GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO VÀ PTNT VIỆT
NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2010
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đã đi vào hoạt động được hơn 7
năm. Hơn một nửa thập kỷ qua, thị trường chứng khoán đã đạt được những thành
tựu và khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế, cũng như với chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ.
Sau 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tăng
trưởng mạnh cả về quy mô và chất lượng. Tính đến nay đã có 202 công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và trên Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội, với tổng mức vốn hoá trên thị trường đạt trên 300.000
tỷ đồng, chiếm khoảng 31% GDP (tăng 25 lần so với cuối năm 2005). Thị trường
chứng khoán Việt Nam hình thành trên cơ sở mô hình đã được Bộ Chính Trị và
Chính phủ thông qua. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển thị
trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010. Và mục tiêu phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới là:
Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt
động để thị trường chứng khoán thật sự đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hoá cho nền kinh tế, phấn
đấu đưa tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 10-15% GDP
vào cuối năm 2010.
Gắn việc phát triển thị trường chứng khoán với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp
lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty cổ phần.
Mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán có tổ chức, từng
bước thu hẹp thị trường chứng khoán tự do nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhà đầu tư.
Để đạt được các mục tiêu trên, các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cần tập
trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách. Đẩy mạnh triển
khai thực thi Luật Chứng khoán thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn;
xây dựng các văn bản về quản lý phát hành chứng khoán riêng lẻ của công ty đại
chúng. Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối
với các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán. Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trong việc trao đổi, cung cấp thông tin
và giám sát, kiểm soát các rủi ro trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.
Thứ hai, tăng cường số lượng và chất lượng cung – cầu trên thị trường
chứng khoán.
Về cung chứng khoán: Đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước 2006 -2010 theo Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ
tướng Chính phủ, gắn chào bán cổ phiếu lần đầu cua doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hoá với niêm yết trên thị trường chứng khoán theo lộ trình thích hợp. Đẩy
mạnh việc huy động vốn thông qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu (đặc
biệt là trái phiếu đô thị, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình) và đưa vào giao
dịch trên thị trường chứng khoán. Thực hiện bán giảm bớt phần vốn nhà nước
trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần
chi phối.
Về cầu chứng khoán: Xây dựng cơ sở nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư tổ
chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho thị trường chứng khoán; khuyến
khích tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm, quỹ đầu tư…) vào thị trường chứng khoán. Xây dựng và công bố lộ trình
hội nhập để nhà đầu tư nước ngoài chủ động tham gia thị trường phù hợp với luật
pháp Việt Nam và cam các cam kết WTO.
Thứ ba, tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Xây dựng Đề án chuyển đổi các
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán sang mô
hình công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Chứng khoán. Đẩy
nhanh tiến độ cung cấp hệ thông giao dịch để có thể tổ chức giao dịch từ xa đối với
Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Triển khai xây
dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà
Nội. Triển khai xây dựng hệ thống giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa
niêm yết theo hướng thị trường OTC tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Thứ tư, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian: Nâng cao
năng lực của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo tiêu chí mới (quy
mô vốn; quản trị công ty; nhân lực; công nghệ; mạng lưới dịch vụ) để đáp ứng yêu
cầu trong giai đoạn phát triển mới.
Thứ năm, nâng cao năng lực giám sát thị trường: Hoàn thiện bộ máy tổ chức,
hoạt động của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước theo quy định của Luật chứng
khoán, Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 về tổ chức bộ máy của Uỷ
ban chứng khoán nhà nước và đặc biệt là năng lực giám sát, thanh tra và cưỡng chế
thực thi. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng
khoán; hoạt động giao dịch chứng khoán; thực hiện chế độ công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán; nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Thứ sáu, công tác công bố thông tin và tuyên truyền: Tiếp tục thực hiện công
tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức về thị trường chứng khoán đặc biệt là các
doanh nghiệp, công chúng đầu tư. Thực hiện cải cách toàn diện hệ thống đào tạo về
nội dung giáo trình, giảng viên, chế độ thi cử, sát hạch.
Thứ bảy, chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng
khoán: Phối hợp với các thị trường trong khu vực và quốc tế thúc đẩy việc chào
bán và niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng
khoán nước ngoài. Thực hiện các giải pháp tăng cường hiệu quả củ tổ chức kinh
doanh chứng khoán đảm bảo thực hiện cam kết WTO.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN
NHNO&PTNT VIỆT NAM
Trong thời gian tới, Việt Nam được nhận định là một nước có môi trường
đầu tư thuân lợi, ổn định và hấp dẫn sẽ tạo đà cho thị trường chứng khoán Việt
Nam vượt qua giai đoạn trì trệ, trầm lắng chuyển sang giai đoạn khôi phục nhanh
chóng và phát triển. Trong bối cảnh, các công ty chứng khoán cũng có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Nhằm thúc đẩy
hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng có
hiệu quả trong thời gian tới, công ty TNHH chứng khoán NHNo&PTNT Việt Nam
đã xây dựng cho mình định hướng phát triển cho các năm tiếp theo cụ thể như sau:
Kế hoạch chiến lược của công ty cho 9 năm phát triển là: Sau năm 2010
Agriseco sẽ trở thành công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, ngang bằng với
khu vực. Cụ thể là: “Hoàn thành mạng lưới hệ thống chi nhánh, 200 đại lý nhận
lệnh, tổng số 600 cán bộ. Hoàn thiện hệ thống phân tích chia theo lĩnh vực, được
hỗ trợ bởi hệ thống xử lý thông tin công suất lớn. Doanh thu 50 triệu USD, lợi
nhuận 10 triệu USD vào năm 2010”.
Nhưng trước mắt, công ty đang trong thời kỳ chuyển giai đoạn 2 với nội
dung chính là kiện toàn công ty về các mặt:
Kiện toàn cán bộ về quân số, chương trình đào tạo và quy hoạch dài hạn.
Kiện toàn mạng lưới trong đó hàng đầu là xây dựng 3 chi nhánh Hà Nội, Tp.
Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để đảm bảo xử lý nghiệp vụ theo 3 khu vực miền Bắc,
miền Trung, miền Nam và hoàn tất xây dựng hệ thống đại lý nhận lệnh lấy mạng
lưới chi nhánh NHNo&PTNTVN làm cơ sở.
Kiện toàn công nghệ với nội dung cơ bản là hệ thống thông tin công suất
lớn, hiện đại, cập nhật và nối mạng toàn quốc.
Kiện toàn nghiệp vụ với nội dung chính là xây dựng hệ thống các quy trình
nghiệp vụ đồng bộ, được vi tính hóa và triển khai toàn bộ 5 nghiệp vụ cơ bản của
kinh doanh chứng khoán.
Đối với hoạt động môi giới
Kiện toàn hoạt động môi giới, thu hút thêm nhà đầu tư mở tài khoản giao
dịch qua công ty, chú trọng hơn đến nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư có tổ
chức. Tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Duy trì ổn định, đạt thị phần tối thiểu 15%, tăng doanh số và đạt mức thu phí
hoạt động cao hơn tính trên chi phí bỏ ra. Phấn đầu để doanh thu môi giới chiếm tỉ
trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu của công ty.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO&PTNT VIỆT NAM
Căn cứ vào phần thực trạng đã phân tích, mặc dù các chỉ tiêu thực tế về hoạt
động môi giới của công ty luôn vượt mức kế hoạch song thị phần của công ty còn
thấp, sức cạnh tranh còn yếu so với một số công ty khác. Để không ngừng củng cố
uy tín đối với khách hàng, giữ vững vai trò là một người bạn đồng hành của các
doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu mở rộng và phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến tới trở thành công ty chứng khoán hàng
đầu Việt Nam, Agriseco sẽ không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức, thúc đẩy năng
lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động của hoạt động
môi giới chứng khoán thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách
hàng một cách chuyên nghiệp. Muốn vậy, trong thời gian tới công ty phải xây dựng
chiến lược cạnh tranh riêng có của mình. Chiến lược cạnh tranh này sẽ xuyên suốt
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa vào những ưu thế và điều kiện
sẵn có của công ty đồng thời theo sát những mục tiêu phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam, em mạnh dạn đưa ra một số các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Agriseco. Những giải pháp đó bao gồm:
3.3.1. Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý:
Chính sách khách hàng có một vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt
động kinh doanh của công ty. Với mục tiêu trở thành công ty chứng khoán hàng
đầu Việt Nam vào năm 2010 thì một giải pháp về chính sách khách hàng đúng đắn
sẽ là yếu tố quyết định vị trí của công ty trong cuộc cạnh tranh giành thị phần với
các công ty chứng khoán khác.
Chính sách khách hàng có thực hiện được hay không tùy thuộc vào kết quả
của việc kết hợp và sử dụng nhiều chính sách khác nhau, mỗi chính sách đó sẽ
đóng vai trò nhất định nhưng có mối quan hệ với nhau. Một chính sách khách hàng
cần phải bao gồm:
Có chính sách giá cả hấp dẫn, bởi lẽ trong môi trường cạnh tranh quyết liệt
như hiện nay thì mức phí môi giới của công ty phải được áp dụng một cách linh
hoạt. Mức phí đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng thời điểm
cụ thể nhằm vừa duy trì được môi quan hệ lâu dài với khách hàng vừa thu hút được
thêm khách hàng mới. Để thực hiện điều này, công ty có thể tiến hành phân tổ
khách hàng theo những tiêu thức nhất định. Ví dụ: đối với các khách hàng lớn,
thường xuyên có số dư tài khoản và có những giao dịch lớn, công ty có thể áp dụng
mức phí thấp hơn so với mức phí hiện nay. Còn đối với các khách hàng mới, lần
đầu đến với công ty, vì hiểu biết của họ về công ty, về thị trường chứng khoán còn
hạn chế, nên việc hướng dẫn họ làm quen với công ty, với thị trường chứng khoán
là hết sức quan trọng. Công ty có thể cung cấp cho họ những tài liệu cơ bản về
công ty, về thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, để tạo niềm tin cho khách hàng,
nhân viên công ty có thể hướng dẫn họ cụ thể về việc theo dõi bảng điện tử, thủ
tục mở tài khoản, quy trình giao dịch… Khách hàng mới sẽ là cầu nối giữa công ty
chứng khoán với khách hàng tiềm năng tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với các nhà
đầu tư. Khách hàng mới hài lòng về công ty bao nhiêu thì lợi thế của công ty cũng
tăng lên bấy nhiêu.
Chính sách giá cả ưu đãi khách hàng sẽ củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa công
ty với khách hàng, giữa công ty với các nhà đầu tư, nâng cao uy tín và danh tiếng
của công ty trên thị trường.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng đa dạng và phát triển của khách hàng. Điều này đòi hỏi công ty
phải nghiên cứu, học hỏi và cải tiến các dịch vụ hỗ trợ cho nghiệp vụ chính như
cho vay cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, thông báo kết quả
khớp lệnh qua điện thoại (Call center)… đồng thời xem xét và triển khai cung cấp
các dịch vụ mới như: cung cấp thông tin miễn phí và cập nhật nhất, giao dịch qua
mạng Internet…
Chủ động tìm kiếm khách hàng là một hoạt động không thể thiếu nhằm mở
rộng và nâng cao số lượng khách hàng đến với mình. Chính sách này không những
nhằm vào các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư cá nhân mà còn nhằm cả vào
các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức. Khi số lượng các công ty chứng khoán
ngày càng nhiều lên, nhân viên môi giới của công ty không thể ngồi chờ cơ may là
khách hàng chủ động gọi điện tới hoặc đích thân đi tới công ty mà mở tài khoản.
Khi đó, khách hàng sẽ lựa chọn công ty và người môi giới nào xứng đáng hơn để
họ gửi gắm tài sản của mình, và khi đó người môi giới phải tích cực thể hiện mình.
Vì vậy, chủ động tìm kiếm khách hàng là hoạt động không thể thiếu nhằm mở rộng
và nâng cao số lượng khách hàng đến với công ty và tăng được thị phần của công
ty trên thị trường.
Thực hiện chính sách này, công ty có thể tiếp cận khách hàng theo những cách
sau đây:
Nhân viên môi giới tận dụng những mối quan hệ của mình, những người
quen của mình để giới thiệu và bán sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là hai
bên đã hiểu biết nhau ở một mức độ nhất định về khả năng tài chính cũng như tư
cách đạo đức, năng lực chuyên môn của đối tác. Nếu người môi giới tạo được sự
tín nhiệm ban đầu cho khách hàng chắc chắn họ sẽ được những người quen này
giới thiệu cho những khách hàng khác. Nếu công ty có một đội ngũ nhân viên môi
giới đông đảo, thâm nhập sâu vào cộng đồng dân cư và theo đó có một chế độ thù
lao khuyến khích hơn thì sẽ nhanh chóng nâng cao được cơ sở khách hàng.
Tổ chức những cuộc thuyết trình hay hôị thảo, giới thiệu những loại sản
phẩm nhất định. ở nhiều nước, phương pháp này dễ được chấp nhận tại những khu
vực có tỉ lệ người về hưu đông vì họ là những người vừa có thu nhập lại vừa có
thời gian để lắng nghe các buổi thuyết trình. Từ góc độ của người môi giới thì
phương pháp này đem lại cho người thuyết trình (nếu thành công) những ấn tượng
tốt nhanh hơn nhiều so với những phương pháp khác.
Bảo đảm phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo chính là
một nghệ thuật giữ khách hiệu quả nhất. Thái độ của nhân viên có thể tạo nên hình
ảnh của công ty trong khách hàng. Vì vậy, phong cách giao tiếp và tác phong làm
việc của nhân viên môi giới sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của việc thu hút khách
hàng. Ngoài ra, nhân viên còn phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn
thận không để mắc sai sót, nhầm lẫn tạo sự an tâm, tin tưởng tuyệt đối từ phía
khách hàng.
Tổ chức hội nghị khách hàng một cách định kỳ bởi vì hội nghị khách hàng
sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các nhà đầu tư với nhau, giữa
các nhà đầu tư với công ty, và hơn thế nữa, hội nghị khách hàng sẽ có lợi cho cả
hai bên khách hàng và công ty:
o Về phía khách hàng: Trước hết họ sẽ cung cấp những văn bản pháp lý
mới nhất liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, được hướng dẫn
thực hiện đúng theo pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tránh
được những sai phạm không đáng có khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng
khoán. Tiếp đến, họ có thể được tham khảo những bài phát triển, đánh giá của các
chuyên gia trong công ty về tình hình thị trường chứng khoán, tình hình hoạt động
kinh doanh của các công ty niêm yết. Cái lợi mà khách hàng có được chính là ở
chỗ: dựa trên các thông tin có được họ tự biết điều gì nên và không nên làm, đầu tư
nhu thế nào trong thời gian tới để đạt hiệu quả cao nhất.
o Về phía công ty: Hội nghị khách hàng là một dịp tốt để tăng cường mối
quan hệ với nhà đầu tư, là một dịp để các nhà đầu tư tìm hiểu kỹ hơn về công ty
thông qua các loại hình dịch vụ mà công ty đang cung cấp cho họ. Hội nghị khách
hàng giúp cho công ty tiếp cận, tìm hiểu cặn cẽ hơn nhu cầu và thu nhận thông tin
ngược chiều từ phía các nhà đầu tư và công chúng. Hơn nữa, thông qua hội nghị
khách hàng, công ty còn cho khách hàng thấy họ là tâm điểm của mọi hoạt động
kinh doanh của mình, là mối quan tâm hàng đầu của mình để từ đó khách hàng có
niềm tin vững chắc vào công ty.
3.3.2. Kế hoạch hóa hoạt động Marketing, tiếp thị:
Nhằm đáp ứng mục tiêu mở rộng thị phần cũng như nâng cao uy tín của
mình, Agriseco cần phải phát triển mạnh kế hoạch hóa hoạt động marketing, đẩy
mạnh công tác tiếp thị cũng như xây dựng những nội dung cụ thể để có thể thực
hiện tốt hoạt động này.
Thứ nhất: Công ty phải xác định được mục tiêu hoạt động này, mục tiêu đó
sẽ phải phục vụ cho mục tiêu của hoạt động này, mục tiêu đó sẽ phải phục vụ cho
mục tiêu chung của công ty trong tương lai cụ thể là nhằm vào các khách hàng
tiềm năng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng càng tốt. Khách hàng này
không chỉ là các nhà đầu tư cá nhân mà còn là nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư
nước ngoài.
Thứ hai: Công ty cần tiến hành phân đoạn thị trường. ở đây, đoạn thị trường
được hiểu là một nhóm các nhà đầu tư có phản ứng như nhau đối với cùng một tập
hợp kích thích của marketing và phân đoạn thị trường là quá trình phân chia của
khách hàng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, về tính cách
hay về hành vi. Như vậy, về thực chất việc phân đoạn thị trường là phân chia theo
tiêu thức nhất định thị trường tổng thể quy mô lớn, không đồng nhất, muôn hình
muôn vẻ về nhu cầu thành các nhóm (đoạn, khúc) nhỏ hơn đồng nhất về nhu cầu.
Bảng 3.1. Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường:
Đối với các nhà đầu tư cá nhân:
Cơ sở phân đoạn Tiêu thức phân đoạn
địa lý Miền (bắc, trung, nam), vùng.v.v.
Dân số - xã hội Tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, tình trạng hôn nhân.v.v.
Tâm lý Thái độ, cá tính, lối sống, thói quen, giá trị văn
hóa.v.v.
Hành vi đầu tư Lý do đầu tư, lợi ích tìm kiếm, số lượng và tỉ lệ đầu
tư.v.v.
Đối với nhà đầu tư có tổ chức
Các tiêu thức Các ví dụ về chủng loại
Quy mô
Loại hình sở hữu
Loại hình tổ chức
Địa điểm tổ chức
Nhỏ, vừa, lớn.
Tư nhân, nhà nước, liên doanh.v.v.
Sản xuất, kinh doanh, tổ chức phi kinh tế
Miền, vùng,tỉnh.v.v.
Thứ ba: Công ty tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào kết quả
phân tích môi trường kinh doanh, nhiệm vụ mà công ty muốn đạt tới. Thực chất
của việc lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn những nhóm khách hàng tiềm
năng mà công ty sẽ phục vụ với các dịch vụ nhất định. Những thị trường mục tiêu
được lựa chọn có thể là một hay một số đoạn thị trường chính hay toàn bộ thị
trường.
Thứ tư: công ty cần phải đề ra chương trình hành động và dự định về ngân
sách. Một chương trình hành động cho toàn bộ kế hoạch marketing của công ty là
cần thiết để đảm bảo rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện dưới sự kiểm soát và
điều chỉnh của các nhà quản trị marketing.
Việc sử dụng đồng bộ và nghiên cứu các bước trên sẽ góp phần giúp công ty