Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁCLEENIN: Cách mạng công nghiệp 4.0, những cơ hội và thách thức đối với sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.84 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
****************

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
(Mã học phần SSH 1121)
ĐỀ TÀI: Cách mạng công nghiệp 4.0, những cơ hội và thách thức đối với
sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế tồn cầu hóa
ĐIỂM

NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN

Sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội, tháng 11 năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................ 3
2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 4
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu .............................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 6
1. Khái quát lí luận về sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội ...................... 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................... 6
1.2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ........................... 6
1.3. Quy luật phát triển lực lượng sản xuất xã hội................................................ 7
2. Ảnh hưởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến sức cạnh tranh của Việt Nam


....................................................................................................................................... 8
2.1 Khái quát thành tựu của các cuộc Cách mạng KHKT trong lịch sử nhân
loại .............................................................................................................................. 8
2.2 Cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của Việt nam do cách mạng công nghiệp
4.0 ............................................................................................................................... 9
2.3 Thách thức với khả năng cạnh tranh của Việt Nam .................................... 10
3. Một số khuyến nghị để khai thác cơ hội và vượt qua thách thức từ CM Công
nghiệp 4.0 .................................................................................................................... 11
3.1 Mục tiêu............................................................................................................. 11
3.2 Một số khuyến nghị. ......................................................................................... 12
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 16

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng hịa Liên bang
Đức năm 2011 tại Hội chợ Cơng nghệ Hannover. Đến năm 2012, được sử dụng đặt tên
cho một chương trình hỗ trợ của Chính phủ Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các
hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất
trong các ngành chế tạo thông qua “điện tốn hóa”. Ngày 20/01/2016, tại Diễn đàn Kinh
tế thế giới đã khai mạc với chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”.
Từ đó, đến nay, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô
tả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã sử dụng năng lượng nước và hơi
nước để cơ giới hóa sản xuất. Lần thứ hai sử dụng năng lượng điện để tạo ra sản xuất
hàng loạt. Lần thứ ba sử dụng công nghệ điện tử và thông tin để tự động hóa sản xuất.
Giờ đây, một cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang được xây dựng trên nền tảng

cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã xảy ra từ giữa thế kỷ
trước. Nó được đặc trưng bởi sự hợp nhất của các cơng nghệ đang xóa nhịa ranh giới
giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Có ba lý do tại sao ngày nay các biến đổi không chỉ đơn thuần là sự kéo dài của
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba mà là sự xuất hiện của cuộc cách mạng cơng nghiệp
thứ tư mang tính đột phá về tốc độ biến đổi, phạm vi và tác động. Khi so sánh với các
cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng lần thứ 4 đang phát triển theo
cấp số nhân chứ không phải là một tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết
mọi ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi
này báo trước sự biến đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

3


Hàng tỷ người được kết nối bằng thiết bị di động, với sức mạnh xử lý chưa từng
có, khả năng lưu trữ và truy cập vào kiến thức là không giới hạn. Và những khả năng
này sẽ được nhân lên nhờ những đột phá công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như trí
tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự trị, in 3-D, công nghệ nano, công nghệ sinh
học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và điện tốn lượng tử.
Trước tình hình thực tiễn, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ
hội và thách thức tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền kinh tế Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ảnh hưởng của nền công nghiệp 4.0 đến sức cạnh tranh của Việt Nam: Tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế tồn cầu hóa; những cơ hội và thách thức với khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những hiểu biết và tìm hiểu về Cách mạng công nghiệp 4.0, nêu ra những
thuận lợi và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp để

thích nghi, phát triển.

5. Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Khái quát lí luận về sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
+ Quy luật phát triển lực lượng sản xuất xã hội trên phương diện Kinh tế - Kỹ thuật và
Kinh tế-Xã hội
Ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến sức cạnh tranh của Việt Nam
+ Tiến trình của Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới trong xu hướng tồn cầu hóa
+ Thành tựu của Cuộc cách mạng KHKT trong lịch sử
4


+ Cơ hội nâng cao sức cạnh tranh và thách thức với khả năng cạnh tranh của Việt Nam
do Cách mạng công nghiệp 4.0
Một số khuyến nghị để khai thác cơ hội và vượt qua thách thức từ CM công nghiệp
4.0
+ Mục tiêu xây dựng chóng.
Cơng nghệ in 3D: Hay được gọi là chế tạo cộng , in 3D bao gồm việc tạo ra một
đối tượng vật lý bằng cách in một mơ hình 3D có trước . Cơng nghệ in 3D bắt đầu với
vật liệu rời và sau đó tạo ra một sản phẩm ở dạng ba chiều từ mẫu kĩ thuật số.
Khoa học robot cao cấp: Ngày nay ,các robot đang được sử dụng nhiều hơn ở tất
cả các lĩnh vực từ nông nghiệp cho đến việc chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh
cơng nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực.
8


Hơn nữa, do tiến bộ công nghệ khác,robot đang trở nên thích nghi và linh hoạt hơn với
thiết kế cấu trúc và chức năng của nó được lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học phức
tạp.

Vật liệu mới: Với thuộc tính mà mà chỉ cách đây vài năm vẫn còn được coi là viễn
tưởng , những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường . Về tổng thể , chúng nhẹ hơn ,
bền hơn , có thể tái chế và dễ thich ứng . Hiện nay có các ứng dụng cho các vật liệu
thông minh tự phục hồi hoặc tự làm sạch , các kim loại có khả năng khơi phục lại hình
dạng ban Cau , ơm sử và pha lê biến áp lực thành năng lượng và nhiều vật liệu khác
nữa.
2.2 Cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của Việt nam do cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam hiện đang ở trên mức tăng trưởng trung bình của thế giới , cao hơn cả
những nước có trình độ tương đương , nghĩa là Việt Nam đã đổi mới thi cơng . Lợi thế
mà chúng ta có được liên quan đến yếu tố con người . Đó là đặc tính của người Việt
Nam: cần cù, quyết tâm. Những vấn đề di dân, an ninh mạng sẽ có ảnh hưởng quan
trọng tới quá trình hội nhập quốc tế và Việt Nam khơng nằm ngồi những rủi ro đó.
Việt Nam đang có những lợi thế sau: Thứ nhất, khi cuộc cách mạng mới bắt đầu
lúc này, không phải chỉnh phù nào cũng nói về cuộc cách mạng này nhiều như ở Việt
Nam.
Thứ hai, từ khi ngành công nghệ thông tin đặt mục tiêu vươn ra thế giới thì tim lực
ngành cũng vượt trội so với năng lực kinh tế Việt Nam .
Thứ ba, cuộc cách mạng này không phải cuộc cách mạng của các đại gia mà là
cuộc cách mạng của mọi người .
Cuộc CMCN 4.0 đã mở ra những cơ hội có thể tranh thủ để thúc đẩy sự phát triển
của của Việt Nam. Cụ thể là:
Cuộc CMCN 4.0 có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Nam so với
các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính lớn; tạo điều
kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, vượt qua các quốc gia khác cho dù xuất phát
sau;
9


Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo
khả năng nâng cao mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân;

Khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp
trong nước;
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, những phát triển về cơng nghệ có thể rút ngắn
(cũng có thể gia tăng) khoảng cách chênh lệch về tiềm lực của các thế lực các quốc gia
khác nhau.
2.3 Thách thức với khả năng cạnh tranh của Việt Nam
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực , nó
cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế và văn hóa . Làm thế nào để tăng
tốc phát triển hạ tầng thông tin trên cơ sở bảo đảm tính kế thừa và tận dụng những thành
tựu , kết quả đã có , phù hợp với chiến lược , quy hoạch phát triển trong các lĩnh vực .
Trong đó phải ưu tiên cơng nghệ thơng tin và truyền thông đây cũng là một thách thức
lớn đối với một nước đang phát triển như Việt Nam.
Bên cạnh đó phải đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ vào công tác quản lý , khai thác ,
vận hành hệ thống của kinh tế . Đặt việc phát triển ứng dụng CNTT là nhiệm vụ hàng
đầu trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở tất cả các ngành , lĩnh vực . Điều
chỉnh , bổ sung chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng , ứng dụng CNTT trong phạm vi cả
nước , đảm bảo tính đồng bộ và kết nối liên ngành liên vùng .Ưu tiên khai thác phát
triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao , tăng cường đào tạo nhân lực , đào tạo
kỹ năng sử dụng công nghệ , khả năng tiếp cận sử dụng ứng dụng cơng nghệ nhằm nâng
cao dân trí. Ví dụ đất nước ta thiếu hơn 900000 kĩ sư công nghệ thông tin mà đây là
ngành xương sống của cách mạng cơng nghiệp 4 . 0 vì vậy mà đất nước ta đã và đang
tập chung đào tạo nguồn tri thức CNTT chuyên nghiệp , hiệu quả để đáp ứng nhu
cầu của đất nước
Thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc
CMCN4 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố cơng nghệ, phi cơng
nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc;
10


Để gia nhập vào xu thế CMCN4 đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền

tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực KH&CN
đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công
nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá;
Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển
kinh tế - xã hội;cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất;
Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các
động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội;
Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã
hội, rủi ro công nghệ;
Thêm vào đó, cuộc CMCN4 diễn ra với tốc độ vơ cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt
Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế
bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này.
3. Một số khuyến nghị để khai thác cơ hội và vượt qua thách thức từ CM Công
nghiệp 4.0
3.1 Mục tiêu
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam. Kinh tế thị
trường luôn là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhanh , hiệu quả cao. Thêm vào đó
cịn có tác động của các quy luật thị trường, kích thích tiến bộ kỹ thuật – cơng nghệ ,
khuyến khích ứng dụng cộng nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, giảm lao động và giá thành thấp hơn, đem lại nhiều lợi ích,.. Việc nắm bắt và
khai thác được những thành tựu, nghiên cứu khoa học trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 sẽ giúp kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, rút ngắn về khoảng
cách phát triển.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xã hội “dân giâu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng.
11


Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không phải là vấn đề mới. Từ xưa ông cha ta

đã chú trọng đến “thực túc, binh cường” để yên dân và bảo đảm non sông bền vững.
Ngày nay, mặc dù có sự tùy thuộc lẫn nhau vào kinh tế ngày càng gia tăng thì càng phải
chú ý hơn đến khả năng tự chủ về kinh tế để đảm bảo cho vị thế và lợi ích quốc gia, dân
tộc mình trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt, khẳng định địa vị chinh trị trên trường
quốc tế. Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ và kết hợp với ngoại lực thành nguồn tổng
lực để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục
tiêu xây dựng đất nước mà nhân dân ta đang cố gắng thực hiện, là những giá trị tiến bộ
phổ quát mà nhân loại đang hướng tới, là khát vọng của mọi dân tộc.
Đảm bảo an ninh quốc phòng: Trước diễn biến bất ổn ở trên thế giới và khu
vực,việc đảm bảo an ninh quốc phòng là một việc rất cần thiết để có thể đảm bảo rằng
nước ta có thể tập trung vào phát triển kinh tế mà không bị ảnh hưởng.
3.2 Một số khuyến nghị.
Đối với Nhà nước:
Về chính sách đối ngoại: Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ có nguồn
gốc nước ngồi vào Việt Nam khởi nghiệp, hoạt động kinh doanh để thúc đẩy cạnh
tranh. Cần xây dựng quy hoạch và chiến lược hội nhập, thu hút đầu tư trong bối cảnh
mới. Việt Nam cần phải chủ động tìm hiểu và tham gia các nỗ lực, các cơ chế, sáng
kiến hợp tác, liên kết quốc tế, khu vực, hợp tác song phương, đa phương và giải quyết
những vấn đề liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Quan tâm thúc đẩy
cải cách và số hóa những cơ quan, lĩnh vực hoạt động liên quan đến đối ngoại, hợp tác
và hội nhập quốc tế.
Về hoàn thiện thể chế: Có cách tiếp cận tổng thể, phát triển bổ sung lý luận về thể
chế dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, theo kịp nhiều vấn đề mới đang phát
sinh, nhất là sự xuất hiện của nền kinh tế số, xã hội số. Cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 làm xuất hiện lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới và chúng đang phát
12


triển nhanh. Do đó, cần làm rõ hơn những quan hệ sản xuất mới để bảo đảm định hướng

xã hội chủ nghĩa đối với thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta suy xét đến những biến động khôn lường và sự giao thoa
mạnh mẽ giữa chinh trị - kinh tế - xã hội do các công nghệ đột phá của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 gây ra.
Về chính sách đầu tư: Đầu tư đúng mục đích, tránh lãng phí. Chính phủ cần hỗ trợ
đầu tư vào những trang thiết bị cho các doanh nghiệp khơng có đủ khả năng chi trả cho
những trang thiết bị đó. Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cứng và mềm cho chuyển
đổi số và phát triển nền kinh tế số quốc gia. Đầu tư mạnh mẽ cho khoa học - công nghệ
và giáo dục, coi trọng đổi mới giáo dục, đào tạo theo yêu cầu của CMCN 4.0 và kinh tế
số.
Đối với doanh nghiệp
Về nâng cao sức cạnh tranh: Chủ động ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ hướng tới chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng đầu tư trang
thiết bị, cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hướng tới tất cả ứng dụng
công nghệ mà thời đại 4.0 đang phát triển, không chỉ là công nghệ số, kĩ thuật dữ liệu
hay kĩ thuật vật lí, mà cả công nghệ sinh học và các công nghệ mới khác. Do tốc độ
phát triển công nghệ nhanh nên doanh nghiệp phải thích nghi nhanh hoặc đi tiên phong
trong việc phát triển ứng dụng cho riêng doanh nghiệp của mình.
Về ứng dụng cơng nghệ: Cung cấp các tiện ích cho khách hàng như: triển khai
cổng thanh toán điện tử; thiết lập kênh tương tác trực tiếp với khách. Ứng dụng AI vào
sản xuất khiến máy móc trở nên thơng minh hơn trong sản xuất các mặt hàng. Ứng
dụng quản lý hiện đại vận hành trên mạng máy tính diện rộng, Internet và điện tốn
đám mây cho phép kết nối tích hợp thơng tin xun suốt tồn bộ tổ chức bất kể quy mô
lớn hay nhỏ. Ứng dụng các cảm biến thông minh, thiết bị thông tin liên lạc và giải pháp
quản trị tích hợp, doanh nghiệp có thể số hóa tồn bộ q trình hoạt động từ sản xuất,
kinh doanh đến quản lý. Ứng dụng Big Data và Data Science phân tích data để thấy
những gì đang thay đổi, nhằm đưa ra được quyết định kịp thời. Ứng dụng điện toán đám
13



mây mang đến một phương thức sử dụng hệ thống thông tin một cách thuận lợi, giúp
doanh nghiệp giảm thiểu bộ máy quản trị và vận hành hệ thống.
Về đổi mới quản lý: Thay đổi tư duy, nhận thức trong quản lý; nâng cao năng lực
quản lý trên nhiều lĩnh vực. Ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành giúp tối ưu
nguồn lực, tiết kiệm chi phí. Xác định doanh nghiệp đang ở đâu trong thời kỳ Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 để đưa ra chiến lược phù hợp.
Đối với người lao động
Về kỷ luật lao động: Chấp hành kỷ luật tại nơi lao động, nơi làm việc. Nghiêm túc
thực hiện công việc. Về nhận thức pháp luật: hiểu và nắm bắt được luật pháp. Chấp
hành luật pháp.
Về kỹ năng chuyên môn: Trau dồi, nâng cao kỹ năng chun mơn phải bắt đầu
ngay cịn khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Tích cực tham gia cơng tác nghiên cứu hợp
tác khoa học để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, gắn nghiên cứu với các hoạt
động chuyển giao tại cơ sở, đặc biệt chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu
tương tác.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một trong
những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là quan hệ cơ bản của
toàn xã hội, quyết định sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người. Lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất là hai thành tố cơ bản cấu thành nên phương thức sản xuất,
chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất
xã hội. Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trị quyết định.
Về việc hội nhập kinh tế quốc tế là một việc cần đối với Việt Nam bây giờ. Vì vậy nên
đất nước từ trước đến nay ln có rất nhiều biện pháp hay những việc làm để mở rộng
quan hệ kinh tế với hàng loạt các quốc gia và khu vực như việc trở thành viên của các tổ
chức kinh tế, thương mại trên thế giới, thiết lập quan hệ ngoại giao nhiều nước,… Đặc

biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có bước đi quan trọng khi
chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/01/2007.
Không thể không kể đến những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật trong lịch sử nhân loại. Từ việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa
sản xuất cho đến cách mạng cơng nghiệp 4.0 như bây giờ, đó là sự ra đời của các công
nghệ mới hiện đại trong các lĩnh vực Vật lý, kỹ thuật số, sinh học.
Việc phát triển của của cuộc cách mạng đã tác động đến tất cả các lĩnh vực nói
chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng. Vì vậy, từ những tìm hiểu đó, đất nước sẽ có những
bước đi hợp lí, mục tiêu và hướng rõ ràng. Cuối cùng là những hành động cụ thể để
giúp cho nền kinh tế của nước nhà ngày càng đi lên theo hướng tích cực.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>D=3099&tai-lieu-nghien-cuu-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-4
/> /> />D=3099&tai-lieu-nghien-cuu-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-4
/> />
16



×