Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội (IMC) giai đoạn 2014-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.74 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TĨM TẮT LUẬN VĂN </b>



Tính đến nay, cả nước có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường
Việt Nam. Ngồi ra cịn có sự hiện diện của hơn 33 văn phòng đại diện của các công ty
bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài đang tham gia hoạt động. Trong bối cảnh số
lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng làm cho
môi trường bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt nay càng gay gắt hơn, đặc biệt là
nguồn nhân lực luôn bị xáo trộn bởi sự chèo kéo của các doanh nghiệp mới. Điều này
buộc các công ty phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng mạng
lưới phân phối và điều quan trọng là đánh thức nhu cầu bảo hiểm từ người dân thông qua
việc nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ bảo hiểm của mình.


Một trong những sản phẩm được coi giữ vị trí chủ lực trong các sản phẩm bảo
hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm xe cơ giới. Nắm bắt được tiềm năng của sản phẩm bảo
hiểm này, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đã không ngừng nâng
cao chất lượng của sản phẩm và khơng ngừng tìm kiếm cơ hội chiếm lĩnh thị trường.


Đứng trước tình hình đó Cơng ty cổ phần bảo hiểm qn đội (MIC) cần phải đặt ra
cho mình những mục tiêu rõ ràng và chiến lược phát triển cụ thể trong từng thời kỳ, giúp
cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường cũng như
trước các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và
sản phẩm dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.


Xuất phát yêu cầu thực tiễn nói trên và thực tế trong quá trình nghiên cứu, tác giả
<i><b>lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty </b></i>
<i><b>cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC) giai đoạn 2014 – 2020” của mình nhằm mục đích </b></i>
phát triển dịch vụ này lên một tầm cao mới, phát huy được các tiềm năng thế mạnh sẵn
có, tạo tiền đề cho việc chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm xe cơ giới đang rất tiềm năng
trong những năm tiếp theo.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thống hóa cơ sở lí luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao
năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường nhằm đạt được mục đích doanh nghiệp
hướng tới. Luận văn đã phân tích và đưa ra được thực trạng của dịch vụ bảo hiểm xe cơ
giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội. Và từ thực trạng đó tác giả đã nêu ra các
nhóm giải pháp quan trọng và cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như nâng cao
tính cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới so với các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường.


Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản đó là: phân tích tổng
hợp các số liệu, kết quả kinh doanh: doanh thu, thị phần, chi bồi thường... phân tích, so
sánh số liệu liên quan đến năng lực cạnh tranh để thấy được mối quan hệ giữa năng lực
cạnh tranh và đến kết quả kinh doanh sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới của Công ty. So sánh
với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới khác để có giải pháp hợp lý.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được trình bày trên 4 chương:


<b> Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài </b>


Trong chương này tác giả đã lựa chọn ra đươc 6 đề tài có liên quan của. Các cơng
trình nghiên cứu nêu trên của các tác giả đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, mỗi đề tài đề cập đến một khía cạnh trong
những lĩnh vực và không gian khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã đề cập được một
số vấn đề sau:


Về mặt lý luận đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, đồng thời xác định các nhân tố tác động và các chỉ tiêu nhằm
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá những cơ hội và thách thức của
các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự cần thiết phải
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số đề tài cũng đã đề cập
và xem xét tới kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên


thế giới và Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

của luận văn các tác giả đã chưa thực sự chú ý đến việc phân tích, đánh giá đến các đối
thủ của mình, muốn nâng cao sức mạnh trong năng lực cạnh tranh thì việc bám sát, nhận
định đánh giá đối thủ là các yếu tố rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách
cũng như nắm bắt thời cơ kịp thời trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm
dịch vụ của mình. Đó là một trong những mặt hạn chế mà các đề tài chưa làm được hoặc
có đề cập đến nhưng việc nhận định các đối thủ vẫn còn sơ sài chung chung, chưa nêu nổi
bật được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.


Các giải pháp đưa ra về cơ bản đã gắn với thực trạng phân tích, đảm bảo tính logic
giữa các nội dung nghiên cứu, tuy nhiên nhiều đề tài vẫn còn mang tính chất chung chung
do trong nội dung phân tích thực trạng các tác giả chưa chỉ rõ được các nguyên nhân của
hạn chế được rõ ràng, chi tiết.


<b>Chương 2: Lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ </b>


<b>của doanh nghiệp</b>



Nội dung chương 2 trên cơ sở lí thuyết về cạnh tranh cũng như năng lực cạnh tranh
về sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp nói chung và dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới nói
riêng tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu liên quan đến luận văn của mình. Trong phạm vi
nghiên cứu, các khái niệm, tầm quan trọng và sự cần thiết của cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh đã được tác giả hệ thống hóa một cách đầy đủ, chi tiết theo hướng nghiên cứu
của mình, từ đó đã nêu nổi bật được vai trị của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong
nền kinh tế thị trường cũng như dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường đang diễn ra
hết sức gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này. Tác giả cũng nêu
được đặc điểm của loại hình kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và bảo hiểm xe
cơ giới nói riêng. Các tiêu chí để đánh giá loại hình dịch vụ cũng được trình bày chi tiết
cụ thể.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

các điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp này được coi là đối thủ của MIC thông
qua các số liệu về doanh thu, thị phần, và các hoạt động của các đối thủ đó trong thực tiễn
trong bối cảnh hiện nay. Từ các điểm mạnh điểm yếu đó của các đối thủ tác giả đã nêu ra
được các bài học cho MIC nhằm đưa MIC phát triến xa hơn nữa về mặt qui mô cũng như
tầm ảnh hưởng của mình đối với sản phẩm dịch vụ của mình.


Cách phân tích nhận định đó sẽ làm cơ sở tiền đề cho việc nhận định và hoạch định
ra những giải pháp, chính sách chiến lược cụ thể sao cho phù hơp mà tác giả đề cập trong
chương 3, chương 4.


<b>Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của </b>
<b>Công Ty Cổ Phần Bảo hiểm Quân Đội (MIC) </b>


Trong chương 3 tác giả đã cụ thể hóa được thực trạng về năng lực hiện có cũng như
năng lực cạnh tranh của Tổng CTCPBHQĐ MIC thông qua các số liệu thu thập được qua 5
năm hoạt động qua các số liệu như doanh thu, thị phần, tỷ lệ bồi thường…của các sản
phẩm bảo hiểm hiện có nói chung và sản phẩm dịch vụ BHXCG nói riêng, thể hiện qua các
sơ đồ, bảng biểu từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá, phân tích thực tế thể hiện được
thực trạng tình hình cũng như các nguyên nhân hạn chế còn tồn tại của doanh nghiệp. Từ
đó tác giả đã so sánh được vị thế của MIC trên thị trường BHPNT Việt Nam so với các đối
thủ trên toàn thị trường.


Từ các đánh giá phân tích nhận định đó sẽ tạo tiền đề và cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp làm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh dịch vụ BHXCG trong các năm tiếp
theo nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, cụ thể là xây dựng chiến lược trở thành doanh
nghiệp đứng trong tốp đầu về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm PNT và đứng đầu về dịch vụ
BHXCG cho đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Các giải pháp đó sẽ được trình bày
trong chương 4.



<b>Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ </b>
<b>giới của Công Ty Cổ Phần Bảo hiểm Quân Đội (MIC) đến năm 2020 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

phát triển dịc vụ BHXCG sẽ đạt được trong các năm tiếp theo để hướng tới mục tiêu dài
han trong tương lai. Xuất phát từ các mục đích đó tác giả đã nêu ra các nhóm giải pháp
mà Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC phải thực hiện để đạt được mục tiêu của
mình và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường cung cấp dịch vụ BHXCG.


Theo đó tác giả đã đề ra được các nhóm giả pháp như: Nâng cao chất lượng dịch vụ,
Hoàn thiện biểu phí, mức phí linh hoạt phù hợp nhiều đối tượng khác nhau, Đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ, Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến hỗn hợp…


<b>KẾT LUẬN </b>


Trên cơ sở nội dung đã trình bày ở 4 chương của luận văn
Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:


- Trình bày các cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh dịch vụ.


- Phân tích năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của Tổng công ty cổ
phần bảo hiểm quân đội (MIC).


- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ
giới của Tổng công ty.


</div>

<!--links-->

×