Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật và tác động giảm đau, an thần của cao chiết cây nở ngày đất (gomphrena celosioides mart , amaranthaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.53 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

LÊ THỊ THANH TÂM

KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HOÁ THỰC VẬT VÀ TÁC ĐỘNG
GIẢM ĐAU, AN THẦN CỦA CAO CHIẾT CÂY NỞ NGÀY ĐẤT
(Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC

TP.HCM – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

LÊ THỊ THANH TÂM

KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HOÁ THỰC VẬT VÀ TÁC ĐỘNG
GIẢM ĐAU, AN THẦN CỦA CAO CHIẾT CÂY NỞ NGÀY ĐẤT
(Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae)

Chuyên ngành: Sản xuất và phát triển thuốc

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Võ Thị Thu Hà


TP.HCM – NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng toàn thể các
thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại khoa Dƣợc trƣờng Đại học Nguyễn Tất
Thành. Trong suốt những năm học tập tại trƣờng, nhờ sự tận tình giảng dạy của quý
thầy cô, em đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức q báu để từ đó những bài học chính
là hành trang vững chắc để em bƣớc vào đời, vào ngành nghề mà em đã chọn.
Em vô cùng biết ơn cô Võ Thị Thu Hà đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và truyền đạt
cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu khoa học và giúp
đỡ em hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể giảng viên bộ môn Dƣợc lý đã
quan tâm, chỉ dạy và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian em thực hiện
đề tài. Vì cịn nhiều bỡ ngỡ trong bƣớc đầu tiếp xúc công việc nghiên cứu khoa học
nên khơng thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết trong lúc làm việc, em kính
mong q thầy cơ bỏ qua và mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô về bài báo
cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
SINH VIÊN

LÊ THỊ THANH TÂM



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Tổng quan về cây Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart.)......................3
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố ....................................................................3
1.1.2. Thành phần hóa học ...................................................................................4
1.1.3. Độc tính cấp................................................................................................5
1.1.4. Tác dụng dƣợc lý ........................................................................................6
1.2. Đại cƣơng về đau ..............................................................................................9
1.2.1. Định nghĩa ..................................................................................................9
1.2.2. Phân loại ...................................................................................................10
1.2.3. Dẫn truyền cảm giác đau ..........................................................................10
1.2.4. Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau ........................................................11
1.2.5. Thuốc giảm đau ........................................................................................12
1.2.6. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau ........................................................12
1.2.7. Các mơ hình giảm đau thực nghiệm.........................................................12
1.3. Đại cƣơng về an thần ......................................................................................15
1.3.1. Ngủ ...........................................................................................................15
1.3.2. Mất ngủ.....................................................................................................15
1.3.3. Thuốc an thần, gây ngủ ............................................................................16
1.3.4. Các mơ hình an thần thực nghiệm ............................................................17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................18
2.1.1. Dƣợc liệu nghiên cứu ...............................................................................18
2.1.2. Động vật thử nghiệm ................................................................................18
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ .......................................................................................18
2.1.4. Dung mơi, hóa chất ..................................................................................18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................19
2.2.1. Chiết xuất dƣợc liệu .................................................................................19
i



2.2.2. Khảo sát hoá thực vật trong cao chiết ......................................................19
2.2.3. Khảo sát tác động giảm đau .....................................................................23
2.2.4. Khảo sát tác động an thần.........................................................................24
2.3. Phân tích thống kê kết quả ..............................................................................25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................26
3.1. Kết quả ............................................................................................................26
3.1.1. Chiết xuất dƣợc liệu .................................................................................26
3.1.2. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hoá thực vật ......................................26
3.1.3. Kết quả khảo sát tác động giảm đau trung ƣơng ......................................31
3.1.4. Kết quả khảo sát tác động giảm đau ngoại biên .......................................34
3.1.5. Kết quả khảo sát tác động an thần ............................................................39
3.2. Bàn luận ..........................................................................................................42
3.2.1. Khảo sát sơ bộ thành phần hoá thực vật ...................................................42
3.2.2. Khảo sát tác động giảm đau của cao chiết Nở ngày đất ...........................42
3.2.3. Khảo sát tác động an thần của cao chiết Nở ngày đất ..............................43
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................45
4.1. Kết luận ...........................................................................................................45
4.2. Đề nghị ............................................................................................................45

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt


TBARS

Thiobarbituric acid reactive

Các chất phản ứng acid

substances

thiobarbituric

Blood Urea Nitrogen

Xét nghiệm đo lƣợng ure nitrogen

BUN

trong máu.
LD50 hay MLD

Mean lethal dose

Liều chết trung bình

IASP

International Association for

Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế


the Study of Pain
OECD

Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

Co-operation and

tế

Development

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây Nở ngày đất .........................................................................................3
Hình 1.2. Hình thái thực vật cây Nở ngày đất ............................................................4
Hình 2.1. Sơ đồ chuẩn bị dịch chiết định tính sơ bộ hóa thực vật............................19
Hình 2.2. Định tính các nhóm hợp chất trong dịch chiết cloroform ........................20
Hình 2.3. Định tính các nhóm hợp chất trong dịch chiết ethanol .............................21
Hình 2.4. Định các nhóm hợp chất trong dịch chiết nƣớc ........................................22
Hình 3.1. Cao Nở ngày đất (a) chiết bằng nƣớc cất và (b) chiết bằng cồn 50% ......26
Hình 3.2. Kết quả định tính cao cồn Nở ngày đất ....................................................29
Hình 3.3. Kết quả định tính cao nƣớc Nở ngày đất ..................................................30
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tiềm thời giật đi chuột giữa các lơ..............................32
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh số lần đau quặn của lơ chứng và đối chứng ...................35
Hình 3.6. Biểu đồ số lần đau quặn của lô chứng, đối chứng và lô thử nghiệm 1 ....35
Hình 3.7. Biểu đồ số lần đau quặn của lô chứng, đối chứng và lô thử nghiệm 2 ....36

Hình 3.8. Biểu đồ số lần đau quặn của lơ chứng, đối chứng và lơ thử nghiệm 3 ....37
Hình 3.9. Biểu đồ số lần đau quặn của lô chứng, đối chứng và lơ thử nghiệm 4 ....37
Hình 3.10. Biểu đồ số lần đau quặn của lô thử nghiệm 1 và 2 .................................38
Hình 3.11. Biểu đồ số lần đau quặn của lơ thử nghiệm 3 và 4 .................................39
Hình 3.12. Biểu đồ thời gian chuột bám trên máy Rota-rod của lô chứng, đối chứng
...................................................................................................................................40
Hình 3.13. Biểu đồ thời gian chuột bám trên máy quay Rota-rod của lơ chứng,.....40
Hình 3.14. Biểu đồ thời gian chuột bám trên máy quay Rota-rod của lô chứng,.....41

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiệu suất chiết và độ ẩm các cao Nở ngày đất.........................................26
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hoá thực vật trên cao cồn Nở ngày đất .........................27
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hoá thực vật trên cao nƣớc Nở ngày đất .......................28
Bảng 3.4. Thành phần hoá học cao cồn và cao nƣớc Nở ngày đất ...........................31
Bảng 3.5. Tiềm thời giật đuôi (giây) của các lô trong các khoảng thời gian ...........31
Bảng 3.6. Số lần đau quặn của các lô trong từng khoảng thời gian .........................34
Bảng 3.7. Thời gian chuột bám lên máy quay Rota-rod của các lô..........................39

v


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC – NĂM HỌC 2018-2019
KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HOÁ THỰC VẬT VÀ TÁC ĐỘNG
GIẢM ĐAU, AN THẦN CỦA CAO CHIẾT CÂY NỞ NGÀY ĐẤT
(Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae)
Lê Thị Thanh Tâm
Hƣớng dẫn khoa học: ThS. Võ Thị Thu Hà

Mở đầu:
Tại Việt Nam, Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae) là một
loại thảo dƣợc đƣợc sử dụng khá phổ biến nhƣng những nghiên cứu về cây Nở ngày
đất vẫn còn hạn chế. Do đó đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu xác định thành phần
hoá học và đánh giá tác động giảm đau, an thần của cây Nở ngày đất.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu:
Cây Nở ngày đất đƣợc thu hái tại Tp. Hồ Chí Minh. Chiết bằng nƣớc cất và cồn 50%.
Các nhóm hợp chất trong cao đƣợc định tính bằng các phản ứng hoá học. Nghiên cứu
tác dụng giảm đau trung ƣơng theo mơ hình nhúng đi chuột, tác dụng giảm đau
ngoại biên theo mơ hình gây đau quặn bằng acid acetic 1% và tác dụng an thần theo thí
nghiệm Rota-rod.
Kết quả:
Cao cồn và cao nƣớc Nở ngày đất có chứa triterpenoid, polyphenol, saponin, hợp chất
polyuronic, flavonoid, alkaloid và acid hữu cơ. Ở liều 300 và 600 mg/kg, cả 2 cao đều
làm giảm đáng kể số lần đau quặn trong mơ hình gây đau bằng acid acetic (p<0,05)
nhƣng khơng làm tăng thời gian phản ứng trong mơ hình nhúng đuôi chuột (p>0,05).
Ở liều 600 mg/kg, cao cồn Nở ngày đất làm giảm đáng kể thời gian bám trên máy
quay Rota-rod so với lô chứng (p<0,01).
Kết luận:
Cao cồn và cao nƣớc tồn cây Nở ngày đất có chứa triterpenoid, polyphenol, saponin,
hợp chất polyuronic, flavonoid, alkaloid và acid hữu cơ. Ở liều 300 và 600 mg/kg, cả 2
cao đều có tác dụng giảm đau ngoại biên nhƣng khơng có tác dụng giảm đau trung
ƣơng. Cao cồn Nở ngày đất có tác dụng an thần ở liều 600 mg/kg.
Từ khoá: Nở ngày đất; thành phần hoá học; giảm đau; an thần; acid acetic.
vi


FINAL ASSAY FOR THE DEGREE OF BS PHARM - ACADEMIC YEAR:
2018 – 2019
PHYTOCHEMICAL SCREENING AND ANALGESIC, SEDATIVE EFFECTS

OF THE EXTRACT OF GOMPHRENA CELOSIOIDES MART.
AMARANTHACEAE
Le Thi Thanh Tam
Supervisor: MPharm. Vo Thi Thu Ha
Introduction:
In Vietnam, Gomphrena celosioides Mart. (Amaranthaceae) is a popular herb, but the
researches on Gomphrena celosioides are still limited. The aim of this work was to
determine the chemical composition and to evaluate the analgesic and sedative effects
of Gomphrena celosioides.
Materials and methods:
Gomphrena celosioides were collected at Ho Chi Minh city. Then they were created
aqueous and ethanol extracts. Qualitative compounds were conducted by chemical
reactions. Central antinociceptive effect was evaluated with tail immersion model,
peripheral antinociceptive effect was evaluated with writhing test by acetic acid 1% in
mice and sedative effect was evaluated by the Rota-rod performance.
Results:
Chemical tests showed the presence of: Triterpenoids, flavonoids, alkaloids, saponins,
polyphenols, organic acids in both extracts. At dosage 300 and 600 mg/kg, both
extracts weren't found to increase the reaction time of the mice in tail immersion
method, while the number of writhing movement of the mice were reduced. Ethanol
extract shortened the stay time on the rotating cylinder at dosage 600 mg/kg.
Conclusion:
The aqueous and ethanol extracts of Gomphrena celosioides have triterpenoids,
flavonoids, saponins, polyphenols, polyuronic compounds, alkaloids, organic acids.
All extracts have peripheral antinociceptive effect but no central antinociceptive effect
at dosage 300 and 600 mg/kg. Ethanol extract has sedative effect at dosage 600 mg/kg.
Key words: Gomphrena celosioides; phytochemical; analgesic; sedative; acetic acid.
vii



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, việc sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu
đang ngày càng trở nên phổ biến vì các thuốc này khơng những đem lại hiệu quả
cao mà cịn an tồn cho ngƣời sử dụng. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa với thảm thực vật phong phú, giàu tiềm năng về cây thuốc kết hợp với nền y
học cổ truyền lâu đời đã trở thành một lợi thế to lớn cho việc nghiên cứu, phát triển
thuốc có nguồn gốc tự nhiên để phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ con
ngƣời. Tuy nhiên, phần lớn các cây đƣợc sử dụng làm thuốc chƣa đƣợc nghiên cứu
đầy đủ và hệ thống về mặt hóa học cũng nhƣ hoạt tính sinh học mà chủ yếu dựa trên
kinh nghiệm dân gian. Do đó vẫn chƣa phát huy đƣợc hết tối đa hiệu quả của nguồn
tài nguyên này.
Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae) là một loại thảo dƣợc
đƣợc sử dụng khá phổ biến trong dân gian. Nở ngày đất có thể đƣợc sử dụng một
mình hoặc kết hợp với các loại cây khác để điều trị các bệnh ở ngƣời và động vật
[33]. Nở ngày đất kết hợp với dầu bơ hạt mỡ đƣợc sử dụng tại chỗ để điều trị vết
thƣơng và ngăn ngừa nhiễm trùng hay dùng trong thức ăn chăn nuôi để điều trị các
vấn đề về đƣờng ruột của động vật [33]. Các xét nghiệm hóa học cho thấy sự hiện
diện của saponin, steroid, hợp chất phenolic, flavonoid, acid amin, đƣờng và
betacyanin trong cây [18]. Nở ngày đất cũng đã đƣợc chứng minh có chứa các dẫn
xuất acid benzoic có hoạt tính kháng khuẩn [30]. Nghiên cứu từ các tài liệu cho thấy
Nở ngày đất có khả năng kháng khuẩn trên các chủng Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli [24], [30]; kháng nấm [13], [24]; kháng
ký sinh trùng [24], [35]; kháng viêm [33]; lợi tiểu [22], [23]... Ở Nigeria, cây này
đƣợc sử dụng để điều trị các bệnh về da [35]. Cây cũng có tác dụng giảm đau và lợi
tiểu [27]. Ở Benin, các thầy lang truyền thống sử dụng dịch chiết nƣớc trong điều trị
vàng da, sốt rét và đau bụng kinh [16]. Ở Việt Nam, năm 2016, Đỗ Duy Cƣờng và
cộng sự đã chứng minh tác dụng hạ glucose huyết và giảm acid uric huyết của các
cao chiết từ cây Nở ngày đất [3]. Năm 2017, Đặng Kim Thu và cộng sự đã chứng
minh tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase của cây [11].
1



Với mục tiêu làm sáng tỏ thêm thành phần hoá học và những tác động dƣợc lý chƣa
đƣợc tìm hiểu đầy đủ trên cây Nở ngày đất, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo
sát sơ bộ thành phần hoá thực vật và tác động giảm đau, an thần của cao chiết cây
Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae)” với các mục tiêu cụ
thể sau:
- Chiết xuất và khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật của cao cồn và cao nƣớc toàn
cây Nở ngày đất.
- Khảo sát tác dụng giảm đau ngoại biên của cao cồn và cao nƣớc toàn cây Nở ngày
đất.
- Khảo sát tác dụng giảm đau trung ƣơng của cao cồn và cao nƣớc toàn cây Nở ngày
đất.
- Khảo sát tác dụng an thần của cao cồn và cao nƣớc toàn cây Nở ngày đất.

2


Năm 2014, Dosumu và cộng sự đã phân lập đƣợc 2 hợp chất là aurantiamide và
aurantiamide acetate [25]. Các hợp chất này đã đƣợc chứng minh là có khả năng
kháng khuẩn ngay cả ở nồng độ rất thấp [26]. Phát hiện này đã hỗ trợ việc sử dụng
loại cây này trong y học dân gian để điều trị các bệnh về đƣờng tiêu hóa, hơ hấp
hoặc truyền nhiễm [25].

Nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2008) cho thấy hàm lƣợng nƣớc trong lá
chiếm 75,68% và trong thân chiếm 75,31%. Dịch chiết nƣớc và dịch chiết ethanol
của lá và thân Nở ngày đất đều có sự hiện diện của các hợp chất khử, saponin,
flavonoid, anthocyanosid và coumarin; khơng có tanin, alkaloid, anthraquinon,
sterol và triterpen [32].
Nghiên cứu của De Moura và cộng sự (2004) đã phân lập đƣợc acid 4-hydroxybenzoic (1), acid 4-hydroxy-3-methoxybenzoic hay acid vanillic (2), stigmasterol,

sitosterol và campesterol từ dịch chiết các bộ phận trên mặt đất; ecdysterone,
methyl palmitate (3), stigmast-6-en-3-O-β-(D-glicopiranoside) (4) và stigmasterol
từ dịch chiết rễ cây Nở ngày đất. 1, 2, 3, 4 là những hợp chất đầu tiên đƣợc phân lập
từ Nở ngày đất [30].
1.1.3. Độc tính cấp
Năm 2015, Abou và cộng sự đã khảo sát độc tính cấp của dịch chiết ethanol cây Nở
ngày đất theo phƣơng pháp của OECD. Chuột bạch cho uống cao chiết với liều
lƣợng: 5, 50, 300, 2000 và 5000 mg/kg và quan sát. Kết quả cho thấy khơng có
phản ứng gây độc sau 48 giờ theo dõi. Tiếp tục theo dõi trong vòng 14 ngày. Sau 14
ngày trọng lƣợng của các cơ quan (gan, thận và tim) khơng có sự khác biệt đáng kể
(p>0,05), phân tích các chỉ số sinh hóa có sự khác biệt ở liều 5000 mg/kg (p<0,05).
5


Kết luận cao chiết ethanol Nở ngày đất không gây độc, LD50 lớn hơn 5000 mg/kg
và việc sử dụng cao chiết cây Nở ngày đất với liều trên 5000 mg/kg gây ra các rối
loạn chức năng gan [14].
1.1.4. Tác dụng dược lý


Tác dụng kháng viêm, giảm đau

Năm 2016, Nghiên cứu của Adeoti và cộng sự cho thấy khả năng kháng viêm của
cây Nở ngày đất. Dịch chiết ethanol Nở ngày đất liều 200 mg/kg gây ra sự ức chế rõ
rệt của chứng phù chân sau do carrageenan gây ra ở chuột so với diclofenac natri 10
mg/kg [15].
Năm 2009, Oladele và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng kháng viêm và giảm đau
của dịch chiết nƣớc lá của cây Nở ngày đất và cây Khổ qua. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng dịch chiết từ lá của hai loại cây này có tác dụng kháng viêm vì làm giảm
đáng kể độ phù do carrageenan gây ra ở bàn chân chuột (p<0,05). Dịch chiết lá của

Nở ngày đất cũng đƣợc tìm thấy làm tăng đáng kể (p<0,05) thời gian phản ứng của
chuột trong phƣơng pháp gây đau bằng tấm nóng, trong khi số lần đau quặn trong
phƣơng pháp gây đau bằng acid acetic của chuột giảm đáng kể (p<0,05) [33]. Kết
quả này cho thấy tiềm năng kháng viêm và giảm đau của dịch chiết nƣớc lá của hai
cây trên.


Tác dụng lợi tiểu

Năm 2018, Paula Vasconcelos và cộng sự tiếp tục khảo sát tác động của dịch chiết
Nở ngày đất trên huyết áp động mạch trong mơ hình cấp tính 28 ngày và tác dụng
lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp. Kết quả cho thấy dịch chiết Nở ngày đất làm giảm
huyết áp động mạch ở liều 100 mg/kg. Dịch chiết ethanol Nở ngày đất có tác động
nhƣ thuốc lợi tiểu sau 4 tuần điều trị [23].
Năm 2017, Paula Vasconcelos và cộng sự khảo sát tác dụng lợi tiểu của dịch chiết
ethanol Nở ngày đất. Kết quả khi dùng đƣờng uống dịch chiết ethanol Nở ngày đất
với liều 100 và 300 mg/kg, lƣợng nƣớc tiểu sau 8 giờ tăng đáng kể so với nhóm đối
chứng. Sau 7 ngày điều trị, hiệu quả đƣợc duy trì và nồng độ aldosteron huyết thanh
cũng giảm [22].
6




Tác dụng kháng khuẩn

Nghiên cứu của Sharma và Vijayvergia về khả năng kháng khuẩn của cây Nở ngày
đất trên các chủng Escherichia coli, Pseudomonas aeroginosa và Staphylococcus
aureus cho thấy dịch chiết methanol của lá, thân và rễ là có hiệu quả nhất đối với ba
loại vi khuẩn đƣợc thử nghiệm [38].

Moura và cộng sự đã tiến hành xác định hoạt tính kháng khuẩn của hoạt chất acid 4hydroxy-3-methoxy-benzoic đƣợc phân lập trong thân, lá, hoa và rễ của Nở ngày
đất. Kết quả cho thấy có tác động kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus và
Salmonella typhi [30].
Nghiên cứu của Dosumu và cộng sự chỉ ra rằng dịch chiết ethyl acetate và methanol
cây Nở ngày đất có khả năng ức chế hoạt động của Staphylococcus aureus, Bacillus
subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Salmonella typhi [24].
Kết quả nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự cũng cho thấy dịch chiết nƣớc và dịch
chiết ethanol lá và thân cây Nở ngày đất có tác dụng ức chế sự tăng trƣởng của
Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Nồng độ ức
chế tối thiểu là 120 μg/ml và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu là 1200 μg/ml [32].


Tác dụng kháng nấm, kháng ký sinh trùng

Tác dụng kháng nấm của Nở ngày đất đã đƣợc nghiên cứu ở các nồng độ khác nhau
trên Aspergillus niger, Candida albicans và Trichophyton rubrum. Kết quả cho thấy
dịch chiết methanol của Nở ngày đất có tác dụng diệt nấm đối với các chủng nấm
đƣợc chọn ở nồng độ 2000 μg/ml [13]. Nghiên cứu của Dosumu cũng chỉ ra dịch
chiết methanol cây Nở ngày đất có khả năng ức chế Candida albicans, Aspergillus
niger và Trichophyton với các vùng kháng khuẩn có đƣờng kính trong khoảng từ 14
đến 20 mm [24].
Hoạt tính chống giun sán đƣợc khảo sát ở dịch chiết ethyl acetate và methanol. Kết
quả cho thấy dịch chiết Nở ngày đất có tác dụng trên Fasciola gigantica, Taenia
solium và Pheretima pasthuma. Trong đó dịch chiết ethyl acetate có tác động mạnh
nhất, gây tê liệt Taenia solium trong vòng 15 phút và gây chết Fasciola gigantica
trong vòng 20 phút sau khi sử dụng [24].
7





Tác dụng hạ glucose huyết và giảm acid uric

Trong nghiên cứu của Đặng Kim Thu và cộng sự (2017) về các phân đoạn đƣợc
chiết từ Nở ngày đất, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phân đoạn n-butanol và
phân đoạn ethyl acetate từ cây Nở ngày đất có tiềm năng trong phòng và điều trị
bệnh gout [11].
Năm 2016, Đỗ Duy Cƣờng và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và
làm giảm acid uric huyết của các cao chiết từ cây Nở ngày đất. Kết quả cho thấy
cao ethanol 45% liều 1 g/kg và cao nƣớc liều 1,38 g/kg có tác dụng ức chế sự tăng
glucose huyết trong nghiệm pháp dung nạp glucose. Trên chuột gây bệnh đái tháo
đƣờng bằng streptozotocin (liều 170 mg/kg), cao ethanol 45% liều 0,5 g/kg và cao
nƣớc liều 0,69 g/kg và 1,38 g/kg sau 7 ngày điều trị thể hiện tác dụng hạ glucose
huyết ở thời điểm đo lúc đói và ở thời điểm 120 phút sau khi uống glucose trong
nghiệm pháp dung nạp glucose. Trên mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng kali
oxonat (liều 300 mg/kg), các cao chiết từ cây Nở ngày đất thể hiện tác dụng làm
giảm acid uric huyết có ý nghĩa thống kê so với lơ chứng bệnh lý, tƣơng tự nhƣ tác
dụng của thuốc đối chiếu allopurinol liều 10 mg/kg [3].


Tác dụng bảo vệ dạ dày

Năm 2015, Ige Janet Oluwabunmi và Tijani Abiola đã nghiên cứu ảnh hƣởng của
dịch chiết methanol Nở ngày đất trên chuột đƣợc gây loét dạ dày bằng
indomethacin. Dịch chiết methanol Nở ngày đất đƣợc dùng bằng đƣờng uống với
các mức liều 200, 500 và 800 mg/kg. Kết quả chuột đƣợc điều trị bằng dịch chiết
Nở ngày đất cho thấy giảm đáng kể điểm loét, chỉ số loét, thể tích dạ dày và tổng
lƣợng acid dạ dày trong các mơ hình loét do indomethacin gây ra khi so sánh với
nhóm đối chứng [34].



Tác dụng chống oxy hoá

Meite Souleymane và cộng sự đã đánh giá hiệu quả chống oxy hoá in vivo và in
vitro của cây Nở ngày đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dịch chiết Nở ngày đất có
khả năng khử gốc tự do mạnh [39].

8


Nghiên cứu của Adeoti và cộng sự cũng cho thấy dịch chiết ethanol cây Nở ngày
đất làm giảm hàm lƣợng dẫn xuất của acid thiobarbituric (TBARS: sản phẩm của
quá trình peroxid hóa lipid màng) trong huyết thanh, cho thấy khả năng chống oxy
hóa của cây Nở ngày đất [15].
Nghiên cứu của Neha Sharma (2012) đã cho thấy rằng gốc của cây Nở ngày đất là
nguồn tiềm năng cung cấp chất chống oxy hố [37].


Phịng ngừa sỏi tiết niệu

Năm 2015, Priyanka Kantivan Goswami và cộng sự đã đánh giá hiệu quả của dịch
chiết rễ cây Nở ngày đất trên mơ hình sỏi tiết niệu ở chuột gây ra bởi ethylen glycol.
Dịch chiết nƣớc và ethanol của rễ cây Nở ngày đất liều 250 và 500 mg/kg đƣợc
dùng cùng với ethylen glycol trong 15 ngày. Các mẫu máu và nƣớc tiểu đƣợc thu
thập để tính nồng độ BUN (là xét nghiệm đo lƣợng urea nitrogen trong máu),
creatinin, acid uric trong huyết tƣơng và nồng độ canxi, magiê, oxalat và creatinin
trong nƣớc tiểu. Việc sử dụng ethylen glycol dẫn đến tăng tất cả các thông số trên
và giảm ở chuột sử dụng dịch chiết Nở ngày đất. Phân tích mẫu mơ bệnh học cũng
cho thấy chuột đƣợc điều trị bằng ethylen glycol có lƣợng lớn tinh thể canxi oxalat
và điều này giảm ở chuột sử dụng dịch chiết Nở ngày đất [28].



Tác dụng bảo vệ gan

Nở ngày đất đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh gan [36]. Trong
nghiên cứu của Sangare và cộng sự (2012), carbon tetrachloride (CCl4) đã đƣợc sử
dụng để gây nhiễm độc gan ở chuột. Chất độc gan này gây ra sự gia tăng đáng kể
các men gan và bilirubin. Điều trị dự phòng bằng dịch chiết Nở ngày đất liều 500
mg/kg và silymarin liều 300 mg/kg dẫn đến giảm transaminase huyết thanh,
phosphatase kiềm và bilirubin với sự bảo vệ lần lƣợt là 65,06% đối với dịch chiết
Nở ngày đất và 78,34% đối với silymarin [36].
1.2. Đại cƣơng về đau
1.2.1. Định nghĩa

9


Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) định nghĩa: “Đau là một cảm nhận khó
chịu thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thƣơng đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các
mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tổn thƣơng ấy”.
1.2.2. Phân loại
Đau thƣờng đƣợc phân loại theo vị trí, thời gian, tần suất, nguyên nhân và cƣờng độ
đau [20].


Phân loại theo nguyên nhân gây đau:

- Đau thực thể: Do kích hoạt các cơ chế cảm nhận đau bình thƣờng, đau thƣờng khu
trú rõ [20].
- Đau nội tạng: Thƣờng ít khu trú hơn đau thực thể, bao gồm các loại đau nhƣ tắc

ruột, táo bón, đau màng trong tử cung…[20]. Cảm giác đau ở các tạng trong ổ bụng
và trong lồng ngực đƣợc dẫn truyền bởi các sợi cảm giác đi trong dây thần kinh
giao cảm của tạng. Các sợi này là các sợi nhỏ thuộc loại C, chỉ dẫn truyền cảm giác
đau mạn, đau ê ẩm, nhức nhối [6].
- Đau do thần kinh: Có nguồn gốc đau hoặc tổn thƣơng khu trú tại hệ thần kinh
trung ƣơng. Đặc trƣng bởi cảm giác ngứa ran, cảm giác đau nhói [20].


Phân loại đau theo thời gian

- Đau cấp tính (acute pain): Là những cơn đau kéo dài dƣới 30 ngày. Loại đau này
đƣợc xem nhƣ một dấu hiệu báo động hữu ích giúp bảo vệ cơ thể [20].
- Đau mạn tính (chronic pain): Là những cơn đau kéo dài hơn 6 tháng. Loại đau này
ít có ý nghĩa bảo vệ, nó vẫn tồn tại sau chấn thƣơng hoặc bệnh tật và có thể gây cản
trở trong sinh hoạt [20].
- Đau bán cấp: Là những cơn đau tiếp diễn xảy ra từ cuối tháng thứ nhất đến đầu
tháng thứ bảy [20].
1.2.3. Dẫn truyền cảm giác đau


Dẫn truyền từ receptor vào tuỷ

Cảm giác đau cấp đƣợc truyền về sừng sau tuỷ theo các sợi Aẟ (có ít myelin) với
tốc độ 6-30 m/sec; còn cảm giác đau mạn đƣợc truyền theo sợi C (khơng có myelin)

10


với tốc độ 0,5-2 m/sec. Nếu chỉ ức chế sợi Aẟ thì mất cảm giác đau cấp. Nếu ức chế
sợi C bằng các thuốc tê tại chỗ thì mất cảm giác đau chậm [6].

Vì sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau có hai loại nhƣ vậy, nên khi có một kích
thích với cƣờng độ mạnh sẽ cho ta cảm giác đau “kép”: cảm giác đau cấp (đau chói)
trƣớc cảm giác đau chậm khoảng một giây hoặc hơn [6].


Dẫn truyền từ tuỷ lên não

Từ tuỷ lên não, cảm giác đau đƣợc dẫn truyền theo nhiều đƣờng:
- Bó gai-thị nằm ở cột trắng trƣớc-bên. Bó này có nhiều sợi nhất.
- Bó gai-lƣới tận cùng ở các vùng khác nhau ở hành não, cầu não, não giữa của cả
hai bên.
- Các bó gai-cổ-đồi thị từ tuỷ cùng đi lên.
Tại các synap với nơron thứ hai ở sừng sau tuỷ, các sợi C tiết ra chất dẫn truyền P.
Chất P thuộc loại peptide thần kinh có đặc điểm chung là bài tiết chậm và bị khử
hoạt chậm. Phải nhiều giây sau khi có kích thích chất P mới đƣợc bài tiết và nó tồn
tại nhiều giây, thậm chí hàng phút sau khi cảm giác đau đã hết. Điều này giải thích
lý do vì sao cảm giác đau mạn vẫn còn tồn tại một thời gian sau khi nguyên nhân
gây đau đã hết [6].


Nhận cảm ở vỏ não

Nơron thứ ba từ đồi thị lên nhiều vùng khác nhau ở nền não và ở vùng khác nhau
của võ não. Một số điểm trên vùng cảm giác của vỏ não khi bị kích thích bằng vi
điện cực có thể gây ra cảm giác đau vừa. Vị trí của cảm giác đau cấp đƣợc não xác
định chính xác hơn là cảm giác đau mạn [6].
1.2.4. Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau


Làm tăng ngưỡng đau


Những thuốc làm tăng ngƣỡng đau là những thuốc giảm đau vì khi dùng thuốc này,
ngƣỡng đau tăng lên, nên đối với những kích thích trƣớc đây đã đến ngƣỡng đau, đã
thấy đau, nhƣng do ngƣỡng đau tăng lên nên ta vẫn không cảm nhận thấy đau [7].


Làm thay đổi giá trị cảm giác đau của bệnh nhân

11


Có những thuốc làm thay đổi giá trị cảm giác đau nhƣ làm cho cảm giác đau ít khó
chịu hơn. Sợ làm giảm ngƣỡng đau, có thể làm giảm hoặc mất sợ đi bằng cách dùng
thuốc giải lo âu [7].


Làm cho bệnh nhân giảm khả năng tiếp nhận kích thích đau

Có những yếu tố vật lý, hố học, sinh học tác động lên các thụ thể đau làm cho bệnh
nhân giảm khả năng tiếp nhận các kích thích đau, kể cả các chất nội sinh gây đau
nhƣ bradykinin, histamin, prostaglandin, serotonin. Các chất gây tê tại chỗ là chất
làm giảm khả năng tiếp nhận kích thích đau [7].
1.2.5. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau đƣợc chia làm 3 loại [9]:
 Thuốc giảm đau loại morphin.
Ví dụ: Morphin, pethidin, methadon, fentanyl…
 Thuốc giảm đau không phải loại morphin
Paracetamol và thuốc chống viêm khơng steroid (Ví dụ: Aspirin, diclofenac,
ibuprofen, naproxen, meloxicam, celecoxib…)
 Thuốc giảm đau hỗ trợ:

Là những thuốc có tác dụng làm tăng hiệu quả giảm đau hoặc giảm nhẹ tác dụng
không mong muốn của các thuốc trên. Ví dụ: Thuốc chống động kinh, thuốc chống
trầm cảm, thuốc giải lo âu, thuốc chống co thắt cơ trơn…
1.2.6. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên uống thuốc theo bậc thang giảm đau:
- Bậc 1 (đau nhẹ): Dùng thuốc giảm đau không phải opioid nhƣ paracetamol, thuốc
chống viêm không steroid.
- Bậc 2 (đau vừa): Phối hợp các opioid yếu (codein, oxycodon) với paracetamol,
thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ.
- Bậc 3 (đau nặng): Phối hợp thuốc giảm đau loại opioid mạnh nhƣ morphin,
hydromorphon, methadon… với thuốc chống viêm không steroid.
1.2.7. Các mô hình giảm đau thực nghiệm


Các phương pháp gây đau bằng hóa chất
12


Mơ hình 1: Gây đau bằng acid acetic
Sau khi chuột dùng thuốc hoặc chất thử đƣợc 1 giờ (hấp thu nhanh thì 45 phút, tiêm
thì sau 20–30 phút), tiến hành gây đau bằng cách tiêm phúc mạc dung dịch acid
acetic. Dung dịch acid acetic sẽ làm cho chuột đau quặn với các biểu hiện là toàn
thân vƣơn dài, ƣỡn cong ngƣời, một hoặc cả hai chân sau duỗi ra, xoắn mình sang
một bên, co thót bụng, bụng chạm sát vào sàn. Các biểu hiện của đau quặn nhƣ trên
tạo thành từng cơn. Đếm các cơn quặn đau [7].
Tính tỷ lệ % ức chế các cơn quặn đau (I%) của mỗi lơ so với lơ đối chứng theo cơng
thức:
I% = 100× (Mc-Mt)/Mc
Trong đó:
- Mc là số cơn quặn đau trung bình ở lô chứng.

- Mt là số cơn quặn đau trung bình ở lơ thử.
Khoảng thời gian có tỷ lệ ức chế lớn nhất đƣợc xem là đỉnh tác động của thuốc và
tỷ lệ ức chế dƣới 70% đƣợc xem là có tác động yếu [17].
Mơ hình 2: Gây đau bằng benzoquinon
Benzoquinon (p-benzoquinon, phenylquinon hoặc quinon) khi tiêm vào phúc mạc
chuột nhắt trắng cũng có khả năng gây ra các cơn đau quặn biểu hiện bằng toàn thân
vƣơn dài, hai chân sau duỗi ra, ƣỡn cong ngƣời, xoắn mình sang một bên, co thót
bụng, bụng chạm sát vào sàn, giống nhƣ khi tiêm phúc mạc dung dịch acid acetic.
Các biểu hiện của đau quặn nhƣ trên tạo thành từng cơn. So sánh số lần đau quặn
giữa các lô trong cùng thời điểm. Nếu số lần đau ở lơ thử giảm có ý nghĩa thống kê
so với lơ chứng thì chất thử nghiệm có tác dụng giảm đau [7].


Các phương pháp gây đau bằng nhiệt

Mơ hình 1: Gây đau bằng tấm nóng trên chân chuột
Để chuột lên một tấm kim loại nóng có nhiệt độ 55 ± 10C. Nhiệt ở tấm nóng làm
đau chân chuột. Khi chuột cảm nhận thấy đau, chuột liếm chân sau hoặc nhảy lên.
Ghi nhận tiềm thời ở các thời điểm: trƣớc khi dùng thuốc 60 và 30 phút; sau khi
dùng thuốc 0, 30, 60, 90 và 120 phút. Tiềm thời nhận cảm đau của chuột bình
13


thƣờng là từ 10 – 20 giây. Đối với chuột đã dùng thuốc, nếu sau 30 giây, chuột vẫn
chƣa cảm nhận đƣợc đau thì ngừng thí nghiệm và ghi nhận tiềm thời là 30 giây.
Thuốc có tác dụng giảm đau trong mơ hình này sẽ có tiềm thời dài hơn so với lơ
khơng dùng thuốc [7], [31].
Mơ hình 2: Gây đau bằng nước nóng trên đi chuột
Tác nhân gây đau trong mơ hình này là nƣớc nóng. Nhúng đi chuột đƣợc đánh
dấu khoảng 5 cm trong nƣớc nóng ở nhiệt độ chính xác khoảng 550C, chuột sẽ cảm

nhận đƣợc đau mà biểu hiện là đuôi chuột quẫy mạnh hoặc giật đuôi ra khỏi nƣớc.
Thời gian từ khi nhúng đuôi chuột vào nƣớc nóng đến khi đi chuột quẫy mạnh
gọi là tiềm thời cảm nhận đau, thƣờng dƣới 5 giây. Thời gian này đƣợc ghi nhận
bằng đồng hồ bấm giây. Cho chuột dùng chất thử, sau đó lại đo tiềm thời. Nếu
chuột khơng cảm nhận đƣợc đau sau 6 giây thì chất này có tác dụng giảm đau [7].


Các phương pháp gây đau bằng điện

Mơ hình 1: Gây đau bằng điện dùng điện cực ở trực tràng chuột
Đặt điện cực vào trực tràng rồi tăng dần điện áp kích thích cho đến khi chuột cảm
nhận đƣợc đau với các biểu hiện nhƣ giãy giụa, phát ra tiếng kêu. Điện áp thấp nhất
làm cho chuột cảm nhận đƣợc đau là điện áp đau ngƣỡng ở trạng thái bình thƣờng.
Cho chuột dùng thuốc giảm đau thì khi kích thích ở mức điện áp này, chuột sẽ
không thấy đau. Muốn cho chuột cảm nhận đƣợc đau, phải dùng một điện áp lớn
hơn. Nhƣ vậy, nếu sau khi dùng chất thử mà điện áp đau ngƣỡng đo đƣợc lớn hơn
có ý nghĩa thống kê so với mức bình thƣờng thì chất đó có tác dụng giảm đau [7].
Mơ hình 2: Gây đau bằng điện dùng điện cực là sàn chuồng chuột
Kích thích gây đau trong mơ hình này là dùng dịng điện tác động lên chân chuột
nhắt trắng. Cho chuột đứng trên sàn của chuồng đƣợc làm bằng kim loại không rỉ,
nối với một nguồn điện. Tăng dần điện áp kích thích cho đến khi chuột cảm nhận
đƣợc đau (biểu hiện là chuột chạy loạn xạ hoặc phát ra tiếng kêu). Điện áp thấp nhất
làm cho chuột cảm nhận đƣợc đau là điện áp đau ngƣỡng ở trạng thái bình thƣờng.
Cho chuột dùng một thuốc giảm đau thì khi kích thích ở mức điện áp này, chuột sẽ
không thấy đau. Muốn cho chuột cảm nhận đƣợc đau, phải dùng một điện áp lớn
14


hơn. Nhƣ vậy, nếu sau khi dùng chất thử mà điện áp đau ngƣỡng đo đƣợc lớn hơn
có ý nghĩa thống kê so với mức bình thƣờng thì chất đó có tác dụng giảm đau [7].



Các phương pháp gây đau cơ học

Mơ hình 1: Gây đau bằng cách kẹp đi chuột
Kẹp đuôi chuột nhắt trắng hoặc chuột cống trắng bằng một cái kẹp với một lực kẹp
tối thiểu nhƣng đủ để chuột có cảm nhận đau, mà biểu hiện là chuột vùng vẫy hoặc
phát ra tiếng kêu. Cho chuột dùng chất thử, rồi kẹp với một lực tƣơng tự. Nếu chuột
khơng thấy đau thì chất này có tác dụng giảm đau [7].
Mơ hình 2: Gây đau bằng cách ép lên chân chuột bị viêm
Trên mơ hình gây đau bằng cách ép lên chân chuột, áp suất đau ngƣỡng rất lớn ở
chuột bình thƣờng, thƣờng khoảng 10 vạch trên thang 20 vạch của máy đo đau.
Mức này có thể làm chuột tổn thƣơng. Nếu trƣớc khi đo áp suất đau ngƣỡng gây
viêm chân chuột bằng một chất gây viêm cấp nhƣ caragenin thì khi chân chuột bị
viêm sƣng lên, áp suất đau ngƣỡng giảm rất nhiều, thƣờng chỉ khoảng 5 vạch trên
thang 20 vạch. Nhƣ vậy, nếu cho chuột dùng chất thử mà thấy áp suất đau ngƣỡng
tăng có ý nghĩa thống kê so với khơng dùng thì chất này có tác dụng giảm đau [7].
1.3. Đại cƣơng về an thần
1.3.1. Ngủ
Ngủ là trạng thái sinh lý khơng có ý thức và có thể thức tỉnh trở lại do kích thích
cảm giác hoặc do kích thích khác [12].
Ngƣời ta thƣờng chia giấc ngủ làm hai loại:
- Loại giấc ngủ sóng chậm: Trong giấc ngủ này, các chức năng thực vật đều giảm
nhƣ giảm nhịp tim, nhịp thở, giảm huyết áp, nhiệt độ, giảm chuyển hoá cơ bản [12].
- Loại giấc ngủ REM (còn gọi là ngủ nghịch thƣờng, khử đồng bộ): Là giấc ngủ
sinh lý bình thƣờng, trong lúc đó mắt có cử động nhanh dù vẫn nhắm. Trong giấc
ngủ này, não đang hoạt động nhƣng khơng có ý thức. Cứ khoảng 90 phút lại có một
giấc ngủ REM xen kẽ vào giấc ngủ sóng chậm [12].
1.3.2. Mất ngủ


15


Mất ngủ là một tình trạng lâm sàng phổ biến đƣợc đặc trƣng bởi khó ngủ hoặc khó
duy trì giấc ngủ (thƣờng xuyên tỉnh giấc, khó trở lại giấc ngủ sau khi thức dậy hoặc
thức dậy sớm vào buổi sáng) [19].
Tỷ lệ mắc các triệu chứng mất ngủ hàng năm ở ngƣời trƣởng thành dao động từ
35% đến 50% và tỷ lệ rối loạn mất ngủ dao động từ 12% đến 20% [19].
Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Trầm cảm, giới tính nữ, ngƣời cao tuổi, tình trạng
kinh tế xã hội thấp, tình trạng hơn nhân (nguy cơ cao hơn trong ly dị/ly thân so với
ngƣời đã kết hôn hoặc chƣa từng kết hôn) và chủng tộc [19].
Phân loại
- Mất ngủ cấp tính: Ngun nhân có thể do bệnh tật, thay đổi thuốc hoặc do căng
thẳng. Mất ngủ cấp tính nên đƣợc điều trị bằng cách giải quyết nguyên nhân cơ bản
(nếu có thể) và phối hợp với thuốc an thần, gây ngủ [40].
- Mất ngủ mạn tính: Có thể phát triển khi mất ngủ cấp tính xảy ra kéo dài [40]. Mất
ngủ mạn tính đƣợc điều trị tốt nhất bằng cách sử dụng các phƣơng pháp không dùng
thuốc nhƣ liệu pháp hành vi nhận thức [21].
1.3.3. Thuốc an thần, gây ngủ
Thuốc an thần, gây ngủ là thuốc ức chế thần kinh trung ƣơng [7].


Cơ chế tác dụng

Thuốc an thần, gây ngủ ức chế dẫn truyền ở tổ chức lƣới của não giữa, làm giảm
hoạt động của synap thần kinh chủ yếu bằng cách làm tăng hoạt tính của GABA và
glycin – là các chất dẫn truyền loại ức chế, làm thuận lợi cho mở kênh Cl-. Cl- vào
tế bào, làm tăng ƣu cực gây ức chế thần kinh trung ƣơng. Ngồi ra, các thuốc an
thần gây ngủ cịn tác dụng theo một số cơ chế khác: kích thích receptor của
serotonin, ức chế acid glutamic, kháng histamin và ức chế kênh Na+ [7].



Phân loại:

Theo cấu trúc, các thuốc an thần, gây ngủ đƣợc chia thành 3 nhóm:
- Dẫn chất acid barbituric (các barbiturat): Barbital, pentobarbital, butobarbital…
- Dẫn chất benzodiazepin: Diazepam, clonazepam, lorazepam, triazolam…
- Thuốc cấu trúc khác: Buspiron, zolpidem, glutethimid…
16


×