Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.55 MB, 169 trang )


t--------------------------------------- --------t

iộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ T ư PHÁP
TRƯ Ờ N G ĐẠI H Ọ C LUẬT HÀ NỘI
------------- --------------------

PHẠM KIM ANH

TRÁCH NHIỆM
■ DÂN s ự■LIÊN ĐỚI BỔI THƯỜNG THIỆT
■ HẠI

TRONG PHÁP LUẬT DÂN s ự VIỆT NAM






Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mâ sô

: 62 38 30 01

THƯ VIỆ N
TRƯỜN G ĐẠI H O C l Ù Â Ĩ H ^ P 1
PH O NG Đ O C

ị\ H



_

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC

Ngưă hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Luyện
PGS. TS Đinh Văn Thanh

HÀ NỘ I - 2008


L Ờ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây lầ cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Cắc sơ'liệu nêu trong luận ấn
là ừung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bô'trong bâ't k ỳ cơng
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm K im Anh
0


MỤC LỤC
T rang

1

MỞ ĐẦU

C hương 1: KHÁĨ NIỆM CHUNG VỂ TRÁCH NHIỆM DÂN s ự VÀ TRÁCH
NHIỆM DÂN S ự LIÊN ĐỚI B ổ i THƯỜNG THIỆT HẠI

1.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự
1.2. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại - một loại trách nhiệm
dân sự

8
8
30

Chương 2: ĐIỂU KIỆN PHÁT SINH VÀ CÃN c ứ XÁC ĐỊNH TRÁCH
NHIỆM DÂN S ự LIÊN ĐỚI B ổ i THƯỜNG THIỆT HẠI

NGOÀI HỢP ĐỔNG

53

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng

53

<2.2. Căn cứ xác định trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng

88

2.3. Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại - tiền đề lý luận và
thực tiễn để giải quyết các quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường 'i


103

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM DÂN S ự LIÊN ĐỚI B ổ i THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN

113

3.1. Pháp luật dân sự Việt Nam về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng - sự thay đổi về nhận thức trước khi BLDS
2005 có hiệu lực

113

3.2. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong Bộ luật Dân sự 2005

126

3.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự liên đới bổi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng

137

3.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự liên
đới bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng

146


KẾT LUẬN

159

NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BĨ
CĨ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN

164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

165


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLDS

:

Bộ luật Dân sự

HĐTP

:

Hội đồng Thẩm phán

HSPT


Hình sự phúc thẩm

HSST

:

Hình sự sơ thẩm

LDN

:

Luật Doanh nghiệp

LHNVGD

:

Luật Hơn nhân và gia đình

LTM

:

Luật Thương mại

LVCTCTD :

Luật về các tổ chức tín dụng


NQ

:

Nghị quyết

TAND

:

Tịa án Nhân dân

TANDTC

:

Tịa án Nhân dân tối cao

TT

:

Thơng tư

UBTP

:

ủ y ban Tư pháp


ƯBTVQH

:

ủ y ban Thường vụ Quốc hội


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài
Pháp luật dân sự chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật của tất
cả các nước và Việt Nam. Nó là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân phi tài sản - Những quan hệ phát sinh hàng ngày
trong đời sống xã hội. Đây cũng được coi là một trong những lĩnh vực pháp
luật phức tạp nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi các quan hệ xã hội
luôn không ngừng thay đổi và phát triển, nhận thức nói chung và nhận thức
pháp luật của người dân không ngừng được nâng cao. Để đảm bảo cho xã hội
phát triển lành mạnh, đảm bảo cho một trật tự pháp lý dân sự trong đó mọi chủ
thể được tự do thực hiện quyền dân sự của mình đúng với nghĩa: Nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Trước hết phải có một hệ thống pháp luật,
nhất là pháp luật dân sự có chất lượng, tính khả thi và phù hợp với thực tiễn
Ngày nay, pháp luật dân sự lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong
điều kiện nước ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và đã trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Vi phạm pháp luật dân sự gây thiệt hại cho người khác là một hiện tượng
khách quan. Để đảm bảo công bằng, pháp luật buộc người thực hiện hành vi vi
phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Và để bảo vệ một
cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị vi phạm, việc bồi thường kịp
thòi và đầy đủ là một trong các nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Quy định trách

nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại là một trong các cách thức để thực
hiện nguyên tắc đó.
Trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường
thiệt hại trong pháp luật Việt Nam đã trải qua chặng đường dài phát triển cùng
với những biến cố của lịch sử được quy định trong nhiều văn bản pháp luật mà
tâm điểm là Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự được Quốc hội khố XI kỳ họp
thứ 7 ihơng qua ngày 19 tháng 5 năm 2005 đã đánh dấu bước tiến bộ quan trọng


2

trong việc điều chỉnh trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp
luật dân sự Việt Nam. Điều này góp phần đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân và
tổ chức trước Nhà nước, trước xã hội về mỗi hành vi của mình. Đó cũng là cơ chế
để bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm một cách hữu hiệu nhất.
Bên cạnh những mặt tích cực, Bộ luật Dân sự 2005 cịn có những hạn
chế nhất định như:
- Những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nói riêng được quy định phân tán
trong nhiều phần, nhiều chương, điều của Bộ luật Dân sự. Nhiều quy định cịn
chung chung mang tính ngun tắc. Các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy
định của pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại còn chưa cụ
thể, vẫn mang tính hướng dẫn chung. Điều này lại gây nhiều khó khăn trong
việc áp dụng, nhất là trong những trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh trong
các quan hệ vay có bảo đảm.
- Chưa có sự phân biệt rõ về mặt pháp lý sự giống và khác nhau giữa bồi
thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng. Khái niệm trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại chỉ là thuật ngữ được nêu lên trong một trường hợp cụ thể của
Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Đó là bồi thường thiệt
hại trcng trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại và cùng liên đới chịu

trách rhiệm bồi thường. Trách nhiệm liên đới phát sinh từ hợp đồng còn thiếu
những quy định.
- Chưa có tiêu chí cụ thể để ấn định bồi thường giữa những người cùng
gây th ệt hại trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Và cũng chưa có cả những quy định về điều kiện để áp dụng trách nhiệm dân
sự liêĩ đới bồi thường thiệt hại. Do đó, trong thực tiễn giải quyết vấn đề này
gặp r â nhiều khó khăn và trong nhiều trường hợp không thống nhất. Do vậy,
việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật dân
sự về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại là một việc làm hết sức cần
thiết CIO việc xây dựng và áp dụng pháp luật.


3

2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại là một nội dung rất quan
trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam và các nước trên thế giới. Loại trách
nhiệm này là cơ sở bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại một cách kịp thời
và đầy đủ nhất. Đây là một vấn đề rất khó về lý luận và phức tạp trong thực tiễn
áp dụng. Chế định này cũng chỉ được đề cập thơng qua các giáo trình và các đề
tài về trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng nói riêng, ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này cũng chỉ giới hạn ở giáo
trình của Trường Đại học Luật Hà Nội và một số cơng trình đăng trong các tạp
chí khoa học pháp lý chuyên ngành. Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện
nay chi có một số cơng trình gần với vấn đề này được cơng bố. Ví dụ, Luận văn
Thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh về đề tài “Những vấn đê cơ bản về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân s ự \ Luận văn
Thạc sĩ luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài “Những nguyên tắc bồi thường
thiệt hai trong luật Dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Kim
Loan về đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hựp đồng theo Bộ luật

Dân sự Việt N am ”, Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Thanh Hồng về đề tài
‘Trách nhiệm bổi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ”.
Những cơng trình trên đây, trong một số nội dung cụ thể có đề cập một cách
gián tiếp đến trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Liên quan nhiều đến vấn đề được nghiên cứu trong luận án là các bài
viết cỉa nhiều tác giả khác nhau được đăng trong các tạp chí khoa học pháp lý
chun ngành mà điển hình: bài viết của Hồ Thành “Mộ/ s ố ỷ kiến về liên đới
bồi thíờng thiệt hại trong vụ án hình sự" (Tạp chí TAND, Số 2/1983); bài viết
của Vó Quang Nhạn " v ề trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong các
vụ án hình sự” ('Tập san TAND, Số 2/1984); bài viết của Vũ Lập Thành
“Trãci nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra” (Tạp chí
TAMD, Số 10/1991); bài viết của Phạm Văn Thiệu “Trách nhiệm liên đới bồi
thườiỉĩỊ thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án hình sự” (Tạp chí TAND, Số


4

2/2001); bài viết của Phùng Trung Tập “Yếu tố lối trong trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ” (Tạp chí Luật học, Số 5/1997); bài viết
của Nguyễn Minh Tuấn “ Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đổng do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra” (Tạp
chí Luật học, Số 5/1998); bài viết của Nguyễn Đức Thành “Chủ thể trách
nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ” (Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, Số 8/1998); bài viết của Trịnh Đình Thể “Những bản án không thể thi
hành được về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại” (Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Số 6/1999); bài viết của Trịnh Tiến Việt ‘Trách nhiệm bồi thường
ngoài hợp đồng trong vụ án tai nạn giao thơng" (Tạp chí TAND, Số 2/2000);
Mai Bộ “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra" (Tạp chí
TAND, Số 2/2003); Nguyễn Văn Cương - Chu Thị Hoa “Z?ồ/ thường thiệt hại
ngồi hợp đồng” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 4/2004); Lưu Tiến Dũng

“Chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra” (Tạp chí TAND, Số 9/1991); Nguyễn Thanh Lành ‘Trách nhiệm bồi
thường do nguồn nguy hiểm cao độ gảy ra” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số
8/2002); Nguyễn Đức Mai ‘Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa
thành niên gây ra” (Tạp chí TAND, Số 12/1998); Tiết Văn Nghi “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ”
(Tạp chí TAND, Số 10/1992)...
Các bài viết trên đây cũng chỉ đề cập đến từng khía cạnh của vấn đề
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Trên thực tế chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ tồn diện về vấn đề này.
Chính vì những lý do trên nên đề tài “Trách nhiệm dân sự liên đới bồi
thường thiệt hại trong pháp luật dân sự V iệt N a m ” là cơng trình khoa học
đầu tiên trong khoa học pháp lý của Việt Nam. Đề tài nhằm giải quyết một
cách tương đối có hệ thống những vấn đề liên quan đến trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại, góp phần hồn thiện pháp luật dân sự của nước ta, đáp
ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu hội nhập quốc tế.


5

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quy định của
pháp luật về vấn đề trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp
luật dân sự Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện
các quy định của pháp luật trong vấn đề này. Bảo đảm việc nhận thức và áp
dụng chúng một cách thống nhất trong thực tiễn.
Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự
Việt Nam là một đề tài có phạm vi rất rộng và phức tạp vì vậy luận án này chỉ
đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng rõ khái niệm, đặc điểm, các điều kiện
phát sinh và căn cứ xác định trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
thông qua việc so sánh, đối chiếu với các loại trách nhiệm dân sự khác.
Thứ hai, xây dựng một số khái niệm khoa học về: trách nhiệm dân sự;
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại; xác định mức độ, phạm vi
của trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ
Luật Dân sự; vai trị của nó trong cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Luận án đề xuất một
số phương hướng hoàn thiện pháp luật dân sự cụ thể là: sửa đổi, bổ sung các
quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự, để
làm cơ sở áp dụng trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong các quan hệ
tài sản mà các ngành luật khác không quy định.
Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại là một chế định rất
phức tạp. Nó được quy định trong nhiều ngành pháp luật khác nhau. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn của trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại và


6

các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Đồng thời, luận án bước
đầu đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng trách nhiệm dân sự
liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để đề ra những giải pháp nhằm
tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng và thực hiện để hoàn
thiện các quy định này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong luận án là

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
Nhà nước pháp quyền.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với tính chất và yêu cầu
của đề tài như: Phương pháp phân tích, diễn giải, bình luận, lịch sử, so sánh
luật học, lơgích, hệ thống, xã hội học, kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra
những kết luận, đánh giá nhằm giải quyết những vấn đề được đặt ra.
5. Điểm mói của luận án
Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu, phân tích, có hệ thống và
toàn diện về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật
dân sự Việt Nam. Những đóng góp chủ yếu của luận án là:
- Trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá một số quan điểm khác nhau,
luận án xây dựng một khái niệm chung về trách nhiệm dân sự, trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại. Cơ sở để phân định phần bồi thường của mỗi chủ
thể nghĩa vụ trong trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại.
- Nghiên cứu và làm sáng rõ các tiêu chí để xác định sự liên đới trong
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ quá trình phát triển cùng thực trạng của
chế định trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong
pháp luật dân sự Việt Nam.


7

-

Chỉ ra những quy định về trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt

hại trong Bộ luật Dân sự còn chưa phù hợp với thực tiễn. Đồng thời đề ra
hướng hoàn thiện hệ thống các quy định về trách nhiệm dân sự liên đới trong

Bộ luật Dân sự Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận có
hệ thống về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Tạo cơ sở khoa học
thống nhất để nghiên cứu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong hợp
đồng và ngoài hợp đồng.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các cơ sở đào tạo
luật, các nhà nghiên cứu, giảng dạy khoa học pháp lý cũng như các nhà hoạt
động thực tiễn trong các cơ quan pháp luật.
Các kết luận và ý kiến trình bày trong luận án có thể giúp cho các cơ
quan có :hẩm quyền một số giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện Bộ
luật Dân sư. Tổ chức thực hiện và bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, xã hội và của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự và
quan hệ pháp luật khác.
7. Kết cấu của luận án
N^oài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.


8

Chương 1
K H Á I NIỆM CH U N G VỀ T R Á C H N H IỆ M DÂN s ự
VÀ T R Á C H N H IỆM DÂN s ự LIÊ N Đ Ớ I B ổ i TH Ư Ờ N G T H IỆ T HẠI

1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN s ự

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật
dân sự. Mặc dù là vấn đề có tính truyền thống nhưng trong pháp luật Việt

Nam, khái niệm này chưa được xác định rõ ràng, điều này có thể nhận thấy
khi nghiên cứu Bộ luật Dân sự 2005. Không những pháp luật chưa có sự quy
định rõ ràng, mà ngay cả trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng chưa có một
cơng trình nào nghiên cứu trách nhiệm dân sự một cách tồn diện và có hệ
thống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trách nhiệm dân sự nói chung và trách
nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại nói riêng là một cơng việc cần thiết.
Trước hết cần phải lý giải và làm sáng rõ vấn đề, trách nhiệm dân sự là
gì. Về nguyên tắc, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Lý
luận chung về Nhà nước và pháp luật chỉ ra rằng, trách nhiệm pháp lý là hậu
quả bất lợi mà người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu. Có
lẽ chính vì điều đó nên trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý
Việt Nam nói riêng đều có chung quan điểm. Theo đó trách nhiệm dân sự là
hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu. Hậu
quả bất lợi trong trách nhiệm dân sự được xác định bởi đối tượng điều chỉnh
của nó. Đó là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.
Dù quan niệm như vậy nhưng trong khoa học pháp lý của Việt Nam, cụ
thể là trong các giáo trình Luật Dân sự [57, tr.46] trách nhiệm dân sự chưa
được hiểu thống nhất. Đa số các tác giả căn cứ theo các quy định của BLDS
2005 về trách nhiệm dân sự đã phân chia trách nhiệm dân sự thành hai loại:
Loại thứ nhất, trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ (các tác giả có ý muốn nói


9

là trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thực tế), loại trách nhiệm này được quy định
tại các Điều 303, 304, 305, 306 Bộ luật Dân sự 2005. Loại thứ hai, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Cách phân chia như vậy chưa phù hợp với lý
thuyết về trách nhiệm pháp lý vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, việc bên vi phạm nghĩa vụ bị bắt buộc phải thực hiện nghĩa
vụ thực tế không thể coi là họ phải chịu trách nhiệm. Khi phải thực hiện nghĩa

vụ thực tế, bên vi phạm hồn tồn khơng phải chịu bất kỳ một hậu quả pháp lý
bất lợi nào mà chỉ đơn giản là họ phải thực hiện những gì mà họ chưa thực
hiện trong thời hạn, theo quy định của pháp luật hay như đã cam kết. Ví dụ,
theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2005, trách nhiệm dân sự do không
thực hiện nghĩa vụ giao vật được xác định cụ thể như sau:
1) Khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì
người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó,
nếu vật khơng cịn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh tốn giá trị của vật;
2) Khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng
loại thì phải thanh tốn giá trị của vật;
3)Trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngồi
việc thanh tốn giá trị của vật cịn phải bồi thường thiệt hại cho bên cố quyền.
Việc bên có nghĩa vụ “phải thanh toán giá trị của vật” trong trường hợp
“khơng giao vật” cho người có quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
nói trên khơng thể coi là trách nhiệm của bên không thực hiện nghĩa vụ, bởi lẽ
việc thanh tốn giá trị của vật khơng thể coi là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên
vi phạm phải gánh chịu do đã không thực hiện nghĩa vụ giao vật. Mặt khác,
việc thanh toán giá trị của vật không phải là sự đền bù thiệt hại cho bên có
quyền, mà theo lý thuyết, trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ khi có thiệt hại xảy
ra. Do vậy trách nhiệm dân sự chỉ có thể là việc bên vi phạm nghĩa vụ “phải
bồi thường thiệt hại cho bên có quyền” được quy định tại khoản 3 Điều 303.


10

Thuật ngữ trách nhiệm, cũng được hiểu chưa thật chính xác tại các Điều
435, 436, 437 BLDS 2005. Ví dụ, khoản 2, Điều 435 quy định, trong trường
hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các
quyền sau đây:

1) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
2) Nhận phần đã giao và định thời hạn đ ể bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
3) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các biện pháp như: Định thời hạn để người bán giao tiếp phần còn thiếu
và huỷ hợp đồng không phải là trách nhiệm của người bán, mà chúng phải
được coi là những chế tài được áp dụng cho bên vi phạm nhằm bảo vệ quyền
lợi cho bên bị vi phạm. Liên quan đến vấn đề này, quy định của Luật Thương
mại 2005 rõ ràng hơn.
Trong hợp đồng mua bán, nếu người bán chậm giao hàng và người mua
yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng mặc dù đã hết thời hạn
được quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp này việc người bán phải thực
hiện nghĩa vụ giao hàng sau khi hết thời hạn không thể coi là họ chịu trách
nhiệm. Bởi vì, người bán trong trường hợp này khơng phải chịu một hậu quả
bất lợi nào mà chỉ đơn giản là họ thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình,
nghĩa vụ mà họ phải thực hiện trước đó nhưng họ chưa thực hiện (có thể nói là
cùng một việc nhưng chưa làm trước thì phải làm sau). Buộc người có nghĩa
vụ thực hiện đúng nghĩa vụ thực tế chỉ được coi là một trong những biện pháp
chế tài mà không phải là trách nhiệm dân sự, và đây được coi là một trong
những biện pháp nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
xâm hại.
Về bản chất “phải thực hiện nghĩa vụ giao vật” giao tiếp phần cịn
thiếu chính là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ mà khơng phải là trách nhiệm
của họ. Vì vậy, để tránh sự nhầm lẫn trong việc sử dụng thuật ngữ và để phân
biệt trách nhiệm dân sự với các biện pháp chế tài khác, các Điều 303, 304,


11

305. 306 Bộ luật Dân sự thay vì sử dụng thuật ngữ “Trách nhiệm” nên sử
dụng thuật ngữ “Hậu quả pháp lý” . Ví dụ: hậu quả pháp lý do chậm thực

hiện nghĩa vụ dân sự; hay hậu quả pháp lý do chậm tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự.
Thứ hai, hậu quả bất lợi không chỉ do phải bồi thường thiệt hại mà cịn
có thể do biện pháp khác. Ví dụ: phải trả tiền phạt vi phạm, mất tiền cọc, tiền
ký quỹ, và tất cả các biện pháp trên đều được coi là có tính chất đền bù cho
bên bị vi phạm.
Trong khoa học pháp lý của các nước, khái niệm trách nhiệm dân sự
không những trong một thời gian dài mà hiện nay vẫn cịn có nhiều tranh luận.
Có thể nói rằng, trong Luật Dân sự có nhiều khái niệm được sử dụng trong
những mục đích khác nhau và mỗi mục đích quy định ý nghĩa của khái niệm
tương ứng. Trong trường hợp này thì khái niệm trách nhiệm dân sự cũng
không phải là ngoại lệ. Điều này được giải thích bởi sự tồn tại của nhiều quan
điểm về bản chất của chính khái niệm trách nhiệm dân sự được thể hiện trong
khoa học pháp lý. Vấn đề ở chỗ là các kết luận được đưa ra thường phụ thuộc
vào khía cạnh được chọn để nghiên cứu của khái niệm có nhiều ý nghĩa này.
Trong những trường hợp, khi trách nhiệm dân sự được xem xét như là
một loại của trách nhiệm xã hội thì các luật gia cho rằng cần thiết phải đưa ra,
với ý nghĩa là dấu hiệu chính của khái niệm này, những đặc điểm cho phép
phân biệt trách nhiệm pháp lý (trong đó có cả trách nhiệm dân sự) với các loại
trách nhiệm xã hội khác: như trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm công chức.
Quan điểm này đưa các tác giả đến kết luận rằng, trách nhiệm dân sự là một
hình thức cưỡng chế nhà nước.Ví dụ V.P.Gribanov định nghĩa trách nhiệm
dân sự như là một hình thức cưỡng chế mang tính nhà nước liên quan đến việc
áp dụng chế tài mang tính vật chất được đưa ra nhằm khôi phục lại quyền lợi
bị xâm hại và khuyến khích những quan hệ bình thường của những người
tham gia lưu thơng dân sự bình đẳng về pháp lý [70, tr. 172-173]. Một số tác
giả lai cho rằng: “Mặc dù trách nhiệm có thể được thực hiện không cần phải


12


qua thủ tục khiếu kiện và ngay cả bên mắc nợ tự giác trả tiền phạt hoặc đền bù
thiệt hại cho bên bị hại thì cũng khơng làm thay đổi tính cưỡng chế nhà nước
của trách nhiệm” [71, tr. 137].
Nhận thấy rằng, sự cưỡng chế mang tính nhà nước, tính cưỡng chế đặc
trưng cho mọi chế tài pháp lý và là biện pháp cưỡng chế được hình thành trên
cơ sở quy phạm pháp luật. Nhà luật học người Nga O.X.Ioffê đã nhận xét một
cách đúng đắn rằng: Không phải chế tài nào cũng là biện pháp của trách
nhiệm pháp lý. Trách nhiệm - đó là chế tài do vi phạm pháp luật nhưng chế tài
khơng phải lúc nào cũng có nghĩa là trách nhiệm. Tác giả đồng ý với quan
điểm này, ví dụ: tài sản được trưng thu từ việc chiếm đoạt không đúng luật
trong thủ tục cưỡng chế rõ ràng là một biện pháp chế tài và được coi như là
hậu quả của sự vi phạm pháp luật. Tương tự như vậy, việc buộc một người
phải thực hiện nghĩa vụ đang tồn tại được coi là chế tài mà không phải là trách
nhiệm. Những biện pháp chế tài này khơng thể coi là trách nhiệm bởi vì nó
khơng liên quan đến sự tước đoạt nào đối với người vi phạm, ở người này vật
bi trưng thu và vật ấy khơng thuộc sở hữu của người đó, ở người kia đó là bổn
phận, nghĩa vụ đáng ra họ đã phải thực hiện mà không cần một sự cưỡng chế
nào. Việc buộc họ phải thực hiện không làm nặng thêm nghĩa vụ của họ đối
với bèn có quyền. Trách nhiệm dân sự không đơn giản là chế tài do vi phạm
pháp luật, mà là loại chế tài kéo theo sự tước đoạt nhất định có tính vật chất
hoặc phi vật chất [72, tr.7- 8]; [73, tr.95].
Một số tác giả cũng xem xét trách nhiệm dân sự như là một chế tài được
áp dụng với người vi phạm dưới hình thức đặt lên họ nghĩa vụ dân sự bổ sung
hay là tước đoạt quyển dân sự của họ. Những người này cho rằng, nhược điểm
của khái niệm trách nhiệm dân sự như là một biện pháp cưỡng chế mang tính
nhà r.ước thể hiện ở chỗ, khái niệm như vậy đã loại ra khỏi phạm vi của trách
nhiệm dân sự khi bên vi phạm tự nguyện đền bù thiệt hại hay là trả tiền phạt
cho chủ nợ, nếu như việc đền bù thiệt hại hoặc trả tiền phạt được tiến hành
không phải do sự đe dọa của cưỡng chế mà do sự tin tưởng của con nợ vào sự

cần thiết phải đền bù thiệt hại hoặc trả tiền phạt [74, tr.80- 81]. Tuy nhiên, ý


13

kiến này cũng không được thuyết phục bởi việc tự nguyện thực hiện khơng có
nghĩa khơng có sự hiện diện của chế tài. Chính sự hiện diện của chế tài mang
tính nhà nước là một trong các động lực thúc đẩy người có nghĩa vụ tự giác thực
hiện nghĩa vụ của họ. Do đó, trong một mức độ nào đó, việc xác định khái niệm
trách nhiệm dân sự liên quan đến việc xác định khái niệm “chế tài”.
Một số tác giả đề nghị đưa ra cái gọi là trách nhiệm thực tế, có nghĩa là
việc thực hiện một cách khơng điều kiện tất cả các nghĩa vụ [76, tr.371]. Tuy
nhiên có thể thấy rằng trong phương diện này, khái niệm trách nhiệm mất đi ý
nghĩa pháp lý.
Cùng với cách đề cập hết sức rộng rãi đến khái niệm trách nhiệm dân sự
trong các ấn phẩm pháp lý có rất nhiều khái niệm này trong nghĩa hẹp. v ề cơ
bản thì cách đề cập này được thể hiện trong quan điểm của các tác giả, mà họ
phân tích khía cạnh thực tế của khái niệm trách nhiệm dân sự, nhưng khía
cạnh này liên quan đến việc áp dụng những quy phạm pháp luật tương ứng khi
xem xét trách nhiệm do sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trong các ấn phẩm
pháp lý này thì trách nhiệm dân sự được coi như là nghĩa vụ của con nợ bồi
thường thiệt hại cho chủ nợ hay trả tiền phạt do pháp luật hay điều kiện của
hợp đồng quy định. Ví dụ: M.I.Braginsky nhận xét rằng: trách nhiệm do vi
phạm nghĩa vụ là những biện pháp tác động vật chất được luật định lên người
vi phạm nghĩa vụ, ở đây tồn tại hai hình thức trách nhiệm do vi phạm nghĩa
vụ. Thứ nhất, bồi thường thiệt hại. Thứ hai, trả tiền phạt hợp đồng (phạt sai
ước hay còn gọi là phạt bội ước).
Cũng cần phải chú ý rằng việc nghiên cứu tổng thể tất cả các vấn đề của
một hiện tượng phức tạp như trách nhiệm dân sự đòi hỏi phải xem xét nhiều
quan điểm khác nhau về bản chất của khái niệm cũng như những dấu hiệu đặc

trưng của trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, tác giả ủng hộ quan điểm của
O.X.Ioffê về khái niệm trách nhiệm dân sự vì theo tác giả, khái niệm này thể
hiện một cách tương đối đầy đủ bản chất của của hiện tượng, vấn đề chúng ta
đang xem xét. O.X.Ioffê cho rằng trách nhiệm dân sự là biện pháp chế tài do


14

vi phạm pháp luật, nó gây cho người vi phạm những hậu quả tiêu cực dưới
hình thức bị tước đoạt quyền chủ thể dân sự hoặc là đưa ra những nghĩa vụ dân
sự mới hay bổ sung.
Trách nhiệm dân sự có một số điểm đặc thù, riêng biệt, những đặc điểm
này cho phép phân biệt nó với các loại trách nhiệm pháp lý khác và khẳng
định tính pháp luật dân sự của nó.
Thứ nhất, do Luật Dân sự điều chỉnh những quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân có liên quan đến tài sản nên đặc trưng chủ yếu của trách nhiệm dân
sự đó là trách nhiệm tài sản. Ngay cả trong trường hợp khi có sự gây ra thiệt
hại về tinh thần do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hay danh dự, nhân phẩm.
Thứ hai, xuất phát từ sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ dân
sự, việc vi phạm của một bên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên kia.
Do đó, trách nhiệm dân sự trước tiên là trách nhiệm của một bên tham gia
quan hệ pháp luật dân sự - bên vi phạm trước bên bị vi phạm, chứ không phải
là trách nhiệm trước Nhà nước, trước xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp hành
vi vi phạm pháp luật dân sự tác động đến quyền lợi khơng những của phía bị
hại mà cịn của Nhà nước, của xã hội thì họ có thể còn phải chịu các trách
nhiệm pháp lý khác (hành chính, hình sự).
Thứ ba, quan hệ hàng hố và tiền tệ đặc trưng cho các quan hệ dân sự,
sự đền bù tương đương và trao đổi ngang giá là hệ quả của đặc tính này. Do
vậy, phạm vi của trách nhiệm dân sự tương ứng với mức độ thiệt hại, vì vậy
trách nhiệm dân sự mang tính chất đền bù xác lập lại.

Thứ tư, trách nhiệm dân sự có thể được áp dụng đối với người không
trực tiếp vi phạm pháp luật, nhưng do những quy định của pháp luật mà họ
chịu trách nhiệm thay cho người khác.
Thứ năm, mặc dù trách nhiệm dân sự do pháp luật quy định nhưng các
chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền tự định đoạt nên khi thiết lập quan hệ,
các bên có thể thoả thuận về trách nhiệm dân sự, mức độ, phạm vi trách nhiệm


15

phải chịu khi có bên khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Ngay cả trong trường hợp pháp luật quy định về phạm vi và cách thức thực
hiện trách nhiệm nhưng các bên vẫn có thể thoả thuận về mức bồi thường và
cách thức bồi thường - trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
Từ những lập luận trên đây, có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm dân sự
như sau: Trách nhiệm dân sự là một loại ch ế tài được áp dụng đối với người
vi phạm pháp luật dàn sự kéo theo sự tước đoạt quyền hoặc áp đặt nghĩa vụ
b ổ sung đôi với người vi phạm nhằm phục hồi tình trạng ban đầu vê tài sản

,

nhân thân cho người bị vi phạm.
Việc làm rõ bản chất của khái niệm trách nhiệm dân sự cho phép phân
biệt khái niệm này với những khái niệm khác của pháp luật dân sự (Ví dụ:
Khái niệm nghĩa vụ dân sự) hoặc các khái niệm mang tính đạo đức, xã hội dù
có sự giống nhau về hình thức là buộc phải thực hiện một công việc nhất định.
Những biện pháp này cũng như trách nhiệm được áp dụng trong trường hợp có
vi phạm quyền lợi chủ thể. Ví dụ: Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam có nhiều
quy phạm điều chỉnh hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong
trường hợp bên bán giao cho bên mua hàng hóa khơng đúng theo điều kiện

của hợp đồng thì người mua có quyền u cầu giảm giá một cách tương ứng;
sửa chữa lỗi của hàng hóa trong thời hạn thích hợp bằng chi phí của mình; bồi
thường những chi phí sửa chữa. Nếu như những khuyết tật của hàng hóa có
tính chất trầm trọng thì người mua có quyền từ chối hợp đồng mua bán và
người mua có quyền u cầu hồn lại tiền đã trả hoặc yêu cầu thay hàng hóa
khác (Điều 435, 436, 437 BLDS 2005). Trong trường hợp người mua vi phạm
nghĩa vụ của mình trong việc nhận hàng và thanh tốn thì người bán có quyền
yêu cầu người mua phải trả tiền lãi (Điều 438 BLDS 2005) hoặc từ chối thực
hiện hợp đồng.
Trong trường hợp nếu người cho thuê không giao tài sản cho người thuê
đúng thời hạn ghi trong hợp đồng thì người thuê có quyền yêu cầu phải giao
tài sản này và đổng thời có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do sự chậm trễ


16

gây ra hoặc là yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều
484 BLDS 2005).
Khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 có thể nhận thấy
rằng, vấn đề trở nên phức tạp là trong một số trường hợp hậu quả tương tự của
việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được gọi trong Bộ
luật Dân sự là trách nhiệm. Ví dụ: Điều 553 BLDS 2005 qui định về trách
nhiệm phải chịu rủi ro đối với bên đặt gia cơng và bên nhận gia cơng. Theo
điều khoản này thì người chủ sở hữu nguyên vật liệu phải chịu rủi ro đối với
nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ ngun vật liệu đó. Chịu rủi ro
hồn tồn không phải là trách nhiệm, rủi ro là tổn thất ngoài ý muốn của các
chủ sở hữu và về nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu các rủi ro. Mặc dầu rủi ro
đem lại sự thiệt hại cho chủ sở hữu nhưng không phải họ đã phải chịu trách
nhiệm pháp lý trước bất cứ chủ thể nào.
Hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, bên vi phạm khơng

những phải chịu trách nhiệm dân sự mà cịn phải chịu những biện pháp chế tài
khác như đã nói ở trên. Ngồi ra, pháp luật cịn bắt buộc người vi phạm phải
thực hiện nghĩa vụ, loại bỏ những khuyết tật của hàng hóa, dịch vụ; bồi thường
chi phí; đổi hàng kém chất lượng bằng hàng hố có chất lượng và những biện
pháp tác động linh hoạt khác như: đình chỉ hợp đồng; tạm ngừng thực hiện
hợp đồng, đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Sự cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ thực
tế đáng ra người có nghĩa vụ phải tự giác thực hiện khơng thể coi là một hình
thức của trách nhiệm dân sự. Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xuất phát trực tiếp
từ chính sự cam kết của các bên. Bên vi phạm trước cũng như sau khi vi phạm
chỉ có duy nhất nghĩa vụ -Thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp
đồng. Trách nhiệm luôn luôn là một loại hình nhất định của quan hệ vật chất
và phi vật chất, nó phải được thể hiện bằng một nghĩa vụ bổ sung nào đó ngồi
những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo cam kết hoặc theo quy định của
pháp luật. Hơn nữa, nó phải tạo cho bên vi phạm một số hậu quả tiêu cực nhất
định (thay thế nghĩa vụ chưa thực hiện bằng nghĩa vụ mới: như đền bù thiệt
hại hay là thêm vào nghĩa vụ bổ sung như: vừa thực hiện nghĩa vụ vừa bổi


17

thường thiệt hại do sự thực hiện nghĩa vụ không kịp thời gây ra; hoặc phải
công khai xin lỗi người bị thiệt hại).
Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ là những hành vi vi phạm chủ yếu, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể. Trước đây trong điều kiện, khi mà nguyên tắc thực hiện
nghĩa vụ hiện thực trong quan hệ pháp luật dân sự được đề cao thì việc phân
loại vi phạm nghĩa vụ khơng có ý nghĩa thực tế. Trong điều kiện hiện nay với
nền kinh tế thị trường, pháp luật quy định nhiều phương thức, biện pháp, bảo
vệ mà người có quyền có thể lựa chọn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm. Vấn đề ở chỗ là Bộ luật Dân sự phải giải quyết mối tương quan

giữa trách nhiên do vi phạm nghĩa vụ và việc thực hiện thực tế nghĩa vụ này.
Vấn đề đặc biét phức tạp trong trường hợp khi mà với tư cách là hình thức
trách nhiệm (hục áp dụng biện pháp phạt trong thời gian dài. Trong thực tế sẽ
là như thế nào chi mà bên vi phạm trả cả tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại
do sự vi phạm. Bên bị hại có thể hay khơng thể yêu cầu lần thứ hai, lần thứ ba.
Tiền

phạt phải được trả đến bao giờ? Bởi vậy, bản chất của việc phân chia thổ

hiện trong việc điều chỉnh hai trường hợp sau:
T hứ nhâ, nếu như việc trả tiền phạt và bồi thường thiệt hại xuất phát từ
việc không hom thành nghĩa vụ, mặt khác sẽ là không đúng đắn khi bên vi
phạm mặc dầu đã trả tiền phạt, đã bồi thường thiệt hại nhưng khơng được giải
phóng khỏi thvc hiện thực tế nghĩa vụ của mình. Như vậy, nghĩa vụ vẫn tiếp
tục tồn tại nhu cũ và bên có quyền vẫn giữ quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa
vụ không nhữig chỉ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thực tế mà còn phải trả tiền
phạt hoặc bổi hường thiệt hại trong thời gian tiếp theo. Ví dụ, người bán giao
máy m óc có lhuyết tật cho người mua, đây được coi như là nghĩa vụ giao
hàng được thic hiện khơng đúng. Trong trường hợp này người mua khơng
những Ció qayỉn yêu cầu bồi thường thiệt hại hay trả tiền phạt mà cịn có
quyền u cầi người bán phải sửa chữa khuyết tật trong một thời hạn nhất
định. N ếu tioig thời hạn đó mà người bán khơng sửa chữa những khuyết tật


18

trên thì người mua lại có quyền u cầu người bán đổi vật khác, bồi thường
thiệt hại hay trả tiền phạt do sự chậm trễ trên gây ra.
Thứ hai, nếu việc trả tiền phạt hay bồi thường thiệt hại xảy ra do
khơng thực hiện hợp đồng thì bên vi phạm sẽ được giải phóng khỏi việc thực

hiện thực tế hợp đồng. Tất nhiên, sự mất mát của người có quyền phải được
đền bù một cách đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp này nghĩa vụ được
chấm dứt, cịn bên có quyền bị xâm hại bị tước khả năng yêu cầu bất cứ điều
gì ở bên vi phạm.
Sự khác nhau đáng kể giữa hậu quả pháp lý của việc bồi thường thiệt
hại và trả tiền phạt tương ứng trong trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ hai
dẫn đến sự cần thiết phải làm rõ sự khác biệt giữa việc không thực hiện nghĩa
vụ và thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Trong trường hợp thứ nhất có thể nhận thấy rằng với tư cách là thực
hiện nghĩa vụ khơng đúng có thể xem xét các trường hợp: Khi mà bên vi phạm
thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình. Ví dụ: Người bán giao hàng không
đúng chất lượng hoặc thiếu một vài bộ phận. Bên B bàn giao cho bên A cơng
trình chưa xây dựng xong. Người vận chuyển giao hàng bị hỏng trong q
trình vận chuyển cho người nhận. Việc khơng thực hiện nghĩa vụ xảy ra khi
mà đến thời hạn được quy định trong hợp đồng bên vi phạm vẫn chưa thực
hiện nghĩa vụ của mình.
Cùng với nó thì có những trường hợp vi phạm nằm ngồi phạm vi những
nhóm được nói đến ở trên, ví dụ thực hiện nghĩa vụ chưa đầy đủ. Trong những
tình huống như thế, sự vi phạm nghĩa vụ cần phải được đánh giá phụ thuộc vào
những hồn cảnh cụ thể. Khơng thể khơng thấy sự khác biệt giữa việc giao
thiếu 1% hay là 99% khối lượng được quy định trong hợp đồng. Nếu trong
trường hợp thứ nhất có thể nói đến việc thực hiện nghĩa vụ của một số sai lệch
(sai trái) so với điều kiện của hợp đồng về khối lượng (thực hiện nghĩa vụ
khơng đầy đủ hay là khơng đúng) thì trong trường hợp thứ hai rõ ràng rằng
bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ của mình.


19

Thơng qua tính chất của sự vi phạm trong việc không thực hiện nghĩa

vụ, hậu quả của việc áp dụng cách thức bảo vệ được bên bị vi phạm lựa chọn
có ý nghĩa mang tính ngun tắc cho họ: u cầu thực hiện nghĩa vụ thực tế
(nếu sự thực hiện đó là có thể) và giữ lại quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền
phạt trong thời gian tiếp theo. Khi đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại bên bị vi
phạm chấm dứt nghĩa vụ và mất khả năng đưa ra bất kỳ một yêu cầu nào khác.
Như vậy trong trường hợp này tiêu chuẩn để lựa chọn biện pháp tốt nhất bảo
vệ quyền lợi của người bị hại là tính chất của sự vi phạm và hậu quả có thể của
việc áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp, những biện pháp này bảo đảm tuân
theo lợi ích của bên bị vi phạm trong hoàn cảnh cụ thể này hay hoàn cảnh cụ
thể khác.
1.1.2. Phân biệt trách nhiệm dân sự với nghĩa vụ dân sự
.Trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự là hai khái niệm pháp lý có mối
liên hệ gần gũi và trong nhiều trường hợp khó có thể phân biệt đâu là trách
nhiệm dân sự, đâu là nghĩa vụ dân sự. Ngay thuật ngữ nghĩa vụ dân sự cũng có
thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Có lẽ chính vì thế nên trong pháp luật
dân sự, trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng như trong thực tiễn nhiều
trường hợp có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.)
Để phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm nói trên, có lẽ chúng ta
khơng thể không đề cập đến quan hệ pháp luật. Theo lý luận về nhà nước và
pháp luật thì quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh. Quan hệ pháp luật được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó
có quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ xã hội
được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh [19, tr.33].
Quan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành các loại quan hệ pháp
luật dân sự khác nhau, trong đó có quan hệ pháp luật nghĩa vụ (trước đây
trong các tài liệu thường được dùng thuật ngữ: trái vụ). Trong quan hệ pháp
luật nghĩa vụ tổn tại ít nhất hai bên chủ thể, một bên chủ thể có quyền (trái
chủ) và một chủ thể có nghĩa vụ (thụ trái), mỗi bên chủ thể có thể có một hay



20

nhiều chủ thể tham gia. Khách thể của quan hệ này là các hành vi mà người có
nghĩa vụ phải thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Nội
dung bao gồin quyền yêu cầu của một bên và nghĩa vụ của chủ thể bên kia
phải đáp ứng quyền vêu cầu đó.
Như vậy có thể nói rằng, nghĩa vụ dân sự cần phải được xem xét dưới
hai góc độ:
- Nghĩa vụ dân sự được xem xét với tư cách là một quan hệ pháp luật
dân sự (sau này được gọi là trái vụ).
- Nghĩa vụ dân sự được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của một trong các
bên khi tham gia quan hệ pháp luật về nghĩa vụ, một bộ phận của nội dung
quan hệ pháp luật dân sự (sau này được gọi là nghĩa vụ). Với ý nghĩa này
nghĩa vụ đồng nghĩa với trách nhiệm theo nghĩa bổn phận mà theo chức trách
người có trách nhiệm phải thực hiện.
Theo quy định của Điều 280 Bộ luật Dân sự 2005, “Nghĩa vụ dân sự là
việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao
một vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng việc
khác hoặc khơng được thực hiện một cơng việc nhất định vì lợi ích của một
hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền)”. Với khái niệm này rất khó có thể
phân biệt được trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự, bởi lẽ hệ quả của việc
áp dụng trách nhiệm dân sự tạo ra nghĩa vụ với chính nội dung này trong đó
một hoặc nhiều chủ thể (bên phải chịu trách nhiệm) phải thực hiện một hành
vi nào đó (chuyển giao một vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có
giá, thực hiện công việc) hoặc không được thực hiện một công việc nhất định
vì lợi ích của bên kia (bên có quyền). Ví dụ, bên vi phạm pháp luật gây thiệt
hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm của họ trong
trường hợp nay là phải bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại được
thực hiện thông qua việc đền bù cho bên bị thiệt hại bằng hình thức này hay
hình thức khác: có thể trả tiền; thực hiện một cơng việc khác giá trị được tính

bằng tiền.


×