mua, bán hàng hóa thực, tức là đã có
hàng và giá được xác định theo thị trường
hiện tại. Nơng dân kiểm sốt và quyết định
tồn bộ q trình sản xuất như sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu như thế nào, cũng như họ
phải tự bỏ vốn đầu tư cho hoạt động của
mình. Sau khi thu hoạch, nơng dân phải tự
tìm kiếm thị trường và thương lượng với
người mua để bán nơng sản do mình sản xuất
ra. Nếu giá cả thị trường tại thời điểm giao
dịch cao hơn chi phí mà nơng dân bỏ ra thì
họ có lời và ngược lại thì thua lỗ.


Chủ thể tham gia giao dịch bao gồm
nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp,


thương nhân (người mua gom, người bán
buôn, người bán lẻ) và người tiêu dùng. Giao
dịch giao ngay có hai hình thức giao dịch chủ


yếu:


Thứ nhất, là hình thức giao dịch nơng
sản phân tán. Đây là giao dịch trực tiếp giữa
người bán và người mua tại địa điểm của
người bán hoặc người mua.


Thứ hai, là hình thức giao dịch nơng
sản tập trung. Nhiều người mua và nhiều
người bán tập trung tại một địa điểm cụ thể
để thỏa thuận hoặc thực hiện đấu giá nơng
sản, có sự tham gia của người trung gian
trong hoạt động giao dịch giữa người mua và
người bán.


Đối với hình thức giao dịch giao
ngay, cơ chế hình thành giá hồn tồn do
cung cầu của thị trường quyết định. Trong
trường hợp giao dịch phân tán, người mua và
người bán trực tiếp giao dịch với nhau để
thỏa thuận giá cả, chất lượng, phương thức
giao nhận và thanh toán. Điều này dẫn đến
lợi thế ln nghiêng về người có quyền lực
thương lượng lớn hơn. Trong trường hợp
giao dịch tập trung, nhiều người mua và
nhiều người bán cùng tập trung thỏa thuận


giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận và
thanh tốn. Cơ chế hình thành giá thường
thông qua đấu giá hoặc thỏa thuận giữa hai
bên, nhưng do nhiều người bán và nhiều
người mua nên giá có tính tương đồng.


Ưu điểm của loại giao dịch giao ngay:
Người mua, người bán thỏa thuận trực tiếp,
công khai về hàng hóa. Mặt hạn chế: chênh
lệch giá giữa các địa phương do mất cân đối
cung cầu cục bộ và thông tin ách tắc; người
bán, người mua phụ thuộc vào giá cả thị
trường hiện tại; phát sinh dự trữ từ người bán


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

(chờ khách mua) và từ người mua (chưa sử
dụng đến).


Muốn hình thức giao dịch giao ngay
phát triển phải hoàn thiện được cơ sở hạ tầng
giao thơng để hàng hóa lưu thông từ vùng
này đến vùng kia dễ dàng; kết cấu hạ tầng
thương mại như các chợ đầu mối, trung tâm
nông sản, siêu thị,…cũng phải phát triển.
Trong đó, các chợ đầu mối và trung tâm
nông sản phải gắn liền với hệ thống kho
tàng, cơ sở chế biến,… để đảm bảo cho hoạt
động mua bán diễn ra thuận lợi. Trong bối
cạnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, kết
cấu hạ tầng thơng tin cũng đóng vai trò rất
quan trọng như giao dịch thương mại điện tử


được xem là một chợ ảo để người mua và
người bán thực hiện giao dịch hàng hóa.


2.3. Thể chế hình thức giao
dịch giao sau nơng sản


Cũng tương tự như thuật ngữ “giao
ngay”, thuật ngữ “giao sau” chưa phản ánh
rõ bản chất của hình thức giao dịch này.
Tuy nhiên, do chưa có thuật ngữ nào chính
xác hơn nên tác giả sử dụng thuật ngữ
“giao sau” để chỉ 3 hình thức giao dịch được
phân tích dưới đây là giao dịch triển hạn
(forward transaction), giao dịch kỳ hạn
(futures transaction) và giao dịch quyền chọn
(option transaction).


2.3.1. Giao dịch triển hạn


Giao dịch triển hạn (forward
transaction) là một thỏa thuận mua bán một
số lượng hàng hóa mà việc chuyển giao hàng
hóa được thực hiện sau một thời hạn nhất
định, với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay [8].


15


Thỏa thuận đạt được của giao dịch triển hạn
được gọi là hợp đồng triển hạn (forward
contract) và thị trường giao dịch loại hợp


đồng này gọi là thị trường triển hạn (forward
market). Theo các nhà nghiên cứu các hình
thức giao dịch thương mại nông sản trên thế
giới, “hợp đồng bao tiêu (hay tiêu thụ)
-marketing contract” và “hợp đồng bao tiêu
(hay tiêu thụ) triển hạn - forward marketing
contract” là một hợp đồng triển hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đảm nhận ln vai trị giao dịch trực tiếp với
người mua và người bán. Điều này làm xuất
hiện chủ thể kinh doanh mới trên thị trường
triển hạn là “nhà tạo lập thị trường” (market
maker). “Nhà tạo lập thị trường” là người
giao dịch trên thị trường chịu trách nhiệm
mua bán với công chúng” [8]. Họ là người
nắm giữ hàng hóa lớn và tạo ra tính thanh
khoản cho thị trường. Họ sẵn sàng mua hàng
hóa khi người bán muốn bán và sẵn sàng bán
khi người mua muốn mua. Ngày nay, giao
dịch triển hạn được thực hiện trên thị trường
phi tập trung - OTC. Chủ thể tham gia bao
gồm người mua, người bán, người môi giới,
ngân hàng và người tạo lập thị trường.


Sự khác biệt lớn nhất của giao dịch
triển hạn với giao dịch giao ngay không phải
việc giao hàng ngay hay giao hàng sau mà
chính là “giá cả đã đồng ý ngày hôm nay”,
chứ không phải “giá cả hôm nay”. Giá cả hai
bên thỏa thuận phản ánh giá kỳ vọng của họ


trên thị trường nông sản trong tương lai. Giá
này phản ánh cung cầu của thị trường nông
sản trong tương lai. Giá cả này có thể cao hơn
hoặc thấp hơn giá hiện tại. Giá này được gọi
là giá triển hạn (forward price). Trong giao
dịch triển hạn, có 3 cơ chế thỏa thuận giá:


Thứ nhất, giá cố định có thể cao hơn
hoặc thấp hơn giá của thị trường hiện tại.
Người mua và người bán nếu kỳ vọng giá tại
thời điểm giao hàng cao hơn giá hiện tại họ
sẽ thỏa thuận giá cao hơn và ngược lại. Ưu
điểm của hình thức này là người mua, người
bán biết được số tiền mình sẽ trả, hoặc sẽ
nhận để tính toán kế hoạch kinh doanh và rủi


ro được chia đều cho mỗi bên. Hạn chế là cơ
chế thanh toán và xử lý tranh chấp chưa có
tính pháp lý cao, tùy thuộc thiện chí của các
đối tác đã ký kết.


Thứ hai, giá thị trường kỳ hạn. Giá
này thường được xác định dựa vào thị trường
kỳ hạn. Ưu điểm giá cả phản ánh cung cầu
của thị trường tại thời điểm giao hàng. Hạn
chế là cần có thị trường kỳ hạn để người
mua, người bán thỏa thuận giá.


Thứ ba, chốt giá sau
(Price-to-be-fixed). Đây là hình thức cho phép người mua


hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào
đó trong tương lai, trước khi thực hiện giao,
nhận hàng. Ở Việt Nam, hình thức ký gửi
hàng, chốt giá sau của nơng dân trồng cà phê
Tây Ngun hồn tồn khác về bản chất so
với hình thức giao dịch này. Ở đây, nông dân
thực hiện ngược quy trình là giao hàng trước
và chốt giá sau nên rủi ro xảy ra đối với họ
là điều khó tránh khỏi. Có hai loại hợp đồng:
hợp đồng do người bán nắm quyền chốt giá
và hợp đồng người mua nắm quyền chốt giá.
Người không nắm quyền chốt giá thường sử
dụng cơng cụ thị trường kỳ hạn để phịng
chống rủi ro. Ưu điểm của hợp đồng này là
rủi ro được hạn chế. Mặt hạn chế là phải có
thị trường kỳ hạn để người mua, người bán
thực hiện chốt giá.


Muốn hình thức giao dịch triển hạn
phát triển, thị trường OTC và thị trường kỳ
hạn phát triển; pháp luật về hợp đồng có hiệu
lực, hiệu quả; chủ thể tham gia đầy đủ bao
gồm người mua, người bán, người môi giới
và người tạo lập thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

2.3.2. Giao dịch kỳ hạn
Giao dịch kỳ hạn (futures
transaction)


là một thỏa thuận mua bán một số lượng


hàng hóa nhất định theo một mức giá cố định tại
thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc
chuyển giao hàng hóa được thực hiện vào
một ngày trong tương lai thơng qua Sở giao
dịch hàng hóa.


Giao dịch kỳ hạn đã tiếp thu được tất
cả những ưu việt, đồng thời khắc phục được
những hạn chế của giao dịch triển hạn. Điều
đó được thể hiện ở việc tiêu chuẩn hoá các
hợp đồng triển hạn để tạo thành một hợp
đồng kỳ hạn với các điều khoản cụ thể và
chặt chẽ hơn. Hơn nữa, giao dịch kỳ hạn
được thực hiện trên thị trường có tổ chức
cao, được gọi là thị trường kỳ hạn, nên giảm
bớt được rủi ro và tăng tính thực thi đối với
các hợp đồng. Trong thị trường kỳ hạn, tất
cả các giao dịch đều được tiến hành tại một
nơi quy định gọi là Sở giao dịch hàng hoá kỳ
hạn (Futures Exchange) hay gọi tắt là Sở
giao dịch hàng hóa.


Sở giao dịch hàng hóa là thị trường
được thiết lập để đưa ra các quy định và quy
tắc giao dịch; cung cấp các phương tiện giao
dịch; duy trì hệ thống điều hành đăng ký và
hủy các giao dịch; thực hiện trung gian giao
nhận hàng hóa và thanh tốn giữa người mua
và người bán [5]. Thành viên tham gia thực
hiện giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa bao


gồm người mơi giới (broker hoặc
FCM-Futures Commision Merchant), là người
thực hiện giao dịch cho khách hàng và
hưởng hoa hồng; người tự kinh doanh


(dealer) là người thực hiện kinh doanh
cho chính mình; và người tạo lập thị trường.
Một bộ phận quan trọng của Sở giao dịch
hàng hóa là Trung tâm thanh tốn bù trừ
(Clearing House - CH). Trung tâm là người
bán đối với bên mua và người mua đối với
bên bán; thu tiền ký quỹ ban đầu từ bên mua
và bên bán đề phịng trường hợp họ khơng
thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ; đánh giá giá
trị của mọi trạng thái mở theo giá thị trường;
và chỉ định và giám sát việc giao, nhận hàng
hóa và thanh tốn.


Tại Sở giao dịch, người giao dịch
không chỉ mua bán lần đầu các hợp đồng
(giao dịch sơ cấp) mà còn mua bán lại (giao
dịch thứ cấp) các hợp đồng đang lưu hành.
Tồn bộ các loại hình giao dịch mua đi bán
lại này tạo nên tính thanh khoản cho các hợp
đồng từ khi phát hành cho đến khi đáo hạn.


Hoạt động giao dịch thơng qua Sở
giao dịch hàng hóa được thực hiện bằng cách
đặt lệnh mua, bán và giá được hình thành
thơng qua đấu giá tập trung. Người mua, bán


ở Sở giao dịch phải thực hiện ký quỹ
(margin). Có hai loại ký quỹ là ký quỹ ban
đầu và ký quỹ duy trì.


Ưu điểm chính của giao dịch kỳ hạn
là cơ sở pháp lý thực thi hợp đồng vững chắc
hơn; thị trường được tổ chức kỹ lưỡng và có
độ tin cậy cao. Mặt hạn chế của giao dịch kỳ
hạn là đòi hỏi người tham gia giao dịch phải
có kiến thức nhất định; người tham gia giao
dịch phải mở tài khoản giao dịch và nộp tiền
ký quỹ.


Muốn phát triển hình thức giao dịch


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

kỳ hạn, Sở giao dịch hàng hóa được thiết lập
với hệ thống hạ tầng đầy đủ; hệ thống pháp
luật về giao dịch kỳ hạn phải hoàn thiện;
người tham gia trên thị trường đòi hỏi có
kiến thức nhất định.


2.3.3. Giao dịch quyền chọn
Giao dịch quyền chọn
(option


transaction) hay còn gọi là giao dịch thông
qua hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng quyền
chọn là hợp đồng lựa chọn nhằm mua hoặc
bán một quyền, chứ không bắt buộc để mua
hoặc bán một khối lượng hàng hóa. Sự xuất


hiện của giao dịch quyền chọn nhằm giải
quyết một vấn đề thường xảy ra trong thực
tế, đó là sau khi người bán (nhà sản xuất),
tương tự người mua (nhà xuất khẩu chẳng
hạn) đã nắm giữ hợp đồng thì giá cả hàng
hóa biến động và gây thiệt hại đối với họ. Để
hạn chế thiệt hại, người mua và người bán
tham gia thị trường quyền chọn (option
market). Thị trường quyền chọn là thị trường
diễn ra các giao dịch hợp đồng quyền chọn
(option contract). Có hai loại hợp đồng
quyền chọn. Quyền chọn mua là người mua
được quyền quyết định thực hiện mua hàng
hóa hay khơng mua hàng hóa khi hợp đồng
sắp đến hạn. Quyền chọn bán là người bán
được quyền quyết định bán hàng hóa hay
khơng khi hợp đồng sắp đến hạn. Để được
hưởng quyền này, người mua quyền phải trả
trước cho người bán quyền một khoản phí
(premium), cho dù sau này có thực hiện
quyền của mình hay khơng. Cũng tương tự
như giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn
chỉ được đảm bảo khi giao dịch ở Sở giao


18


dịch hàng hóa.


3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM



3.1. Kinh nghiệm hình thành
và phát triển thể chế giao dịch sản
xuất theo hợp đồng


3.1.1. Bài học thứ nhất,
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ
đóng vai trị hạt nhân quyết định
sự thành công của mơ hình sản
xuất theo hợp đồng.


Ở Hoa Kỳ và Thái Lan, các doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu là người khởi
xướng hình thức sản xuất theo hợp đồng.
Công ty CP của Thái Lan có nhu cầu chế biến
thịt gà nên họ có nhu cầu nguyên liệu cho sản
xuất rất lớn. Việc mua nguyên liệu trên thị
trường giao ngay khơng hiệu quả do chi phí
giao dịch cao và giá cả không ổn định nên họ
phải tự xây dựng cơ sở cung cấp nguyên liệu
bằng hình thức sản xuất theo hợp đồng. CP
cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y, hướng
dẫn kỹ thuật cho nông dân và thu lại sản
phẩm. Tương tự các doanh nghiệp chế biến
khoai tây chiên ở Thái Lan cũng vậy. Ở Trung
Quốc, Chính phủ lựa chọn và chỉ định các
doanh nghiệp đủ tiềm lực về kinh tế, công
nghệ và kỹ thuật để ký hợp đồng với nông
dân. Phần lớn các trang trại Hoa Kỳ ký hợp
đồng trực tiếp với doanh nghiệp chế biến, tiêu


thụ có khả năng chế biến hoặc tiêu thụ như
Walmart, Pepsico. Như vậy, muốn phát triển
sản xuất theo hợp đồng, các doanh nghiệp
chế biến, tiêu thụ phải đóng vai trị hạt nhân
kết nối trang trại với thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

đóng vai trị hỗ trợ và thúc đẩy sản
xuất theo


hợp đồng trong điều kiện nền sản


xuất nơng


nghiệp cịn phân tán, manh mún,
lạc hậu.


Ở Hoa Kỳ, pháp luật về hợp đồng
hồn tồn dựa trên ngun tắc tơn trọng
quyền tự do, tự nguyện của các bên tham gia
hợp đồng. Nhà nước khơng có bất kỳ chính
sách nào khuyến khích hoặc hỗ trợ để nơng
dân hoặc doanh nghiệp thực hiện sản xuất
theo hợp đồng. Đạo luật nông nghiệp năm
2002 của Hoa Kỳ chỉ quy định hợp đồng với
chính phủ nhằm bảo hộ cho người sản xuất
nơng nghiệp. Tuy nhiên, hình thức sản xuất
theo hợp đồng cũng được phát triển ở Hoa
Kỳ và việc sản xuất theo hợp đồng là hồn
tồn tự nguyện giữa nơng dân và doanh
nghiệp. Sở dĩ như vậy, các trang trại sản xuất


hàng hóa lớn cần phải có người tiêu thụ ổn
định và doanh nghiệp chế biến cần có nguồn
ngun liệu ổn định. Do đó vì lợi ích hai bên
mà sản xuất theo hợp đồng phát triển. Tuy
nhiên, đối với Trung Quốc và Thái Lan, vai
trò nhà nước rất quan trọng trong việc sản
xuất theo hợp đồng. Ở Thái Lan nhà nước hỗ
trợ cho nơng dân về tín dụng và khuyến nông
và hỗ trợ, thúc đẩy cho doanh nghiệp ký hợp
đồng với nông dân. Nguyên nhân là do sản
xuất nơng nghiệp cịn kém phát triển, nơng
dân sản xuất hàng hóa chưa nhiều nên họ dễ
dàng bán trên thị trường giao ngay; doanh
nghiệp nếu ký kết hợp đồng với từng hộ
nông dân sản xuất nhỏ thì sẽ làm chi phí giao
dịch gia tăng nên không hấp dẫn họ thực
hiện sản xuất theo hợp đồng. Trường hợp ở
Trung Quốc, chính mơ hình “Dragon-head


firms” do chính phủ khởi xướng đã thúc đẩy
mơ hình sản xuất theo hợp đồng.


Ở Việt Nam, với nền sản xuất nông
nghiệp phân tán, manh mún, lạc hậu hơn cả
Thái Lan và Trung Quốc, thì đây là bài học
mà chúng ta cần vận dụng để thực hiện sản
xuất theo hợp đồng.


3.1.3. Bài học thứ ba, sự thành
công



của các mơ hình sản xuất theo hợp
đồng


tùy thuộc vào những điều kiện vật
chất


nhất định.


Khơng có mơ hình sản xuất theo hợp
đồng nào phù hợp cho tất cả. Kinh nghiệm sản
xuất theo hợp đồng của Tập đoàn CP là một
bài học có giá trị. CP rất thành cơng trong mơ
hình chăn ni gia cơng, nhưng thất bại khi
áp dụng mơ hình này để sản xuất lúa và nuôi
tôm. Nguyên nhân là CP chưa đủ các điều
kiện vật chất cần thiết như nhà kho, cơ sở chế
biến phục vụ cho sản xuất lúa và nuôi tơm.
Ngồi ra các trang trại sản xuất lúa và ni
tơm ở Thái Lan thường có quy mơ nhỏ nên họ
chưa có nhu cầu sản xuất theo hợp đồng. Ở
Hoa Kỳ trừ những trang trại có cơ sở giết mổ,
chế biến riêng, còn lại gần như 100% các
trang trại chăn nuôi heo đều sản xuất theo hợp
đồng [12]. Sản xuất theo hợp đồng theo mơ
hình tập trung và mơ hình trang trại hạt nhân
thường chỉ áp dụng trong điều kiện các trang
trại quy mô lớn và sản phẩm có “tính chun
biệt về tài sản” (asset specificity).



Sản xuất theo hợp đồng theo mơ hình
đa thành phần, mơ hình trung gian và mơ
hình phi chính thức như ở Thái Lan và Trung
Quốc là mơ hình phù hợp trong điều kiện sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, phân tán,
manh mún lạc hậu. Những người trung gian
như HTX, người mua gom, ngay cả doanh
nghiệp thương mại ở địa phương chính là lực
lượng quan trọng làm cầu nối trung gian giữa
nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu. Mối quan hệ hợp đồng giữa người
trung gian và nơng dân chỉ là hợp đồng
miệng vì trình độ của nơng dân thấp và sản
xuất ở quy mô nhỏ. Người trung gian làm đại
lý cho doanh nghiệp trong việc mua gom
nông sản từ nông dân và hưởng hoa hồng
cho công việc do doanh nghiệp ủy thác.
Ngoài ra, nhà nước cũng đóng vai trị quan
trọng trong q trình phát triển hình thức sản
xuất theo hợp đồng. Tóm lại, sự thành cơng
của các mơ hình sản xuất theo hợp đồng tùy
thuộc vào điều kiện vật chất nhất định.


3.2. Kinh nghiệm hình thành
và phát triển thể chế giao dịch giao
ngay


3.2.1. Bài học thứ tư, phát triển
loại hình dịch vụ thương mại bán


buôn hiện đại đa chức năng.


Chợ đầu mối nông sản truyền thống
là nơi thương nhân thuê mặt bằng và tự tổ
chức kinh doanh. Giá cả do các thương nhân
tự thương lượng với nhau. Chợ bán buôn
hiện đại là một doanh nghiệp thực hiện chức
năng dịch vụ thương mại bán buôn. Hiện
nay, Thái Lan đã phát triển được 68 chợ
trung tâm lúa gạo, 18 chợ trung tâm rau quả
và 3 chợ trung tâm thủy sản [17]. Theo quy
định của Cục nội thương Thái Lan, Chợ
trung tâm là một pháp nhân, dưới hình thức
cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu


hạn, hợp tác xã hoặc tổ chức của nơng dân
được hình thành theo luật. Theo quy hoạch
chợ gạo và ngũ cốc cách nhau ít nhất 30 km;
chợ rau quả, thủy sản, gia cầm… mỗi tỉnh tối
đa 1 chợ, nếu nhiều hơn phải cách nhau ít
nhất 50 km [2]; chợ phải có diện tích đất xây
dựng thuộc quyền sở hữu hoặc thuê mướn
tối thiểu 5 năm. Diện tích chợ gạo và ngũ cốc
tối thiểu là 3,2 ha; chợ rau quả, gia cầm, gia
súc, thủy sản và mặt hàng khác tối thiểu 1,6
ha. Chợ gạo phải có nhà kho với sức chứa tối
thiểu 1.000 m3, cân ô tô, sân phơi và máy
sấy lúa. Tất cả các chợ trung tâm đều phải có
hệ thống kho, điện, nước, xử lý chất thải, khu
sơ chế, thiết bị kiểm tra chất lượng, hệ thống


bảng điện tử báo giá,…đủ để cung cấp dịch
vụ cho thương nhân và nông dân.


Chủ thể kinh doanh của chợ đầu mối
của Thái Lan bao gồm nông dân, người mua
gom, người môi giới, người phân phối
(caterers), người bán lẻ và người tiêu dùng.
Chợ tổ chức mua bán cơng khai bằng hình
thức đấu giá hay thỏa thuận giá. Chợ có
nhiệm vụ thơng báo mặt hàng, giá cả, số
lượng buôn bán ở chợ. Chợ cung cấp các
dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, chế
biến, thanh tốn và thơng tin thị trường. Hoạt
động mua bán ở chợ đều phải thông qua ban
điều hành chợ. Thương nhân muốn mua
hàng phải đặt tiền ký quỹ; hàng hóa trước khi
bán đều được ban quản lý chợ kiểm tra về
chất lượng và cân đo, đong đếm. Sau khi
người mua và người bán đã thỏa thuận giá
xong, họ phải nộp phiếu cho ban điều hành
chợ để thực hiện giao hàng và thanh toán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Trung Quốc đang phát triển các chợ
bán buôn truyền thống trở thành trung tâm
phân phối hàng nông sản. Bộ Nông nghiệp
Trung Quốc đưa ra 4 chức năng chính của
chợ đầu mối: thứ nhất, sơ chế, phân loại,
đóng gói, bảo quản; thứ hai, cơ chế hình
thành giá; thứ ba, thỏa mãn nhu cầu giao
dịch, tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng


và tăng cơ hội cho giao dịch và thứ tư, cung
cấp thơng tin cho người bán. Ngồi ra Chính
phủ Trung quốc cũng thúc đẩy các doanh
nghiệp kinh doanh chợ đầu mối liên kết với
các doanh nghiệp chế biến để phân phối
hàng đến các doanh nghiệp này và hình
thành các cửa hàng bán lẻ.


Sự phát triển loại hình dịch vụ thương
mại bán bn ở Thái Lan và Trung Quốc đã
góp phần ổn định giá cả, nâng cao chất lượng
sản phẩm và gắn kết được người sản xuất với
người tiêu dùng. Doanh nghiệp quản lý chợ
đã thay đổi chức năng từ đơn vị cung cấp
dịch vụ hạ tầng trở thành đơn vị thực hiện
chức năng dịch vụ thương mại bán buôn.


3.2.2. Bài học thứ năm, điều


kiện vật


chất góp phần phát triển giao dịch giao
ngay.


Trang trại gia đình ở Hoa Kỳ có quy
mơ lớn là lực lượng chủ yếu cung cấp nơng
sản hàng hóa. Những trang trại này có đầy đủ
các phương tiện vận chuyển, kho bãi, cơ sở
sơ chế. Thêm vào đó, kết cấu hạ tầng giao
thông tốt. Người sản xuất nông sản ở Hoa Kỳ


thường không bán qua hệ thống bán bn. Vì
thế, hệ thống bán bn dần dần mất vai trò. Ở
các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan và
Việt Nam, việc cung cấp nông sản hàng hóa


chủ yếu do trang trại có quy mơ nhỏ, khơng
có đầy đủ các phương tiện vận chuyển, lưu
kho, sơ chế,…và kết cấu hạ tầng giao thông
chưa hồn thiện. Do đó, hệ thống trung gian
(người mua gom và bán bn) cịn đóng vai
trị quan trọng. Sự thành công của các chợ
lúa, gạo ở Thái Lan như chợ lúa của tập đồn
CP ở vùng Đơng Bắc và chợ lúa của BAAC
ở vùng Tây Bắc nhờ vào kết cấu hạ tầng phát
triển. Các chợ đều nằm ở vị trí giao thơng
thuận lợi, được trang bị đầy đủ các phương
tiện như hệ thống phơi sấy, chế biến, lưu
kho,…Chính phủ Thái Lan cũng quy định
tiêu chuẩn kết cấu hạ tầng bắt buộc đối với
việc xây dựng các chợ trung tâm nơng sản.
Chính vì vậy một trong yếu tố quyết định sự
hình thành và phát triển thể chế giao dịch
giao ngay là các điều kiện vật chất đầy đủ.


3.3. Kinh nghiệm hình thành
và phát triển thể chế giao dịch giao
sau


3.3.1. Bài học thứ sáu, phát



triển thị


trường OTC cho giao dịch triển hạn
trước


khi thành lập Sở giao dịch hàng hóa
là phù


hợp với điều kiện Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

đó phát triển thành Sở giao dịch kỳ hạn. Mơ
hình này thành cơng nhờ vào:


Thứ nhất, thị trường OTC là thị
trường hàng hóa thực. Tiêu chuẩn sản phẩm và
hợp đồng chưa được chuẩn hóa. Thị
trường OTC là nơi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
nông sản cho nông dân và nhu cầu nguyên
liệu chế biến cho doanh nghiệp. Nhưng thị
trường này có cơ chế đảm bảo thực thi hợp
đồng tốt hơn thị trường giao ngay.


Thứ hai, thị trường OTC chính là nơi
cho thương nhân tập dượt phương thức
phòng chống rủi ro; đơn vị quản lý thị trường
học hỏi kinh nghiệm điều hành thị trường và
cơ quan nhà nước học hỏi kinh nghiệm trong
việc hoạch định chính sách, giám sát thị
trường.



Trong điều kiện Việt Nam hiện nay,
thương nhân chưa quen thuộc với các cơng
cụ phịng chống rủi ro, hàng nơng sản chưa
được tiêu chuẩn hóa, việc thực thi hợp đồng
cịn gặp nhiều khó khăn. Như vậy, việc phát
triển thị trường OTC để thực hiện giao dịch
triển hạn, sau khi thành công sẽ nâng thành
Sở giao dịch kỳ hạn là phù hợp.


3.3.2. Bài học thứ bảy, xây


dựng tổ


chức và cơ chế quản lý giao dịch


kỳ hạn


chặt chẽ, có sự phân biệt giữa giao


dịch kỳ


hạn hàng hóa nơng sản (hàng hóa
thơng


thường) với giao dịch chứng khốn
(giấy


tờ có giá).


Kinh nghiệm phát triển của các Sở


giao dịch hàng hóa ở Hoa Kỳ đã chứng minh


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

CBOT, CME và NYBOT (Sở giao dịch hàng
hóa New York) của Hoa Kỳ lúc đầu thành lập
hồn tồn tự phát, khơng có tổ chức và quản
lý chặt chẽ. Khi quy mô giao dịch càng lớn,
rủi ro xảy ra càng nhiều. Điều này dẫn đến
Chính phủ Hoa Kỳ phải xây dựng Luật để tổ
chức và quản lý các giao dịch này. AFET của
Thái Lan hoặc ZCE, SFE (Sở giao dịch hàng
hóa Thượng Hải), DCE (Sở giao dịch hàng
hóa Đại Liên) của Trung Quốc đều được
thành lập sau khi Chính phủ đã ban hành luật
pháp đầy đủ, đảm bảo cho các sở giao dịch
kỳ hạn xây dựng tổ chức và cơ chế quản lý
giao dịch kỳ hạn chặt chẽ. Ngoài ra, kinh
nghiệm của Thái Lan và Hoa Kỳ cũng cho
chúng ta thấy rằng cần phải tách bạch hai cơ
quan quản lý: cơ quan quản lý thị trường
chứng khoán và cơ quan quản lý thị trường
kỳ hạn hàng hóa thơng thường. Vào thập niên
1970, thế kỷ trước, chức năng hoạt động của
CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn)
và SEC (Ủy ban chứng khốn) khơng rõ ràng
đã làm thị trường kỳ hạn hàng hóa thơng
thường và thị trường chứng khốn liên tục bị
chao đảo. Mặc dù hai thị trường này có các
nghiệp vụ giao dịch giống nhau nhưng bản
chất hoạt động có khác nhau. Giao dịch kỳ
hạn nông sản hàng hóa là giao dịch nhằm


phịng chống rủi ro do sự biến động của giá
nơng sản; cịn giao dịch chứng khoán là hoạt
động đầu tư. Chính vì vậy, các quốc gia trên
thế giới đều tách thành hai cơ quan quản lý,
giám sát hoạt động của hai thị trường này. Ở
Hoa Kỳ, CFTC quản lý thị trường kỳ hạn
hàng hóa thơng thường và SEC Hoa Kỳ quản


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

lý thị trường chứng khoán; tương tự ở Thái
Lan, AFTC quản lý thị trường kỳ hạn hàng
hóa thơng thường và SEC Thái Lan quản lý thị
trường chứng khoán.


3.3.3. Bài học thứ tám, chuẩn
bị các điều kiện vật chất cần thiết
cho hoạt động của Sở giao dịch
hàng hóa.


Lựa chọn hàng hóa giao dịch sẽ
quyết định cho sự thành cơng của Sở giao
dịch hàng hóa. Nơng sản hàng hóa đưa vào
giao dịch cần nhiều người có nhu cầu bảo hộ
(hedging) và nhiều người chấp nhận rủi ro
(speculating). Thái Lan chọn lựa gạo, sắn lát
và cao su là 3 mặt hàng sản xuất chủ lực và
nằm trong nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu
của Thái Lan. Do đó, nhu cầu bảo hộ để tránh
biến động giá của nông dân và thương nhân
rất lớn và trên thị trường cũng có nhiều người
chấp nhận rủi ro cho mặt hàng này. Ở Trung


Quốc, có nhiều mặt hàng đưa vào giao dịch
nhưng cuối cùng phải loại bỏ. Mặt hàng lúa
mỳ vẫn còn giao dịch ở ZCE nhưng không
hấp dẫn người mua và người bán do mặt hàng
này được Nhà nước bảo hiểm rủi ro.


Trong bối cảnh ngày nay, giao dịch
phải nhanh chóng, kịp thời, đáng tin cậy. Hầu
hết các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới
đều chuyển từ giao dịch thủ công sang giao
dịch bằng hệ thống điện tử tự động, với hệ
thống nhập lệnh và khớp lệnh tự động bằng
máy tính. Hiện nay, phần lớn hệ thống giao
dịch điện tử trên thế giới đều được kết nối
vào mạng internet tồn cầu. Do đó muốn
phát triển hình thức giao dịch kỳ hạn, điều
kiện vật chất cần phải chuẩn bị đầy đủ.


Thể chế giao dịch nơng sản có vị trí
quan trọng trong q trình phát triển thị
trường nơng sản nói riêng và nền kinh tế nói
chung. Nền nơng nghiệp hiện đại là nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa lớn đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia và xuất khẩu, nâng cao
đời sống của nông dân, đặc biệt ở những
nước mà nông nghiệp cịn đóng vai trị quan
trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã
hội như Việt Nam. Thể chế giao dịch nông
sản là cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của


hoạt động giao dịch phù hợp với điều kiện vật
chất nhất định. Xét về bản chất của thể chế
giao dịch nông sản, người ta chia 3 loại: thể
chế giao dịch giao ngay, thể chế giao dịch
giao sau và thể chế giao dịch sản xuất theo
hợp đồng. Nghiên cứu kinh nghiệm hình
thành và phát triển thể chế giao dịch nông sản
của Thái Lan, Trung quốc và Hoa Kỳ, chúng
ta rút ra 8 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Đây là những bài học kinh nghiệm góp phần
thúc đẩy hình thành và phát triển thể chế giao
dịch nông sản cho Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt


[1] Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá
(2006), Tiếp tục xây dựng và hoàn


thiện thể


chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ


nghĩa, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.


[2] Cục Nội thương - Bộ Thương mại
(1998), Quy định Xúc tiến tổ chức thị
trường



trung tâm hàng nông sản, Tài liệu dịch
của


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20></div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

[3] Vũ Trọng Khải và Nguyễn Thắng
(2006), Đa dạng hóa chủ thể sở hữu
doanh nghiệp nơng nghiệp nhà nước,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


[4] Philip Kotler và Gary Amstrong
(2004), Những nguyên lý tiếp thị, Nhà
xuất bản Thống kê, Tp.HCM.


[5] Phòng kế hoạch - nguồn vốn
BIDV (2006), Giao dịch cao su tương
lai trên thị trường quốc tế, Bài trình
bày cho Tập đồn cao su Việt Nam,
Tp.HCM.


[6] Đặng Kim Sơn (2004), Ba cơ chế
thị trường, nhà nước và cộng đồng
- ứng dụng cho Việt Nam, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


[7] Hà Huy Thành (2006), Thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


[8] Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006),


Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất
bản Thống kê, TP.HCM


[9] Trung tâm từ điển học (2007), Từ
điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng,


Nội.


[10] Thời báo kinh tế Việt Nam
(2008), “Nơng nghiệp tăng trưởng trong khó
khăn”, Kinh tế 2007-2008 - Việt Nam
và Thế giới, trang 10-12, Hà Nội.


Tiếng Anh


[11] Charles Eaton và Andrew W.
Shepherd (2001), Contract Farming
Parner-ship for Growth, FAO Agricultural
Services Bullentin 145, pp. 2.


[12] Chenjun Pan and Jean Kinsey


(2002), The supply chain of pork: U.S. and
China, The Food Industry Center, University
of Minnesota, USA.


[13] Douglass C. North(1994),
“Institutional Competition”,
Economic



History (9411001), EconWPA, revised,
[ />


[14] Jason R.V. Franken and
Joost M.E. Pennings (2005), “Changing
agricultural marketing channel structures:
Interdependences & Risk preferences”,
Selected paper prepared for


presentation at


the American Agricultural
Economics


Association annual meeting,
Providence,


Rhode Island, July 24-27, 2005.


[15] James MacDonald, Janet
Perry, Mary Ahearn, et.al. (2004), Contracts,
markets, and prices - Organizing
the


Production and Use of


agricultural commodities,


Agricultural Economics Report N.837,
USDA.



[16] Michael Sykuta and Joseph
Parcell (2003), “Contract Structure and
Design in Identity Preserved Soybean


Production”, Review of


Agricultural


Economics 25 (2): 332-350, (working paper
version).


[17] The Department of Internal
Trade - Ministry of Commerce,
[
ypeid=15&catid=104].


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Development Report 2002 - Building
Institutions for Markets, Oxford University
Press, Box 1.2, page 6.


</div>

<!--links-->
<a href=' /> Tài liệu Báo cáo "Hoạch định và thực thi chính sách kích cầu hữu hiệu: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam " doc
  • 9
  • 893
  • 1
  • ×