Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Kiểm kê dấu chân carbon và lồng ghép giải pháp tăng trưởng xanh hướng đến nền kinh tế ít carbon cho một số quy trình công nghệ may điển hình thuộc tập đoàn dệt may việt nam (vinatex)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.67 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM KÊ DẤU CHÂN CARBON VÀ
LỒNG GHÉP GIẢI PHÁP TĂNG
TRƯỞNG XANH HƯỚNG ĐẾN NỀN
KINH TẾ ÍT CARBON CHO MỘT SỐ
QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ MAY
ĐIỂN HÌNH THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT
MAY VIỆT NAM (VINATEX)

LÊ PHƯỚC HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM KÊ DẤU CHÂN CARBON VÀ
LỒNG GHÉP GIẢI PHÁP TĂNG
TRƯỞNG XANH HƯỚNG ĐẾN NỀN
KINH TẾ ÍT CARBON CHO MỘT SỐ
QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ MAY
ĐIỂN HÌNH THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT
MAY VIỆT NAM (VINATEX)


LÊ PHƯỚC HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Cán bộ hướng dẫn: (ghi tên và ký duyệt)

Cán bộ chấm phản biện: (ghi tên và ký duyệt)

Khóa luận được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH, ngày
tháng
năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: Lê Phước Hải
MSSV: 1611539092

NGÀNH: Quản lý tài ngun mơi trường
LỚP: 16DTNMT1A
Tên Khóa luận:
Tiếng Việt: Kiểm kê dấu chân carbon và lồng ghép giải pháp tăng trưởng xanh hướng
đến nền kinh tế ít carbon cho một số quy trình cơng nghệ may điển hình thuộc tập đoàn
dệt may Việt Nam (VINATEX)
Tiếng Anh: Carbon footprint (CF) inventory and integration of green growth solutions
towards a low carbon economy for some typical garment technology processes of the
Vietnam national textile and garment group (VINATEX)
Nhiệm vụ Khóa luận:
- Kiểm kê được lượng khí thải nhà kính được thải ra (kgCO2e) của các quy trình
cơng nghệ may mặc của cơng ty thuộc VINATEX.
- So sánh được các mặt hạn chế của từng quy trình tính tồn ra được CF để đúc
kết kinh nghiệm để bước đầu đưa ra các đề xuất giảm thải CF từ đó lồng ghép tăng
trưởng xanh hướng đến nền kinh tế ít carbon trong điều kiện ở Việt Nam.
Ngày giao Khóa luận: 05/07/2020
Ngày hồn thành nhiệm vụ: 05/10/2020
Họ tên cán bộ hướng dẫn: Lê Nguyễn
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được Hội Đồng chuyên ngành thông qua.
TP.HCM, ngày tháng năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG BỘ MÔN

TS. NGUYỄN THÀNH NHO

Th.S. LÊ NGUYỄN

TRƯỞNG KHOA


TS. TRẦN THỊ NHU TRANG


LỜI CẢM ƠN
Tác giả trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành,
các giảng viên đã giảng dạy, hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả hoàn thành nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất với thầy Th.S Lê Nguyễn đã tận tình
chỉ bảo và hưởng dẫn để tác giả có thể hồn thành khóa luận này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến, Công ty
Cổ phần may Nhà Bè, Công ty Cổ phần Phong Phú đã tạo điều kiện cho tác giả nghiên
cứu và lấy số liệu tại doanh nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể q Thầy Cơ Khoa Kỹ Thuật Thực Phẩm Và
Mơi Trường đã ln hết lịng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt
những năm học tại trường.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh ủng hộ,
động viên về vật chất và tin thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể hồn thành
khóa luận của mình.


TĨM TẮT
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng may mặt hàng đầu trên thế giới, về thị
trường xuất khẩu thì Việt Nam nằm trong top 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới chỉ sau Trung
Quốc và Ấn Độ. Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1393/QĐ-TTg về việc phê
duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh , tuy nhiên trong văn bản này vẫn chưa có những
hướng dẫn cụ thể đối với nghành dệt may. Do đó để hướng đến tăng trưởng xanh của nghành
dệt may cần thiết đặt ra mục tiêu cắt giảm lượng khí nhà kính đối với các hoạt động sản xuất
kinh doanh của nghành dệt may trên cơ sở tính tốn thống kê, mà trong tiếp cận của nghiên
cứu này là kiểm kê dấu chân carbon (carbon footprint – CF) tại một số cơ sở doanh nghiệp
may mặc thuộc tập đồn VINATEX. từ đó lồng ghép giải pháp tăng trưởng xanh hướng đến nền

kinh tế ít carbon trong điều kiện Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này là bước đầu tính tốn được
dấu chân carbon của dệt may tại VINATEX, làm cơ sở để có thể đề xuất các giải pháp giảm
thải dấu chân carbon từ đó hướng đến tăng trưởng xanh và nền kinh tế ít carbon trong điều
kiện tại Việt Nam. Nghiên cứu đã kiểm kê được dấu chân carbon tại hai xưởng may veston cao
cấp ở Công ty Cổ phần May Nhà Bè và xưởng may quần jean, kaki tại Công ty Cổ phần Phong
Phú trung bình trong 8 tháng năm 2020 là 118026.998 KgCO2e và 334304.5548 KgCO2e.


Abstract
Vietnam is one of the countries with the top garment production in the world, in terms of export
markets, Vietnam is in the top 3 of the world's highest exporting countries, just behind China
and India. The Prime Minister has issued Decision No. 1393 / QD-TTg on approving the
national strategy on green growth, but in this document there are still no specific guidelines for
the textile industry. Therefore, in order to move towards green growth of the textile industry, it
is necessary to set the goal of reducing the amount of greenhouse gases for the production and
business activities of the textile and garment industry on the basis of statistical calculations,
with the approach of the study. This is inventory of carbon footprint (CF) at some garment
enterprises of VINATEX group, thereby integrating green growth solutions towards a lowcarbon economy under Vietnamese conditions. The result of this study is the initial calculation
of the carbon footprint of textiles at VINATEX, as a basis for proposing solutions to reduce
carbon footprint, thereby leading to green growth and low-carbon economy’s conditions in
Vietnam. The study has inventoried the carbon footprints of two high-end veston sewing
factories at Nha Be Garment Joint Stock Company and the jeans and khaki sewing factory at
Phong Phu Joint Stock Company, on average in the eight months of 2020 is 118026,998
KgCO2e and 334304.5548 KgCO2e.


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... v

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3

3.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 4

4.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
1.1. Tổng quan về tăng trưởng xanh .................................................................... 5
1.1.1.

Khái niệm .................................................................................................5

1.1.2.

Nguồn gốc của tăng trưởng xanh ............................................................5

1.1.3.

Sự cần thiết của tăng trưởng xanh ...........................................................6


1.1.4.

Chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam .............................................7

1.2. Tổng quan về dấu chân Carbon .................................................................... 9
1.2.1.

Khái niệm .................................................................................................9

1.2.2.

Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................12

1.2.3.

Các nghiên cứu trong nước ...................................................................12

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................... 13
1.3.1.

Giới thiệu chung về nghành dệt may .....................................................13

1.3.2.

Tổng công ty Cổ phần Phong Phú .........................................................15

1.3.3.

Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè .......................................................16


Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 18
2.1. Phương pháp tiếp cận ................................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thế .................................................................. 18
2.2.1.

Phương pháp kiểm kê dấu chân carbon ................................................18

2.2.2.

Hệ số phát thải .......................................................................................22

2.2.3.

Phương pháp chuyên gia .......................................................................22

2.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................23

2.2.5.

Phương pháp biên hội tài liệu ...............................................................23

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ TÍNH TỐN DẤU CHÂN CARBON ............................. 25
3.1. Thống kê lượng điện năng tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Phong Phú ...... 25
i


3.2. Thống kê lượng điện năng tiêu thụ tại Công ty cổ phần may Nhà Bè ..... 27

3.3. Kết quả kiểm kê dấu chân carbon ............................................................... 30
3.3.1.

Công ty CP Phong Phú ..........................................................................30

3.3.2.

Công ty CP May Nhà Bè ........................................................................35

3.3.3.

So sánh giữa Công ty CP Phong Phú và Công ty CP May Nhà Bè ......40

3.4. Kết quả phiếu khảo sát từ doanh nghiệp .................................................... 41
3.5. Bước đầu đánh giá cơ hội hội giảm carbon cho một số quy trình sản xuất
cho ngành dệt may .................................................................................................. 46
3.6. Các giải pháp tăng trưởng xanh cho nghành dệt may Việt Nam ............. 49
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 51
1.

Kết luận .......................................................................................................... 51

2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 53

ii



Danh mục từ viết tắt
ADB

: Ngân hàng Phát triển Châu Á

CF

: Dấu chân carbon

CP

: Cổ phần

KNK

: Khí nhà kính

EMS

: Hệ thống quản lý mơi trường

GGGI

: Viện tăng trưởng xanh tồn cầu

IPCC

: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu


OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QĐ-TTg

: Quyết định của Thủ tướng chính phủ

TTX

: Tăng trưởng xanh

UNEP

: Chương trình mơi trường liên hợp quốc

UNESCAP : Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương Liên hiệp Quốc
WB

: Ngân hàng thế giới

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khái qt các hoạt động có thể tạo ra dấu chân carbon .................................10
Hình 1.2. Cổng chính Cơng ty CP Phong Phú ..............................................................15
Hình 1.3. Nhân viên Cơng ty CP Phong Phú đang làm việc ở chuyền may .................16
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất tại quần Jean, Kaki Cơng ty CP Phong Phú ..........16
Hình 1.5. Nhân viên công ty Cổ phần May Nhà Bè làm việc ở chuyền may ...............17

Hình 1.6. Sơ đồ quy trình sản xuất veston cao cấp tại Công ty CP May Nhà Bè .........17
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ...........................................................................................18
Hình 2.2 Cấu trúc của 1 CFU ........................................................................................19
Hình 2.3. Sơ đồ dữ liệu CF ............................................................................................22
Hình 2.4. Phương pháp thu thập gián tiếp các nghiên cứu liên quan ...........................24
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện phát thải KNK qua từng tháng từ quá trình sản xuất của
Cơng ty CP Phong Phú trong năm 2020 ........................................................................30
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện phát thải KNK qua từng tháng từ q trình phụ trợ sản xuất
của Cơng ty CP Phong Phú trong năm 2020 .................................................................32
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện phát thải KNK qua từng tháng từ quá trình điều hành của
Cơng ty CP Phong Phú trong năm 2020 ........................................................................33
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm phát thải KNK qua từng công đoạn của
Công ty CP Phong Phú trong năm 2020 ........................................................................35
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện phát thải KNK qua từng tháng từ quá trình sản xuất của
Cơng ty CP May Nhà Bè trong năm 2020.....................................................................36
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện phát thải KNK qua từng tháng từ quá trình phụ trợ sản xuất
của Cơng ty CP may Nhà Bè trong năm 2020 ..............................................................37
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện phát thải KNK qua từng tháng từ q trình điều hành của
Cơng ty CP may Nhà Bè trong năm 2020 .....................................................................39
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm phát thải KNK qua từng công đoạn của
Công ty CP may Nhà Bè trong năm 2020 .....................................................................40
Hình 3.9. CF giữa Cơng ty CP Phong Phú và Cơng ty CP May Nhà Bè ......................41
Hình 3.10. Mức độ quan trọng của kiểm kê dấu chân carbon và TTX tại các doanh
nghiệp may thuộc VINATEX ........................................................................................43
Hình 3.11. Thống kê khảo sát các nhân tố quan trọng khi cho ra một sản phẩm mới tại
1 doanh nghiệp...............................................................................................................44
Hình 3.12. Thống kê khảo sát các lợi ít đem lại cho doanh nghiệp khi giảm dấu chân
carbon ............................................................................................................................45
Hình 3.13. Thống kê khảo sát sự đầu tư cần thiết để có thể giảm dấu chân carbon .....46


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các chỉ số kinh tế, xã hội và phát thải ở các nước đang phát triển tại Châu Á .2
Bảng 1.1. Phạm vi hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC (2006)..........11
Bảng 3.1. Năng suất và điện năng tiêu thụ tại Công ty CP Phong Phú năm 2020 ........25
Bảng 3.2. Số liệu máy móc và lượng điện năng tiêu thụ tại khâu sản xuất tại Công ty
CP Phong Phú năm 2020 ...............................................................................................26
Bảng 3.3. Số liệu máy móc và lượng điện năng tiêu thụ tại khâu phụ trợ sản xuất tại
Công ty CP Phong Phú năm 2020 .................................................................................26
Bảng 3.4. Số liệu máy móc và lượng điện năng tiêu thụ tại khâu điều hành tại Công ty
CP Phong Phú năm 2020 ...............................................................................................27
Bảng 3.5. Số liệu máy móc và lượng điện năng tiêu thụ tại khâu sản xuất tại Công ty
may Nhà Bè năm 2020 ..................................................................................................28
Bảng 3.6. Số liệu máy móc và lượng điện năng tiêu thụ tại khâu phụ trợ sản xuất tại
Công ty may Nhà Bè năm 2020 ....................................................................................29
Bảng 3.7. Số liệu máy móc và lượng điện năng tiêu thụ tại khâu điều hành tại Công ty
CP Phong Phú năm 2020 ...............................................................................................30
Bảng 3.8. Thống kê mô tả kết quả phát thải KNK của công đoạn S1 tại Công ty Phong
Phú .................................................................................................................................31
Bảng 3.9. Thống kê mô tả kết quả phát thải KNK của công đoạn S2 tại Công ty Phong
Phú .................................................................................................................................32
Bảng 3.10. Thống kê mô tả kết quả phát thải KNK của công đoạn S3 tại Công ty
Phong Phú ......................................................................................................................34
Bảng 3.11. Thống kê mô tả kết quả phát thải KNK của công đoạn S1 tại Công ty Nhà
Bè ...................................................................................................................................36
Bảng 3.12. Thống kê mô tả kết quả phát thải KNK của công đoạn S2 tại Công ty Nhà
Bè ...................................................................................................................................37
Bảng 3.13. Thống kê mô tả kết quả phát thải KNK của công đoạn S3 tại Công ty Nhà

Bè ...................................................................................................................................38
Bảng 3.14. Thống kê mô tả độ quan tâm đối với TTX và CF .......................................42
Bảng 3.15. Giả thuyết đối với phương án giảm phát thải carbon cho quy trình may tại
VINATEX .....................................................................................................................48

v


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Sự phát triển kinh tế của toàn cầu hiện nay dần giải quyết các vấn đề xã hội như:
thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của con người. Tuy nhiên, sự phát
triển kinh tế nhanh chóng cịn góp phần vào việc tổn thương mơi trường. Điển hình như
để có thể phát triển kinh tế hiệu quả sẽ dẫn đến việc khai thác cạn kiệt các tài nguyên
thiên nhiên; ô nhiễm nguồn nước, khơng khí và mơi trường sống của con người làm mất
cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dẫn tới phát triển
không bền vững[13]. Đứng trước tình trạng đó ta cần giải quyết các vấn đề sau: Khai
thác thiên nhiên một cách hiệu quả, sử dụng năng lượng hiệu quả và tái tạo năng lượng,
bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống. Do đó, sự ra đời của tăng trưởng xanh
(TTX) giúp giải quyết đồng thời các vấn đề trên. TTX được hiểu là thúc đẩy tăng trưởng
phát triển kinh tế và đồng thời đảm bảo răng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung
cấp tài nguyên và dịch vụ cho con người.
Theo dữ liệu từ các nhà nghiên cứu biến đổi khí hậu thế giới thì gần đây lượng
khí nhà kính (KNK) được thải ra khí quyển Trái Đất đang ở mức báo động và vượt mức
dự đoán trước đây. Các nhà khoa học, kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách
đang kêu gọi đặt ra mục tiêu giảm phát thải xuống ít nhất dưới 20% 1990 vào năm
2020[15]. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt những thách thức
về môi trường. Đa phần các nước Châu Á đều là nước đang phát triển hoặc kém phát
triển, để có thể đánh đổi một nền kinh tế phát triển thì việc hi sinh môi trường và nguồn

tài nguyên quốc gia là không thể tránh khỏi. Thống kê cho thấy toàn Châu Á đã sử dụng
từ 9 tỉ tấn tài nguyên từ năm 1985 tăng lên 13 tỉ tấn đến năm 1995, không dừng lại việc
khai thác và sử dụng tài nguyên tăng lên 18 tỉ tấn vào năm 2005. Sự tăng trưởng về việc
khai thác và sử dụng tài nguyên này vượt mức trung bình so với tồn cầu, từ đó dẫn đến
nhiều hệ lụy như khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm mơi trường và lượng thải khí
CO2 ra mơi trường ở mức báo động[16].

1


Bảng 1. Các chỉ số kinh tế, xã hội và phát thải ở các nước đang phát triển tại Châu Á

Quốc gia

% dân số
có thu
Dân số
nhập
(tỉ người)
dưới 2$/
ngày

GDP
(triệu tỉ)

Lượng
khí thải
CO2 tích
lũy
(1895 –

2008)
(Mt
CO2e)

Phát thải
CO2 trên
đầu
người
(2007 –
2011)

Tốc độ
tăng
Carbon
từ 1990 –
2010
(%)

Trung
Quốc

1.39

36

10.10

113,144

5.3


65.0

Ấn độ

1.17

75

4.20

30,362

1.5

60.4

Indo

0.25

51

1.03

7,35

1.7

63.2


Thái Lan

0.07

27

0.59

4,175

4.2

66.5

Việt Nam

0.09

38

0.28

1,761

1.5

83.2

Nhật


0.13

0

4.33

46,866

9.5

9.4

Úc

0.02

0

0.87

13,456

18.6

28.0

Hàn
Quốc


0.05

0

1.42

10,836

10.5

52.1

Thế giới

6.86

-

76.30

1,465,852

4.8

30.7

Nguồn: Ngân hàng thế giới (2011), IEA 2011, CIA 2011.

Nghành dệt may là một nghành công nghiệp rất lớn và nó cũng gây ra ơ nhiễm
nhiều trên thế giới. Nghành dệt may sử dụng rất nhiều nước và hoá chất và là nghành

gây ô nhiễm số một trên thế giới. Trong quá trình sản xuất nghành dệt may sử dụng rất
nhiều nguyên liệu hóa thạch (xăng, dầu,…) thải ra rất nhiều CO2. Năm 2008, khoảng 60
tỷ kg vải được sản xuất ra. Ước lượng để sản xuất ra được thì cần tới 1.075 tỷ KWh điện
(hoặc tương đương 132 triệu mét khối than) và khoảng 6 – 9 triệu tỷ lít nước[16]. Mỗi
năm nghành dệt may thải ra mơi trường khoản 1.8 tỷ tấn CO 2 vào khơng khí và khoảng
2.1 tỷ tấn chất thải trong đó khoảng 1 triệu tấn quần áo đã qua sử dụng, 50% trong số đó
có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Theo thống kê của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF
thì chỉ có 1% lượng rác thải may mặc thải ra ngồi mơi trường là được tái chế[25].
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng may mặt hàng đầu trên thế giới,
với kim nghạch xuất khẩu trong năm 2019 gần 18 tỷ USD. Về thị trường xuất khẩu thì
2


Việt Nam nằm trong top 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn
Độ[4].
TTX hiện nay, đang được sự quan tâm rất lớn từ những người làm chính sách,
TTX được coi là phương thức hiệu quả hướng tới phát triển bền vững[23]. Trong hội
nghị quốc tế về khí hậu (COP21 – Paris, 2015) đã có 196 bên tham gia thỏa thuận bắt
buộc tất cả các nước cắt giảm lượng khí thải, rác thải carbon với mục tiêu giữ mức nhiệt
độ toàn cầu ở thế kỷ này dưới 2oC. Dệt may là một trong những nghành kinh tế quan
trọng của Việt Nam tuy nhiên bên cạnh đó nghành dệt may tác động mạnh đến mơi
trường do xử dụng nhiều tài nguyên nước, xả thải và sử dụng nhiều loại nguyên liệu như
điện, than, dầu trong sản xuất. Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1393/QĐTTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ngày 25/09/2012, tuy
nhiên trong văn bản này vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với nghành dệt may.
Do đó để hướng đến TTX của nghành dệt may ta cần đặt ra mục tiêu cắt giảm lượng
KNK đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nghành dệt may. Để có thể đạt được
mục tiêu này, ta cần phải điều tra, đánh giá lượng phát thải KNK từ q trình sản xuất
của nghành nói cách khác ta cần thu thập và tính tốn dấu chân cacbon (CF) từ đó lồng
ghép giải pháp TTX hướng đến nền kinh tế ít carbon trong điều kiện ngành dệt may ở
Việt Nam. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu Kiểm kê dấu chân carbon (CF) và lồng

ghép giải pháp tăng trưởng xanh hướng đến nền kinh tế ít carbon cho một số quy
trình cơng nghệ may điển hình thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) là
cần thiết và quan trọng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là tính tốn, kiểm kê dấu chân carbon (carbon
footprint/CF) cho quy trình cơng nghệ may của một số cơng ty thuộc VINATEX từ đó
đối chiếu so sánh, đưa ra các điểm mạnh yếu trong quy trình sản xuất. Dựa trên các kết
quả đạt được rút ra các ưu điểm, nhược điểm của từng quy trình và khả năng áp dụng
công nghệ tại Việt Nam. Cuối cùng đưa ra các kiến nghị và bước đầu đề xuất giải pháp
giảm phát thải để có thể hướng đến nền kinh tế ít carbon và tăng trưởng xanh ở điều
kiện tại Việt Nam hiện nay.
Các mục tiêu cần đạt được của nghiên cứu:
3


-

Kiểm kê được lượng khí thải nhà kính được thải ra (kgCO2e) của các quy
trình cơng nghệ may mặc của công ty thuộc VINATEX.

-

So sánh được các mặt hạn chế của từng quy trình tính tồn ra được CF từ đó
đúc kết kinh nghiệm bước đầu đưa ra các đề xuất giảm thải CF từ đó lồng
ghép tăng trưởng xanh hướng đến nền kinh tế ít carbon trong điều kiện ở Việt
Nam.

3. Nội dung nghiên cứu
Tiếp cận phương pháp kiểm kê dấu chân carbon (carbon footprint/CF) được ban
hành bởi IPCC (2006) cho quy trình cơng nghệ may tại Cơng ty CP May Nhà Bè chuyên

sản xuất dòng sản phẩm veston cao cấp và Công ty CP Phong Phú với sản phẩm chủ
lực là quần jean, kaki. Kết quả kiểm kê được tiến hành so sánh, đánh giá từng quy trình
từ đó nhận diện được các hạn chế cơng nghệ làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị để kiểm
soát lượng khí nhà kính (CO2e). Nội dung này được thực hiện bởi các phương pháp
2.2.1, 2.2.2, 2.2.4.
Bước đầu đưa ra các giải pháp để giảm thải dấu chân carbon cho từng quy trình,
lồng ghép tăng trưởng xanh hướng đến nền kinh tế ít carbon trong điều kiện ngành dệt
may ở Việt Nam. Nội dung này sử dụng phương pháp 2.2.3, 2.2.3, 2.2.5.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, phạm vi địa điểm thu thập dữ liệu, điều tra, tính tốn kiểm kê CF
tập trung tại 2 doanh nghiệp may mặc thuộc Tập Đồn Dệt May Việt Nam (VINATEX)
gồm Tổng Cơng ty Cổ Phần May Nhà Bè, Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú.
Về thời gian, tiến trình nghiên cứu gồm 2 giai đoạn, trong đó:
Pha 1: Đánh giá tổng quan nghiên cứu, hệ thống tài liệu, xác định đối tượng và
nội dung nghiên cứu, tiếp cận địa bàn nghiên cứu theo diện rộng (2/2020 đến 6/2020).
Pha 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và tin cậy, chọn mẫu nghiên
cứu, thực địa khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, phân loại dữ liệu, đánh giá số liệu, tính
tốn CF cho quy trình cơng nghệ, phân đoạn sản xuất tại 2 doanh nghiệp (mẫu nghiên
cứu) được lựa chọn, phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo (6/2020 đến 10/2020).

4


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.

Tổng quan về tăng trưởng xanh (TTX)


1.1.1. Khái niệm
Hiện nay vẫn chưa có sự đồng nhất về mặt khái niệm định nghĩa TTX. Theo
nhiều tổ chức khác nhau thì có nhiều khái niệm khác nhau:
-

Theo OECD (2011): TTX là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng
thời đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiếp tục cung cấp các tài
nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống con người. [22]

-

Theo World Bank (2012): TTX là tăng trưởng kinh tế mà vẫn bền vững môi
trường và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên, tối thiểu hóa ô
nhiễm và tác động tới môi trường, khôi phục những rủi ro thiên tai và vai trị
của quản lý mơi trường và vốn tự nhiên trong việc ngăn chặn những thiên
tai.[24]

-

Theo UNEP (2011): Nền kinh tế xanh/TTX là nền kinh tế đạt được các kết
quả trong việc cải thiện phúc lợi con người và công bằng xã hội, đồng thời
giảm đáng kể những rủi ro môi trường và sự khan hiếm sinh thái.[23].

Theo các định nghĩa trên, ta có thể thấy rằng định nghĩa TTX của OECD, WB và
UNEP nhấn mạnh theo bền vững ở khía cạnh kinh tế nhưng không nhắc đến xã hội trong
phát triển bền vững. Theo OECD và WB thì TTX khơng thay thế phát triển bền vững.
UNEP có quan điểm khác là đề cập đến phúc lợi con người. Mặc dù nhiều tổ chức có
nhiều định nghĩa khác nhau về TTX thì tất cả điều thống nhất là TTX chính là chiến
lược quan trọng để có thể đạt được phát triển bền vững.
1.1.2. Nguồn gốc của tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh là khái niệm rất gần với kinh tế xanh. Ban đầu, nhiều nhà
nghiên cứu còn sử dụng các khái niệm TTX, Kinh tế xanh và “xanh hóa nền kinh tế” để
thay thế cho nhau. Tuy nhiên, các nội dung của những khái niệm này là khác nhau. Trên
5


thực tế, UNEP, UNDESA và ICC thường sử dụng Kinh tế xanh, còn OECD và WB
thường đề cập đến tăng trưởng xanh.[11]
Khái niệm TTX là khái niệm chính sách có nguồn gốc từ Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương. TTX được đề cập chính thức tại Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và
Phát triển (MCED) năm 2005 tại Seoul – Hàn Quốc. Năm 2008, Hàn Quốc thơng qua
tầm nhìn phát triển quốc gia “Tăng trưởng xanh carbon thấp”. Năm 2010, Hàn Quốc ban
hành khung TTX carbon thấp. Kể từ đó, Hàn Quốc đã thúc đẩy khải niệm TTX rộng rãi
ra toàn thế giới. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của mình (2011 – 2015), Trung Quốc
đã dành tổng cộng 140 tỷ USD cho đầu tư xanh. Nhiều quốc gia như Úc, UAE, Nhật,
Đan Mạch và Na Uy đã tham gia với Hàn Quốc tạo nên tổ chức liên chính phủ trong
lĩnh vực TTX (Global Green Growth Insitute – GGGI).
Trong 2011, UNEP đưa ra báo cáo “Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát
triển bền vững xóa đói giảm nghèo”. Nên kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền
vững và xóa đối giảm nghèo là chủ đề của hội nghị Liên hợp Quốc về phát triển bền
vững. Năm 2012, GGGI, UNEP, OECD, WB phối hợp thực hiện diễn đàn về TTX, một
mạng lưới toàn cầu để các chuyên gia quốc tế xác định và giải quyết những kiến thức
và lý thuyết ứng dụng về TTX, cung cấp cho học viên và các nhà xây dựng chính sách
những chính sách, thực tiễn tốt, cơng cụ và dữ liệu cần thiết để hỗ trợ chuyển đổi tới nền
kinh tế xanh.
1.1.3. Sự cần thiết của tăng trưởng xanh
TTX là cần thiết, thể hiện qua các quốc gia trong khối OECD đều ban hành chiến
lược TTX của họ. Chiến lược TTX đặc biệt cần thiết trong bối cảnh thế giới đổi mới và
đối mặt với thách thức mở rộng kinh tế dẫn đến ô nhiễm tăng cao, và áp lực mơi trường
có thể dẫn đến giảm khả năng nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế.

Tăng trưởng xanh là một cơ hội tốt để có thể thay đổi. Nhiều nhà phân tích uy tín
tin rằng càng tận dụng sớm các lợi thế của TTX thì càng có lợi cho việc phát triển lâu
dài cho nên kinh tế của một quốc gia. Chiến lược TTX sẽ đáp ứng được các mục tiêu
phát triển kinh tế và giảm tác động đến môi trường. Tùy điều kiện của từng quốc gia mà
chính sách TTX cũng sẽ khác nhau. Vì vậy TTX là cần thiết vì:

6


-

Những tác động kinh tế lên môi trường đang tạo ra sự mất cân bằng và tạo ra
nhiều rủi ro. TTX sẽ duy trì sự cân bằng giữa kinh tế và mơi trường; làm chậm
biến đổi khí hậu và giảm sự mất mát sinh học.

-

TTX sẽ quản lý nguồn lực tự nhiên và duy trì hệ sinh thái.

-

TTX sẽ dần trở nên hấp dẫn và quan trọng hơn đối với các quốc gia tìm kiếm
đẻ thực hiện phát triển kinh tế.

1.1.4. Chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy TTX, chính phủ các nước trong OECD đã xây dựng
các cơ chế, chính sách, quy định nhằm hướng dẫn các nghành, doanh nghiệp triển khai
TTX một cách dễ dàng và thuận lợi. Tại Việt Nam đã có chiến lược TTX quốc gia, TTX
cấp tỉnh. Ở cấp doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng chiến lược
TTX mà chỉ có chương trình, hành động theo kế hoạch hành động của các bộ, nghành

liên quan.
Công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế tại Việt Nam trong vòng 30 năm qua đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
đạt mức cao liên tục, đời sống người dân càng được nâng cao. Từ năm 2010, nước ta đã
trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo WB; nền kinh tế hội nhập với
mức độ càng rộng, vị thế kinh tế dần khẳng định được trên thế giới. Tuy nhiên, kinh tế
phát triển tại nước ta chưa đạt được phát triển bền vững, tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa
vào lao động giá rẻ và tài nguyên sẵn có.
Năm 2012 Thủ tướng chính phủ ký QĐ 1393/QĐ-TTg/2012 về việc phê duyệt
chiến lược quốc gia về TTX [10] với những mục tiêu, nhiệm vụ phân công thực hiện cụ
thể gồm 2 nội dung là:
 Mục tiêu:
-

Tái cấu trúc và hồn thiện kinh tế theo hướng xanh hóa các nghành hiện có,
khuyến khích phát triển các nghành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và
tài nguyên;

-

Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả tài
nguyên, thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính góp phần giảm biến đổi khí
hậu;
7


-

Nâng cao đời sống người dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường
thông qua tạo nhiều việc làm từ nghành công nghiệp, dịch vụ xanh. Đầu tư

phát triển hạ tầng cơ sở xanh.

 Nhiệm vụ:
-

Giảm phát thải khí nhà kính và khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo.

-

Xanh hóa sản xuất

-

Thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường

Năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã ký QĐ 403/QĐ-TTg/2014 về “Phê duyệt kế
hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020” [6] bao gồm 66
hoạt động. Kế hoạch hành động TTX bao gồm 4 chủ đề chính:
-

Xây dựng thể chế và kế hoạch TTX tại địa phương.

-

Giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng xanh,
năng lượng tái tạo.

-


Thực hiện xanh hóa sản xuất

-

Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững

Năm 2015, Bộ Công thương cũng ra quyết định số 13443/QĐ-BCT về việc phê
duyệt kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành công thương giai đoạn 2015 –
2020[]. Với nội dung cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực công nghiệp và
thương mại để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày
25 tháng 9 năm 2012 và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn
2014 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày
20 tháng 3 năm 2014. Mục tiêu cụ thể là:
-

Giảm phát thải KNK toàn nghành.

-

Giảm phát thải KNK trong một số lĩnh vực như: nhiệt điện, phân bón, sản
xuất thép.

-

Xanh hóa sản xuất: Tái cơ cấu và điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp phù hợp quan điểm tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; đẩy
mạnh áp dụng sản xuất sạch hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và
8



tài ngun, tích cực đổi mới cơng nghệ, sử dụng công cao và công nghệ sạch,
thân thiện với môi trường trong sản xuất công nghiệp.
1.2.

Tổng quan về dấu chân Carbon

1.2.1. Khái niệm
Dấu chân carbon được hình thành và lên ý tưởng từ năm 1979 trong một cuộc
họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite. Đến năm 2007, thuật ngữ dấu
chân carbon mới được đưa vào sử dụng trong báo cáo khoa học đầu tiên về biến đổi khí
hậu của IPCC (ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu).
Dấu chân carbon là lượng khí nhà kính (chủ yếu là CO2) thải ra ngồi mơi trường
bởi hoạt động của con người. Dấu chân carbon có thể áp dụng cho các hoạt động của cá
nhân, gia đình, cơng ty, sự kiện hoặc là cả một quốc gia.
Hiểu theo cách đơn giản thì dấu chân carbon là tổng lượng khí nhà kính được
sản sinh từ các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người được biểu thị dưới dạng
CO2e. Dấu chân carbon được đo chủ yếu bằng CO2 hoặc có thể bổ sung bằng khí tương
đường CO2 như CH4, N2O và các loại khí nhà kính khác.

9


Nguồn: />
Hình 1.1 Khái qt các hoạt động có thể tạo ra dấu chân carbon

Hiện nay, để tính tốn dấu chân carbon điều dựa theo hướng dẫn quy chuẩn của
IPCC năm 2006. Hướng dẫn quy chuẩn này gồm 5 tập trong đó mỗi tập điều có hướng
dẫn cụ thể về cách tính tốn về từng lĩnh vực, vấn đề riêng trên thế giới :


10


Bảng 1.1. Phạm vi hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC (2006)

Lĩnh vực

Hạng mục

Tiểu lĩnh vực

1A. Các hoạt động đốt cháy
nguyên liệu

1A1. Nghành năng lượng
1A2. Công nghiệp sản xuất và xây dựng
1A3. Giao thông: đường không; đường
bộ; đường sắt; đường thủy; khác
1A4. Các nghành khác
1A5. Khác

1. Năng lượng 1B. Phát thải do phát tán từ
nhiên liệu

1B1. Nhiên liệu rắn
1B2. Dầu và khí tự nhiên
1B3. Phát thải khác từ sản xuất năng
lượng

1C. Vận chuyển và lưu trữ

CO2

1C1. Vận chuyển CO2
1C2. Phun và lưu trữ
1C3. Khác

2A. Vật liệu xây dựng và khốn sản
2B. Cơng nghiệp hóa chất

2. Các q
trình cơng
nghiệp và sử
dụng sản
phẩm

2C. Luyện kim
2D. Sản phẩm phi năng lượng từ sử dụng nguyên liệu và dung môi
2E. Nghành điện tử
2F. Sử dụng các chất thay thế cho các chất phá hủy tầng ozone
2G. Sản xuất và sử dụng các sản phẩm khác
2H. Khác
3A. Vật nuôi

3A1. Lên men đường bột
3A2. Quản lý phân bón

3. Nơng
3B. Đất
nghiệp, Lâm
nghiệp và sử

dụng đất khác

3B1. Đất rừng; 3B2. Đất trồng trọt; 3B3.
Đất đồng cỏ; 3B4. Đất ngập nước; 3B5.
Đất ở; 3B6. Khác

3C. Các nguồn tổng hợp và phát thải không phải CO2 từ đất
3D. Khác

4. Chất thải
5. Khác

4A. Chôn lắp chất thải rắn; 4B. Xử lý sinh học chất thải rắn; 4C. Đốt
chất thải; 4D. Xử lý và thải bỏ nước thải; 4E. Khác
Khác

Nguồn: IPCC [20]

11


1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Việc kiểm kê và tính tốn CF trên thế giới được áp dụng khá phổ biến. Một số
nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới được công bố như “Công nghiệp tơ lụa và việc giảm
thiểu dấu chân carbon” [17] của A M Giacomin, J B Garcia Jr, W F Zonatti, M C SilvaSantos, M C Lakttim và J Baruque-Ramos, 17th World Textile Conference AUTEX
2017- Textiles - Shaping the Future (2017), kết quả nghiên cứu đã tính tốn được lượng
phát thải CO2e trong nghành cơng nghiệp tơ lụa ở Brazin, trong khuôn khổ nghiên cứu
này còn minh chứng được mối liên quan giữa các loại sợi vải khác nhau sẽ tương ứng
kết quả kiểm kê dấu chân carbon khác nhau khi đưa vào sản xuất. Từ đó đưa ra khuyến
nghị giảm thiếu khí nhà kính khi sản xuất tơ lụa theo hướng bền vững.

Trong một nghiên cứu khác, “Phân tích chuỗi cung ứng/giá trị của dấu chân
carbon của nhà máy may mặc tại Sri Lanka” [19] thì nhóm tác giả Mohan Munasinghe,
Priyangi Jayasinghe, Vidhura Ralapanawe, Akvan Gajanayake, Sustainable Production
and Consumption, Volume 5 (2016) đã cho thấy để sản xuất một sản phẩm thì với điều
kiện công nghệ đang áp dụng thi nghành may mặc thải ra 1.37 kgCO2e (CF). Nghiên
cứu này đã kết luận được lượng phát thải khí nhà kính cao nhất là từ q trình xử lý
ngun liệu thơ sau khi phân tích lồng ghép đánh giá quy trình cơng nghệ sản xuất tại
Sri Lanka.
Năm 2019, cơng bố trên Sustainability thì các nhà nghiên cứu Xin Li, Lizhu
Chen, Xuemei Ding, Đề tài “Phương pháp tính tốn dấu chân carbon trong các sản phẩm
may mặc” [26],. Đề tài đã đưa ra được công thức và tính tốn CF cho một nhà máy tại
Trung Quốc để so sánh CF giữa 2 quy trình sản xuất là áo sơ mi và áo thun. Từ đó đưa
ra được kết quả trong quá trình sản xuất áo sơ mi phát ra 0.167 kgCO 2eq và áo thun là
0.371 kgCO2e.
1.2.3. Các nghiên cứu trong nước
Hiện tại việc kiểm kê CF tại Việt Nam chưa quá phổ biến. Tính đến hiện tại chỉ
có một nghiên cứu là Kiểm kê dấu chân carbon của ngành cao su ở hai giai đoạn trồng
và chế biến mủ cao su tại tỉnh Bình Dương [3] do Hồ Minh Dũng, Trần Lê Nhật Giang
thực hiện (2016). Với mục tiêu đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính và đề xuất giải

12


pháp nhằm giảm thiểu khí nhà kính từ hoạt động trồng và chế biến mủ cao su tại Bình
Dương.
Nghiên cứu Tăng cường ngành Vận tải Đường bộ Việt Nam nhằm giảm chi phí
logistic và phát thải khí nhà kính[14], Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) về
nghành Vận tải Đường bộ Việt Nam đã đưa ra các phương án giảm tải chi phí, mở rộng
đường xá để có thể giảm phát thải nhà kính từ các phương tiện lưu thông tại Việt Nam.
Báo cáo Phát triển bền vững 2019[12], tập đoàn VINAMILK, báo cáo đã đánh

giá hiện trạng sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính từ đó đưa ra được các hoạt
động giảm thải, chính sách hỗ trợ cư dân để hướng đến phát triển bền vững.
Dấu chân các-bon của Cà phê Robusta Việt Nam[9], Michiel Kuit, Lieke Guinée,
Don Jansen, Claudia Schlangen. Nghiên cứu cho thấy phân bón là nguyên nhân gây phát
thải lớn nhất trong nghành cà phê Việt Nam, từ đó đưa ra các ưu tiên cần thiết để giảm
lượng phát thải trong nghành.
Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận và tính tốn dấu vết các-bon cho sản
phẩm lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Hồng[2], Đào Minh Trang, Luận án tiến sĩ biến
đổi khí hậu. Nghiên cứu đã tính tốn được lượng KNK thải ra từ việc canh tác tại đồng
bằng sông Hồng từ đó bổ sung những thiếu hụt trong các hướng dẫn hiện có cũng như
đưa ra các kiến nghị nhằm giảm phát thải KNK trong q trình canh tác.
Tóm lại, vấn đề về kiểm kê carbon (CF) đang được quan tâm về cả ứng dụng và
nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam đang hồn thiện cơ chế, chính sách kĩ thuật công nghệ,
xây dựng nguồn nhân lực đủ nhận thức phù hợp với xu hướng phát triển bền vững, TTX
của thế giới giảm phát thải khí nhà kính và nỗ lực đạt mục tiêu về biến đổi khí hậu mà
Việt Nam đã cam kết trong nghị định thư Kyoto[5].
1.3.

Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1. Giới thiệu chung về nghành dệt may
Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp có bề dày
truyền thống ở nước ta. Khi nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường thì nghành này cũng chiếm được một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc

13


×