Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá hiệu quả công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU PHÍ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành:

: Huỳnh Minh Vương
: Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường

Tp.HCM, tháng 08 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG
a&b

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU PHÍ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Lớp


Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

Huỳnh Minh Vương
1511543219
15DTNMT1A
Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường
Ths. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tp.HCM, tháng 8 năm 2019


TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MÔI TRƯỜNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ....
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Minh Vương

Mã số sinh viên: 1511543219

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường


Lớp: 15DTNMT1A

1. Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CƠNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
2. Nhiệm vụ luận văn
- Khảo sát thực tế về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp, thu phí
nước thải những năm vừa qua;
- Đánh giá tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác thu phí bảo vệ mơi trường đối
với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 25/04/2019
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn: 04/10/2019
5. Người hướng dẫn:
Họ và tên

Học hàm, học vị

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Thạc sĩ

Đơn vị
NTTu

Phần hướng dẫn
100%


Nội dung và yêu cầu của luận văn đã được thông qua bộ môn.
Trưởng Bộ môn

Người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Thành Nho

ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến quý thầy, cô
hiện đang công tác và giảng dạy tại Khoa Kỹ thuật thực phẩm và Môi trường, Trường
đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu
cho em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Nhung đã tận tình
hướng dẫn em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị hiện đang công tác tại Chi cục Bảo
vệ môi trường Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện, cung cấp số liệu để em hoàn thành
tốt bài luận văn. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn đến các doanh nghiệp đã tận tình hỗ
trợ phối hợp để em có thể thực hiện tốt khố luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân trong gia đình đã giành nhiều
tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập

cũng như hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tp.HCM, tháng 10 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Minh Vương

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài “Đánh giá hiệu quả cơng tác thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai’’ là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tôi đã được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị
Hồng Nhung. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là hồn tồn trung
thực, không sao chép bất cứ ai, và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa
học của nhóm nghiên cứu nào khác cho đến thời điểm hiện tại.
Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của
mình và chấp nhận những hình thức xử lý theo đúng quy định.

Tp. HCM, ngày……tháng……năm…….
Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Vương

iii


TĨM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Qua các nội dung chính của đề tài, tơi đã trình bày tổng hợp các nội dung của mơ

hình thu phí nước thải cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm những vấn đề
về cơ sở lý luận, cách thức tổ chức chi phí, nghiên cứu hiện trạng, thực trạng áp dụng
thu phí trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu hoạt động của mơ hình.
Đề tài trình bày cơ sở lý luận để các nhà quản lý xác định mức phí nước thải cơng
nghiệp, việc áp dụng nghị định 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ vào thu phí nước thải
công nghiệp. Đề tài đã chỉ ra việc tiến hành thu phí nước thải cơng nghiệp góp phần vào
việc Bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và cải tạo lại các khu vực bị ô nhiễm. Kết
quả nghiên cứu cho thấy được mơ hình thu phí đã đem lại những hiệu quả tích cực tuy
nhiên vẫn cịn một số tồn đọng như việc doanh nghiệp chống đối khơng đóng phí, đóng
phí muộn, hiện tượng ơ nhiễm do nước thải cơng nghiệp khơng ngừng gia tăng. Tình
hình nộp phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp thì cịn đang tốt chiếm từ 60 – 92%
tỉ lệ thu phí. Do đó ta có thể thấy được mức độ tuân thủ về tình hình thu phí khá cao.
55% DN nhận thấy mức thu phí của cơ quan quản lý nhà nước cịn thấp; 27% DN nhận
thấy mức thu phí của cơ quan quản lý nhà nước đều cho là ổn, bình thường, trung bình;
18% DN nhận thấy mức thu phí của cơ quan quản lý nhà nước khá cao. Việc sử dụng
kinh phí được trích lại 20% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp thu được cho đơn vị trực tiếp thu phí sử dụng gặp phải một số vướng mắc, 5%
chi cho công, vật tư trực tiếp thu phí khơng đủ chi phí, 15% chi cho cơng tác phân tích
lần 2: phần kinh phí này đối với cơng tác phân tích lần 2 khơng sử dụng hết. Mỗi doanh
nghiệp đều cho ra một loại nước thải, cho nên tính chất và thành phần nước thải khác
nhau vì vậy sẽ có doanh nghiệp đóng phí ít và sẽ có doanh nghiệp đóng phí nhiều vì vậy
sẽ khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Nhưng cũng còn
một vài bất cập, sẽ khơng cơng bằng cho những doanh nghiệp có tính chất thành phần
nước thải nằm trong phí nước thải nghị định 154/2016/NĐ-CP. Vì vậy, các doanh nghiệp
đang đề nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước đề nghị từng loại phí nước thải cơng
nghiệp cho từng ngành nghề sẽ quản lý chặt chẽ được các doanh nghiệp.
Cơng tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn
tỉnh chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy đề tài đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục
tình trạng trên như: Giải pháp quản lý, giải pháp kinh tế, giải pháp kỹ thuật, giải pháp
nâng cao nhận thức.

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG....................................3
2.2. TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM TÀI NGUN NƯỚC Ở VIỆT NAM ............................5
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH THU PHÍ ...............................7
2.3.1. Cơng cụ về kinh tế mơi trường - xét ở góc độ kinh tế học ...................................7
2.3.2. Chính sách quản lý chống ơ nhiễm mơi trường nước xả thải ...............................8
2.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ NƯỚC THẢI ................................................................................13
2.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THU PHÍ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..............15
2.5.1 Trên thế giới ......................................................................................................15
2.5.2. Tại Việt Nam....................................................................................................15
2.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ...........................16
2.6.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................16
2.6.2 Khí hậu..............................................................................................................18
2.7 HIỆN TRẠNG CÁC KCN, CCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ...............18

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................21
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................21
3.3 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................................................21
3.3.1 Thời gian nghiên cứu.........................................................................................21
3.3.2 Địa điểm nghiên cứu .........................................................................................21
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................21
3.4.1. Thu thập và kế thừa ..........................................................................................21
3.4.2. Quy trình khảo sát và điều tra thực địa .............................................................21
v


3.5 PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA .........................................................................22
3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ........................................................22
3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................................................................23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................................................24
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
CƠNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI ..........................................................................24
4.1.1. Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tỉnh Đồng Nai
...................................................................................................................................24
4.1.2. Khảo sát mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai 25

4.1.3 Kết quả thẩm định phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp 29
4.2. HIỆN TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC
THẢI CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ....................................30
4.2.1. Thực trạng công tác thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai. ...............................................................................................30
4.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường ..............................................................32
4.3. NHỮNG BẤT CẬP VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỂ CHẾ TRONG VIỆC THU PHÍ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG...........................................................................................37
4.3.1. Bất cập trong q trình xác định đối tượng chịu phí và tính tốn thải lượng, xác

định mức phí. .............................................................................................................37
4.3.2. Bất cập trong q trình quản lý, sử dụng phí .....................................................37
4.3.3. Bất cập trong q trình thu, nộp phí ..................................................................38
4.4. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG
TÁC THU PHÍ BVMT...............................................................................................38
4.4.1. Giải pháp quản lý .............................................................................................39
4.4.2. Giải pháp kinh tế ..............................................................................................39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................46
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................46
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................47
PHỤ LỤC I ................................................................................................................49

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu ơxy sinh hóa

BVMT

: Bảo vệ mơi trường

Cd

: Camidium


CN

: Xianua

COD

: Nhu cầu ơxy hóa học

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GTSX

: Giá trị sản xuất

HTXLNTTT

: Hệ thống xử lý nước thải tập trung

KCN

: Khu công nghiệp

NTCN


: Nước thải công nghiệp

NTSH

: Nước thải sinh hoạt

QLMT

: Quản lý môi trường

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban Nhân dân

XLNTTT

: Xử lý nước thải tập trung

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc trưng nước thải của một số ngành cơng nghiệp .....................................5
Bảng 2.2: Các loại hình cơng cụ kinh tế .......................................................................7
Bảng 2.3: Mức tính phí chất gây ô nhiễm theo Nghị định 25/2013/NĐ-CP ................14
Bảng 2.4: Hệ số khi xả NTCN tính theo mức thu phí ở NĐ 25/2013/NĐ-CP..............10
Bảng 2.5: Mức tính phí từng chất gây ơ nhiễm theo NĐ 154/2016/NĐ-CP ................14
Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp ...................................................................................14
Bảng 2.7: Thống kê lưu lượng nước thải tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ......19
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .........................................................................................19
Bảng 4.1: Tình hình thu phí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (DN có ĐTM) ......................24
Bảng 4.2 : Tình hình thu phí BVMT đối với nước thải (giai đoạn 2010 đến nay) .......33

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ...............................................................17
Hình 4.1: Tình hình mức độ tuân thủ của các DN về phí BVMT đối với nước thải cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..............................................................................25
Hình 4.2: Doanh nghiệp đánh giá mức thu phí nước thải cơng nghiệp ........................26
Hình 4.3: Khảo sát về khó khăn bất cập của các DN về phí NTCN ............................27
Hình 4.4: Mức độ tun truyền của cơ quan quản lý nhà nước về thu phí nước thải cơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ..............................................................................28
Hình 4.5: Kết quả các loại hình tuyên truyền chủ yếu của DN ....................................28
Hình 4.6: Quy trình thẩm định thu phí bảo vệ mơi trường ..........................................31
Hình 4.7 : Tỷ lệ % phí NTCN thu được so với tổng thu ngân sách ở Đồng Nai.................34
Hình 4.8 : Số lượng DN nộp phí NTCN (2014-2018) thuộc cấp quản lý của Sở TN&MT
tỉnh Đồng Nai ............................................................................................................35


ix


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế xã hội phát triển
mạnh mẽ, chủ trương của nước ta hiện nay là phát triển các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khi kinh tế phát triển mạnh sẽ kéo theo các vấn đề môi trường, làm cho chất
lượng môi trường suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong thời gian vừa qua các lực lượng
chức năng đã phát hiện ra hằng trăm công ty xả nước thải khơng qua xử lý ra ngồi mơi
trường, hệ thống sơng ngịi, tiêu biểu là cơng ty Vedan, Cơng ty TNHH Gang théo Hưng
Nghiệp Formosa,…
Việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ kéo theo hệ lụy về mơi trường, tăng
trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường hay đầu tư để bảo vệ môi trường mà bỏ qua tăng
trưởng kinh tế, đây là hai quan điểm phát triển đối lập nhau. Cả hai mơ hình này đều tồn
tại những hạn chế rất lớn và không thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy,
để phát triển bền vững cần đồng thời tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Một câu
hỏi đặt ra cho các nhà quản lý môi trường là cần tiến hành quản lý môi trường như thế
nào để đảm bảo kinh tế vẫn tăng trưởng cao.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp khác nhau: công cụ về
quản lý, công cụ giáo dục và truyền thông, công cụ kinh tế nhằm mục đích xử lý, giảm
thải ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường. Phí BVMT là một cơng cụ kinh tế hữu hiệu trong
BVMT, là một bước tiến vô cùng quan trọng trong cơng tác quản lí mơi trường ở nước
ta. Để hạn chế ơ nhiễm do nước thải Chính phủ ra Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày
16/11/2016 về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải. Hiện nay, công tác thu phí nước
thải trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Mặc dù
vậy để có thể thực hiện tốt hơn nữa việc thu phí nước thải cơng nghiệp, góp phần giảm
thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường thì việc điều chỉnh mức phí và cách tính phí đối với
các cơ sở sản xuất là cần thiết để vừa đạt được mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách,

vừa tạo ra động lực để khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các biện pháp xử lý ơ
nhiễm mơi trường.
Tuy nhiên việc tính phí nước thải cơng nghiệp hiện nay ở Việt Nam còn ở mức
độ sơ khai nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Trong việc tính và thu phí cịn
nhiều bất cập. Để giải quyết những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh
1


giá hiệu quả cơng tác thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu cho riêng tôi.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước
thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả cơng tác thu phí, bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa
bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-

Đánh giá hiệu quả tình hình thực thi chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối

với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

-

Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phí

bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp tại địa bàn.


2


Chương 2. TỔNG QUAN

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
Phí BVMT đối với nước thải nói chung, nước thải cơng nghiệp nói riêng là một
trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhằm hạn
chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Giống như các loại thuế hay phí mơi trường khác,
phí nước thải hoạt động theo ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền (Polutter-PayPrinciple), qua đó tạo động lực để các đơn vị giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để
chi trả cho các hoạt động bảo vệ mơi trường. Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu
ở nhiều nước phát triển, chẳng hạn từ năm 1961 ở Phần Lan, từ năm 1970 ở Thuỵ Điển,
từ năm 1980 ở Đức... (OECD, 2005) và đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong
việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra ở các nước này. Tuy nhiên phí nước thải chỉ
mới được áp dụng ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây: từ năm 1978 ở
Trung Quốc và Malaysia, từ năm 1996 ở Philippines (Laplante, 2006).
Phí bảo vệ mơi trường được quy định tại nghị định số 57/2002/NĐ–CP ngày
03/06/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí quy định
thành 6 loại sau:
-

Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.

-

Phí bảo vệ mơi trường đối với xăng dầu, khí thải từ việc sử dụng than đá và
các nguyên liệu khác.

-


Phí bảo vệ mơi trường với chất thải rắn.

-

Phí bảo vệ mơi trường tiếng ồn.

-

Phí bảo vệ mơi trường đối với sân bay, nhà ga bến cảng, phí bảo vệ mơi trường
với việc khai thác dầu mỏ, khí đốt và khống sản khác

Như vậy, phí bảo vệ mơi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể được
hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được hưởng
một dịch vụ về mơi trường.
Cịn đối với nước thải, dường như khái niệm này đã được để cập đến rất nhiều
trên các trang mạng, từ điển.

3


Theo lĩnh vực công nghệ: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong
q trình sản xuất cơng nghiệp từ công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản
xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghệ hoặc hoạt động sinh hoạt của công
nhân viên.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Nước thải công nghiệp là nước bị thải loại ra
bề mặt sau khi đã qua sử dụng trong công nghiệp (với mục đích khác nhau như làm lạnh,
vệ sinh và sản xuất).
Nhưng để có một cái nhìn cụ thể, tổng quan nhất thì có lẽ Khái niệm chất thải
được quy định rõ ràng chi tiết trong các văn bản như: Nghị định 154/2016/NĐ -CP của
Chính phủ về Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải, Thông tư liên tịch số

63/2013/TTLT-BTC-BTNMT… Với góc nhìn từ các nhà lập pháp Việt Nam, đối tượng
chịu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải bao gồm nước thải công nghiệp và nước
thải sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp là nước thải từ:
-

Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;

-

Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;

-

Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;

-

Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

-

Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;

-

Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;

-


Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;

-

Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;

-

Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;

-

Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu
xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;

-

Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia cơng kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;

-

Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;

-

Nhà máy cấp nước sạch;

-

Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;


-

Cơ sở sản xuất khác.
4


2.2. TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM TÀI NGUN NƯỚC Ở VIỆT NAM
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm nước
là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực
ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải
và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ơ
nhiễm mơi trường nước do khơng có cơng trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước
do sản xuất cơng nghiệp là rất nặng. Ví dụ: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công
nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu
ơxy sinh hố (BOD), nhu cầu ơxy hố học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1;
hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần,
H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm
nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề là rất lớn.
Sự gia tăng về số lượng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu công nghiệp
và các làng nghề cũng như gia tăng trong quy mô sản xuất trong những năm gần đây
làm cho lưu lượng nước thải công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Theo ước tính của Tổng
cục Mơi trường thì so với năm 2006, tổng lượng nước thải cơng nghiệp trong toàn quốc
năm 2008 đã tăng thêm gần 30% [11]
Thành phần nước thải công nghiệp phụ thuộc vào các ngành nghề của cơ sở sản

xuất công nghiệp, các làng nghề. Trong đó chất ơ nhiễm chính trong các ngành nghề chế
biến lương thực, thực phẩm ... là BOD, COD, SS. Đối với một số ngành khác như cơ
khí, sản xuất phân bón, sản xuất hố chất thì các chất gây ơ nhiễm chính là kim loại
nặng, hố chất có chứa NH4NO3 ... Đặc trưng thành phần chất thải của một số ngành
công nghiệp được thể hiện trong bảng sau [9]:
Bảng 2.1: Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp
Chế biến đồ hộp, thủy sản,
rau quả đơng lạnh

Chất ơ nhiễm chính
BOD, COD, pH, SS

5

Chất ơ nhiễm phụ
Màu, tổng P, N


Chế biến bia, rượu

BOD, pH, SS, N, P

TDS, màu, độ đục

Chế biến thịt

BOD, pH, SS, độ đục

NH4+, P, màu


Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

Độ đục, NO3 -, PO4

Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN, Cr,
Ni

SS, Zn, Pb, Cd

Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr, NH4,
dầu mỡ, phenol, sunfua

N, P, tổng Coliform

Dệt nhuộm

SS, BOD, kim loại nặng,
dầu mỡ

Màu, độ đục

Phân hóa học


pH, độ axít, F, kim loại
nặng

Màu, SS, dầu mỡ, N, P

Sản xuất phân hóa học

NH4+, NO3, Urê

pH, hợp chất hữu cơ

Sản xuất hóa chất hữu cơ, vơ


pH, tổng chất rắn, SS, Cl,
SO4, pH

COD, phenol, F, Silicat,
kim loại nặng

Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol,
lignin, tanin

pH, độ đục, độ màu

• Thực trạng ơ nhiễm mơi trường tại các KCN
Ơ nhiễm mơi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần đây là rất
lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác.

Tính đến tháng 6/2012, có khoảng 62% các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung nhưng theo đánh giá chung của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về mơi
trường PC49, các cơng trình này dù đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, dẫn
đến tình trạng 75% nước thải KCN thải ra ngồi với lượng ơ nhiễm cao. Điển hình là
Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM), Đồng Nai và
Bình Dương được xem là khu vực tập trung nhiều KCN và dự án FDI lớn nhất cả nước,
mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng
tình trạng vi phạm các qui định về mơi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Bởi vậy không
6


có gì lạ khi nhiều kênh rạch ở TPHCM hiện nay như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai…
đang được coi là những dòng kênh chết với màu đen ngòm và mùi hơi nồng nặc vì dịng
chảy chở theo lượng nước thải khổng lồ và rác thải đủ loại từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp cũng như sinh hoạt. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều dùng các thủ
đoạn tương tự nhau, xây dựng hệ thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, chẳng hạn
như công ty Hào Dương, Phạm Thu, Tường Trung, Tân Nhật Dũng tại TPHCM, hoặc
lợi dụng thủy triều lên xuống để pha loãng nước thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường
mà gần đây nhất chính là sự kiện của cơng ty cổ phần Sonadezi [1].
2.3. TỔNG QUAN VỀ CƠNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH THU PHÍ
2.3.1. Cơng cụ về kinh tế mơi trường - xét ở góc độ kinh tế học
Theo Rogall (2010: 299-317) các cơng cụ về kinh tế mơi trường có mục đích là
thực thi ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả và theo tinh thần của nguyên tắc phòng
xa ngăn ngừa đóng góp đối với thiết kế sản phẩm và tổ chức sản xuất mà mơi trường có
thể chịu đựng được. Cho nên những quy tắc quản lý bền vững và những tiêu chuẩn mơi
trường đã ấn định có thể được đảm bảo. Nhiều công cụ về kinh tế môi trường gồm những
thành phần của luật trật tự, nên dần đã hình thành những cơng cụ hỗn hợp (ví dụ giới
hạn xả thải (trần) trong hệ thống thương mại xả thải hay đưa vào áp dụng lệnh cấm, loại
trừ những sản phẩm và xe hơi có lợi hơn đối với mơi trường theo tinh thần lợi ích của
người sử dụng). Trong đó thì ba cơng cụ về kinh tế mơi trường có được nêu:


- Sinh thái hóa hệ thống tài chính mà trong đó có nội dung trọng tâm là thuế sinh
thái, thuế mơi trường, phí đối với người sử dụng, cắt giảm trợ cấp đối với những dự án
có hại đến mơi trường và hệ thống thưởng phạt.

- Quyền sử dụng thiên nhiên có thể mua bán trao đổi được với trọng tâm là mua
bán khí CO2 theo Nghị định thư Kyoto.

- Áp dụng mơ hình hạn ngạch Quota.
- Lợi ích của người sử dụng.
Bảng 2.2: Các loại hình cơng cụ kinh tế
STT

Các cơng cụ kinh tế

1

Thuế và phí: Thuế đầu vào và đầu ra; Phí xả thải và phát thải; Phí người sử
dụng; Lệ phí đặt cọc

7


2

Các chương trình thương mại: Giấy phép phát thải; Tín hiệu giảm phát thải;
Tiền trợ cấp thiêu thụ hoặc sản xuất

3


Động cơ tài chính: Chuyển nhượng; Kỳ phiếu vay và cho vay; Trợ cấp tỷ lệ
lãi suất; Động cơ thúc đẩy thuế

4

Hệ thống đặt cọc – hoàn trả

5

Đầu tư cho bảo vệ môi trường: Đầu tư quốc tế; Đầu tư trong nước

Việc sử dụng các cơng cụ kinh tế có tác động tích cực như hành vi mơi trường
được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho cơng tác bảo vệ mơi
trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật cơng nghệ có
lợi cho bảo vệ mơi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ công tác bảo vệ mơi trường
và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị mơi trường của quốc gia [10].
2.3.2. Chính sách quản lý chống ơ nhiễm mơi trường nước xả thải
Có nhiều chính sách quản lý chống ơ nhiễm mơi trường nước xả thải đã và đang
được thực hiện trên cả nước:

- Ban hành, hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật liên quan đến môi trường.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ tài ngun nước, kế
hoạch phịng chống, khắc phục suy thối mơi trường nước, ơ nhiễm môi trường nước,
sự cố môi trường.

- Xây dựng, quản lý các cơng trình bảo vệ mơi trường, các cơng trình có liên quan
đến bảo vệ mơi trường.


- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi
trường, dự báo diễn biến môi trường.

- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở
sản xuất kinh doanh.

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
8


- Tăng cường công tác giáo dục truyền thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tổ chức hội thảo giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực môi
trường đến đông đảo các tâng lớp nhân dân. Đây là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược
lâu dài nhưng mang lại hiệu quả cao, nhằm thay đổi hành vi ứng xử của các tổ chức, cá
nhân ngày càng thân thiện với môi trường sinh thái.

- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và trách nhiệm của các cấp chính quyền,
các ban, ngành, đồn thể trong việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế,
khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung gắn kết công tác bảo vệ môi trường
ngay từ khi hình thành dự án và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ q trình thẩm định cơng nghệ của các dự án đầu tư
mới vào các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp
làng nghề. Chỉ tiếp nhận vào các khu, cụm công nghiệp các dự án đầu tư công nghệ hiện
đại, công nghệ tiêu tốn ít nguyên nhiện liệu và năng lượng, công nghệ tái sử dụng các
loại chất thải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.


- Phối hợp chặt chẽ với các ngành: thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có phát
sinh các nguồn thải gây ơ nhiễm mơi trường, yêu cầu thực hiện các giải pháp kỹ thuật
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mới được tiếp tục sản xuất, kiên quyết xử lý nghiêm
minh các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt Quy chế
bảo vệ môi trường khu công nghiệp vừa và nhỏ; các đơn vị gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng phải thực hiện quy trình khơng cấp điện cho sản xuất.

- Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội
đối với các tổ chức Đoàn thể quần chúng trong việc bình xét cơng nhận các danh hiệu
thi đua hàng năm, việc vay vốn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất của doanh
nghiệp trong làng nghề phải gắn kết với các chỉ tiêu bảo vệ môi trường.

- Thiết lập hệ thống mạng lưới giám sát chất lượng môi trường nhằm theo dõi diễn
biến chất lượng môi trường phục vụ cho việc dự báo chiến lược đối với việc phát triển
ngành và vùng kinh tế.

- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [3].

9


2.3.3 Sự khác nhau của nghị định 25/2013/NĐ-CP và nghị định 154/2016/NĐCP
+

Mức thu phí của nghị định 25/2013/NĐ-CP

Theo nghị định 25/2013/NĐ-CP áp dụng mức tính phí nước thải cơng nghiệp như sau:
Đối với nước thải không chứa kim loại nặng tính theo cơng thức:
F=f+C

Trong đó F là số phí phải nộp;
F là mức phí cố định theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài ngun và Mơi trường
nhưng tối đa khơng q 2.500.000 đồng/ năm
C là phí biến đổi, tính theo. Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng chất gây ơ nhiễm là
nhu cầu ơ xy hóa học (COD), và chất rắn lơ lửng (TSS); mức thu đối với mỗi chất theo
Biểu khung dưới đây:
Bảng 2.3: Mức tính phí chất gây ơ nhiễm theo nghị định 25/2013/NĐ-CP
STT
1
2

CHất gây ô nhiễm

Mức tối thiểu

Mức tối đa

tính phí

(đồng/kg)

(đồng/kg)

1,000

3,000

1,200

3,200


Nhu cầu ô xy hóa
học (COD)
Chất rắn lơ lửng
(TSS)

Đối với nước thải có chứa kim loại nặng tính theo cơng thức:
F = (f x K) + C
Trong đó F,f và C là như trên
K là hệ số tính phí theo khối lượng nước thải chứa kim loại nặng của các cơ sở sản xuất,
chế biến theo Danh mục lĩnh vực, ngành sản xuất có nước thải chứa kim loại nặng do
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và được xác định như sau:
Bảng 2.4: Hệ số khi xả NTCN tính theo mức thu phí ở nghị định 25/2013/NĐ-CP
3
STT Lượng nước thải chứa kim loại nặng (m /ngày đêm)

Hệ số K

1

Dưới 30 m3

2

2

Từ 30 m3 đến 100 m3

6


3

Từ 100 m3 đến 150 m3

9

4

Từ 150 m3 đến 200 m3

12

10


5

Từ 200 m3 đến 250 m3

15

6

Từ 250 m3 đến 300 m3

18

7

Trên 300 m3


21

Cơ sở sản xuất, chế biến thuộc Danh mục các ngành, lĩnh vực sản xuất có nước
thải chứa kim loại nặng nếu xử lý các kim loại nặng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt khi áp dụng hệ số K bằng 1
Cơ sở sản xuất chế biến có khối lượng nước thải dưới 30 m3/ ngày đêm khơng áp
dụng mức phí biến đổi [6].
+
Mức phí của nghị định 154/2016/NĐ-CP
-

Mức phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp được tính như sau:
F=f+C

Trong đó:
-

F là số phí phải nộp;

-

f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm;

-

C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng thông số
ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Bảng 2.5: Mức tính phí từng chất gây ơ nhiễm theo nghị định 154/2016/NĐ-CP

Thơng số ơ nhiễm tính phí

STT

Mức phí (đồng/kg)

1

Nhu cầu ơxy hóa học (COD)

2.000

2

Chất rắn lơ lửng (TSS)

2.400

3

Thủy ngân (Hg)

20.000.000

4

Chì (Pb)

1.000.000


5

Arsenic (As)

2.000.000

6

Cadmium (Cd)

2.000.000

Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 20m3/ngày đêm quy định
tại điều này, khơng áp dụng mức phí biến đổi.
+ Đối với nước thải cơng nghiệp:
Số phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp được xác định như sau:
a)
Số phí cố định phải nộp là 1.500.000 đồng/năm;
b)
Số phí biến đổi (C) theo quy định tại khoản 2 Điều 6 được tính cho từng
chất gây ơ nhiễm theo cơng thức sau:
11


Mức thu phí bảo
Số phí bảo vệ
Hàm lượng
vệ mơi trường đối
Tổng
môi trường đối

chất gây ô
với nước thải công
lượng nước
với nước thải =
x nhiễm có x 10-3 x nghiệp của chất
thải thải ra
công nghiệp phải
trong nước
gây ô nhiễm thải ra
(m3)
nộp (đồng)
thải (mg/l)
mơi
trường
(đồng/kg)
Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày
đêm, số phí cố định (f) phải nộp là: 1.500.000 đồng/năm;
-

Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày đêm

trở lên, số phí phải nộp hàng quý được tính theo cơng thức sau:
Fq = (f/4) + Cq
trong đó:
+ Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng);
+ f = 1.500.000 đồng;
+ Cq là số phí biến đổi phải nộp trong quý.
c) Xác định lượng nước thải ra:
Đối với các cơ sở có đồng hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải ra được xác
định căn cứ vào số đo trên đồng hồ.

Đối với các cơ sở khơng có đồng hồ đo lượng nước thải thì lượng nước thải được
xác định dựa trên kết quả đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường
hoặc được tính bằng 80% lượng nước sử dụng hoặc thông tin trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường theo định kỳ hàng quý.
Đơn vị nộp phí
1.
Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải quy định tại Điều 2
Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
2.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập
trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải thì khơng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thốt nước là người nộp phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và xả ra môi trường (trừ trường hợp quy định
tại khoản 8 Điều 5 Nghị định này).
3.
Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản,
thủy sản; hệ thống xử lý nước thải tập trung, quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này
sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì

12


phải nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp (khơng phải nộp phí bảo
vệ mơi trường đối với nước thải sinh hoạt) [7].
Ta có thể thấy rằng sự khác biệt rõ ràng nhất của hai nghị định này là về phí biến
đổi. Mỗi doanh nghiệp khi thải ra mơi trường đều phải đóng bắt buộc 1.500.000 đồng/
năm và phải cộng thêm tiền phí biến đổi. Tiền phí biến đổi ở nghị định 25/2013/NĐ-CP
thì quy định ở mức trên 30m3/ngày đêm thì mới phải đóng phí biến đổi này. Nhưng ở
nghị định 154/2016/NĐ-CP thì chi phí biến đổi này lại còn ở mức trên 20m3/ngày đêm
là sẽ phải đóng phí biến đổi cho nên ta có thể thấy rằng cơ quan quản lý nhà nước đang

muốn khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải như vậy sẽ
làm giảm chất ô nhiễm ra ngồi mơi trường và dễ dàng cho cơ quan quản lý kiểm sốt
ơ nhiễm.
2.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NƯỚC THẢI

- Các yếu tố liên quan đến nội dung chính sách: Các yếu tố có liên quan đến nội
dung chính sách bao gồm tính hợp lý trong nội dung chính sách, tính khả thi khi triển
khai chính sách trong thực tiễn.

- Các yếu tố liên quan đến cơ quan thực thi chính sách (cơ quan quản lý): Các yếu
tố có liên quan đến cơ quan thực thi chính sách bao gồm cơ cấu tổ chức của cơ quan
thực thi, điều kiện về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, các trang thiết bị phục vụ quá
trình thực thi, cơ chế phối hợp trong q trình thực thi chính sách, cách thức triển khai
các hoạt động để thực thi chính sách.

- Các yếu tố liên quan đến đối tượng chịu tác động của chính sách: Các yếu tố này
bao gồm nhận thức của chủ đơn vị sản xuất kinh doanh, quy mơ sản xuất kinh doanh,
loại hình đơn vị, điều kiện về mặt bằng và công nghệ sản xuất, điều kiện về tài chính.

- Các yếu tố liên quan đến cộng đồng: Cộng đồng bao gồm những người trực tiếp
hay gián tiếp bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường gây ra bởi các đơn vị sản xuất kinh
doanh. Hành động chấp nhận hay phản đối tình trạng ơ nhiễm mơi trường do chủ thể
gây ra cũng đóng vai trị quan trọng có ảnh hưởng đến tình hình chấp hành các quy định
nghiệp của chủ thể.
Một cách phân loại khác về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách
là phân chia các yếu tố ảnh hưởng theo hai nhóm: (1) tăng cường sự tn thủ thơng qua
các biện pháp khuyến khích và (2) xác định các yếu tố cản trở nhằm đề ra biện pháp

13



buộc người vi phạm phải tuân thủ. Các chương trình khác nhau sẽ có những nỗ lực hay
nhấn mạnh vào mỗi nhóm tiếp cận tuỳ thuộc vào văn hố và thể chế luật pháp[4].
Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp
Các yếu tố khuyến khích sự tuân thủ

Các yếu tố cản trở sự tuân thủ

1. Các yếu tố kinh tế
- Mong muốn không bị xử phạt

- Thiếu nguồn lực tài chính

- Mong muốn khơng bị liên đới đến các - Mong muốn giảm giá thành sản phẩm
vấn đề pháp lý trong tương lai
- Mong muốn tăng lợi nhuận qua việc
sử dụng công nghệ hiệu quả - chi phí,
thân thiện mơi
trường
2. Các yếu tố xã hội, đạo đức
- Giá trị xã hội, đạo đức đối với việc - Thiếu tôn trọng luật pháp trong xã hội
đảm bảo chất lượng môi trường

- Thiếu hỗ trợ công cho công tác QLMT - Sự tôn trọng luật pháp của xã hội
Thiếu nỗ lực của Chính phủ để tăng cường
- Sự minh bạch của cơ quan chính sự tuân thủ luật pháp
quyền
3. Yếu tố cá nhân

- Không muốn liên đới đến luật pháp

- Sợ thay đổi

- Muốn tránh tai tiếng bởi dư luận xã hội - Tình trì trệ
4. Các yếu tố quản lý
- Công tác đào tạo cán bộ, nhân viên để - Thiếu trách nhiệm trong việc tuân thủ
tuân thủ các quy định quản lý môi trường các quy định pháp luật
- Khuyến khích thơng qua thưởng, tăng Thiếu hệ thống quản lý để tuân thủ các quy
lương
định
14


×