MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài .....................................................................................3
2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................4
CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của một
ngành ...................................................................................5
1.1Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ........................................5
1.1.1Những quan niệm về cạnh tranh ..............................................5
1.1.2Quan niệm về năng lực cạnh tranh ..........................................7
1.1.2.1Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................7
1.1.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh củaViệt Nam .......8
1.1.2.3 Những việc cần làm để nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế quốc dân .............................8
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của một quốc gia ...................................9
1.2 Mô hình kim cương của Michael Porter ...........................................10
1.2.1 Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất ............................11
1.2.1.1 Nhóm các yếu tố cơ bản ............................................11
1.2.1.2 Nhóm các yếu tố tiên tiến ..........................................12
1.2.2 Điều kiện về cầu ....................................................................13
1.2.3 Nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công
nghiệp có liên quan ..............................................................14
1.2.4 Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành .....15
1.2.5 Vai trò của Chính phủ ...........................................................17
1.2.6 Cơ hội kinh doanh .................................................................17
1
CHƯƠNG II: Năng lực cạnh tranh của ngành dệt May Việt Nam trong bối
cảnh Việt Nam trở thành thành viên của WTO ................19
2.1 Thực trạng ngành Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây ...19
2.1.1 Đầu vào của ngành Dệt May ................................................19
2.1.1.1 Thị trường lao động của ngành Dệt May ..................19
2.1.1.2 Công nghệ trong ngành Dệt May ..............................21
2.1.1.3 Sợi nguyên liệu đầu vào của ngành Dệt May Việt Nam ........21
2.1.2 Các doanh nghiệp trong ngành Dệt May .............................23
2.1.2.1 Vitas - Hiệp hội Dệt May Việt Nam – Mái nhà chung
của các doanh nghiệp Dệt May .................................23
2.1.2.2Liên doanh đầu tiên giữa ngành Dệt May Việt Nam và Hoa Kỳ .25
2.1.3 Hàng Dệt May trên thị trường trong nước và quốc tế .........26
2.1.3.1 Thị trường nội địa làm nền tảng ................................26
2.1.3.2 Hàng Dệt May trên một số thị trường .......................27
2.1.4 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp có
liên quan tới ngành Dệt May ...............................................28
2.1.5 Vai trò của chính phủ đối với nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành Dệt May Việt Nam ..............................................29
2.1.5.1 Vai trò của Chính phủ được thể hiện thông qua các
chính sách ...................................................................29
2.1.5.2 Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi
trường vĩ mô ổn định với lạm phát thấp và tăng trưởng ổn định . .30
2.1.6 Cơ hội đối với ngành Dệt May Việt Nam khi Việt Nam là
thành viên của WTO ..............................................................30
2.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt
Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO ..................31
KẾT LUẬN ................................................................................................33
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Vào lúc 17h (giờ Việt Nam) ngày 7.11.2006 tài trụ sở WTO
ở Thụy Sĩ, 149 thành viên của WTO đã chính thức thông qua quyết
định Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế
Giới (Trích Báo Ngoại Thương/ số32 ngày11-20/11/2006).
Như vậy nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức
Thương Mại Thế Giới WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối
với các ngành kinh tế Việt Nam trong đó có ngành Dệt May.
Ngành Dệt May là ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế
quốc dân, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và
hướng tới xuất khẩu mà còn là ngành có lợi nhuận cao, đóng góp to
lớn vào ngân sách quốc gia. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành
viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO – sân chơi chung của
các thành viên của WTO, ở đây ngành Dệt May của chúng ta được đối
xử công bằng theo luật của quốc tế. Bên cạnh đó ngành Dệt May cũng
gặp không ít những khó khăn, đó là sự cạnh tranh công bằng và gay
gắt. Vì thế để đứng vững trên thị trường quốc tế ngành Dệt May của
Việt Nam phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để có thể cạnh
tranh thành công trên trường quốc tế
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với sự tìm hiểu,
thu thập tài liệu của cá nhân em, em lựa chọn đề tài: ‘‘ Nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành Dệt May khi Việt Nam là thành viên của tổ chức
Thương Mại Thế Giới WTO” để viết đề án môn học Kinh tế Thương Mại.
3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May.
- Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành Dêt May Việt
Nam trên thị trường quốc tế khi Việt Nam là thành viên của WTO.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là thành viên
của WTO.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của một
ngành công nghiệp Việt Nam.
-Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
ngành Dệt May trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây và
những năm tới.
4
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA MỘT NGÀNH
1.1 KHÁI NIỆM CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH.
1.1.1 Những quan niệm cạnh tranh.
Theo báo cáo về sức cạnh tranh (1985) của diễn đàn kinh
tế thế giới (WEF): sức cạnh tranh quốc tế là năng lực và cơ hội trong
hoàn cảnh riêng trước mắt và tương lai của doanh nghiệp có sức hấp
dẫn về giá cả và chất lượng hơn.
Theo báo cáo về sức cạnh tranh (1995) củaWEF lại định
nghĩa: sức cạnh tranh quốc tế là năng lực của một công ty, một nước
trong việc sản xuất ra của cải trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ
cạnh tranh của nó.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: cạnh
tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản
xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất. Quan niệm này xác
định rõ các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích
của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị
trường có lợi nhất.
5
Theo từ điển Kinh tế kinh doanh Anh – Việt định nghĩa:
cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị
trường để giành được nhiều khách hàng, do đó sẽ thu được nhiều lợi
nhuận hơn, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp
một chất lượng hàng hóa tốt nhất. Quan niệm này khẳng định cạnh tranh
diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường nhằm
mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời cũng chỉ ra hai phương thức
cạnh tranh là hạ thấp giá bán và nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Theo giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin thì định
nghĩa rằng: cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh giữa các chủ tham
gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích,
lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham
gia cạnh tranh.
Các quan niệm trên đây có sự khác biệt trong diễn đạt và
phạm vi, nhưng có những nét tương đồng về nội dung. Từ đó có thể
đưa ra một khái niệm tổng quát sau đây về cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh
tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tếcủa mình,
thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như
các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của
các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối
với người sản xuất – kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng
là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
6
1.1.2 Quan niệm năng lực cạnh tranh.
1.1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh.
Cạnh tranh là một tất yếu khách quan mà bất kỳ một doanh
nghiệp nào tham gia vào thị trường cũng phải chấp nhận nó thì mới có
thể tồn tại và phát triển được. Nhưng để có thể cạnh tranh được thì các
doanh nghiệp phải tự tạo ra năng lực cạnh tranh cho chính mình.
Theo quan điểm tân cổ điển: năng lực cạnh tranh của một
sản phẩm được xem xét thông qua lợi thế chi phí sản xuất và năng
suất. Với cụng một loại sản phẩm có chất lượng mã tương đương
nhau, sản phẩm nào có lợi thế hơn về chi phí sản xuất và năng suất
chắc chắn nó sẽ chiếm ưu thế hơn. Vì nếu chi phí sản xuất rẻ, năng
suất cao, doanh nghiệp có thể hạ giá bán sảm và người tiêu dùng
đương nhiên sẽ chọn sản phẩm có giá rẻ hơn mà chất lượng mẫu mã
không thua kém. Như vậy theo quan điểm này qua lợi thế về chi phí
sản xuất và năng suất của sản phẩm ta cũng có thể khẳng định được
doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Theo quan điểm tổng hợp của Vanren, E.Martin và R.Westgren:
năng lực cạnh tranh của một ngành, một công ty là khả năng tạo ra và
duy trì lợi nhuận, thị phần trong nước và nước ngoài.
Từ các quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm chung cho
năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh ngành là năng lực mà các
doanh nghiệp trong ngành có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu
dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo một mức lợi nhuận ít nhất là
bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ cho các mục tiêu của doanh nghiệp
đồng thời thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
7
1.1.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam
Dù Việt Nam có những bước phát triển khả quan gần đây,
nhưng sự thật thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu. Sau đây
là một số vấn đề bất cập về năng lực cạnh tranh của Việt Nam:
Thứ nhất, nhiều loại giá và chi phí ở Việt Nam cao hơn so
với mặt bằng giá trong khu vực
Thứ hai, năng lực sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ
của nước ta còn yếu. Số lượng các bằng phát minh sáng chế trên một
người dân chỉ bằng 1/11 so với Trung Quốc và Thái Lan, bằng 1/88 so
với Singapore.
Thứ ba, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư
kinh doanh đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn.
Thứ tư, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu nặng về hàng nguyên
liệu, sơ chế (trên 51%), tỷ lệ giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu
còn thấp, chưa có các ngành công nghiệp hỗ trợ.
1.1.2.3 Những việc cần làm để nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế quốc dân.
Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thực
thi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), thách thức cạnh tranh chắc chắn sẽ
ngày càng gay gắt đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Thách
thức này đòi hỏi Chính phủ trong thời gian tới triển khai nhiều việc,
trong đó:
* Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải thiện hệ thống chính sách, pháp luật.
* Nhanh chóng xây dựng và thực thi mạnh mẽ những chính sách
vĩ mô và vi mô theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp tiếp cận với các nguồn lực của nền kinh tế ( vốn, công
nghệ, cơ sớ hạ tầng…)
8
* Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các
doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp trong nước, giảm
bớt các lĩnh vực kinh tế độc quyền, giảm trợ cấp đối với doanh
nghiệp Nhà nước.
* Xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ.
* Cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, xây dựng thị trường
vốn mạnh làm tiền đề cho phát triển kinh tế.
* Tập trung nguồn lực cải thiện cơ sở hạ tầng.
* Chống tham nhũng mạnh mẽ.
Những cố gắng của Chính phủ nhằm cải thiện năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế là chưa đủ nếu không có sự nỗ lực từ phía
các doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định năng
lực cạnh tranh quốc gia. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng
những chiến lược sản xuất, kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, phù hợp
với chiến lược phát triển chung của nền kinh tế quốc gia nhằm tận
dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có. Việc xây dựng và nâng cao năng
lực cạnh tranh của cả nền kinh tế đòi hỏi Đảng, Chính phủ, các bộ/ngành
và các doanh nghiệp phải đồng lòng và quyết tâm thực hiện mạnh mẽ.
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của một quốc gia.
Theo Michael Porter, ông coi khả năng cạnh của một quốc
gia phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn là
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Không có một nước nào
lại có khả năng cạnh tranh hơn một nước khác mà chỉ có các doanh
nghiệp nước này có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác.
9
Theo ông chỉ có chỉ số năng suất là có nghĩa cho khái niệm
tính cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản quyết định việc
nâng cao mức sống của quốc gia xét về dài hạn. Điều này lại phụ
thuộc vào sự phát triển và tính năng động của các công ty. Chính vì
vậy, câu hỏi cho tính cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh quốc gia phải
là: Tại sao các công ty của một quốc gia nào đó lại thành công (trên
trường quốc tế) đối với một số ngành? Hay nói cách khác, những nhân
tố cơ sở tại gia nào của quốc gia, của công ty, cho phép công ty sáng
tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể?
1.2 MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA Michael Porter.
Theo M.Porter, khả năng cạnh tranh quốc gia được thể hiện
ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố, mối liên hệ này tạo thành mô hình có
tên là mô hình kim cương Porter. Các nhóm yếu tố điều kiện đó bao
gồm: một là điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất; hai là điều kiện
về cầu: ba là các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp
có liên quan; bốn là chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ
ngành. Cả bốn yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên
khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Ngoài bốn yếu tố chính kể trên
còn có hai yếu tố nữa là vai trò của Chính phủ và cơ hội kinh doanh.
10
Sơ đồ 1:Mô hình kim cương
1.2.1 Điều kiện về các yếu tố đầu vào sản xuất.
Các yếu tố sản xuất được quan niệm là tất cả những gì
không phải là ‘‘đầu ra’’ cần thiết để cạnh tranh trong một ngành công
nghiệp như lao động, nguồn đất có thể sử dụng, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Các yếu tố đầu vào sản xuất
được chia ra làm hai nhóm là nhóm yếu tố cơ bản (các yếu tố chung)
và nhóm các yếu tố tiên tiến.
1.2.1.1 Nhóm các yếu tố cơ bản.
Các yếu tố cơ bản hay còn gọi là các yếu tố chung bao gồm
có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động
chưa qua đào tạo hoặc đào tạo giản đơn và vốn. Đây là nhóm yếu tố
được coi là nền tảng của học thuyết thương mại chuẩn.
Chiến lược, cơ
cấu cạnh tranh
nội bộ ngành
Điều kiện về các
yếu tố đầu vào
sản xuất
Các ngành công
nghiệp hỗ trợ và
có liên quan
Điều kiện
về cầu
Chín
h phủ
Cơ
hội
11
Tài nguyên thiên nhiên: đó là những đó là những điều kiện
mà thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia, đó là tất cả những gì có
trong tự nhiên như rừng, biển, các quặng mỏ... Đây là nguồn lực khan
hiếm, bởi tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia là có hạn chứ
không phải là vô hạn, không phải là rừng vàng biển bạc. Vì thế một
vấn đề cần được giải quyết trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
của các quốc gia là phải vừa khai thác vừa tạo dựng lại tài nguyên ví
như vừa khai thác gỗ vừa phải trồng rừng. Và một điều cấp thiết nữa
là phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý tránh gây lãng
phí. Và nếu như một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú thì
đây là một điêu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao được
năng cạnh tranh của mình
Khí hậu, vị trí địa lý: đây cũng là một yếu tố quyết định tới
năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Nguồn nhân lực chưa qua đào tạo hoặc đào tạo giản đơn:
đây là đội ngũ công nhân với trình độ thấp kém, khả năng và năng suất
làm việc không cao.
Vốn: bao gồm có vốn trong nước và vốn đầu tư từ nước
ngoài. vốn trong nước là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành
quá trình sản xuất – kinh doanh, được hình thành nên từ các nguồn lực
kinh tế và sản phẩm thặng dư của nhiều thế hệ của mỗi gia đình, mỗi
doanh nghiệp và cả quốc gia.
1.2.1.2 Nhóm các yếu tố tiên tiến.
Nhóm các yếu tố tiên tiến còn gọi là các yếu tố chuyên sâu,
nhóm yếu tố này bao gồm cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc viễn thông,
12
kỹ thuật số hiện đại, nguốn nhân lực chất lượng cao như các kỹ thuật
viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hoặc những
nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực chuyên môn tinh xảo.
Trong hai nhóm yếu tố trên đây, nhóm các yếu tố tiên tiến
thường được hình thành trên cơ sở nhóm các yếu tố cơ bản. Sự hình
thành nhóm các yếu tố tiên tiến chủ yếu thông qua các hoạt động đào
tạo và cơ chế khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển.
Trong hai nhóm yếu tố trên thì nhóm yếu tố thứ hai tức
nhóm các yếu tố tiên tiến được Perter chú trọng và đề cao và coi đây
là nhóm yếu tố cốt lõi quyết định đến khả năng cạnh tranh quốc gia.
Mỹ là một cường quốc về phần mềm máy tính với đội ngũ cán bộ lập
trình viên hùng hậu. Nhật Bản là nước có đội ngũ đông đảo các kỹ sư
được đào tạo đầy đủ thay thế cho đội ngũ công nhân lao động giản
đơn...Xingapo là một nước có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ
thuật có trình độ cao trong lĩnh dịch vụ hàng không, sữa chữa tàu biển
và thị trường chứng khoán. Đây là những nước có nên kinh tế có năng
lực cạnh tranh cao.
1.2.2 Điều kiện về cầu.
Điều kiện về cầu được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của
thị trường. Thị trường là nơi quyết định cao nhất năng lực cạnh tranh
của một quốc gia. Thị trường trong nước có những đòi hỏi cao về sản
phẩm sẽ là động lực thúc đẩy các công ty thuờng xuyên cải tiến và đổi
mới sản phẩm nếu các công ty này muốn tồn tại và phát triển. Cũng
tương tự như vậy, thị trường nước ngoài đặt ra những tiêu chuẩn cao
13