Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATẠI CHI NHÁNH NHNN VÀ PTNT HÀ ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.95 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH
NHNN VÀ PTNT HÀ ĐÔNG
2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông
2.1.1 Lịch sử hình thành
Chi nhánh ra đời trên cơ sở tách ra từ NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây theo quyết
định số 95/QĐ/HĐQT/TCCB để trở thành một ngân hàng chi nhánh cấp 2 hoạt
động độc lập. Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông có trụ sở chính tại số 153 Trần
Phú thuộc thành phố Hà Đông bao gồm Trung tâm và ba phòng giao dịch, biên chế
gồm 32 cán bộ nhân viên (4 nhân viên hợp đồng). Từ khi ra đời chi nhánh ngân
hàng Hà Đông đã thường xuyên bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương, chủ động đáp ứng cao nhất nhu cầu vay vốn và dịch vụ
ngân hàng của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Mặt khác, góp phần tham gia
các chương trình xã hội, các chính sách của Nhà nước ở địa phương. Để thực hiện
mục tiêu quan trọng nói trên, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến
lược phát triển nguồn nhân lực, gắn với mạng lưới với mục tiêu “ Tất cả vì con
người, tất cả từ con người”, thực hiện phương châm chung là “ Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Ban Giám Đốc
- 1 Giám đốc
- 1 Phó Giám đốc
Phòng Kế toán - ngân quỹ
Phòng Tín dụng
Phòng Hành chính, nhân sự
Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ
PGD Quang Trung
PGD Vạn Phúc
PGD Yên Nghĩa
- Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc; 1 phó Giám đốc.


- Các phòng ban bao gồm:
+ Phòng kế toán và giao dịch ngân quỹ: 9 người.
+ Phòng tín dụng: 5 người.
+ Phòng hành chính, nhân sự: 3 người.
+ Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 1 người.
+ Các phòng giao dịch trực thuộc: 16 người.
* PGD Quang Trung
* PGD Yên Nghĩa
* PGD Vạn Phúc
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Đối với bất kì doanh nghiệp, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có
vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh.
Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh của mình. Bởi vì, với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là
phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Có thể nói, vốn là điểm đầu tiên trong chu kì kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên, vốn tự có của NHTM lại rất ít do đó các NHTM phải thường xuyên
chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Ngay từ
khi thành lập, Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông đã chỉ đạo xây
dựng và triển khai có hiệu quả việc thực hiện đề án huy động vốn, xác định rõ huy
động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng
kinh doanh và hoàn thành kế hoạch. Thực tế hoạt động huy động vốn của chi
nhánh NHNo&PTNT Hà Đông được thể hiện qua bảng số liệu 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh
NHNo&PTNT Hà Đông
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%

Tổng HĐV 63.909 100 104.109 100 178.174 100
1. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
- TGKKH
của TCKT
7.289 11,41 11.217 10,77 17.357 9,74
- TG dân

33.060 51,73 64.123 61,59 125.160 70,25
- Tiền vay
HTX No
23.560 36,86 28.769 27,63 35.657 20,01
2. Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn
- Nguồn
vốn KKH
7.289 11,41 11.217 10,77 17.357 9,74
- TG CKH
dưới 12
tháng
8.540 13,36 18.393 17,67 41.419 23,25
- TG CKH
trên 12
tháng
24.520 38,37 45.730 43,93 83.741 47,00
- Tiền vay tổ
chức kinh tế
23.560 36,86 28.769 27,63 35.657 20,01
3. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
-
Nội tệ 57.704 90,29 94.293 90,57 163.327 91,67
- Ngoại tệ 6.205 9,71 9.816 9,43 14.847 8,33

(Nguồn - Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Đông
các năm 2005-2007)
Bảng số liệu 2.1 cho thấy:
Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT trong các năm 2005, 2006, 2007
tăng lên với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn
huy động là ổn định, an toàn và tăng trưởng khá mạnh.
Năm 2005, tổng vốn huy động là 63.909 triệu đồng. Vốn huy động năm này
đạt thấp là do Ngân hàng mới thành lập nên chưa thu hút được nhiều khách hàng.
Năm 2006, nguồn vốn huy động 104.109 triệu đồng, tăng 40.200 triệu đồng
so với năm 2005 (tương ứng với tỷ lệ tăng 62,9%).
Năm 2007, là 178.174 triệu đồng, tăng 74.065 triệu đồng (tương ứng với tỷ
lệ tăng 71,14%).
Để đạt được kết quả như vậy, trong thời gian qua chi nhánh NHNo &PTNT
Hà Đông đã chủ động triển khai có hiệu quả các chiến dịch huy động vốn, các đợt
huy động tiết kiệm dự thưởng; Thường xuyên nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra
nhiều sản phẩm mới, hấp dẫn như: Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, nguồn
vốn dài hạn từ 24 tháng trở lên, phát hành tiết kiệm quay số dự thưởng, có khuyến
mại; Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền sản phẩm, lãi suất, dịch vụ mới và
quảng bá thương hiệu nên số lượng khách hàng cũ ổn định, khách hàng mới ngày
càng tăng thêm một cách vững chắc.
Phân chia nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế bao gồm tiền gửi
của tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư và tiền vay của hợp tác xã nông nghiệp.
- TGKKH của tổ chức kinh tế: Là loại chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, có xu hướng
tăng dần về giá trị tuy nhiên tỷ trọng giảm dần qua các năm.
Năm 2005, TGKKH của tổ chức kinh tế là 7.289 triệu đồng, chiếm 11,41%
trong tổng vốn huy động
Năm 2006, đạt 11.217 triệu đồng, tăng 3.928 triệu đồng so với năm 2005
(tương ứng với tỷ lệ tăng 53,89%), tuy nhiên so với 2005 tỷ trọng giảm 0,63%.
Năm 2007, tăng 6.140 triệu đồng so với năm 2006 (tương ứng với tỷ lệ tăng
54,74%), tuy nhiên so với 2006 tỷ trọng giảm 1,03%.

- Tiền gửi dân cư:
Năm 2005, tiền gửi dân cư là 33.060 triệu đồng, chiếm 51,73% tổng vốn
huy động.
Năm 2006, là 64.123 triệu đồng, tăng 31.063 triệu đồng so với 2005, với tốc
độ tăng tương ứng là 93,96%.
Năm 2007, là 125.160 triệu đồng, tăng 61.037 triệu đồng so với năm 2006,
với tốc độ tăng là 95,19%.
- Tiền vay hợp tác xã nông nghiệp: Có xu hướng tăng lên.
Năm 2005, tiền vay hợp tác xã nông nghiệp là 23.560 triệu đồng, chiếm
36.86% tổng vốn huy động.
Năm 2006, là 28.769 triệu đồng, tăng 5.209 triệu đồng so với năm 2005, với
tốc độ tăng là 22,11%.
Năm 2007, là 35.657 triệu đồng, tăng 6.888 triệu đồng, với tỷ lệ tăng
23.93%.
Nguyên nhân là do năm 2005 Ngân hàng vừa mới thành lập nên lượng vốn
huy động được ít vì thế phải vay nhiều sang đến các năm sau Ngân hàng huy động
được nhiều hơn nên tỷ trọng của tiền vay hợp tác xã nông nghiệp có xu hướng
giảm xuống.
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Cũng như mọi ngân hàng khác, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông cũng
thực hiện đúng chức năng của mình là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm
thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế để cung cấp vốn cho
mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái
sản xuất.
Trong bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn như hiện nay, chi nhánh
NHNo&PTNT Hà Đông đã triển khai nhiều biện pháp, chủ động tiếp cận tìm kiếm
khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định và kết quả là chi nhánh đã đạt được
mức tăng trưởng dư nợ một cách lành mạnh, vững chắc qua 3 năm kể từ khi thành
lập. Thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn năm 2005 -2007

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tăng giảm 2006 so
với năm 2005
Tăng giảm 2007 so với
năm 2006
Số tiền TL% Số tiền TL%
1. Doanh số cho vay
132.536 209.041 348.861 76.505 57,72 139.820 66,89
Doanh nghiệp lớn
69.940 107.509 176.023 37.569 53,72 68.514 63,73
DNNVV
62.596 101.532 172..838 38.936 62,20 71.306 70,23
2. Doanh số thu nợ
105.917 176.050 302.466 70.133 66,22 126.416 71,81
3. Tổng dư nợ
61.643 106.368 152.763 44.725 72,55 46.395 43,62
a. Dư nợ theo đơn vị:
P.tín dụng Trung tâm
51.718 85.727 92.519 34.009 65.76 6.792 7,92
PGD Yên Nghĩa
4.315 7.720 23.363 3.405 78,91 15.643 202,63
PGD Quang Trung
2.897 7.278 20.905 4.381 151,23 13.627 187,24
PGD Vạn Phúc
2.713 5.643 15.976 2.930 108,00 10.333 183,11
b. Dư nợ theo kì hạn
DN ngắn hạn
38.896 82.227 111.927 43.331 111,40 29.700 36,12
Dư nợ trung dài hạn

22.747 24.141 40.836 1.394 6,13 16.695 69,16
c. Dư nợ theo quy mô
Doanh nghiệp lớn
20.690 44.992 85.482 24.302 117,46 40.490 89,99
DNNVV
40.953 46.540 67.281 5.587 13,64 20.741 44,57
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT
Hà Đông qua các năm 2005 - 2007)
Bảng số liệu 2.2 phản ánh:
- Về doanh số cho vay: Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm,
Năm 2005, doanh số cho vay là 132.536 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho
vay doanh nghiệp lớn là 69.940 triệu đồng, doanh số cho vay DNNVV là 62.596
triệu đồng.
Năm 2006, doanh số cho vay đạt 209.041 triệu đồng, tăng 57,72% với số
tuyệt đối là 76.505 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó, doanh số cho vay doanh
nghiệp lớn là 107.509 triệu đồng, doanh số cho vay DNNVV là 101.532 triệu
đồng.
Năm 2007, doanh số cho vay đạt 348.861 triệu đồng, tăng 66,89% với số
tuyệt đối là 139.820 triệu đồng so với năm 2006. Doanh số cho vay doanh nghiệp
lớn là 176.023 triệu đồng, doanh số cho vay DNNVV là 172.838 triệu đồng.
- Về doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ cũng tăng liên tục qua các năm, điều
này cho thấy công tác quản lý vốn của ngân hàng tương đối tốt. Năm 2006 doanh
số thu nợ tăng 70.133 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 66,22% so với năm
2005. Năm 2007 tăng 126.416 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 71,81% so với
năm 2006.
- Về tổng dư nợ: Dư nợ có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ
lại giảm vào năm 2007, cụ thể là năm 2006 là 106.368 triệu đồng, tăng so với năm
2005 là 44.725 triệu đồng với tỷ lệ tăng 77.55%. Đến năm 2007 tổng dư nợ đạt
152.763 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 44.395 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng 43.62%. Dư nợ tăng là do dư nợ của phòng tín dụng Trung tâm và các phòng

giao dịch đều tăng lên. Tại phòng tín dụng Trung tâm dư nợ năm 2006 là 85727,
tăng so với năm 2005 là 34.009 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 65.76%. Cả 3 phòng
giao dịch đều có tốc đốc độ tăng nhanh.
+ Phòng giao dịch Yên Nghĩa năm 2005 có dư nợ là 4.315 triệu đồng. Năm
2006 là 7.720 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 3.405 triệu đồng với tốc độ tăng
là 78,91%. Đến năm 2007 dư nợ là 23.363 triệu đồng, tăng 15.643 triệu đồng so
với năm 2006, tốc độ tăng là 202,63%.
+ Phòng giao dịch Quang Trung năm 2005 có dư nợ là 2.897 triệu đồng. Dư
nợ năm 2006 là 7.278 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 4.381 triệu đồng, tương
ứng với tỷ lệ tăng 151,23%. Năm 2007 con số này là 20.905 triệu đồng, tăng
13.627 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 187,24%.
+ Phòng giao dịch Vạn Phúc năm 2005 có dư nợ là 2.713 triệu đồng. Dư nợ
năm 2006 là 5.643 triệu đồng, tăng 2.930 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng
với tỷ lệ tăng là 108%. Năm 2007 là 15.976 triệu đồng, tăng 10.333 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 183,11%.
Để có được điều đó là do Ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay trên
nguyên tắc đảm bảo chất lượng, đưa ra các hình thức cho vay đa dạng, linh hoạt.
Ngoài ra Ngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng tốt, cùng phân tích dự án
và tìm kiếm các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh giúp dư nợ tín dụng của
Ngân hàng tăng lên.
Ngoài ra, trong cơ cấu dư nợ thì cả 3 năm dư nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ
trọng cao hơn dư nợ trung hạn và cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn đều có
xu hướng tăng lên, cụ thể:
+ Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 38.896 triệu đồng, dư nợ trung dài hạn là
22.747 triệu đồng.
+ Dư nợ ngắn hạn năm 2006 là 82.227 triệu đồng so với 2005 tăng 43.331
triệu đồng, tốc độ tăng là 111.40% và dư nợ trung dài hạn tăng 1.394 triệu đồng,
tốc độ tăng là 6.13%.
+ Dư nợ ngắn hạn năm 2007 so với 2006 tăng 29.700 triệu đồng, tốc độ tăng
là 36.12% và dư nợ trung dài hạn tăng 16.695 triệu đồng, tốc độ tăng là 69.16%.

Cho vay trung dài hạn đến năm 2007 có tốc độ tăng nhanh chóng, điều này là do
Ngân hàng có định hướng cho vay trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu về vốn của
khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị công nghệ…
nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
2.1.3.3 Tình hình nợ quá hạn
Khi xem xét tình hình cho vay không thể bỏ qua tình trạng nợ quá hạn của
ngân hàng. Nếu coi cho vay là mặt tích cực thì nợ quá hạn là mặt trái cho ta cái
nhìn toàn diện về kết quả tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, nợ quá hạn không
phải là tiêu chuẩn cứng nhắc mà chỉ cần nhìn vào nó là có thể nói rằng ngân hàng
này cho vay có hiệu quả hay ngân hàng kia cho vay không có hiệu quả…Vì vậy tất
cả các chỉ tiêu khi nghiên cứu phải đặt trong mối liên hệ chung với hàng loạt các
chỉ tiêu khác của ngân hàng.
Bảng 2.3 Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền TT %
Số tiền
TT % Số tiền TT %
Tổng NQH 124 100 298 100 3.246 100
NQH nhóm 2 50 40,32 131 43,96 1.830 56,38
NQH nhóm 3 62 50 167 56,04 611 18,82
NQH nhóm 4+5 12 9,68 0 0 805 24,8
Tổng dư nợ 61.643 106.368 152.763
Tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ (%) 0,2 0,28 2,12
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT
Hà Đông giai đoạn 2005-2007)
Bảng số liệu 2.3 cho thấy: Nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng gia tăng
và tăng nhanh trong năm 2007.
Năm 2005, nợ quá hạn của chi nhánh là 124 triệu đồng.

Năm 2006, là 298 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ là 0,28%, tăng
174 triệu đồng.
Năm 2007, nợ quá hạn là 3.246 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là
2,12%.
Nguyên nhân làm nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2007 như vậy là do
trong năm qua chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với nhiều năm trước đây đã tác
động không tốt đến nhiều ngành sản xuất và cộng thêm với việc một số ngành sản
xuất gặp thiên tai, dịch bệnh nên trong năm đã có 10 khách hàng vay vốn của chi
nhánh đã làm ăn thua lỗ không trả được nợ vay đến hạn cho NHNo&PTNT. Trong
đó nhóm 2 với 5 khách hàng, số tiền là 1.830 triệu đồng tăng 1.699 triệu đồng so
với đầu năm; Nhóm 3 với 2 khách hàng số tiền là 611 triệu đồng, tăng 444 triệu
đồng so với đầu năm; Nhóm 4 và 5 với 3 khách hàng số tiền là 805 triệu đồng tăng
805 triệu đồng so với đầu năm. Các khách hàng có nợ quá hạn như hộ Nguyễn Thị
Thu Hương, Hoàng Văn Thúy…
Tuy nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng lên nhưng đều nằm trong
hạn mức quy định (quy định là 3%). Điều đó thể hiện chất lượng cho vay của
NHNo&PTNT Hà Đông là tốt.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông
Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh NHNo&PTNT
Hà Đông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
(Nguồn- Báo cáo kết quả kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT
Hà Đông giai đoạn 2005-2007)
Nhìn vào biểu đồ trên thấy rằng: Lợi nhuận của Chi nhánh liên tục tăng qua
các năm và tăng nhanh vào năm 2007.
Năm 2005, tổng thu nhập của Ngân hàng là 9.865 triệu đồng, tổng chi phí là
8.814 triệu đồng nên lợi nhuận của Ngân hàng đạt được 1.051 triệu đồng.
Năm 2006, lợi nhuận là 1.433 triệu đồng tăng 382 triệu đồng so với năm
2005, tương ứng với tỷ lệ tăng là 36,35%. Điều này đạt được là do tốc độ tăng của
tổng thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí. Cụ thể: Tốc độ tăng của
tổng thu nhập là 2.102 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,31% trong khi đó tốc

độ tăng của tổng chi phí là 1.720 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,51%
Năm 2007, tốc độ tăng của tổng chi phí là 4.366 triệu đồng so với năm 2006,
tương ứng với tỷ lệ tăng 41,45%, trong khi đó tốc đọ tăng của tổng thu nhập năm
2007 so với 2006 là 7.341 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 61,34%, sự chênh
lệch này lớn nên lợi nhuận của chi nhánh đã tăng 2.975 triệu đồng, tương ứng với
tỷ lệ tăng 207,61%. Mức tăng này là do Ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác
quản lý chi phí, đồng thời thực hiện tốt công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động
cho vay tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng.
2.1.5 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Đông
Đến nay phần lớn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Đông
là các DNNVV. Trong những năm qua, các DNNVV đã phát triển mạnh cả về số
lượng và chất lượng. Tính đến hết ngày 31/12/2007, trên địa bàn thành phố Hà
Đông có 924 DNNVV đăng kí kinh doanh với số vốn đăng kí là 3.057.601 triệu
đồng. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân là 212 doanh nghiệp với số vốn là 195.919
triệu đồng; Công ty TNHH: 536 doanh nghiệp với số vốn là 1.219.179 triệu đồng;
Công ty cổ phần: 176 doanh nghiệp với số vốn 1.329.970 triệu đồng. Ngoài ra còn
có 138 chi nhánh, văn phòng đại diện của các loại hình doanh nghiệp.. Hàng năm
số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng bình quân hàng năm 25,75%.
DNNVV chủ yếu làm nhiệm tiết phụ kiện các công đoạn hoặc tổ chức thu
mua, gom nguyên phụ liệu và là đại lý phân phối bán hàng. Sự phát triển không
ngừng của các DNNVV đã tạo điều kiện phát huy những thế mạnh sẵn có của địa
phương, huy động các nguồn vốn, đất đai, tài sản và trí tuệ của mọi tầng lớp nhân
dân vào sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào chiều
sâu, mua sắm máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất
và quản lý doanh nghiệp...góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho số đông người lao động...
Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này ngày một hiệu quả. Năm
2007, doanh thu đạt 21.700.271 triệu đồng, tăng 28,2% so với năm 2006, nộp Ngân
sách 184.878 triệu đồng, tăng 33,12% so với năm 2006.
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông
Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sức mạnh hoạt động
cho vay của một ngân hàng truyền thống trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và
phát triển. Chất lượng cho vay được hình thành cả từ khách hàng và từ ngân hàng.
Chính vì thế trước khi vay vốn ngân hàng phải thẩm định kĩ về khách hàng để bảo
bảo khách hàng có khả năng trả được nợ vay cho ngân hàng đầy đủ và đúng thời
hạn. Chất lượng cho vay của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại của
riêng ngân hàng mà còn có sự tác động dây chuyền tới toàn bộ hệ thống ngân hàng,
tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Sau đây ta nghiên cứu một số chỉ
tiêu ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNNVV.
2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ đối với DNNVV
2.2.1.1 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm gần đây Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông đã không
ngừng mở rộng cho vay đối với loại hình DNNVV. Để thấy rõ được ta có thể phân
tích bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.4 Tình hình cho vay đối với DNNVV
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
1.Tổng doanh số cho vay 132.536 100 209.041 100 348.861 100
2.Doanh số cho vay DNNVV 62.596 47,23 101.532 48,57 172.838 49,54
- Ngắn hạn 45.284 72,34 76.253 75,10 125.164 72,42
- Trung dài hạn 17.312 27,66 25.279 24,90 47.674 27,58
3. Doanh số cho vay khác 69.940 52,77 107.509 51,43 176.023 50,46
(Nguồn- Báo cáo kết quả kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT
Hà Đông giai đoạn 2005 - 2007)
Bảng 2.4 cho thấy:
Doanh số cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Đông có xu hướng ngày

càng tăng qua 3 năm kể từ khi thành lập. Năm 2005 doanh số cho vay của Ngân
hàng đạt 132.536 triệu đồng. Năm 2006 đạt 209.041 triệu đồng, tăng 76.505 triệu
đồng so với năm 2005. Năm 2007 đạt 348.861 triệu đồng, tăng 139.820 triệu đồng
so với năm 2006.
Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay DNNVV có xu hướng
tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng.
Năm 2005, doanh số cho vay DNNVV là 62.596 triệu đồng, chiếm 47,23%
tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh.
Năm 2006, doanh số cho vay DNNVV là 101.532 triệu đồng, chiếm 48,57%
tổng doanh số cho vay, tăng 38.936 triệu đồng so với năm 2005.
Năm 2007, là 172.838 triệu đồng, chiếm 49,54% tổng doanh số cho vay, tăng
71.306 triệu đồng so với năm 2006.
Kết quả này đạt được do Ngân hàng đã có định hướng mở rộng cho vay
DNNVV bằng cách chủ động tìm kiếm các khách hàng DNNVV kinh doanh có
hiệu quả để khai thác tối đa tiềm năng phát triển của thành phần kinh tế này bằng

×