Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.2 KB, 79 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



LÃ HỒNG VÂN ANH



ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP:KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ






Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


LÃ HỒNG VÂN ANH




ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06 (đối với chuyên ngành KTQT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN HOAN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN



Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii

GIỚI THIỆU CHUNG 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN 4
1.1. Tồng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở các trƣờng đại học công lập 11
1.2.1. Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập 11
1.2.2. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở Đại học công lập 19
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu thứ cấp 25
2.2. Phƣơng pháp lựa chọn điển hình 25
CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM TRONG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NƢỚC NGOÀIError! Bookmark not
defined.
3.1. Trung Quốc 28
3.2. Singapore 34
3.2.1. Tầm nhìn chiến lƣợc trong giáo dục 35
3.2.2. Thực thi chính sách giáo dục hiệu quả 36
3.2.3. Quản trị nguồn nhân lực chất lƣợng cao 37
3.2.4. Mô hình đại học tự chủ của Singapore 38
3.3. Hàn Quốc 40
3.4. Một số quốc gia khác 44
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG MỘT SỐ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 46
4.1. Đại học Quốc gia Hà Nội 46

4.2. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 48
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Khuyến nghị 54
5.2.1. Định hƣớng phát triển tài chính giáo dục đại học ở Việt Nam 54

5.2.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công
lập 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ĐHCL
Đại học công lập
2
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
3
ĐHSPHN
Đại học Sư phạm Hà Nội
4
GDĐH
Ngân sách nhà nước
5
GDP
Gross Domestic Product
6
MOET
Ministry of Education and Training
7
NSNN

Ngân sách nhà nước
8
SNCL
Sự nghiệp công lập


















ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 4.1

Các nguồn tài chính của ĐHQGHN
46
2
Bảng 4.2
Cơ cấu chi ngân sách của trường ĐHSPHN
47
3
Bảng 4.3
Cơ cấu các khoản chi thường xuyên của trường
ĐHSPHN
48
4
Bảng 5.1
Chi phí thực tế và chi phí hợp lý đào tạo đại
học của các nhóm ngành
49





















iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Biểu đồ
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 4.1
Các nguồn tài chính của ĐHQGHN
46


1
GIỚI THIỆU CHUNG
Tính cấp thiết của đề tài:
Tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng là xu thế phổ
biến trên thế giới, khuyến khích sự sáng tạo của các nhà khoa học, giúp giáo
dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và nâng cao
năng lực cạnh tranh với các trường đại học trên thế giới. Tự chủ tài chính là
một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính giáo dục đại học
công lập, qua đó nhằm nâng cao vị thế cũng như khả năng cạnh tranh và chất
lượng đào tạo của các trường đại học công lập tại Việt Nam.
Bắt kịp theo xu thế chung của thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
ban hành một loạt các văn bản để kiện toàn hệ thống giáo dục, trong đó có

giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những chủ trương của
Đảng và Nhà nước, rất nhiều những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại, đặc
biệt là lĩnh vực tài chính. Các quy định về cơ chế tài chính còn nhiều mâu
thuẫn, hạn chế tính tự chủ về tài chính của các trường đại học công lập
(ĐHCL). Nhiều chính sách đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Do đó, việc
phân tích nhưng điểm mạnh, điểm yếu, những điều đã đạt được và những vấn
đề cần sửa đổi trong cơ chế hiện hành về tự chủ tài chính trong các trường đại
học là rất cần thiết.
Trong số những nước Đông Á hiện nay đang tiến hành tự chủ đối với giáo
dục đại học, các nhóm nước có thu nhập cao có phần trăm tự chủ rất lớn, trong
khi đó thì các nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam, đạt kết quả rất hạn
chế trong vấn đề tự chủ đối với giáo dục đại học. Điều này bắt nguồn từ rất nhiều
nguyên nhân như: trình độ phát triển, tiềm lực kinh tế, môi trường xã hội…. Do
vậy, để so sánh, đánh giá, cũng như học tập kinh nghiệm trong vấn đề tự chủ tài
chính đối với các trường đại học công lập, bên cạnh phân tích thực trạng của một
số trường ĐHCL đã thực hiện tự chủ tài chính ở Việt Nam, luận văn lựa chọn

2
phân tích một số kinh nghiệm từ các nước có thành tựu cao về tự chủ tài chính
trong giáo dục đại học. Từ những phân tích trên, đề tài “Đổi mới cơ chế tự chủ
tài chính ở các trường Đại học công lập: Kinh nghiệm Quốc tế và bài học cho
Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu trong luận văn này.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quá trình tiến
hành tự chủ tài chính trong giáo dục đại học tại một số nước, luận văn đưa ra
những kinh nghiệm giúp các nước này đạt được nhiều thành tựu đáng kể từ khi
thực hiện tự chủ tài chính nhằm rút ra bài học cho Việt Nam. Đồng thời luận văn
phân tích những kết quả đã đạt được, những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại,
những chênh lệch giữa các văn bản quy phạm pháp luật và thực tế triển khai
trong quá trình được giao quyền tự chủ tài chính tại một số trường thí điểm ở

Việt Nam. Từ đó đưa ra kết luận và một số khuyến nghị giúp việc tự chủ tài
chính trong các trường ĐHCL tại Việt Nam đạt hiệu quả khả quan hơn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu :
+ Hệ thống cơ sở lý luận và tổng quan một số tài liệu nghiên cứu về tự
chủ tài chính ở các trường đại học.
+ Phân tích và rút ra những kinh nghiệm của các quốc gia khác trong tự
chủ tài chính ở đại học.
+ Phân tích thực trạng tiến hành tự chủ tài chính ở một số trường đại
học công lập Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu :
- Tại sao cần đẩy mạnh tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập ?
- Cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập nước ngoài đã
được thực hiện như thế nào ?
- Việt Nam đã thực hiện và triển khai tự chủ tài chính cho các trường
đại học công lập ra sao ?

3
- Việt Nam có thể học được gì từ những kinh nghiệm quốc tế về tự chủ
tài chính ở đại học công lập ?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : Cơ chế tự chủ tài chính ở đại học công lập.
- Phạm vi nghiên cứu : Một số nước có thành tựu lớn trong tự chủ tài
chính cho giáo dục nói chung và đào tạo đại học nói riêng qua những giai
đoạn có đặc điểm nổi bật và một số đại học công lập Việt Nam đã thực hiện
tự chủ tài chính.

4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tồng quan tài liệu nghiên cứu

Về mô hình tài chính
Theo Hauptman (2006) thì có ba nguồn tài chính nhằm duy trì các hoạt
động nghiên cứu và giảng dạy của các trường ĐHCL, đó là nguồn ngân sách
chính phủ, học phí và đóng góp từ xã hội. Trong đó đóng góp từ ngân sách
chính phủ là quan trọng và nên kết hợp linh hoạt các nguồn tài chính trên.
Điều này có nghĩa không thể giảm sự hỗ trợ 100% từ NSNN và để các trường
ĐHCL tự tìm nguồn kinh phí hoạt động. Theo Hauptman (2007) đã tổng hợp
bốn mô hình về tài chính cho GDĐH, trong đó có 3 mô hình tài chính liên
quan trực tiếp đến các trường ĐHCL.
Mô hình 1 : Miễn học phí hoặc áp dụng học phí thấp Theo mô hình này
thì nguồn tài chính chủ yếu của các trường ĐHCL là từ NSNN, học phí chỉ là
tượng trưng và thu khá thấp, nguồn NSNN chiếm khoảng 90% còn 10% học
phí. Để theo mô hình này thì các trường ĐHCL phải hoàn toàn phụ thuộc vào
nguồn tài trợ của chính phủ, học phí hoàn toàn bị kiểm soát. Mô hình được
Mỹ áp dụng vào thập niên 50 và 60, sau đó một số quốc gia của khu vực Bắc
Âu như Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan cũng đã áp dụng hơn một nữa thế kỷ.
Để có thể áp dụng thành công mô hình này, các quốc gia cần phải có đủ năng
lực tài chính để đầu tư cho giáo dục công lập. Đây là điều khiến nhiều quốc
gia không thể áp dụng mô hình này.
Mô hình 2 : Học phí được hoàn trả sau khi tốt nghiệp Theo mô hình
này thì NSNN sẽ đóng vai trò là nguồn đầu tư ban đầu cho các trường ĐHCL,
những đối tượng thụ hưởng dịch vụ GDĐH phải trả tương xứng với chất
lượng của dịch vụ cung cấp theo phương thức vay tín dụng và trả sau khi tốt
nghiệp thông qua hệ thống thuế thu nhập cá nhân và hệ thống ngân hàng.

5
Quốc gia Úc đã áp dụng mô hình này cuối những năm 1980 thông qua
chương trình hỗ trợ đại học. Sau đó Anh và Thái Lan cũng đã bắt đầu áp dụng
các mô hình tương tự như của Úc từ năm 2006. Hai điều kiện then chốt của
mô hình này là: + Mức độ đầu tư ban đầu của NSNN và các thành phần khác

đủ hình thành một ĐHCL có chất lượng. + Nhà nước cần thiết lập được một
cơ chế hữu hiệu nhằm thu hồi nợ vay của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo
Phạm Phụ (2010) thì tỷ lệ hoàn vốn từ nguồn nợ vay của sinh viên Trung
Quốc là 55% của Hàn Quốc là 64%, còn đối với các nước phát triển thì cao
hơn nhiều. Nhằm giảm bớt áp lực cho bộ máy quản lý, nhiều quốc gia đã giao
trách nhiệm cho vay và thu hồi nợ vay cho hệ thống ngân hàng.
Mô hình 3 : Tăng học phí kết hợp với các chính sách hỗ trợ Mô hình
này yêu cầu học phí phải được tính toán sao cho có thể bù đắp một phần đáng
kể các chi phí hoạt động của ĐHCL, đồng thời mô hình này sẽ hướng đến các
chính sách hỗ trợ học phí đối với các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Các
nước áp dụng thành công mô hình này hơn nửa thế kỷ qua là Mỹ, New
Zealand và Canada. Gia tăng học phí được xem như một giải pháp chủ yếu
nhằm chia sẽ chi phí giáo dục. Nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Phi thiết
lập cơ chế học phí song song : những sinh viên không hội đủ những điều kiện
nào đó về kết quả học tập thì không được theo học miễn phí mà phải đóng học
phí ở mức cao. Tuy nhiên việc áp dụng một mức học phí quá cao sẽ có nguy
cơ loại bỏ những sinh viên nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ GDĐH (Phạm
Phụ (2010)). Một cách làm khác có thể giúp vừa gia tăng sự chia sẽ chi phí
giáo dục, vừa đáp ứng được yêu cầu công bằng là : những sinh viên theo học
những ngành được nhà nước quan tâm phát triển thì sẽ đóng mức học phí
thấp, còn những sinh viên theo học các ngành mà xã hội đang có nhu cầu cao
như kinh tế, tài chính hay luật thì sẽ phải đóng học phí ở mức cao. Các mức
học phí khác nhau còn được áp dụng đối với các cấp độ đào tạo và đối tượng

6
người học : học phí chương trình sau đại học thì cao hơn so với chương trình
đại học, sinh viên nước ngoài phải đóng học phí cao hơn so với sinh viên
chính qui bản xứ. Úc là một ví dụ, những sinh viên khó khăn thỏa mãn các
điều kiện tham gia chương trình hỗ trợ được tính mức học phí theo qui định
của chính phủ, còn các sinh viên khác và sinh viên nước ngoài phải đóng mức

học phí cao hơn nhiều. Như vậy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và khả năng
nguồn NSNN đầu tư cho GDĐH mà có thể lựa chọn mô hình tài chính thích
hợp áp dụng cho các trường ĐHCL. Việc thực hiện chính sách thu học phí
hợp lí cùng với việc kết hợp linh hoạt các nguồn tài chính trong đó tranh thủ
nguồn thu từ NSNN cấp, mở rộng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và kêu
gọi sự đóng góp của cộng đồng đó là biện pháp nhằm đảm bảo nguồn tài
chính các trường ĐHCL ở Việt Nam phát triển theo hướng bền vững.
Về chính sách tài chính cho giáo dục của một số quốc gia
- Yuan Liansheng (2013) đã phân tích chính sách tài chính cho giáo dục
của Trung Quốc trong giai đoạn thực hiện chính sách theo kế hoạch dài hạn từ
2010-2020. Tác giả đã chỉ ra hệ thống tài chính cho giáo dục của Trung Quốc
hiện nay gồm hai đặc điểm: (1) là một hệ thống gây quỹ đa kênh với nguồn
đầu tư chủ yếu từ chính phủ. Ở mỗi địa phương tỷ lệ công quỹ là khác nhau.
Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho các trường ngoài công lập là rất thấp. (2) Chính
phủ không quy định rõ ràng về phân định cấp độ phân bổ quỹ giáo dục trong
bậc thang năm cấp của Trung Quốc. Không có cách tính rõ ràng để đảm bảo
phân bổ công bằng giữa các vùng nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó việc
trả lương cho giảng viên, nhân viên vẫn thuộc thẩm quyền của chính quyền
quận, thành phố. Tác giả cũng đưa ra các gợi ý về việc cải cách phương thức
phân bổ nguồn vốn cho giáo dục như: tăng cường đầu tư vào giáo dục, hoàn
thiện cơ chế phân phối, tăng cường quản lý quỹ cho giáo dục.

7
- Terri Kim (2008) đã phân tích các chính sách và thực tiễn của việc tái
cơ cấu giáo dục đại học ở Hàn Quốc trong hơn 20 năm qua. Tác giả đã nhấn
mạnh vào việc đảm bảo công bằng trong giáo dục bởi Hàn Quốc có đặc điểm
rất khác biệt so với đa số các quốc gia châu Á khác, đó là khu vực tư nhân
chiếm hơn 85% trong lĩnh vực giáo dục (Bộ Giáo dục Hàn Quốc, 2008). Để
đảm bảo được tính công bằng trong việc thu học phí, lệ phí, chi hỗ trợ ngân
sách… tác giả chỉ ra tầm quan trọng to lớn trong vai trò của Chính phủ. Chính

phủ phải là người điều hành tổng thể chứ không phải là người cung cấp nguồn
vốn. Tác giả cũng đưa ra những gợi ý về vấn đề tự chủ: thông qua quyền tự
quyết của các trường đại học; bảo đảm tính minh bạch của các trường đại học
đã được giao tự chủ bằng các biện pháp kiểm toán tài chính, gây dựng các
quỹ đầu tư cho giáo dục để đảm bảo nguồn vốn ngoài ngân sách.
- Frank Ziegle (1998) đã chỉ ra những ưu điểm khi chính phủ Đức thực
hiện giao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học, đó là: (1) theo dự án
ngân sách toàn diện Lower Saxony của chính phủ, tất cả khoản tiền chi ngân
sách cho đại học trong một năm được chuyển toàn bộ trong một lần duy nhất.
Điều này giúp các trường đại học dự kiến, đưa ra quyết định phân bổ nguồn
lực hiệu quả khi họ biết chính xác số tiền ngân sách mình có. (2) So với việc
phân bổ ngân sách theo nhiều cấp như truyền thống, việc phân quyền xử lý
ngân sách cho chính các trường đại học là hiệu quả hơn. Bởi hơn ai hết, các
trường đại học nắm rõ nhu cầu của chính họ, giúp việc phân bổ ngân sách hiệu
quả và linh hoạt hơn. (3) Việc phân quyền khiến các trường đại học phải chịu
trách nhiệm nhiều hơn đối với việc xử lý nguồn vốn ngân sách. Ngân sách chỉ
được phân bổ một lần, nên người đứng đầu các trường đại học phải sử dụng một
cách tiết kiệm nhất. Tác giả cũng chỉ ra rằng muốn việc tự chủ tài chính được
thực hiện hiệu quả thì chính phủ phải bãi bỏ những quy định gây hạn chế quyền
tự chủ của các trường đại học. Những nhà hoạch định chính sách phải đưa ra cơ
chế để quyền tự chủ thực sự thuộc về các trường đại học.

8
Về chính sách học phí đại học của Việt Nam
- Nguyễn Trường Giang (2012) đã nêu ra một số bất cập của cơ chế tài
chính hiện hành như: Mức học phí thấp không đủ bù đắp chi thường xuyên;
việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở đào tạo công lập mang tính bình quân,
chưa gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đào tạo; cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính còn nhiều bất cập. Tác giả cũng đã gợi ý
sơ bộ một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính: Từng bước tính đủ chi phí

đào tạo cần thiết trong học phí; đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực ngân sách
nhà nước; Đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đối với các cơ
sở giáo dục đại học công lập; Đổi mới cơ chế hỗ trợ chi phí đào tạo đối với
người học v.v…. Có thể nói tác giả đã đề cập tới rất nhiều vấn đề trong
nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở việc đưa ra những khuyến
nghị mang tính định hướng, chưa chỉ ra cụ thể, chi tiết cách làm và lộ trình
triển khai. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để triển khai các ý tưởng được nêu
trong nghiên cứu này.
- Nguyễn Ngọc Vũ (2012) đã nghiên cứu một số vấn đề đặt ra đối với
việc thí điểm tự chủ tài chính ở các cơ sở giáo dục đại học. Tác giả đề cập 3
nhóm vấn đề chính là (i) Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện tự
chủ tài chính tại một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; (ii) Nêu
các khó khăn, hạn chế và (iii) Gợi ý một số giải pháp. Đối với nhóm vấn đề
thứ nhất, theo tác giả, các kết quả chính đạt được là tất cả các trường đã xây
dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, làm cơ sở cho việc chi tiêu trong nhà
trường; các đơn vị được giao tự chủ đã tích cực chủ động trong việc đổi mới
và mở rộng hoạt động đào tạo như liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài,
đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện thí điểm chương trình chất lượng cao
học phí tương ứng và các hoạt động dịch vụ khác; Nhờ tích cực tăng thu và
tiết kiệm chi, chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp và tuyển dụng lao động

9
theo nhu cầu nên thu nhập của giảng viên và cán bộ tăng đáng kể 15-20%
v.v…Đối với nhóm vấn đề thứ 2, tác giả nêu các khó khăn bao gồm quy định về
thu học phí của trường tự chủ tài chính không khác gì các trường khác; chưa có
quy định về việc huy động vốn và vay vốn của các tổ chức tín dụng cho các hoạt
động dịch vụ công để khuyến khích các đơn vị chủ động giải quyết việc thiếu
phòng học, cơ sở vật chất; Học phí và lệ phí thu được phải gửi kho bạc nhà
nước, không được hưởng lãi suất v.v… Đối với nhóm vấn đề thứ 3, tác giả đề
xuất cần tự chủ hơn nữa về hoạt động liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế; chi

trả thu nhập cho người lao động; tự chủ sử dụng các nguồn lực tài chính, xác
định mức thu học phí, lệ phí, thu phí dịch vụ và sử dụng tài sản.
- Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012), nghiên cứu chính sách học
phí trong bối cảnh đổi mới cơ chế tài chính, hướng tới nền giáo dục đại học
tiên tiến, tự chủ. Theo các tác giả, việc áp mức trần học phí theo quy định tại
Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ tại các trường được giao cơ chế tự
chủ về tài chính là chưa hợp lý. Các tác giả đề xuất, đối với các ngành nghề
có khả năng xã hội hóa cao (ví dụ tài chính, ngân hàng, thương mại v.v…),
nên xây dựng lộ trình cho phép các cơ sở đào tạo tự xác định mức học phí,
đảm bảo tự cân đối kinh phí đào tạo. Ngân sách nhà nước tiết kiệm được từ
những ngành nghề này chuyển sang góp phần thực hiện cơ chế nhà nước đặt
hàng đối với các ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hóa (ví dụ, khoa
học cơ bản, nghệ thuật, điện hạt nhân, đào tạo giáo viên sư phạm v.v ), với
mức giá đặt hàng được tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Để thực hiện việc
cải cách học phí và cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước vừa nêu, các tác giả
đề xuất thực hiện đồng thời hai giải pháp. Thứ nhất là xây dựng và phê duyệt
đề án tự chủ tài chính (trong đó có chính sách học phí) theo trường; và Thứ
hai là Nhà nước chủ động từng bước giao quyền tự chủ tài chính cao hơn cho
toàn khối giáo dục (trong đó có quyền tự chủ về xác định mức học phí). Các đề

10
xuất, giải pháp nêu trong báo cáo này là đúng đắn, tuy nhiên mới dừng lại ở
mức độ định hướng. Cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các đề xuất, giải pháp
này để có thể triển khai thực tế.
Như vậy liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của Đề tài, tuy đã có tương
đối nhiều nghiên cứu, nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề chưa được xử lý trên
phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn như tóm tắt dưới đây:
- Các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư cho giáo dục về mặt tài chính hiện
nay, thực chất là các nghiên cứu về tỷ lệ thu hồi vốn trong giáo dục. Như trên đã
trình bày chi tiết, đây là một khái niệm có ý nghĩa rất hạn chế, dễ gây hiểu lầm;

cần phải xây dựng và tính toán các chỉ tiêu tài chính rõ ràng hơn, chính xác hơn.
- Đối với giáo dục đại học, ngoài hiệu quả tài chính, còn hiệu quả kinh
tế và hiệu quả xã hội. Hiện nay, các cơ sở đào tạo đa dạng hóa rất nhiều loại
hình đào tạo với chất lượng cao thấp khác nhau. Việc đa dạng hóa này, có thể
có hiệu quả về mặt tài chính đối với cơ sở đào tạo, nhưng chưa chắc đã có
hiệu quả đối với xã hội khi chưa rõ mức độ phù hợp của đầu ra đối với nhu
cầu của thị trường. Vì vậy, rất cần một mô hình nghiên cứu bài bản về vấn đề
này, đặc biệt là việc sử dụng các công cụ tài chính (chính sách học phí, chính
sách phân bổ ngân sách nhà nước) để cân bằng Cung – Cầu về nguồn nhân
lực, nâng cao hiệu quả xã hội của giáo dục đại học.
- Học phí đại học của Việt Nam có thể còn thấp, nhưng khả năng tài
chính của người học và của xã hội Việt Nam cũng rất thấp. Vậy cần cải cách
học phí như thế nào cho phù hợp nhất?. Đây là một vấn đề rất lớn cần nghiên
cứu kỹ lưỡng, vì chính sách học phí cần phải đạt được một loạt các yêu cầu:
Huy động tốt được nguồn lực xã hội cho giáo dục đại học, nhưng phải phù
hợp với khả năng người học và xã hội chấp nhận được; Phân luồng được học
viên, cân đối giữa các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực
của thị trường; Khuyến khích được các trường nâng cao chất lượng đào tạo,
quan tâm đúng mức tới các ngành đào tạo ít sinh viên quan tâm nhưng xã hội
lại có nhu cầu v.v…

11
- Một trong các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo
dục đại học là phân bổ ngân sách nhà nước một cách hợp lý nhất. Cho tới nay,
vẫn thiếu vắng hoàn toàn các nghiên cứu trong lĩnh vực sử dụng công cụ ngân
sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đại học. Chính vì vậy,
hiện nay, Việt Nam phân bổ ngân sách giáo dục đại học còn hoàn toàn chủ
quan, theo ý chí của cơ quan công quyền.
- Để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực tài chính cho giáo dục
đại học cũng rất cần một mức độ tự chủ tài chính phù hợp cho các cơ sở

đào tạo. Hiện chưa có các nghiên cứu bài bản về vấn đề mức độ tự chủ hợp
lý, phạm vi tự chủ hợp lý cho các trường.
1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở các trƣờng đại học
công lập
1.2.1. Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức được thành lập để thực
hiện các hoạt động sự nghiệp. Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động cung
cấp dịch vụ công cho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình
thường của xã hội. Hoạt động sự nghiệp không trực tiếp tạo ra của cải vật chất
nhưng nó tác động trực tiếp tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có
tính quyết định năng suất lao động xã hội. Những hoạt động sự nghiệp mang
tính chất phục vụ là chủ yếu và không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định dựa trên những tiêu chuẩn
sau: (i) Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có
thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương; (ii) Được nhà nước cấp kinh phí
và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và được
phép thực hiện một số khoản thu phí, lệ phí theo chế độ Nhà nước quy định;
(iii) Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý kế toán theo chế độ nhà

12
nước quy định; (iiii) Có mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để kiểm soát các
khoản thu, chi tài chính.
Các đơn vị sự nghiệp công lập có những đặc điểm cơ bản sau: (i) Đơn
vị sự nghiệp công lập là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã
hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính
không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nước duy trì, tổ chức, tài trợ cho các
hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực
hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính

sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó, nhà nước hỗ
trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế
phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao
đời sống, sức khỏe, văn hoá và tinh thần của nhân dân; (ii) Kết quả của hoạt
động sự nghiệp chủ yếu là tạo ra các dịch vụ công, phục vụ trực tiếp hoặc
gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội Nhờ việc sử dụng các hàng hóa công
cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà quá trình tái sản xuất ra của cải vật
chất trong xã hội được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Hoạt động sự
nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, thể dục, thể thao mang đến tri thức và đảm bảo
sức khoẻ cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực có chất
lượng ngày càng tốt hơn. Hoạt động sự nghiệp khoa học, văn hóa mang lại
những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, tạo ra những công nghệ mới phục vụ sản
xuất và đời sống. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động
tích cực tới quá trình tái sản xuất xã hội. (iii) Hoạt động sự nghiệp trong các
đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình
phát triển kinh tế xã hội của nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước
tổ chức, duy trì hoạt động sự nghiệp để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát

13
triển kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất định,
trong mỗi thời kỳ, nhà nước có các chủ trương, chính sách, có các chương
trình mục tiêu kinh tế xã hội nhất định như : chương trình xoá mù chữ,
chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình dân số-kế hoạch hoá gia đình,
chương trình phòng chống AIDS…. Các chương trình này chỉ có nhà nước,
với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả. Nhà
nước duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp gắn với các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
nhằm mang lại lợi ích cho người dân.
1.2.1.2 .Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận của nền
kinh tế và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời
gian qua, các đơn vị sự nghiệp công đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện :
Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể
dục, thể thao….có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như : đào tạo và
cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao; khám chữa bệnh, bảo
vệ sức khỏe người dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công
nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật…. phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp
công lập đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề
án, chương trình lớn phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ tư, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước
đã góp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa

14
nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hóa
hoạt động sự nghiệp của nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở
tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động,
một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời qua đó cũng
thực hiện xã hội hóa bằng cách thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho
sự phát triển của hoạt động sự nghiệp.
1.2.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo nguồn thu
Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính là các đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ

chức bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán). Căn cứ vào nguồn thu
sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công được phân thành 3 loại đơn vị thực hiện
quyền tự chủ về tài chính :
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động)
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phần chi phí hoạt động)
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn
thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN
bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo
đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Phân loại đơn vị SNCL căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động
thường xuyên.
Các đơn vị SNCL thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm được phân loại
như sau:

15
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động gồm
+ Đơn vị SNCL có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên
bằng hoặc lớn hơn 100%, nhà nước không phải dùng ngân sách để cấp kinh
phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
+ Đơn vị SNCL đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự
nghiệp, từ nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đặt hàng
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị sự
nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến
dưới 100%. Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường
xuyên cho đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động là đơn
vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở

xuống. Áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có
nguồn thu, nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho
đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị SNCL
được tính như sau:
Mức tự bảo đảm chi phí
hoạt động thường xuyên
của đơn vị (%)

Tổng số nguồn thu sự nghiệp


=

x
100%

Tổng số chi hoạt động thường
xuyên


Trong đó:
- Tổng nguồn thu sự nghiệp gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí
cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước.
- Tổng số chi hoạt động thường xuyên gồm: Tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ

16
công tác thu phí và lệ phí, các khảon chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa

thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định
phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo nội dung hoạt động
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công được
phân thành:
- Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo.
- Đơn vị sự nghiệp y tế.
- Đơn vị sự nghiệp văn hóa thông tin.
- Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao.
- Đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền hình
- Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường.
- Đơn vị sự nghiệp kinh tế (duy tu, sửa chữa đê điều…)
- Đơn vị sự nghiệp khác
1.2.1.4. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn
vị sự nghiệp công lập về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính :
- Về tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động
+ Về thành lập mới : đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập các tổ
chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ được giao; phù hợp với phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
+ Về sáp nhập, giải thể : các đơn vị sự nghiệp được sáp nhập, giải thể
các tổ chức trực thuộc.
+ Chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế hoạt động của các tổ chức
trực thuộc do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quy định.
- Về quản lý và sử dụng cán bộ viên chức: Thủ trưởng đơn vị có toàn
quyền trong việc :

17
+ Quyết định việc tuyển dụng cán bộ viên chức theo hình thức thi tuyển

hoặc xét tuyển.
+ Quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức, ký hợp đồng làm việc với
những người đã được tuyển dụng, trên cơ sở bảo đảm đủ tiêu chuẩn của ngạch
cần tuyển và phù hợp với yêu cầu của đơn vị.
+ Quyết định điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp
đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ viên chức thuộc quyền quản lý
của đơn vị mình.
+ Quyết định nâng lương đúng thời hạn, trước thời hạn đối với nhân
viên tại đơn vị mình theo điều kiện và tiêu chuẩn do pháp luật quy định.
+ Quyết định mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc chuyên môn,
quyết định cử viên chức của đơn vị đi công tác, học tập ở trong và ngoài nước
để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Về tài chính:
+ Huy động vốn và vay vốn tín dụng : Đơn vị sự nghiệp có hoạt động
dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán
bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt
động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý và sử dụng tài sản : Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản
lý và sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản
nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động
dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định. Số tiền trích
khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn từ
NSNN đơn vị ưu tiên chi trả nợ vay. Trường hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị
được để lại bổ sung Qũy phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các
đơn vị sự nghiệp công lập với mục tiêu :

18
+ Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp

trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn
lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của
đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu
nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã
hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển các hoạt động sự
nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN.
+ Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự
nghiệp, nhà nước quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát
triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo
quy định ngày càng tốt hơn.
+ Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công
lập với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.
1.2.1.5. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo
Theo cách phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập như trên, các trường
Đại học Công lập (ĐHCL) vừa mang đặc điểm các đơn vị sự nghiệp có thu,
vừa mang đặc trưng riêng về lĩnh vực hoạt động giáo dục đào tạo. Trường
ĐHCL hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà hướng về phục vụ lợi
ích cộng đồng và xã hội. Các đơn vị này có trách nhiệm đào tạo và nghiên
cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học,
kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển
kinh tế của đất nước. Trường ĐHCL do nhà nước đầu tư xây dựng, cung cấp
trang thiết bị dạy học, bố trí cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo giảng dạy và
nhà nước thống nhất quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch
giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, qui chế thi cử và hệ thống văn bằng.

×