Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật việt nam so sánh với pháp luật của anh, pháp và liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.68 MB, 95 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TổNG HỢP LUND

HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ TÌNH

VẤN ĐỂ BẢO VỆ QUYỂN LỢI CỦA BÊN NHẬN QUYỀN
TRONG QUAN HỆ HỢP eỔNG NHƯỢNG QUYỂN THUDNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT
■ VIỆT
■ NAM - so SÁNH VỚI PHÁP LUẬT

CỦA ANH, PHÁP VÀ LIÊN IHINH CHÂU Âu
Chuyên ngành: Luật Quốc tế và So sánh
Mã sô

:

60 38 60

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN VIẾT TÝ

PGS.TS. KATARINA OLSSON

TH Ư VIỆN


IỀN
T^HẢNỎ!

HÀ NỘI 2009


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới hai giáo
viên hướng dẫn, PGS.TS Katarina Olsson - Khoa Luật, Trường Đại học Tổng
họp Limd, Thụy Điển và TS. Nguyễn Viết Tý - Khoa Pháp luật Kinh tế
trường Đại học Luật Hà Nội, những người đã cho tơi lịi khun và hướng
dẫn tận tình trong suốt quá trình viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị làm việc tại Thư viện Khoa
Luật, trường Đại học Tổng họp Lund, Thụy Điển và trường Đại học Luật Hà
Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong việc tra cứu tài liệu.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ ỉịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè - những người đã thầm lặng động viên, giúp đỡ tơi trong suốt thịi gian
qua!


M Ụ• C LỤe C

MỤC L Ự C ......................................................................................................................................
1.

Lời mở đầu........................................................... .............................................................




1.1

Lý do lựa chọn đề tà i.......................................................................................................

..1

1.2

Mục đích nghiên cứu của đề tà i.....................................................................................

-.2

1.3

Phạm vi nghiên c ứ u ........................................................................................................

..3

1.4

Phương pháp nghiên cún của đề tà i...............................................................................

..4

1.5

Nguồn tài liệ u ..................................................................................................................

..4


1.6

Kết cấu của Luận v ă n ......................................................................................................

..5

2.

Những vấn đề cơ bản về họp đồng và họp đồng nhượng quyền thương m ại...........

..6

2.1

Họp đ ồ n g............... ..........................................................................................................

2.2

3.
3.1

3.2

2.1.1

Khái niệm họp đồng..............................................................................................................

..6
..6


2.1.2

Nguyên tắc ký kết và thực hiện họp đồng.................................................. ...............

„7

Nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại.......................
2.2.1
Việt Nam............. ..............................7.............7.......................7................................

13
14

2.2.2

Pháp............................................................................................................................

20

2.2.3

A nh.............................................................................................................................

21

2.2.4

Liên minh Châu  u ..............................................................................................................

23


Thực trạng pháp luật Việt Nam, Anh, Pháp và Liên minh Châu Âu về việc bảo vệ
quyền lợi cho bên nhận quyền......................................................................................

31

Vấn đề cung cấp íhơns tin trước khi ký kết họp đồng nhượng quyền thương m ại..
3.1.1
Việt Nam.............. ......................................................................................................

31
33

3.1.2

P h áp ........................................................................................................................................

39

3.1.3

Anh.............................................................................................................................

43

3.1.4

Liên minh Châu  u ..............................................................................................................

47


Vấn đề trợ giúp kv thuật của bên nhưọng quyền đối với bên nhận quyền................
3.2.1
Việt Nam.....................................................................................................................

.52
53

3.2.2

P háp ........................................................................................................................................

54

3.2.3

Anh.............................................................................................................................

56


3.2.4

3.3

3.4

Liên minh Châu  u .........................................................................................................................56

Nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu đối vói bên nhận quyền................................. 59

3.3.1 Việt Nam.............................................................................................................................. 62
3.3.2

Pháp................................................................................................................................................... 64

3.3.3

Anh.......................................................................................................................................65

3.3.4

Liên minh Châu  u .........................................................................................................................66

Vấn đề xác định giá bán hàng hóa/dịch vụ của bên nhận quyền........................................ 70
3.4.1
Việt Nam.'..............................................!.................... ...................................................... 71
3.4.2

Pháp......................................................................................................................................72

3.4.3

A n h .................................................................................................................................................... 74

3.4.4

Liên minh Châu  u ........................................................................................................................ 75

4.


Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi cho bên
nhận quyền...................................... .................................................... ...................................80

4.1

Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi ký hợp đồng
nhượng quyền thương m ại......................................................................................................81

4.2

Hoàn thiện quy định pháp luật về trợ giúp kỹ thuật đối với bên nhận quyền..................... 83

4.3

Hoàn thiện quy định pháp luật về nguồn cung cấp hàng hóa/ngun vật liệu cho bên
nhận quyền............................................................................................................................... 84

4.4

Hồn thiện quy định pháp luật về xác định giá bán hàng hóa/dịch vụ của bên nhận
quyền......................................................................................................................................... 85

5.

Kết luận...................................................................................................................................... 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 87


1.


Lời m ở đầu

1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời gian gần đây các hoạt động thương mại ở Việt Nam diễn ra
rất sôi động đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), nhượng quyền thương mại với tư cách là một hoạt động thương mại cụ
thể cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó. Thực tiễn cho thấy hoạt động nhượng
quyền thương mại có rất nhiều ưu điểm như hạn chế rủi ro cho các chủ thể mới
gia nhập thị trường; chi phí đầu tư thấp; khả năng thành cơng cao do kinh doanh
dưới tên một thương hiệu, phương thức đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Chính
vì vậy, phương thức kinh doanh thông qua nhượng quyền thương mại rất được
các thương nhân quan tâm, hàng loạt các thương hiệu kinh doanh theo phương
thức nhượng quyền đã hình thành rất nhanh chóng ở Việt Nam trong thời gian
qua, như: McDonalcTs, Loterria, Seven Eleven, Kentucky, Cà phê Trung
Nguyên, Kinh đô Bakery, Phở 24, Phở Vuông, AQ Silk, Trà Qualitea, Dilmah,
thời trang Foci...
v ề nguyên tắc, trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền, bên nhượng quyền và bên nhận quyền hoàn toàn độc lập về tư cách pháp
lý cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính. Để tiến hành kinh doanh dưới
hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền thường soạn sẵn hợp đồng nhượng
quyền với rất nhiều điều khoản theo hướng có lợi hơn cho mình, và thường bất
lợi với rất ít sự lựa chọn cho bên nhận quyền. Do ở vị thế phải “đi mua sự nổi
tiếng”, kinh doanh dựa trên quyền thương mại của bên nhượng quyền, do đó
trong q trình giao kết cũng như thực hiện hơp đồng, bên nhận quyền thường ở
vị trí yếu thế hơn. Bên cạnh đó, do bản chất của quan hệ nhượng quyền thương
mại, phán luật của các nước thường cho phép bên nhượng quyền kiểm soát hành
vi kinh doanh của bên nhận quyền nhằm bảo vệ danh tiếng cũng như tính thống

1



nhất trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Đây là những nguyên nhân chủ yếu
lý giải tại sao bên nhận quyền thường ở vị thế bất lợi trong quá trình đàm phán
cũng như thực hiện họp đồng.
Ở Việt Nam, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại cũng như các quy định liên quan đến việc bảo
vệ quyền lọi cho bên nhận quyền cịn khá sơ sài, Do vậy, nếu khơng được pháp
luật bảo vệ một cách họp lý, bên nhận quyền có thể phải đối mặt với khả năng bị
xâm phạm quyền lợi chính đáng từ chính đối tác của mình là bên nhượng quyền.
Xét về mặt thực tiễn, hoạt động nhượng quyền thương mại đã hình thành
từ rất sớm và rất phát triển ở các nước Châu Âu, chính vì vậy, hệ thống pháp luật
về nhượng quyền thương mại ở những nước này khá hồn thiện. Do đó, việc
nghiên cứu, so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước Châu
Âu trong lĩnh vực này sẽ giúp chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm
lập pháp của họ.
Từ những phân tích trên, tơi đã quyết định chọn đề tài “ vấn đề bảo vệ
quyền lợi của bên nhận quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương
mại theo pháp luật Việt nam - So sánh với pháp luật của Anh, Pháp và Liên
minh Châu Ẩu” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học của mình

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài có mục đích so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của Anh,
Pháp và Liên minh Châu Ầu về vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền.
Thông qua việc so sánh, đề tài mong muốn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại nói chung và bảo vệ
quyền lợi cho bên nhận quyền nói riêng.
Cụ thể, một số vấn đề cần phải nghiên cứu trong luận văn là:



Cơ chế bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong pháp luật Việt

Nam, Anh, Pháp và Liên minh Châu Âu

2




Cách thức để có thể hồn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh

vấn đề này.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền
thơng qua bốn vấn đề cơ bản, đó ià: (1) v ấn đề cung cấp thông tin cho bên nhận
quyền trước khi ký kết họp đồng; (2) v ấn đề về trợ giúp kỹ thuật đối với bên
nhận quyền; (3) v ấ n đề về nguồn cune cấp nguyên vật liệu hoặc hàng hóa cho
bên nhận quyền, và (4) v ấn đề về quyền ấn định giá bán lẻ đối với hàng hóa/dịch
vụ của bên nhận quyền.
Việc lựa chọn nghiên cứu so sánh bốn vấn đề nêu trên xuất phát từ các lý
do sau đây:
M ột là, việc cung cấp thông tin và trợ giúp kỹ thuật cho bên nhận quyền
được thực hiện chủ yếu dựa vào thiện chí của bên nhượng quyền, do vậy trong
thực tế bên nhượng quyền có thể vi phạm nghĩa vụ của mình mà bên nhận quyền
khó có thể nhận biết hoặc kiểm soát được.
Hai là, việc chỉ định nguồn cung cấp nguyên vật liệu/hàng hoá cho bên
nhận quyền cũng như việc ấn định giá bán đối với hàng hóa/dịch vụ của bên
nhận quyền là hai vấn đề thường bị bên nhượng quyền lạm quyền để áp đặt do vị
thế bất lợi của bên nhận quyền.

Cần phải lưu ý là Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu so sánh bốn vấn đề
nêu trên trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam, Anh, Pháp và Liên minh
Châu Âu. Việc lựa chọn so sánh với các nước nêu trên xuất phát từ hai lý do sau
đây: (1) Hệ thống pháp luật của họ khá khác biệt so với Việt Nam, do đó việc
nghiên cứu pháp luật của các quốc gia có hệ thống pháp luật khác biệt như
những nước này có thể giúp Việt Nam học hỏi được một số quan điểm mới từ
họ; (2) Hoạt động nhưọng quyền thương mại đã xuất hiện rất sớm và rất phát

3


triển ở các nước này, do đó pháp luật về nhượng quyền thương mại ở đây khá
toàn diện.

1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp ứong q trình nghiên cứu, như:
-

Phương pháp mơ tả được sử dụng để phác họa nội dung của các quy

định pháp luật của Việt Nam, Anh, Pháp và Liên minh Châu Âu liên quan đến
quyền và vấn đề bảo vệ quyền cho bên nhận quyền.
-

Phương pháp so sánh được sử dụng để rút ra những điểm tương

đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của Anh, Pháp và Liên
minh Châu Âu về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
-


Cuối cùng, phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung

của các quy đinh này và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi cho bên nhận quyền

1.5 Nguồn tài liệu
-

Các quy định pháp lý về điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, cạnh

tranh và nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, Anh, Pháp và Liên minh
Châu Âu.
-

Án lệ.

-

Các ý kiến, bình luận, bài báo liên quan đến nhượng quyền thương

mại.

4


1.6 Kết cấu của Luân văn
Phần 1: Lời mỏ' đầu
Phần 2: Những vấn đề cơ bản về họp đồng và họp đồng nhượng quyền
thương mại

Phần 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam, Anh, Pháp và Liên minh Châu
Âu về việc bảo vệ quyền lợi cho bên nhận quyền
Phần 4: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc
bảo vệ quyền lợi cho bên nhận quyền
Phần 5: Kết luận

5


2.

Những vấn đề cơ bản về hợp đồng và hợp đồng
nhượng quyền thương mại

2.1

Họp đồng

2.1.1

Khái niệm họp đồng

Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, pháp luật về
hợp đồng được đặc biệt quan tâm bởi nó là tiền đề thiết lập các quan hệ xã hội
nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng. Hợp đồng là là hình thức cơ bản mà qua
đó nhu cầu trao đổi, giao lưu của con người được thực thi và đảm bảo. Dưới góc
độ pháp lý, họp đồng được đề cập đến như là sự thống nhất ý chí của nhiều
người nhằm dung hịa các lợi ích để đạt được điều mình đang hướng tới. Nền
kinh tế thị trường càng phát triển, hình thức và lĩnh vực phát sinh của hợp đồng
càng đa dạng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, những hợp đồng phát sinh

từ quan hệ nhượng quyền thương mại cũng góp phần quyết định mức độ thành
công của các bên chủ thể hợp đồng nói riêng và hệ thống nhượng quyền thương
mại nói chung.
Khái niệm hợp đồng được pháp luật các nước định nghĩa khá tương
đồng. Chẳng hạn, theo Điều 1101, Bộ luật Dân sự Pháp: “Họp đồng là sự thoả
thuận giữa hai hoặc nhiều người, theo đó một hoặc một số người sẽ chuyến giao,
làm hay không làm một công việc nhất định”.1 Hay trong Bộ luật Thương mại
Thống nhất của Hoa Kỳ (ƯCC), Điều 1, phần 2. §1-201(11) đã định nghĩa, "Họp
đồng" là tổng hợp những nghĩa vụ pháp lý do các bên thỏa thuận được điều
chỉnh bởi luật này và các nguyên tắc áp dụng pháp luật khác. Tương tự như vậy,
ở Việt Nam, khái niệm họp đồng được định nghĩa tại Bộ luật Dân sự 2005 dưới

http://w m v.Iegifrance.gouv.fr/htm l/codes_traduits/code_civiI_textA.htỉn#CHAPTER% 20I

%20%20PRE (truy cập lần cuối ngày 18 tháng 4 năm 2009).

6


thuật ngữ “hợp đồng dân sự”2, theo đó họp đồng dân sự là sự thoả tuận giữa các
bên nhàm xác lậD, thay đổi hay chấm dút quyền và nghĩa vụ dân sự.3
Từ những định nghĩa như trên, chúng ta có thể thấy họp đồng có 3 đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, họp đồng trước hết là sự thỏa thuận, tự do ý chí, tự nguyện
giao kết giữa các bên chủ thể trong quan hệ họp đồng;
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng có thể là vật, tài sản, thực hiện hoặc
khơng thực hiện một công việc nhất định;
Thứ ba, nội dung của hợp đồng bao giờ cũng là các quyền và nghĩa vụ
pháp lý. Hay nói cách khác, hệ quả của việc giao kết họp đồng chính là làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.


2.1.2

Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng

Để đảm bảo quyền lợi của các bên, đảm bảo hợp đồng được thiết lập trên
cơ sờ tự do ý chí và bình đảng, pháp iuật của hầu hết các quốc gia đều đưa ra
những nguyên tắc nhất định đối với các bên trong họp đồng. Trong đó, hai
nguyên tắc sau đây được xem như kim chỉ nam trong quá trình giao kết cũng như
thực hiện họp đồng, đó là:
- Nguyên tắc tự do họp đồng, và
- Nguyên tắc thiện chí và trung thực.

2 ở Việt Nam, khái niệm “họp đồng dân sự” được hiểu như khái niệm hợp đồng nói chung, bỏ'i theo như
Điều 1 cùa Bộ luật Dân sự 2005, quan hệ dân sự được hiểu là tất cà các quan hệ trong lĩnh vực dân sự,
hơn nhân và gia đình, kinh doanli, thương mại, lao động.
3 Điều 388, Bộ luật Dân sự 2005.

7


2.1.2.1

N guyên

tắc

T ự DO H Ợ P Đ Ổ N G

Nguyên tắc này ghi nhận quyền rộng rãi của các chủ thể trong việc tự do

lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng, tự do xác định nội dung của họp đồng mà
không bị ép buộc bỏi bất cứ một chủ thể nào. Đây được coi như là nguyên tắc
nền tảng của pháp luật về họp đồng không chỉ ở pháp luật của các quốc gia mà
còn trong các quy định của tổ chức quốc tế. Cụ thể:
Bộ nguyên tắc về luật hợp đồng Châu Âu 1998 được ban hành bởi Hội
đồng Pháp luật Họp đồng Châu Âu4 ( gọi tắt là “Bộ nguyên tắc 1998”) đã quy
định rõ “Các bên hoàn toàn tự do ừong việc giao kết và xác định nội dung, đối
tượng của hợp đồng theo nguyên tắc thiện chí trung thực, và các nguyên tắc bắt
buộc khác theo quy định của Bộ nguyên tắc này”.5 Thêm vào đó, Điều 4.108 của
Bộ nguyên tắc này chỉ rõ : “một bên tham gia họp đồng do bị bên kia đe doạ một
cách nghiêm trọng có thể hủy bỏ hợp đồng nếu: (a) Hành vi đe doạ đó có bản
chất rõ ràng là bất hợp pháp hoặc (b) Hành vi đó được sử dụng nhằm mục đích
đạt được việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp bên bị đe dọa hồn tồn có khả
năng lựa chọn hợp lý khác”. Đây là biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc tự do
hơp đồng, do các bên trong hợp đồng không hoàn toàn tự nguyện trong việc
tham gia giao kết hợp đồng đó. Do vậy, các bên tham gia giao kết họp đồng
trong những trường họp này có quyền lựa chọn, hoặc là hủy bỏ họp đồng hoặc là
tiếp tục thực hiện hợp đồng.

4 Theo Điều. 1:101 Phạm vi áp dụng của bộ nguyên tắc: (1) Bộ nguyên tắc này dự định áp dụng như những
quy tắc luật họp đồng chung ỏ' Cộng đồng chung Châu Âu (EC); (2) Bộ nguyên tắc này sẽ được áp dụng
khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận rõ trong hợp đồng hoặc hợp đồng đó được điều chỉnh bởi bộ
nguyên tắc; (3) Bộ nguyên tắc có thể được áp dụng khi các bên trong hợp đồng: (a) thỏa thuận rằng hợp
đồng của họ sẽ được điều chỉnh bởi “nguyên tắc chung của luật”; hoặc (b) không chọn bất kỳ một hệ
thống hay nguyên tắc pháp luật nào điều chỉnh hợp đồng cùa họ; (4) Bộ nguyên tắc này có thể cung cấp
giải pháp để bổ sung khi mà hệ thốns hoặc nguyên tắc áp dụng luật được lụa chọn không quy định.
5 Điều 1.102 (1) Bộ nguyên tắc về luật hợp đồng ờ Châu Âu 1998

8



Ở Pháp, nguyên tắc này cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự Pháp
thông qua việc khẳng định “thoả thuận là cơ sở duy nhất trói buộc các bên trong
họyp đồng”. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.6 Nếu
khơng có sự thoả thuận, hoặc khi mà sự thoả thuận được xuất phát bởi sự nhầm
lẫn, hoặc đe doạ, lừa đối thì họp đồng có thể bị huỷ bỏ.7 Tuy nhiên, cũng theo
quy định của Bộ luật Dân sự Pháp, một hợp đồng được giao kết bởi sự nhầm lẫn,
đe doạ hoặc lừa dối sẽ không bị tuyên vô hiệu thông qua hoạt động pháp luật, mà
nó là cơ sở làm phát sinh hành động huỷ bỏ họp đồng.8
Ở Việt Nam, cũng giống như các nước khác nguyên tắc này được quy
định rõ trong Bộ luật Dân sự 2005 khi quy định rằng “Việc giao kết hợp đồng
dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Tự do giao kết hợp đồng nhưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”9 và “Người tham gia giao dịch10 hoàn
toàn tự nguyện.”11 Nếu “một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị
đe dọa thì có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu.”12
Bên cạnh đó, Luật Thương mại 2005 cũng đã đề cập đến nguyên tắc này
khi quy định: “(1) Các bên có quyền tự do thoả thuận khơng trái với các quy
định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tơn trọng và bảo
hộ các quyền đó; (2) Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện,
6 Điều 1108, Bộ luật Dân sự Pháp.
7 Điều 1.102 (1) Bộ nguyên tắc về luật họp đồng ờ Châu Âu 1998 .
8 Điều. 1117, Bộ luật Dân sự Pháp.
9 Điều 389.1, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005.
10 “Giao dịch Dân sự” được hiểu là họp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay
chấm dút quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 121, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005)
11 Điều 122. l(c) Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005
12 Điều 132 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005

9



không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên
nào.’
Từ những quy định như trên có thể thấy nguyên tắc tự do hợp đồng được
thể hiện dưới các góc độ sau đây: Một là, các bên trong họp đồng có quyền tự
quyết trong việc có tham gia giao kết hợp đồng hay khơng cũng như quyết định
nội dung, đối tượng của họp đồng; Hai là, tất cả các trường họp ảnh hưởng đến
nguyên tắc tự do hợp đồng, như đe doạ, lừa dối hay nhầm lẫn bởi hành động của
một bên có thể dẫn đến vô hiệu hoặc hủy bỏ họp đồng. Bên cạnh đó, sự tự do
này cịn bị giói hạn ở tính họp pháp và khơng trái đạo đức xã hội trong nội dung
họp đồng. Nguyên tắc này là tất yếu và được ghi nhận trong pháp luật của hầu
hết các nước trên thế giới. Tuy vậy, xét ở góc độ thực tiễn kinh tế xã hội, tự do ý
chí và tự do giao kết hợp đồng chưa đủ để đảm bảo sự công bằng. Thực tế cho
thấy hợp đồng vẫn thường được sử dụng như một phương tiện để buộc ngưịi
khác phải lệ thuộc vào mình đặc biệt trong mối quan hệ giữa một bên yếu và một
bên mạnh, sự thiếu cân bằng trong quyền lực và khả năng thương lượng của các
bên địi hỏi phải có sự can thiệp nhất định của pháp luật nhằm kiểm soát các điều
khoản và quy định của họp đồng. Do đó, trong những trường hợp này cần thiết
phải có một giới hạn nhất định về nguyên tắc tự do họp đồng để hạn chế những
điều khoản bất bình đẳng trong họp đồng nói chung và trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại nói riêng.

2 . 1.2.2

N g u y ê n

t ắ c

th iệ n


chí



t r u n g

THực

Đây là ngun tắc vơ cùng quan trọng trong quan hệ họp đồng. Pháp luật
Việt Nam, Pháp, Anh và Liên minh Châu Âu khơng có bất cứ một định nghĩa
nào về sự “thiện chí và trung thực”. Tuy nhiên, có học giả đã định nghĩa thiện
chí và trung thực là “khơng có mục đích gây tổn hại về mặt kinh tế được pháp
13 Điều 11, Luật Thương mại Việt Nam 2005.

10


luật bảo vệ”14 hoặc là “hành vi theo một chuẩn mực họp lý theo tập quán thương
mại và phù hợp với sự mong đợi được biết trước của bên kia của hợp đồng”.15
Bộ nguyên tắc năm 1998 của Hội đồng pháp luật Hợp đồng Châu Âu có
những điều khoản liên quan đến nguyên tắc này với các quy đinh như “mỗi bên
trong họp đồng phải thực hiện một cách thiện chí và trung thực. Các bên khơng
thể loại trừ hay hạn chế nguyên tắc này”16 và “mỗi bên phải có nghĩa vụ họp tác
với nhau nhằm thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất”'7.
Trong bộ nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại Quốc tế 2004 của
UNIDROIT (PICC),18 “thiện chí và trung thực” được coi như là nguyên tắc nền
tảng. Điều 1.7 đã quy định “các bên của hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu
về thiện chí và trung thực trong thưcmg mại quốc tế”.
Điều này cho thấy thiện chí và trung thực có thể được xem như một

trong những tư tưởng chủ đạo mang tính nền tảng của Bộ nguyên tắc 1998 của
Hội đồng pháp luật Hợp đồng Châu Âu và trong Bộ nguyên tắc của UNIDROIT.
Bằng việc quy định mỗi bên trong hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu về

14 Burton, Steven J., “Breach of contract and the common law duty to períorm in good faith“, 94 Harvard
Law Review (1980) 369, at 372-73 and 372.nl7.
15 Holmes, Eric M., “A contextual Study of Commercial good faith: Good faith in disclosure in contract
Formation“, 39 University o f Pittsburgh Law Review (1978) 381, at 452.
16 Điều 1.201, Bộ nguyên tắc Luật Họp đồng Châu Âu 1998.
17 Điều 1.202, Bộ nguyên tắc Luật Họp đồng Châu Âu 1998.
18 PICC không phải là một hiệp định quốc tế. Nó được soạn thảo bời Viện nghiên nghiên cứu quốc tế về
thông nhất luật tư (UNIDROIT) với mục đích xây dụng những quy tắc chung áp dụng đối với hợp đồng
thương mại quốc tế. PICC sẽ được áp dụng khi các bên thoả thuận hợpđồng sẽ được điều chỉnh bởi bộ
nguyên tắc này, hoặc các bên thoả thuận hợp đồng sẽ được điềuchìnhbời “các nguyên tắc chung của
pháp luật”, bởi “lex mercatoria ” hay một cách diễn đạt tương tự. Bộ nguyên tắc cũng sẽ được áp dụng
khi các bên không lựa chọn một luật cụ thể để điều chỉnh hợp đồng cùa họ; có thể được sử dụng để giải
thích hay bổ sung cho các văn bản pháp luật quốc tế thống nhất khác, để giải thích hay bổ sung cho luật
qc gia hoặc có thể được dùng làm mẫu cho các nhà lập pháp quốc gia và quốc tể (Xem: Lời mờ đầu
của PICC ).

11


thiện chí trung thực, quy định này cho thấy rõ là ngay cả khi khơng có nhũng
quy định cụ thể trong Bộ nguyên tắc, các bên vẫn phải hành động vói tinh thần
thiện chí và trung thực trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, kể cả trong giai
đoạn đàm phán. Bên cạnh đó, cả hai Bộ nguyên tắc trên đều quy định rõ nghĩa vụ
thiện chí và trung thực là một nghĩa vụ cơ bản mà các bên không thể thoả thuận
trong hợp đồng về việc loại bỏ hoặc hẹn chế. Để làm rõ quy định này mục 2,
phần bình luận Điều 1.7 của Bộ nguyên tắc ƯNIDROIT đã giải thích rõ “lạm

dụng quyền” là một ví dụ điển hình cho việc thực hiện trái với ngun tắc thiện
chí và trung thực. Nội dung của việc thực hiện trái với nguyên tắc này là những
xử sự gian dối của một bên, chẳng hạn: khi một bên thực hiện một quyền nào đó
chỉ đế gây ra thiệt hại cho bên kia hay với mục đích khác với mục đích mà vì nó
họ có quyền này, hay khi việc thực hiện một quyền là không cân xứng với kết
quả mong muốn ban đầu.
Ở Pháp, Điều 1134, đoạn 3 của Bộ luật Dân sự Pháp đã đưa ra quy định
mang tính nguyên tắc “Hợp đồng phải được thực hiện một cách thiện chí”.
Tương tự như pháp luật của một số nước và các tổ chức quốc tế, pháp
luật Việt Nam cũng ghi nhận nguyên tắc “thiện chí và trung thực” là nguyên tắc
nền tảng trong môi trường kinh doanh hiện đại. Điều 389, khoản 2, Bộ luật Dân
sự 2005 đã quy định rõ nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự là “tự nguyện, bình
đẳng, thiện chí, hợp tác, trang thực và ngay thẳng” và việc thực hiện hợp đồng
phải được “thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần họp tác và có lợi nhất
cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.”19
Như vậy, có thể hiểu đây là nguyên tắc đề cao sự hợp tác, trung thực của
các bên trong quá trình giao kết cũng như thực hiện họp đồng. Nó thường thể
hiện dưới các góc độ sau đây:

19 Điều 412.2, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005

12


(1) Trong quá trình giao kết hợp đồng: Các bên phải cung cấp thơng tin
đầy đủ, rõ ràng, chính xác về hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của họp đồng trước
khi giao kết hợp đồng. Chẳng hạn, trong quan hệ nhượng quyền thương mại,
nguyên tắc này được đề cập rất cụ thể khi quy định bên nhượng quyền phải cung
cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hệ thống nhượng quyền cho bên nhận quyền
trước khi giao kết hợp đồng nhằm giúp bên nhận quyền nắm được đầy đủ thông

tin cần thiết để quyết định ký hay không ký hợp đồng.
(2) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nguyên tắc thiện chí trung thực
sẽ được áp dụng dưới hai góc độ chính sau đây:
i.

Nghĩa vụ trung thành (loyalty): Trong hoạt động nhượng quyền

thương mại, nghĩa vụ này được thể hiện ở chỗ bên nhận quyền phải giữ bí mật
những thơng tin về bí quyết kỹ thuật đã được bên nhượng quyền chuyển giao, kể
cả sau khi đã chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.
ii.

Trách nhiệm họp tác (co-operation), như trách nhiệm giúp đỡ và tạo

điều kiện tốt nhất cho đối tác trong quá trình thực hiện họp đồng, hạn chế tối đa
những thiệt hại có thể xảy ra cho đối tác. Bên cạnh đó, các bên trong họp đồng
cũng không được phép lạm dụng quyền và lợi thế của mình để dành lợi thế cho
mình và tạo ra sự bất bình đẳng đối với bên kia.

2.2 Nhượng quyền thương mại và họp đồng nhượng quyền thương
mại
Họp đồng nhượng quyền thương mại là một dạng họp đồng khá đặc biệt.
Tuy nhiên, giống như tất cả các loại hợp đồng khác, họp đồng nhượng quyền
thương mại là sự đồng thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên trong hợp đồng. Nó phải tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình giao kết
cũng như thực hiện hợD đồng như đã được đề cập ở mục 2.1. Tuy vậy, xét về bản
chất mỗi loại hợp đồng sẽ có một đặc trưng riêng, do đó hợp đồng nhượng quyền
thương mại cũng được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật của nhiều

13



quốc gia và các tổ chức quốc tế với các định nghĩa khác nhau. Để làm rõ khái
niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại, trước hết chúng ta phải làm rõ khái
niệm “nhượng quyền thương mại”.
2.2.1

V iệt N am

Ở Việt Nam, nhượng quyền thương mại là một khái niệm khá mới tron2
thực tiễn kinh doanh cũng như trong thực tiễn pháp lý. về thực tiễn kinh doanh,
nhượng quyền thương mại xuất hiện lần đầu tiên trong giai đoạn cuối của thập
kỷ 1990. Trong giai đoạn đầu, hoạt động này đã xuất hiện thông qua việc kinh
doanh các thiết bị lọc nước do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư.20
Tuy vậy, thị trường Việt Nam lúc này còn khá xa lạ vói hoạt động nhượng quyền
thương mại, hơn nữa bản thân các doanh nghiệp dự định kinh doanh bằng
nhượng quyền thương mại chưa khẳng định được vị trí trên thương trường nên
hoạt động này nhanh chóng bị thất bại. Thực tiễn này bắt nguồn từ một số
nguyên nhân chính sau đây: Một là, vào thời điểm này pháp luật về sở hữu trí tuệ
ở Việt Nam21 tuy đã có nhưng chưa hồn thiện, chưa có Luật Sở hữu trí tuệ
riêng, hoạt động này được quy định trong rất nhiều Bộ luật, chỉ thị và thông tư
cũng như các quy định do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ban hành22 do vậy việc
thực thi gặp rất nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề bảo hộ các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ do ý thức xã hội về quyền sở hữu trí tuệ cịn rất thấp, chính vì vậy,
các chủ thể kinh doanh thường có xu hướng xâm phạm quyền sở hữu trí tụệ của
các chủ thể kinh doanh khác, hậu quả là bên nhượng quyền dù có nhu cầu
nhượng quyền thì gặp phải rất nhiều khó khăn do bên nhận quyền khơng sẵn
20 Nguồn: Bộ Thương mại, Tài liệu Hội thảo về nhượng quyền thương mại được tài trợ bởi chính phủ ú c và
Việt Nam, tháng 12/2004
21 Trong quan hệ nhượng quyền thưong mại, quyền sờ hữu trí tuệ là các yếu tố cơ bàn của quyền thương

mại được bên nhưcmg quyền cấp cho bên nhận quyền.
22 Luật Sị' hữu trí tuệ Việt Nam được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.

14


sàng chi trả một số tiền lớn (phí nhượng quyền) để nhận được quyền thương mại
của bên nhưcmg quyền do khơng cảm thấy an tồn khi mà đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ được nhượng quyền có thể dễ dàng bị xâm hại; Hai là, mãi đến
năm 1986 Việt Nam mới thừa nhận loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân,
23 do vậy trong một thời gian ngắn doanh nghiệp khó có thể tạo lập được cho
mình một thương hiệu mạnh, đủ sức để nhượng quyền thành công trên thương
trường.
Sự thành công của hoạt động nhượng quyền thương mại ỏ' Việt Nam
được đánh dấu bằng bước đi ngoạn mục của Công ty Cà phê Trung Nguyên.
Thông qua nhượng quyền thương mại, sau một thời gian hoạt động, công ty này
đã có một mạng lưới với hơn 500 cửa hàng trong nước mang thương hiệu Cà phê
Trung Nguyên cùng một số cửa hàng khác đã được nhượng quyền tại Thái Lan,
Campuchia, Singapore, Nhật Bản, Mỹ.
Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam đã được ghi nhận lần đầu tiên năm 1999 tại Thông tư 1254/1999/TTBKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Nghị định 45/ 1998/NĐ-CP
về chuyến giao công nghệ. Tại Mục 4.1 .l(a) đoạn 5 của Thông tư này đã đề cập
đến cụm từ “họp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh” với giải thích tiếng Anh
là “franchise”. Tuy nhiên, nghĩa của từ “íranchise” được đề cập trong Thơng tư
này có

ý

nghĩa giống như chuyển giao cơng nghệ. Theo đó, loại họp đồng này


được hiểu là họp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá kèm
theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngồi vào Việt
nam có giá trị thanh tốn cho một họp đồng trên 30.000 USD.24 Thông tư này
không coi “nhượng quyền thương mại” là một hoạt động kinh doanh và cũng
23 Lần đầu tiên Việt Nam ban hành Luật Công ty là năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1991
(Hiện nay, tất cả các loại hình doanh nahiệp đều chịu sự điều chình của Luật Doanh nghiệp 2005)
24 Mục 4.1.1 (a), đoạn 5 Thông tư 1254/1999/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban
hành về việc hướng dẫn Nahị định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ.

15


không đưa ra một khái niệm rõ ràng cụ thể về hoạt động nhượng quyền thương
mại. Tiếp đó, năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP25 và
Thơng tư số 30/2005/ TT-BKHCN26 auy định về hoạt động chuyển giao công
nghệ, theo đó, hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh chỉ được coi là một
hoạt động chuyển giao công nghệ. Điều này cho thấy hoạt động nhượng quyền
thương mại đã có ở Việt Nam trên thực tế, nhưng hoạt động này được tiếp cận
dưới góc độ của chuyển giao cơng nghệ, chưa phản ánh được bản ehất thực sự
của hoạt động thương mại đặc thù này. Mãi đến năm 2005, hoạt động nhượng
quyền thương mại mới được pháp luật Việt Nam ghi nhận như là một hoạt động
thương mại độc lập trong Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2006 từ Điều 284 đến Điều 291. Theo đó, “Nhượng quyền thương
mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu
bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo
các điều kiện sau đây:
(1) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hố, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu

tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
(2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”27
Theo khái niệm này, nhượng quyền thương mại được coi như một hoạt động
thương mại độc lập phải do thương nhân28 thực hiện với các đặc điểm sau đây:
23 Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao cơng nghệ (sữa đổi), do Chính phủ ban
hành ngày 02 tháng 02 năm 2005
26 Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định 11/2005/NĐ-CP quy đinh chi
tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi)
27 Điều 284, Luật Thương mại 2005.

16


Một lấ, các bên trong quan hệ nhượng quyền phải có tư cách thương
nhân, gọi là Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây: Thứ nhất, hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng
quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Nếu thương nhân Việt Nam là Bên
nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngồi, thương nhân Việt Nam đó
phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở
Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại; Thứ hai, đã đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó,
hàng hố, dịch vụ kinh doanh phải thuộc đối tượng được phép kinh doanh
nhượng quyền thương mại.29
Bên nhận quyền là bên “đi mua sự nổi tiếng”, kinh doanh dưới phương
pháp kinh doanh, thương hiệu của bên nhượng quyền, để kinh doanh dưới hình
thức nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền phải có đăng ký kinh doanh
ngành nghề phù họp với đối tượng của quyền thương mại được chuyển
nhượng.30

Như vậy, điều kiện để tiến hành kinh doanh nhượng quyền thương mại đối
với bên nhận quyền đơn giản hơn rất nhiều so với bên nhượng quyền. Việc quy
định về điều kiện thời gian hoạt động một năm của hệ thống kinh doanh nhượng
quyền đối với bên nhượng quyền là nhằm mục đích đảm bảo hoạt động nhượng
quyền thương mại có khả năng thành công cao, giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho

28 Theo Điều 6.1, Luật thương mại Việt Nam 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế đưọc thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
29 Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
30 Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

17


bên nhận quyền sau khi đã đầu tư một số tiền khá lớn (phí nhượng quyền) để
được bên nhượng quyền cấp quyền thương mại.
Hai là, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là quyền
thương mại, được hiểu là một “gói quyền”, bao gồm các quyền đối với nhãn hiệu
hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, khẩu
hiệu kinh doanh, ỉogo và các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác. Bên
nhận quyền có quyền sử dụng quyền thương mại này của bên nhượng quyền để
tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới thương hiệu của bên nhượng quyền.
Ba là, bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt việc kinh doanh của bên
nhận quyền ở một mức độ nhất định và có nghĩa vụ trợ giúp kỹ thuật đối với bên
nhận quyền trong suốt quá có hiệu lực của hợp đồng. Điều này là cần thiết để
đảm bảo việc kinh doanh của bên nhận quyền tuân thủ đúng các quy trình,
phương pháp tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền
Việc thừa nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại
độc lập trong Luật Thương mại 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển
hoạt động nhượng quyền thương mại vốn đã tồn tại trước đó ở Việt Nam. Đồng

thịi, người tiêu dùng cũng có nhiều điều kiện lựa chọn các sản phẩm khác nhau
từ Việt nam cũng như từ các nước khác trên thế giới được mang đến thông qua
hệ thống nhượng quyền thương mại.

về khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại, Pháp luật Việt Nam
không có bất cứ một đinh nghĩa cụ thể nào về nội hàm của khái niệm hợp đồng
nhượng quyền thương mại. Điều 285, Luật Thương mại 2005 với tiêu đề “họp
đồng nhượng quyền thương mại” chỉ đề cập đến hình thức của họp đồng nhượng
quyền thương mại với quy định “họp đồng nhượng quyền thương mại phải được
lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” 31
31 Điều 285 Luật Thương mại Việt Nam 2005.

18


mà không hề định rõ bản chất của họp đồng nhượng quyền. Mặc dù khơng có
một định nghĩa cụ thể riêng biệt về họp đồng nhượng quyền thương mại, Nghị
định 35/2006/NĐ-CP vẫn chỉ ra một số dạng cụ thể của hợp đồng nhượng quyền
như: “họp đồng phát triển quyền thương mại” là hợp đồng nhượng quyền thương
mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành
lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định;32 và “họp đồng
nhượng quyền thương mại thứ cấp”33 là họp đồng nhượng quyền thương mại ký
giữa Bên nhượng quyền thứ cấp34 và Bên nhận quyền thứ cấp35 theo quyền
thương mại chung.
Thêm vào đó, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự được coi
như luật gốc của tất cả các quan hệ họp đồng trong đó có hợp đồng nhượng
quyền thương mại. Tư tưởng này được thể hiện rõ tại Điều 1 về nhiệm vụ và
phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị
pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể

khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi
chung là quan hệ dân sự).
Bên cạnh đó, Điều 4, Luật Thương mại 2005 cũng quy định về việc áp
dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan. Theo đó, trong trường hợp hoạt
động thương mại đặc thù có văn bản pháp luật khác điều chỉnh thì sẽ áp dụng
quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành. Trong trường họp hoạt động
32 Điều 3.8 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.
33 Điều 3.10 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.
34 Điều 3.3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP: “Bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền
thương mại mà mình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận quyền thứ cấp”
35 Điều 3.5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP: “Bên nhận quyền thứ cấp“ là thương nhận nhận lại quyền thưong
mại từ bên nhượng quyền thứ cấp


thươne mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật
chuyên ngành khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Từ nguyên tắc chỉ
đạo như trên, chúng ta có thể coi hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng là
một dạng họp đồng dân sự. Do vậy, có thể sử dụng Điều 388 của Bộ luật Dân sự
2005 về khái niệm hợp đồng dân sự như đã trình bày trong mục 2.1.1 và Điều
384 của Luật Thương mại 2005 về khái niệm “nhượng quyền thương mại” để
làm rõ khái niệm “hợp đồng nhượng quyền thương mại” là “sự thỏa thuận giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định tại
Điều 284 Luật Thương mại”
2.2.2

Pháp

Ở Pháp, hoạt động nhượng quyền đã xuất hiện lần đầu tiên vào thập niên

50 và bắt đầu phát triển mạnh từ thập niên 60 của thế kỷ 20, đặc biệt là sau khi
một số công ty kinh doanh thời trang trẻ em, thời trang áo cưới, thời trang bà bầu
(bao gồm các công ty Pronuptia, Prénatal và Natalys). Tuy nhiên, khái niệm về
nhượng quyền thương mại không được quy định trong một điều luật cụ thể. Hợp
đồng nhượng quyền thương mại chỉ được coi như một loại hợp đồng thương mại
nói chung.
Mặc dù khơng có bất cứ một quy định eụ thể nào trong hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng đối với hoạt động nhượng quyền thương
mại, khái niệm nhượng quyền thương mại vẫn được đề cập đến trong một phán
quyết của Tòa Phúc thẩm Paris ngày 20/04/197836. Theo phán quyết này, nhượng
quyền thương mại là một “phương pháp họp tác giữa hai hoặc nhiều bên, bên
nhượng quyền và bên nhận quyền. Theo đó,

36 Dennis. Campbell, InternationalFranchisingLaw, Volume 1, Mathew Bender & Companv, 2005, s 1 {2},
p. FRA-10 refer to Bull. Transport 1978 277. See also the decision of 20 September 1974 (Mage
Distribution)

20


×