Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hoàn thiện cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.47 MB, 72 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LU Ậ T HÀ NỘI

HOÀNG ANH TUẤN

HOÀN THIỆN C ơ CHẾ GIÁM SÁT
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA CHÍNH QUN ĐỊA PHƯƠNG
Ở NƯỚC TA HIÊN NAY


Chun ngành: Lý luân và lich sử nhà nước và pháp luât
Ma so: 60.38 01

NGƯỜI HƯ ỚNG DẢN: TS. v ũ H Ò N G ANH

TH Ư V IỆ N
TRƯỜNG ĐAI HOC LỦÁT h à N pỉ

HÀ NỒI 2007



L Ờ I C ẢM Ơ N
Tác gia xin đuợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám
hiệu Trường, Ban Chủ nhiệm Khoa sau đại học và các thầy,
cỏ Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện


thuận lợi đế tác giả hoàn thành Luận văn, đặc biệt là sự
huứng dẫn tận tình của Tiến sỹ Vũ Hồng Anh.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp
và người thân đã ln động viên, cỏ vũ, ủng hộ, giúp đỡ,
góp ý vào Luận vãn./.
Tác giả luận văn

Hoàng Anh Tuấn


MỤC LỤC
Chương 1

Trang

MỘT SÓ VÀN ĐÈ LÝ LUẬN c ơ BẢN VẺ c ơ CHÉ GIÁM SÁT VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYÈN ĐỊA PHƯƠNG

10

1.1. Khái niệm, nội dung cơ chế giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương.
1.1.1. Khái niệm giám sát, cơ chế giám sát.

10

1.1.2. Nội dung CO’ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền địa phưong.
1.2. Đặc điểin cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật của


18

chính qun địa phương.
1.3. Phân biệt giám sát vói các hình thức khác.

20

1.3.1. Phân biệt giám sát văn bản với kiểm tra văn bản

20

1.3.2. Phân biệt giám sát văn bản với thẩm định, thẩm tra văn
bản.
1.3.3. Phân biệt giám sát văn bản với rà soát văn bản.

23

Chương 2
THỤC TRẠNG c ơ CHÉ GIÁM SÁT VẢN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA CHÍNH QUYÈN ĐỊA PHƯƠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

26

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa

26

phương.
2.1.1. Nguyên tắc giám sát.


N

26

2.1.2. Chủ thể, đối tượng, phương pháp giám sát.

28

2.1.3. v ề hậu quả pháp lý.

38

2.2. Thực trạng hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp

^

luật của chính quyền địa phương.
2.2.1. Thực trạng hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp

^

luật của chính quyền cấp tỉnh.
2.2.2. Thưc trang hoat đông giám sát văn bản quy pham pháp
, *,
*
luật của chính quyên câp huyện và xã.

46


2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại.

49


-

3

-

Chương 3
MỘT SĨ KIÉN NGHỊ HỒN THIỆN c ơ CHẾ GIÁM SÁT VĂN BẢN
QƯY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYÈN ĐỊA PHƯƠNG

52

3.1. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện cơ chế giám sát văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
3.1.1. u cầu hồn thiên.

52
52



3.1.1.1. Hồn thiện cơ chế giám sát phải gắn với xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

52


3.1.1.2. Hồn thiện cơ chế giám sát phải gắn với yêu cầu xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

53

3.1.1.3. Hoàn thiện cơ chế giám sát phải gắn vói u cầu cải
cách nền hành chính quốc gia
3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện.

54
54

3.1.2.1. Hoàn thiện cơ chế giám sát nhằm bảo đảm cho hoạt
động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền

55

địa phưong được thực hiện đúng pháp luật.
3.1.2.2. Hoàn thiện cơ chế giám sát nhằm bảo đảm nâng cao
hiệu quả hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương.

57

3.1.2.3. Hồn thiện cơ chế giám sát nhằm bảo đảm cơng khai,

minh bạch hố hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp

57


luật của cơ quan chính quyền địa phương.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế giám sát văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.

59

3.2.1. Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa

59

phương.
3.2.2. Đối mới tổ chức và hoạt động của các chủ thể giám sát.

61

3.2.3. Tăng cng CO’ sỏ' vật chất, kinh phí và các yếu tố khác
đảm bảo cho hoạt động giám sát.

65

KÉT LUẬN

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

68



BẢNG CHỮ VIÉT TẮT

ADPL

Áp dụng pháp luật

HCTT

Hành chính thơng thường

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

ƯBND

Uỷ ban nhân dân

QPPL

Quy phạm pháp luật

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI.
Đánh giá về những thành tựu đã đạt được qua 20 năm đổi mới đất
nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Hai
mươi năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn,
cơng cuộc đổi mới nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch
sử. Đất nước đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội, có sự thay đổi
cơ bản và tồn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được đẩv mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị
và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị- xã hội ổn
định. Quốc phịng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc
tế không ngừng được nâng cao...”[2, tr 67]. Những thành tựu đó có sự đóng
góp quan trọng của hoạt động giám sát văn bản QPPL, vì chính các văn bản
QPPL tạo hành lang pháp lý an toàn, ổn định đảm bảo cho các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội hoạt động thuận lợi và hiệu quả. Nhận thức rõ tầm quan
trọng của hoạt động giám sát nói chung cũng như hoạt động giám sát văn bản
QPPL nói riêng, trong phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN, Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “ ...Hoàn thiện hệ thống
pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và họp pháp
trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.. .”[2, tr 126].
Hiện nay, hoạt độne, giám sát đối với hệ thống văn bản QPPL của
Trung ương được Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 điều chỉnh
tương đối đầy đủ về chủ thể, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát tạo cơ chế
thuận lợi cho hoạt động này. Trong khi đó, hoạt động giám sát đối với hệ
thống văn bản QPPL của chính quyền địa phương mặc dù đã được Luật Tổ
chức HF)ND và UBND năm 2003 và Luật ban hành văn bản QPPL của



-

6

-

HĐND và ƯBND năm 2004 quy định nhưng chưa cụ thể, rõ ràng, chưa có cơ
chế giám sát một cách đầy đủ, tồn diện làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu
quả quản lv nhà nước ở địa phương.
Trong những năm vừa qua, việc ban hành văn bản QPPL của chính
quyền địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng văn bản được
ban hành ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao...Những kết
quả này, có sự đóng góp của hoạt động giám sát văn bản QPPL. Bên cạnh đó,
việc ban hành văn bản QPPL cũng như kết quả giám sát vẫn còn nhiều hạn
chế như: Chất lượng, hiệu quả giám sát chưa cao, nhiều văn bản chưa phù họp
với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chưa
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, thiếu tính khả thi...Những tồn
tại này là do chúng ta cịn thiếu một mơ hình giám sát họp lý và hiệu quả,
thiếu các quy định pháp luật thực sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thể...
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Hoàn thiện CO' chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương ỏ’ nước ta hiện nay” làm Luận văn tốt nghiệp với
mong muốn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát văn
bản QPPL của chính quyền địa phựơng.

2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI.
Mục đích của luận văn là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của cơ
chế giám sát văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay,

nghiên cứu về thực trạng của hoạt động này, tìm ra những ưu nhược điểm,
khó khăn, vướng mắc để từ đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy những
mặt mạnh, khắc phục nhữne tồn tại, yếu kém, đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện cơ chế giám sát văn bản QPPL, góp phần xây dựng và hồn thiện
nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân.
Đê đạt được mục đích nêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu một số nội
dung CO' ban sau đây:


-

7

-

- Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế giám sát văn bản QPPL của
chính quyền địa phương như: Khái niệm văn bản QPPL của chính quyền địa
phương, giám sát và cơ chế giám sát; nội dung, đặc điểm của cơ chế giám sát
văn bản QPPL, phân biệt giám sát với một số hình thức khác.
- Những quy định của pháp luật và thực trạng hoạt động giám sát văn
bản QPPL của chính quyền địa phương các cấp từ cấp tỉnh tới cấp xã; tồn tại,
nguyên nhân của những tồn tại;
- Đề xuất về phương hướng hoàn thiện, trong đó nêu rõ những yêu cầu,
nguyên tắc và những giải pháp cụ thể của việc hồn thiện.
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI.
Giám sát văn bản QPPL của chính quyền địa phương là hoạt động có ý
nghĩa và vai trò quan trọng, do vậy vấn đề này được nhiều người quan tâm
nghiên cứu, một số công trình, bài viết có liên quan như:
- ThS. Trương Đắc Linh- Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí
Minh, “Sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân và ủ y ban nhân dân đối

với các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ở địa phương”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật số 7/2000;
- ThS. Bùi Thị Đào- Khoa hành chính- nhà nước Trường Đại học Luật
Hà Nội. “Giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp số 9/2002;
- Lưu Trung Thành- Giảng viên chính Khoa hành chính- nhà nước
Trường Đại học Luật Hà Nội, “Hoạt động giám sát của HĐND”, Tạp chí Luật
Học- Trường Đại học Luật Hà Nội số 4/2004;
- TS. Vũ Đức Đán- Học Viện Hành chính Quốc gia, “Tăng cường kỹ
năng hoạt độne của các ban hội đồng nhân dân”, Tạp chí Quản lý nhà nước số
4/2006...
Mồi cơntỉ trình, bài viết đều đưa ra những luận giải, phân tích, đánh giá
về những khía cạnh khác nhau của vấn đề giám sát văn bản QPPL của chính


quyền địa phương, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động này. Tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế giám sát văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay” cũng nhàm
mục đích góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn nữa cơ chế giám sát văn
bản QPPL của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay.

4. VỀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI.
Đe tài nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về cơ chế giám sát văn bản
QPPL của HĐND và UBND của các cấp chính quyền địa phương.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng ta trong q trình nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp
luật.

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu các vấn đề cụ thể, tác giả đã sử dụng kết
họp các phương pháp như: Phương pháp phân tích tổng họp, khái qt hố,
phương pháp so sánh...
6. NHỮNG K ế t

q u ả n g h iê n c ứ u m ớ i c ủ a đ è t à i.

Luận văn nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về cơ chế giám
sát văn bản QPPL cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn; xây dựng
những khái niệm cơ bản như: Giám sát và cơ chế giám sát, chủ thể, đối tượng
giám sát; đồng thời làm rõ sự giống và khác nhau giữa giám sát và một số
hình thức khác như kiểm tra, thẩm định, thẩm tra, rà soát văn bản QPPL.
Trên cơ sở những quy định hiện hành và thực trạng hoạt động, tác giả
Luận văn đã đưa những yêu cầu, nguyên tắc, giải pháp cần phải thực hiện để
hoàn thiện cơ chế giám sát văn bản QPPL của chính quyền địa phương.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về
hoạt đỘHLi giám sát văn bủn QPPL; có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
trong hoại động xây dựng pháp luật, giảng dạy và hoạt động thực tiễn.


7. C ơ CÁU CỦA ĐÈ TÀI.
Luận Văn bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
Chương 1: Một số vẩn đề lý luận cơ bản về cơ chế giám sát văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương;
Chương 2: Thực trạng cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay;
Chirơng 3: Một số kiến nghị hoàn thiện cơ chế giám sát văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương.



-

10

-

C hương1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN c ơ BẢN VÈ c ơ CHÉ GIÁM SÁT VĂN
BẢN QƯY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm, nội dung

CO'

chế giám sát văn bản quy phạm pháp

luật của chính quyền địa phương.

1.1.1. Khái niệm giám sát, cơ chế giám sát.
Hiện nay, các thuật ngữ “giám sát” và “cơ chế giám sát” được sử dụng
khá phổ biến và rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ
lĩnh vực pháp luật, kinh tế, xây dựng, cho đến văn hoá, xã hội...Ở mỗi một
lĩnh vực khác nhau, khi sử dụng hai thuật ngữ này tuy có cơ sở ngôn ngữ như
nhau nhưng những nội dung cụ thể của hai thuật ngữ trong các lĩnh vực hoạt
động cụ thể thì lại khác nhau.
Đe có thể hiểu được một cách đầy đủ và chính xác về mặt lý luận của
“cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương”
cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó địi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận
mang tính hệ thống hay nói cách khác là phải nghiên cứu, tìm hiểu qua một số
khái niệm gắn liền và là cơ sở để làm sáng tỏ vấn đề này. Trên cơ sở đó, đánh
giá thực trạng quy định và hoạt động giám sát văn bản QPPL của chính quyền

địa phương, đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện, đảm bảo hoạt động này phát
huy tốt vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Những khái niệm
luận văn đặt ra nghiên cứu là văn bản QPPL của chính quyền địa phương,
giám sát, cơ chế giám sát. Bên cạnh đó, luận văn phải nghiên cứu vị trí, vai
trị của chính quyền địa phương trong q trình quản lý các lĩnh vực của đời
sống kinh tệ- xã hội để thấy rõ hơn về tính tất yếu của việc xây dựng và ban
hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương và cơ chế giám sát những
văn bản đó.
Chính quyền địa phương ở nước ta là một bộ phận quan trọng hợp
thành chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan khác


-

11

-

M/
được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước theo quy định của
pháp luật(UBND), các cơ quan chuyên môn thuộc ƯBND, các Ban của
HĐND, Thường trực HĐND nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở
địa phươna.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001),
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2004, HĐND và UBND được tổ chức ở
3 cấp tương đương với các cấp hành chính, cụ thể: HĐND, ƯBND tỉnh, thành
phố trực thụộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); HĐND, UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); HĐND, ƯBND
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

* Văn bán QPPL của chính quyền địa phương:
Khoản 1, Điều 1 Luật ban hành văn bản của HĐND và UBND năm
2004, định nghĩa: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Ưỷ ban nhân dân ban hành
theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do luật này quy định, trong đó có quy tắc xử
sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được nhà nước bảo đảm thực
hiện nhàm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.
Trong quá trình xây dựng và hồn thiện quan điểm về văn bản QPPL
thì lần đầu tiên khái niệm văn bản QPPL được thể hiện trong một văn bản có
hiệu lực pháp lý cao đó là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
1996(được sửa đổi, bổ sung năm 2002). Đây được đánh dấu là bước phát triển
quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về văn bản
QPPL.
Nhằm góp phần đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học, tổng kết, rút
kinh nghiệm, Cuốn Từ điển Luật học do Bộ Tư pháp- Nhà xuất bản Tư phápNhà xuất bạn Từ điển Bách khoa xuất bản năm 2006 có đưa ra quan niệm
chung vãn bản QPPL là “Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo trình tự, thu tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc


-

12

-

xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuân mẫu cho xử sự của các chủ thể
pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một
khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập”.

*

Khái niệm giám sát và cơ chế giám sát văn bản QPPL của chính

quyền địa phương:
Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ “giám sát” được hiểu là “theo dõi
và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” [4, tr 389].
Trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội thì “giám sát” là nhiệm vụ,
yêu cầu quan trọng mang tính tất yếu, khách quan, là điều kiện đảm bảo cho
chất lượng và hiệu quả hoạt động. Chúng ta có thể thấy rõ hon ý nghĩa của
thuật ngữ giám sát khi nó gắn liền với một lĩnh vực, một hoạt động cụ thể.
Trong lĩnh vực xây dựng, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình được
hiểu là “để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an tồn lao
động và vệ sinh mơi trường trong thi cơng xây dựng cơng trình” [28].
Giám sát theo Từ điển Luật học được hiểu là: “Sự theo dõi, quan sát
mang tính chủ động thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với
hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát và sự tác động bằng các biện
pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế
nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định tò trước, bảo đảm cho
Hiển pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh [ 4, tr 292 ].
Chính quyền địa phương có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong q
trình thực thi quyền ỉực nhà nước, bởi lẽ “chính quyền địa phương là nơi trực
tiếp thực hiện mọi đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và
nhà nước, là nơi mọi ngưịri dân có thể dễ nhất cho việc bày tỏ n h ữ n g ^ u y ệ n
vọng của họ” [13, tr 473]. Hay nói cách khác chính quyền địa phương là cầu
nối giữa nhà nước với nhân dân và thực hiện vai trò đảm bảo thi hành Hiến
pháp và pháp luật. Trong quá trình hoạt động, việc ban hành văn bản QPPL
chính là hình thức pháp lý để thực hiện vai trò nêu trên. Trên thực tế việc ban



-

13

-

hành văn bản QPPL không phải bao giờ cũng đảm bảo theo đúng yêu cầu của
pháp luật. Vì vậy, cần thiết phải có cơ chế giám sát các văn bản QPPL đó, nói
cách khác giám sát văn bán QPPL của chính quyền địa phương chính là việc
theo dơi, xem xét và kiểm tra tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của
các văn ban QPPL do các cơ quan chính quyền địa phương ban hành nhằm
đảm bảo vai trị thi hành Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quán lý nhà nước của chỉnh quyền địa phương.
Cùng với thuật ngữ “giám sát” thì thuật ngữ “cơ chế” cũng được sử
dụng khá phổ biến. Do ý nghĩa quan trọng của nó, vì vậy được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu, giải thích, đặc biệt các nhà ngơn ngữ học.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ “cơ chế” được hiểu là “cách thức theo
đó một quá trình được thực hiện” [4, tr 214 ].
Thuật ngữ cơ chế thường được sử dụng kết hợp cùng với nhiều thuật
ngữ khác để hình thành những khái niệm mang tính chun mơn, mang tính
khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau như: Cơ chế kinh tế, cơ chế quản lý
kinh tế, cơ chế thị trường, cơ chế thực hiện quyền lực, cơ chế điều chỉnh pháp
luật...Khi kết hợp với các cụm từ khác thì cơ chế được hiểu theo nghĩa rộng
hơn nhiều như:
“Cơ chế quản lý kinh tế là sự tương tác giữa các phương thức, biện
pháp quản lý kinh tế khi chúng đồng thời tác động lên đối tượng quản lý. Nó
cũng có thể hiểu là sự diễn biến của q trình quản lý, trong đó có sự tác động
của từng biện pháp quản lý lên đối tượng, những kết quả tích cực và tiêu cực
sẽ xảy ra sau mỗi biện pháp đó, sự khắc phục những mặt tiêu cực mới phát
sinh bàng hệ thống các biện pháp song hành như thế nào?..cơ chế quản lý

kinh tế bao gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp quản lý, các
công cụ được sử dụng đồng thời trong quá trình tác động lên đối tượng quản
lý” [5, tr 40 ].
Một ví dụ nữa đó là "Cơ chế điều chỉnh pháp luật” theo Từ điến Luật
học được hiểu là: “Hệ thốne các phương tiện, cách thức pháp lý, thông qua đó


-

14

-

pháp luật thực hiện sự tác động lên hành vi có ý chí của các chủ thể pháp
luật(cá nhân, cơ quan quan, tổ chức). Cơ chế điều chỉnh pháp luật được xác
định thông qua các yếu tố: 1. Xác lập địa vị, tư cách pháp lý của chủ thể pháp
luật; 2. Xác định các sự kiện đời sống mang tính pháp lý được gọi là sự kiện
pháp lý; 3. Xác định mơ hình cho các quan hệ pháp luật thể hiện thành các
quy phạm pháp luật...”[7, tr 194 ].
Như vậy, có thể nhận thấy thuật ngữ cơ chế ln được giải thích và gắn
liền với hoạt động của một lĩnh vực nhất định. Khi kết họp thuật ngữ cơ chế
với các từ khác thì thuật ngữ cơ chế có nội hàm rộng hơn rất nhiều và bao
gồm hai bộ phận chủ yểu hợp thành:
- Trước tiên, đó là cấu trúc của nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, tương tác, tác động qua lại, hợp thành một hệ thống;
- Thứ hai, là phương thức vận hành (phương pháp, hình thức hoạt động,
vận động) của hệ thống đó.
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và
vì dân đà được thể chế hóa trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong điều kiện đổi mới, cùng với yêu cầu của

xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, yêu cầu phát huy dân chủ, tăng
cường pháp chế. thực hiện hội nhập quốc tế và xây dựng một hệ thống pháp
luật đồng bộ, thống nhất, minh bạch, cơng khai có ý nghĩa chiến lược. Để xây
dựng được một hệ thống pháp luật hồn thiện thì địi hỏi không chỉ chú trọng
công tác xây dựng, ban hành văn bản mà việc kiểm tra, giám sát xử lý những
văn bản đã ban hành không hợp hiến, hợp pháp cũng có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Đe có thể đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát cũng phải được tổ chức
theo những mơ hình nhất định; hoạt động phải được tiến hành theo những
trình tự. thủ tục, phương pháp phù họp cùng với các yếu tổ hợp thành hay nói
cách khác phải hình thành cơ chế giám sát văn bản QPPL. Vậy cơ chế giám
sát văn bản QPPL của chính quyền địa phương là gì?


-

15

-

Cơ chế giám sát văn bản QPPL của HĐND và ƯBND là khải niệm
dùng đê chỉ tông hợp những cách thức, phương pháp và các yếu tổ theo đó cơ
quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc theo dõi, xem
xét và kiêm tra các văn bán QPPL do HĐND và UBND các cấp ban hành
nhằm đàm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp
luật, góp phần xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
của dân, do dân và vì dân.
1.1.2.

Nội dung cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật của


chính quyền địa phương.
Chúng ta tìm hiểu nội dung của cơ chế giám sát văn bản QPPL của
chính quyền địa phương qua một số vấn đề chủ yếu sau: Chủ thể, đối tượng,
phương thức giám sát.
* Chủ thể giám sát:
Mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều được những chủ thể nhất định
thực hiện. Hoạt động giám sát cũng phải do những chủ thể nhất định thực
hiện. Vì vậy, khi đề cập tới chủ thể giám sát văn bản QPPL của HĐND và
UBND tức là chúng ta đi xác định những ai có quyền thực hiện giám sát và
phải đảm bảo những yêu cầu và điều kiện gì để có thể thực hiện được thẩm
quyền đó.
Theo Từ điển Tiếng Việt, chủ thể của một hoạt động bất kỳ nào đó
được hiểu là “Bộ phận chính, giữ vai trị chủ yếu” [4, tr 179]. Với cách hiểu
như vậy thì chù thể thực hiện giám sát văn bản QPPL của chính quyền địa
phương đirợc xác định là những cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giữ
vai trị chính, chủ yếu trong việc thực hiện thẩm quyền. Nói cách khác, chủ
thế thực hiện quvền giám sát văn ban QPPL của chính quyền địa phương là
những cơ quan nhà nước, tổ chức, cả nhân giữ vai trò chính, chủ yếu trong
việc theo dõi, xem xét và kiểm tra văn bản QPPL do HĐND và ƯBND các
câp ban hành.


-

16

-

Với bản chất của hoạt động giám sát và tổ chức bộ máy nhà nước ta
như hiện nay, thì chủ thể giám sát văn bản QPPL được xác định là:

- Chủ thể có vị trí là cơ quan cấp trên giám sát việc ban hành văn bản
QPPL của cơ quan cấp dưới, ví dụ như: HĐND cấp tỉnh giám sát văn bản
QPPL của UBND cùng cấp và văn bản QPPL của HĐND cấp huyện; HĐND
cấp huyện giám sát văn bản QPPL của UBND cùng cấp và HĐND cấp xã...
- Chủ thể có vai trị là người đại biểu đại diện cho nhân dân giám sát
văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước, ví dụ như: giám sát văn bản QPPL
của Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND.
- Chủ thể có vai trị tham gia giám sát văn bản QPPL của các cơ quan
nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ bãi bỏ khi văn bản QPPL có
dấu hiệu trái pháp luật, đó là sự giám sát của MTTQ và các tổ chức thành
viên, các cơ quan, tổ chức và nhân dân địa phương.
* Đối tượng giám sát:
Đối tượng giám sát là những văn bản mà hoạt động giám sát hướng tới,
quan tâm tới. Đế quản lý đất nước thì yêu cầu tất yếu đối với Nhà nước là cần
phải sử dụng các hình thức quản lý thích hợp. Trong đó, việc ban hành văn
bản là một trong những hình thức quản lý quan trọng, bởi vì văn bản là hình
thức thể hiện rõ ràng nhất các quyết định quản lý, là phương tiện truyền đạt
thông tin, lưu giữ thông tin, đồng thời là công cụ quản lý có hiệu quả đảm bảo
tính khách quan, minh bạch của hoạt động. Các văn bản để quản lý đất nước
được chia ra làm các loại phổ biến: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp
dụng pháp luật, văn bản hành chính thơng thường, văn bản chun mơn, kỹ
thuật [ 5 ]. Trong hệ thốne văn bản quản lý nhà nước, thì văn bản QPPL có ý
nghĩa quan trọnti nhất.
Theo Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004 thì
văn bản QPPL của HĐND dược ban hành dưới hình thức nghị quyết, văn bản
QPPL cua UBND được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị và điều


-


17

-

chỉnh những vấn đề về kinh tế; giáo dục, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin, thể
dục, thể thao; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; quốc phịng, an
ninh, trật tự, an tồn xã hội; dân tộc, tơn giáo; thi hành pháp luật; xây dựng
chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính.
Như vậy, đổi tượng giám sát văn bản QPPL của chính quyền địa
phương là những văn bản có chứa những quy tắc xử sự chung, phản ánh yêu
cầu quán lý, nhiệm vụ, quyền hạn của chỉnh quyền địa phương do HĐND và
ƯBND các cấp ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
* v ề phuơng thức giám sát:

Trên cơ sở các tiêu chí khác nhau mà giám sát văn bản QPPL của chính
quyền địa phương được chia thành các phương thức sau đây:
- Dựa vào vị trí thực hiện quyền giám sát thì giám sát được chia thành
giám sát bên trong và giám sát bên ngoài:
+ Giám sát bên trong là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp
của văn bản QPPL do chính cơ quan ban hành văn bản thực hiện, ví dụ: Giám
sát của HĐND các cấp.
+ Giảm sát bền ngồi là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp
của văn bản QPPL do các cơ quan không phải là cơ quan ban hành văn bản
thực hiện, ví dụ: giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội,
Thường trực HĐND, Đại biểu HĐND.
- Dựa vào tính chất giám sát thì giám sát được chia thành giám sát trực
tiếp và giám sát gián tiếp:
+ Giám sát trực tiếp là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của
văn bản QPPL do chính các cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp thực
hiện: ví dụ: Giám sát của HĐND, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND...

+ Giám sát giản tiếp là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của
văn bản ỌPPL thông qua cơ quan, người có thẩm quyền khác, ví dụ, hoạt

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐAI H O C LỦÃT HA NƠI

mỊNGĐỘC

.


-

18

-

động giám sát của HĐND so với giám sát của Thường trực HĐND thì giám
sát của HĐND là giám sát gián tiếp...
- Dựa vào giá trị, ý nghĩa giám sát thì giám sát chia thành giám sát
khuyến nghị, tư vẩn và giám sát quyết định:
+ Giám sát khuyến nghị, tư vấn là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến,
họp pháp của văn bản QPPL do các chủ thể tham gia giám sát thực hiện, ví
dụ: giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên, cơ quan, tổ chức và nhân
dân...
+ Giảm sát quyết định là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến, họp pháp
của văn bản QPPL do các chủ thể có thẩm quyền xử lý văn bản QPPL thực
hiện, ví dụ: Ưỷ ban thường vụ Quốc hội và HĐND giám sát và quyết định bãi
bỏ văn bản trái pháp luật...
1.2.


Đặc điểm cơ chế giám sát văn bản quy phạm pháp luật của

chính quyền địa phương.

Cơ chế giám sát văn bản QPPL của chính quyền địa phương có một số
đặc điểm sau đây:
- M ang tính tất yểu, khách quan, liên tục:
Tính tất yếu, khách quan thể hiện ở chỗ trong q trình quản lý nhà
nước khơng phải lúc nào tất cả những hoạt động cũng đều được diễn ra một
cách bình thường và đưa lại kết quả như mong muốn, do vậy cần phải có cơ
chế kiểm tra, giám sát các quyết định quản lý nhà nước, trong đó cần thiết
phải kiếm tra tính họp hiến, hợp pháp của các văn bản QPPL, nếu có sai sót
thì kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ tức là đảm bảo tính đúng đắn
của các quyết định quản lý nhà nước, đảm bảo hiệu quả quản lý.
Trên thực tế, các cơ quan chính quyền địa phương đã ban hành hàng
loạt văn bản ỌPPL để tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình. Các văn bản đó tạo thành một hệ thống pháp luật điều
chỉnh các inối quan hệ trong mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những


-

19

-

thành tựu đã đạt được, hệ thống pháp luật của chúng ta nói chung vẫn cịn
nhiều tồn tại và một trong những tồn tại đó là: “Trong nhiều trường hợp cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cịn vi phạm thẩm quyền về nội dung cũng như

là hình thức khi ban hành văn bản” hay “nội dung của các văn bản quy phạm
pháp luật ban hành cịn mang tính chắp vá, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu sự
thống nhất nội tại trong từng văn bản”[9, tr 410]. Từ những tồn tại này thì u
cầu phải có cơ chế giám sát giám sát văn bản QPPL của chính quyền địa
phương là nhu cầu tất yếu, khách quan.
Tính liên tục xuất phát từ tính chất của hoạt động quản lý nhà nước là
hoạt động được tiến hành liên tục, không ngừng, do vậy để đảm bảo tính chất
này thì hoạt động giám sát là một giai đoạn trong quy trình quản lý cũng phải
được tiến hành liên tục.
- Do các chủ th ể có tlíẩm quyền thực hiện:
Xuất phát từ bản chất, mục đích, ý nghĩa của hoạt động giám sát, trong
đó giám sát văn bản QPPL là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý nhà
nước- dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, do vậy
hoạt động này khơng thể tuỳ nghi thực hiện mà phải có sự phân công, phân
cấp thực hiện, tức là giao thẩm quyền ở một phạm vi, giới hạn nhất định cho
các chủ thể hay các chủ thể được phép giám sát văn bản QPPL của cấp nào?
cấp tỉnh, cấp huyện, hay cấp xã, giám sát văn bản của những cơ quan nào.
Việc giao thẩm quyền này chính là cơ sở để xác định vị trí, vai trị và tư cách
pháp lý cho các chủ thể trong quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, giám sát văn bản QPPL là hoạt động có tính chất khó
khăn, phức tạp, do đó khi nhà nước thực hiện việc giao nhiệm vụ giám sát thì
khơng phải chủ thể nào cũng có thể được giao nhiệm vụ này mà chỉ có thể là
những chủ thể đảm bảo đủ các điều kiện về mặt bộ máy tổ chức, con người,
cơ sở vật chất cùng với sự đảm bảo của trách nhiệm, năng lực hoạt động, có
như vậy việc thực hiện nhiệm vụ mói đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Như vậy,
chúng ta có thể thấy ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu lý luận về chủ


-


20

-

thể giám sát văn bản QPPL, giúp cho chúng ta hiểu rõ về vai trò của chủ thể
giám sát văn bản, đồng thời xác định trên thực tế những cơ quan nhà nước, tổ
chức, cá nhân nào có khả năng và được trao thực hiện nhiệm vụ này.
- Là cơ sở đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước:
Quan lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các
hành vi hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Trong quản lý nhà nước thì việc kết hợp các yếu tố, thực hiện
đầy đủ quy trình quản lý để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý là một u
cầu mang tính tất yếu khách quan. Trong quy trình đó khơng thể thiếu một
khâu rất quan trọng đó là việc kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó, việc giám sát văn bản QPPL là hoạt động
có ý nghĩa vỗ cùng quan trọng. Bởi vì, văn bản QPPL do nhà nước ban hành
chứa đựng những nguyên tắc xử sự chung, thể hiện yêu cầu quản lý, nội dung
quản lý, quyền nghĩa vụ công dân...Do vậy mà việc giám sát hay theo dõi,
kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản QPPL là hoạt động quan
trọng đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
1.3. Phân biệt giám sát với các hình thức khác.
1.3.1. Phân biệt giám sát văn bản với kiểm tra văn bản.
*

Sự giống nhau:

Khoản 23,24 Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban
hành văn bản QPPL năm 2002, quy định về mục đích và nội dung giám sát
như sau: về mục đích, Việc giám sát, kiểm tra văn bản QPPL được tiến hành

nhằm phát hiện những nội dung sai trái của văn bản để kịp thời đình chỉ việc
thi hành, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản nhằm bảo đảm tính họp hiến,
hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành
văn bản sai trái, về nội dung, giám sát, kiểm tra văn bản bao gồm: Sự phù hợp
của văn bản với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản của cơ


-

21

-

quan nhà nước cấp trên; sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung văn
bản đó; sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban
hành văn bản.
Như vậy, giám sát và kiểm tra văn bản có điểm giống nhau đó là:
+ Đều hướng tới mục đích nhàm đảm bảo tính hợp hiến, họp pháp và
tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật;
+ Nội dung, giám sát, kiểm tra giống nhau.
*

Sự khác nhau:

Mặc dù có những điểm giống nhau, nhưng giữa kiểm tra và giám sát
văn bản QPPL của HĐND và ỤBND vẫn có những điểm khác nhau cần phân
biệt. Việc phân biệt này có y/ca về mặt lý luận và thực tiễn, v ề mặt lý luận thì
khẳng định rõ hơn nữa cơ sở lý luận của hai khái niệm này. v ề mặt thực tiễn
giúp cho chúng ta phân định được những chức năng khác nhau trong hoạt

động quản lý nhà nước, làm cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn hợp lý đảm
bảo không mâu thuẫn, trồng chéo. Điểm khác biệt cơ bản giữa giám sát và
kiểm tra văn bản đó là về mặt chủ thể (l), cụ thể như sau:
Kiềm tra và giám sát được giao cho những chủ thể khác nhau thực hiện.
- Đối với kiểm tra văn bản: Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện
quyền kiểm tra.
- Đối với giám sát văn bản: ủ y ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại
biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội giám sát văn bản QPPL của HĐND và
ƯBND; HĐND. Thường trực HĐND, đại biểu HĐND giám sát văn bản
QPPL của HĐND cấp dưới trực tiếp; HĐND giám sát văn bản QPPL của
UBND cùng cấp. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, cơ
quan, tổ chức và nhân dân địa phương tham gia giám sát văn bản QPPL của
HĐND và ƯBND.
1.3.2. Phân biệt giám sát văn bản với thẩm định, thẩm tra văn bản.
(1) Xem Điều 12,13 N g h ị định số 1 35/2003/N Đ -C P ngày 14/11/2003 của C h ín h Phủ về kiềm tra và x ử lý văn
bản Q P P L và Diều 9 Luật Ban h à n h vân bàn Q P P L của H Đ N D và U B N D năm 2004.


-

22

-

Thấm định và thẩm tra dự thảo văn bản là những hoạt động dễ nhầm
lẫn với giám sát văn bản, do vậy cũng cần thiết phải được phân biệt rõ ràng.
Giữa hoạt giám sát văn bản với hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản QPPL
có những điểm giống và khác nhau sau đây:
* Giống nhau: Cả hai hoạt động này đều hướng tới mục đích đảm bảo

tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp
luật.
* Khác nhau:

- về mặt thời gian:

Bản chất của thẩm định, thẩm tra là kiểm tra trước

khi ban hành văn bản nhằm phát hiện những vi phạm, khiếm khuyết và dự
báo phòng ngừa những sai trái trong dự thảo, trong khi đó giám sát chỉ sau khi
văn bản được ban hành.
- về m ặt nội dung: Thẩm định, thẩm tra có nội dung rộng hơn giám
sát. Nếu như thẩm định, thẩm tra có xem xét đánh giá về tính khả thi, kỹ thuật
soạn tháo của dự thảo. Trong khi đó giám sát lại khơng đánh giá về tính khả
thi, kỹ thuật soạn thảo như thẩm định và thẩm tra. Nếu như hoạt động thẩm
định, thấm tra nhằm hạn chế tối đa sự mâu thuẫn, chồng chéo, không hợp
pháp, thiếu đồng bộ cũng như thiếu tính khả thi của văn bản trước khi văn bản
được ban hành thì giám sát nhàm loại bỏ, khắc phục sự mâu thuẫn chồng
chéo, không hợp pháp của văn bản sau khi ban hành.
-

về m ặt ỷ

nghĩa: Thẩm định, thẩm tra mang tính tham mưu, tư vấn, do

vậy cơ quan thẩm định, thấm tra được khuyến khích trong việc đưa ra đánh
giá về tất cả các vấn đề liên quan tới nội dung và về mặt pháp lý; những ý
kiến thẩm định, thẩm tra, thậm chí là sự phủ nhận hồn tồn dự thảo không
phải là cơ sở để cơ quan soạn thảo loại bỏ dự thảo văn bản. Trong khi đó, cơ
quan giám sát khi kết luận về sự sai trái, không phù họp pháp luật có thể ra

quyết định xử lý văn bản như bãi bở. Việc giám sát không chỉ dừng lại ở việc
xem xét, đánh giá mà còn kết luận, xử lý, đưa ra những kiến nghị để sửa chữa


-

23

-

kịp thời khắc phục hậu quả, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà
nước, tăne cường kỷ cương, kỷ luật.
1.3.3. Phân biệt giám sát văn bản với rà soát văn bản.
Cùng với việc phân biệt hoạt động giám sát văn bản và kiểm tra văn
bản, giám sát văn bản với thẩm định, thẩm tra thì cũng cần phải phân biệt
giám sát văn bản với rà soát văn bản:
*

Sự giống nhau:

Đối với hoạt động rà soát, hệ thống hố văn bản QPPL là hoạt động
cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật, do vậy cũng được nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh, cụ thể
Điều 8, Luật ban hành văn bản QPPL 1996 quy định: “Cơ quan nhà
nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thường
xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát
hiện có quy định trái luật, mâu thuận chồng chéo hoặc khơng cịn phù hợp với
tình hình phát triển của đất nước, thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chi
việc thi hành”.

-

Điều 10, Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và ƯBND năm

2004, quy định:
“ 1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân phải được thường xuyên rà soát và định kỳ hệ thống hoá.
2. Ưỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức việc rà sốt, hệ thống hố
các văn bản quy phạm pháp luật của mình và của Hội đồng nhân dân cùng
cấp.
3. Cơ quan tư pháp thuộc Ưỷ ban nhân dân (sau đây gọi là cơ quan tư
pháp) có nhiệm vụ chủ trì, phối họp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp
Uỷ ban nhân dân cùng cấp rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ưỷ ban nhân dân cấp mình để kịp thời kiến nghị sửa
đổi, bố sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành”.


×