Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.37 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
2.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP TÂY HÀ NỘI
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội (hay còn gọi
là Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội) là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo quyết định số 317359 –
DNNN. Trụ sở chính của chi nhánh ở số 115 Nguyễn Lương Bằng, Phường Nam Đồng,
Quận Đống Đa, Hà Nội – là nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Lúc mới thành lập,
Ngân hàng chỉ có 03 phòng giao dịch, đến năm 2004 thành lập thêm 03 phòng giao dịch
nữa. Đến nay, Ngân hàng đã có 04 chi nhánh trực thuộc và 06 phòng giao dịch trải rộng
trên địa bàn Thủ đô.
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội
bao gồm:
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản
tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…
- Đầu tư vốn tín dụng bằng VND hoặc ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.
- Làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng và cá nhân trong
và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh
toán thẻ tín dụng, séc du lịch.
- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền điện tử
trong nước và thanh toán quốc tế qua mạng.
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố các giấy tờ có giá.
- Bảo lãnh bằng VND và ngoại tệ dưới nhiều hình thức trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ khác.
2.1.2. Mô hình tổ chức:
1. Giám đốc
2. Phó Giám đốc
3. Các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ:
a. Phòng Kế hoạch tổng hợp e. Phòng Điện toán
b. Phòng Tín dụng f. Phòng Hành chính nhân sự


c. Phòng Kế hoạch và Ngân quỹ g. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
d. Phòng Kinh doanh ngoại hối h. Phòng Dịch vụ và Marketing
4. Chi nhánh cấp 2
5. Phòng Giao dịch
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP TÂY HÀ NỘI
Hoạt động dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội trong những
năm gần đây đã có nhiều thay đổi. Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nông nghiệp
Tây Hà Nội đã triển khai được 27 sản phẩm dịch vụ. Trong khi chỉ mới ba năm về trước,
ngoài hoạt động tín dụng chỉ có khoảng trên dưới mười sản phẩm dịch vụ, tập trung chủ
yếu là thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp Tây
Hà Nội đã triển khai được thêm một số sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ Phonebanking,
dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, dịch vụ thẻ, dịch vụ thu hộ, chi hộ…
Bảng 2.1.Các sản phẩm dịch vụ hiện có tại Ngân hàng Nông nghiệp Tây HN
TT Tên sản phẩm TT Tên sản phẩm
I, Thanh toán trong nước III Bảo lãnh
1 Séc IV Dịch vụ thẻ
2 Ủy nhiệm chi 1 Thẻ rút tiền từ máy ATM
3 Ủy nhiệm thu 2 Thẻ ghi nợ
4 Hối phiếu 3 Thẻ tín dụng
5 Chuyển tiền mặt 4 Đại lý thanh toán thẻ quốc tế
6 Chuyển tiền điện tử V Thu đổi ngoại tệ
II Thanh toán quốc tế VI Dịch vụ ngàn quỹ
1 Thư tín dụng 1 Thu, chi tiền mặt
2 Nhờ thu 2 Kiểm đếm, vận chuyển, phân loại tiền
3 Chuyển tiền TTR VII Dịch vụ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
4 Thanh toán biên mậu VIII Dịch vụ Phonebanking
5 Séc du lịch IX Dịch vụ cung cấp các tài khoản giao dịch
6 Chuyển tiền phi thương mại X Dịch vụ thu hộ
7 Chuyển tiền kiều hối XI Dịch vụ chi hộ

8 Chuyển tiền nhanh Western Union
Nguồn:Báo cáo kết quả công tác của Tổ tiếp thị Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội năm
2007.
Trong số các sản phẩm dịch vụ đang cung cấp thì dịch vụ thanh toán trong nước và
thanh toán quốc tế mang lại cho ngân hàng nguồn thu phí lớn nhất mặc dù kết quả tăng
trưởng không cao, thậm chí dịch vụ thanh toán quốc tế còn giảm so với năm 2006. Một số
dịch vụ khác như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ tuy đạt sự tăng trưởng cao song kết quả
mang lại vẫn còn hạn chế, tỷ lệ thu phí thấp.
Bảng 2.2. Kết quả thu phí dịch vụ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Tăng giảm
Số phí Tỷ trọng Số phí Tỷ trọng Số tiền %
Thanh toán trong nước 2.620 20,0 3.374 25,8 754 28,8
Thanh toán quốc tế 5.872 44,9 5.183 39,6 -689 -11,7
Bảo lãnh 1.154 8,8 1.807 13,8 653 56,6
Thu đổi ngoại tệ 1.513 11,6 2.049 15,6 536 35,4
Thẻ 255 1,9 338 2,6 83 32,5
Dịch vụ ngân quỹ 14 0,1 26 0,2 12 85,7
Dịch vụ khác 1.653 12,7 318 2,4 -1.335 -80,7
Cộng 13.081 100 13.095 100 14 0,1
Nguồn:Báo cáo kết quả công tác của Tổ tiếp thị Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội năm
2006, 2007.
Để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp
Tây Hà Nội, em xin được đi sâu phân tích từng dịch vụ cụ thể:
2.2.1. Dịch vụ thanh toán
2.2.1.1. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động dịch vụ quan trọng,
đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Kết quả đạt được cụ thể qua các năm như sau:
 Đối với thanh toán hàng nhập khẩu:

Bảng 2.3. Kết quả thanh toán hàng nhập khẩu
Đơn vị: Nghìn USD
TT Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Tăng
trưởng
so với
năm
2005
Năm
2007
Tăng
trưởng
so với
2006
1
Phát hành
L/C
Số món 875 1205 37,7% 784 -20,0%
Trị giá 149,734 170,041 13,6% 111,476 -34,4%
2
Thanh toán
L/C
Số món 932 1203 29,1% 889 -26,1%
Trị giá 131,729 145,851 10,7% 107,151 -26,5%
3
Thanh toán

nhờ thu
Số món 474 427 -9,9% 346 -18,9%
Trị giá 17,359 11,546 -33,4% 16,890 46,3%
4
Thanh toán
TTR
Số món 1260 1615 28,1% 1682 4,1%
Trị giá 41,661 69,637 67,2% 55,520 -20,2%
Nguồn:Báo cáo công tác TTQT tại NHNN TÂY HN năm 2005, 2006, 2007.
Biểu đồ 2.1: Kết quả thanh toán hàng nhập khẩu
Đơn vị: Nghìn USD
Thanh toán hàng nhập khẩu là hoạt động thanh toán cơ bản trong thanh toán quốc tế
tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội. Chi nhánh thực
hiện đầy đủ các hình thức thanh toán như L/C, thanh toán nhờ thu D/P, nhờ thu D/A, thanh
toán TTR trong đó thanh toán L/C chiếm tỷ trọng cao về trị giá thanh toán.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy kết quả hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại
Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội năm 2006 đã có sự tăng trưởng rõ rệt so với năm
2005 đặc biệt đối với hình thức thanh toán L/C (tăng 13,6%) và thanh toán TTR (tăng
67,2%). Sang năm 2007, kết quả đạt được thấp hơn so với năm 2006, chỉ riêng thanh toán
nhờ thu là tăng 46,3% còn lại các chỉ tiêu khác đều giảm. Một trong những nguyên nhân là
do kết quả của việc lựa chọn khách hàng trong đầu tư tín dụng. Một số khách hàng có
lượng giao dịch thanh toán hàng nhập tương đối lớn song do không đáp ứng đủ các quy
định về cho vay nên Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội đã từ chối cho vay dẫn đến việc
họ chuyển sang thanh toán qua ngân hàng khác.
 Đối với thanh toán hàng xuất:
Bảng 2.4. Kết quả thanh toán hàng xuất
Đơn vị: Nghìn USD
TT Chỉ tiêu
Năm
2005

Năm
2006
Tăng
trưởng
so với
2005
Năm
2007
Tăng
trưởng
so với
2006
1
Gửi chứng từ đòi
tiền
Số món 82 91 10,9% 54 -40,6%
Trị giá 1,475 1,907 29,2% 1,464 -23,2%
2
Thu tiền hàng
xuất
Số món 68 77 13,2% 52 -32,4%
Trị giá 1,269 1,593 25,5% 1,426 -10,4%
3
Chuyển tiền đến
(TTR)
Số món 168 652 288,1% 408 -37,4%
Trị giá 8,432 19,680 133,4% 12,132 -38,3%
Nguồn:Báo cáo công tác TTQT tại NHNN TÂY HN năm 2005, 2006, 2007.
Biểu đồ 2.2: Kết quả thanh toán hàng xuất
Đơn vị: Nghìn USD

Thanh toán hàng xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội cả về doanh số thanh toán và số món thực hiện. Kết
quả đạt được năm 2007 đều thấp hơn so với năm trước.
Như vậy, phần lớn khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế với Ngân hàng Nông
nghiệp Tây Hà Nội là các doanh nghiệp nhập khẩu, các đơn vị xuất khẩu còn quá ít. Điều
này dẫn đến tình trạng, đôi lúc nguồn thu ngoại tệ từ hàng xuất không đủ để đáp ứng nhu
cầu mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập của khách hàng. Do vậy, mất cân bằng về cung cầu
ngoại tệ vẫn xảy ra và đây là một trong những khó khăn trong công tác thanh toán quốc tế
tại chi nhánh.
Tuy nhiên, chi nhánh luôn chú trọng đến việc phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội đã có quan hệ với 890 ngân hàng tại 110
quốc gia. Đây là một con số cho thấy mạng lưới đại lý thanh toán tại các nước tương đối
rộng.
Về đối tượng khách hàng, Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội đã có sự chuyển
hướng trong việc lựa chọn khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế. Bên cạnh các
khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị xuất nhập khẩu thuộc
các Tổng công ty lớn và các đơn vị có quan hệ tín dụng với chi nhánh, Ngân hàng Nông
nghiệp Tây Hà Nội nay cũng chú trọng hơn đến các khách hàng vãng lai, các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và cả các cá nhân.
Đặc biệt, dịch vụ chuyển tiền phi thương mại gần đây rất phát triển. Đây là dịch vụ
chuyển tiền ra nước ngoài nhằm phục vụ các mục đích như chữa bệnh, học tập, công tác,
du lịch… Nếu như năm 2005 tổng doanh số chuyển tiền phi thương mại chỉ có 38,952
USD với 18 món chuyển tiền, năm 2006 tăng lên là 46,617 USD với 20 món thì đến năm
2007 con số này đã lên đến 48 món chuyển tiến với tổng doanh số là 185,554 USD. Như
vậy, riêng lĩnh vực chuyển tiền phi thương mại trong năm 2007 đạt sự tăng trưởng gấp hơn
3 lần so với 2006.
Cùng với các hoạt động thanh toán quốc tế nói trên, trong mấy năm gần đây, Ngân
hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội cũng đã phát triển thêm một số dịch vụ mới như: chuyển
tiền kiều hối, chi trả dịch vụ Western Union, thanh toán thẻ quốc tế và thanh toán séc du
lịch. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp đã là một trong những đại lý chính thức của tổ

chức chuyển tiền nhanh Western Union. Được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2004, đến
năm 2006, các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội thực hiện được tổng
cộng 448 món chi trả Western Union với số tiền là: 315,006 USD. Dịch vụ này được đẩy
mạnh phát triển trong năm 2007, chỉ riêng 6 tháng đầu năm doanh số đã vượt năm 2006,
đạt 590,374 USD (415 món). Tính cả năm 2007, tổng số tiền chi trả Western Union của
Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội là 1,770,354 USD (tăng gấp hơn 5 lần so với năm
2006), tổng số phí thu được 19,107 USD.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối cũng đem lại lợi ích đáng kể cho hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Trong năm 2007, toàn chi nhánh đã thực hiện được hơn 200 món chuyển
tiền kiều hối với tổng số tiền là: 1,837,860 USD. Bên cạnh việc thu phí, hoạt động dịch vụ
này còn góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ cũng như nguồn tiền gửi tại các chi nhánh bởi
rất nhiều khách hàng khi nhận được tiều chuyển về sẽ bán lại ngoại tệ cho ngân hàng. Điều
này cho thấy, giữa các dịch vụ có sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong khi các dịch vụ khác có sự phát triển tương đối cao thì dịch vụ thanh toán séc
du lịch và thẻ tín dụng quốc tế vẫn còn hạn chế. Tổng doanh số thanh toán séc du lịch Visa,
Mastercard năm 2007 chỉ đạt có 228,397 USD với số phí thu được là 3,729 USD. Đây là
một con số còn rất khiêm tốn đối với một chi nhánh có mạng lưới khá rộng như chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội.
Tổng số phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 378,188 USD
và năm 2007 là 325,718 USD (giảm 14%).
2.2.1.2. Dịch vụ thanh toán trong nước
Thanh toán nội địa cũng đem lại nguồn thu phí dịch vụ đáng kể cho Ngân hàng
Nông nghiệp Tây Hà Nội. Thực hiện tốt dịch vụ này giữ một vai trò khá quan trọng bởi nó
có ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động nghiệp vụ khác như huy động tiền gửi, cho vay và
các dịch vụ khác đi kèm. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội thực hiện nhiều
hình thức thanh toán khác nhau nhưng chủ yếu là chuyển tiền điện tử, thanh toán liên ngân
hàng và thanh toán song phương. Đặc biệt là hình thức thanh toán chuyển tiền điện tử gần
đây phát triển rất mạnh. Với lợi thế của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp là có màng lưới
rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và là NHTM duy nhất có chi nhánh đến tận cấp xã,
thôn nên nhiều khách hàng đã lựa chọn chuyển tiền qua Ngân hàng Nông nghiệp. Trong

khi đó Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội lại cũng có màng lưới trải rộng các quận nội
thành với 04 chi nhánh cấp 2 và 06 phòng giao dịch trực thuộc nên rất thuật lợi cho công
tác phát triển dịch vụ thanh toán nội địa.
Tốc độ thanh toán của khách hàng qua Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội cũng
được đẩy mạnh. Kể từ khi thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng -KoreBank thì
những món chuyển tiền trong cùng hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp vào Thành phố Hồ
Chí Minh hay các tỉnh phía Nam cũng chỉ trong thời gian một vài tiếng là khách hàng đã
có thể nhận được tiền. Với khối lượng giao dịch bình quân trên 1800 chứng từ/ ngày (chỉ
tính riêng tại Hội sở ngân hàng) đòi hỏi cán bộ công tác kế toán thanh toán phải nỗ lực
hết mình, không quản ngại gian khó để đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, kịp
thời, chính xác và an toàn tài sản của khách hàng. Chính vì vậy đã thu hút được một
lượng khách hàng tương đối lớn đến mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền nhằm tạo
nguồn tiền gửi cũng như tăng thu phí dịch vụ.
Riêng tại Hội sở của Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội trong năm 2007, tổng số
món thanh toán đi là 130.249 món với doanh số 39,930 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2006
và tổng số món thanh toán đến là 141.354 món với doanh số 45.957 tỷ đồng tăng 28% so
với năm 2006. Số phí thu được của Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội về thanh toán
trong nước là 3.374 triệu đồng chiếm 25,8% tổng phí dịch vụ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dịch vụ chuyển tiền trong nước còn có một số
vướng mắc, khách hàng thực hiện dịch vụ chuyển tiền có rất nhiều đối tượng thuộc nhiều
loại hình doanh nghiệp khác nhau nên việc áp dụng thống nhất một mức phí dịch vụ
chuyển tiền là không phù hợp, không khuyến khích được đối tượng khách hàng thường
xuyên và có doanh số chuyển tiền lớn.
Bảng 2.5. Kết quả thanh toán chuyển tiền trong nước năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Số món Số tiền Tăng so với 2006
1 Thanh toán đi 130.249 39.930 21,3%
2 Thanh toán đến 141.354 45.957 28,1%
Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNN TÂY HN năm 2007.
2.2.2. Dịch vụ bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh gần đây cũng đã được chú trọng phát triển. Ngân hàng Nông nghiệp
Tây Hà Nội thực hiện đa dạng các loại hình bảo lãnh khác nhau như: bảo lãnh dự thầu, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh hoàn thanh toán trong đó bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các món
bảo lãnh đã phát hành. Trước đây, phần lớn bảo lãnh được thực hiện cho các doanh nghiệp
quốc doanh nhưng đến nay đã được mở rộng cho cả thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Tăng
trưởng
2006 so
với
2005
Năm 2007
Tăng
trưởng
2007 so
với
2006
1 Doanh số Bảo lãnh 897.642 1.967.527 63,4% 2.994.459 101,1%
2
Số dư bảo lãnh cuối năm 93.807 156.438 66,7% 286.198 82,9%
Trong đó: DN quốc doanh 91.825 111.687 21,6% 148.194 32,6%
Các thành phần KT khác 1.982 44.751 125,7% 138.004 208,3%
3 Thu phí bảo lãnh 762 1.126 47,7% 1.678 49,1%

Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNN TÂY HN năm 2005, 2006, 2007.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hoạt động dịch vụ bảo lãnh có sự tăng trưởng
mạnh trong mấy năm gần đây. Doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh qua các năm đều tăng
cao. Nếu như năm 2005, doanh số bảo lãnh trong năm của toàn Ngân hàng Nông nghiệp Tây
Hà Nội chỉ đạt có 897.642 triệu đồng thì đến năm 2007 đã lên tới 2.994.459 triệu đồng tăng
233,6% so với năm 2005.
Về cơ cấu các món bảo lãnh cũng có sự thay đổi. Bảo lãnh cho các doanh nghiệp
quốc doanh năm 2005 chiếm tới 97,8% số dư bảo lãnh cuối năm thì tỷ lệ này có sự giảm
dần qua các năm, đến năm 2007 chỉ còn có 51,7%. Thay vào đó là sự gia tăng các món bảo
lãnh do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Về thời gian bảo lãnh thì hầu hết các món bảo lãnh (trên 90%) đều có thời hạn ngắn,
dao động chủ yếu từ 3-6 tháng. Bảo lãnh trung hạn (trên 12 tháng) phần lớn thuộc về các
món bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm (hay còn gọi là bảo hành).
Bên cạnh việc phát triển dịch vụ bảo lãnh, chất lượng bảo lãnh cũng là vấn đề được
quan tâm tại Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội. Chính bởi vậy, ngân hàng đã xây dựng
những quy chế cụ thể về việc thực hiện hoạt động bảo lãnh. Các món bảo lãnh tại ngân
hàng (đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đều phải có hình thức đảm bảo,
thông thường là ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định trên số tiền bảo lãnh. Tuy nhiên, tỷ lệ ký
quỹ này được áp dụng một cách linh hoạt đối với từng doanh nghiệp tùy thuộc vào độ uy
tín của doanh nghiệp, số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và loại hình bảo lãnh. Thậm chí
có trường hợp doanh nghiệp phải ký quỹ đủ 100% số tiền bảo lãnh cho ngân hàng.
Chính nhờ việc áp dụng tốt quy chế và bảo lãnh và sự linh hoạt trong quá trình thực
hiện mà các món bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội đều có chất lượng cao,
không làm phát sinh các khoản cho vay bắt buộc.
Nhờ đó, dịch vụ này đã góp phần đáng kể tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng. Năm
2007, tổng số phí thu được từ hoạt động bảo lãnh là: 1.807 triệu đồng (tăng 56% so với
năm 2006).
2.2.3. Dịch vụ thẻ
Việc phát hành và thanh toán thẻ ATM hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa (có tên gọi
là thẻ Success) cũng mới được thực hiện chưa lâu. Đây là một sản phẩm dịch vụ mới của

hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp nên Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội
rất quan tâm đến việc xây dựng chiến lược cho việc phát triển dịch vụ này nhằm không chỉ
để cạnh tranh với các ngân hàng bạn trong cùng hệ hống mà cả các ngân hàng khác trên
cùng địa bàn.
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ
TT Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Tăng
trưởng
2006 so
với
2005
Năm
2007
Tăng
trưởng
2007 so
với
2006
1 Số thẻ phát hành 3847 9840 155,7% 28.182 186,4%
2 Số dư (triệu) 1731 8560 399,5% 50.462 489,5%
3 Số dư bình quân (triệu) 0,45 0,87 93,3% 1,79 105,7%
4 Số lượng GD bình quân/ thẻ 2,7 4,9 81,4% 11,6 136,7%
5 Số máy POS 0 8 27 237,5%
Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNN TÂY HN năm 2005, 2006, 2007.
Việc phát hành thẻ ATM đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong 2 năm 2006 và 2007, đặc
biệt năm 2007 tăng trưởng rất cao, tổng số thẻ phát hành được trong năm là 28.182 thẻ

tăng 186,4% so với năm 2006.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Ban Giám đốc đã định hướng cụ thể và chỉ đạo
sát sao từng bộ phận cũng như các chi nhánh trực thuộc. Năm 2007, tổ thẻ đã được thành
lập nhằm đẩy mạnh công tác phát hành thẻ. Trong năm, Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà
Nội cũng đã thực hiện một đợt khuyến mại miễn toàn bộ phí phát hành thẻ ATM cho các
khách hàng nhân dịp chào mừng kỷ năm 30/4 và ngày sinh nhật Bác 19/5. Nhờ vậy, chỉ
riêng 5 tháng đầu năm 2007 số thẻ phát hành đã tăng gấp đôi so với số thẻ năm 2006.
Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp Tây Hà Nội cũng rất quan tâm đến việc mở rộng
các đối tượng khách hàng từ các cán bộ công nhân viên tại các đơn vị, doanh nghiệp có
quan hệ giao dịch với ngân hàng đến sinh viên các trường Đại học, chủ cửa hàng tại các
chợ lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da Đối với nhiều đơn vị có nhu cầu làm thẻ tập
thể, ngân hàng cử cán bộ xuống phục vụ tận nơi từ việc hướng dẫn cách sử dụng, thu phí
phát hành đến công tác giao nhận thẻ. Do vậy, hiệu quả đạt được khá cao.
Năm 2006, Ngân hàng Nông nghiệp đã nâng cấp thẻ ATM lên thành thẻ ghi nợ nội

×