Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng việc chọn trường của sinh viên 18DDS khoa dược trường đại học nguyễn tất thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
--- // ---

Nguyễn Minh Huy

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC CHỌN
TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN 18DDS KHOA DƯỢC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
--- // ---

Nguyễn Minh Huy

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC CHỌN
TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN 18DDS KHOA DƯỢC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn:


ThS. DS. HUỲNH THỊ NHƯ THUÝ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để khóa luận này được hồn thành và kết quả tốt nhất , tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ, tổ chức, cá nhân. Với lịng biết ơn chân thành nhất,
cho phép tơi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô, các cá nhân, tổ chức
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình hồn thiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS.DS. Huỳnh Thị
Như Thúy, giảng viên bộ môn Quản lý Dược trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã
quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ngồi ra, tơi xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên khóa 18DDS khoa
Dược trường đại học Nguyễn Tất Thành đã thực hiện khảo sát để góp phần tạo điều
kiện và giúp đỡ tơi trong việc hồn thành khóa luận của mình. Và cuối cùng tơi xin
được gửi những lời biết ơn sâu sắc nhất đến những người thân trong gia đình, bạn bè
đã ln ủng hộ, động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình học tập
để theo đuổi ước mơ cũng như thực hiện khóa luận này.
Thành phố Hồ Chi Minh, ngày

tháng

năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong
khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Ký tên

Nguyễn Minh Huy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN .............................................................................................. 3

1.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 3
1.1.1. Thuyết lựa chọn (Choice Theory) ........................................................................ 3
1.1.2. Thuyết hành động hợp lý (TRA) .......................................................................... 8
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước........................................................................ 10
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 10
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................................. 15
1.3. Các mơ hình nghiên cứu, thang đo và giả thiết nghiên cứu ..................................... 18
1.3.1. Xây dựng mơ hình nghiên cứu ........................................................................... 18
1.3.2. Cách đo lường các yếu tố khảo sát và đặt giả thiết nghiên cứu .......................... 18
1.3.2.1. Yếu tố về các đặc điểm cố định của trường ................................................ 18
1.3.2.2. Yếu tố về sự nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường ............................... 19
1.3.2.3. Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai................................................... 20
1.3.2.4. Yếu tố về chuẩn đầu vào của trường ........................................................... 21
1.3.2.5. Yếu tố về đặc điểm bản thân ....................................................................... 22

1.3.2.6. Yếu tố về các cá nhân có ảnh hưởng........................................................... 22
1.4. Vài nét về địa điểm khảo sát .................................................................................... 24
1.4.1. Sơ lược về trường Đại học Nguyễn Tất Thành .................................................. 24
1.4.2. Sơ nét về khoa Dược trường Đại học Nguyễn Tất Thành .................................. 25
CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 27

i


2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 27
2.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 27
CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................................... 35

3.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 35
3.1.1. Thống kê mô tả đặc điểm đối tượng tham gia khảo sát ...................................... 35
3.1.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học Dược tại trường Đại học
Nguyễn Tất Thành. ....................................................................................................... 36
3.1.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................................... 37
3.1.2.2 Phân tích yếu tố khám phá................................................................................ 38
3.1.3. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến việc chọn học Dược
tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành .......................................................................... 42
3.1.3.1. Đánh giá về đặc điểm cố định của trường không biết trước được .............. 42
3.1.3.2. Đánh giá về đặc điểm đầu vào của trường .................................................. 43

3.1.3.3. Đánh giá về đặc điểm yếu tố bản thân ........................................................ 44
3.1.3.4. Đánh giá về đặc điểm cơ hội việc làm trong tương lai ............................... 45
3.1.3.5. Đánh giá về đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng.............................................. 46
3.1.3.6. Đánh giá về đặc điểm cố định của trường biết trước được ......................... 47
3.2. Bàn lận kết quả ......................................................................................................... 50
3.2.1. Sau đánh giá độ tin cậy thang đo lần 2 ............................................................... 50
3.2.2. Sau khi phân tích yếu tố khám phá lần 2 ............................................................ 51
3.2.3. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ....................................................................... 53
3.2.4. Bàn luận về từng yếu tố khảo sát ........................................................................ 53
3.2.4.1. Yếu tố đặc điểm cố định của trường không biết trước được ....................... 53
3.2.4.2. Yếu tố đặc điểm bản thân. ........................................................................... 56
3.2.4.3. Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai. ...................................................... 57
3.2.4.4. Yếu tố đặc điểm cố định của trường biết trước được. ................................. 58
3.2.4.5. Yếu tố đặc điểm đầu vào của trường. ......................................................... 59
3.2.4.6. Yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng. .............................................................. 61

ii


CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 62

4.1. Kết luận .................................................................................................................... 62
4.2. Một số kiến nghị ...................................................................................................... 63
4.2.1. Nâng cao thương hiệu nhà trường qua việc phát triển các thế mạnh ................. 63
4.2.2. Đẩy mạnh công tác truyền thông ........................................................................ 64
4.2.3. Cải thiện các lĩnh vực chưa hoàn thiện ............................................................... 64
4.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................

PHỤ LỤC ................................................................................................................................
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU .................................................... PL-1
PHỤ LỤC 2: BẢNG KẾT QUẢ CRONBACH’S ALPHA LẦN 1 ........................... PL-5
PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ CRONBACH’S ALPHA LẦN 2 ........................... PL-6
PHỤ LỤC 3: BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ LẦN 1......... PL-7
PHỤ LỤC 4: BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH YẾU TỐ KHÁM PHÁ LẦN 2......... PL-8
PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH ............................................................ PL-9

iii


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
AUN

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN University Network Mạng lưới các trường Đại học
Đông Nam Á

BS

Cachelor of Science

Bằng cử nhân

ĐH


Đại học

ĐHQG

Đại học quốc gia

ĐHTG

Đại học Tiền Giang

EFA

Explotary Factor Analysis

KMO

Kaiser – Meyer - Olkin

Phương pháp phân tích yếu tố
khám phá
Hệ số KMO
Nhà xuất bản

NXB

Bảng xếp hạng

QS


Quacquarelli Symonds

SPSS

Computer Statistic Package

Phần mềm thống kê cho

for Social Science

nghiên cứu điều tra xã hội
Trung học phổ thông

THPT
TRA

Đại học thế giới

Theory of Reasoned Action

iv

Thuyết hành động hợp lý


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình thuyết hành động hợp lý ............................................................. 9
Hình 1.2. Mơ hình tổng qt về việc lựa chọn trường Đại học của Chapman ....... 11
Hình 1.3. Mơ hình các yếu tố nghiên cứu ............................................................... 18
Hình 1.4. Sơ đồ giả thiết nghiên cứu ...................................................................... 24

Hình 1.5. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ........................................................ 25
Hình 2.1. Sơ đồ giai đoạn tìm hiểu và xử lý thơng tin ............................................ 28
Hình 3.1. Sơ đồ tỷ lệ giới tính đối tượng khảo sát .................................................. 35
Hình 3.2. Sơ đồ tỷ lệ quê quán đối tượng khảo sát ................................................. 36
Hình 3.3. Điểm trung bình của yếu tố đặc điểm cố định của trường khơng biết trước
được......................................................................................................................... 43
Hình 3.4. Điểm trung bình của yếu tố đầu vào của trường ..................................... 44
Hình 3.5. Điểm trung bình của yếu tố bản thân sinh viên ...................................... 45
Hình 3.6. Điểm trung bình của yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai .................. 46
Hình 3.7. Điểm trung bình của yếu tố cá nhân có ảnh hưởng ................................ 47
Hình 3.8. Điểm trung bình của yếu tố đặc điểm cố định của trường biết trước được
................................................................................................................................. 48
Hình 3.9. Điểm trung bình của các yếu tố khảo sát ................................................ 49
Hình 3.10. Số lượng thuốc đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam đến năm 2028 .. 58

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quá trình lựa chọn trường đại học.......................................................... 12
Bảng 2.1. Các bước thực hiện giai đoạn tính mẫu .................................................. 30
Bảng 2.2. Các phương pháp và tiêu chí đánh giá giai đoạn định lượng ................. 32
Bảng 3.1. Bảng thống kê giới tính đối tượng khảo sát ........................................... 35
Bảng 3.2. Bảng thống kê quê quán đối tượng khảo sát .......................................... 36
Bảng 3.3. Bảng kết quả Cronbach’s Alpha lần 2 .................................................... 37
Bảng 3.4. Bảng kết quả phân tích yếu tố khám phá lần 1 ....................................... 38
Bảng 3.5. Bảng kiểm định KMO Barlett lần 2 ....................................................... 39
Bảng 3.6. Bảng kết quả phân tích yếu tố khám phá lần 2 ....................................... 39
Bảng 3.7. Các yếu tố khảo sát chính thức ............................................................... 41
Bảng 3.8. Bảng đặc điểm yếu tố cố định của trường không biết trước được ......... 42

Bảng 3.9. Bảng đặc điểm yếu tố đầu vào của trường ............................................. 43
Bảng 3.10. Bảng đặc điểm yếu tố bản thân sinh viên ............................................. 44
Bảng 3.11. Bảng đặc điểm yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai......................... 45
Bảng 3.12. Bảng đặc điểm yếu tố cá nhân có ảnh hưởng ....................................... 46
Bảng 3.13. Bảng đặc điểm yếu tố cố định của trường biết trước được .................. 47
Bảng 3.14. Bảng tổng hợp điểm trung bình các yếu tố khảo sát ............................ 48

vi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC - NĂM HỌC 2018 – 2019
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH
VIÊN 18DDS KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Nguyễn Minh Huy
Người hướng dẫn: ThS. DS. Huỳnh Thị Như Thúy
Mở đầu: Hiện nay, ngành Dược là một ngành tốn nhiều thời gian, chi phí cũng
như sự nỗ lực học hỏi. Các trường ĐH đào tạo Dược cũng rất đa dạng cho sinh viên
lựa chọn. Chính vì vậy đề tài khảo sát được thực hiện với 3 mục tiêu: Xác định được
các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học Dược tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành; Đo
lường được sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc chọn học Dược tại trường ĐH
Nguyễn Tất Thành; Đề xuất vài kiến nghị giúp trường tăng lượng sinh viên đầu vào.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát với 425 sinh viên khóa
18DDS của trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Phiếu khảo sát được được thiết kế và kết
quả được thu thập dưới dạng trả lời qua giấy. Các phép kiểm định trong bài là
Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám và thống kê lại trung bình các biến.
Kết quả: Sau khi phân tích số liệu ta thấy, có 6 nhóm yếu tố và 15 biến quan
sát tác động đến việc lựa chọn học Dược tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành theo
thứ tự quan trọng giảm dần: Yếu tố đặc điểm cố định của trường không biết trước
được, Yếu tố đặc điểm bản thân, Yếu tố cơ hội làm việc trong tương lai, Yếu tố đặc

điểm cố định của trường biết trước được, Yếu tố đặc điểm đầu vào của trường và Yếu
tố các cá nhân cá ảnh hưởng.
Kết luận: Ta đánh giá được những lợi thế của trường như cơ sở vật chất, môi
trường học tập, chương trình đào tạo, sự đảm bảo việc làm; bên cạnh đó, trường cũng
có vài hạn chế như vị trí học tập của trường, ký túc xá, hay vấn đề giao tiếp với học
sinh và các cá nhân có ảnh hưởng. Từ đó, đề ra các giải pháp như: Xây dựng thêm ký
túc xá cho sinh viên, lượng cơ sở học tập của sinh viên được tối thiểu, đẩy mạnh hơn
về mặt truyền thông đến các cá nhân có ảnh hưởng.
Từ khóa: Ảnh hưởng, Đại học, Yếu tố, Lựa chọn, Sinh viên.

vii


FINAL ESSAY FOR THE DEGREE OF B.Sc. PHARM. ACADEMIC
YEAR: 2018 – 2019
FACTORS INFLUENCE 18DDS STUDENT’S CHOICE OF UNIVERSITY
AT PHARMACY DEPARTMENT NGUYEN TAT THANH UNIVERSITY
NGUYEN MINH HUY
SUPERVISOR: ThS. DS. HUYNH THI NHU THUY
Introduction: Nowadays, studying Pharmacy take us so much time money and
our effort-learning. Pharmacy training University are also very diverse for students to
choose. So that, the research topic is carried out with 3 purposes: Identifying the
factors that affect the choosing to study Pharmacy at Nguyen Tat Thanh University;
Measure the influence of each factor that affect the choosing to study Pharmacy at
Nguyen Tat Thanh University; Propose a few recommendations to help the school
increase student enrollment.
Materials and methods: Make a survey to 425 students of 18DDS course at
Nguyen Tat Thanh University. The survey form was designed and the results were
collected as paper responses. The tests used Cronbach's Alpha, EFA and statistically
average the variables.

Results: After analyzing the data, there are 6 groups of factors and 15 observed
variables affecting the choice of studying Pharmacy at Nguyen Tat Thanh University
in descending order of importance: Fixed characteristics of the school unforeseen,
Personal characteristics factor, Future employment opportunities factor, The school's
predictive fixed characteristics, The school's input characteristics and The influential
personal factors.
Conclusion: Thus, based on the results of the thesis survey. We can evaluate
the advantages of our University such as facilities, learning environment, training
program àn the guaranteed work after graduate; Besides, the school also has some
limitations such as the location of the school, the dorm, or the communicating with
students and influential individuals. From there, propose some solutions such as:
building more dormitories for students, the number of learning of students is
minimized, promoting communication to influential individuals.
Keys word: Influence, University, Factor, Choice, Student.
viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, số lượng người đi học đại học đúng độ tuổi ở tại Việt Nam vẫn còn
rất thấp so với các nước khác - ông Phạm Như Nghệ kết luận. Tổng chỉ tiêu xét tuyển
vào các trường đại học, cao đẳng năm nay tăng 7,5% so với năm trước. Tuy nhiên chỉ
có 28% số người đi học đại học ở nước ta là trong độ tuổi đi học đại học. Trong khi
đó tỉ lệ này ở Thái Lan là 43%, Malaysia là 48% và còn cao hơn ở những nước phát
triển [32]. Vậy nguyên do là do các trường đại học, cao đẳng không thể đáp ứng nổi
số lượng thí sinh dự tuyển, hay nguyên nhân chính nằm ở mơi trường sống, gia đình
hay do chính bản thân mình mà các em chọn con đường khác khơng phải là học đại
học.
Theo Danh sách các cơ sở giáo dục đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và được
kiểm định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có tổng cộng 251 cơ sở
đào tạo bao gồm 218 Trường Đại học, Học viện và 33 Trường Cao đẳng, Trung cấp

[1]. Các trường học hiện nay rất đa dạng về phương pháp giảng dạy, ngành nghề đào
tạo và cơ sở vật chất của trường tạo cho các em học sinh có nhiều sự lựa chọn cho
mình hơn về trường đại học mà mình sẽ học.
Đặc biệt riêng ngành Dược thì có khoảng 50 trường đại học đào tạo Y- Dược
vào năm 2019 – 2020 [33]. Đối với một khối ngành tốn khá nhiều thời gian, chi phí,
cũng như sự tự nỗ lực học hỏi, tìm tịi thì đây là một ngành đầy những thách thức và
khó khăn trong việc theo đuổi. Nhưng trước hết, việc quyết định mình phải học ở đâu
thì cũng là một câu hỏi khó khăn vì có khá nhiều sự lựa chọn cũng như có q nhiều
thơng tin cần sàng lọc trước khi quyết định nơi sẽ mình học.
Chính vì vậy, đề tài được thực hiện này nhằm khảo sát được các yếu tố khiến
các sinh viên Dược khóa 18DDS lựa chọn Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là nơi
học tập và phát triển các kỹ năng của mình. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu về
marketing thương hiệu của trường và thu thập các mong muốn của các sinh viên nhằm
đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa học Dược tại
trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
1


2. Đo lường được mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của các yếu tố tác
động đến việc chọn lựa học Dược tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
3. Đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu, từ đó có thể giúp
trường thu hút thêm được nhiều sinh viên.
Ngoài ra, khi chọn lựa được đúng trường đại học và đúng ngành nghề đào tạo.
Chúng ta sẽ khơng mất q nhiều chi phí, thời gian của bản thân và gia đình trong
việc theo đuổi một ngành nghề hay một trường đại học không phù hợp.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý thuyết.
Việc lựa chọn học Dược tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành của sinh viên
khóa 18DDS khơng phải là một hành động ngẫu nhiên. Hành động lựa chọn học tại
trường xuất phát từ nhiều lý do, mục tiêu khác nhau cùng với các yếu tố tác động
khác nhau. Dựa theo nội dung của hai học thuyết sau đây sẽ giải thích phần nào về
hành vi lựa chọn của mỗi cá thể.
1.1.1. Thuyết lựa chọn (Choice Theory).
Theo tiến sĩ William Glasser giải thích về thuyết lựa chọn thì hành vi của con
người được dựa trên những động lực từ bên trong. Theo Ơng thì tất cả những hành vi
của chúng ta đều luôn muốn cố gắng đáp ứng liên tục một trong 5 nhu cầu cơ bản
(the Basic Needs) hoặc nhiều hơn. Bên cạnh 5 nhu cầu cơ bản, ơng cịn đưa thêm 4
khái niệm khác liên quan đến quyết định lựa chọn của con người, đó là: Thế giới chất
lượng (the Quality World), Thế giới nhận thức (the Perceived World), Nơi so sánh
(the Comparing Place) và Tổng hành vi (the Total Behavior System) [24]. Và được
ơng giải thích như sau:
 Những nhu cầu cơ bản.
Theo tiến sĩ Glasser, tất cả mọi hành vi đều có mục đích. Chúng ta thường sử
dụng hết tất cả những nỗ lực mà chúng ta có tại thời điểm đó, tất cả những kiến thức,
kỹ năng để có thể đạt được một hoặc nhiều hơn những nhu cầu mà chúng ta cần. Tất
cả những nhu cầu của chúng ta đều thay đổi theo thời gian phần lớn là theo hướng
tăng dần. Và đó cũng là động lực cho chúng ta phát triển bản thân mình hơn. Có 5
nhu cầu cơ bản được Ơng đề cập đến trong đó Sinh tồn là nhu cầu sinh lý và 4 nhu
cầu còn lại thuộc về nhu cầu tâm lý:
1. Sinh tồn (Survival) là một nhu cầu sinh lý cơ bản của con người, bao gồm
có được thức ăn, nước uống, nhà ở và sự an toàn.
2. Yêu thương và được yêu thương (Love and Belonging) là nhu cầu được
có các mối quan hệ xã hội, yêu và được yêu thương và là một thành viên của
một hay nhiều tập thể nào đó.


3


3. Quyền lực (Power) là nhu cầu mà chúng ta muốn được cơng nhận những
thành tích, kỹ năng, muốn chứng tỏ bản thân có năng lực, muốn được mọi
người lắng nghe và có ý thức về giá trị bản thân.
4. Tự do (Freedom) là nhu cầu được tự chủ, độc lập, có được sự lựa chọn riêng
cho bản thân mình và có thể tự kiểm sốt cuộc sống của bản thân.
5. Vui vẻ (Fun) là nhu cầu muốn tìm niềm vui, sự thư giản thoải mái và cười.
 Thế giới chất lượng.
Trong bài viết, tiến sĩ Glasser đề cập đến thế giới chất lượng này giống như một
“thế giới riêng” bao gồm tất cả mọi con người, con vật, đồ vật, ý tưởng và lý tưởng
mà chính bản thân họ khám phá ra trong quá trình họ phát triển. Trong khi những
Nhu cầu cơ bản là động lực chung cho những hành vi của con người nói chung thì
Thế giới chất lượng lại là những động lực cụ thể của mỗi cá nhân. Những nhu cầu cơ
bản sẽ đề xuất ra chúng ta cần những nhu cầu gì và Thế giới chất lượng sẽ là thứ giúp
chúng ta trả lời cho câu hỏi “thực hiện như thế nào để đạt được nhu cầu đó?”. Ơng có
viết “The Basic Human Needs are universal; our Quality Worlds are unique.”. Và
những hành vi của chúng ta sẽ được tác động rõ ràng bởi yếu tố cá nhân của mỗi bản
thân để có được những mục tiêu chung, những nhu cầu chung mà mỗi người đều có.
Sau đây là một số câu hỏi giúp chúng ta hình dung rõ hơn về Thế giới chất lượng
của chúng ta:
1. Ai là người quan trọng nhất cuộc đời bạn?
2. Giá trị sâu sắc nhất của bạn có là gì?
3. Nếu như được trở thành một con người mà bạn muốn, bạn muốn có thêm
những đặc điểm gì?
4. Thành tựu nào đáng tự hào nhất của bạn?
5. Công việc hoàn hảo nhất của bạn mong muốn sẽ là như thế nào?
6. Nếu bạn trở nên giàu có thì bạn sẽ sử dụng thời gian của bạn cho việc gì?
7. Làm bạn nghĩa là sao?

8. Điều ý nghĩa trong cuộc sống của bạn là gì?
9. Xây dựng một gia đình cho mơt ngơi nhà, bạn nghĩ sao?

4


Thơng qua đó, việc lựa chọn trường đại học khơng chỉ liên quan đến bản thân
học sinh, sinh viên mà còn liên quan đến Thế giới chất lượng riêng của họ. Ở mỗi
người riêng biệt sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn trường đại học. Nên
vì thế khảo sát tất cả các yếu tố tác động là một điều không thể, mà chúng ta chỉ có
thể khảo sát những yếu tố có sức ảnh hưởng ở đa số học sinh, sinh viên.
 Thế giới nhận thức.
Tiến sĩ nhận định rằng cách duy nhất chúng ta trải nghiệm thế giới thật là thông
qua hệ thống nhận thức của chúng ta. Tất cả các thông tin bên ngoài thế giới thật được
chúng ta tiếp nhận đầu tiên là qua các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị
giác, xúc giác. Tiếp đó, những trải nghiệm, những cám giác này sẽ đi đến hệ thống
nhận thức của chúng ta và tại đây sẽ được bắt đầu xử lý với Bộ lọc kiến thức tổng
hợp (Total Knowledge Filter), bộ lọc này chính là đại diện cho tất cả những những gì
chúng ta biết hoặc chúng ta đã trải nghiệm. Và có 3 trường hợp sẽ xảy ra khi thông
tin đến với Bộ lọc kiến thức tổng hợp :
1. Chúng ta cảm thấy thơng tin khơng có ý nghĩa cho chúng ta và nhận thức
rằng dừng lại.
2. Chúng ta cảm thấy thông tin này không nhận diện được rõ ràng nhưng tin
rằng nó có thể có ý nghĩa nên từ đó tạo ra một số động lực khác để có thêm
thơng tin.
3. Chúng ta thấy thơng tin này có ý nghĩa và tiếp tục chuyển thông tin này đến
Bộ lọc định giá (The Valuing Filter).
Khi đến với Bộ lọc định giá thì lại có 3 trường hợp đế đánh giá thông tin này :
1. Khi thông tin này là thơng tin chúng ta đã có nền tảng kiến thức và đáp ứng
nhu cầu của chúng ta, chúng ta đánh giá là thơng tin tích cực.

2. Khi thơng tin này là thơng tin chúng ta đã có nền tảng kiến thức nhưng gây
cản trở khả năng đáp ứng nhu cầu của chúng ta, chúng ta đánh giá là thông
tin tiêu cực.

5


3. Khi thông tin này là thông tin không giúp cũng không cản trở chúng ta đáp
ứng nhu cầu của chúng ta, chúng ta đánh giá là ít thơng tin hay thơng tin
khơng có giá trị.
Như vậy, các thơng tin về các trường đại học cũng được xử lý bởi thế giới nhận
thức riêng của mỗi người. Vì thế càng có nhiều thơng tin có lợi về trường và được
các học sinh, sinh viên biết đến càng nhiều sẽ là một lợi thế trong việc tuyển sinh của
các trường đại học.
 Nơi so sánh.
Nơi so sánh chỉ đến một nơi trong não bộ của chúng ta, tại đó hoạt động liên tục
không ngừng nghỉ. Khi chúng ta sống, chúng ta sẽ liên tục so sánh những gì chúng ta
muốn (Thế giới chất lượng) với những gì chúng ta đã có (Thế giới nhận thức). Nó sẽ
xảy ra khi bạn điều này. Sau khi bạn đọc xong câu này, những gì bạn vừa trải qua sẽ
là một mô tả đặc sắc cho khái niệm Nơi so sánh. Trong trường hợp này, điều mà bạn
muốn (Thế giới chất lượng) khi bạn đọc câu này chính là làm cho câu có nghĩa. Trong
câu này khi chữ “đọc” bị mất đi, điều này khiến cho người đọc cảm thấy khó hiểu,
khó chịu và phải đọc lại hoặc suy nghĩ về nó. Và não bộ bạn bắt đầu so sánh với
những gì bạn đã có (Thế giới nhận thức) và nhận ra có một từ bị thiếu và não bộ tiếp
tục cung cấp 1 từ có nghĩa cho câu trên thêm hồn chỉnh.
Từ đó chỉ ra, khi tiếp nhận một thông tin từ trường đại học, hoặc tìm thấy một
trường đại học. Chúng ta sẽ luôn đưa ra so sánh những yêu cầu của bản thân về một
trường đại học lý tưởng so với những gì mà ta biết ở trường đó. Việc này sẽ dẫn đến
đánh giá của chúng ta về trường này và qua lại Thế giới nhận thức để tiếp tục đánh
giá thông tin mà chúng ta nhân được.

 Tổng hành vi.
Một trong những tiền đề lớn nhất của Tiến sĩ Glasser trong thuyết này là “Tất
cả mọi hành vi đều có mục đích”. Được hiểu là, tất cả những hành vi mà chúng ta
làm thể hiện sự nỗ lực tốt nhất của chúng ta tại thời điểm đó, dựa vào các nguồn lực
tự có của bản thân (kiến thức, kỹ năng,...) để đáp ứng nhu cầu mình muốn. Nói cách

6


khác thì tất cả mọi hành vi của chúng ta đều là một nỗ lực để làm cho Thế giới chất
lượng của chính bản thân mình trở nên hồn thiện hơn.
Glasser đã dùng thuật ngữ Hành vi có tổ chức (Organzined behaviors) để chỉ
những hành vi đã quen thuộc, đã làm trước đó. Ví dụ khi muốn giải tỏa căng thẳng
thì tơi thường đi cơng viên dạo mát với bạn bè. Đó là hành động mà tơi đã làm trước
đó và quyết định về hành vi này có tỷ lệ chọn cao hơn vì đã được thực hiện qua. Nếu
chúng ta khơng có sẵn Hành vi có tổ chức nào hoặc các Hành vi có tổ chức trong quá
khứ lại khơng phù hợp với tình hình hiện tại, chúng ta sẽ phải tìm ra những hành vi
mới phù hợp hơn. Glasser đặt tên cho hành động này là Tái tổ chức (Reorganzing);
đây là q trình ln diễn ra khi chúng ta trong trường hợp này, mặc dù là chúng ta
quyết định có hành động hành vi đó hay khơng.
Theo Glasser, Tổng hành vi được hiểu là tất cả các hành vi mà con người thực
hiện, xuất phát từ 4 thành phần :
1. Hành động (Acting).
2. Suy nghĩ (Thinking).
3. Cảm giác (Feeling).
4. Physiology (Sinh lý).
Tất cả 4 thành phần đều hiện diện cùng một lúc trong một hành vi nào đó, và
hành vi đó sẽ được đặt tên theo thành phần rõ ràng và nổi bật nhất. Ví dụ, khi chúng
ta đang chạy bộ, thì thành phần thể hiện rõ nhất chính là Hành động. Nhưng khi chạy,
chắc chắn chúng ta sẽ Suy nghĩ về một vài thứ như: “Hôm nay trời đẹp thế?” hay

“Thời tiết nay nóng nực quá”. Đồng thời bản thân cũng có Cảm giác hào hứng, vui
vẻ hay có khi có một chút lo sợ. Bên cạnh đó, các hoạt động Sinh lý của cơ thể cũng
được đẩy mạnh như nhịp tim đập nhanh hơn, các cơ bắp hoạt động nhiều hơn, mồ hôi
được tiết ra nhiều hơn. Và đó là Tổng hành vi về việc chạy bộ. Tất cả 4 thành phần
nêu trên đều xuất hiện trong hành vi chạy bộ nhưng chúng ta đặt tên cho hành vi này
theo thành phần được thể hiện ra rõ nhất, đó chính là Hành động.
Trong một ví dụ khác, hành vi được đặt tên theo cảm xúc có thể kể đến là giận
dữ. Trong lúc giận dữ, chúng ta chắc chắc sẽ có những suy nghĩ ví dụ như: “Tại sao

7


lại dám làm như vậy” và đồng thời cũng có những hành động như la hét, chửi mắng.
Về thành phần Sinh lý thì có thể chúng ta sẽ bị căng cơ, thở nông hoặc vài biểu hiện
khác tùy cơ thể.
Thiền được tác giả cho rằng là hành vi đặt tên theo Suy nghĩ. Khi thiền, Hành
động của chúng ta sẽ là ngồi, Cảm giác sẽ là sự hài lòng và Sinh lý trong cơ thể sẽ
chậm lại.
Và cuối cùng hành vi được đặt tên theo Sinh lý sẽ là run rẩy. Khi đó chúng ta
sẽ Suy nghĩ “Tại sao lại quên đem áo mưa như vậy chứ”, có Cảm giác lạnh, lo sợ và
Hành động sẽ là đi tìm nơi ấm áp hơn.
Tất cả 4 thành phần này đều xảy ra đồng hiệp với nhau, nếu có 1 thành phần bị
thay đổi, các thành phần khác sẽ thay đổi theo cho phù hợp. Theo Glasser, thành phần
mà chúng ta có thể kiểm sốt nhiều nhất đó chính là Hành động, tiếp đến đó là Suy
nghĩ. Vì vậy, nếu chúng ta muốn thay đổi cách chúng ta cảm nhận mọi thứ, điều hiệu
quả nhất chính là thay đổi Hành động của chúng ta. Nếu chúng ta không thể thay đổi
được Hành động thì chúng ta có thể thay đổi cách Suy nghĩ về chúng. Ví dụ nếu ta
trải qua một ngày tồi tệ về vấn đề công việc và bắt đầu có Cảm giác mệt mỏi, tức
giận, cơ thể căng thẳng và có thể có Suy nghĩ “Tơi ghét cơng việc này” và có thể phàn
nàn nó với đồng nghiệp. Thành phần Hành động phàn nàn với đồng nghiệp trong tình

huống này có thể khơng giúp ích được gì để làm tình trạng tốt hơn. Thay vào đó
chúng ta có thể chạy bộ thật nhanh, chơi các môn thể thao hoặc dạo chơi cùng bạn bè
có thể làm tình trạng căng thẳng giảm thiểu, tốt hơn về mặt cảm xúc lẫn vật chất.
1.1.2. Thuyết hành động hợp lý (TRA).
Theo thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và
Fishbein xây dựng vào năm 1975, tức là cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được bổ
sung, hoàn thiện hơn bởi David vào năm 2009 [14] [23]. Đây cũng được xem như là
một trong những học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội.
Thuyết TRA được sử dụng để dự báo hành vi tự nguyện và giúp đỡ những người khác
trong việc nhận ra yếu tố tâm lý của mình. Nó được thiết kế dựa trên giả định rằng

8


con người thường hành động một cách hợp lý sau khi họ xem xét các thơng tin có sẵn
xung quanh và những hậu quả từ hành động trước đó của họ.
Theo thuyết TRA thì yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người
đó chính là ý định thực hiện hành vi đó (Behavioral Intention). Ý định thực hiện hành
vi là một ý muốn thực hiện một hành vi cụ thể nào đó, nó là một trạng thái ý thức xảy
ra trước khi chúng ta thực hiện một hành vi. Ý định hành vị lại chịu sự tác động và
phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là: Thái độ của người đó về một hành vi (Attitude Toward
Behavior) và Các chuẩn mực chủ quan của người đó (Subjective Norms).Thái độ về
hành vi là một yếu tố cá nhân thể hiện sự đồng tình, phản đối của một cá nhân đối với
hành vi đó, đồng thời cũng thể hiện sự đánh giá hậu quả của hành vi đó mang lại là
tốt hay xấu, là có ích hay có hại. Vì thế thái độ về hành vị bị chi phối bởi niềm tin về
hành vi đó (Behavioral Beliefs) và sự đánh giá kết quả về hành vi đó (Outcomes
Evaluation). Các chuẩn mực chủ quan là những nhận thức, suy nghĩ về những người
ảnh hưởng với người đó (như người thân, gia đình, bạn bè,...), từ đó đưa ra nhân định
thực hiện hay không thực hiện hành vi. Và các chuẩn mực chủ quan này cũng chịu
sự tác động của 2 yếu tố đó là niềm tin về một chuẩn mực (Normative Beliefs) và

Động lực để tuân theo chuẩn mực đó (Motivation to Comply). Các yếu tố trên được
thể hiện qua hình sau:
Niềm tin về hành vi
Hậu quả của hành
vi

Niềm tin về một
chuẩn mực
Động lực để tuân
theo chuẩn mực

Thái độ về
hành vi

Ý định thực
hiện hành vi
Chuẩn mực
chủ quan

Hình 1.1. Mơ hình thuyết hành động hợp lý

9

Hành vi


Lý thuyết hành động hợp lý được sử dụng rộng rãi để giải thích nhiều loại hành
vi ở nhiều lĩnh vực, bối cảnh nghiên cứu khác nhau thông qua việc bổ sung thêm các
nhân tố mới. Ajzen gợi ý, các mơ hình này có thể được bổ sung hay điều chỉnh bằng
cách đưa thêm các nhân tố mới liên quan đến vấn đề đang bàn luận, miễn là các nhân

tố mới đóng góp và giải thích ý định hành vi.
Áp dụng đối với đề tài đang thực hiện thì việc lựa chọn trường đại học là một
lựa chọn hợp lý dựa trên những đánh giá, so sánh từ tập hợp những trường đại học
khác nhau. Trường đại học được chọn lựa để theo học sẽ là nơi đáp ứng một cách hợp
lý nhất những nhu cầu, mong muốn của học sinh. Trong đề tài khóa luận này, việc sử
dụng cơ sở lý thuyết hành vi hợp lý với mong muốn là kiểm định lại lý luận này trong
bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam. Đồng thời cũng mong muốn tìm ra thêm
được những yếu tố mới có sức ảnh hưởng đáng kể và đo lường mức độ ảnh hưởng
của yếu tố đó đối với việc lựa chọn trường đại học ở Việt Nam.
Hạn chế của mơ hình TRA: Hạn chế lớn nhất và dễ thấy nhất của thuyết này
đó là các hành vi đều được xuất phát sau khi có ý định thực hiện nó. Có nghĩa là
thuyết này chỉ đúng đối với những hành vi xuất phát từ suy nghĩ, từ ý định. Thế nên
thuyết hành động hợp lý này khơng thể áp dụng giải thích được các hành vi trong
trường hợp sau: Hành vi theo thói quen, hành vi khơng có ý thức (như say rượu, mộng
du,...)
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài.
Vào năm 1981, David W.Chapman đã đưa ra một mơ hình tổng qt về việc lựa
chọn trường đại học của các học sinh sau khi tốt nghiệp trong bài viết mang tên “A
Model of student College choice”. Dựa vào sự tìm hiểu và thống kê của ơng, ơng cho
rằng có 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học. Đó là “Student
Characteristic” và “External Influences”, có thể được tạm dịch lần lượt là Đặc điểm

10


bản thân học sinh và Các tác động bên ngoài học sinh [22]. Các yếu tố phụ bên trong
2 nhóm yếu tố lớn này được trình bày qua hình 1.2.

Hình 1.2. Mơ hình tổng qt về việc lựa chọn trường Đại học của Chapman

Ở nhóm yếu tố Đặc điểm bản thân học sinh, David W.Chapman đã phân tách
thành 4 nhân tố nhỏ như: Đặc điểm kinh tế xã hội (Socioeconomic Status), Năng
khiếu của bản thân (Aptitude), Mong muốn được đi học (Level of educational
aspiration) và đặc điểm đầu vào của trường (High school performance). Cịn ở nhóm

11


yếu tố cịn lại, ơng chia thành 3 nhân tố chính là: Người có ảnh hưởng (Significant
persons), Những đặc điểm cố định của trường (Fixed college characteristics) và
Những nỗ lực giao tiếp của trường với học sinh (College efforts to communicate with
students).
Nghiên cứu của Chapman đã tạo một tiền đề cho rất nhiều các nghiên cứu khác
trong và ngoài nước thực hiện theo để khảo sát và mở rộng thêm các vấn đề về các
yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn học đại học của học sinh. Điển hình như trong một
bài nghiên cứu của Cabrera, Nora cùng cộng sự năm 1992 mang tên “The
convergence between two theories of college persistence” đã được Cabrera và La
Nasa tổng hợp lại vào năm 2000 với bài viết có tên “Understanding the college choice
of disadvantaged students” và chỉ ra 3 giai đoạn mà các yếu tố để chọn lựa trường đại
học được hình thành trong suốt quá trình học trung học từ lớp 7 đến lớp 12. Ba giai
đoạn gồm: Tìm hiểu bản thân từ lớp 7 đến lớp 9 (Predisposition), Tìm kiếm thông tin
từ lớp 10 đên 12 (Search), Lựa chọn từ lớp 11 đến 12 (Choise) [20] [21]. Ba giai đoạn
được trình bày qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Quá trình lựa chọn trường đại học

Giai đoạn

Các yếu tố ảnh hưởng

Kết quả


- Sự khuyến khích và hỗ trợ của phụ

- Kỹ năng đọc, viết, tính

huynh.

tốn và suy nghĩ.

- Tiền tiết kiệm cho đại học của ba mẹ.

- Sự mong muốn được giáo

- Tình trạng kinh tế xã hội.

dục.

bản thân

- Kinh nghiệm về đại học của phụ

- Sự mong muốn về nghề

Lớp: 7 - 9

huynh.

nghiệp sau này.

- Kiến thức có ở bậc trung học.


- Đăng ký vào các trường

- Khả năng của học sinh.

đại học.

Tìm

hiểu

- Thơng tin về trường đại học
Tìm

kiếm

- Sự khuyến khích và hỗ trợ của phụ

- Lên danh sách dự kiến các

thơng tin

huynh.

nơi mình muốn.

Lớp: 10-12

- Sự mong muốn được giáo dục.


12


- Sự mong muốn về nghề nghiệp sau

- Thu hẹp danh sách dự

này.

kiến.

- Sự tuyển dụng của các tổ chức tiềm

- Bảo mật thơng tin tìm

năng.

được từ các tổ chức trường

- Khả năng của học sinh.

học.

- Kiến thức có được ở bậc trung học.
- Sự mong muốn được giáo dục.

- Hiểu biết về chi phí học

- Sự mong muốn về nghề nghiệp sau


đại học và các hỗ trợ tài

này.

chính của trường.

- Tình trạng kinh tế xã hội.

- Hiểu được các tiêu chuẩn

- Khả năng của học sinh.

của trường và cách để nhập

- Sự khuyến khích của phụ huynh.

học.

- Biết được các đặc điểm của trường

- Có được cho mình năng

(chất lượng, môi trường học, môn học,

lực và thái độ học tập tốt.

Lựa chọn

khoảng cách, vị trí)


- Có được sự hỗ trợ từ gia

Lớp: 11-12

- Biết được về khả năng chi trả của

đình và bạn bè.

mình (tình hình tài chính của bản thân,

- Những cam kết về mặt thể

tình hình tài chính sẽ sử dụng).

chế.
- Nộp hồ sơ cho trường.
- Đăng ký sớm.
- Tham dự các sự kiện của
trường tổ chức
- Làm đơn xin hỗ trợ về tài
chính.

Một nghiên cứu khác mang tên “Những yếu tố lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh trung học” đã được khảo sát vào tháng 12 năm 2002 bởi Michael Borchert. Ông
thực hiện một cuộc khảo sát trên 325 học sinh ở trường trung học Germantown, tiểu
ban Wisconsin, Hoa Kỳ. Cuộc khảo sát nhằm xoay quanh trả lời và bàn luận 4 câu
hỏi chính đó là: Yếu tố cá nhân ảnh hưởng như thế nào đối với quyết định lựa chọn
13



×