Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Hoàn thiện pháp luật việt nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế cơ sở lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.1 MB, 156 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠD

BỘ T ư PHẤP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN TH Ị THUẬN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÊ KÝ KẾT
VÀ THỰC HIỆN ĐIỂU ước QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP QUỐC TÊ - Cơ sở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


IV



tn

Chuyên ngành : Luật quốc tê
M ã sô

: 62 38 60 01

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Xuân Nhụ
PGS.TS Hoàng Phc Hiệp

•H ư V i c


TRỰỊNG*ĐẠI HỌC LỪẬĨ HA NỘI
PHỊNG ĐOC ^

HÀ NỘI - 2008


LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây ỉà công trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các s ố liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công b ố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁ C G IẢ LUẬN ẢN

Nguyễn Thị Thuận


M ỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẨU

1

Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT KÝ KẾT VÀ THỤC

8


HIỆN ĐIỂU ƯỚC QUỐC TẾ

1.1.

Khái niệm pháp ỉuật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

1.2.

Lịch sử phát triển của luật quốc tế về ký kết và thực hiện điều

8
34

ước quốc tế
1.3.

Vai trò của pháp luật ký kết và thực hiện điểu ước quốc tế

43

1.4.

Các nguyên tắc cua luật điều ước quốc tế

46

Chưong 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỂ KÝ KẾT VÀ THỤC HIÊN

51


ĐIỂU ƯỚC QUỐC TÊ

2.1.

Giai đoạn từ Pháp lệnh năm 1998 trở về trước

52

2.2.

Giai đoạn từ sau Pháp lệnh 1998 đến nay

73

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

93

ĐIỂU ƯỚC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐlỂU
KIỆN HỘI NHẬP

3-1.

Quan điếm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và phương

93

hướng hoàn thiện pháp luật vể điều ước quốc tê trong điều
kiện hội nhập
3.2.


Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế

103

KẾT LUẬN

138

NHŨNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CỒNG Bố

ỉ 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

145


1

M Ở ĐẦU

1. Tính cấp thiết :ủa đề tài

Trong xu thế tồncầu hóa hiện nay, điều ước quốc tế có một vai trị
ngày càng quan ừọng bà nó khơng chỉ là nguồn cơ bản của luật quốc tế
tham gia điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế mà cịn là
cơng cụ hữu hiệu trong \iệc thực hiện chính sách đối ngoại của mỗi quốc
gia. Vì vậy, số lượng cácđiều ước quốc tế được ký kết ngày càng nhiều và
rất đa dạng. Nghiên cứu ý luận và thực tiễn về ký kết, thực hiện điều ước

quốc tế của luật quốc tế \à của luật Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng xuất phát từ CIC lý do sau đây:

Thứ nhất'. Nghị qayết Đại hội Đảng lần thứ VIII, thứ IX, thứ X và
một số văn kiện như: N^hị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ
Chính trị về hội nhập lảnh tế quốc tế, Nghị quyết sổ 08-NQ/TW ngày
2/1/2002 cùa Bộ Chính tụ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới, Ngkị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết sổ 49-NQ/TW
ngày 2/6/2005 của Bộ Ciính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020... đều khẳng định ciủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng
cường hợp tác quốc tế \ề tư pháp, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
hội nhập quốc tế trong đó có việc tiếp tục ký kết gia nhập các điều ước
quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ..., đẩy í
manh việc rà sốt, sửa đói bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để phù
hợp với điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.
Thứ hai: Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước Viên năm 1969 về
luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia. Với tư cách là điều ước của các


2

điều ước, Công ươc Viên là kết quả của việc pháp điển hóa và phát triển
tiến bộ những quy phạm pháp luật quốc tế của luật điều ước. Để thực hiện
hiệu quả nghĩa vụ thành viên của Công ước đặt ra, nhiều vấn đề lý luận của
luật điều ước quốc té cần phải được nghiên cứu.
Thứ ba: Liệt ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 7 thơng qua ngàỵ 14/6/2005 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày

1/1/2006. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất trực tiếp điều
chỉnh hoạt động ky kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam. Nhưng
khi xem xét các quy định của Luật này và nếu đối chiếu với địi hỏi của
thực tiễn thì rõ ràng đạo luật này vẫn chưa thể giải quyết được mọi vấn đề
về ký kết và thực tiện điều ước quốc tế.
Thứ tư. Thirc tiễn Việt Nam hiện nay đã, đang và sẽ tiếp tục ký kết và
thực hiện các điều ƯỚC quốc tế trong nhiều lĩnh vực vói các quốc gia hoặc
trong khuôn khổ cua các tổ chức quốc tế liên chính phủ như Tổ chức Thương
mại Thế giói (WTD), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Tuy
nhiên, năng lực trnh độ của đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam cịn rất
hạn chế. Vì vậy, xiệc nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của luật điều
ước quốc tế, làm lõ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về ký
két, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, từ đó đề xuất một số giải pháp
hồn thiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối
vói hoạt động điềi ước quốc tế của Việt Nam trong bổi cảnh hội nhập.
2. Tinh hìih nghiên cứu

Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế là những hoạt động rất phổ
biến trong quan hè quốc tế của quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc
tế. Song song với quy định của luật quốc tế về ký kết và thực hiện điều
ước, pháp luật củí hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng đều có quy định
về vấn đề này. Đâỵ cũng là nội dung được quan tâm nghiên cứu của nhiều


3

chuyên gia, học giả trên thế giới. Cụ thể như: Paul Reuter (Anh), Talalaep
(Nga)... Những cơng trình khoa học của các tác giả này đề cập đến nhiều
khía cạnh khác nhau của điều ước quốc tế như: Quan hệ giữa luật quốc gia
và điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế đa phương, áp dụng điều

ước quốc tế, những vấn đề pháp lý về phê chuẩn điều ước quốc tế... Tuy
nhiên, nhiều nội dung trong quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng chưa
hoàn toàn thống nhất.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khoảng những năm giữa
của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu về điều ước quốc tế ở Việt
Nam đã được một số nhà nghiên cứu đề cập dưới các góc độ và ở những
phạm vi khác nhau. Trong giáo trình luật quốc tế của các cơ sở đào tạo luật
cũng như các cơng trình khoa học của các tác giả như Đinh Ngọc Vượng,
Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Duy Chiến... đăng trên các tạp chí chuyên ngành
như tạp chí Luật học, tạp chí Nhà nước và pháp luật... cũng đã đề cập đến
điều ước quốc tế ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể kể đến một số
cơng trình nghiên cứu như: Đe tài nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp:
Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và pháp luật Việt Nam, do TS. Hà Hùng Cường làm chủ nhiệm; Đe tài độc
lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu các điều ước quốc tế về thương mại, đặc biệt
là thương mại dịch vụ phục vụ quá tirình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tể,
do TS. Nguyễn Minh Chí làm chủ nhiệm; Đề tài nghiên cứu khoa học của
Bộ Tư pháp: Nội luật hoả các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia
phục vụ quả trình hội nhập kỉnh tế quốc tế, do TS. Hồng Phước Hiệp làm
chủ nhiệm; cuốn: Luật điều ước quốc tế - một sổ vẩn đề lý luận và thực tiễn,
của tác giả Lê Văn Hường và Khổng Văn Hà. Một số hội thảo, tọa đàm
khoa học với chủ đề về điều ước quốc tế cũng đã được tổ chức như: Tọa
đàm về chuyển hoá điều ước quốc tế thành luật quốc gia của Việt Nam (tổ
chức vào tháng 11/2002 tại Hà Nội), toạ đàm về kinh nghiệm của Nhật Bản


4

trong việc nội luật hoá các cam kết quốc tế và thực tiễn của Việt Nam (tổ
chức vào tháng 4/2002 tại Hà Nội)... Các cơng trình nghiên cứu về điều ước

quốc tế nêu trên mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý của điều ước,
quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật Việt Nam hoặc những vấn đề pháp lý
cơ bản của luật điều ước quốc tế.
Qua việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế, có thể thấy cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, cơ bản và có hệ thống pháp luật
Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều ước quốc tế
trong hệ thống luật quốc tế, từ đó có cơ sở khoa học cho việc đánh giá pháp
luật điều ước quốc tế của Việt Nam và xác định các yêu cầu cũng như xây
dựng phương hướng, giải pháp hoàn thiện và tăng cường hiệu lực thi hành
pháp luật điều ước Việt Nam nói chung và điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên trong tiến trình hội nhập.
Nhiệm vụ của luận án
Thứ nhất'. Làm rõ những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của
vấn đề ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại, phân
tích một cách cụ thể một số vấn đề cơ bản về ký kết, thực hiện điều ước
quốc tế theo quy định của luật quốc tế, qua đó làm nổi bật vai trò, tầm quan
trọng của vấn đề này trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế (đặc
biệt là các quốc gia) khi tham gia vào hoạt động điều ước quốc tế nhằm
điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác quốc tế ngày càng đa dạng.
Thứ hai: Nghiên cứu, làm rõ lịch sử phát triển của pháp luật Việt
Nam về ký kết, thực hiện điều ước quốc tế qua các thời kỳ, tìm hiểu những


5


mặt tích cực và hạn chế, đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học về
pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là
tập trung đánh giá Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005 - cơ sở pháp lý chủ yếu của hoạt động ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Thứ ta: Từ thực trạng của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế,
luận án xác lịnh phương hướng u cầu cụ thể cho cơng tác hồn thiện
pháp luật và kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật
của Việt Nan về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phù hợp với yêu cầu
hội nhập ngà/ càng sâu rộng của nước ta.
Phạn vi nghiên cứu luận án
Trong hệ thống luật quốc tế, các vấn đề pháp lý về điều ước quốc tế
thường được nhìn nhận là một trong những lĩnh vực mang tính "truyền
thống" của luật quốc tế nhưng không kém phần phức tạp. Mặt khác, với sự
phát triển của quan hệ quốc tế hiện nay, thực tiễn của hoạt động điều ước
quốc tế đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Bản luận án này không thể đề cập đến tất cả các vấn đề mà chỉ tập trung
nghiên cứu các nội dung sau:
- Cơ 5Ở lý luận của pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;
- Pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;
- Phuơng hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật ký kết và thực hiện
điều ước quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Do những khó khăn trong tiếp cận nguồn tài liệu nên đối với pháp
luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế thời kỳ 1954 - 1975,
luận án chỉ nghiên cứu pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
của Nhà nưóc Việt Nam dân chủ cộng hoà.


6


4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ đã được xác định ở trên, luận án
được thực hiện trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và lý
luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật;
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cải cách tư pháp và xây
dựng nhà nước pháp quyền. Các phương pháp nghiên cứu khoa học đã
được sử dụng để nghiên cứu, lý giải các vấn đề thuộc phạm vi của đề tài là
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp lịch sử, tổng kết thực tiễn, tiếp cận hệ thống.
§. Những đóng góp mói về mặt khoa học của luận án

Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn
diện về pháp luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt
Nam. Luận án có những điểm mới về khoa học như sau:
- Luận án làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật
quốc tế về điều ước quốc tế như: khái niệm pháp luật về ký két và thực hiện
điều ước quốc tế, nguyên tắc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, vai trò của
pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong quan hệ quốc tế và đối
với mỗi quốc gia...
- Luận án phân tích, đánh giá lịch sử hình thành và phát triển của
pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế, từ đó khẳng định lịch sử phát triển
của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế luôn gắn liền với sự phát triển
của pháp luật Việt Nam nói chung và được xây dựng theo hướng ngày càng
phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, góp phần phục vụ hiệu quả cho công
cuộc hội nhập quốc tế của đất nước.
- Luận án đã phân tích và chỉ ra những điểm mới trong những quy
định của pháp luật hiện hành về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước
quốc tế. Trên cơ sở những đánh giá khoa học, khách quan, luận án xác định



7

những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về điều ước quốc
tế làm ảnh hưởng đến công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
- Luận án đã đề xuất phương hướng và những yêu cầu, giảipháp cụ
thể để tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều ước quốc tế của ViệtNam theo
hướng góp phần nâng cao hiệu quả của việc thi hành pháp luật và tuân thủ
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
6. Ý nghĩa
khoa học
và thực
tiễn của luận
án
o




Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận
về điều ước quốc tế và pháp luật điều ước quốc tế, tạo cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều ước quốc tế của Việt Nam.
Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
cũng như các nhà hoạt động thực tiễn trong các cơ quan nhà nước, nhất là
đối với việc soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành luật về ký kết gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.
Cấc ý kiến, kết luận được trình bày trong luận án có thể giúp ích

cho việc xây dựng chương trình tun truyền, phổ biến luật về ký kết gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 cũng như một số điều ước

quốc tế quan trọng.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận án gồm 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều ước
quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập.


8

Chương 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT KÝ KẾT
VÀ TH ựC HIỆN ĐIÊU ƯỚC QUÓC TẾ

1.1.

KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT VÈ KÝ KẾT VÀ T H ựC HIỆN ĐIÈU

ƯỚC QC TẾ

Việc hiểu một cách thống nhất và chính xác các thuật ngữ, khái
niệm pháp lý là điều hết sức cần thiết, nhất là khi các thuật ngữ đó trong
thực tiễn có thể được sử dụng để phục vụ các mục đích khác nhau. Trong
các văn bản pháp luật và trong thực tiễn điều ước quốc tế, nhiều thuật ngữ,
khái niệm pháp lý được sử dụng khơng thống nhất. Vì nhiều nguyên nhân

nên

cùng một thuật ngữ, một khái niệm nhưng trong luật quốc tế và luật

của quốc gia không phải bao giờ cũng được hiểu như nhau. Chúng ta cũng
gặp hiện tượng này trong pháp luật về điều ước quốc tế của các quốc gia
khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong luật
điều ước quốc tế nói chung và pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế
giới về điều ước quốc tế đều có phần quy định giải thích các thuật ngữ,
khái niệm cơ bản.Trong lý luận cũng như thực tiễn, mặc dù đều là hệ thống
các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh hoạt động ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế, nhưng phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu hoặc áp dụng mà
pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế có thể được tiếp cận từ hai
góc độ khác nhau: góc độ luật quốc tế và góc độ luật quốc gia.
Xuất phát từ vai trị, chức năng của điều ước quốc tế trong quan hệ
quốc tế cũng như đối với mỗi quốc gia mà pháp luật ký kết và thực hiện
điều ước quốc tế hiện diện trong cả hệ thống pháp luật quốc tế cũng như hệ
thống pháp luật của mỗi quốc gia. Mặc dù cách thức xây dựng, phạm vi
điều chỉnh, hình thức thể hiện của pháp luật ký kết và thực hiện điều ước


9

quốc tế trong luật quốc tế và luật quốc gia có những điểm khác nhau nhất
định, nhưng những quyền, lợi ích và nghĩa vụ được xác định trong điều ước
và được triển khai trong thực tiễn chính là những mục đích mà cả hai hệ
thống pháp luật này đều hướng tới. Vì vậy, về mặt tổng thể, pháp luật ký
kết và thực hiện điều ước quốc tế trong luật quốc tế và trong luật quốc gia
đã có được sự hài hồ nhất định. Yếu tố này góp phần quan trọng cho sự ổn
định, hợp tác phát triển của thế giới nói chung và đảm bảo cho quyền, lợi

ích của mỗi quốc gia nói riêng.
1.1.1.

Khái niệm pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

theo luật quốc tế

Dưới góc độ luật quốc tế, pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế chỉnh là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế
điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa các chủ thể luật
quốc tế. Các nguyên tắc, quy phạm này được ghi nhận trong nhiều điều ước
quốc tế như: Hiến chương Liên họp quốc, Công ước Viên về luật điều ước
quốc tế ngày 23/5/1969 (gọi tắt là Công ước Viên năm 1969) và Công ước
Viên về điều ước quốc tế giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế và giữa tổ
chức quốc tế ngày 21/3/1986 (gọi tắt là Công ước Viên năm 1986)...
Trong thực tiễn cũng như trong lý luận về luật quốc tế, khái niệm
"pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế" và khái niệm "luật điều
ước quốc tế" thường được hiểu là những khái niệm đồng nghĩa và có thể sử
dụng thay thế cho nhau. Đây là một trong nhiều ngành luật thuộc hệ thống
pháp luật quốc tế. Nếu so với một số ngành luật khác của luật quốc tế như:
Luật môi trường, Luật hàng khơng... luật điều ước quốc tế hình thành tương
đối sớm, nhiều nguyên tắc, quy phạm của luật điều ước quốc tế tồn tại dưới
dạng tập quán trong một thời gian khá dài trước khi được pháp điển hóa
trong Cơng ước Viên năm 1969. Vì là một ngành luật thuộc hệ thống luật


10

quốc tế nên đương nhiên luật điều ước quốc tế cũng mang đầy đủ các đặc
trưng cơ bản của luật quốc tế như: Đặc điểm về chủ thể, về đối tượng điều

chỉnh, về trình tự xây dựng nguyên tắc, quy phạm...
Xuất phát từ bản chất của luật quốc tế nên pháp luật ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế cũng hình thành từ sự thoả thuận trên cơ sở bình
đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể của luật quốc tế. Công ước Viên năm
1969, Công ước Viên năm 1986 và các điều ước quốc tế khác đều là kết
quả của quá trình đấu tranh, thương lượng trên cơ sở tự nguyện để đạt
được thoả thuận cuối cùng. Để đạt được sự nhất trí thoả thuận của các chủ
thể luật quốc tế là khơng đơn giản. Nhưng chính yếu tố tự nguyện, thoả
thuận trong việc tạo lập các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ những nguyên
tắc, quy phạm pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế là một
trong những đảm bảo cho tính khả thi của các điều ước quốc tế trong
thực tiễn.
Luật điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế. Như vậy, những vấn đề liên quan
đến các thoả thuận hoặc giao kết giữa các bên không phải là chủ thể của
luật quốc tế không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật điều ước quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế là hoạt
động có tính chất "thường xun" của các quốc gia - chủ thể cơ bản của
luật quốc tế. Xuất phát từ lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị...các
chủ thể đều tham gia vào quan hệ hợp tác quốc tế. Xét về bản chất, ký kết
và thực hiện điều ước quốc tế chính là việc xây dựng và thực hiện luật quốc
tế. Nếu so sánh với quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật quốc gia thì
việc xây dựng và thực hiện pháp luật quốc tế nói chung và đối với điều ước
quốc tế nói riêng có những điểm đặc biệt. Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia, trong đời sống quốc tế, khuôn khổ pháp


11

luật điều chỉnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa các chủ thể luật quốc tế do

chính các chủ thể này thỏa thuận xây dựng hoặc thừa nhận chứ không phải
được ban hành bởi cơ quan lập pháp chuyên trách. Sự gia tăng về số lượng
và lĩnh vực điều chỉnh của điều ước quốc tế luôn tỷ lệ thuận với sự gia tăng
của mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Hậu quả tiêu cực của
việc thi hành chính sách đóng cửa, bế quan tỏa cảng... một cách cực đoan
trong quá khứ của một vài quốc gia cho thấy tính tất yếu của hợp tác để
phát triển của cộng đồng quốc tế. Điều đương nhiên là các loại điều ước
quốc té sẽ phải được ký kết ngày càng nhiều nhằm đáp ứng lợi ích của các
quốc gia. Minh chứng cho điều này chính là sự xuất hiện của những loại
điều ước quốc tế mà sự tồn tại của chúng gắn liền với sự phát triển của xã
hội hiện đại như điều ước về khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ quốc tế,
điều ước về hợp tác chống tội phạm xuyên biên giới, điều ước về bảo vệ
môi trường...
Tham gia điều chỉnh pháp lý quá trình ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế có sự hiện diện của cả luật quốc tế, luật quốc gia và luật của mỗi tổ
chức quốc tế. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, Công ước Viên năm 1969
và Công ước Viên năm 1986 là hai văn bản pháp lý quốc tế quan trọng
chứa đựng các quy định về điều ước quốc tế. Ngoài ra, một số quy định liên
quan đển điều ước quốc tế còn được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp
quốc, Công ước Viên năm 1978 về kế thừa của các quốc gia trong quan hệ
với các điều ước quốc tế... Riêng với Công ước Viên năm 1969, mặc dù
được coi là "điều ước của điều ước", nhưng nhiều điều khoản cụ thể của
Công ước (Điều 16, 20, 44...) đều quy định "Trừ khi điều ước quốc tế có
quy định khác...". Như vậy, đối với các vấn đề pháp lý về điều ước quốc tế
mà Công ước Viên điều chỉnh, nếu điều ước quốc tế cụ thể mà quy định
không giống quy định của Công ước Viên năm 1969 thì sẽ áp dụng các quy
định của những điều ước quốc tế cụ thể đó.


12


__

Riêng với các tô chức quôc tê, bên cạnh chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của tổ chức, năng lực ký kết điều ước quốc tế chính là một trong
các căn cứ để khẳng định tư cách chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế.
Nếu như tham gia điều ước quốc tế là quyền của các chủ thể luật
quốc tế nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng thì thực hiện những cam
kết trong điều ước quốc tế lại là nghĩa vụ của chính các bên kết ước.
-

Trong hệ thống luật quốc tế, liên quan đến việc ký kết và thực hiện

điều ước quốc tế có hai văn bản mang tính "chun ngành". Đó là Cơng
ước Viên năm 1969 điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước giữa
các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 điều chỉnh việc ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế giữa quốc gia và tổ chức quốc tế, giữa tổ chức quốc
tế với nhau. Được thông qua sau Công ước viên năm 1969 gần 20 năm
(6 năm kể từ khi Cơng ước Viên năm 1969 có hiệu lực), ngoại trừ yếu tố
chủ thể, Công ước Viên năm 1986 có sự tiếp thu đáng kể Cơng ước Viên
năm 1969 về nội dung của các điều khoản. Cho đến nay, Cơng ước Viên
năm 1986 mặc dù chưa có hiệu lực thi hành, nhưng trên phương diện thực
tế, nhiều điều ước quốc tế giữa quốc gia và tổ chức quốc tế, giữa tổ chức
quốc tế với nhau vẫn được ký kết và thực hiện.
f

Á •

r •


•>
A .

1

/

/

•»

r

.1

Á



1

A.





1


^

Đơi với một chủ thê luật quôc tê, ký kêt điêu ước quôc tê có thẻ là

f

_1

một q trình với nhiều bước khác nhau như: Đàm phán, soạn thảo văn
bản, ký, phê chuẩn... Trong quá trình này, ký chỉ là một hành vi pháp lý cụ
thể nhằm thể hiện mong muốn ràng buộc với hiệu lực của điều ước quốc tế.
Theo luật điều ước quốc tế, gia nhập điều ước quốc tế, phê chuẩn điều ước
quốc tế, ký điềuước quốc tế... đều là các hìnhthức biểu thị đồng ý chấp
nhận sự ràng buộc của một chủ thể luật quốc tế với một điều ước quốc tế.
Do tham gia điều ước quốc tế là một trong những quyền cơ bản và đặc thù
của các chủ thể luật quốc tế nên trừ khi điều ước quốc tế đó quy định khác

Ặ , 4 * A rẠ


13

hoặc các thành viên của điều ước quốc tế có thoả thuận khác, thì việc quyết
định tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình ký kết điều ước
quốc tế cũng là quyền của các chủ thể. Chính vì vậy, quốc gia có thể là
thành viên của một điều ước quốc tế nhiều bên bằng cách thực hiện một
hành vi pháp lý cụ thể như ký điều ước quốc tế hoặc phê chuẩn điều ước
quốc tế... mà không nhất thiết phải tham gia tồn bộ q trình ký kết điều
ước quốc tế từ khi đàm phán cho đến khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu
lực hoặc ngược lại. Ngay cả khi đã tham gia ký điều ước quốc tế nhưng lại

từ chối phê chuẩn chính điều ước quốc tế đó cũng khơng bị coi là vi phạm
pháp luật quốc tế. Công ước Viên năm 1969 không định nghĩa và cũng
khơng giải thích cụ thể thế nào là "ký kết điều ước quốc tế". Từ Điều 9 đến
Điều 15 của Công ước chỉ tập trung đề cập đến các bước trong q trình
ký kết điều ước như: thơng qua văn bản, xác thực văn bản, đồng ý chấp
nhận sự ràng buộc của một điều ước quốc tế bằng việc ký... Nếu căn cứ
vào quyền ký kết điều ước quốc tế của chủ thể luật quốc tế thì ký kết điều
ước quốc tế theo tác giả luận án là hoạt động của chủ thể luật quốc tế
(thông qua các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền) nhằm xây dựng hoặc
chấp nhận sự ràng buộc của một điều ước quốc tế trên cơ sở tự nguyện và
bình đảng.
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia,
Điều 6 Công ước Viên năm 1969 thừa nhận "mỗi quốc gia đều có quyền
năng ký kết các điều ước quốc tế". Như vậy, việc tham gia điều ước quốc tế
của các quốc gia không phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển
kinh tế... Tuy nhiên, hoạt động ký kết điều ước quốc tế trong thực tiễn bị
chi phổi bởi nhiều yếu tố như: khả năng, điều kiện của từng quốc gia đối
với lĩnh vực mà điều ước quốc tế đó điều chỉnh, quy định của điều ước
quốc tế về áp dụng "Công thức Viên". Công thức Viên (Vienna formula)
chấp nhận sự tham gia vào một điều ước quốc tế của các quốc gia thành


14

viên Liên hợp quốc, thành viên Quy chế hoạt động của Tòa án quốc tế,
quốc gia thành viên của các tổ chức chuyên môn, hoặc bất cứ một quốc gia
nào được Đại hội đồng Liên hợp quốc mời. Công thức này đã từng được sử
dụng trong nhiều điều ước quốc tế như: Cơng ước về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966... [14], [15].

Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế của các tổ chức quốc tế được
ghi nhận trong Lời nói đầu của Cơng ước Viên năm 1986 "các tổ chức quốc
tế có năng lực ký kết các điều ước quốc tế cần thiết để thực hiện các chức
năng của tổ chức và đạt được mục đích của tổ chức đó". Ngồi Cơng ước
Viên năm 1986, thẩm quyền ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của tổ
chức quốc tế có thể được quy định trong văn bản pháp lý quốc tế thành lập
— Tổ chức như Điều 43 Hiến chương Liên hợp quốc quy định Hội đồng bảo
an Liên hợp quốc có thể ký kết các điều ước quốc tế với các hội viên hoặc
nhóm hội viên Liên hợp quốc về cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực
lượng vũ trang, sự viện trợ và các phương tiện phục vụ... hoặc được xác
định từ chính thực tiễn hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu tôn chỉ của
tổ chức như để xúc tiến hoạt động hợp tác kinh tế ngoại khối, ASEAN đã
ký kết một số hiệp định họp tác với các quốc gia như: Hiệp định khung về
giải quyết tranh chấp ASEAN - Trung Quốc, hiệp định về khu vực mậu
dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc... Những điều ước quốc tế được ký kết giữa
tổ chức quốc tế với các chủ thể của luật quốc tế gồm:
- Điều ước về việc đặt trụ sở của tổ chức.
- Điều ước về các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các viên chức
và nhân viên của tổ chức.
- Điều ước về tài chính, tín dụng.
- Điều ước về quan hệ hợp tác với các chủ thể hữu quan.


15

Có một sơ điêu ước qc tê khơng thê do các tơ chức qc tê thực
hiện vì tính chất của chúng hoặc vì tổ chức quốc tế khơng có thẩm quyền
đối với đối tượng điều chỉnh của các điều ước quốc tế đó. Do vậy, các bên
tham gia đàm phán đã theo quan điểm là những điều ước quốc tế như vậy
không được mở cho các tổ chức quốc tế. Điển hình như các cơng ước về

nhân quyền [16]. Một số điều ước quốc tế nhất định, đặc biệt là những điều
ước quốc tế điều chỉnh vấn đề thương mại, hàng hóa, biển cả, mơi trường
ngày càng mở rộng cho các tổ chức quốc tế tham gia. Khả năng tham gia
điều ước quốc tế của các tổ chức quốc tế cịn có thể bị chi phối bởi tư cách
thành viên điều ước quốc tế của chính quốc gia hội viên của tổ chức quốc
tế đó theo đó một tổ chức quốc tế chỉ được quyền tham gia vào một điều
ước quốc tế nào đó với điều kiện tất cả các quốc gia hội viên của tổ chức
này cũng là thành viên của điều ước quốc tế đó. Trừ khi điều ước quốc tế
có quy định khác, sự tham gia điều ước quốc tế của tổ chức quốc tế hoàn
toàn trên cơ sở khả năng và nhân danh chính tổ chức đó chứ khơng phải

thay mặt mỗi quốc gia thành viên.
__ Ngoài các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ, thực tiễn
của quan hệ quốc tế cịn có cả trường hợp tham gia điều ước quốc tế của
một số thực thể phi quốc gia như Hồng Kông, Ma Cao, Đài loan, về nguyên
tắc, những vùng lãnh thổ không độc lập không phải là chủ thể của luật quốc
tế. Tuy nhiên, việc trở thành bên trong một điều ước quốc tế nhất định của
một số thực thể phi quốc gia có thể được chính điều ước quốc tế đó cho
phép khi thực thể này thoả mãn những điều kiện cụ thể hoặc các quốc gia
hữu quan có thể ủy quyền cho thực thể nói trên tham gia một điều ước quốc
tế trên cơ sở lâm thời hoặc trong một số lĩnh vực nhất định. Vì vậy, trong
một số điều ước quốc tế có ĩhể có sự hiện diện của cả các vùng lãnh thổ
không phải là các quốc gia độc lập tham gia với tư cách là thành viên độc


16

lập. Ví dụ, khoản 1 Điều 12 Hiệp định Marrakesh năm 1994 thành lập
WTO quy định: "Bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng
biệt nào hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngopại

thương... đều có thể gia nhập Hiệp định này theo các điều khoản đã thoả
thuận giữa quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với WTO...", Điều 305
Cơng ước Luật biển năm 1982...
Khái niệm thực hiện điều ước quốc tế khơng được giải thích cụ thể
trong Cơng ước Viên năm 1969 và các văn bản pháp lý quốc tế cũng như các
văn bản pháp luật của các quốc gia. về cơ bản, luật quốc tế cũng như luật
điều ước quốc tế chỉ "xác lập" nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế cho các
thành viên của điều ước quốc tế [19]. Các quy định về việc thực hiện điều
ước quốc tế của Công ước Viên được tập trung vào những nội dung cụ thể
như: Thi hành điều ước quốc tế kế tiếp nhau về cùng một vấn đề (Điều 30
Cơng ước Viên năm 1969), tạm đình chỉ thi hành các điều ước quốc tế
(Điều 57, 58, 59, 60 Cơng ước Viên năm 1969)... Cách thức, trình tự tổ
chức thực hiện như thế nào hầu như đều do mỗi thành viên quyết định. Để
phục vụ cho việc thực hiện điều ước quốc tế, các thành viên tiến hành các
hoạt động như giải thích điều ước quốc tế, cơng bố điều ước quốc tế, đăng
ký điều ước quốc tế. Đổi với Việt Nam hiện nay, theo quy định của Luật
năm 2005, vấn đề thực hiện điều ước quốc tế bao gồm từ việc xây dựng ké
hoạch thực hiện điều ước quốc tế, giải thích điều ước... đến việc sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều
ước... Căn cứ vào thực tiễn thực hiện điều ước và một số quy định trong
luật quốc tế và luật quốc gia, thực hiện điều ước quốc tế theo tác giả luận
án có thể hiểu là những hoạt động mà thành viên điều ước quốc tế tiến
hành nhằm hiện thực hoá các cam kết trong điều ước quốc tế.
Mặc dù thực hiện điều ước quốc tế là inột trong những đảm bảo cho
ổn định, hợp tác hịa bình và phát triển giữa các quốc gia, nhưng luật quốc


17

tê cũng như Công ước Viên năm 1969 và Công ước Viên năm 1986 đêu

khơng có các quy định cụ thể về tiến trình, phương thức triển khai thực
hiện một điều ước quốc tế. Trong hầu hết các hiệp định của WTO cũng đều
không quy định rõ quốc gia thành viên phải thực hiện điều ước ở quốc gia
mình như thế nào mà việc đó thuộc về mỗi quốc gia. Ví dụ, Điều XVI.4
Hiệp định Marrakesh năm 1994 thành lập WTO quy định: "Mỗi nước thành
viên sẽ đảm bảo sự thống nhất các luật, quy định và những thủ tục hành chính
với những nghĩa vụ của mình được quy định trong các Hiệp định" [6, tr. 18].
Xuất phát từ bản chất của điều ước quốc tế là sự thỏa thuận tự
nguyện, bình đẳng trên cơ sở dung hịa về lợi ích giữa các bên nên thực
hiện điều ước quốc tế nói riêng và các cam kết quốc tế nói chung trong
quan hệ quốc tế chính là nghĩa vụ đương nhiên của các bên kết ước. Nghĩa
vụ này đã được thể chế hóa trong nội dung của một trong những nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế, đó là nguyên tắc Pacta sunt servanda. Hiện nay,
trong một số lĩnh vực của đời sống quốc tế như: Nhân quyền, môi trường...
xuất hiện xu hướng hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện các nghĩa vụ của
điều ước thay vì chỉ địi hỏi tuân theo một cách chặt chẽ các quy định của điều
ước; giám sát việc thực thi điều ước nhằm hạn chế việc phát sinh tranh chấp
và giải quyết tranh chấp từ quá trình thực hiện điều ước. Chẳng hạn, điều ước
về mơi trường có các quy định về giám sát việc thực thi và hỗ trợ các quốc gia
thành viên với quan điểm phịng ngừa để vơ hiệu hóa tranh chấp, thúc đẩy
việc thực hiện hiệu quả các quy định của điều ước. Cụ thể như theo Điều 15
Nghị định thư Kyoto năm 1997 của Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu, ủ y ban trợ giúp về khoa học và công nghệ và ủy ban trợ
giúp cho việc thực thi được thành lập theo Điều 9 và Điều 10 của Công ước
khung về biến đổi khí hậu sẽ thực hiện chức năng của mình trong cả Nghị
định thư Kyoto. Bộ phận trợ giúp cung cấp tư vấn và trợ giúp cho các thành
viên để thúc đẩy việc tuân thủ Công ước và Nghị định thư. Bộ phận này còn


18


đưa ra những "cảnh báo sớm" khi một quốc gia thành viên đang gặp nguy
hiểm không tôn trọng quy định về tỷ lệ khí thải của mình. Khi có vấn đề
xảy ra, bộ phận hỗ trợ sẽ đưa ra các khuyến cáo và huy động các nguồn tài
chính kỹ thuật để giúp các nước thành viên thực thi nghĩa vụ. Mỗi quốc gia
phải đệ trình báo cáo quốc gia để chứng minh việc tuân thủ các yêu cầu của
Nghị định thư. Nhóm chun gia sẽ phân tích thơng tin và chuẩn bị báo cáo
cho hội nghị các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó cịn có một cơ chế tài
chính cung cấp tài chính trên cơ sở chuyển nhượng hoặc chuyển giao cơng
nghệ. Cơng ước Basel về Kiểm sốt việc vận chuyển rác thải nguy hiểm
qua biên giới và loại bỏ chúng năm 1987 cũng có nhiều quy định cụ thể về
kiểm soát việc thực thi và tuân thủ. Một số điều trong Công ước buộc các
quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp thích hợp để phịng ngừa
và trừng trị các hành vi trái với Công ước (Điều 4). Nhằm hỗ trợ các quốc
gia quản lý và thải rác theo cách đảm bảo bảo vệ môi trường, Ban thư ký
hợp tác với các cơ quan trong nước trong việc xây dựng pháp luật, kiểm kê
các rác thải nguy hiểm, củng cố các cơ quan trong nước, đánh giá tình hình
quản lý rác thải nguy hiểm, xây dựng các kế hoạch và cơng cụ chính sách
quản lý rác thải nguy hiểm. Ban thư ký còn tiến hành tư vấn về pháp lý và
kỹ thuật cho các quốc gia thành viên nhằm giải quyết một số vấn đề cụ thể
có liên quan. Thơng qua đào tạo và chuyển giao cơng nghệ, các nước đang
phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi có được các kỹ năng và
công cụ cần thiết để tự quản lý rác thải nguy hiểm (Điều 4; Điều 16). Trong
các Công ước về nhân quyền cũng thường lập ra các ủy ban hay "cơ quan
giám sát của công ước" để giám sát việc thực hiện các quy định của công
ước. Các ủy ban này bao gồm các chuyên gia độc lập, được công nhận về
chuyên môn trong lĩnh vực nhân quyền và do các quốc gia bầu chọn. Ngoài
ra, theo quy định của các công ước này, các quốc gia thàiili viên phải nộp
báo cáo định kỳ về việc thực hiện công ước [14], [17], [18].



19

Như vậy, về nguyên tắc các quốc gia có quyền được tự do lựa chọn
biện pháp thực hiện điều ước và làm hài hòa luật quốc gia với các cam kết
phát sinh từ điều ước
Để thực hiện triệt để các cam kết trong điều ước quốc tế đòi hỏi các
bên phải hiểu đúng, chính xác các thuật ngữ, các điều khoản của điều ước.
Đe đáp ứng yêu cầu này, vấn đề giải thích điều ước quốc tế được đặt ra
Xuất phát từ thực tế là không phải điều ước quốc tế nào trước hoặc trong
khi thực hiện cũng cần phải giải thích, hơn nữa khi đã tự nguyện ký kết
điều ước quốc tế thì các chủ thể luật quốc tế mặc nhiên phải tuân thủ. Giải
thích điều ước quốc tế phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện điều ước nên
chính các quốc gia thành viên sẽ quyết định việc có cần giải thích một điều
ước nào đó hay khơng. Vì vậy, trong đa phần các điều ước quốc tế song
phương và đa phương điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác khác nhau thường
chỉ ghi nhận các biện pháp giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các bên
trong quá trình giải thích và thực hiện các quy định của điều ước chứ khơng
ghi nhận nghĩa vụ phải giải thích. Việc không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong điều ước quốc tế dù bắt
nguồn từ nguyên nhân nào cũng đều có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý
của bên vi phạm.
Theo Điều 31 khoản 1 Công ước Viên năm 1969, để giải thích điều
ước quốc tế cần tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Nguyên tắc giải thích phải thiện chí.
Xuất phát từ quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong
điều ước, tuân thủ nguyên tắc Pacta sunt servanda, nguyên tắc này đòi hỏi
các thành viên của điều ước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải thích điều ưức quốc tế khi tiến hành hoạt động giải thích điều ước cần
hướng tới mục đích chung là giải thích nhằm để thực hiện đầy đủ chính xác



20

điều ước đã ký kết. Không được lợi dụng việc giải thích điều ước để chối
bỏ các nghĩa vụ mà mình đã tự nguyện cam kết. Vì vậy, các từ ngữ, thuật
ngữ, các quy phạm của điều ước phải được giải thích theo nghĩa thơng thường
(trừ những thuật ngữ, từ ngữ... mà các quốc gia thành viên thỏa thuận hiểu
theo nghĩa riêng) phù hợp với ngữ cảnh mà các bên đã thỏa thuận ký kết.
Việc khơng giải thích các thuật ngữ, quy phạm... theo ý nghĩa thông thường,
phổ biến của chúng hoặc không gắn chúng với ngữ cảnh chung của toàn bộ
điều ước quốc tế sẽ dẫn đến việc hiểu sai lệch thực chất của các thuật ngữ,
quy phạm cần áp dụng. Ngun tắc thiện chí nếu khơng được các bên tơn
trọng trong q trình giải thích sẽ là một trong các nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp trong việc thực hiện điều ước quốc tế.
Thứ hai: Nguyên tắc giải thích phải phù họp với đối tượng, mục
đích của chính điều ước
Mỗi điều ước quốc tế không phụ thuộc vào số lượng thành viên ký
kết, thời hạn hiệu lực... đều nhằm đạt được những mục đích nhất định
thơng qua việc điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể nào đó như quan hệ
hợp tác kinh tế thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quan
hệ hợp tác an ninh chính trị trong lĩnh vực biên giới, lãnh thổ, chống khủng
bố... Khi tiến hành giải thích nếu tách biệt những từ ngữ, thuật ngữ, quy
phạm cần giải thích với chính đối tượng, mục đích của điều ước thì khơng
chỉ làm cho việc giải thích mất đi ý nghĩa mà cịn có thể làm vơ hiệu hóa
hiệu lực của các quy phạm cần giải thích, thậm chí của ngay cả chính điều
ước quốc tế đó.
Giá trị pháp lý của việc giải thích điều ước quốc tế hồn tồn phụ
thuộc vào hình thức giải thích, tư cách của các bên đứng ra giải thích. Mặc
dù Cơng ước Viên năm 1969 khơng hề có quy định cụ thể về hình thức giải

thích điều ước quốc tế, nhưng từ thực tiễn giải thích điều ước quốc tế trên


21

thế giới có thể thấy hình thức giải thích điều ước quốc tế gồm có giải thích
khơng chính thức và giải thích chính thức. Để kết quả giải thích điều ước
quốc tế có hiệu lực đối với mọi thành viên điều ước địi hỏi sự giải thích
này phải được thực hiện bởi:
Thứ nhất. Các cơ quan, tổ chức do các bên thành viên của điều ước
thỏa thuận thành lập hoặc thừa nhận hoặc;
Thứ hai: Có sự thừa nhận từ phía các thành viên khác của điều ước
đối với giải thích do một quốc gia thành viên tiến hành.

về nguyên tắc, một điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc quốc gia
thành viên trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ của quốc gia đó trừ khi các bên
có ý định khác được nêu rõ trong điều ước hoặc được xác nhận rõ ràng. Vì
vậy, đa số các điều ước khơng có các điều khoản về phạm vi lãnh thổ áp
dụng cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc buộc các quốc gia thành viên
thực hiện điều ước quốc tế trên tồn bộ lãnh thổ của quốc gia mình. Trong
một số trường hợp, điều này không dễ áp dụng do nhiều vùng lãnh thổ quốc
gia chịu sự điều chỉnh của một chế độ pháp lý riêng biệt. Một điều ước có
thể có điều khoản mở rộng phạm vi lãnh thổ áp dụng hoặc loại trừ một số
bộ phận lãnh thổ khỏi phạm vi áp dụng. Trong khoảng thời gian có hiệu lực
của điều ước quốc tế, các bên kết ước phải triệt để tuân thủ những nội dung
đã cam kết. Những quy định về giới hạn thời gian có hiệu lực của điều ước
quốc tế thường được ghi nhận tương đổi rõ ràng trong phần cuối của một
điều ước. Những quy định này chính là căn cứ xác định giới hạn về mặt
thời gian thực hiện điều ước của các bên kết ước vì việc chấm dứt hiệu lực
của điều ước sẽ giải phóng cho các thành viên khỏi các nghĩa vụ theo quy

định của điều ước đó. Hiện nay, nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền, về
bién giới lành thổ... được ký kết không quy định cụ thể giới hạn thời gian
kết thúc hiệu lực (điều ước quốc tế vơ thời hạn), ví dụ: Cơng ước quốc tế về


×