Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.68 MB, 75 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ NGỌC TRÂM

Đơì MỚI TỔ CHÚC VÀ HOẠT ĐƠNG CỦA
CHÍNH PHỦ ĐÁP ÚNG U CẦU CỦA NỀN KINH
TÊ THỊ TRƯỦNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
ở NƯỚC TÀ HIỆN NAY


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60.38.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Vũ Hồng Anh

THƯVIẸN


TRƯỞNG Đ A i H O C LỮÂT H À MỎI
PH Ò N G Đ O C
______

'MĩS

HÀ NỘI - 2006


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẨU
CHƯƠNG I;
MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỂ NỀN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRỊ CỦA
CHÍNH PHỦ TRONG NỀN k i n h t ê t h ị t r ư ờ n g đ ị n h h ư ớ n g x ã
HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỂ NEN

k in h t ê t h ị t r ư ờ n g ,

ĐẬC

5

đ iể m c ủ a n e n

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HUỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NƯỚC TA

5


1.1.1. Quan điểm của Đ ảng về xày dựng và p h át triển nền kinh tê
thị trường định hướng x ã hội chủ nghĩa......................................
1.1.2. Đặc điểm của nền kinh tê thị trường định hướng x ã hội chủ
nghĩa ớ nước ta ...................................................................................

1.2.

VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỂN

k in h t ê t h ị t r ư ờ n g đ ịn h

17

.

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.2.1 Vai trò hoạch định chính sách, xảy dựng th ể c h ế cho sự
p h á t triển của nền kinh tế ...............................................................

^

1.2.2 Vai trò định hướng p h á t triển nền kinh tế ...................................

22

1.2.3 Vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế .................................................

25


CHƯƠNG II
THựC TRẠNG VỂ T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
TRONG ĐIỂU KIỆN XÂY DỰNG NEN

k in h t ê t h ị t r ư ờ n g

đ ịn h

28

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2 .1

THỰC TRẠNG VỂ MẶT T ổ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ

28

2.1.1 Thực trạng về m ặt tổ chức của bộ, cơ quan ngang b ộ ..............

29

2.1.2. Thực trạng tổ chức của các cơ quan thuộc Chính p h ủ ............

35


2 .2 THỤC TRẠNG VỂ MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

37


2.2.1 H oạt động hoạch định chính sách, xảy dựng thẻ c h ế p h á t
triển nền kinh t ế thị trường định hướng xã hội chủ ngh ĩa....

37

2.2.2 H oạt động định hướng ph át triển nén kinh t ế thị trường.........

40

2.2.3 H oạt động điều tiết v ĩ mô nền kinh tế .......................................

42

2 .3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHÊ TRONG T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

44

CỦA CHÍNH PHỦ.

23.1 Nguyên nhân của những hạn ch ế vé mặt tổ chức của Chính phủ

44

2.3.2 Nguyên nhản của những hạn chế trong hoạt động của Chính phủ

47

CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Đ ổ i MỚI T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CHÍNH PHỦ ĐÁP ỨNG YÊU CÂU CỦA NEN

51

k in h t ê t h ị

TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
3 . 1 YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC Đ ổ i MỚI T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH PHỦ........................................................................................................................................

^ 1

3 . 2 QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI T ổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ.....................

56

3 . 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐÁP

60

ỨNG YÊU CẦU XÂY DỤNG NỂN k i n h t ê t h ị t r ư ờ n g ở n ư ớ c t a h i ệ n n a y

3.3.1 Các giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức của Chính p h ủ ............

60

3.3.2 Các giải pháp đổi mói hoạt động của Chính phủ...............................

63


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

68


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI

Cơng cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực đời sống kinh t ế - x ã hội của đất
nước, đặc biệt là bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đang đặt ra yêu cầu phải cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước nói chung và
bộ máy hành chính nhà nước trong đó có bộ máy của Chính phủ nói riêng nhằm
đáp ứng các địi hỏi của tình hình. Các nghị quyết Trung ương 8 ( khoá

vn), nghị

quyết Trung ương 3 (khoá 8) và Nghị quyết Đại hội IX, X của Đảng đã xác định
những quan điểm, phương hướng xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Trên tinh thần đổi mới của Đảng, Nhà
nước đã xây dựng chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010. Những năm đầu triển khai thực hiện Irên các lĩnh vực, chương
trình đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đạt được
trong hoạt động của Chính phủ nước ta nhìn chung cịn chưa đáp ứng được u
cầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức của Chính phủ cịn cổng kềnh, hoạt động của
Chính phủ nói chung ở một số ngành nói riêng vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư
duy bao cấp (cơ chế xin- cho); đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm nhiệm vụ. Trước

yêu cầu đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế cần phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
Chính phủ. Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cơ
bản và có tính hệ thống những vấn đề lý luận, đúc rút thực tiễn, qua đó đề ra
nhữns giải pháp tồn diện có tính khả thi nhàm đổi mới tổ chức và phươnơ thức


2

hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Trong bối cảnh đó, tác giả đã mạnh dạn chọn để tài “ Đ ơi mới tổ chức và
hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sỹ.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI

Trên diễn đàn khoa học pháp lý hiện nay có một số đề tài nghiên cứu về tổ
chức và hoạt động của Chính phủ dưới các góc độ khác nhau như: Đề tài cấp Nhà
nước mã số KHXH-05-05 “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” (1996-2000); Đề tài cấp Bộ: “Cơ sở lý
luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước” năm 2001
do Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp chủ trì; Đề tài “Đổi mới cơ cấu tổ chức
Chính phủ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” năm 2003 do Văn phịng Chính
phủ chủ trì; Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX04-04 “ Xây dựng mơ hình tổ chức
và phương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta” do PGS, TS Trần Ngọc Đường làm chủ
nhiệm... Tuy nhiên, những đề tài nêu trên đề cập đến những khía cạnh khác nhau
về vị trí vai trị của Chính phủ trong nhà nước pháp quyền mà chưa đề cập trực
tiếp đến vị trí, vai trị của Chính phủ trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị

trường cũng như những đòi hỏi yêu cầu đặt ra về tổ chức và hoạt động của Chính
phủ trong điều kiện đó.

3. MỤC ĐÍCH, ĐƠÌ TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ú u

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu cơ sơ lý luận và thực
tiễn về tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ đáp ứng các yêu cầu của
nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở lý luận luận văn phân tích thực trạng tổ chức,


3

hoạt động của Chính phủ nước ta và đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và
hoạt động của Chính phủ trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu được đặt ra, đề tài nghiên cứu các vấn đề
sau:
- Khái quát chung về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
hiện nay, phân tích vai trị của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
- Phân tích thực trạng về cơ cấu, tổ chức của Chính phủ trong điều kiện
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Chính phủ
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương
pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hổ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, cải cách kinh tế,

đổi mới hệ thống chính trị được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VI,
VII, VIII, IX,X và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương, các văn bản pháp luật
của Nhà nước. Ngồi ra đề tài cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp thống k ê ...

5. NHŨNG ĐĨNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Kết quả của luận văn đưa ra một cách nhìn mới tồn diện hơn, đầy đủ hơn
về tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong điều kiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận


4

văn có ý nghĩa đối với các chuyên gia pháp luật, các nhà nghiên cứu, có thể dùng
làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập trong các cơ
sỏ' đào tạo Luật trong cả nước.

6. C ơ CÂU CỦA LUẬN VÃN

Luận văn gồm có:
Lời nói đầu
Chương I: Một số vấn đề về nền kinh tế thị trường và vai trị của Chính phủ
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Chương Ù: Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong điều
kiện xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Chương HI: Các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo



5

Chương I
MỘT SỐ VÂN ĐỂ VỂ NỂN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRỊ CỦA
CHÍNH PHỦ TRONG NEN k i n h t ê t h ị t r ư ờ n g đ ị n h h ư ớ n g x ã
HỘI CHỦ NGHĨA

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỂ NEN k i n h t ê t h ị t r ư ờ n g , đ ặ c đ iể m c ủ a
NỂN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HUỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NƯỚC
TA

1.1.1 Quan điểm của Đảng về xảy dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
Quá trình đổi mới đất nước trong 20 năm qua đã đưa lại những thay đổi
sâu sắc trên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời
sống kinh tế. Xuất phát điểm của quá trình này là sự biến chuyển từ một nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Nền kinh tế k ế hoạch hoá tập trung bao cấp được xây dựng và tồn tại ở
Việt Nam suốt mấy chục năm qua đã có những đóng góp quan trọng đối với cơng
cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, từ
năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, việc duy trì cơ chế kế
hoạch hố tập trung bao cấp đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, đẩy xã hội
nước ta vào cuộc khủng khoảng kinh tế trong suốt một thập kỷ (1976-1986).
Nhận thức được những hạn điểm khơng cịn phù hợp của nền kinh tế kế
hoạch hố tập trung, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ cần thay đổi cơ
chế kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Đây là sự thay đổi căn bản và quan trọng nhất trong



6

nhận thức của Đảng. Điều này tác động trực tiếp đến đường lối chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước ta, đặc biệt là pháp luật kinh tế.
Thành tựu kinh tế đạt được trong những năm tiếp theo và sự chuyển biến
theo hướng tích cực của nền kinh tế xã hội đã cho thấy sự thay đổi trong nhận
thức của Đảng là chủ trương đúng đắn và kịp thời. Phát huy tinh thần đó, Đại hội
Đảng tồn quốc lần thứ VII đã đánh giá: “ Một thành tựu khác về đổi mới kinh tế
là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”[7]. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần đã tạo ra vị thế tương đối bình đẳng giữa thành phần kinh tế nhà nước và
các thành phần kinh tế khác, đổng thời tạo tiền đề cho nhà nước xác lập cơ chế
quản lý nền kinh tế theo hướng vừa đảm bảo những quy luật kinh tế khách quan,
vừa đảm bảo sự quản lý của nhà nước. Quan điểm này của Đảng đã được thể chế
hoá bằng quy định của Hiến pháp 1992: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa
trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tồn
dân và sở hữu tập thể là nền tảng” (Điều 15 Hiến pháp 1992).
Cơ chế quản lý kinh tế mới này tiếp tục được làm rõ hơn trong Đại hội đại
biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII: “Đẩy mạnh cơng cuộc đổi
mới tồn diện và đổng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” [8]. Thực tiễn phong phú và những thành lựu thu được qua những năm
đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn trong đường lối chiến lược của Đảng, con
đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu những thành tựu



7

mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt là về khoa học
công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã xác định “đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây
dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[9] Đảng ta
chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Tiếp tục đường lối phát triển nền kinh tế thị trường, Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần Ihứ X chỉ rõ “cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn vói
phát triển kinh tế tri thức” [10]
Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
điều cần thiết trước hết là nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta. Định hướng đó thể hiện qua mục tiêu phát triển kinh tế
của Nhà nước là làm cho “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Để đạt được mục tiêu này cần giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát
triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; phát triển nền kinh tế nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng
bước và từng chính sách phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết
quả lao động, hiệu quả kinh tế đổng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn
lực khác và thông qua phúc lợi xã hội; phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân



8

dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phương
hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Phát triển đồng bộ các loại thị trường và
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”[10]’
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, tạo lập đổng bộ và
vận hành thông suốt các loại thị trường, để các giao dịch thị trường diễn ra phù
hợp với các nguyên tắc của thị trường. Hoàn thiện hệ thống quy tắc vận hành của
các tổ chức tham gia thị trường đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và thông
lệ quốc tế. Điều chỉnh mạnh chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà
nước, tăng cường vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.
Nền kinh tế được xây dựng ở nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quan điểm của Đảng về con đường
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải được thể chế
hoá và phải được bảo đảm cho định hướng này được quán triệt nghiêm chỉnh
trong đời sống kinh tế. Nguy cơ “chệch hướng” phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa của nền kinh tế đã được Đảng ta chỉ rõ trong các văn kiện quan trọng
của Đảng [8] và là vấn đề cần được đặc biệt lưu tâm trong quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN hiện nay

1.1.2.

Đặc điểm của nền kinh t ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1985, trên tinh thần nhìn thẳng
vào sự thật đã thẳns thắn nhận định: “Cơ chế quản lý tập trung quan liêu dựa trẽn
bao cấp của Nhà nước được thực hiện từ những năm này, đã khôrm tạo được độns


9

lực phát triển, lại còn làm suy yếu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử
dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, giảm sút năng
suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, đẩy phân phối và lưu thông vào
tình trạng rối loạn và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội chúng
ta ”[6].
Xuất phát điểm cho việc xây dựng cơ chế kinh tế thị trường là một nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trong điều kiện đặc thù ở nước ta. Tính chất
của xuất phát điểm này qui định tính chất quá độ của quá trình chuyển đổi nền
kinh tế ở nước ta - quá độ từ tập trung quan liêu bao cấp đến kinh tế thị trường.
Do vậy nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng chưa phải thật sự là một nền kinh
tế thị trường hoàn chỉnh mà là một nền kinh tế hướng tới thị trường với những
đặc điểm rất cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Nền kinh tê' thị trường định hướng x ã hội chủ nghĩa với nhiều
thành phần kinh tê' tham gia, vận động theo những quỵ luật của kinh tê'thị
trường.
Theo quy định của Hiến pháp 1980, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
được khẳng định với sự độc tôn của thành phần kinh tế XHCN: Nhà nước quản lý
nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch tập trung thống nhất; Nhà nước giữ độc
quyền về ngoại thương và quan hệ kinh tế với nước ngoài, tiến hành cải tạo
XHCN đối với các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn,
các cơ sở kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng và
nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước; Nhà nước đóng vai trị là người sở hữu duy
nhất đối với hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội như: đất đai, các nsuồn tài

nguyên thiên nhiên, khoáng sản, các loại tư liệu sản xuất khác; Nhà nước lãnh
đạo hoạt động kinh tế theo chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh và các mệnh lệnh của
Nhà nước, thực hiện quản lý nền kinh tế khép kín trong phạm vi đất nước. Do


10

việc tiếp tục duy trì nền kinh tế hiện vật với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
(rung, chế độ bao cấp tràn lan nên nền kinh tế Việt Nam bị trì trệ. Trước những
hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh, sự bất cập trong quản lý kinh tế của Nhà
nước đã làm cho khủng hoảng kinh tế ở Việt nam ngày một trầm trọng hơn.
Nếu trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, ngoại trừ thành
phần kinh tế xã hội chủ nghĩa được chú trọng đầu tư phát triển, các thành phần
kinh tế khác bị hạn chế và phải cải tạo xã hội chủ nghĩa, thì trong nền kinh tế thị
trường, Nhà nước thừa nhận và tôn trọng sự tổn tại của nhiều thành phần kinh tế:
kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 16 Hiến pháp
1992- sửa đổi năm 2001). Tất cả các thành phần kinh tế đó dù khác nhau về lợi
ích trực tiếp nhưng đều được coi là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, là lực lượng vật chất
quan trọng và là công cụ để Nhà nước thực hiện vai trị định hướng, điều tiết vĩ
mơ nền kinh tế.
Nhà nước ta coi kinh tế nhà nuớc và kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân, là cơ sở đảm bảo cho mục tiêu phát
triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa[16,tr22]. Đối vói
thành phần kinh tế tư bản nhà nước, chính sách của nhà nước là đa dạng các hình
thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và
ngồi nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh. Kinh tế cá
thể, tiểu chủ giữ vị trí quan trọng và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế của Việt
Nam. Nhà nước chủ trương tạo điều kiện và giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ để

phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho
các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến
khích phát triển rộng rãi trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhà


11

nước tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư
bản nhà nước phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước. Kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng
vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội gắn với thu hút công
nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm. Nhà nước cải thiện môi trường pháp lý và kinh
tế để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước chú trọng phát triển các
hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các
thành phần kinh tế, giữa trong và ngoài nước; phát triển hình thức kinh tế cổ
phần nhằm huy động vốn đầu tư rộng rãi trong xã hội; nhân rộng mơ hình hợp
tác, liên kết cơng nghiệp và nơng nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ
nông thôn; phát triển các loại hình trang trại với quy mơ phù hợp trên từng địa
bàn[9J
Như vậy, chính sách kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước nhằm đạt
được hai mục tiêu là phát huy tiềm năng to lớn của xã hội để xây dựng và phát
triển lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật làm nền tảng vững chắc cho sự
nghiệp phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và định hướng xã hội
chủ nghĩa cho q trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính sách đối với các
thành phần kinh tế được coi là chính sách cốt lõi trong hệ thống chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nước, nó có ý nghĩa chi phối toàn bộ hoạt động xã hội khác
ở Việt Nam và là điểm nút của mọi khởi động [22,tr3].
Về nguyên tắc, nền kinh tế thị trường được phát triển trên cơ sở chủ yếu là
sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất, sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào
các hoạt động kinh tế chỉ được xem là một trong các biện pháp điều chỉnh thị

trường nhằm cân bằng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Sự quản lý của Nhà nước đối với kinh tế thị trường trong điều kiện cụ thể ở
nước ta là biểu hiện tất yếu của bất kỳ nền kinh tế thị trườns hiện đại nào và là


12

m ột địi hỏi có tính ngun tắc đổi mới nền kinh tế của nước ta. Nghiên cứu kinh
nghiệm từ các nền kinh tế phát triển đã cho thấy rằng Nhà nước tham gia rộng rãi
vào tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, những chức năng kinh tế và xã
hội của Nhà nước, xét về mặt lịch sử, đã hình thành trước hết dưới ảnh hưởng của
những nhu cầu vận hành văn minh của bản thân hệ thống thị trường, với mục
đích bảo đảm tự do cạnh tranh và đối tác trung thực. Do đó Nhà nước tập trung
làm tốt các chức năng: Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược quy hoạch,
k ế hoạch, cơ chế, chính sách trên cơ sở tơn trọng các nguyên tắc của thị trường;
đổi mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát
huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi
nguồn lực tham gia phát triển kinh tế- xã hội; tạo môi trường pháp lý và cơ chế,
chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các
chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cơng khai, minh
bạch, có trật tự [10].

Thứ hai: Nền kinh t ế thị trưòng ở Việt nam là nền kinh t ế định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đường lối phát triển nền kinh tế thị
trường ở nước ta là vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cho thấy, xét
về bản chất nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là nền kinh tế thị
trường kiểu tư bản chủ nghĩa mà là nền kinh tế thị trường hướng tới các mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội. Đây ]à vấn đề lý luận và thực tiễn đane đòi hỏi sức sáng tạo

lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trên con đường đổi mới đất nước,
bởi lẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nền kinh tế thị trường là vấn đề hồn
tồn mới mẻ. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt


13

Nam hiện nay có thể nhận thức trên các khía cạnh cơ bản là vai trò chủ đạo của
kinh tế Nhà nước, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã họp thành nền
tảng của nền kinh tế quốc dân, phát triển hài hoà về kinh tế và xã hội, phát triển
kinh tế trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Đương nhiên vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
cần được nhìn nhận trên những quan điểm mới với những nội dung và phương
thức mới phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường chứ không phải như
trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nữa.
Đây là một trong những đặc điểm quan trọng qui định bản chất xã hội tiến
bộ của nền kinh tế thị trường ở nước ta và chính đặc điểm này đã đặt ra nhiều yêu
cầu với việc hoạch định chính sách, đường lối cải cách kinh tế và pháp luật ở Việt
nam. Đặc điểm này chỉ ra rằng, nhiệm vụ chiến lược lâu dài của tồn bộ q trình
cải cách kinh tế ở nước ta là phải tạo ra các tiền đề vật chất - kỹ thuật cho các
bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vạch rõ mục tiêu của nền kinh tế thị trường
định huớng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển sản xuất
để xây dựne cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân
dân. Để xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hiến
pháp 1992 đã đặt ra một loạt các qui định có tính ngun tắc như: sở hữu tồn
dân và sở hữu tập thể là nền tảng (Điều 15), mục đích chính sách kinh tế của Nhà
nước ta là làm cho dân giàu, nuớc mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật
chất và tinh thần của Nhân dân (Điều 16), kinh tế quốc dân giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân (Điều 19), Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế
quốc dân bằns pháp luật, kế hoạch chính sách (Điều 26).

Định hướng xã hội chủ nghĩa của nển kinh tế thị trường với tính cách là
một trong những đặc điểm quan trọns của nền kinh tế nước ta trong quá trình
chuyển đổi cơ chế đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước xã hội chủ


14

nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát
triển xã hội. Nhà nước phải tổ chức và hoạt động dựa trên nền tảng hệ thống pháp
luật, Nhà nước quản lý kinh tế- xã hội bằng pháp luật và các công cụ khác một
cách đồng bộ, xoay quanh khung pháp luật, trên cơ sở pháp luật, hỗ trợ và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, khôns ngừng tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
Thứ ba: Nền kinh t ể thị trường ỏ nước ta đan ạ trong quá trình chuyển đổi
So với thời kỳ bao cấp, vai trò kinh tế của Nhà nước theo Hiến pháp 1992
đã chuyển đổi về căn bản. Từ nền kinh tế kế hoạch hóa đơn thành phần chuyển
sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Vai trò kinh tế của Nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng chuyển
đổi theo hướng Nhà nước thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần; Nhà nuớc thừa nhận quyền tự do kinh doanh, tôn trọng quyền
tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; thống nhất quản lý
kinh tế đối ngoại; khuyến khích đầu tư nước ngồi và đầu tư trong nuớc; thống
nhất quản lý kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân cơng
trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi
ích các nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của Nhà nước; Nhà nước quy định chế độ
sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền lợi của người sản
xuất và người tiêu dùng, thực hiện chính sách tiết kiệm.
Từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp đang
có sự đan xen giữa cơ chế mới, cơ chế thị trường mới được xác lập nhưng chưa
đồng bộ và cơ chế cũ chưa bị xố bỏ hồn tồn, cịn nhiều di chứng nặng nề. Q

trình chuyển đổi đó đã làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế và biến đổi mạnh
mẽ các lĩnh vực khác nhau của toàn bộ đời sống xã hội. Các thay đổi kinh tế bao
giò' cũng kéo theo các thay đổi về xã hội. Vì vậy. quá trình chuyển đổi cơ chế


15

kinh tế bao giờ cũng kéo theo sự thay đổi vai trị của các chế định pháp lý chính
trị trong mối quan hệ kinh tế và sự thay đổi vai trị của chính trị - pháp luật trong
các quan hệ xã hội khác.
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường ở Vịêt Nam diễn ra tuần tự từng bước từ nông nghiệp nông thôn rồi
mới đến công nghiêp và dịch vụ ở các thành thị. Chị thị số 100-CT/TU của Đảng
cơng sản Việt Nam ra đời ngày 13/1/1981 đã chính thức thừa nhận chế độ khốn
sản phẩm trong nơng nghiệp. Trên cơ sở tổng kết những ưu điểm và những hạn
chế bất cập của Chỉ thị 100-CT/TƯ, ngày 5/4/1988 Đảng Cộng sản Việt nam đã
công bố Nghị quyết số 10-NQ/TƯ.
Cùng với các văn bản pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết số 10-NQ/TƯ
đã tạo ra bước ngoặt về thể chế, chính sách của Việt nam trong lĩnh vực quản lý
nơng nghiệp là xác định quyền tự chủ của các hộ gia đình nơng dân, bước đầu
phân tách quyền quản lý của Nhà nước của các cơ quan công quyền với quyền tự
chủ của người sản xuất, kinh doanh; thừa nhận sự tổn tại của thị trường tự do.
Ngay từ đầu năm 1981, trên cơ sở Nghị quyết TƯ’ 6 khoá 4 năm 1979, Hội
đồng bộ trưởng (Chính phủ) đã ban hành Nghị quyết số 25/HĐBT ngày
21/1/1981, trong đó chính thức thừa nhận quyền tự chủ, quyền hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tiếp sau đó là hàns loạt các văn bản của Nhà
nước về mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước như Quyết
định 146/HĐBT, Quyết định 217/HĐBT của Hội đổng bộ trưởng. Với các chính
sách đặc biệt quan trọng này, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã thực hiện vai trò
mới là người mỏ' đườns và thúc đẩy cho quá trình hình thành và phát triển nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


16

Thứ tư: nền kinh tế chịu sự quản lý, điều tiết của nhà nước dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Ngày nay, nguyên lý chung được thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường là
nền kinh tế hỗn hợp thể hiện vai trị năng động, tích cực của Nhà nước trong
quản lý kinh tế trên cơ sở tổn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế
khách quan. Vai trò của Nhà nước thể hiện ở chỗ khắc phục những khiếm khuyết
của thị trường, nghĩa là những vấn đề (lĩnh vực) mà thị trường khơng thê tự điều
tiết được thì Nhà nước phát huy tác dụng để sửa chữa những khiếm khuyết của
thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển xã hội và
con người toàn diện.
Mặt khác, đặc điểm này cũng xác định nền kinh tế thị trường mà Việt Nam
đang nỗ lực xây dựng là nền kinh tế trong đó có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế nhưng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước
cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân. Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đảng và Nhà nước chủ
trương nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”[9,tr86].
Thực tiễn cho thấy trong nền kinh tế thị trường, vai trị của Nhà nước là
khơng thể thiếu thì trong các nền kinh tế chuyển tiếp, vai trị đó có ý nghĩa quyết
định hơn nhiều. Đối với nền kinh tế chuyển đổi ở Việt nam, sự quản lý của Nhà
nước khẳng định tính tất yếu có tính phổ biến và xác định bởi tính đặc thù bởi vai
trị chủ đạo của kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trong cơ cấu nền kinh tế quốc
dân và tính định hướng xã hội chủ nghĩa của mơ hình kinh tế mới.
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước đóng vao trị lãnh

đạo tồn bộ nền kinh tế quốc dân, đổng thời vừa là người điều hành, người tổ


17

thưviện
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H O C LỮÂT H À N ỏ l
PHQNGDOC 1918

chức các hoạt động kinh tế. Do vậy, không phân biệt được đâu là Nhà nước, đâu
là đơn vị kinh tế. Nói cách khác, Nhà nước hồ lẫn trong mình hai tư cách chủ
thể: Chủ thể quản lý nền kinh tế quốc dân và chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi
sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra là cần phải xác
định rõ tư cách của Nhà nước là người quản lý nền kinh tế quốc dân trên tầm vĩ
mô. Hoạt động kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh là quyền của chủ thể hoạt
động kinh tế, Nhà nước tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế với tư cách là
cơ quan công quyền mà không can thiệp một cách trực tiếp vào các quan hệ thị
trường
Các hoạt động kinh tế và quản lý đều được thực hiện dưới vai trò lãnh đạo
của Đảng và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng
chỉ ra đường lối, phân định quyền lực có tính chất lãnh đạo, giám sát, Nhà nước
quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật và theo pháp luật, điều hành nền
kinh tế - xã hội một cách chủ động, độc lập tương đối. Chủ trương xây dựng và
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy,
quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất. Đó là mơ hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

1.2.


VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NEN

k in h t ê t h ị t r ư ờ n g đ ịn h

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Vai trị của Chính phủ ln là vấn đề có ý nghĩa chính trị và pháp lý quan
trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta. Có thể thấy rằng, vai
trị của Chính phủ được xác định ở địa vị pháp lý của nsười đứng đầu Chính phủ
và trong mối quan hệ của Chính phủ với các cơ quan quyền lực Nhà nước. Vai trị
của Chính phủ là khái niệm chỉ phạm vi hoạt động, nội dung thẩm quyền của


18

Chính phủ trons mối quan hệ phân cơng, phối hợp của cơ chế quyền lực Nhà
nước [5,tr24].
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của Chính
phủ có thể khái qt như sau: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ
quan hành chính Nhà nước cao nhất gồm ban hành và thực thi các chính sách
quốc gia về đối nội và đối ngoại, quản lý vĩ mô đối với tất cả các lĩnh vực của đời
sống kinh tế-xã hội; đảm bảo hiệu lực của bộ máy Nhà nước, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân phát huy vai trò tham
gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. Vì vậy để bảo đảm cho Chính phủ thực
hiện tốt chức năng này, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: “Xây dựng một
nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại
hóa; điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ theo
hướng thống nhất quản lý vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,
vãn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống
pháp luật, chính sách hồn chỉnh, đổng bộ; định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của các Bộ theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi tồn
quốc, cung cấp dịch vụ cơng”[9].
Có thể nói rằng trong điều kiện xây đựng nền kinh tế thị trường Chính phủ
thực hiện các vai trị sau:

1.2.1

Vai trị hoạch định chính sách, xây dựng th ể chê cho sự phát triển

của nền kinh t ế
Đây là vai trò cực kỳ to lớn của Chính phủ trong N hà nước pháp quyền xã
hội chủ nshĩa Việt Nam. Trước hết, Hiến pháp, Luật do Quốc hội ban hành là
phương tiện hàng đầu để quản lý nhà nước và quản lý xã hội phải đi vào cuộc


19

sống và được mọi người tôn trọng và chấp hành. Chính phủ đảm bảo đưa việc
thực hiện pháp luật vào thực tế cuộc sống
Dưới góc độ quản lý nhà nước, hoạch định chính sách là dạng đặc biệt của
chính sách, kế hoạch của Chính phủ, theo đó Chính phủ xác định các yêu cầu,
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, các biện pháp cụ thể để đạt được các mục tiêu
đó trong từng thời kỳ nhất định, Chính phủ ban hành chính sách vĩ mơ trên cơ sở
các mục tiêu đã đặt ra, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển, các định
hướng phát triển cho các ngành, vùng, các lĩnh vực kinh tế của đất nước. Các
chính sách ban hành phải được đặt trên nền tảng luật pháp vững chắc, nghĩa là hệ
thống pháp luật thể hiện được “linh hổn” của chính sách, nhưng cũng đảm bảo
tính khả thi và hiệu quả cho các chính sách.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các chỉ tiêu kế hoạch được ban
hành và chỉ đạo thực hiện thông qua các mệnh lệnh hành chính. Kế hoạch của

Nhà nước có ý nghĩa bao trùm tuyệt đối, khơng có cơng cụ nào quan trọng hơn
kế hoạch. Trong nền kinh tế thị trường, khơng loại bỏ kế hoạch nhưng tính chất
của kế hoạch đã thay đổi, từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng, có
nghĩa là Chính phủ thơng qua các hoạt động kế hoạch hố đã đóng vai trò là
người định hướng nhằm xác lập các cân đối cơ bản cho nền kinh tế quốc dân.
Ở mỗi quốc gia, sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào việc hoạch định
chính sách kinh tế và thể chế kinh tế được quy định trong các văn bản pháp luật.
Hoạch định chính sách kinh tế được hiểu là một hoạt động tổng thể dựa trên
những quan điểm của Chính phủ về phát triển kinh tế, thực tế phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia và yêu cầu của thực tiễn khách quan đê đề ra chiến lược
phát triển kinh tế quốc gia trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở những vấn đề có tính
ngun tắc đã được hoạch định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến
hành thể chế hoá thành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế cụ


20

thể. Những lĩnh vực chủ yếu thường được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật
về quản lý kinh tế là thương mại, đầu tư, chính sách thuế, quản lý tài chính, ngân
hàng...
Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã đưa ra xem
xét cụ thể một số chính sách cơ bản sau:
-

Chính sách đối với các thành phần kinh tế

-

Chính sách tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội


-

Chính sách thu hút vốn đầu tư

-

Chính sách quản lý và sử dụng đất đai

-

Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực...
Mặt khác, các cơng cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng cũng là dạng biểu hiện

đặc biệt của chính sách nhà nước nhưng chúng cịn là cơng cụ quản lý kinh tế vĩ
mơ, là địn bẩy kinh tế có hiệu quả trong tay nhà nước. Nội dung chính sách tài
chính gồm chính sách về vốn, chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sách
ngân sách Nhà nước, thuế, chính sách tài chính đối ngoại...
Vai trị hoạch định chính sách và xây dựng thể chế kinh tế của mỗi quốc
gia trước hết thuộc về các cơ quan quyền lực nhà nước, sau đó thuộc về các cơ
quan quản lý nhà nước (đứng đầu là Chính phủ). Đặc biệt, Chính phủ khơng chỉ
là cơ quan đóng vai trị tích cực trong xây dựng chính sách, pháp luật kinh tế mà
cịn là cơ quan điều hành và trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý kinh tế và
điều hành nền kinh tế quốc gia. Vì lý do đó, hầu hết các quốc gia đều chú trọng
xây dựns và củng cố chức năng của Chính phủ trong q trình vận hành nền kinh

Ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động
quản lý của nhà nước bao trùm lên mọi quan hệ xã hội và hiện diện khắp nơi
trong nền kinh tế. Trong thời kỳ đó, mọi hoạt động cung cấp vốn, đơn đặt hàng,



21

thiết bị giá cả đều do Nhà nước qui định. Có thể thấy, trong cơ chế quản lý mà
vai trị của Nhà nước là áp đảo thì hình thức điều tiết của Chính phủ đối với hoạt
động kinh tế chỉ có thể là mệnh lệnh hành chính. Điều này đi ngược với tư duy
kinh tế năng động, sáng tạo, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, nhất là khi
nền kinh tế đó chuyển dần sang vận động theo những quy luật kinh tế khách quan
của thị trưòng. Điều này đã dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế của Việt
Nam suốt một thời gian dài.
Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, tình hình kinh tế Việt Nam đã
có những biến chuyển tích cực. Chính phủ thừa nhận sự vận độns của các quy
luật khách quan trong nền kinh tế thị trường, đó là quy luật sản xuất hàng hố,
giá cả, cạnh tranh. Trong cơng tác quản lý, Chính phủ đã chuyển từ can thiệp trực
tiếp sang điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Điều này được hiểu là dựa trên xu
hướng vận động của các quy luật kinh tế khách quan, Chính phủ sẽ từng bước
điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhìn nhận vai trị của Chính phủ đối với vấn đề hoạch định chính sách và
xây dựng thể chế kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
hiện nay có hai quan điểm cơ bản:
-

Quan điểm thứ nhất cho rằng Chính phủ khơng nên “rút lui” khỏi sân

khấu kinh tế mà bản thân kinh tế thị trường đang đòi hỏi được bổ sung bằng “sự
điều tiết của Chính phủ”. Trong đó nhấn mạnh các hình thức như: “điều tiết năng
động của Chính phủ”, “điều tiết có giới hạn”, “vai trị gián tiếp của Chính phủ”,
“sự can thiệp của Chính phủ trên nguyên tắc kinh tế thị trường”. Những hình thức
này là sự thể hiện mức độ tác động của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội.
Như vậy, giống như các Chính phủ khác, Chính phủ Việt Nam đã và đang thừa
nhận vai trị điều tiết của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường.



×