Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.69 KB, 25 trang )

THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN
I. KHÁI QUÁT CHUNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN
1. Lịch sử hình thành và phát triển
a. Sự ra đời
Hệ thống ngân hàng Việt Nam được thành lập lúc ban đầu là ngân hàng một
cấp, một hệ thống vừa hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng vừa cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Đến năm 1989, hệ thống ngân hàng được tách thành hai cấp: ngân hàng nhà
nước quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và các ngân hàng thương mại nhà
nước cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Công thương Việt
Nam chi nhánh Nghệ An cũng ra đời từ đó, theo quyết định số 116/1991/QĐ -
NHCTVN ngày 24/08/1991.
b. Quá trình phát triển
Trước đây, Ngân hàng Công thương Nghệ An là chi nhánh ngân hàng cấp
một trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tổ chức gồm trụ sở chính, 02
chi nhánh ngân hàng cấp hai và một số phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm (hiện tại có
07 quỹ tiết kiệm). Ngân hàng Công thương Nghệ An hoạt động chủ yếu trên địa
bàn Nghệ An, ngoài ra còn hoạt động ở một số địa bàn khác theo sự chỉ đạo của
Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc liên kết với các tổ chức khác.
Đến năm 2006, theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước về thành lập, điều
chỉnh chi nhánh, phòng giao dịch, hai chi nhánh ngân hàng cấp hai trực thuộc
Ngân hàng Công thương Nghệ An được tách ra khỏi Ngân hàng Công thương
Nghệ An và được điều chỉnh thành ngân hàng cấp một trực thuộc Ngân hàng Công
thương Việt Nam. Từ đó đến nay Ngân hàng Công thương Nghệ An không có chi
nhánh trực thuộc.
Lúc mới thành lập, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Nghệ An
là huy động tiền gửi trong nền kinh tế để cho vay. Qua nhiều năm hoạt động cùng
với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự thông thoáng, linh hoạt trong cơ chế
với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nghiệp vụ Ngân hàng Công
thương Nghệ An đã mở rộng trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực cả ở trong nước cũng


như nước ngoài từ hoạt động huy động vốn (huy động tiền gửi và phát hành các
công cụ nợ, các giấy tờ có giá…), cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, chiết khấu...)
đến kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối, cung cấp các
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…
2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu
Ngân hàng Công thương Nghệ An là chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà
nước, thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng và hoạt động trong lĩnh vực tiền
tệ. Các hoạt động chính gồm:
- Huy động vốn: nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng
khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền
gửi khác; phát hành các loại giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ
phiếu…) khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; vay vốn các tổ chức tín dụng
khác trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình
thức tái cấp vốn (cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố
thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác).
- Cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân, tổ chức dưới các hình thức như
cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; cầm cố thương phiếu và
giấy tờ có giá khác; tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá cho các
tổ chức tín dụng khác; bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín và khả năng tài chính
của mình; cho thuê tài chính thông qua các công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân
hàng Công Thương Việt Nam (cho khách hàng thuê tài sản thuộc sở hữu của mình
để sử dụng, khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng thuê được quyền lựa chọn mua
tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê tài sản đó).
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối: ngân hàng mở tài khoản
cho khách hàng trong nước và ngoài nước; cung ứng các phương tiện thanh toán
trực tiếp, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (thẻ ATM, Visa,
Master…); thực hiện dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước khi được Ngân hàng
Nhà nước cho phép, các dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ chuyển tiền trong nước
và quốc tế, dịch vụ chi trả kiều hối và các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất

nhập khẩu như mở L/C (thư tín dụng), thu hộ, chi hộ, bao thanh toán…
- Kinh doanh ngoại tệ
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác như bảo quản tài sản, giấy tờ có giá,
cho thuê tủ két…
3. Cơ cấu tổ chức hoạt động
a. Địa vị pháp lý chung của Ngân hàng
Ngân hàng Công thương Nghệ An được thành lập theo Quyết định số
116/NH-QĐ ngày 24/08/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giải thể Chi
nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nghệ Tĩnh để thành lập Chi nhánh Ngân hàng
Công thương tỉnh Nghệ An và chuyển giao Chi nhánh Ngân hàng Công thương thị
xã Hà Tĩnh cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Hà Tĩnh.
Với Giấy phép hoạt động số 216000067 do phòng Đăng ký kinh doanh – sở
Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 25/03/1997, Ngân hàng Công thương
Nghệ An hoạt động kinh doanh với ngành nghề chủ yếu là tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng, dịch vụ khách sạn, là đại lý nhận lệnh chứng khoán và các hoạt động
khác quy định trong điều lệ hoạt động và tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt
Nam.
b. Tổ chức bộ máy
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận được quy định như sau:
● Ban Giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng.
● Phòng tổ chức - hành chính:
- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ;
- Quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ
liên quan đến chính sách của cán bộ công nhân viên;
- Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn tài sản tại ngân hàng.
● Phòng khách hàng doanh nghiệp:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn
bằng VND và ngoại tệ;
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín

dụng;
- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng cho các doanh nghiệp;
- Tham mưu cho Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng;
- Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra ,kiểm soát nội bộ của
Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An.
● Phòng khách hàng cá nhân:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình để khai thác
vốn;
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn, tín dụng và quản lý
các sản phẩm tín dụng;
- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng cho các khách hàng cá nhân.
● Phòng kế toán giao dịch:
- Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng;
- Thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài
chính, chi tiêu nội bộ;
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp cụ thanh toán, hạch
toán kế toán;
- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính;
- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân
hàng.
● Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu;
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngoại hối.
● Phòng thông tin điện toán:

- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán;
- Bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, đảm bảo thônh suốt hoạt động.
● Phòng quản lý rủi ro:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý rủi ro;
- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ
các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng;
- Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp
tín dụng và tài sản bảo đảm;
- Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động
ngân hàng;
- Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề;
- Quản lý, khai thác và xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồi các
khoản nợ, theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro.
- Tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng (rủi ro tác nghiệp).
● Phòng tiền tệ kho quỹ:
- Thực hiện nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt;
- Cung ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch;
- Thu chi tiền mặt cho khách hàng có lượng giao dịch tiền mặt lớn.
● Các phòng giao dịch:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác nguồn vốn;
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín
dụng;
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý
hạch toán các giao dịch;
- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính;
- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;
- Quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng.
● Các điểm giao dịch:
- Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức dưới mọi hình

thức;
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, thanh toán và ngân quỹ; vấn
nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng;
- Thực hiện cho vay bằng hình thức cầm cố.
Ngoài ra, tại Ngân hàng Công thương Nghệ An còn có Bộ phận kiểm tra,
kiểm soát trực thuộc Ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Công thương Việt
Nam, thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tại Ngân
hàng Công thương Nghệ An theo sự phân công, phân nhiệm của Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Nghệ An được thể
hiện qua sơ đồ sau (xem trang bên):
Các
điểm
giao
dịch
(số 03
và 07)
Phòng
giao
dịch
chợ
Vinh
Phòng
tiền tệ
kho
quỹ
Bộ phận kiểm tra, kiếm
soát
Phòng
quản lý

rủi ro
Phòng
thông
tin
điện
toán
Ban Giám đốc
Phòng
thanh
toán
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kế toán
giao
dịch
Quan hệ kiểm tra, kiểm soátQuan hệ quản lý điều hành
Phòng
khách
hàng

nhân
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
khách
hàng

doanh
nghiệp
4. Tình hình lao động và việc chấp hành pháp luật lao động
a. Lao động
Ngân hàng Công thương Nghệ An đến ngày 31/12/2007 có 135 cán bộ công
nhân viên với hợp đồng không xác định thời hạn, 02 hợp đồng có thời hạn dưới 01
năm và 08 hợp đồng thuê bảo vệ Quỹ tiết kiệm.
CBVC được tuyển dụng theo Pháp lệnh Cán bộ Công chức, nhằm đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi công việc trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những cán bộ theo biên
chế Nhà nước trước đây, người lao động khi vào làm việc cho Ngân hàng sẽ được
ký hợp đồng lao động như đối với các doanh nghiệp tư nhân và tuân thủ theo Luật
lao động Việt Nam.
b. Chính sách đối với cán bộ
Người lao động làm việc ngày 8h, thời gian nghỉ ngơi, trật tự, việc bảo vệ tài
sản và bí mật trong kinh doanh tuân, các hành vi vi phạm kỷ luật, các hình thức xử
lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tuân thủ theo quy định của Luật lao
động và Nghị định 195 của Chính phủ. Người lao động được xếp lương và nâng
bậc lương theo đúng ngạch, bậc lương và thời gian hưởng lương. Thời gian làm
ngoài giờ, tiền làm thêm giờ, được trả theo quy định của Pháp luật lao động. Mọi
chế độ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, ốm đau thai sản...đều thực hiện theo
đúng quy định của Nhà nước
II. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
NGHỆ AN
1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường gặp
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, ngày
càng làm gia tăng các nguy cơ rủi ro cho hoạt động ngân hàng thương mại và khi
rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả năng
lực quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM nhằm đảm bảo phát triển bền vững đã và
đang là nhiệm vụ cấp bách đối với tất cả NHTM. Rủi ro trong hoạt động của các
NHTM rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể xếp vào các loại rủi ro cơ bản sau:

Rủi ro tín dụng; rủi ro hối đoái; rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trường; rủi ro về lãi
suất; rủi ro hoạt động.
a. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do
khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản
cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi
ro. Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro mà ngân hàng
gặp phải, nó thường xuyên xảy ra và gây nên hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro tín dụng
ngân hàng gắn liền với rủi ro của khách hàng vay vốn. Tuy vậy thực tế cho thấy rủi
ro tín dụng xảy ra còn vì khách hàng cố ý không trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng,
có ý đồ chiếm dụng vốn...Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh
toán của ngân hàng, thậm chí đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy
trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng không được xem nhẹ vấn đề rủi ro
tín dụng. Từ khái niệm trên ta có thể phân tích rủi ro thành:
- Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ
theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/ hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do trễ hạn.
- Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ
theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do không thanh
toán.
b. Rủi ro hối đoái
Là rủi ro do sự biến động tỷ giá do đánh giá các yếu tố kinh tế tác động đến
tỷ giá không chính xác dẫn đến thiệt hại tài sản cho ngân hàng. Trong cơ chế thị
trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cũng với trạng thái hối đoái
của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên có
những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
Để có thể phòng ngừa rủi ro hối đoái, ngân hàng phải làm cân xứng giữa tài sản
có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản.
c. Rủi ro lãi suất
Là rủi ro làm giảm thu nhập ròng từ lãi khi lãi sự thay đổi theo hướng bất lợi

cho ngân hàng. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho
ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.
Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài
sản có và tài sản nợ cân xứng nhau. Việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau,
một mặt, giảm được rủi ro lãi suất; mặt khác, lại làm giảm khả năng sinh lời của
ngân hàng, bởi lẽ nó làm giảm các cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro song
khả năng sinh lời lớn.
d. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản
phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền
ào ạt. Rủi ro thanh khoản trong trường hợp nghiêm trọng, nếu hầu hết những người
gửi tiền đều đồng loạt yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền gửi của họ thi dẫn đến
ngân hàng đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt
với rủi ro phá sản.
e. Rủi ro hoạt động
Bao gồm các rủi ro có thể phát sinh do cách thức điều hành, quản lý của một ngân
hàng như tham ô, năng lực quản lý kém, không có phương án phòng, chống hạn
chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra...

×