Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Pháp luật về chống trợ cấp trong thương mại hàng hoá khi việt nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 85 trang )

0

.
!007

2098


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




BỘ TƯ PHÁP



a

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HẢ NỘI








NGUYÊN QUANG HƯONG TRÀ

PHÁP LUẬT VÊ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG


THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA KHI VIỆT NAM LÀ
THÀNH VIÊN TỚ CHỨC THƯƠNG MẠI THỂ GIỚI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50

NGƯỜI HƯỚNG DẢN: GS.TS LÊ HÒNG HẠNH

TH ư V!ÊN
TRƯỜNG ĐẠI HOC LÚẬT h a n ộ i

PHÒNG ĐỘC..

2Q 9 8

HÀ NỘI, 2007


M ỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1 Trợ cấp và tác động của trợ cấp đối với tự do hóa thương mại

5

1.1. Một số khía cạnh lý luận về trợ cấp trong thương mại

5

1.2. Tác động của trợ cấp đối với tự' do hóa thương mại


14

1.3. Cách tiếp cận và các quy định cua WTO đối với trợ cấp và chống trợ
cấp

18

Chương 2: Pháp luật về chống trợ câp trong lĩnh vực thương mai hàng
hóa ở Việt Nam

26

2.1. Nhận diện và so sánh một số dạng trợ cấp theo quy dịnh cua pháp
luật Việt Nam từ nguyên tấc tự do hóa thương mại của WTO

26

2.2. Áp dụng biện pháp chong trợ cấp theo quy định của pháp luật Việt
Nam

32

Chương 3: Một số đề xuất nhẩm hoàn thiện pháp luật về chống trự cấp
trong lĩnh vực thương mại hàng hóa của Việt Nam

57

3.1. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với các quy định và
biện pháp trợ cấp đang tồn tại trong lình vực thương mại hàng hóa


57

3.2. Hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chong trự cấp
trong lĩnh vực thương mại hàng hóa phù hợp với các yêu cầu cua WTO

64

KẾT LUẬN

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

PHỤ LỤC

80


BẢNG CHỮ VIẾT TẢT

BT BCT

: Bộ trưởng Bộ Công thương

CTC

: Chống trợ cấp


DAF

: Quỹ Hỗ trợ phát triển

EPF

: Quỹ Hỗ trợ xuất khâu

NĐ 89/2005

: Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005

Pháp lệnh 2004

: Pháp lệnh CTC hàng hóa nhập khâu vào Việt Nam

SCM

: Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đỏi kháng

TC

: Trợ cấp

TMHH

: Thương mại hàng hóa

OECD


: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CÁP THIÉT CỦA VIỆC NGHIÊN

cứu ĐÈ TÀI

Trợ câp (TC) là một cơng cụ chính sách được sử dung rộng rãi và phổ
biên ơ hâu hết các nước là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
đặc biệt là TC trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số tài liệu nghiên cứu cho
thây, mặc dù Vòng đàm phán Urugoay đã có những nhượng bộ chút ít về
nơng nghiệp, song sự bảo hộ nông nghiệp cua các nước phát triên thuộc Tô
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) còn rất cao, với tỏng số hàng năm
khoảng 360 tỷ USD, trong đó Mỹ và EU chiếm tới 80%. Diều này chứng
minh một thực trạng "nghịch lý" đang tồn tại trong thương mại quốc tế mà
các nước nghèo về tiềm lực tài chính như Việt Nam phai chấp nhận đó là
nước càng giàu thì TC càng nhiều.
Trong thương mại quốc tế, TC thường được coi là biện pháp tạo lợi thế
cạnh tranh bất binh đăng. TC tác động đến rất nhiều đối tượng liên quan cua
nước nhập khâu và ít nhiều ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Theo một nghiên
cứu, việc cất giảm thuế và TC nông nghiệp trên tồn cầu mỗi năm cỏ thè đóng
góp thêm cho nền kinh tế thế giới tới 44 tỷ USD - một con số không nho đê
làm tăng thu nhập cho cả nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Chính vi vậy, chống
trợ cấp (CTC) nhằm triệt tiêu lợi thế hàng hóa, dịch vụ nước ngồi nhận được,

cũng như giảm thiêu những ảnh hưởng của nó đối VỚI tự do hóa thương mại
quôc tế là công cụ hợp pháp được nhiều nước áp dụng và được WTO công
nhận.
Cùng với chống bán phá giá và tự vệ thương mại, CTC là công cụ bao vệ
thương mại có xu hướng được nhiều nước thành viên WTO sử dụng. Chi
riêng nửa đầu năm 2001 đã có 27 trường hợp các nước đánh thuế CTC, cao
hơn nhiều mức trung bình của 6 năm trước đó. Tuy nhiên, TC cua các nước
vân có xu hướng gia tăng cho dù WTO đã ban hành khung tiêu chuẩn vồ TC.
Đó là "luật chơi" mà với tư cách là thành viên WTO Việt Nam phải chấp
nhận.
Đê tạo công cụ chính sách thương mại được quốc tế thừa nhận có thế bao
vệ lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất trong nước trước các hành vi TC,


ngày 20 tháng 8 năm 2004, Uy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam dã thông
qua Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Pháp lệnh
2004). Tuy nhiên, CTC trong lĩnh vực thương mại hàng hoá (TMHH) vẫn
đang đặt ra những vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam, khơng chi các doanh
nghiệp mà cịn đối với cả các cơ quan quản lý nhà nước. Bằng chứng là
những cảnh báo về nguy cơ một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị
kiện bán phá giá liên tục được đưa ra trong thời gian qua. Trong khi đó, ít CƯ
quan quản lý và giới doanh nghiệp chú ý tới nguy cơ "xâm lấn" cua hàng hóa
nước ngồi cung ứng vào Việt Nam bang những biện pháp được coi tương tự
như hành vi TC. Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu pháp luật CTC ờ
lĩnh vực TMHH có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là khi
Việt Nam gia nhập WTO.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI
Trong khi thuế CTC đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1890, thì
Việt Nam mãi đến năm 2004 mới ban hành văn bản đầu tiên về CTC dưới
hình thức pháp lệnh. Vì vậy, có thể nói CTC là lĩnh vực pháp luật vẫn còn khá

mới mẻ trong khoa học pháp lý Việt Nam. Ớ các phạm vi và mức độ khác
nhau, có một số cơng trình đã được cơng bố, đề cập đến một vài khía cạnh
liên quan đến nội dung của đề tài.
Đáng chú ý có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến pháp luật về
CTC của WTO, như: Luật Thương mại quốc tế; những vấn đề lý luận và thực
tiên của Raj Bhala, Nxb Tư pháp, 2006; Trợ cấp vờ các biện pháp đoi kháng
theo quy định của WTO của Nguyễn Thị Hải Yen, đăng trên vvebsite của ủ y
ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế...Ngồi ra, có một số cơng trình tiếp
cận nghiên cứu chính sách trợ cấp của Việt Nam, như: Điều chinh chính sách
thuế và trợ cấp sau khi gia nhập WTO do Lê Xuân Sang và Nguyễn Xuản
Trình chủ biên, Nxb Tài chính, 2007; Việt Nam %ia nhập IVTO: phân tích th
quan, ngành và trợ cấp của nhóm tác giả Montague Lorđ, Malcolm
Bosworth, Đỗ Trọng Khanh và Nguyễn Trường Sơn; Nxb Tài chinh,
2005...Tuy nhiên, trong những cơng trình này, các tác giả mới chi dừng lại
hoặc phân tích những quy định của pháp luật WTO về CTC; hoặc đánh giá


chính sách trợ cấp của Chính phủ Việt Nam và đưa ra những giải pháp hiệu
chỉnh.
Qua những tim hiêu bước đâu, có thẻ khăng định răng ơ Việt Nam tính
đên nay hâu như chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ ban.
tồn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về CTC
trong lĩnh vực TMHH khi Việt Nam gia nhập WTO. Với thực tế trên, đề tài
"Pháp luật về chổng trợ cấp trong thương mại hàng hóa khi Việt Nam là
thành viên Tỏ chức Thương mại Thế giới" ờ cấp độ luận văn thạc sỹ luật là
cơng trình nghiên cứu cần thiết. Luận văn sẽ tìm cách dưa ra phương thưc tiếp
cận mới về TC và CTC trong lĩnh vực TMHH.
3. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
Trong khuôn khô của một luận văn thạc sỳ, phạm vi nghiên cứu cùa dè
tài chỉ giới hạn trong lĩnh vực TMHH. Do tính chất phức tạp và đàn trai cua

vân đê TC, luận văn này không đê cập và giai quyết các khía cạnh pháp lý
liên quan đến CTC ừong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về CTC trong bối cảnh Việt Nam
là thành viên WTO, luận văn chủ yếu tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận
cơ bản về TC và CTC; nhận diện, phân tích một sổ dạng TC trong lình vực
TMHH từ nguyên tẳc tự do hóa thương mại của WTO và thủ tục cua một
cuộc điều tra CTC. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật về CTC trong lĩnh vực TMHH phù hợp với các quy định cua
WTO và thực tiễn Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẶN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u ĐỀ

TÀI
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn dựa
trên lý luận của học thuyết Mác - Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương
sử, phân tích, logic, phương pháp tổng hợp, phương

pháp lịch

pháp đối chiếu, chứng

minh, so sánh...cũng được sư dụng hợp lý trong quá trinh nghiên cứu, giai
quyết các vấn đề trong nội dung luận văn.


4

5. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI









Mục đích của đề tài là làm sáng to một số vấn đề lý luận cơ bản về TC và
CTC. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng pháp luật CTC trong lĩnh vực
TMHH của Việt Nam trong tương quan so sánh với quy định của WTO về TC
và CTC. Dưới góc độ nghiên cứu. tác giả mạnh dạn đưa ra một số đề xuất
nhằm hoàn thiện pháp luật về CTC trong TMHlí khi Việt Nam gia nhập
WTO. Mục đích nghiên cứu nói trên được cụ thể hoá trong việc giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về TC và CTC.
Hai là, phân tích, đánh giá những nội dung cơ ban cua pháp luật CTC
trong TMHH của Việt Nam; đồng thời nghiên cứu quan điểm và cách tiếp cận
của WTO về TC và CTC.
Ba là, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về CTC trong
lĩnh vực TMHH, luận văn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về
CTC trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.

6. NHỮNG ĐIẺM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ tỉm hiểu một cách toàn diện và đầy đủ pháp luật CTC ở lĩnh
vực TMHH trong điêu kiện Việt Nam gia nhập WTO. Qua việc phân tích
những vấn đề lý luận cũng như pháp luật CTC, tác giả cũng sẽ đưa ra một số
đề xuất hoàn thiện pháp luật CTC trong TMHH khi Việt Nam tham gia WTO.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Trợ cấp và tác động của trợ cấp đối với tự do hóa thương mại
Chương 2: Pháp luật về chống trợ cấp trong lĩnh vực thương mại hàng
hóa ờ Việt Nam
Chương 3: Một sơ đê xuất nhằm hồn thiện pháp luật về chong trợ cấp
trong lĩnh vực thương mại hàng hóa của Việt Nam


Chuơng 1
TRỌ CẤP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TRỢ CÁP DÓI VỚI






T ự DO HỐ THƯƠNG MẠI




1.1. Một số khía cạnh lý Luận về trợ cấp trong thu ong mại
1.1.1. Khái niệm trọ cấp trong pháp luật Việt Nam và quy định cùa
YVTO
Thuật ngữ TC có thể có rất nhiều nghĩa khác nhau tu ỳ theo cách tiếp cận.
Nêu tiếp cận khái quát, TC có thể được hiểu là hệ các biện pháp điều hành
cua Chính phủ. Đê hiêu rõ hơn về TC trong thương mại có thê dẫn đến hành
động đơi kháng đơn phương của Chính phủ, cần tiếp cận khái niệm ở phạm vi
rộng từ góc độ kinh tế.
(i) Tiếp cận khái niệm trợ cấp từ góc độ kỉnh tế
Dưới góc độ kinh tế, có quan niệm cho rang TC là "lợi ích được dành

cho một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm thơng qua hành động của Chính
phủ" [32, tr.636]. Theo định nghĩa này, thì TC có thể bao gồm rất nhiều hành
động phơ biến và điển hình của Chính phủ, ví dụ như cung cấp khả năng
phịng chơng cháy nô và thành lập lực lượng cảnh sát làm cơng tác bao vệ.
làm đường giao thơng, thậm chí cả hoạt động xây dựng trường học và hoạt
động giáo dục. Những sự bảo hộ này rõ ràng là có thể làm giảm bớt gánh
nặng chi phí bảo hiểm cho doanh nghiệp, và do đó làm giảm một phần chi phí
sản xuất.
Neu cách tiếp cận này được sử dụng, và các nguyên tắc cua thương mại
quốc tế cho phép các Chính phủ phản ứng lại bằng việc áp dụng thuế đối
kháng đánh vào hoạt động TC thi toàn bộ hệ thống tự do hóa thương mại hình
thành sau thế chiến thứ hai sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, một yêu cầu đặt ra là cần tiếp cận TC theo cách thức có thê tránh
được cách định nghĩa ở một phạm vi rộng nêu trên, làm ảnh hương đen
thương mại quôc tế. Điều này liên quan chủ yếu đến việc áp dụng thuế dịi
kháng thơng qua hành động đơn phương cùa Chính phủ. Với tinh thần này,
pháp luật thương mại đă tiếp cận khái niệm TC với tư cách là một biện pháp


đ e m lại n h iê u lợi ích h ơ n cho m ộ t d o a n h n g h iệ p so VỚI n h ữ n g gỉ d o a n h ng hiệ p

đó có thê có được trong điêu kiện thị trường bình thường khơng có sự can
thiệp của Chính phủ.
(ii) Tiếp cận khái niệm trợ cấp từ góc độ pháp luật thưong mại
Hiện nay, có nhiều quốc gia xây dựng riêng cho mình hệ thống pháp luật
về CTC phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Một số quốc gia khác như
Thụy Sỹ, Nhật Bản w , lại lựa chọn giải pháp áp dụng trực tiếp các quy định
của WTO về CTC mà khơng cần nội luật hóa chúng [27, tr 512] Do vậy, nhìn
chung cách tiếp cận của pháp luật các nước về TC đều ít nhiều có nguồn gốc
xt xứ từ quy định của WTO. Chính vì vậy, trong phần này, chúng tôi chi

giới hạn xem xét cách tiếp cận cua WTO trong tương quan so sánh với quy
định của pháp luật Việt Nam về TC.
Trong khuôn khố WTO, lần đầu tiên định nghĩa chính thức về TC được
đưa ra tại Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM). Theo quy
định tại Điều 1 của Hiệp định này, để được coi là TC thì một biện pháp phai
thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
- Thứ nhất, là một khoản đóng góp về tài chính do Chính phú hoặc một
tơ chức nhà nước công (public body) cung cấp; hoặc là một khoản hô trợ thu
nhập hoặc hồ trợ giá và
- Thứ hai, phải mang lại lợi ích cho đối tượng được nhận sự đỏng góp tài
chính hay hỗ trợ thu nhập, hỗ trợ giá đị.
Sự đóng góp về tài chính được SCM giải thích có the là việc chun tiền
trực tiếp, từ bỏ nguồn thu, cung cấp hàng hóa và dịch vụ khơng phải là hạ
tầng cơ sở chung, hoặc Chính phủ phải ừả tiền cho một cơ chế tài trợ, hoặc có
thế là các hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc giá. Tuy nhiên, Hiệp định cũng quy
định phải có lợi ích được hình thành trên cơ sở những hành động hỗ trợ đó.
Một điêm đáng chú ý là ngay cả khi một biện pháp là TC theo định nghĩa cua
SCM thì chưa hăn đã thuộc phạm vi điêu chỉnh của Hiệp định, trừ phi TC đó
được dành riêng cho một đơn vị hoặc ngành sản xuất hoặc nhóm doanh
nghiệp hoặc nhóm ngành sản xuất tại một hoặc một số khu vực dịa lý nhàt
định (TC mang tính riêng biệt).


7

Chúng tôi chia sẻ với quan điêm cho rằng, định nghĩa TC cua SCM "là
sự kêt hợp các yếu tố của cả hai cách tiếp cận dựa vào thiệt thòi và lợi ích"
[32, tr.639]. vấn đề này liên quan đến câu hỏi: biện pháp TC làm phát sinh
chi phí của Chính phu hay nó làm phát sinh lợi ích cho doanh nghiệp liên
quan đên việc san xuảt ra một san phâm cụ thê lưu thơng trong thương mại

qc tê? Có quan điêm cho ràng để có thê xử lý một hành động TC theo quy
tăc của WTO, cần phải chứng minh được Chính phủ đã phải từ bỏ một khoản
lợi ích nhất định, nghĩa là, Chính phủ đã phải chịu một sự thiệt thịi khi thực
thi một chính sách TC. Một quan điểm khác (là quan điểm chiếm ưu thế tại
Hoa Kỳ) lại cho rằng chi phí phát sinh khơng phải là yếu tố có liên quan.
Thay vào đó quan điêm này chủ yếu quan tâm đen việc liệu hành động TC có
đem lại lợi ích nhiều hơn cho doanh nghiệp so với những gì doanh nghiệp dó
có thê có được trong điều kiện thương mại binh thường khơng có sự can thiệp
của Chính phủ hay khơng. Ví dụ như trường hợp Chính phu dồng ý cấp một
khoản vay đặc biệt cho một ngành sản xuất cụ thê với mức lài suất là 8%
trong điều kiện Chính phủ có thể vay vốn với chi phí 6%. Mặt khác, giả sư
rằng hoạt động cho vay trên thị trường tư nhân bình thường có mức lãi suất
10%. Trong tình huống này, có thể lập luận ràng Chính phủ khơng phải chịu
bất kỳ thiệt hại nào với khoản cho vay ở mức lãi suất 8% trong khi chi phí vay
vốn của Chính phủ chỉ là 6%. Doanh nghiệp tiếp nhận được hưởng lợi ích vì
nó được vay ở mức lãi suất 8% thay vi mức lãi suất thị trường là 10%. Theo
cách thức áp dụng của Luật thuế đối kháng Hoa Kỳ, rõ ràng, phương thức lợi
ích dành cho doanh nghiệp đã được sử dụng và khoản cho vay có thề được coi
làTC [32, tr.638].
Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy cách xây dựng định nghĩa TC
của SCM thê hiện sự dung hòa các yếu tố của hai cách tiếp cận trên về TC.
Bởi lẽ, bên cạnh yếu tố "đóng góp về tài chính của Chính phủ hoặc một cơ
quan cơng cộng", SCM cịn u cầu phải có một lợi ích được hình thành trên
cơ sở những hành động hỗ trợ đó.
Một vấn đề nữa trong cách tiếp cận khái niệm TC của SCM, đó là tính
riêng biệt. Theo tinh thần của địiih nghĩa TC tại Điều 1, chi những TC gây


8


bóp méo sự phân bơ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế mới là đối tượng tác
động của SCM. Neu TC phô biến chung cho mọi đối tượng trong nền kinh tế
thì người ta giả định rang khơng xảy ra sự bóp méo phân bồ nguồn lực kinh
tê, và do vậy, nó khơng thuộc nội hàm khái niệm TC mà SCM cỏ nhiệm vụ
hướng dẫn và điều tiết.
ơ Việt Nam, thuật ngữ TC lần đầu tiên xuất hiện trong Luật Thuế xuất
khâu, nhập khâu sửa đôi năm 1998. Nhưng Luật này khơng dưa ra giai thích
thế nào là TC. Chỉ đến Pháp lệnh 2004, tại Điều 2, TC mới được đinh nghĩa là
"sự hỗ trợ về tài chinh của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ dành cho
tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và đem lại
lợi ích cho tố chức, cá nhân đó". Với khái niệm này, chúng ta dễ dàng nhận ra
nhiều điểm tương đồng của pháp luật Việt Nam so với pháp luật WTO trong
cách tiếp cận vấn đề TC.
Trước hết, điều kiện đe được coi là TC theo quy định cùa pháp luật Việt
Nam cũng bao gồm: (1) sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan cua
Chính phủ, (2) tồn tại một lợi ích được hình thành từ hành động hỗ trợ tài
chính đó. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam nhận diện cụ thè hơn ngay trong
khái niệm nhóm đơi tượng nhận TC theo phạm vi không gian thương mại bao
gôm: sản xuất, xuất khấu hàng hóa vào Việt Nam. Như vậy, phạm vi TC chịu
sự tác động của Pháp lệnh 2004 hẹp hơn so VỚI cách tiếp cận cua WTO. Nó
chỉ bao gồm một chiều đi của thương mại đó là thương mại nhập khẩu. Hình
thức TC trong nước là nguyên nhân cản trở hàng xuất khấu cua Việt Nam
xâm nhập thị trường của một nước không thuộc nội hàm khái niệm TC được
đề cập đến trong Pháp lệnh 2004.
Như vậy, với tư cách là đối tượng áp dụng cua biện pháp CTC, dưới góc
độ cạnh tranh có thê hiêu TC là những hiện pháp hơ trợ lài chính cua chính
quyền đem lại lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho các doanh nghiệp mà íro II [Ị

điều kiện thương mại bình thường khơng cỏ sự can thiệp cua chính quyền,
doanh nghiệp khơng thê có.



9

1.1.2. Bản chất và mục đích của trọ cấp trong thu ong mại
Đê hiêu rõ hơn về bản chất của TC, chúng ta sẽ tìm hiểu mục đích cua
các qc gia khi thực hiện chính sách TC và nguyên nhân hình thành TC.
Mặc dù đàm phán cắt giảm TC trong khuôn khô WTO dã đạt được
những tiên bộ đáng kê, nhưng mức độ bảo hộ nông nghiệp của các nước giam
không nhiều, đặc biệt là các nước phát triển. Thời kỷ 1986 - 1988. các khoan
TC của các nước phát triên tương đương với 51% sản lượng nông nghiệp cùa
họ, và 14 năm sau (2002), sau khi thực hiện cam kết Uruguay, chúng vần
chiếm 48% tồn bộ sản lượng nơng nghiệp - khoảng 320 tỷ USD [21]. Sở dĩ
có tình trạng ưên vì mục đích sử dụng TC trong thương mại quốc tế rất da
dạng. Xuất phát từ động cơ khác nhau nên mục đích sử dụng TC cũng khơng
giống nhau. Sau đây là phân tích một số mục đích sử dụng TC phô biến trong
thương mại quốc tế.
(ỉ) Trợ cấp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy phát triển và
nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế.
ơ phương diện này, mục đích của TC biểu hiện ơ các chiều cạnh chu yếu
sau:
Thứ nhất, TC nhẳm hạn chế việc tiếp cận thị trường của hàng hóa nước
ngồi. Khi thực hiện mục tiêu này, TC có tác động như một biện pháp kiêm
sốt nhập khâu. Tuy nhiên, khơng hồn tồn giống với các biện pháp thuê
quan và phi thuế quan trong nhiều trường hợp có tác dụng ngay lập tức và có
thế nhận diện được một kết quả hạn chế khá rõ ràng luồng hàng nhập khấu,
với TC, dấu hiệu của sự tác động này không phải lúc nào cùng dễ dàng nhận
biết. Việc hỗ trợ nhàm giữ giá hàng nông sản trên thị trường nội địa cua các
nước OECD là một thực tế minh chứng cho điều này. Thơng qua chính sách
trợ giá cho người nơng dân, Chính phủ OECD đã làm cho sự xâm nhập của

hàng nơng sản có xuất xứ từ các nước đang phát triển vào OECD trờ nên rât
khó khăn do không thê cạnh tranh nôi về giá. Diêu này cho thay rằng, quyên
lợi của nước xuât khâu hàng hóa sang thị trường cua nước áp dụng TC theo
quy định cua GATT 1994 cũng có thê bị vơ hiệu hóa hoặc bị làm tơn hại khi
đáng ra hàng hóa của nước xuất khâu đó được tiếp cận thị trường một cách


10

thuận lợi hơn do có cam kết cẳt giảm thuế quan. Nhưng trên thực tế, việc tiếp
cận thị trường này lại bị thu hẹp hơn trông đợi do hành vi TC của nước nhập
khâu.
Thứ hai, TC vỉ mục tiêu khuyến khích xuất khâu, mơ rộng thị trường.
Thực tiên thương mại thế giới trong lĩnh vực nơng nghiệp là một ví dụ chứng
minh cho điều này. Tình trạng vượt cung trên phạm vi tồn cầu trong sản xuất
nơng nghiệp đã phát sinh do ngày càng có nhiều nước tự chu về lương thực và
đồng Đô la tăng cao trong những năm 1980 đã thúc đẩy việc mở ra các nguồn
cung cấp mới về nhiều loại hàng hóa. Sản lượng dư thừa cao địi hỏi sự tái cơ
cấu các chương trình hồ trợ nông nghiệp ở Tây Âu, Hoa Kỳ và những nơi
khác. Do đó, xu hướng tồn cầu là khơng chỉ xây dựng hàng rào nhập khẩu
mà còn là việc hỗ trợ xuất khâu nông nghiệp. Thực tế là, hồ trợ xuất khâu
nông nghiệp đã trở thành phổ biến trong Cộng đồng kinh tế Châu Âu vốn đã
được củng cô bởi chính sách nơng nghiệp chung. Bản thân I loa Kỳ, một nước
ln hơ hào, cố vũ cho tự do hóa thương mại cũng bắt đầu TC xuất khảu rộng
rãi trong những năm 1980. Hệ quả là, cuộc đua về TC đã diễn ra và đương
nhiên, bên thua thiệt từ việc bảo hộ và chính sách khuyến khích xuất khâu này
là các nước chậm phát triển.
Thứ ba, TC nhàm bảo hộ ngành sản xuất và kinh doanh hàng hóa có sức
cạnh tranh cịn thấp. Thơng thường những ngành này vốn có nhừng ưu thế
tiềm tàng và tiền đề phát triển cho phép từng bước nâng cao khá năng cạnh

tranh quốc tế của ngành.
Dưới góc độ kinh tế, mục đích sử dụng TC không chỉ tạo ra rào can ngăn
chặn sự xâm nhập của hàng hóa nước ngồi vào thị trường nội đìa hoặc TC
dưới mọi hình thức nhàm khuyến khích xuất khẩu mà quan trọng hơn là
những phương thức TC đó phải đạt được mục tiêu phân bổ nguồn lực hợp lý
hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phâm trên thị trường trong
nước và quốc tế.
(ii)

Tác dụng của trọ' cấp đối với chương trình tái phân bổ nguồn lực

kinh tế vì m ục đích đảm bảo cơng bằng xã hội.
Nhiêu thành viên WTO đã sử dụng công cụ TC đê giảm thiêu chênh lệch


11

phát ứiên giữa các vùng lãnh thổ, hỗ trợ những nhóm người đễ bị tổn thương,
bao gơm nơng dân và người lao động trong các khu vực, ngành hàng bị tác
động tiêu cực trong q trình tự do hóa. Thơng qua TC, các Chính phu cịn có
thê hướng đến thực hiện các chương trình tái phân bơ các nguồn lực kinh tế
nhăm nơ lực giải quyết tình trạng mất cân đối thu nhập giừa các vùng miền,
đảm bảo công băng xã hội. Trong trường hợp này, TC được xem là cơng cụ
kinh tê đê Chính phủ thực hiện các tác động tích cực đến những vấn đề xà hội
có tính "nhạy cảm". Trường hợp khác, đê ơn định tình hình xã hội, đặc biệt là
nhằm đạt được mục tiêu về giảm tỳ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người
lao động trong nước, Chính phủ có thê áp dụng biện pháp TC. Thơng qua đó
đe duy trì sự phát tnến kinh tế ngành thu hút lao động cao ví dụ như dệt
may...để hướng đến sự ổn định xã hội và an ninh việc làm cho người lao
động. Đây chính là chương trình TC hướng đến mục tiêu bảo vệ việc làm cua

Chính phú.
(iii)

Tác dụng của trợ cấp đối với việc thực hiện những dịnh hưởng

chính trị.
TC là một khoản hồ trợ tài chính của Chính phủ dành cho doanh nghiệp
nhưng nó khỏng loại trừ khía cạnh chính trị của vấn đề. ơ một số quốc gia,
việc TC cho doanh nghiệp còn hướng đến việc thực hiện các định hướng về
mặt chính trị. Xuất phát từ nguyên lý kinh tế sẽ là yếu tố điều tiết và hướng
dẫn chính trị. Chính vì vậy, có những trường hợp, thơng qua những khoản TC
kinh tế, các Chính phủ hướng đến việc thực hiện các mục tiêu về chính trị cua
mình. Trong những trường hợp trên, đối tượng nhận TC thông thường sê là
các doanh nghiệp nhà nước.
Việc sử dụng biện pháp TC xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
tùy từng nước và từng thời điểm thực thi chính sách thương mại. Qua những
tìm hiểu bước đầu, có thể khái qt một số nguyên nhản cơ bản hình thành
TC như sau:
- Nguyên nhăn từ phía doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp của bất kỳ một nền sản xuất kinh doanh nào
cũng đều có mong muốn được Nhà nước bảo hộ. Một mặt đe tránh sự cạnh


12

tranh của hàng hóa nước ngồi. Mặt khác, ngay cả khi khơng lo ngại sự cạnh
tranh của nước ngồi thì TC của Nhà nước cũng giúp họ có thêm vị trí trên thị
tnrờng và tăng khả năng thu được lợi nhuận cao.
Xuất phát từ lợi ích đó, thơng thường các doanh nghiệp sẽ tập hợp dưới
danh nghĩa hiệp hội ngành nghề để tiến hành vận động hành lang đối với

Chính phủ, nhàm tác động Chính phủ đưa ra các chính sách TC có lợi cho
mình. Các tác động từ phía doanh nghiệp hết sức mạnh mẽ và có tổ chức, với
rất nhiều hình thức khác nhau. Thơng thường họ sè vin vào các lý do có ve rất
chính đáng như: ngành công nghiệp non trẻ, cần được bảo hộ, ngành sản xuất
liên quan đên việc làm của nhiều người lao động hoặc liên quan đen an ninh
lương thực... Dưới tác động của các doanh nghiệp, Chính phu có thê sẽ phai
đưa ra những biện pháp TC để bảo hộ sản xuất trong nước.
- Nguyên nhân từ phía người lao động
Người lao động có thể thơng qua các nghiệp đồn để đấu tranh hoặc địi
hỏi Chính phủ phải có chính sách TC hợp lý dành cho họ. Cuộc đấu tranh cua
những người trồng rau và hoa quả ở Caliíbrnia, Ploriđa và một số bang khác
của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây thê hiện rõ hơn vấn đề này. Mặc dù trong
suôt mây thập kỷ qua, họ là những người nông dân duy nhât ớ Mỹ không phái
dựa vào các khoản TC của Liên bang đe tồn tại, nhưng giờ đây mọi việc đã
khác. Môi trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là từ Trung Quốc dã đc dọa đến
việc làm và thu nhập của họ. Điều này khiến họ phải cầu cứu đến sự trợ giúp
của Chính phủ. Đây là lần đầu tiên họ phải lập một nhóm vận động hành lang
để cố giành được một miếng to hơn ưong cái "bánh TC" cua Chính phu khi
Dự luật nơng sản được đưa ra thảo luận tại Quốc hội [26].
Dưới tác động của lao động trong ngành nông nghiệp, ngày 27/7/2007,
Hạ viện Mỳ đã phê chuẩn dự luật mới về ừợ giá cho nông dân, bất chấp sự
phản đối của Nhà Trắng. Dự luật này sẽ cung cấp nhiều tỉ USD trong 5 năm
sắp tới đê TC cho những người làm nghề nông tại Mỹ. Vụ việc trên cho thấy
răng, một chính sách cua Chính phu có thê được đưa ra dưới tác dộng cua
người lao động. Bởi lẽ, duy trì lĩnh vực sản xuất lương thực rất nhạy cảm đôi
với cả nước giàu cũng Iihư nước nghèo. Với hơn 70% người nghèo trên thẻ


13


giới sống ở khu vực nông thôn [30], và với phần lớn nhàn lực làm việc ơ
ngành kinh tế nông nghiệp thi việc duy tri TC trong lình vực này là diều
khơng khó lý giải. Thực tiễn đàm phán trong khuôn khổ WTO cho thấy những
thỏa thuận về TC trong nơng nghiệp thường đạt được một cách rất "khó
nhọc". Thậm chí, gần đây tuy chỉ chiếm dưới 8% thương mại thế giới nhung
nơng nghiệp lại có thể giữ cho tồn bộ chương trình nghị sự cua Đơ ha chệch
hướng [30]. Hệ quả là một sự đồng thuận giữa các nước về vấn đề hiệu chỉnh
TC trong nông nghiệp tỏ ra quá xa VỜI so với mục tiêu ban đầu Vòng Đô ha
đề ra.
Thực tế trên cho thấy không loại trừ trường hợp nhiều thành viên WTO
nhập khâu đã lạm dụng TC đê bảo hộ dưới sức ép cua một sô nhóm lợi ích
nhât định. Cái lý chính trị thường mạnh hơn những số liệu kinh tố trong các
trường hợp này. Điều này giải thích tại sao khơng the và khơng có một cơ sở
rõ ràng nào đê biết chính xác khi nào một vụ kiện CTC sẽ được tiến hành. Và
cũng khơng có gì bất ngờ khi kết quả điều tra thường là "khẳng dịnh có TC"
gây thiệt hại đáng kể" và kèm theo đó là các mức thuế đối kháng rất cao.
- Nguyên nhân từ phía Chính phủ
Xuât phát từ mục tiêu chiên lược phát triên kinh tê - xà hội cua quỏc gia
và vận động của các nhóm lợi ích khác nhau, Chính phủ sẽ phải cản nhắc đến
lợi ích của từng nhóm cũng như của tổng thể để quyết định xem có nên thực
thi một chính sách TC nào đó hay khơng. Q trình này khơng phải dễ dàng
vì tính tốn lợi ích - thiệt hại một cách tổng thể là rất khó khăn, dặc biệt là
giữa cái trước mắt và lâu dài cũng như phản ứng của các đối tác thương mại
chính và các quốc gia liên quan, cần lưu ý rằng với bất kỳ chính sách TC nào,
có thê có lợi cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành được bảo hộ,
nhưng lại gây hại cho các ngành khác và cho người tiêu dùng nói chung. Tuy
vậy, Chính phủ sẽ phải đưa ra các quyết sách TC dựa trên sự cân nhắc và điều
hòa lợi ích một cách hợp lý có tính đến cả những yếu tố trong nước và ngoài
nước. Xu hướng chung hiện nay các Chính phủ thường căn cứ vào các định
chê và thỏa thuận trong khuôn khổ WTO, cũng như dưa vào tiêu chuân va

cam kết quôc tế khác trước khi áp dụng biện pháp TC.


14

Qua việc phân tích mục đích và ngun nhân hình thành TC, có thế thấy
răng, TC là một vân đề tương đối phức hợp. TC có thế đem lại lợi ích cho
nhóm chủ thê này nhưng đồng thời nó hồn tồn có thê là tác nhân gây tổn hại
cho lợi ích của nhóm chủ thề khác. Do đó, để hiểu đúng về bản chất T (\ theo
chúng tôi, cân tiêp cận nó dưới cả hai góc độ, lợi ích của quốc gia thực hiện
TC và lợi ích của qc gia bị ảnh hưởng bởi TC. Xuất phát từ lợi ích cua quốc
gia thực hiện các chương trình TC, thì về mặt bản chất có thể nhìn nhận TC là
hành động bảo hộ thương mại. Theo đó, thơng qua cơng cụ TC, các quốc gia:
(1) có thể tạo cơ chế khuyến khích và hỗ trợ sản xuất, đầu tư kinh doanh trong
các lĩnh vực, khu vực kinh tế với các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mục
tiêu, chiến lược phát ưien các ngành hàng trong nước, qua đó thúc đây tăng
trưởng kinh tế; (2) đảm bảo công bằng xã hội thông qua cơ chế tái phân bỏ
thu nhập tới các đối tượng yếu thế, dễ bị tôn thương cua nền kinh tố. Tuv
nhiên, nếu tác dộng từ chính sách TC của nước xuất khâu vượt quá kha năng
"chịu đựng" cua nền kinh tế nước nhập khâu, gây tôn hại hoặc de dọa gảy ra
tốn hại cho lợi ích của ngành sản xuất nội địa của nước đó, thơng thường TC
được nhìn nhận là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Nhưng ở đây cần
thiêt phai có sự phân biệt TC với hiện tượng bán phá giá trong thương mại
quốc tế. Mặc dù TC cũng có thể dần đến một kết quả giống bán phá giá - đó là
doanh nghiệp bán sản phẩm ra thị trường với giá thấp. Tuy nhiên, khác với
bán phá giá là hành động của bản thân doanh nghiệp. Việc bán sản phẩm hàng
hóa dưới giá thành chỉ có thế thực hiện dựa trên tiềm lực tài chính của chính
doanh nghiệp đó. Neu khơng, họ sẽ bị phá sản. Trong khi đó, TC là hành động
của Chính phủ. Việc bán hàng hóa dưới giá thành trong các trường hợp này.
chỉ có thế thực hiện được khi có sự can thiệp từ phía Chính phu mà thơi.


1.2. Tác động của trọ’cấp đối vói tụ do hố thuong mại
1.2.1. Nhận diện lợi ích của tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế








o



tồn cầu
"Tự do hóa thương mại là quá trình loại bo các hạn che trong thương
mại, đó là sự giảm dần hàng rào thuế quan, phi thuế quan, hạn chê sự can


15

thiệp của Nhà nước trực tiếp hay gián tiếp với dụng ý làm thay đôi quan hệ
cung cầu trên thị trường đê bảo đảm môi trường cạnh tranh công băng và
thuận lợi đối với sự trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới." [25].
Tự do hóa thương mại là một xu hướng khách quan, bẩt nguồn từ yêu
cảu phát triên của lực lượng san xuất thế giới. Tự do hóa thương mại phá vờ
rừng bước các giới hạn về thị trường cua một qc gia đê hình thành một thị
trường tồn cầu thong nhất. Tự do hóa thương mại đem lại rất nhiều lợi ích
Trước hêt, nó góp phân mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tố nhờ

chun mơn hóa.
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thay có một mối liên hệ không thê phu
nhận giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, chia
khóa của sự giàu có và quyền lực của các quốc gia phần lớn do yếu tố tâng
trường kinh tế mang lại [14]. Điều này cho thấy ràng, tự do hóa thương mại
có thế mở ra cơ hội tiệm cận giấc mơ thịnh vượng của rất nhiều dân tộc Theo
học thuyết kinh tế, mối liên hệ này được lý giải một cách hết sức khoa học.
Tât cả các nước, kê cả các nước nghèo đều có những nguồn lực như lao dộng,
công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,... mà họ có thê khai thác đe sản xuất hàng
hóa và dich vụ phục vụ thị trường nội địa hoặc mục tiêu xuàt khàu. Nguyên
tắc "lợi thế so sánh" chỉ ra ràng các nước làm giàu trước tiên bằng cách tận
dụng các nguồn lực sẵn có để tập trung vào những ngành mà họ có ưu thế sản
xuất, tiếp đến trao đổi những sản phẩm này lấy những sản phẩm mà những
nước khác có thê sản xuất với những điều kiện tốt nhất. Và như vậy, chính
sách thương mại tự do giúp người ta thu được thêm nhiều lợi nhuận từ việc
sản xuất những mặt hàng mà họ có ưu thế với giá thành thấp hơn.
Tuy nhiên, ý định từ chối đương đầu với thách thức mà các mặt hàng
nhập khâu có khả năng cạnh tranh vân tôn tại dai dăng. Chinh phu các nước
có thê bị cám dỗ bởi các biện pháp bao hộ nhăm có được lợi thế về mặt kinh
tế hoặc chính trị ngan hạn thơng qua việc thiết lập hệ thống rào cản thương
mại. Tiến trình tự do hóa thương mại của WTO gắn liền với các thỏa thuận dỡ
bò nhừng rào cản này nhàm làm cho luồng hàng hóa đi chuyển từ nước này
sang nước khác được thuận lợi hơn dựa trên nền tảng của sự cạnh tranh bình


16

đăng.
Tự do hóa thương mại góp phần phát huy hiệu qua san xuảt, kinh doanh
trong nên kinh tế. Tự do hóa thương mại khơng chỉ làm tăng tính hiệu qua cua

lợi thê kinh tế nhờ quy mơ, mà nó cịn khuvến khích các doanh nghiệp tìm
kiêm cách thức mới đê sản xuất hoặc cạnh tranh với hàng nhập khảu so với hệ
thống thương mại "bị quản lý". Với ý nghĩa đó, tự do hóa thương mại là giai
pháp tối ưu "cai sữa" cho một nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp có thiên
hưởng ỷ lại, ứơng chờ vào "người mẹ" Chính phủ.
Từ những phân tích trên, có thế kết luận rằng, trên cơ sờ lý thuyết về lợi
thê so sánh, lợi ích lớn nhất cua tự do hóa thương mại là thúc đây ngày càng
nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa, từ đó thúc dây tăng trường
kinh tế. Với người tiêu dùng, hàng hóa lưu thơng dễ dàng hơn đem lại cho họ
cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn với giá rẻ hơn. Chỉ có tự do hóa thương mại
- tức là dỡ bỏ hết tất cả hoặc chí ít là giảm đến mức tối thiếu các loại hình hỗ
trợ và thuế nhập khẩu mới đem lại lợi ích thực sự cho mỗi nước. Những cái
lợi mà các nước nhận được không chỉ là giá cả, khối lượng xuất khẩu, mà còn
liên quan đến nhiều khía cạnh khác như lao động, an ninh lương thực...Các
nhà kinh tế học cũng cho ràng, ở các nước nhỏ, đặc biệt là các nước đang phát
niên, có những cái lợi quan trọng thu được từ tự do hóa thương mại đã khơng
tính được trong phân tích chi phí - lợi ích.

1.2.2.

Trọ’cấp tạo lọi thế cạnh tranh khơng lành mạnh (Trợ cấp bóp

méo thuong mại) - rào cản của tụ- do hố thưong mại
ơ mức độ khái qt nhât, bóp méo thương mại là tình trạng giá cả được
duy trì ở mức cao hay thấp hơn mức bình thường và khi khối lượng hàng hóa
được sản xuất, mua và bán cũng nhiều hay ít hơn mức binh thường - tức là
mức được duy trì ưên các thị trường có cạnh tranh [37].
TC bóp méo thương mại là loại hình TC làm biến dạng nguyên tăc xác
định giá cả của một loại hình hàng hóa, tức là, trong trường hơp có TC, giá cả
sẽ khơng được hạch tốn theo các ngun lý cua kinh tê thị trường. Thịng

qua các khoản hơ trợ tài chính, các Chính phu đâ trực tiêp hoặc gián tiêp diêu


17

tiêt "đồ thị" giá cả của một loại hình hàng hóa. Vượt ra khỏi biên giới cua
CỊC gia, sự điều tiết này sẽ có thê ảnh h ư ơ n g đến quyề n tự do thươn g mại

của quôc gia khác. Theo cách tiếp cận của WTO, mức độ ánh hưởng đến tự
do hóa thưcmg mại của các loại hình TC có sự khác nhau tùy thuộc vào mức
độ bóp méo thương mại. Trong phần này chu yếu phân tích sự anh hường cua
TC bóp méo thương mại ở cấp độ cao nhất thường được biết đến dưới tẻn gợi
TC "đèn đỏ" đối với tự do hóa thương mại. Đây là hình thức TC gây cản trở
xu hướng tự do hóa thương mại trong khn khổ WTO nhiều nhất, các hình
thức TC cịn lại khơng có tác động hoặc có nhưng khơng đáng kể và chưa đến
mức gây quan ngại trong cộng đồng WTO.
Các thành viên WTO, mặc dù ủng hộ tự do hóa thương mại nhưng vần bị
cám dồ bởi các biện pháp bảo hộ dưới hình thức TC. Thực tiễn thương mại
quôc tê đã chứng minh rằng các biện pháp TC làm hiến dạng sư phân bỏ
nguồn lực kinh tế cua các nước phát triển là nguyên nhân chu yếu dây lùi các
sản phâm nhập khâu đên từ các nước đang phát triên ra khoi thị trường nội dịa
thơng qua cơ chê kìm giá. Trong mơi trưcmg cạnh tranh gay gắt, các nước
phát triển đã phải áp dụng những biện pháp hồ trợ tài chính, giữ giá nông san
trên thị trường nội địa nhăm tránh sự xâm nhập của làn sóng nơng sản có lợi
thế giá rẻ đến từ các nước đang phát ứiển do chi phí nguyên liệu và nhân công
luôn ở mức thấp hơn. Hệ quả là, mặc dù hàng rào thuế quan có thể giảm
xuông khi các nước thực thi các cam kết ừong khuôn khô WTO, nhưng sự di
chuyên tự do của các luồng hàng hóa vẫn bị ảnh hưởng. Các tài liệu nghiên
cứu cho thấy các hình thức TC trong nước làm sai lệch giá trị thực tế trên thị
trường nông sản thế giới ở mức 31%. Hỗ trợ xuất khâu bóp méo giá trên thị

trường thế giới ở mức độ 13% [21]. Điều này chứng tó tự do hóa thương mại
khó có the tạo dựng được một lối đi bền vừng ừong điều kiện các hình thức
TC vẫn cịn tồn tại làm sai lệch giá trị thực tế của hàng hóa trên thị trường thế
giới.
Mặt khác, những khoản TC trong nước có thê dẫn đên kích thích sản
xt dư thừa. Hệ quả là giá sản phấin có nguy cơ bị giảm thấp nếu bán toàn
bộ sản phâm trên thị trường nội địa. Vì vậy, các quốc gia ln có ý thức tìm

THƯ VIỆ N

"I

TRƯỞNG ĐẠI HỌC LỨÂĨ HÀ NĨI Ị
PHỊNG ĐOC
20$ .g 1
-


18

kiêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài lãnh thơ. Tuy nhiên, nếu muốn
bán lượng hàng hóa dư thừa ra thị trường thế giới, nơi giá ca vốn thấp hơn, thi
cần phải có TC xuất khẩu. Kết quả là các nước có chính sách TC lại có thê
sản xt và xt khâu hàng hóa nhiều hơn mức bình thường. Điều đó cho thấy
rằng, tự do hóa thương mại đã khơng được vận hành theo đúng nghĩa cua nó
khi các nguyên lý cạnh tranh trong thương mại quốc tế đà không dược tuãi)

Như vậy, TC đã tác động đến cả hai chiều đi cua thương mại đó la
thương mại xuât khâu và thương mại nhập khâu. Nó có thê 1Ĩ1Ơ rộng thị
trường của một nước, đồng thời cũng có thể hạn chế việc tiếp cận thị trường

của nước khác. Cả hai tác động này đều có xu hướng đấy lùi, làm chậm, thậm
chí làm biến dạng tiến trình tự do hóa thương mại. Như vậy, trong trường hợp
có TC, khó có thê có tự do hóa thương mại theo đúng nghTa đích thực của
khái niệm này.

1.3.

Cách tiếp cận và các quy định của YVTO đối vói trợ cấp và

chống trợ cấp
1.3.1. Cách tiếp cận của WTO về trợ cấp và chống trợ cấp
Sau các cuộc đàm phán triền miên, cuối cùng người ta cũng đã đưa ra
được cách tiếp cận tổng thể cho vấn đề TC và CTC trong khuôn khô cua
WTO. Cách tiếp cận này thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
Một là, WTO dựa trên tiêu chí "thiệt hại" khi tiếp cận TC. Xuất phát
điếm của cách tiếp cận này là sự thừa nhận thực tiễn trong nhiêu trường hợp
TC là công cụ cần thiết được Chính phu sử dụng để thực hiện các chính sách
chính đáng của mình. Mặc dù vậy, khi được thực hiện chúng có thè mâu
thuần với những mong mn cũng rất chính đáng của Chính phu nước nhâp
khẩu. Điều đó cho thấy ràng có sự xung đột giữa các mục tiêu cua chính sách
cạnh tranh: một mặt, các Chính phủ có lý do chính đáng khi thực hiện biện
pháp TC, mặt khác các nước nhập khâu cũng có lý do chính đáng đê lo ngại
về việc nhập khau sản phẩm được TC vì những sản phâm này có thê gây ra
thiệt hại cho ngành sản xuất cua nước họ. Vậy làm thế nào dè cản bàng dược


19

những lợi ích cạnh tranh này. Theo quan niệm cua WTO, điều quan trọng la
kiêm tra thiệt hại. Đây là "ngun tắc trung gian" giúp cho các Chính phủ có

thế hài hịa những lợi ích cạnh tranh hồn tồn đổi lập đó. vấn đề đặt ra là nếu
hàng hóa được TC khơng gây ra thiệt hại cho lợi ích của nước nhập khẩu, tại
sao phải quan tâm đến các biện pháp đối phó? Chí khi nào san phâm được TC
gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại nước nhập khẩu thì ở mức độ đó, có thê biện
minh được cho việc áp dụng biện pháp đối phó, ví dụ như thuế đối kháng
[32]. Chính vì vậy, WTO yẻu câu chi khi xác đinh chăc chăn răng có TC và
răng thơng qua TC, hàng nhập khâu gây ra tôn hại hoặc nguy cơ gày ra tòn
hại cho ngành sản xuất nội địa thì nước nhập khâu mới có thế tiến hành đánh
thuế đối kháng [11]. Điều này cho thấy rằng, WTO vẫn cho phép sử dụng
biện pháp TC đê góp phần phân bổ nguồn lực kinh tế một cách hợp lý tại các
quốc gia thành viên. Chỉ khi nào sự phân bổ nguồn lực đó khơng theo các
ngun lý kinh tế dẫn đến hệ quả gây thiệt hại đáng kể đến lợi ích của thành
viên khác, ở mức độ đó, WTO thừa nhận tính hợp pháp của các biện pháp đối
kháng đơn phương cùa Chính phủ có lợi ích bị thiệt hại.
Hai là, WTO tiếp cận vấn đề TC và CTC dựa theo tiêu chí về mức độ
bóp méo thương mại. Trong lĩnh vực TMHH, WTO sử dụng phương pháp
tiếp cận "hệ thống đèn giao thông" đe xây dựng các quy định điều chỉnh việc
sừ dụng TC. Đối với sản phẩm phi nông nghiệp, TC bị SCM cấm sử dụng
(TC "đèn đỏ") là những TC bị coi là bóp méo thương mại nhiều nhất và gây
tổn hại đến lợi ích của các nước thành viên khác. Có hai dạng TC bị cấm: TC
căn cứ theo thành tích xuất khẩu (như thưởng xuất khẩu, miễn các khoan thuế
trực thu có liên quan tới hàng xuất khẩu, phí vận tải chuyên chở trong nước
đối VỚI hàng xuất khấu rẻ hơn so VỚI hàng sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa,
v.v. ) và TC khuyên khích sử dụng hàng nội địa thay cho hàng nhập khâu (còn
được gọi là TC thay thế nhập khẩu). Theo SCM, TC "đèn đỏ" có thê bị kiện ra
Cơ quan giải quyêt tranh chấp cua WTO mà không cân phai chứng minh tác
động bất lợi của TC đôi

VỚI


thương mại hoặc bị nước khác áp dụng biện pháp

đối kháng (tức là bị điều Ưa đánh thuế CTC).
TC có the dần đến hành động đối kháng (TC "đèn vàng") là những TC


20

mang tính riêng biệt tuy khơng bị cấin sử dụng song lại có thê bị kiện ra Cơ
quan giải quyết tranh chấp cua WTO với điều kiện phai chứng minh tác dộng
bât lợi của TC đối với thương mại hoặc bị nước khác áp dụng biện pháp đối
kháng (tức là bị điều tra đánh thuế CTC).
TC không bị dẫn đến hành động đối kháng (TC "đèn xanh") là những
TC chung, phố biến và ba loại TC mang tính riêng biệt nhưng được miễn trừ
có điều kiện (hơ trợ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ cai
tiên trang thiêt bị đang sử dụng đê đáp ứng các quy định mới về môi trường).
Đây là những dạng TC được coi là ít gây bóp méo thương mại nhất nên được
cho phép sử dụng và không bị nước khác áp dụng biện pháp đối kháng để
chống lại. Tuy nhiên, dạng TC này chỉ được tạm thời áp dụng trong thời gian
5 năm cho đến hết ngày 3 1/12/1999. Do Uy ban về Trợ cấp và các Biện pháp
đôi kháng không gia hạn điều khoản về TC "đèn xanh" nên hiện nay có thè
xem như chỉ tồn tại TC "đèn đỏ" và TC "đèn vàng".
Đối với hàng nông sản, Hiệp định Nơng nghiệp đưa ra một khn khổ đa
phương có hiệu quả đầu tiên cho cải cách và tự do hóa dài hạn thương mại
trong lĩnh vực nơng nghiệp. Hiệp định thiết lập các luật lệ và cam kết mới
trong việc mở cửa thị trường, hồ trợ trong nước và cạnh tranh xuất khâu, phân
biệt rõ các chương trình hỗ trợ có tác dụng kích thích trực tiếp sản xuất với
các chương trình bị coi là khơng có tác dụng trực tiếp. Các nước buộc phải
giảm bớt những biện pháp hồ trợ trong nước có tác động trực tiếp tới sản xuất
và trao đơi hàng hóa theo một lịch trình cụ thê. Bên cạnh đó, WTO cũng thừa

nhận các biện pháp ít gây ảnh hưởng tới trao đổi hàng hóa có thê được tự do
thơng qua và được xếp vào "hộp xanh" bao gồm những dịch vụ được Nhà
nước đảm bảo như nghiên cứu, y tế công cộng, cơ sở hạ tầng và an ninh lương
thực, những khoản bồi thường trực tiếp cho nơng dân nhưng khơng nhăm mục
đích khuyến khích sản xuất.
Ba /à, cách tiêp cận vấn đề TC và CTC cua WTO dựa trên tiêu chí về
"tính riêng biệt".
Điêu 1, Khoản 1.2, SCM yêu cầu khi Chính phu nước ngồi có hành
động TC có tác động đến hoạt động xuât khâu, nước nhập khau muôn dôi pho


lại bằng thuế đối kháng, họ cần phải chứng minh được hành động TC đó phái
có tính "riêng biệt", nghĩa là không phải là một biện pháp đem lại lợi ích
chung cho mọi đôi tượng tại nước xuất khâu, v ề mặt kinh tế, nếu một chương
trình TC được dành cho cả xã hội, người ta giả định ràng hành dộng II' do
không làm "biên dạng quan hệ thương mại", Do vậy, nó khơng thè dần đến
hành động đối kháng đơn phương của Chính phủ. Tuy nhiên, khơng phai bất
kỳ sự biến dạng nào cũng đủ cơ sở để thực hiện biện pháp đối phó. Bởi lẽ, xét
về một mặt nào đó, mọi hành động can thiệp của Chính phủ đều gây ra sự
biến dạng. Chính vì vậy, tiêu chí này phải sử dụng trong sự kết hợp với các
tiêu chí khác, đặc biệt là tiêu chí gây thiệt hại. Theo đó, khi hành động TC của
một Chính phủ khơng những làm biến dạng nội bộ của nền kinh tế mà còn
làm biến dạng nghiêm trọng các nền kinh tế khác, lúc đó cơ sở áp dụng biện
pháp đối kháng, theo quan điếm của WTO là đầy đủ. Tuy nhiên, việc kiểm tra
tính riêng biệt khơng phải hồn tồn đơn giản. Có thể có chương trình TC về
lý thuyết dường như đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trong xã hội, nhưng
trên thực tế, rõ ràng chỉ có một số lượng hạn chế các ngành sản xuất có thẻ
tận dụng được lợi ích của các chương trình TC đó. Chính vì có sự khác biệt
giừa tính riêng biệt theo pháp luật và theo thực tế của TC nên WTO yêu cầu
cần phải chứng minh rằng các lợi ích được tạo ra khơng chì trên cơ sờ pháp lý

mà còn chứng minh trên thực tế một bộ phận các doanh nghiệp cũng có thê
tận dụng được lợi thế từ những lợi ích đó [11]. Cách tiếp cận vấn đề TC và
CTC dựa trên tiêu chí này của WTO đem lại một ý nghĩa quan trọng. Thông
qua việc kiêm tra tính riêng biệt của TC, Chính phu có thê loại bở được nhiều
vụ việc thực sự không đáng dè bị áp dụng thuế dối kháng, gày ra những phan
ứng ngoại giao nhiều khả năng có thể phát sinh.
Bổn là, cách tiếp cận vấn đề TC và CTC của WTO dựa trên sự khác biệt
về trình độ phát triển kinh tế, thương mại giữa các nước.
Với cách tiếp cận này, WTO có một số ngoại lệ dành cho các nước chậm
và đang phát triển, các nước chuyển đổi trong việc điều chinh chính sách TC
nơng nghiệp và phi nơng nghiệp. Lý do là thách thức đổi với các nước này sau
khi gia nhập WTO rất đáng kể. Đe tạo điều kiện cho các nước thuộc nhòm


×