Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÚC YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.9 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÚC
YÊN
3.1 Phương hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Phúc Yên trong thời gian tới
Năm 2008 bám sát mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
Mục tiêu, giải pháp chỉ đạo kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam. Phát huy những kết quả kinh doanh đã đạt được, khắc phục
những khó khăn tồn tại trong năm 2008 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Phúc Yên tiếp tục mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng, bám sát
định hướng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Năm 2008 chi nhánh đã đề ra các mục tiêu thực hiện kế hoạch kinh doanh cụ
thể như sau:
Tăng trưởng nguồn vốn: 30%
Trong đó:
+ Tăng trường nguồn vốn ngoại tệ 9 %
+ Tỷ trọng huy động vốn dân / TNV là 40%
Tăng trưởng dư nợ: 30%
Trong đó:
+ Tỷ trọng trung, dài hạn / TDN là 20%
+ Tỷ trọng vay HSX / TDN là 1%
Để thực hiện mục tiêu và hoạt thành kế hoạch năm 2008, chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên đã đề ra các giải pháp chủ yếu tổ
chức thực hiện đó là:
+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa bàn đảm bảo đủ cân đối vốn mở
rộng cho vay. Cơ cấu vốn huy động 12 tháng đáp ứng nhu cầu vốn vay trung hạn,
dài hạn, áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn linh hoạt với thời gian, lãi
xuất phù hợp có khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. Triển khai huy động
vốn tại ngân hàng cấp 3, giao chỉ tiêu cho các đơn vị và cán bộ công nhân viên.
Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, khuyến mại tạo thuận lợi cho khách hàng
đến giao dịch mở tài khoản cá nhân, đổi mới phong cách giao dịch, phục vụ khách


hàng văn minh lịch sự.
+ Công tác tín dụng xác định tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng
nguồn vốn, tăng dư nợ phải đảm bảo chất lượng hiệu quả. Bám sát các chương
trình đế án kinh tế của thị xã để mở rộng đầu tư vốn. Tiến hành phân loại khách
hàng, khảo sát điều tra nhu cầu vay vốn. Tiếp cận các dự án sản xuất kinh doanh có
hiệu quả để đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng diện cho vay. Tiếp tục mở
rộng cho vay xuất khẩu lao động, cơ cấu đầu tư trung hạn, ngắn hạn hợp lý phù
hợp cơ cấu nguồn vốn, định hướng của ngành. Tiếp cận các cơ quan, ban chính
sách để mở rộng cho vay tiêu dung, quản lỳ tốt các dự án uỷ thác, không để đọng
vốn gây lãng phí vốn trong kinh doanh.
Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền thông báo đến tận khách hàng các
thông tin về cơ chế tín dụng hiện hành, điều kiện, thủ tục vay vốn, lãi suất, lịch của
cán bộ tín dụng tại từng xã, phường.
Chất lượng tín dụng: Chấp hành đúng quy trình cho vay, chuyển nợ quá hạn
nghiêm túc, tích cực thu nợ quá hạn, nợ xử lý rui ro, tăng cường kiểm tra đối chiếu
nợ để phát hiện sai sót có biện pháp khắc phục kịp thời hạn chế rủi ro.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên
3.2.1 Thực hiện quy trình cho vay một cách hợp lý
Thực tế quy trình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam khá chặt chẽ và nếu cán bộ tín dụng ở các chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Vịêt Nam đều thực hiện đúng quy trình cho vay thì
có thể khẳng định tỷ lệ nợ quá hạn sẽ rất thấp. Tuy nhiên cũng có thể khẳng định
rằng nếu làm đúng theo quy trình cho vay thì số khách hàng đủ điều kiện cho vay
là rất ít, không đủ mức cho vay và dư nợ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam yêu cầu. Vì vậy thực hiện quy trình cho vay hợp lý hơn chi
nhánh cần phải:
+ Quan tâm hàng đầu đến hiệu quả kinh doanh của dự án đầu tư trong khâu thẩm
định trước khi cho vay. Với dự án có hiệu quả khách hàng có khả năng trả nợ ngân
hàng và ngân hàng giảm thiểu được rất nhiều khả năng mất vốn.

+ Việc lập dự án đầu tư để khách hàng tự lập là chủ yếu, với những hướng
dẫn và thông báo cụ thể cách thức lập các loại dự án đầu tư tới từng thôn, xóm,
xã, phường. Cán bộ tín dụng chỉ làm nhiệm vụ thẩm định dự án, bàn bạc với
khách hàng về tính khả thi của dự án với mục đích làm cho khách hàng hiểu
ngân hàng làm vì họ trước tiên sau đó mới đến lợi ích của ngân hàng.
+ Tăng cường việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân. Ngân hàng
có thể phát hiện kịp thời và đưa ra các biện pháp xử lý đối với khách hàng cố tình
sử dụng vốn sai mục đích, hoặc có những biện pháp giúp đỡ khách hàng khi khách
hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế chứng minh nếu
việc kiểm tra, giám sát tín dụng được thực hiện nghiêm túc chất lượng tín dụng của
ngân hàng sẽ tăng lên.
+ Những vấn đề liên quan đến khách hàng từ trước đến nay như tư cách năng
lực, khả năng tài chính….phải luôn được cập nhật nhanh chóng chính xác nhằm
đảm bảo cho chất lượng tín dụng được nâng cao.. Vì vậy ngân hàng nên trang bị
một số máy vi tính và lưu trữ thông tin thị trường và khách hàng. Ngân hàng càng
hiểu rõ khách khách hàng thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng lên. Song song với
việc thẩm định dự án, việc chú trọng đến tư cách của người vay, khả năng tài chính
cũng như tài sản thế chấp mà ngân hàng đang làm là điều cần thiết. Tuy nó không
là điều quan trọng nhất để xác định cho vay nhưng nó là tiêu chuẩn đạo đức, ràng
buộc pháp lý buộc người vay phải có trách nhiệm hơn trong dự án sản xuất kinh
doanh của mình cũng như trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn.
3.2.2 Đa dạng hoá hình thức tín dụng
Trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng là: Hộ sản xuất, hộ kinh doanh
trong nông nghiệp, nông thôn; hộ sản xuất kinh doanh lớn ở các xã, các chợ, các
đại lý dịch vụ thương mại, các hộ có thân nhân đi lao động ngắn hạn ở nước ngoài;
cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức trong các đơn vị hành chính sự
nghiệp, doanh nghiệp có tính ổn định; chọn lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có
hiệu quả.
Các hình thức cho vay của chi nhánh chưa đa dạng, nhiều khi không đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng như: một số doanh nghiệp cần vay vốn nhưng do

không đủ điều kiện về tài sản thế chấp nên mặc dù có phương án sản xuất kinh
doanh khả thi vẫn không được vay vốn. Vì vậy chi nhánh cần phát triển cho vay
bằng tín chấp.
Các doanh nghiệp, hộ sản xuất muốn vay vốn trung, dài hạn nhưng bắt buộc
phải vay vôn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn. Đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn
là việc cần làm để thu hút thêm khách hàng và từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.
Tăng cường cho vay theo hạn mức tín dụng, thấu chi đối với các hộ kinh
doanh lớn tại các xã, phường, các chợ thay vì cho vay từng lần như hiện nay chi
nhánh đang làm.
Việc cho vay gián tiếp thông qua tổ nhóm cũng có thể thu hút được đông đảo
hộ sản xuất xin vay và nếu làm tốt phương thức này thì chất lượng tín dụng cũng sẽ
được nâng lên. Ngân hàng cần phát triển hơn nữa các hình thức cho vay mới như
là: cho vay trả góp, cho vay hợp vốn, các hình thức tín dụng thế chấp. Đẩy mạnh
cho vay tiêu dùng đối với dân cư như cho vay trả góp để mua nhà ở, cho vay mua
sắm các phương tiện tiêu dùng có giá trị lớn như ô tô, xe máy…
3.2.3 Nâng cao trình độ và bồi dưỡng đạo đức cán bộ tín dụng
+ Nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng
cao. Chính vì vậy, để làm tốt hơn công việc của minh mỗi cán bộ cần được đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức kinh tế, kinh tế ngoài ngành
pháp luật để họ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức đảm đương tốt công việc
được giao. Hàng tháng, quý ngân hàng cần tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, bồi
dưỡng đạo đức, phổ biến quy chế tín dụng cho cán bộ, tích cực đào tạo và đào tạo
lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn, đặc biệt quan
tâm đến nội dung kinh tế thị trường.
+ Quan tâm xây dựng các điển hình người tốt việc tốt, từ đó nhân rộng lan toả
trong mỗi phòng, tổ và toàn chi nhánh, có chính sách động viên kịp thời về cả vật
chất và tinh thần đối với những cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Bố trí sử dụng nguồn nhân lực: Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ là quan
trọng trong quản lý ngân hàng. Một khi nguồn lực được sử dụng đúng đắn và hợp
lý sẽ tạo điều kiện cho từng cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từ đó nâng cao

hiệu quả hoạt động ngân hàng. Muốn làm tốt việc này trước hết lãnh đạo ngân
hàng phái đánh giá chính xác trình độ, năng lực mỗi người.Việc đánh giá trình độ
cán bộ là công việc không đơn giản tuy nhiên có thể đánh giá qua các đợt thi
nghiệp vu do chi nhánh và NH cấp trên tổ chức, qua thưc tế tại chi nhánh. Làm cơ
sở bố trí đúng người, đúng việc. Mặt khác cần lưu ý đến tinh thần trách nhiệm của
mỗi cán bộ đối với công việc được giao và tiếp thu những ý kiến phản hồi từ mỗi
người để ra quyết định một cách chính xác.
+ Tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần tuyển dụng thêm các cán bộ có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức và phẩm chất tốt. Ngân hàng nên tổ chức thi
tuyển công khai để tuyển dụng cán bộ giỏi, có chính sách đãi ngộ để thu hút những
sinh viên giỏi. Tạo môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến cao cho các
cán bộ trong ngân hàng.
Sinh viên là người nhiệt tình với công việc. Hiện nay nhiếu sinh viên ngân
hàng ra trường chưa có việc làm. Nên chăng cùng với việc thi cử bằng lý thuyết,
ngân hàng nên áp dụng hình thức thử việc, giúp họ đi xuống địa bàn nghiên cứu
tìm hiểu thị trường, đề xuất các giải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn, mở
rộng thị trường hoạt động của ngân hàng.
3.2.4 Đẩy mạnh huy động vốn

×