TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ MAI SANG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC
THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI CÔNG NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN
KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(GIAI ĐOẠN 2010-2013)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102
11 - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ MAI SANG
MSSV: 4115249
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC
THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI CÔNG NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN
KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(GIAI ĐOẠN 2010-2013)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. VÕ THỊ LANG
11 - 2014
LỜI CẢM TẠ
Luận văn là nấc thang cuối cùng kết thúc một chặng đường học tập,
nghiên cứu và mở ra một chân trời mới cho sinh viên chúng tôi bước vào đời.
Để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy
cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích, đặc biệt là những kiến thức
chuyên ngành, đã hướng dẫn những kỹ năng cần thiết giúp tôi có được nền
tảng tri thức vững chắc.
Tôi xin cảm ơn ba, mẹ, anh chị em và những người thân trong gia đình
đã luôn bên cạnh, động viên và ủng hộ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Lang đã tận tụy hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ
Môi trường thành phố Cần Thơ, đặc biệt là các anh, chị ở phòng Thẩm định và
Đánh giá tác động môi trường đã chỉ dẫn, cung cấp cho tôi những tài liệu và
kiến thức cần thiết trong suốt quá trình thực tập; tôi xin cảm ơn các anh chị ở
Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp Cần Thơ đã hỗ trợ tôi trong
quá trình thu thập số liệu.
Cảm ơn những lời động viên, cổ vũ của các bạn giúp tôi có thêm động
lực để hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong thực tiễn nên đề tài này không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong quý thầy cô có thể góp ý để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, cô Võ Thị Lang, các cô chú, anh chị ở Chi cục Bảo vệ Môi trường và
Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp Cần Thơ được nhiều sức
khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Cần thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mai Sang
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mai Sang
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..............................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung. ..............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. ..............................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................3
1.3.1 Phạm vi không gian. .......................................................................3
1.3.2 Phạm vi thời gian............................................................................3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............4
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản.................................................................4
2.1.2 Căn cứ pháp luật về bảo vệ môi trường ...........................................7
2.1.3 Một số công cụ kinh tế sử dụng trong quản lý và bảo vệ môi
trường......................................................................................................9
2.1.4 Cơ sở của việc xây dựng qui định thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp ở Việt Nam ........................................................11
2.1.5 Một số qui định chung về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp ở Việt Nam ........................................................13
2.1.6 Những tiến bộ của Nghị định 25/2013/NĐ-CP (Nghị định mới) so
với Nghị định 67/2003/NĐ-CP (Nghị định cũ) quy định về thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải .................................................................20
2.1.7 Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp............................................................................22
2.1.8 Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ ô nhiễm
nguồn nước............................................................................................22
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................24
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................24
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................24
iv
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
TRÀ NÓC .....................................................................................................25
3.1 CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..........25
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................25
3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức .................................................................25
3.1.3 Chức năng.....................................................................................26
3.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................26
3.1.5 Căn cứ pháp luật về bảo vệ môi trường mà Chi cục Bảo vệ Môi
trường thành phố Cần Thơ áp dụng trong công tác thu phí bảo vệ môi
trường....................................................................................................28
3.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC .........................28
3.2.1 Lịch sử hình thành ........................................................................28
3.2.2 Quá trình phát triển.......................................................................32
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THU PHÍ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Ở KHU
CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC ..........................................................................34
4.1 TÌNH HÌNH PHÁT THẢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU
CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC ......................................................................34
4.1.1 Hiện trạng nguồn nước mặt ở các sông rạch xung quanh khu công
nghiệp Trà Nóc......................................................................................34
4.1.2 Tình hình phát thải của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Trà
Nóc........................................................................................................42
4.2 CÔNG TÁC THU, NỘP PHÍ VÀ QUẢN LÝ PHÍ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP.................................46
4.2.1 Tình hình thu phí bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2013...........46
4.2.2 Tình hình thu phí trong khu công nghiệp và ngoài khu công
nghiệp....................................................................................................52
4.2.3 Tình hình thu phí đối với các nhóm ngành kinh doanh..................54
4.2.4 Công tác quản lý thu phí ...............................................................59
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỪ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG..................................................................................................60
v
4.4 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ........................68
4.4.1 Giải pháp quản lý..........................................................................68
4.4.2 Giải pháp kinh tế...........................................................................69
4.4.3 Giải pháp kỹ thuật.........................................................................69
4.4.4 Giải pháp nâng cao nhận thức .......................................................70
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................71
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................71
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................72
5.2.1 Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường ..........................................72
5.2.2 Đối với các cơ quan quản lý môi trường và doanh nghiệp.............73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................75
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mức thu của chất gây ô nhiễm có trong nước thải ………………..16
Bảng 2.2: Hệ số tính phí theo khối lượng nước thải chứa kim loại nặng…….17
Bảng 3.1: Giới thiệu sơ lược về KCN Trà Nóc 1…………………………….29
Bảng 3.2: Giới thiệu sơ lược về KCN Trà Nóc 2 ……………………………31
Bảng 4.1: Kết quả quan trắc nồng độ SS trong nước mặt tại các nguồn tiếp
nhận xả thải của khu công nghiệp Trà Nóc năm 2011-2013 ………………..35
Bảng 4.2: Kết quả quan trắc nồng độ COD trong nước mặt tại các nguồn tiếp
nhận xả thải của khu công nghiệp Trà Nóc năm 2011-2013…………………36
Bảng 4.3: Kết quả quan trắc nồng độ BOD trong nước mặt tại các nguồn tiếp
nhận xả thải của khu công nghiệp Trà Nóc năm 2011-2013…………………38
Bảng 4.4: Kết quả quan trắc nồng độ Coliform trong nước mặt tại các nguồn
tiếp nhận xả thải của khu công nghiệp Trà Nóc năm 2011-2013…………….40
Bảng 4.5: Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp.....43
Bảng 4.6: Công suất hoạt động của hệ thống xử lý nước thải ở một số doanh
nghiệp tại khu công nghiệp Trà Nóc…………………………………………44
Bảng 4.7: Thống kê nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sau khi xử lý
của một số cơ sở sản xuất công nghiệp ở khu công nghiệp Trà Nóc ………..45
Bảng 4.8: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
giai đoạn 2010-2013.…………………………………………………………48
Bảng 4.9: Chênh lệch giữa số phí thu được qua các năm 2010-2013 .............49
Bảng 4.10: Số phí một vài doanh nghiệp đã nộp qua các năm........................50
Bảng 4.11: Tỷ lệ số phí thu được trong khu công nghiệp và ngoài khu công
nghiệp năm 2010-2013 ..................................................................................53
Bảng 4.12: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
theo nhóm ngành, nghề kinh doanh giai đoạn 2010-2013…………………...55
Bảng 4.13: Tình hình số phí tự kê khai và sau thẩm định của một số doanh
nghiệp ở khu công nghiệp Trà Nóc…………………………………………..58
Bảng 4.14: Tình hình tự kê khai và giá trị thực tế hàm lượng các chất gây ô
nhiễm của một số doanh nghiệp ở khu công nghiệp Trà Nóc………………..59
vii
Bảng 4.15: Công tác quản lý và sử dụng thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp ở thành phố Cần Thơ………………………………...60
Bảng 4.16: Vị trí thu mẫu quan trắc nước thải tại khu công nghiệp Trà Nóc ..61
Bảng 4.17: Số phí bảo vệ môi trường của một vài doanh nghiệp trước và sau
khi vận hành hệ thống xử lý nước
thải……………………………………………………………………………65
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình kiểm soát ô nhiễm.............................................................11
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi Cục Bảo vệ Môi trường thành
phố Cần Thơ..................................................................................................25
Hình 4.1 Diễn biến hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) qua các năm
2011-2013 .....................................................................................................36
Hình 4.2 Diễn biến hàm lượng nhu cầu oxy hóa học (COD) qua các năm
2011-2013 .....................................................................................................37
Hình 4.3 Diễn biến hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) qua các năm
2011-2013 .....................................................................................................39
Hình 4.4 Diễn biến hàm lượng Coliform qua các năm 2011-2013 .................41
Hình 4.5 Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp ở
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2013 .......................................................47
Hình 4.6 Tỷ lệ số doanh nghiệp trong khu công nghiệp và ngoài khu công
nghiệp ...........................................................................................................52
Hình 4.7 Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp năm 2010-2013.................53
Hình 4.8 Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
theo nhóm ngành kinh doanh giai đoạn 2010-2013........................................55
Hình 4.9 Diễn biến hàm lượng COD trong nước thải tại khu công nghiệpTrà
Nóc trong giai đoạn 2011-2013 .....................................................................61
Hình 4.10 Diễn biến hàm lượng BOD trong nước thải tại khu công nghiệp Trà
Nóc trong giai đoạn 2011-2013 .....................................................................62
Hình 4.11 Diễn biến hàm lượng SS trong nước thải tại khu công nghiệp Trà
Nóc trong giai đoạn 2011-2013 .....................................................................63
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
BVTV
:
Bảo vệ thực vật
CTY
:
Công ty
CTY CP
:
Công ty cổ phần
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu Long
KCN
:
Khu công nghiệp
KCX
:
Khu chế xuất
NXB KHKT :
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
XNK
:
Xuất nhập khẩu
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ như vũ
bão, đòi hỏi các nước kém phát triển phải không ngừng nỗ lực để bắt kịp nhịp
độ phát triển chung của thế giới. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo và
lạc hậu, lại có bề dày lịch sử bị đô hộ, xâm lược qua nhiều thời kỳ, đang ngày
càng vươn lên đổi mới nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ, từng bước đẩy
nhanh tiến độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhờ vào quá trình tự
do hóa thương mại, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn, thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến
mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Từ đó, nhiều khu
công nghiệp (KCN) được chú trọng đầu tư xây dựng ở khắp các vùng miền
trên cả nước. Sự phát triển vượt bậc của các KCN đã góp phần nâng cao năng
lực sản xuất, xuất khẩu của nước ta, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật
và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới; góp
phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Thế nhưng, bên cạnh phát
triển kinh tế Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về môi trường
ngày càng gay gắt và nóng bỏng. Những lợi ích kinh tế đã làm lu mờ ý thức
bảo vệ môi trường và tình trạng các doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi
trường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí, cạn kiệt nguồn tài
nguyên, suy giảm đa dạng sinh học… Tình trạng này gây ra những tác động
tiêu cực đến các hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt và sức khỏe con
người. Vì thế, việc dung hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực
hiện chính sách phát triển bền vững, thân thiện với môi trường luôn là vấn đề
thách thức của nước ta cũng như các quốc gia đang phát triển.
Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung Ương, nằm ở vị
trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ hơn trăm năm trước,
Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô - thủ phủ của miền Tây Nam bộ và giờ
đây Cần Thơ vươn lên trở thành đô thị loại 1, là một trong bốn tỉnh thành
thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của
Việt Nam. Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của cả nước, tốc độ đô thị hóa
- công nghiệp hóa của Cần Thơ diễn ra khá nhanh với nhiều khu công nghiệp,
khu chế xuất ra đời thúc đẩy các hoạt động sản xuất diễn ra mạnh mẽ, điển
hình là các KCN Trà Nóc (I và II), KCN Thốt Nốt, KCN Hưng Phú…Các
KCN ở Cần Thơ mang lại nhiều tác động tích cực như thu hút đầu tư, đẩy
mạnh sản xuất công nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời cũng giải
1
quyết vấn đề việc làm cho hàng ngàn lao động trong khu vực. Tuy nhiên, quá
trình phát triển kinh tế này lại làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường đáng lo
ngại như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến đời sống và
sức khỏe người dân. Một trong những loại ô nhiễm nghiêm trọng là ô nhiễm
tài nguyên nước xung quanh các KCN vì hầu hết các KCN ở Cần Thơ vẫn
chưa có hệ thống xử lý nước thải, nhiều doanh nghiệp thường xuyên xả thải
trực tiếp ra môi trường.
Để hạn chế các vấn đề ô nhiễm, đảm bảo sự phát triển bền vững giữa
kinh tế và môi trường, Chính phủ đã có những chính sách, văn bản pháp luật,
những tiêu chuẩn, quy định về phát thải, cụ thể là áp dụng các công cụ kinh tế.
Phí BVMT được coi là một trong những công cụ kinh tế có nhiều khả quan khi
áp dụng vào thực tiễn, thu được nhiều hiệu quả trong quản lý giảm thiểu ô
nhiễm nguồn nước. Thành phố Cần Thơ cũng thực hiện công tác thu phí
BVMT đối với nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp trong và ngoài
KCN. Một trong những KCN lớn được áp dụng thu phí là KCN Trà Nóc. Dựa
theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP”, công tác thu phí
BVMT được áp dụng và đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó
cũng tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi
chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của công tác thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải công nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố
Cần Thơ giai đoạn 2010-2013”. Đề tài đi sâu tìm hiểu về thực trạng xả thải
của các doanh nghiệp ở KCN Trà Nóc và tình hình thực hiện công tác thu phí
bảo vệ môi trường cùng những hiệu quả từ công tác này mang lại.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu thực trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên nước mặt trên địa
bàn KCN Trà Nóc, thành phố Cần Thơ, phân tích hiệu quả của công tác thu
phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của Chi cục Bảo vệ Môi trường
thành phố Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013. Từ đó, đề tài
kiến nghị một số giải pháp góp phần khắc phục khó khăn, bất cập, giúp công
tác thu phí ngày càng hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở các sông rạch xung
quanh KCN Trà Nóc, thành phố Cần Thơ và tình trạng phát thải của các doanh
nghiệp ở KCN Trà Nóc thông qua việc phân tích chất lượng nước mặt tại các
nguồn tiếp nhận xả thải.
2
- Tìm hiểu quá trình thu và nộp phí BVMT đối với nước thải công
nghiệp trên địa bàn KCN Trà Nóc, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2013.
- Đánh giá hiệu quả của công tác thu phí BVMT đối với nước thải công
nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập
và nâng cao hiệu quả của chính sách thu phí bảo vệ môi trường.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
- Đề tài nghiên cứu tại khu công nghiệp Trà Nóc
- Đề tài đánh giá công tác thu phí BVMT của Chi cục Bảo vệ Môi trường
thành phố Cần thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ 11/8/2014 đến 27/11/2014
- Số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp có xả thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp ở KCN
Trà Nóc, thành phố Cần Thơ.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Theo điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (2005) định
nghĩa rằng: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật”. Môi trường theo nghĩa rộng là tập hợp tất cả các
yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác
động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, đất, nước, ánh
sáng, độ ẩm, sinh vật, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp
không bao gồm tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ gồm các nhân tố tự nhiên và xã
hội có liên quan trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người. Nói chung, môi
trường là tất cả những gì có xung quanh con người, cho con người cơ sở sống
và phát triển.
b. Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật.
- Môi trường cung cấp các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cho đời
sống và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người.
- Môi trường lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động bên
ngoài.
c. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi
các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
các cơ thể sống khác. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Ô nhiễm
môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn
môi trường”. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của
con người. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường còn được hiểu là việc chuyển
các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại
4
đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất
lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí
(khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật
lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi
trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường
độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.
2.1.1.2 Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Theo Hiến chương Châu
Âu định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với
chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho
công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và
các loài hoang dã”. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải
sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm
xuống nước ngầm; hoặc xảy ra do các loại hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn
gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất
thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện,
các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ
sâu, phân bón hữu cơ… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các
ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước ngầm mà không qua xử lý hoặc với
khối lượng vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ,
sông, suối.
2.1.1.3 Nước thải công nghiệp
a. Nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980, nước thải là
nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình
công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Nước thải còn
được định nghĩa là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Nước thải được phân thành
nhiều loại khác nhau tùy theo nguồn gốc phát sinh bao gồm: nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp, nước thấm qua, nước thải tự nhiên, nước thải đô
thị.
5
b. Nước thải công nghiệp
Theo lĩnh vực công nghệ: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh
ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt
động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp
hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Nước thải công nghiệp là nước bị thải
loại ra bề mặt sau khi đã qua sử dụng trong công nghiệp (với mục đích khác
nhau như làm lạnh, vệ sinh và sản xuất).
Hay nước thải công nghiệp (còn gọi là nước thải sản xuất) là nước thải từ
các nhà máy đang hoạt động.
Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như
lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại
hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị,
trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Nước thải trong sản xuất công nghiệp thường chia thành hai loại:
- Nước thải sản xuất bẩn: nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản
phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên.
Loại nước thải này chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn,…
- Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm
nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước. Loại
nước thải này thường được quy ước là sạch.
Các loại nước thải công nghiệp thường gặp và thường gây nhiều vấn đề
khó khăn trong kiểm soát là: nước thải sản xuất bột ngọt, nước thải sản xuất
cafe, nước thải sản xuất bia, nước thải sản xuất đường, nước thải sản xuất
giấy, nước thải sản xuất cao su, nước thải ngành xi mạ, nước thải ngành
khoáng sản và nước thải ngành dệt nhuộm. Mỗi loại nước thải có một đặc tính
riêng, tuy nhiên cần quan tâm đến các thành phần chính trong nước thải (kim
loại nặng, dầu mỡ, chất hữu cơ khó phân hủy…) để có biện pháp xử lý phù
hợp. Các thành phần này không những khó xử lý mà còn rất độc hại. Quy mô
sản xuất càng lớn thì lượng xả thải càng nhiều. Còn lại các thành phần khác
trong nước thải công nghiệp tuy không nguy hiểm lắm nhưng nếu quá nhiều
và không được xử lý đúng cách cũng là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và
môi trường.
6
2.1.1.4 Bảo vệ môi trường
Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) định nghĩa
“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, ứng phó
sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ
đa dạng sinh học”. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi
trường, thống nhất quản lý môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư,
bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục, đào tạo, nghiên
cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo
vệ môi trường. Theo Điều 4, luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005) “Bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan
nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” và “Bảo vệ môi trường phải gắn kết
hài hòa với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến độ xã hội để phát triển bền vững
đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực
và toàn cầu”.
2.1.2 Căn cứ pháp luật về bảo vệ môi trường
Một số căn cứ pháp luật về BVMT mà nước ta quy định về mức phí,
cách tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, nồng độ tối đa cho phép
của các thông số ô nhiễm trong nước thải và các hình thức xử lý khi vi phạm.
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005. Luật này quy định về
hoạt động BVMT; chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT; quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong BVMT.
- Luật tài nguyên nước năm 2012. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ
về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005. Nghị
định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường về tiêu chuẩn môi trường; đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết BVMT; BVMT trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; công khai thông tin, dữ liệu về môi
trường.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: quy định về phí BVMT đối
với nước thải; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước
7
thải. Nghị định này thay thế cho nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng
06 năm 2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải.
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ
vê hướng dẫn bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ
chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình và các dự án phát
triển.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ
vê việc Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 12 năm 2013 và
thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của
Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ban
hành kèm theo Nghị định này Phụ lục gồm 05 mẫu biên bản quyết định để sử
dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Quyết định 22/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
về quyết định về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Quyết định này bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tại Quyết định số 1696/QĐBKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006.
- Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm
dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành
nghề khoan nước dưới đất.
- QCVN 40:2011/BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp. Đây là quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông
số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Quy chuẩn này thay thế cho QCVN 24:2009/BTNMT.
- QCVN 08:2008/BTNMT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt. Quy chuẩn này quy định giá trị tới hạn các thông số chất lượng
nước mặt và quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của
nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù
hợp.
- Thông tư Liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 05
năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực
8
hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.1.3 Một số công cụ kinh tế sử dụng trong quản lý và bảo vệ môi
trường
2.1.3.1 Một số công cụ kinh tế
“Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công
cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt
động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến
hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường”. (Nguyễn
Thế Chinh, 2003, trang 282). Công cụ kinh tế trong BVMT được áp dụng dựa
trên hai nguyên tắc cơ bản “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP - Polluter
Pays Principle) và “Người hưởng thụ phải trả tiền” (BPP - Benefit Pays
Principle). Đây chính là sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ môi
trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt
động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản
xuất có lợi cho môi trường.
Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:
Thuế / phí môi trường.
Hệ thống đặt cọc - hoàn trả.
Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng (hay “cota ô nhiễm”).
Ký quỹ môi trường.
Trợ cấp môi trường.
Nhãn sinh thái.
Sử dụng các công cụ kinh tế trên đem lại nhiều tác động tích cực như các
hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã
hội cho công tác BVMT có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển
khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho BVMT, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ
cho công tác BVMT và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường
của quốc gia. Tuy nhiên, khi áp dụng các công cụ này cần cân nhắc một cách
chặt chẽ để phù hợp với hệ thống tài chính, tập quán, truyền thống và năng lực
của hệ thống hành chính, hệ thống thể chế của từng nước. (Nguyễn Thế Chinh,
2003, trang 289).
9
Trong đề tài này chỉ tập trung vào công cụ phí môi trường đã và đang
được áp dụng tại Việt Nam.
2.1.3.2 Phí bảo vệ môi trường (phí xả thải)
Phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá
sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP), là khoản
thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp một khoản chi phí đầu tư, bảo dưỡng
các công trình công cộng và duy trì các hoạt động của nhà nước. (Nguyễn Thế
Chinh, 2003, trang 282). Phí này được áp dụng với hai mục đích: một là chi
cho các hoạt động cải thiện môi trường sinh thái ( thu gom xử lý rác thải, phế
thải, nước thải, hỗ trợ các nạn nhân chịu sự ô nhiễm…) và hai là khuyến khích
người gây ô nhiễm giảm bớt lượng chất thải ra môi trường. Phạm vi áp dụng
các loại phí BVMT gồm:
- Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm
thải vào môi trường nước (BOD, COD, TSS, kim loại nặng…), khí quyển
(SO2, CO2, CFCs), đất (rác thải, phân bón) hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới
môi trường xung quanh. Phí được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm
lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm. Mục đích nhằm khuyến khích các tác
nhân gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng thêm nguồn thu
cho Chính phủ sử dụng cho việc cải thiện môi trường.
- Phí đánh vào người sử dụng: là tiền phải trả khi sử dụng các hệ thống
công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường (hệ thống thoát nước, thu
gom và xử lý rác thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng đường và bãi đỗ
xe,…). Có hai cách thu phí là thu theo số lượng, chất lượng; và thu theo mức
cố định cá nhân. Mục đích nhằm tăng nguồn thu cho Chính phủ và hạn chế
việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường.
- Phí đánh vào sản phẩm: là loại phí được áp dụng đối với những loại sản
phẩm gây tác hại tới môi trường khi chúng được sử dụng trong quá trình sản
xuất, tiêu dùng. Phí này được áp dụng với những sản phẩm chức chất độc hại
và gây hại tới môi trường với một khối lượng nhất định (như PVC, CFCs, kim
loại nặng, xăng pha chì, các nguyên liệu chứa cacbon, sulphat, thủy ngân, chai,
hộp, túi ni long…) hoặc phí có thể sử dụng thay cho phí ô nhiễm trong trường
hợp người ta không thể tính trực tiếp phí đối với các chất gây ô nhiễm. Mục
đích nhằm khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sử dụng, tiêu thụ sản
phẩm bị thu phí và làm tăng thêm nguồn thu cho Chính phủ.
Có thể nói phí môi trường là một công cụ quản lý cần thiết cho các nhà
hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý môi trường nhằm đạt được
các mục tiêu môi trường; đây cũng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ
10
chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm bảo vệ môi trường. Mục đích
chung của phí môi trường là ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm
có thể xử lý được. Vì vậy, nhìn chung phí môi trường cần đạt được hai mục
tiêu: làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và tăng nguồn thu nhập để
chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Hiện nay, nước ta đang áp
dụng một số loại phí như: phí vệ sinh môi trường, phí BVMT đối với nước
thải, phí BVMT đối với chất thải rắn và phí BVMT đối với khai thác khoáng
sản.
2.1.4 Cơ sở của việc xây dựng qui định thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải công nghiệp ở Việt Nam
Để xác định mức phí thải ta dựa vào mô hình kiểm soát ô nhiễm. Xét
hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực với hàm chi phí thiệt hại biên là
MD. Bên cạnh hoạt động sản xuất, doanh nghiệp đầu tư xử lý ô nhiễm với
hàm chi phí giảm thải biên là MAC.
MAC, MD
(đơn vị tiền)
MD
MAC
d
c
d
c
f
a
0
b
E*
E0
Lượng thải
E
Nguồn: Barry C.Field & Nancy D.Olewiler, 2005. Environmental Economics.
(Bản dịch tiếng Việt của EEPSEA)
Hình 2.1 Mô hình kiểm soát ô nhiễm
Trục hoành cho biết lượng phát thải mà doanh nghiệp thải ra môi trường.
Trục tung đo lường thiệt hại biên, chi phí giảm thải biên bằng tiền và mức phí
trên mỗi đơn vị thải.
Tại mức thải E = 0: chi phí giảm thải của doanh nghiệp đạt lớn nhất và
thiệt hại về môi trường đạt thấp nhất, chi phí xã hội là: a+b+d
11
Tại mức thải E0: doanh nghiệp không bỏ ra chi phí giảm thải, nhưng
thiệt hại về môi trường đạt lớn nhất, chi phí xã hội là: a+b+c
Tại mức thải E* được xác định bởi MD = MAC thì chi phí xã hội (gồm
chi phí giảm thải là b và thiệt hại môi trường là a) đạt thấp nhất so với các mức
thải khác.
Như vậy khi MAC và MD cắt nhau thì mức thải E* đạt được tối ưu xã
hội về kiểm soát ô nhiễm.
E* gọi là mức thải đạt hiệu quả xã hội. Mức thải này dựa trên tiêu
chí hiệu quả (lợi ích xã hội ròng cao nhất), không dựa trên tiêu chí an toàn về
sức khỏe.
Với MAC = MD = f là mức phí đạt hiệu quả xã hội.
Mức thải ở mức E* và mức phí f chỉ là con số lý thuyết, theo đó, cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường sẽ căn cứ vào mức thải đạt hiệu quả xã hội
này để định ra phí thải cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào
mức phí và khả năng giảm thải của mình để quyết định mức thải sao cho tiết
kiệm chi phí tư nhân nhất. Chi phí tư nhân bao gồm chi phí xử lý chất thải và
tổng phí BVMT phải nộp.
Khi thu phí BVMT đối với nước thải, cơ quan quản lý thường dựa vào
lượng phát thải của doanh nghiệp để xác định mức phí phát thải. Phí phát thải
là những khoản tiền mà người gây ô nhiễm phải trả theo quy định của cơ quan
chức năng và tùy theo lượng thải thực tế vào môi trường. Phần lớn kinh phí sẽ
được sử dụng điều phối lại cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và giải
quyết các vấn đề môi trường do những đối tượng đóng phí gây ra.
Công thức tính phí:
F=f*E
Trong đó:
- F là tổng số phí phải nộp (Đvt: đồng).
- f là mức phí trên một đơn vị thải do cơ quan chức năng quy định (Đvt:
đồng / đơn vị thải).
- E là lượng phát thải ra môi trường (Đvt: đơn vị thải).
Mục đích chủ yếu của phí phát thải là tạo ra động cơ khuyến khích để
chính các đối tượng gây ô nhiễm tự tìm phương pháp tốt nhất nhằm cắt giảm
mức phí mà họ phải đóng thay vì để các cơ quan chức năng quyết định việc
giảm thải của các doanh nghiệp này.
12
Nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường bằng công cụ thu phí môi
trường là nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” (PPP-Polluter Pays
Principle). Nguyên tắc này bắt nguồn từ sáng kiến do Tổ chức Hợp tác Kinh tế
và Phát triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974. Nguyên tắc được dùng
làm cơ sở xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy
định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. PPP năm
1972 có quan điểm những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt
động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. PPP năm 1974 chủ trương rằng các
tác nhân gây ô nhiễm ngoài việc tuân thủ theo các chỉ tiêu đối với việc gây ô
nhiễm còn phải bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm
này gây ra. Đây là nguyên tắc có thể sử dụng như một định hướng hỗ trợ nhằm
đạt được mục tiêu môi trường, dù là bảo vệ hay phục hồi môi trường. Tuy
nhiên hiệu quả môi trường có thể đạt được hay không, trên thực tế còn phụ
thuộc vào mức phí, số người đóng góp và khả năng sử dụng hợp lý số phí thu
được.
2.1.5 Một số qui định chung về việc thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp ở Việt Nam
Các quy định chung về thu phí BVMT đối với nước thải được quy định ở
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về
phí BVMT đối với nước thải và Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTCBTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Nghị định
25/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6
năm 2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải và Thông tư liên
tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT thay thế cho Thông tư liên tịch số
125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003
của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải.
2.1.5.1 Đối tượng nộp phí BVMT
Theo Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng
5 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của
Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải quy định đối tượng chịu phí
BVMT đối với nước thải công nghiệp bao gồm:
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản;
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát,
thuốc lá;
13