PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA
TECHCOMBANK TRONG NĂM 2008
I- Các định hướng kinh doanh chủ đạo toàn hệ thống 2008
1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ ngân
hàng bán lẻ đa dạng
- Tập trung ưu tiên triển khai các chương trình Marketing, bán và phát triển sản
phẩm thẻ, đặc biệt là thẻ ghi nợ nội địa và ghi nợ quốc tế, phát hành lũy kế 300000
thẻ các loại trong đó phát hành tối thiểu 50000 thẻ Visa/F@stAccess debit. Khai
thác làm chủ hệ thống chuyển mạch và quản lý thẻ để khai thác tối đa các tính
năng của hệ thống, phát triển các sản phẩm mới liên quan đến thẻ.Hoàn thiện hệ
thống mở kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Master. Phấn đầu xây dựng kế hoạch đạt
doanh thu các loại phí và dịch vụ liên quan đến thẻ đạt tối thiểu 10 tỷ đồng năm
2008
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tín dụng tiêu dùng với trọng tâm là các sản
phẩm thâu chi cá nhân trên thẻ ghi nợ, tài trợ ôtô trả góp (Auto loan), sản phẩm
cho vay trả góp mua sản phẩm điện tử, nội thất, thiết bị tiêu dùng lâu bền với giá trị
lướn và tín dụng kinh doanh cá thể và thẻ tín dụng quốc tế
- Các bộ phận giao dịch và bán lẻ trên toàn hệ thống tập trung phát triển và bán các
sản phẩm tiết kiệm gắn với tài khoản như Tiết kiệm đa năng, tiết kiệm trả lãi hàng
tháng, tiết kiệm điện tử…Nghiên cứu đơn giản hóa tối đa thủ tục gửi tiết kiệm.
Phát triển mạnh các sản phẩm tiết kiệm liên quan đến tài khoản trên nền tảng công
nghệ, mức độ tự động hóa cao nhằm đến các đối tượng khách hàng thể nhân nhằm
tận dụng ưu thế về công nghệ để thu hút, mở rộng khách hàng và cơ sở vốn huy
động dân cư.
- Hoàn thiện bộ máy phòng Cho vay nhà tại Hội sở, phát triển mạnh mẽ nhóm sản
phẩm cho vay nhà ở (morgaged loan) như “ nhà mới”, “ gia đình trẻ”…,sản phẩm
tín dụng chủ đạo và lâu dài của Techcombank, theo hướng tiêu chuẩn hóa, đại trà
và chứng khoán hóa nhằm tạo thu dịch vụ. Liên kết chặt chẽ với các hoạt động
khác: tư vấn, bảo hiểm, tiết kiệm, thanh toán . Tập trung phát triển cho vay nhà ở
thông qua các phòng giao dịch trên dịa bàn lớn (HCM, Hà nội, Hải phòng, Đà
Nẵng, Đồng Nai).
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng thể nhân đối với khách
hàng Thẻ tín dụng và Khách hàng tín dụng tiêu dùng làm tiền đề kiểm soát rủi ro
hiệu quả, đồng thời tăng số lượng khách hàng được thẩm định một cách đại trà, tạo
cơ sở cho hoạt động phát hành thẻ tín dụng, thấu chi cũng như những sản phẩm tín
dụng tiêu dùng mới
- Xác định hệ thống các Phòng giao dịch là kênh phân phối và bán chính các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân.
2. Phát triển các sản phẩm ngân hàng doanh nghiệp, chú trọng bán chéo các
sản phẩm dịch vụ với trọng tâm:
- Phát triển tín dụng một cách có chọn lọc, tập trung củng cố các khách hàng
truyền thống, đánh giá, thẩm định kỹ càng các khách hàng mới. Tập trung vào các
khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực kinh doanh, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm; đặc biệt chú trọng đến các doanh
nghiệp có chiến lược phát triển rõ ràng, có năng lực điều hành và quản lý, có báo
cáo tài chính minh bạch được kiểm toán hoặc có thương hiệu tốt. Ưu tiên mở rộng
hoạt động và thu hút khách hàng trong các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các
khách hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
- Cung cấp tín dụng đi đôi với việc bán chéo sản phẩm bán lẻ, sản phẩm đầu tư,
phái sinh và các dịch vụ ngân hàng khác, nhằm đa dạng hóa nguồn thu. Tăng
cường các nguồn thu phí từ việc cấp, gia hạn, hạn mức tín dụng, phí thu xếp tài
chính
- Nghiên cứu cải tiến để đẩy mạnh phát triển sản phẩm thấu chi doanh nghiệp, thử
nghiệp mở rộng đối tượng được cung cấp sản phẩm dưới hình thức tín chấp.
- Nghiên cứu phát triển và từng bước hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
doanh nghiệp điện tử (telebank, internet banking…). Tiếp tục phát triển các sản
phẩm nguồn vốn và giao dịch tiền tệ đa dạng (các sản phẩm ngoại hối mới trên FX,
MM, kinh doanh vàng…), nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi gắn liền với đầu tư
cho các khách hàng doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm tư vấn, các công cụ quản trị rủi ro cho các
doanh nghiệp, các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro giá như
swap, futures, forward.
- Kết hợp với các đối tác trong việc hợp tác dịch vụ Logistic, kho bãi, vận chuyển,
bảo quản hàng hóa, bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đồng
thời tạo giá trị gia tăng cho khách hàng.
- Đóng gói các sản phẩm chuẩn hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặt mục tiêu
một cán bộ tín dụng tại chi nhánh địa phương có thể quản lý 50 khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Tập trung việc Marketing, tiếp thị khách hàng Doanh nghiệp lớn, cung cấp các
sản phẩm dịch vụ đặc thù cho các khách hàng lớn có nhu cầu đặc biệt, tạo sự khác
biệt về chất lượng dịch vụ và khả năng phục vụ khách hàng của Techcombank.
- Xác định các chi nhánh địa phương là kênh phân phối và bán chủ yếu đối với
nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hội sở (thông qua sở giao dịch) và chi
nhánh vùng phía Nam được giao nhiệm vụ tập trung phân phối và bán các sản
phẩm dịch vụ phục vụ nhóm các khách hàng doanh nghiệp lớn (các tập đoàn kinh
doanh lớn của nhà nước và khu vực tư nhân, các nhóm công ty nước ngoài có quy
mô lớn…) và các dự án đầu tư lớn.
3. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các vùng ưu tiên theo
chiến lược đã đề ra.
- Hoàn thiện mô hình các phong giao dịch đô thị (TSO) với hình ảnh một trung tâm
dịch vụ tài chính bán lẻ quy tụ các loại hình dịch vụ cung cấp trong các lĩnh vực tài
chính như: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư…Các phòng giao dịch được tổ chức thành
mạng lưới chính trong việc bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cá nhân (Personal
banking) của Techcombank.Các phòng giao dịch được đánh giá tính hiệu quả dựa
trên các tiêu thức về phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và sản phẩm bán lẻ, được
đánh giá riêng so với các Chi nhánh. Tiếp tục định hướng phủ dầy các Phòng giao
dịch tại 02 thành phố lớn (Hà nội và TP HCM).
- Các chi nhánh địa phương được định hướng tập trung vào các khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ theo chiến lược mục tiêu đã chọn. Đội ngũ cán bộ chi nhánh là
những người bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,
có khả năng marketing tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng.Các chi nhánh địa phương khi cần được hỗ trợ bán hàng từ các chuyên gia
cao cấp của Hội sở và các chi nhánh vùng.
- Các chi nhánh vùng với vai trò là trung tâm hỗ trợ và xử lý các hoạt động nghiệp
vụ của từng vùng được tập trung xây dựng nguồn lực với các chuyên gia nhiều
kinh nghiệm trong các lĩnh vực tín dụng, thanh toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng…Chi nhánh vùng là đầu mối đáng giá, tiếp xúc và Marketing các khách
hàng là các doanh nghiệp lớn, thẩm định các dự án cho vay trung, dài hạn…Với
nguồn lực được đầu tư đủ mạnh, các chi nhánh vùng phải có khả năng tư vấn và
cấu trúc các sản phẩm cao cấp , theo yêu cầu cho khách hàng doanh nghiệp lớn.
Khi cần các chi nhánh vùng sẽ có sự hỗ trợ đầy đủ về sản phẩm của các bộ phận
chức năng Hội sở.