Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số vấn đề pháp lý về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.07 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THỊ BẢO ÁNH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
THEO LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Ngọc Cường

HÀ NỘI - 2006


MC LC
Trang
Lời nói đầu

1

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tập trung kinh tế và pháp
luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế
1.1. Những vấn đề cơ bản về tập trung kinh tế


5
5

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hiện tượng tập trung kinh
tế trên thế giới và ở Việt Nam

5

1.1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của tập trung kinh tế

9

1.1.3. Ảnh h­ëng cđa tËp trung kinh tÕ ®èi víi nỊn kinh tế

16

1.2. Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi tËp trung kinh tÕ

18

1.2.1. Ngn ®iỊu chØnh quan hƯ tËp trung kinh tế

18

1.2.2. Vai trò của pháp luật cạnh tranh trong việc điều chỉnh
quan hệ tập trung kinh tế

22

1.2.3. Những u tè chi phèi tíi néi dung cđa ph¸p lt cạnh

tranh điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế

23

Chương 2: TËp trung kinh tÕ theo Lt c¹nh tranh ë ViƯt Nam và một số
nước trên thế giới
2.1. Các hình thức tập trung kinh tế

27
27

2.1.1. Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật các nước

27

2.1.2. Các hình thức tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh
Việt Nam

30

2.2. Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

32

2.3. Các trường hợp tập trung kinh tế được miễn trừ

34

2.3.1. Tập trung kinh tế được miễn trừ theo pháp luật các nước


34

2.3.2. Tập trung kinh tế được miễn trừ theo Luật Việt Nam

37

2.4. Thđ tơc kiĨm so¸t tËp trung kinh tÕ

38

2.4.1. Thđ tơc kiĨm so¸t tËp trung kinh tÕ theo ph¸p lt c¸c n­íc

39

2.4.2. Tr×nh tù, thđ tơc xem xÐt tËp trung kinh tÕ theo Lt c¹nh
tranh ViƯt Nam

43


2.5. Tè tơng c¹nh tranh (vơ viƯc tËp trung kinh tế)

47

2.5.1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh

47

2.5.2. Trình tù tè tơng c¹nh tranh (vơ viƯc vỊ tËp trung kinh tế) ở
Việt Nam


48

2.6. Xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế

50

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật cạnh tranh ®iỊu chØnh hµnh vi tËp trung kinh tÕ ë
ViƯt Nam

52

3.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật cạnh tranh điều chỉnh
hành vi tập trung kinh tế

52

3.1.1. Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi tập trung kinh
tế phải phù hợp với đặc điểm nền kinh tế thị trường định
hướng xà hội chủ nghĩa ở Việt Nam

55

3.1.2. Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế
phải phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung của
Việt Nam và tiếp thu các giá trị, yếu tố hợp lý của pháp
luật các nước

58


3.1.3. Bổ sung, hoàn thiện một số quy định trong Luật cạnh
tranh năm 2004 nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể khi
thi hành Luật cạnh tranh

59

3.2. Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật cạnh tranh kiểm soát về tập
trung kinh tế

62

Kết luận

66

Danh mục tài liệu tham khảo

68


1

LI NểI U
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Hành vi tập trung kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung
tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản cao sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức
độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh. Độc quyền trong kinh doanh sẽ hình
thành giá cả lũng đoạn cao, làm ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng và
gây hậu quả tiêu cực đối víi sù ph¸t triĨn kinh tÕ - x· héi cđa các quốc gia.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát các hành vi tập trung
kinh tế dẫn đến độc quyền nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ban
hành pháp luật để kiểm soát các hành vi tËp trung kinh tÕ.
Trong ®iỊu kiƯn nỊn kinh tÕ thị trường Việt Nam từ một nền sản xuất
nhỏ đi lên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một số lượng chủ yếu thì
việc các doanh nghiệp đó tìm cách liên kết, tập trung lại với nhau là một
điều tất yếu và cần thiết. Mặt khác, trong bối cảnh chúng ta ®ang tham gia
héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ, ®· xuất hiện các công ty đa quốc gia. Với tiềm lực
mạnh mẽ về kinh tế, các công ty đa quốc gia này đÃ, đang và sẽ tiến hành
các vụ tập trung kinh tế nhằm hình thành vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
dẫn đến một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam bị loại khỏi thương trường,
gây tác hại tiêu cực đến nền kinh tế thị trường non trẻ Việt Nam. Rõ ràng
các hành vi tập trung kinh tế có các tác động khác nhau và tác động trực
tiếp đến sự vận hành của thị trường - cần thiết phải được pháp luật điều
chỉnh. Bài học nhÃn tiền đối với Việt Nam là học tập kinh nghiệm của các
nước có nền kinh tế thị trường trong việc kiểm soát các hành vi tập trung
kinh tế, mà biện pháp hữu ích nhất là phải ban hành Luật cạnh tranh, trong
đó không thể thiếu được các quy định về tập trung kinh tế.
Tuy nhiên các quy định luật về tập trung kinh tế ở Việt Nam còn quá
ít, mới mẻ và sơ khai. Khoa học pháp lý thiếu những công trình nghiên cứu
toàn diện, công phu. Vì vậy tác giả đà mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Một số vấn đề pháp lý về tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh ViÖt Nam"


2

là luận văn tốt nghiệp Cao học luật của mình đà phản ánh được tính thời sự
của vấn đề tập trung kinh tế đồng thời có ý nghĩa sâu sắc cả về phương diện
lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện tượng tập trung kinh tế nói riêng và cạnh tranh nói chung đều
được các quốc gia trên thế giới quan tâm và kiểm soát bằng nhiều cách
khác nhau như: chính sách thuế, kiểm soát giá cả, quốc hữu hoá, ban
hành pháp luật . trong đó việc các quốc gia ban hành pháp luật được
xem là công cụ hữu hiệu nhất.
ở Việt Nam, Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày
03/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Đây cũng là lần đầu tiên vấn
đề về tập trung kinh tế mới được quy định một cách có hệ thống. Do vậy
dưới giác độ khoa học pháp lý, công việc nghiên cứu về tập trung kinh tế
mới chỉ dừng lại trong một số bài viết cho các tạp chí, các báo điện tử hoặc
với tính chất là một chuyên đề trong đề tài khoa học cấp trường mà chưa
được xem xét một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể. Như vậy, tính đến
thời điểm mà tác giả lựa chọn và bảo vệ đề tài: Một số vấn đề pháp lý về tập

trung kinh tế theo Luật cạnh tranh Việt Nam thì có thể được coi là vấn đề
còn rất mới ở Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa việc tác giả phải "đối
mặt, song hành" với cơ hội và thách thức, là "vạn sự khởi đầu nan" vì tác
giả gần như không được kế thừa thành quả của những người đi trước.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Mặc dù người viết có tinh thần quyết tâm cao mn t×m hiĨu tËp trung
kinh tÕ trong tỉng thĨ c¸c mèi quan hƯ ph¸p lt kh¸c nhau nh­ng theo yêu
cầu và giới hạn của luận văn tốt nghiệp cao học luật, người viết không thể
có tham vọng nghiên cứu cụ thể tất cả các vấn đề pháp luật liên quan đến
tập trung kinh tế mà chỉ nghiên cứu, luận giải bằng hệ thống các quy phạm
pháp luật cạnh tranh. Hy vọng một ngày không xa tác giả sẽ được quay trë


3

lại nghiên cứu đề tài mà mình yêu thích này ở mức độ hoàn thiện, toàn diện

hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn đà sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát
hoá, so sánh luật học kết hợp với lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin về nhà
nước và pháp luật, đồng thời quán triệt sâu sắc các đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xà hội chủ nghĩa để giải quyết những mục đích, nhiệm vụ do đề tài đặt ra.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ bản chất, nội dung của tập trung
kinh tế và pháp luật cạnh tranh, từ đó đưa ra phương hướng và các giải pháp
khi xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh
điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận cơ bản về tập trung kinh tế,
pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh kiểm soát các
hành vi tập trung kinh tế ở Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với pháp
luật cạnh tranh ở một số nước trên thế giới.
- Đưa ra một số giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi tập trung kinh tế; đảm bảo tính
hệ thống, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành về cạnh tranh
và hài hoà với pháp luật quốc tế.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Luận văn đà lý giải được cơ sở khoa học về sự ra đời của tập trung
kinh tế, làm rõ đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế và ảnh hưởng của tập
trung kinh tế đến nền kinh tế.
- Luận văn đà phân tích khá toàn diện quá trình kiểm soát tËp trung


4


kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam và pháp luật cạnh tranh một số
nước trên thế giới.
- Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xÃ
hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn đà đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật cạnh tranh trong quá trình kiểm soát các
hành vi tập trung kinh tế ở nước ta.
Là luận văn thạc sỹ luật học đầu tiên tại trường Đại học Luật Hà Nội
nghiên cứu về đề tài tập trung kinh tế nên tác giả hy vọng và mong chờ luận
văn của mình sẽ là một tài liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu, trao
đổi sâu rộng về vấn đề tập trung kinh tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tập trung kinh tế và pháp
luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi tËp trung kinh tÕ.

Ch­¬ng 2: TËp trung kinh tÕ theo Luật cạnh tranh ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
cạnh tranh điều chỉnh các hµnh vi tËp trung kinh tÕ ë ViƯt Nam.


5

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI

TẬP TRUNG KINH TẾ
1.1. Những vấn đề cơ bản về tp trung kinh t

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hiện tượng tập trung kinh tế trên
thế giới và ở Việt Nam
Tập trung kinh tế là một hiện tượng bình thường trong đời sống kinh
tế, là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Theo định nghĩa tại
giáo trình Kinh tế học chính trị Mác- Lênin thì:
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ
của từng nhà tư bản riêng rẽ, biểu hiện mối quan hệ giữa tư
bản và lao động. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản
nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn, biểu hiện mối quan hệ giữa
các nhà tư bản với nhau [19, tr.182].
* Tập trung kinh tế bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, do nhu cầu tăng hiệu quả kinh tế và nắm vị thế độc quyền
trên thị trường.
Sự phát triển của khoa học công nghệ là chìa khoá để mở cửa kho tàng
bí mật của tự nhiên. Trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển khoa học,
công nghệ đà làm biến đổi sâu sắc về lực lượng sản xuất của các nước trên
thế giới đà làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi trình độ tích tụ,
tập trung tư bản cao và kết quả của quá trình tích tụ, tập trung tư bản là sự
ra đời những xí nghiệp lớn. Mặt khác, những xí nghiệp lớn với ưu thế về
quy mô kinh tế, đầu tư phát triển khoa học công nghệ làm cho năng suất lao
động và giá trị thặng dư tương đối tăng lên gấp bội. Việc nâng cao tỷ suất
và khối lượng giá trị thặng dư lại góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất
lớn, tiếp tục tăng tích tụ tư bản và tập trung sản xt
Thêi nµo cịng vËy, bÊt kú ng­êi kinh doanh nµo cũng đều muốn tìm
kiếm lợi nhuận một cách cao nhất và đích cuối cùng mà họ hướng đến là có



6

một vị thế vững mạnh, thống lĩnh trên thị trường. Có hai cách để đạt được
mong muốn đó: một là doanh nghiệp phải tự đổi mới phát triển, hai là sư
dơng c¸c biƯn ph¸p kh¸c: tËp trung kinh tÕ, tham gia các thoả thuận hạn chế
cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh

Tập trung kinh tế là con đường

nhanh nhất để đạt được ước mơ đó, đặc biệt trong cuộc cách mạng công
nghệ thông tin bùng nổ và làn sóng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra
mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Thứ hai, do tác động của cạnh tranh và nhu cầu chia sẻ rủi ro trong
kinh doanh.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và
Ăngghen đà dự đoán rằng, tích tụ và tập trung tư bản thông qua
hiệp tác giản đơn và công trường thủ công, cùng với sự phân công
lao động ngày một hoàn thiện tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời những
xí nghiệp tư bản chủ nghĩa có quy mô lớn và sự cạnh tranh của
những xí nghiệp này càng trở lên gay gắt. Sự cạnh tranh, sáp nhập
với nhau để trở thành những xí nghiệp lớn hơn và theo đó, quá
trình tập trung tư bản được đẩy mạnh hơn một bước [24, tr.50].
Cạnh tranh là cơ sở tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh đÃ
dẫn đến việc di chuyển tư bản từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi
nhuận cao, tích tụ và tập trung tư bản vào một số ngành. Cạnh tranh tác
động trực tiếp đến tập trung kinh tế theo c¸c h­íng sau:
- C¸c doanh nghiƯp lín víi ­u thÕ về tài chính, công nghệ sẽ tìm cách
thôn tính các đối thủ khác để củng cố vị trí thống lĩnh, độc quyền của mình

hoặc khi cạnh tranh không phân được thắng bại nên các doanh nghiệp lớn
có xu hướng thoả hiệp sáp nhập với nhau.
- Để tránh việc bị đối thủ lớn mạnh hơn thôn tính, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa với trình độ kỹ thuật kém hơn phải tìm cách liên kết, tập trung
với nhau để phòng vệ và đứng vững trong cạnh tranh, đối phó với cảnh "cá
lớn nuốt cá bé", do vậy đà thúc đẩy sự phát triển của quá trình tập trung
kinh tế.


7

- Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt với mức độ rủi ro ngày càng cao
hơn, các doanh nghiệp phải tìm cách liên kết dựa vào nhau bằng cách: sáp
nhập, hợp nhất

để phân tán rủi ro. "Cạnh tranh là tất yếu, do đó liên kết

cũng là tất yếu. Cạnh tranh và liên kết là hai mặt đối lập nhưng lại quan hệ
với nhau một cách biện chứng và cùng tồn tại trong nền kinh tế thị trường"
[31, tr.9]
Như vậy, tập trung kinh tÕ xt hiƯn võa do søc Ðp cđa cạnh tranh trên
thị trường, nhưng cũng là một nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp để
tồn tại, thích ứng với thị trường.

Thứ ba, do các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nền sản xuất tư bản nổ ra các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ
1920-1921, 1929- 1933, 1937- 1938

và hiện nay chu kỳ của các cuộc


khủng hoảng có xu hướng rút ngắn lại. Sau những cuộc khủng hoảng kinh
tế, quá trình tích tụ và tập trung tư bản (đặc biệt là trong sản xuất công
nghiệp) luôn luôn được tăng cường nhằm khôi phục lại nền kinh tế. Bởi vì
các cuộc khủng hoảng kinh tế đà dẫn đến nhiều xí nghiệp quy mô nhỏ và
vừa bị phá sản, còn các xí nghiệp lớn phải tăng quy mô, tập trung sản xuất
nhiều sản phẩm, đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Do
vậy đà thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung tư bản và tập trung sản xuất.
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên dẫn đến tập trung kinh tế, còn
một nhân tố có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy quá trình tập trung tư bản, đó
là tín dụng. Thông qua quan hệ tín dụng, tư bản tiền tệ và giá trị thặng dư
được tập trung nhanh chóng thành một giá trị đủ lớn để mở rộng sản xuất
kinh doanh mà trong điều kiện không có tín dụng, mỗi nhà tư bản riêng biệt
phải mất rất nhiều thời gian mới tích luỹ và phát triển được quy mô kinh
doanh. Có thể khẳng định rằng: " tín dụng đặt vào tay những nhà tư bản cá
lẻ hay liên hợp, những phương tiện tài chính nằm rải rác trong xà hội và ở
dưới hình thức những khối lượng ít nhiều to lớn. Tín dụng cấu thành một bộ
máy đặc thù để tập trung tư bản "[28, tr.250].
* Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động tập trung kinh tế
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do tác động của tiến bộ khoa học kỹ
thuật đà thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và đẩy nhanh quá trình tích


8

tụ, tập trung tư bản, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Như vậy, tập

trung kinh tế là một xu hướng phát triển tất yếu của tư bản. Tập trung kinh
tế được thể hiện dưới các hình thức sáp nhập, mua lại xí nghiệp: các xí
nghiệp lớn luôn tìm cách mua lại các xí nghiệp nhỏ, yếu hơn; còn các xí
nghiệp nhỏ liên kết, sáp nhập với nhau để tránh nguy cơ bị các xí nghiệp

lớn thôn tính. Quá trình sáp nhập, hợp nhất phát triển mạnh vào những năm
sau chiến tranh thế giới thứ hai khi các qc gia cã chÝnh s¸ch khun
khÝch viƯc s¸p nhËp, mua lại doanh nghiệp, mua lại cổ phần nhằm phục
hồi kinh tế sau chiến tranh và tăng cường tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Mỹ nửa đầu thập kỷ 1980 đà diễn ra hàng loạt những vụ hợp nhất
bắt đầu từ các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp, sau ®ã lÊn sang
toµn bé nỊn kinh tÕ vµ ci cïng tràn ra toàn thế giới. Tình hình từ đầu
những năm 90 đến nay cho thấy trong làn sóng hợp nhất các công ty lớn
diễn ra mạnh mẽ trên thế giới mà đi đầu là Mỹ.
Nếu như năm 1990, tổng số vụ sáp nhập trên toàn thế giới là 11.300
vụ, với tổng giá trị khoảng 500 tỷ USD thì đến năm 1998, tổng số vụ sáp
nhập đà lên đến 26.200 vụ với tổng giá trị tài sản 24.000 tỷ USD, tăng gần
50% so với năm 1997 [24, tr.94].
Các tập đoàn lớn của Mỹ, Châu Âu thể hiện nổi bật vai trò của mình
trong làn sóng sáp nhập và thôn tính hiện nay:
- Ngân hàng Luân Đôn sáp nhập với ngân hàng Frankfur với số vốn giao
dịch là 500 tỷ USD một ngày trở thành đối thủ của ngân hàng New Yook và
Tokyo.
- HÃng Total (Pháp) sáp nhập với Petro Fina (Bỉ) cã sè vèn 11 tû USD.
- H·ng Exxon (Mü) s¸p nhËp víi Mobil (Mü) cã sè vèn 77,2 tû USD.
- Về tin học và công nghệ thông tin có sự sáp nhập của công ty viễn
thông AT&T với hÃng máy tính IBM
Châu u, quá trình tích tụ, tập trung tư bản được phôi thai ngay
trong thời kỳ thuộc địa, thực hiện không phải bằng các biện pháp cạnh tranh
tự do mà chủ yếu dựa vào các nguồn viện trợ, cho vay và đầu tư nước ngoài


9

kết hợp với huy động các nguồn lực trong nước [20, tr.31].

Ở ViƯt Nam h×nh thøc tËp trung kinh tÕ xuất hiện đầu tiên là các Tổng
công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 90 và 91/TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 7/3/1994 (gọi tắt là Tổng công ty 90 và 91). Song thực
chất, việc hình thành các Tổng công ty 90 và 91 lại là sự liên minh, sáp nhập
theo thể thức hành chính chứ không mang bản chất của hành vi tập trung kinh
tế theo quy định của hệ thống pháp luật cạnh tranh. Có ý kiến nhận xét: "Cho
đến nay các trường hợp sáp nhập, hợp nhất làm tăng đáng kể mức độ tập trung
tÝch tơ cđa thÞ tr­êng chØ diƠn ra theo qut định hành chính của nhà nước"
[32, tr.86].
Khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xà hội chủ
nghĩa cùng với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp nhà nước 1995 đà xuất hiện
các vụ sáp nhập, hợp nhất, liên doanh . Trong suốt thời gian qua trước khi
có Luật cạnh tranh 2004, chúng ta đà giảm số lượng từ trên 13000 doanh
nghiệp nhà nước xuống còn trên 3000 doanh nghiệp thông qua việc hợp
nhất các doanh nghiệp lại với nhau [25, tr. 28]. Nếu chỉ nhìn vào hình thức
biểu hiện bên ngoài thì đó là tập trung kinh tÕ nh­ng ë thêi ®iĨm ®ã vÉn
ch­a cã sự điều tiết của Luật cạnh tranh để kiểm soát hành vi tập trung kinh
tế, để xác định trường hợp nào được tập trung kinh tế, trường hợp nào
không được tập trung kinh tế?
Ngày 3/12/2004 Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/7/2005 nhưng đến thời điểm tháng 4/2006 cơ quan
quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh vẫn chưa điều tra, thơ lý, gi¶i
qut mét vơ tËp trung kinh tÕ nào.

1.1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của tập trung kinh tÕ
1.1.2.1. Kh¸i niƯm tËp trung kinh tÕ
TËp trung kinh tÕ (TÝch tô kinh tÕ - economic concentration) cã thể
được hiểu theo các khía cạnh khác nhau:
Mức độ tập trung kinh tế: là một giá trị đo tại một thời điểm về

mức độ tập trung của toàn bộ các đặc điểm (hay giá trị) hoặc của


10

một vài đặc điểm nào đó của thị trường (ví dụ doanh thu, khách
hàng) vào một số ít doanh nghiệp nào đó [25, tr.2].
Quá trình tập trung kinh tế trên thị trường: là quá trình mà số
lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị
giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc
thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở
rộng năng lực sản xuất [25, tr.2].
Dưới giác độ pháp lý tập trung kinh tế được hiểu với nội hàm khác:
Điều L.430-1 Bộ luật thương mại của Pháp quy định
Một vụ tập trung kinh tế được thực hiện khi:

1. Khi một hoặc nhiều người, đà nắm quyền kiểm soát Ýt nhÊt mét
doanh nghiƯp hc khi mét hc nhiỊu doanh nghiệp có được
quyền kiểm soát đối với toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp
khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng cách góp vốn mua
cổ phần, giao kết hợp đồng hoặc một hình thức khác;
2. Việc thành lập một doanh nghiệp chung thực hiện một cách ổn
định mọi chức năng của một thực thể kinh tế độc lập cấu thành
một trường hợp của tập trung kinh tế theo quy định của điều
này;
3. Để áp dụng các quy định của mục này, quyền kiểm soát bao
gồm các quyền, các hợp đồng hoặc mọi hình thức khác, khả
năng thực hiện một sự ảnh hưởng hoặc tác động đến hoạt động
của một doanh nghiệp, chủ yếu là:
- Các quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với toàn bộ hoặc

một phần tài sản của một doanh nghiệp;
- Các quyền, hợp đồng có khả năng tạo ra tác động tương đối với tổ
chức, việc thảo luận và ra quyết định của các cơ quan trong mét
doanh nghiÖp [17, tr.80 - 81].
Nh­ vËy, theo pháp luật Pháp để nhận dạng hành vi tập trung kinh tế
phải dựa vào dấu hiệu sau: Có việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ
quyền sở hữu, quyền sử dụng cho chủ thể khác theo các hình thức như sáp
nhập, góp thêm vốn, liên doanh và chủ thể thể nhËn chun giao ®ã cã


11

quyền kiểm soát doanh nghiệp khác hay không?
Quyền kiểm soát được hiểu là khả năng chi phối hoạt động của doanh
nghiệp khác. Tuy nhiên khái niệm quyền kiểm soát của doanh nghiệp này
đối với doanh nghiệp khác không được giải thích một cách thuần tuý chỉ
dựa trên quy định của pháp luật thực định hay những tiêu chí định lượng về
số vốn nắm giữ hay số lượng ghế trong Hội đồng quản trị mà được giải
thích một cách thực dụng, căn cứ vào các tình tiết và đặc điểm riêng cđa
tõng tr­êng hỵp cơ thĨ. L­u ý r»ng nÕu gãp thêm vốn, cổ phần để tăng vốn
của doanh nghiệp không được coi là tập trung kinh tế.
Điều 3 Quy chế 139/2004 đà được Uỷ ban Châu Âu ban hành ngày
20/1/2004 định nghĩa về hoạt động tập trung kinh tế thuộc phạm vi điều
chỉnh của Quy chế: "đó là những hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình
thức khác mà qua đó một hoặc nhiều doanh nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ
cấu quyền kiểm soát của toàn bộ hoặc một số phần của một hoặc nhiều
doanh nghiệp khác" [29, tr.139].
Quyền kiểm soát trong pháp luật Liên minh Châu Âu cũng được hiểu
là khả năng tạo nên sự ảnh hưởng quyết định đối với hoạt động của doanh
nghiệp bằng các phương thức chủ yếu như góp vốn trực tiếp hoặc gián tiếp,

mua tài sản hoặc hợp đồng thuê khoán.
Uỷ ban Châu Âu cũng giải thích tập trung kinh tế theo nghĩa rộng:
- Một doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đối với hoạt động của
một doanh nghiệp khác, mặc dù chỉ nắm một phần vốn nhỏ trong doanh
nghiệp
- Uỷ ban cũng coi hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa hai công
ty Blokker và Toys"R" US ( Hà Lan) là một vụ tập trung kinh tế, mặc dù
một trong hai công ty này không có vốn góp ở công ty kia.
- Một doanh nghiệp chung được coi là mang tính tập trung khi nó
"hoạt động một cách độc lập", có nghĩa là khi nó có đầy đủ các phương tiện
tài chính, nhân lực và tài sản cần thiết để độc lập và trực tiếp tham gia vào
thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp chung đó đảm nhiệm lâu dài các chức
năng của một thực thể kinh tế độc lập thì đều coi lµ tËp trung kinh tÕ. doanh


12

nghiệp chung sẽ không được coi là mang tính tập trung nếu nó chỉ đảm
nhiệm một hoặc vài chức năng của các doanh nghiệp tham gia vào việc
thành lập ra nó.
- Hai hoặc nhiều hoạt động tập trung kinh tế mà được tiến hành một
cách nối tiếp nhau trong cùng một khoảng thời gian hai năm thì tạo thành
một dự ¸n tËp trung kinh tÕ duy nhÊt, mỈc dï khi xem xét một cách riêng rẽ
thì mỗi hoạt động tập trung kinh tế đó không mang quy mô cộng đồng theo
đúng tiêu chí quy định trong Quy chế 139/2004. Quy tắc này nhằm mục
đích ngăn ngừa tình trạng các doanh nghiệp liên quan ngắt dự án tập trung
kinh tế để triển khai qua nhiều giai đoạn khác nhau nhằm trốn tránh nghĩa
vụ thông báo.
Liên bang Nga không có khái niệm riêng về tập trung kinh tế. Theo
Luật về cạnh tranh và hạn chế độc quyền trên thị trường hàng hoá năm

1991, sửa đổi mới nhất năm 2002 thì mục đích ngăn ngừa việc lạm dụng vị
trí thống lĩnh của các tổ chức kinh tế hoặc việc hạn chế cạnh tranh của cơ
quan chống độc quyền liên bang, nhà nước thực hiện việc kiểm soát các
hành vi sau:
- Kiểm soát việc thành lập, tổ chức lại và giải thể các tổ chức kinh
tế khác và các liên hiệp gồm:
+ Thành lập, sáp nhập, hợp nhất liên minh các tổ chức kinh tế
+ Sáp nhập, hợp nhất các tổ chức kinh tế mà tổng giá trị tài sản
của năm tài chính gần nhất vượt quá 200.000 lần mức lương tối
thiểu
- Kiểm soát việc thực hiện pháp luật chống độc quyền trong các
trường hợp sau:
+ Khi góp vốn hoặc mua cổ phần có quyền biểu quyết chiếm trên
20% vốn điều lệ của các tổ chức kinh tế
+ Nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của một chủ thể
kinh doanh khác nếu giá trị tài sản giao dịch vượt quá 10% tổng
giá trị tài sản của chủ thể kinh doanh đó.
+ Nhận các quyền cho phép chủ thể kinh doanh đó thùc hiÖn chøc


13

năng điều hành doanh nghiệp [12, tr.168].
Như vậy, pháp luật Liªn bang Nga tiÕp cËn tËp trung kinh tÕ theo cách
liệt kê. Tập trung kinh tế được hiểu là các hành vi hợp nhất, sáp nhập, mua
cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp, nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản và các quyền khác cho phép điều hành doanh nghiệp khi những hành vi
đó vượt quá ngưỡng quy định của pháp luật. Pháp luật Nga cần kiểm soát
các hành vi tập trung kinh tế trên vì đó là hành vi có thể dẫn đến lạm dụng
vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền tại Liên bang Nga.

Luật cạnh tranh Canada quy định:

Sáp nhập được hiểu là việc mua hoặc thiÕt lËp, trùc tiÕp hay gi¸n
tiÕp, bëi mét hay nhiỊu người, bằng cách mua hay thuê mua cổ
phần hoặc tài sản, sự kiểm soát đối với hoặc một lợi ích đáng kể
trong toàn bộ hay một phần của hoạt động kinh doanh của một
đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng hoặc người nào
khác bằng cách kết hợp hay liên kết hoặc hình thức khác [15,
tr.142].
Luật bảo vệ cạnh tranh Croatia quy định:

Hợp nhất thương nhân là sự hoà nhập, sáp nhập, liên kết do có thêm
thành viên mới, sáp nhập bằng việc tạo ra công ty mới hay bằng việc
nắm đa số cổ phiếu hay đa số cổ đông có quyền bỏ phiếu, theo quy
định của Luật công ty và những quy định pháp luật liên quan [15,
tr.188].
Tập trung kinh tế theo Điều 16 Luật cạnh tranh Việt Nam là hành vi
của doanh nghiệp bao gồm các hình thức sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất
doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và
các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự



14

tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
- Mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc
một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi
phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh
nghệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam và
một số nước, cã thĨ rót ra mét sè nhËn xÐt s¬ bé sau:
Bản thân tên gọi tập trung kinh tế ở các quốc gia cũng không thống
nhất với nhau. Như Pháp, Việt Nam gọi đích danh là tập trung kinh tế. Còn
đa phần các nước lại "đặt tên" là sáp nhập hoặc hợp nhất. Tuy nhiên khái
niệm sáp nhập hoặc hợp nhất ở đây khác với quan niệm về sáp nhập, hợp
nhất của pháp luật Việt Nam. Có nghĩa là các khái niệm sáp nhập hoặc hợp
nhất được hiểu theo nghĩa rộng: bao gồm cả các hình thức sáp nhập, hợp
nhất, có thể cả mua lại và thậm chí là cả liên doanh nữa. Ví dụ:
Canada nếu trong liên doanh có một doanh nghiệp có quyền điều
khiển đáng kể đối với liên doanh thì trường hợp này được coi là sáp
nhập và sẽ bị điều chỉnh bởi luật về sáp nhập chúng tôi có liên doanh
trên khắp đất nước Canada nhưng cách mà các doanh nghiệp thường sử
dụng là họ sẽ gửi thông báo tới Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi
tiến hành liên doanh, thực chất ở đây theo quan niệm của chúng tôi là
sáp nhập [14, tr.46].
Còn theo quan điểm của Bộ Kinh tế Pháp, tập trung kinh tế có thể là
trường hợp thành lập một liên doanh mới nhưng Hội đồng cạnh tranh lại
cho rằng liên doanh chỉ được coi là tập trung kinh tế khi kết quả của liên
doanh là sự ra đời một chủ thể độc lập với các bên đà thành lập ra nó.


1.1.2.2. Bản chất pháp lý của tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế có một số đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi tËp trung kinh tÕ.
Chđ thĨ thùc hiƯn hµnh vi tập trung kinh tế là doanh nghiệp (Việt nam,
liên bang Nga ) hay có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân (Pháp, Canada...)


15

Tập trung kinh tế là nhằm tăng cường năng lực kinh tế của các doanh
nghiệp và cũng là quyền của các doanh nghiệp, bắt nguồn từ nhu cầu của
doanh nghiệp chứ không thể là ý tưởng của các cơ quan nhà nước.
Người mua cổ phần để nắm quyền chi phối doanh nghiệp khác thông
thường là doanh nghiệp. Tuy nhiên một số hoạt động mua lại và nắm giữ tạm
thời cổ phần do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân
hàng, bảo hiểm thực hiện không được coi là hành vi tập trung kinh tế vì đây là
một trong những hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp đó. Những
doanh nghiệp này mua lại và nắm giữ tạm thời cổ phần không thực hiện quyền
bỏ phiếu phát sinh từ cổ phần mà họ nắm giữ đế gây hạn chế cạnh tranh trên
thị trường.
Để tham gia một vụ tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh
tranh thì ít nhất phải có hai chủ thể (doanh nghiệp sáp nhập và bị sáp nhập;
doanh nghiệp mua lại và bị mua lại...). Như vậy sự tăng trưởng nội sinh của
doanh nghiệp để doanh nghiệp đó mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh
không được coi là hành vi tập trung kinh tế. Đây là điểm khác với cách hiểu
tập trung kinh tế dưới góc độ kinh tế.

Thứ hai, hình thức và mục đích của tập trung kinh tế.

Tập trung kinh tế diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: sáp
nhập, hợp nhất mua lại, liên doanh, mua cổ phần, góp vốn và những hình
thức khác như kiêm nhiệm chức vụ nhưng phải gắn với mục đích sở hữu
toàn bộ một doanh nghiệp khác hoặc sở hữu một phần đủ để kiểm soát, chi
phối hoạt động của doanh nghiệp đó.
Kết qu¶ cđa vơ tËp trung kinh tÕ ph¶i cã sù thay đổi cơ cấu chủ sở hữu
của doanh nghiệp, đây là điểm khác cơ bản so với các hành vi hạn chế cạnh
tranh khác như Cartel, lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền không
dẫn đến thay đổi cơ cấu chủ sở hữu doanh nghiệp.
Đặc điểm này không hẳn đúng với luật của Pháp khi quy định tại điều
L 430-1: "hành vi có thể mang lại cho mét doanh nghiƯp hc mét
nhãm doanh nghiƯp qun chi phèi quyết định đối với một doanh nghiệp
hoặc một nhóm doanh nghiệp khác, ngay cả khi những hành vi đó không
cấu thành một vụ tập trung kinh tế về mặt tổ chøc" [29, tr.96] vµ Quy chÕ


16

139 của Liên minh Châu Âu khi xét vụ hợp đồng nhượng quyền thương mại
giữa hai công ty Blokker và Toys"R" US ( Hµ Lan) lµ mét vơ tËp trung kinh
tế, mặc dù một trong hai công ty này không có vốn góp ở công ty kia.

Thứ ba, đối tượng tập trung kinh tế là tài sản, các quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp.
Tập trung kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung tư bản hình
thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn về tài chính. Do vậy, đối tượng
mà các bên tham gia vụ tập trung kinh tế hướng đến phải là vốn, tài sản
hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Suy cho cùng các quyền, lợi ích này
cũng gắn liền với việc sở hữu, nắm giữ được một số vốn nhất định để từ đó
người có các quyền, lợi ích này sẽ kiểm soát, chi phối hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp bị sáp nhập, bị hợp nhất hay bị mua lại.

Thứ tư, xem xét về hậu quả của việc tập trung kinh tế.
Nếu một hành vi bị xác định là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh gây
hại đến cạnh tranh và thị trường liên quan thì phải chứng minh bằng việc
các doanh nghiệp khác phải gánh chịu thiệt hại do hành vi đó gây ra, tức là
đà có thiệt hại xảy ra trên thị trường liên quan. Ngược lại khi các bên xin
phép được tham gia tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh phải xem
xét chứng minh hậu quả mà tập trung kinh tế gây ra bằng những "suy
đoán": việc tập trung kinh tế có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường và ảnh
hưởng tiêu cực đến cạnh tranh vì sau vụ tập trung kinh tế đó sẽ tạo ra doanh
nghiệp, nhóm doanh nghiƯp cã qun lùc thÞ tr­êng, nh­ vËy trong trường
hợp nàychưa có hậu quả xảy ra. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh tập trung kinh
tế chủ yếu dưới dạng kiểm soát, ngăn chặn khả năng hình thành vị trí thống
lĩnh, vị trí độc quyền bằng tập trung kinh tế; còn pháp luật chống lạm dụng
vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền hướng đến việc cấm đoán hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh đó đà làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh trên
thị trường liên quan.

1.1.3. Ảnh h­ëng cđa tËp trung kinh tÕ ®èi víi nỊn kinh tế
Trong những bối cảnh nhất định, tập trung kinh tế có những ảnh hưởng
tiêu cực đến cạnh tranh được thể hiện ở những nội dung sau:

Một là: Tích tụ và tập trung tư bản sẽ dẫn đến tập trung s¶n xuÊt. TÝch


17

tụ và tập trung sản xuất cao sẽ dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền
như Lê-nin đà nhận xét: "Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập

trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc
quyền"
[19, tr.321-322]. Nh­ vËy tËp trung kinh tÕ lµ "cưa ngâ" tạo ra những doanh
nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hoặc tăng quyền lực của thị trường
mà doanh nghiệp duy nhất đà vốn có hoặc tạo ra sự độc quyền.
Lưu ý rằng sức mạnh thị trường không chỉ được biểu hiện qua việc
doanh nghiệp nắm giữ một thị phần lớn trên thị trường liên quan mà doanh
nghiệp đó còn tạo ra những rào cản đối với việc gia nhập thị trường khiến
cho những doanh nghiệp mới hoặc những doanh nghiệp đang hoạt động trên
thị trường rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như trong việc gia
nhập thị trường để thích ứng với giá cả và lợi nhuận cao

Hai là: Tập trung kinh tế (theo chiều ngang) còn làm giảm đối thủ
cạnh tranh độc lập trên thị trường và tạo điều kiện "thúc đẩy" những doanh
nghiệp còn lại tham gia vào việc liên kết mang tính phản cạnh tranh theo
các hình thức thoả thuận hạn chế cạnh tranh (cartel) để chống lại sức mạnh
của những doanh nghiệp được hình thành sau vụ tập trung kinh tế.

Ba là: Lo ngại lớn nhất khi tập trung kinh tế do các công ty đa quốc
gia thực hiện sẽ đưa đến những hậu quả rất lớn. Các doanh nghiệp sau vụ
tập trung kinh tế sẽ trở nên lớn, mở rộng quy mô và có lợi thế cạnh tranh so
với các doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp này vẫn có tiềm lực tài
chính mạnh mẽ để tồn tại được sau những khoảng thời gian dài cạnh tranh
khốc liệt về giá cả hoặc đầu tư rất lớn cho những chiến dịch quảng cáo
nhằm thu hút khách hàng. Đối với các quốc gia có thị trường vốn hoạt động
tốt thì đây không phải mối quan ngại nghiêm trọng. Ngược lại, đối với Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay việc thiếu các thị trường vốn hoạt động tốt sẽ
dẫn đến hậu quả việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới ngày
càng trở nên khó khăn hơn khi phải "đối chọi" với các tập đoàn khổng lồ
được hình thành sau vụ tập trung kinh tế.

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi đối với nÒn kinh tÕ, tËp


18

trung kinh tế cũng có những mặt tích cực sau:
- Tập trung kinh tế tạo ra quy mô kinh doanh lớn (đặc biệt hữu ích đối
với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tham gia tập trung kinh tế):
nhà xưởng, máy móc thiết bị được mở rộng, tiết kiệm chi phí sử dụng nhân
sự, thiết bị chuyên môn nên tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất
trên mỗi đầu sản phẩm. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
làm cho quy mô sản xuất của nền kinh tế được mở rộng cả chiỊu réng lÉn
chiỊu s©u.
- TËp trung kinh tÕ gióp thóc ®Èy tiÕn bé khoa häc kü tht: Víi sù
ph¸t triĨn như vũ bÃo của các cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đà rút
ngắn chu kỳ sống của các thế hệ công nghệ, vì vậy để đứng vững và giành
được ưu thế trên thương trường bắt buộc các doanh nghiệp luôn phải đầu tư
đổi mới công nghệ. Việc nghiên cứu, đổi mới các thế hệ công nghệ này là
một việc mà các doanh nghiệp nhỏ khó có thể thực hiện được mà chủ yếu
chỉ có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn
mạnh được hình thành sau các vụ tập trung kinh tế.
- Tạo cơ hội thâm nhập thị trường mới, chiếm chỗ đứng vững chắc trên
thị trường trong nước và quốc tế: Đứng vững và giành được ưu thế trong
một thị trường quen thuộc luôn là nỗi "trăn trở" của các doanh nghiệp. Họ
bắt buộc và thường xuyên phải vượt qua mọi trở ngại khốc liệt trong bối
cảnh hiện nay cạnh tranh đà diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Để xâm nhập
vào được một thị trường mới khó khăn lại càng chồng chất khó khăn, chứa
đựng nhiều rủi ro hơn. Vì vậy xét ở một góc độ nhất định, khi gia nhập thị
trường mới, tập trung kinh tế đà giúp các doanh nghiệp liên kết với nhau để
tăng thêm sức mạnh tài chính cũng như các lợi thế cạnh tranh khác và chia

sẻ rủi ro trong kinh doanh; từ đó giành được thị phần lớn, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường trong n­íc vµ qc tÕ.
1.2. Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi tập trung kinh tế

1.2.1. Ngn ®iỊu chØnh quan hệ tập trung kinh tế
C.Mác cũng đà phát hiện ra nghịch lý: Cạnh tranh làm phát sinh tập
trung kinh tế, còn tập trung kinh tế lại tiêu diệt cạnh tranh [29, tr.84, 85].
Tập trung kinh tế thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp là


19

con đường nhanh nhất để tạo khả năng độc quyền của doanh nghiệp, vì vậy
các nước đều ban hành pháp luật cạnh tranh để kiểm soát tập trung kinh tế.
Nga hệ thống pháp luật của nhà nước kiểm soát về tập trung kinh tế
trên thị trường hàng hoá gồm hai bộ phận:
1) Giám sát việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thương mại
và phi thương mại
2) Kiểm soát việc thực thi pháp luật chống độc quyền trong việc mua
cổ phần, vốn góp vào vốn điều lệ của các tổ chức thương mại và trong các
trường hợp khác
Hai nội dung trên được quy định tại các điều luật sau:
- Điều 17, 18 Luật Liên bang về cạnh tranh trên thị trường hàng hoá
ngày 22/03/1991.
- Điều 3,17,18,19 Luật về cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày
23/06/1999
- Luật Liên bang về công ty cổ phần ngày 24/11/1995 và được sửa đổi
ngày 24/05/1999 tại Điều 16, 17.
- Luật Liên bang về công ty trách nhiệm hữu hạn ngày 14/01/1998 và
được sửa đổi ngày 31/12/1998 tại Điều 52,53.

Ngoài ra hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp còn được quy định:
- Từ Điều 57 đến Điều 60 Bộ luật dân sự Liên bang Nga 1994
- Khoản 1 Điều 14 Luật Liên bang ngày 8/8/2001 về đăng ký kinh
doanh cho pháp nhân và cá nhân kinh doanh vì những giấy tờ phải nộp cho
cơ quan chống độc quyền bao gồm những giấy tờ đà nộp cho cơ quan đăng
ký kinh doanh cùng một số giấy tờ khác.
Pháp luật của Pháp không chỉ quy định tập trung kinh tế một cách
thuần tuý chỉ dựa trên quy định của pháp luật thực định (Bộ luật thương
mại) hay những tiêu chí định lượng về số vốn nắm giữ hay số lượng ghế
trong Hội đồng quản trị, mà được giải thích một các thực dụng, căn cứ vào
tình tiết và đặc điểm riêng của từng trường hợp cụ thể [29, tr.97].
Theo quy định của pháp luật Mỹ thì việc chiếm độc quyền thương mại
là bất hợp pháp và đặt ra ngoài vòng pháp luật mọi sự tập hợp hoặc mưu đồ


20

hạn chế thương mại trong đó có hành vi sáp nhập hay hợp nhất doanh
nghiệp. Các hoạt động sáp nhập và hợp nhất của các hÃng vi phạm pháp luật
sẽ có thể bị xử lý giải thể hay tịch thu tài sản. Còn đối với các cá nhân có
trách nhiệm trong việc thực hiện hành vi nói trên sẽ bị phạt tiền hoặc phạt
tù có thời hạn.
Các Bộ luật và luật chủ yếu điều chỉnh lĩnh vực hợp nhất, sáp nhập và
mua lại công ty của Nhật Bản bao gồm Bộ luật thương mại, Luật chứng
khoán và thị trường chứng khoán, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì
cạnh tranh lành mạnh. Trường hợp có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì
có thể được điều chỉnh bởi Luật về ngoại hối và ngoại thương.
Việt Nam, quan điểm về tập trung kinh tế được thể hiện trong các
văn kiện của Đại hội Đảng: "hình thành một số tổ chức kinh tÕ lín víi mơc
®Ých tÝch tơ, tËp trung cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới"

[1, tr.90] và sau đó được thể chế hoá trong một số văn bản pháp luật hiện
hành sau:
- Luật cạnh tranh ngày 3/12/2004;
- Bộ luật dân sự 2005 (Điều 94,95);
- Luật doanh nghiệp 2005 (Điều 152, 153);
- Luật đầu tư 2005;
- Nghị định số116 của Chính phủ ngày 15/9/2005 (NĐ116/CP) quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh;
- Nghị định số 120 của Chính phủ ngày 30/9/2005 (NĐ 120/CP) quy
định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;
- Nghị định số 05 của Chính phủ ngày 9/1/2006 (NĐ 05/CP) về việc
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Hội đồng cạnh tranh;
- Nghị định 06 của Chính phủ ngày 9/1/2006 (NĐ 06/CP) quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh
tranh.
Có thể đưa ra các nhận xét sau về pháp luật điều chỉnh hành vi tập
trung kinh tÕ:


21

Một là, tập trung kinh tế có thể được tiếp cận từ góc độ luật công và
luật tư vì: Tập trung kinh tế là hành vi của các chủ thể hoạt động theo luật
tư nhưng việc cấm đoán, ngăn cản những hành vi tập trung kinh tế dẫn đến
hạn chế cạnh tranh lại được thực hiện theo phương pháp của luật công.

Hai là, tập trung kinh tế được quy định rải rác tại Bộ luật dân sự, Bộ
luật thương mại, Luật doanh nghiệp hoặc Luật công ty, Luật cạnh tranh ,
Luật chứng khoán thậm chí luật của Mỹ còn đề cập đến trách nhiệm cá

nhân của người thực hiện hành vi tập trung kinh tế. Luật một số nước
Châu Âu lục địa chỉ xác lập những nguyên tắc pháp lý cơ bản, ở một mức
độ nào đó chúng được bổ sung bởi án lệ. Tuy nhiên tập trung kinh tế chủ
yếu được quy định tại pháp luật cạnh tranh (phần quy định về kiểm soát
hoặc chống độc quyền với nhiều tên gọi cụ thể khác nhau tuỳ mỗi quốc
gia) nhằm kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và xử lý các hành vi tập
trung kinh tế vi phạm pháp luật.
Các nước đều chia pháp luật cạnh tranh thành hai lĩnh vực khác biệt
là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn
chế cạnh tranh (hay còn gọi là pháp luật chống độc quyền hay kiểm soát
độc quyền). Tập trung kinh tế thuộc sự điều chỉnh của pháp luật chống
hạn chế cạnh tranh.
Luật cạnh tranh đầu tiên được ban hành ở Canada năm 1889, sau đó Mỹ
ban hành Luật Sherman 1890 và Luật Clayton 1914. Nhìn chung hầu hết các
quốc gia có nền kinh tế thị trường đều đà có pháp luật cạnh tranh. Tập trung
kinh tế ở Việt Nam lần đầu tiên đà được pháp điển hoá một cách có hệ thống
tại Luật cạnh tranh 3/12/2004 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các
quy định của Luật cạnh tranh. Tuy nhiên pháp luật về chống hạn chế cạnh
tranh ở các nước Châu u, trong đó có Việt Nam "nghèo nàn và không hiệu
quả khi so sánh với pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của chính họ"
[21, tr.67].


22

1.2.2. Vai trò của pháp luật cạnh tranh trong việc điều chỉnh các
hành vi tập trung kinh tế
Cuối những năm 1980, quy luật thị trường đà được áp dụng ở khắp
mọi nơi. một số nước đà ban hành pháp luật để chống lại những tác động
tiêu cực của thị trường bởi:

Chính vì tự do kinh doanh và tự do khế ước và cùng với sự giục
già của quy luật giá trị và bản tính của con người, nên các hoạt
động cạnh tranh tự phát có thiên hướng thái quá, cực đoan nhằm
gây rối, ngăn cản, hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh của các đối
thủ. Những hành vi mang mục đích cạnh tranh đó đến lượt nó lại
quay lại huỷ hoại động lực phát triển kinh tế [21, tr.38].
Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô lớn
nên việc các nước ban hành pháp luật cạnh tranh để kiểm soát các hành vi
tập trung kinh tế trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và thĨ hiƯn vai trß quan
träng cđa ë mét sè khÝa cạnh cơ bản sau:

Pháp luật cạnh tranh là công cụ để chống lại hành vi hạn chế cạnh
tranh nhằm bảo vệ các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường kinh
doanh lành mạnh và bình đẳng.
Pháp luật cạnh tranh được ban hành để chống lại nguy cơ tập trung
kinh tế diễn ra vô cùng nhanh chóng và gây hạn chế đến hoạt động cạnh
tranh trên thị trường; bảo vệ các lợi ích xà hội, môi trường đạo đức kinh
doanh để chống lại những mối đe doạ phát triển từ thị trường tự do thái quá,
từ sự phát triển không kiểm soát nổi của quá trình tập trung kinh tế cao độ,
từ đó dẫn đến độc quyền và sự phân chia không đồng đều giữa lợi ích tăng
trưởng kinh tế và từ thực tế cạnh tranh đà bị "bóp méo" từ các tổ chức độc
quyền

Pháp luật cạnh tranh là phương tiện để nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nền kinh tế.
Như đà phân tích, tập trung kinh tế là hành vi cđa c¸c doanh nghiƯp,
nã thĨ hiƯn qun tù do liên doanh liên kết trong hoạt động kinh doanh,
một nội dung cđa qun tù do kinh doanh. Tuy nhiªn tù do cịng chØ lµ sù



×