Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển đối với khách bị lỡ chuyến trong hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.56 MB, 111 trang )


VIỆN NGHIÊN CỨU
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VẬN CHUYẾN
ĐỐI VỚI KHÁCH BỊ LỠ CHUYẾN TRONG HỢP ĐỐNG
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHƠNG








LUẬN
• VĂN THẠC
• SỸ LUẬT
• HỌC

Chun ngành: Luật kinh tẽ - Dân sự
Mã số: 50515

TH ƯV I Ệ N
TRƯỎN0 ĐẠI HỌC LỦÂT h à N ỏl

PMỏakgr ~ ' m



ĩ

Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Hà Thị Mai Hiên

Hà nội - 2003


CÁC TỪ VIẾT TẮT
VN:

Vietnam Airlines

PA:

Paciíic Airlines

AF:

Air France

TJ:

Thai Airway

CX:

Cathay Pacific

C ỉ:


Chine Airlines

SQ:

Singapore Airlines

JL:

Japan Airlines

CLMV:

Campuchia-Lào-Mianma-Việt Nam

IATA:

The International Air Transport Association

SDR:

Special Drawing Right
(một đơn vị tính tốn của IMF khi chuyển đổi tiền tệ)

TNPL:

Trách nhiệm pháp lý

Công ước Vacsava: Công ước nhằm thống nhất những quy tắc
nhất định liên quan đến vận chuyển quốc tế

bằng tầu bay được ký kết tại Warsaw ngày ] 2
tháng 10 năm 1929
Nghị định thư Lahay: Nghị định thư sửa đổi Công ước nhằm
thống nhất những quy tắc nhất định liên quan
đến vận chuyển quốc tế bằng tầu bay được ký
kết tại Warsaw ngày 12/10/1929, được ký tại
Hague ngày 28/9/1955.

T rá ch n h iệm p h á p lý củ a n gư ờ ivận ch u yển h àn g không

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA
NGƯỜI VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI KHÁCH BỊ LỠ CHUYẾN TRONG
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG

1.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách và trách nhiệm

6
10

10

pháp lý của người vận chuyển
1.1.1. Hợp đồng vận chuyển hành khách


10

1.1.2. Khái niệm, bản chất pháp lý về trách nhiệm của người

13

vận chuyển
1.2. Đặc điểm pháp l\ của hợp đồng vận chuyển hàng không và

19

trách nhiệm pháp lý của người vận chuy n
1.2.1. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng không

19

1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển

23

hàng không
1.2.3. Đặc điểm và bản chất pháp lý trách nhiệm của người

26

vận chuyển hàng không đối với khách bị lỡ chuycn
Chương II: NỘI DUNG VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG Đốl VỚI KHÁCH BỊ LỠ
CHUYẾN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH


31

2.1. Các quy định về TNPL của người vận chuyển hàng không

31

đối với khách bị lỡ chuyên
2.1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành

31

2.1.2. Quy định của nhà chuyên chở

36

2.1.3. Những vấn đề phát sinh của VN khi áp dụng trách

57

nhiệm đối với khách bị lỡ chuyến

T rá ch n h iệm p h á p /i củ a n gư ờ ivận ch u yển h àn g không

3


2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật đ ể xử lý các chuyên bay bất

61


thường dẫn đến khiếu nại của khách đối với VN và những
vấn đề phát sinh
2.2.1. Một số trường hợp xử lý các chuyên bay bất thường dẫn

61

đến khiếu nại của hành khách
2.2.2. Các vấn đề phát sinh trong việc xử lý chuyến bay bất

65

thường dẫn đến khiếu nại của hành khách
2.3. Phản tích việc xử lý hậu quả do bị lỡ chuyến bay và xử lý

68

khiếu nại đền bù cho hành khách theo hợp đồng vận
chuyên hiện nay
2.3.1. Lỡ chuyến do nguyên nhân khách quan

68

2.3.2. Khách bị lỡ chuyến do các lỗi chủ quan

71

2.3.3. Do lỗi của người thứ ba

71


Chư ơ ng III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA
NGƯỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG Đốl VỚI HANH KHÁCH BỊ
Lờ CHUYẾ.rt THEO HỢP ĐỒNG

73

3.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật đù hi

73

chỉnh TNPL của người vận chuyển hàng không đơi vó
khách bị lỡ chun
3.1.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện các quy định

73

của pháp luật
3.1.2. Một số định hướng có tính ngun tắc trong việc hồn

85

thiện các quy định của pháp luật và nâng cao TNPL của
người vận chuyển đối với khách bị lỡ chuyến
3.2. M ột sơ giải pháp hồn thiện các quy định của pháp luật và

90

nâng cao TNPL của người vận chuyển đôi với hành khách

bị lỡ chuyến

T r á i h n h iệm p h á p lý cù a n gư ờivân ch u yển h àn g không

4


3.2.1. Về trách nhiệm phải thực hiện nghiã vụ
3.2.2. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3.2.3. Loại trừ khả năng gây lỡ chuyến bay đối với khách
hàng
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

T rách n liiẽm p h á p lý cu a n gư ờ ivận ch u yên h àn g kh ôn g


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, phương thức vận chuyển người và các vật phẩm của con người
bằng máy bay- vận tải hàng không đang ngày càng trở nên quan trọng đối
với mỗi quốc gia, dân tộc. Vận tải hàng không là chất xúc tác cho sự giao lưu
vể kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia, dân tộc và đang phát triển theo
xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là quốc tế hoá, tự do hoá, xoá đi sự
chật hẹp, giới hạn của thị trường. Mỗi quốc gia trên thế giới đều khơng thể
đứng ngồi xu thế này, khơng tự cơ lập mình với thế giới mà phải tìm cách
phát triển, hồn thiện vận tải hàng khơng của mình để hồ nhập và đứng
vững trong môi trường cạnh tranh mới.

Vận tải hàng khơng của Việt Nam nếu so vói nhiều quốc gia khác cịn rất
non trẻ, dù đã có một q trình phát triển gần 45 năm. Bắt đầu gần như u
con số khơng, đến nay đã có vị trí quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân,
là công cụ quan trọng trong việc thiíc hiơn chính sách ruở cửa, góp phần
quan trọng vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; tăng cường
giao lưu, hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa Việt Nam và các dân tộc trên thế
giới.
Sau một thời gian chuyển sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở
cưả, nền kinh tế nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, giao lưu quốc tế phát
triển nhanh chóng, thị trường du lịch phát triển với tốc độ rất cao. Việt Nam
đang trở thành điểm đến quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tương ứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, ngành vận tải nói chung và
vận tải hàng khơng nói riêng cũng được phát triển nhanh chóng. Nhu cầu
vận tải trong xã hội ngày càng gia tàng cả về số lượng và chất lượng. Sản
lượng vận chuyến của các hãng hàng không đều tăng mạnh: so với năm

T rá ch n h iệm p h á p lỷ cù a n gư ờivận ch u yển h an g không

6


2001, năm 2002 sản lượng vận chuyển của Vietnam airlines tăng 18%, của
Paciíic airlines tăng 8,24%.
Việc gia tăng ngày càng nhanh tốc độ phát triển vận chuyển hàng không
quốc tế và nội địa đã tạo điều kiện lưu thông thuận lợi cho công chúng, đáp
ứng nhu cầu của hành khách đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần giải
quyết giữa nhà chuyên chở với hành khách. Một trong các vấn đề quan trọng
cần phải giải quyết liên tục đó là việc giải quyết các hậu quả phát sinh trong
quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển khi khách hàng bị lỡ chuyến bay.
Vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi năng lực vận tải hàng không chưa

tương ứng với tốc độ phát triển của nhu cầu vận chuyển hàng khơng. Trên
thực tế, việc chậm, huỷ chuyến bay... vì các lý do khác nhau là điẻu không
thể tránh, việc khách bị lỡ chuyến bay vì nhiều nguyên nhân là điều vẫn
thường xuyên xảy ra mà theo đó là việc giải quyết các hậu quả của hợp đổng
vận chuyển giữa nhà chuyên chở với hành khách. Để giải quyết các vấn đề
phát sinh khi khách bị lỡ chuyến bay phải dựa trên một cơ sở pháp lý rõ ràng
của người vận chuyển cũng như của hành khách - các chủ thể c a hợp đồng
vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.

Thực hiện tốt và đảm bảo trách nhiệm pháp lý của người vận chuvển
hàng không đối với khách hàng, đặc biệt là đối với khách bị lỡ chuyến là
một trong những biên pháp nâng cao năng lưc cạnh tranh của lực lượng vận
tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh khu vực hố, tồn cầu hố nền kinh
tế thế giới; khi hội nhập kinh tế quốc tế, mà bản chất của nó là năng lực
cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, trở thành một xu thế tất yếu khách
quan đặt tất cả các lĩnh vực của nén kinh tế trước những cơ hội và thách
thức.

T rá c h n h iệm p h á p lý củ a n gư ờ ivận ch u yển h àn g không

1


2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục đích và nhiệm vụ chính của đề tài là trên cơ sở phân tích những vấn
đề lý luận và thực tiễn của các quy định pháp luật hiện hành làm rõ nhận
thức về trách nhiệm pháp lv của người vận chuyển hàng không đối với khách
hàng, đặc biệt là trong quá trình cạnh tranh và hội Iih ip quốc tế; kiến nghị
các biện pháp nhằm giảm tối đa các khiếu nại của khách hàng, làm cơ sở lý
luận cho việc hoạch định những biện pháp ơụ thể trong chính sách quan hệ

khách hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng vận tải hàng khơng
Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của
các hãng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, đặc biệt là đối
với Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài và những đóng góp mới.
Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn những nội dung về trách nhiệm
pháp lý của người vận chuyển hàng không đối với hành khách bị lỡ chuyến,
không đề cập tới trách nhiệm của ngưò vận chuyển đối với hành lý mà hành
khách mang theo hoặc ký gửi trong thực hiện hợp đồng vận chuyển hành
khách bằng đường hàng không. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà
vận chuyển hàng không, đặc biệt là Tổng công ty hàng không Việt Nam
thường xuyên phải giải quyết nhưng chưa có đề tài nghiên cứu. Các kiến
nghị để hoàn thiện chế độ trách nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển đối với
hoạt động vận tải hàng không phù hợp với năng lực và trình độ phát triển của
lực lượng vận tải hàng khơng Việt Nam nhằm thực hiện thành công chiến
lược phát triển của vận tải hàng không Việt Nam trong bối cảnh tính cạnh
tranh trong vận chuyển hành khách ngày càng lớn.

T rá ch n h iệm p h á p lý củ a n g ư ờ ivậ n ch u yển h à n g kh ôn g

8


4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh để phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, tham khảo các
quy đinh về trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển hàng không đối với
hành khách, kết quả nghiên cứu đã được công bố trong và ngồi nước của

các hãng hàng khơng.

5. Nội dung cơ bản:
Trên cơ sở phạm vi, mục đích nghiên cứu, luận văn được kết cấu gồm :
Lời nói đầu, 3 chương nội dung, phần kết luận và một số ý kiến rút ra từ quá
trình nghiên cứu.

Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển đối với
khách bị lỡ chuyến trong hợp đồng vận chuyển hành khách bằng hàng
không.
Khái quát về hợp đồng vận chuyển hành khách, hup đổng vận chuyển
hàng không và trách nhiệm pháp lý cứa người vận chuyổn trong thực hiện
hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.

Chương 11: Nội dung và thực trạng áp dụng trách nhiệm pháp lý của người
vận chuyển hàng không đối với khách bị lỡ chuyến theo pháp luật hiện hành.
Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế thực
hiện trách nhiệm của người vận chuyển đối với khách bị lỡ chuyến của
Vietnam airlines hiện nay.

Chương III: Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và một số
giải pháp nâng cao trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển hàng không
đối với hành khách bị lỡ chuyên theo hợp đồng vận chuyển.

T rá i h n h iệm p h á p lý củ a n g ư ờ ivậ n ch u yển h à n g kh ôn g

9


Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở chương I và chương II, căn cứ vào nhu

cầu khách quan của của tình hình vận chuyển để đưa ra một số định hướng
có tính ngun tắc hồn thiện các quy định của pháp luật và một số giải pháp
mang tính định hướng trong việc xác định và đảm bảo thực hiện trách nhiệm
pháp lý của người vận chuyển đối với khách bị lữ chuyến cho các hãng vận
chuyển bằng đường hàng không ở Việt Nam mà cụ thể là Vietnam airlines người vận chuyển hàng không chủ chốt của Việt Nam hiện nay.

T rá ch n h iệm p h á p lị của n gư ờ ivận ch u yển h àn g không

10


CHƯƠNG I
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VẬN
CHUYỂN ĐỐI VÓI KHÁCH BỊ LỠ CHUYẼN TRONG HỢP ĐồNG VẬN
CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1.1 . Khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách và trách nhiệm pháp lý
của người vận chuyển:

1.1.1. Hợp đồng vận chuyển hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách là loại hợp đồng dân sự mang tính chất
cung ứng dịch vụ mà theo đó bên vận chuyển nhận chuyên chở hành khách,
hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận cịn hành khách phải thanh
tơán cước phí vận chuyển.
Theo điều 530 Bộ luật dân sự Việt Nam, hợp đồng vận chuyển hành
khách là sự thoả thuận giữa các bên, theo đố bên vận chuyển chuyên chở
hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, còn hành khách
phải thanh tốn cước phí vận chuyển.
Hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách theo điều 531 Bộ luật
dân sự có thể được lập thành văn bản hoạc bằng lời nói. Trên thực tế, Vé là

hình thức phổ biến nhất và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa
các bên.

Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, chủ thể của hợp đồng là bên vận
chuyển và hành khách. Người vận chuyển và hành khách phải đáp ứng các
điều kiện của chủ thể hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự,
đảm bảo năng lực hành vi dân sự của chủ thể hợp đồng.

T rá ch n h ièm p h á p lỷ củ a n gư ờ i vận ch u yển h ả n g kh ôn g

11


Bên vận chuyên (sau đây được gọi là Người vận chuyển) là người có
trách nhiệm vận chuyển hành khách và hành lý từ điểm đi đến điểm đến theo
hợp đồng vận chuyển. Người vận chuyển là bên xuất vé vận chuyển hành
khách và được nhận cước phí vận chuyển từ phía hành khách.

H ành khách là người có vé hợp lệ. Theo đó, hành khách là người được
bên vận chuyển vận chuyển cùng với hành lý kèm theo từ điểm đi tới điểm
đến của hành trình đã được ghi nhận trong hợp đồng vận chuyển.

Việc ký kết hợp đồng vận chuyển phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyên,
bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Hợp đồng vận
chuyển hành khách là một loại đặc thù, nếu được thực hiện dưới hình thức
văn bản thì đó là loại hợp đồng theo mẫu. Theo quy định tại điều 406 Bộ luật
dân sự, hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên
đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được
đề nghị trả lời chấp nhận, thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng
theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra. Ngoài ra, khoan 2 điều 406 còn quy

định: Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản khỏng rõ ràng thì
bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều đó. Đày là
điều khoản bảo vệ cho chủ thể chấp nhận hợp đồng và tránh việc lạm dụng
hợp đồng mẫu để gây bất lợi cho đối tác của chủ thể đưa ra hợp đồng mẫu.
Quan điổm này của Bộ luật dân sự Việt Nam khác với quy định của Bộ luật
Dân sự và Thương mại Thái lan năm 1925: Trong trường hợp có nghi ngờ, thì
việc giải thích phải có lợi cho bên phải thi hành nghĩa vụ (điều 11). Thông
thường trong hợp đồng mẫu, bên đưa ra hợp đồng mẫu là bên chủ động, nếu
không bảo vệ quyền của bên chấp nhận hợp đồng mẫu thì dễ dẫn đến tình
trạng lạm dụng diều khoản khơng rõ ràng của bên đưa ra hợp đồng.

T rá ch n h iệm p h á p lý của n gư ờivận ch u yển h àn g không

12


1.1.2. Khái niệm, bản chất pháp lý về trách nhiệm của người vận chuyển
Trách nhiệm pháp lý nói chung là hậu quả bất lợi mà một bên phải chịu
khi không thực hiện hoặc thực hiẹn không đúng những thoả thuận trong hợp
đồng hoặc những quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý có thể là
trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính ...
Trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển là hậu quả bất lợi mà người
vận chuyển phải chịu khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
những thoả thuận trong hợp đồng hoặc những quy định của pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển nếu được hiểu theo nghĩa là
một chế định pháp luật thì nó là những quy định về hành vi của người vận
chuyển được thể hiện bằng những điều khoan nghĩa vụ của người vận chuyển
được ghi nhận trong hợp đồng vận chuyển (vé hành khách). Đó chính là sự
ràng buộc của người vận chuyển đối với việc cam kết sẽ thực hiện đúng nội
dung đã được ký kêt trong hợp đồng theo quy định của pháp luật và chịu sự

điều chỉnh của pháp luật. Nếu sự cam kết không được thực hiện thì người vận
chuyển phải chịu hậu quả pháp lý.

Trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển phát sinh từ nghĩa vụ pháp lý
của người vận chuyển đã được quy định trong hợp đồng vận chuyển. Khi hợp
đồng được ký kết, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng
được xác lập. Như vậy, các bên có nghĩa vụ đối với nhau kể từ khi quan hệ
nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm chỉ xuất hiện khi một bên không
thực hiện, thực hiện không đúng, khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình. Như vậy,
trách nhiệm được hình thành, chấm dứt cùng

VỚI

sự hình thành, chấm dứt của

nghĩa vụ. Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng dân sự. Do vậy,
trách nhiệm pháp lý của người \ ,in chuyển trong hợp đồng được thể hiện là
trách nhiệm pháp lý dân sự theo hợp đổng.

T rá ch nhiệm p h ú p lý củ a n gư ờivận ch u yển h à n g không

13


Trách nhiệm pháp lý trong hợp đông dân sụ là một loại trách nhiệm pháp
lý do Luật dân sự điều chỉnh, Bộ luật dân sự quy định về trách nhiệm pháp lý
từ điều 308 đến điều 314. Đó là hình thức cưỡng chế của Nhà nưóc để thực
hiện các quy phạm của pháp luật, áp dụng chỉ với những người có hành vi vi
phạm hợp đồng, vi phạm các quy định của pháp luật, gây nên hậu quả pháp
lý không có lợi cho người đó.

Theo nghĩa rộng, trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính cưỡng chê'
được áp dụng nhằm khơi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị
vi phạm. Theo nghĩa hẹp, trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính cưững
chế áp dụng đối với người có hành vi V phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho
người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những
hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình (bơi thường thiệt hại).
Như vậy, nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ những điều quy định trong nội dung của nghĩa vụ thì sẽ chịu
những biện pháp cưỡng chế cí a trách nhiệm dân sự: Phải thực hiện nghiã vụ
theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại nếu có...

Bồi thường thiệt hại là chế tài đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ được
đặt ra trong trường hợp có thiệt hại xảy ra và thiệt hại là



sở thực tế cho

việc bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa
vụ đã gây ra một thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi
họ có lỗi. Do vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghiã vụ phải căn cứ vào các điều kiện:
-

Có hành vỉ trái pháp luật:

Về nguyên tắc, một người có nghĩa vụ mà khơng thực hiện hoặc thực hiện
khơng đúng, khơng đầy đủ nghĩa vụ đó thì bị coi là vi phạm pháp luật về


T rá ch n h iệm p h á p lý cù a n gư ờ ivận ch u yển h àn g không

14


nghĩa vụ. Tuy nhiên, người có nghiã vụ khơng phải thực hiện bồi thường
thiệt hại khi:
+ Nghiã vụ dân sự khơng thực hiện được là hồn tồn do lỗi của người
có quyền.
+ Nghĩa vụ dân sự khơng thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.
Có thiệt hại xảy ra trong thực tế:
Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 310
Bộ Luật dân sự. Theo đó, là việc người có nghĩa vụ phải bù đắp cho người có
quyền những tổn thất vật chất mà mình đã gây ra do việc vi phạm nghiã vụ
dân sự. Việc xác định thiệt hại có hay khơng, mức độ thế nào là sự cần thiết
khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo giáo trình của Trường Đại học Luật Hà nội năm 2002, thiệt hại là sự
biến đổi theo chiều hướng xấu đi trong tài sản của một người thể hiện ở
những tổn thất thực tế tính được thành tiền mà người đó phải gánh chịu [11;
tr 290]
Về lý luàn, thiệt hai có thể đưưc chia thành 2 loai:
"










+ Thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt h Ả đã



X

y ra một cách khách

quan trong thực tế mà mức thiệi hại dễ dàng được xác định, bao gồm:
Chi phí thực tế và hựp lý: là những khoản tiền hoặc nhũng lợi ích vật chất
khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngồi dự định của mình để khắc phục
những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghiã vụ của bên kia gây ra.
Tài Síin bị hư hỏng, mất mát, huỷ hoại: là sự giảm sút giá trị của một tài
sản hoặc sự thiếu hụt về tài sản do người có nghĩa vụ gây ra.
+ Thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy
đoán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại. Đó là thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút.

T rá ch n h iệm p h á p lý củ a n gư ờ ivận ch u yển h àn g không

15


-

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại
xảy ra.


Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp
luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.

-

Có Lỗi của người vi phạm nẹhĩa vụ dân sự

Lỗi là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ dân sự. Theo khoản 1 điều 309 Bộ luật dân sự, chỉ khi nào người vi
phạm nghĩa vụ có lỗi mới phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc chứng minh khơng có lỗi
là trách nhiệm của người vi phạm nghĩa vụ (khoản 3, điều 309 Bộ luật dân
sự).
Thiệt hại, theo quy định tại khoản 1, điều 19 của Điều lệ vận chuyển hành
khách và hành lý (gọi tắt là Điều lệ vận chuyển) của VN bao gồm: chết, bị
thương hoặc tổn thương thân thể, chậm trễ, mất một phần hay toàn bộ hoặc
bất kỳ những thiệt hại khác phát sinh hay liên quan đến quá trình vận chuyển
hoặc các dịch vụ do người vận chuyển thực hiện. Ngoài ra, Điều lệ vận
chuyển còn giới hạn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại: Người vận chuyển
không chịu trách nhiệm về những thiệt hại gián tiếp hay hậu quả đ ể lại (Mục
a, khoản 1, điều 19).
Trong mọi trường hợp, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm đối với
những thiệt hại phát sinh trên chuyên bay của mình. Nếu người vận chuyển
xuất vé hay làm thủ tục hành lý cho hành khách trên những chuyến bay của
những ngưòi vận chuyển khác thì người vận chuyển chịu trách nhiệm đối với
thiệt hại như là một đại lý của những người vận chuyển đó (Mục a, khoản 5,
điều 19 Điều lệ vận chuyển)
Đối với vận chuyển phi quốc tế theo Công ước Vacsava, mục c , khoản 2,
điều 19, Điều lệ vận chuyển quy định: Người vận chuyển không chịu trách
T rá c h n h iệm p h á p lý cù a n gư ờivận ch u vển h àn g kh ôn g


16


nhiệm đối với các thiệt hại do bị chậm chuyến trừ những trường hợp được
quy định trong Điều lệ vận chuyển.

Quan hệ dân sự được đặc trưng bởi một bên có quyền và một bên có
nghĩa vụ. Theo điều 285 Bộ luật dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy
định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ)
phải làm một cơng việc hoặc khơng được làm một cơng việc vì lợi ích của
một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền).
Các quan hệ nghĩa vụ khơng thể tồn tại mãi mãi mà nó sẽ được chấm dứt
khi có một sự kiện pháp lý nhất định xảy ra. Như vậy, khi có sự kiện pháp lý
theo luật định xuất hiện thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh hoặc chấm dứt. Trong
thực hiện vận chuyển hành khách, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ
nghĩa vụ là khi hợp đồng vận chuyển được ký kết giữa hành khách và người
vận chuyển, tức là khi người vận chuyển xuất vé. Việc làm chấm dứt quan hệ
nghĩa vụ, hay nói cách khác là giữa các bên chủ thể của quan hệ dân sự
khơng cịn tồn tại một quyền hay một nghĩa vụ pháp lý nào cũng phải căn cứ
vào sự kiện pháp lý. Bộ luật dân sự Việt Nam quy định một số căn cứ nhất
định làm chấm dứt nghĩa vụ:
- Khi nghĩa vụ được hồn thành
- Khi có sự thoả thuận của các bên
- Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ
- Nghi ã vụ được thay thế bằng một nghĩa vụ dân sự

khác

- Nghĩa vụ được bù trừ

-

Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hồ nhập làm một

- Thời hiệu khởi kiện đã hết
- Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt mà nghiã vụ
phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.

T rá c h n h iệm p h á p lỷ cù a n gư ờivận chuyền h àn g khơng

Ti?ƯONG ĐAi H O r 'MứTị-ii lỵQ ií

m

17


-

Bên có quyền là cá nhân đã chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản
thừa kế hoặc là pháp nhân châm dứt mà quyền yêu cầu không được
chuyển giao cho pháp nhân khác.

-

Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ khơng cịn và được thay thế bằng
nghĩa vụ dân sự khác.
Đó là các trường hợp chủ yếu là chấm dứt nghĩa vụ, ngoài ra nghĩa vụ
cũng sẽ chấm dứt trong các trường hợp khác nếu pháp luật quy định.


Trách nhiệm pháp lý cúa người vận chuyển được quy định tại các văn bản
luật quốc tế, luật quốc gia và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Trách
nhiệm pháp lý trong quan hệ dân sự đã được quy định trong các văn bản luật
cổ của Việt Nam. Trong cổ luật của Việt Nam cũng có quy định khá cụ thể
về trách nhiệm dân sự, dù còn lệ thuộc vào quan niệm hình sự và chưa nêu
được nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm thuần tuý dân sự, chỉ bắt buộc
người gây ra thiệt hại phải bồi thường. Ví dụ: Điều 581 Luật Hồng
Đúc:" người thả trâu, ngựa cho dày xéo, ăn lúa hay dâu của người khác thì
phải phạt 80 trượng và đền sự thiệt hại...Nếu vì ngựa tự chạy lồn% lên, khơng
kìm lại được, thì được miễn tội trượng”. Như vậy, dù cịn chưa được hồn
thiện như dân luật hiộn đại, cịn mang dấu ấn của hình phạt nhưng trách
nhiộm dân sự trong cổ luật Việt Nam cũng nêu được hai vấn đề chính là các
yếu tố trách nhiệm dân sự và bồi thucmg thiệt Hại. Trong các bộ dân luật cận
đại, Bộ dân luật giản yếu năm 1884, những vấn đề về nghĩa vụ, khế ước đều
không được quy định, thường ph: i áp dụng Bộ dân luật Pháp kh giải quyết
tại toà án. Bộ dân luật Bắc kỳ 1931 và Bộ dân luật Trung kỳ 1936 các vấn đề
về nghĩa vụ, khế ước đã được phản ánh với sự ảnh hưởng của dân luật Pháp.
Về trách nhiệm dân sự, Bộ dân luật Bắc nêu rõ nhữiig sự kiện pháp lý làm
phát sinh trách nhiệm dân sự là dân sự phạm (lỗi cố ý) và bán dân sự phạm
(lỗi vô ý) tương tư như điều 1382 Bộ dân luật Pháp. Nguyên tắc của trách
T rá ch n h iệm p h á p lý củ a n gư ờivận ch u yên h àn g không

18


nhiệm dân sự đã được nêu trong Bộ dân luật Bắc và Trung kỳ: ai gây thiệt hại
cho người khác vì lỗi của mình phải có trách nhiệm bồi thường và việc bồi
thường tuỳ thuộc sự minh chứng lỗi cá nhân của người có trách nhiệm (tương
tự điều 1382 Bộ dân luật Pháp). Trong Bộ dân luật Bắc, khế ước chuyên chở
hành khách bằng đường hàng không hay đường thuỷ với nghĩa vụ của công

ty chuyên chở phải đi đến nơi về đến chốn, khơng bị thương tích hay thiệt
mạng giữa đường đã được quy định [13; trl67]. Khái niệm bồi thường cũng
đã được đề cập trong Bộ dân luật Bắc, hình thức bồi thường là một số bạc.
Đến Pháp lệnh hợp đồng dân sự nàm 1991 thì trách nhiệm pháp lý của chủ
thể hợp đồng dân sự theo đó trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển hành
khách được ghi nhận và điều chỉnh chung với trách nhiệm pháp lý của các
chủ thể trong họp đồng dân sự. Còn trách nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển
chỉ được quy định chính thức trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 và
trong các Thể lệ vận chuyển hành khách bằng đường sắt, đưịng thuỷ và ơ tơ
của Bộ Giao thông vận tải năm 1990, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
năm 1991, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam năm 1995, Điều lệ vận chuyển hàng không dân dung và các
văn bản pháp quy khác mang tính chất điều chỉnh trách nhiệm của người vận
chuyển xuất phát từ quan hộ hợp đồng vận chuyển với hành khách.

1.2. Đặc ãù-m pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng không và trách
nhiệm pháp lý của người vận chuyển.

1.2.1. Đạc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng không
a. Hợp đồng vận chuyển hành khách hàng không
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không là một loại
hợp đổng vận chuyển hành khách; là sự tlioả thuận giữa người vận chuyển
hàng khơng và hành khách, theo đó bên vận chuyển chun chở hành khách,
Trác h n h iệm p h á p lý cua n gư ờìvận ch u yển h ản g không

19


hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, cịn hành khách phải thanh
tốn cước phí vận chuyển.

Mặc dù không nêu cụ thể khái niệm về hợp dồng vận chuyển hành khách
nhưng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã quy định tại điều 65: Theo
hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bâng đường hàng không, người
vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hành khách và hành lý tới địa điểm đến
theo chuyến bay đã ghi trong vé, giữ chỗ cho hành khách trong tầu bay và
giao hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; hành khách có nghĩa vụ thanh
tốn tiền cước và phụ phí vận chuyển, kể cả tiền cước vận chuyển hành lý
quá mức đưoc miễn cước.
Trong hợp đồng vận chuyển hàng không, "Vé" là hình thức thể hiện cụ
thể của hợp đồng vận chuyển hành khách giữa người vận chuyển với cá nhân
hành khách, là vé máy bay, thường được gọi là vé hành khách (passenger
ticket and baggage check). Vé hành khách, hành lý và phiếu nhận hành lý là
chung từ vận chuyển hành khách, hành lý bàng tầu bay, là bằnq chứng về
việc kỷ kết hợp đồng, điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hành lý để
vận chuyển (Điều 66, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam). Việc mất hoặc
ghi không đầy đủ chi tiết hoặc sai quy cách trong vé, phiếu nhận hành lý
không ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị của hợp đồng.

“Người vận chuyển1’ theo quy định tại Điều lệ vận chuyển của VN, là
người vận chuyển hàng không xuất vé và tất cả các người vận chuyển hàng
không vận chuyển hoặc cam kết vận chuyển hành khách và hành lý của hành
khách hoặc thực hiện các dịch vụ khác liên quan tới việc vận chuyển bằng
đường khơng đó. Người vạn chuyển có thể là pháp nhãn hoặc cá nhân được
phép kinh doanh vận chuyển hành khách, ở Việt Nam, đối vưi loại phương
tiện giao thông đặc biệt như máy bay, bên vận chuyển phải là doanh nghiệp
có tư cách pháp nhân.
T rá i h n h iệm p h á p lý cùa n ỹư ờ ivậ n ch u yển h àn g không

20



Trong vận chuyển bằng đường hàng không, “hành khách” phải là người
được ghi tên trong vé máy bay, là chủ thể của hợp đồng vận chuyển hành
khách. Hành khách là một cá nhân. Đó là người được nhà vận chuyển đưa từ
điểm đi tới điểm đến theo hành trình được ghi trên vé. Vì nhiều lý do an
ninh, bảo hiểm nên vé máy bay là chứng từ không thể chuyển nhượng, chỉ
người có tên ghi trên vé mới được sử dụng vé, người năo có vé đế tên người
khác sẽ bị coi là hành khách đi lậu và do vậy ngưịi chun chở khơng chịu
trách nhiệm gì về họ. Khoản d điều 3 Điều lệ vận chuyển hàng không dân
dụng Việt Nam quy định: Vé không thể chuyển nhượng. Trường hợp người
xuất trình vé khơng phải là người được hưởng quyền vận chuyển theo vé hoặc
quyền hồn trả thì Người vận chuyển khơng có trách nhiệm với người được
hưởng những quyền đó nếu Người vận chuyển đúng là đã vận chuyển hoặc
hồn trả lữi tiền cho người xuất trình vé đố.

Luật Hàng không dân dung Việt Nam và Công ước Vacsava khơng có
điều khoản nào quy định về việc thành lập hợp đồng vận chuyển hành khách
bằng đường hàng không. Điều 66 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và
điều 3 Công ước Vacsava coi hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý là
loại hợp đồng hiệp ý (consensus), nghĩa là đồng thoả thuận lúc hành khách
nhận vé máy bay. Vé hành khách là bằng chứng hiển nhiên của việc kỷ kết và
điều kiện của hợp đồng vận chuyển (mục b điều 23 nghị định thư Lahay
1955). Chỉ có hành khách được ghi tên trên vé mới được coi là chủ thể của
hợp đồng: Vé được coi là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa Người
vận chuyển và hành khách được gh, tên trên vé. Các điều kiện của hợp đồng
được ghi trên vé là bản tóm tắt một số điều khoản của Đ ều lệ vận chuyển
(mục a khoản 1 điều 3 Điều lệ vận chuyển hành khách).

T rá ch n h iệm p h á p lý củ a ngưịnvận chuyển h àn g khơng


21


b. Các loại hợp đồng vận chuyển hành khách bằng hàng không
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, có thể thiết lập nhiều loại
hợp đồng giữa các chủ thể: Hợp đồng thuê chuyến, vé máy bay... Trong hợp
đồng thuê chuyến, chủ thể ký kết có thể là nhà vận chuyển (pháp nhân) với
cá nhân hoặc với một pháp nhân khác. Tuỳ theo từng loại chủ thể mà hợp
đồng đó được xác định là hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế theo quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Họp đồng dưới hình thức vé máy
bay (vé hành khách) chủ thể bao giờ cũng được thực hiện giữa một bên là
người vận chuyển (pháp nhân) với một bên là cá nhân (hành khách), là hợp
đồng dân sự. Vé hành khách (passenger tiket and baggage check) không chỉ
là sự thể hiện hình thức ký kết hợp đồng giữa các chủ thể mà còn được coi là
một loại chứng từ vận chuyển.

c. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng vận chuyển hàng không
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam không quy định rõ các điều khoản
chủ yếu được ghi trong hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và hành
khách (vé hành khách) nhưng các điều khoản này đã được quy định cụ thể,
thống nhất giữa các hãng hàng không trên thế giới thông qua Công ước
Vacsava năm 1929, là cơng ưóc để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng
không quốc tế. Điều 3, khoản 1 công ước Vacsava quy định: Đ ể vận chuyển
hành khách, người chuyên chở phải giao cho hành khách vé gồm các chi tiết
sau:
al Ngày và nơi phát hành;
b! Nơi khởi hành và nơi đến;
d Các điểm dừng thoả thuận, với điều kiện là người vận chuyển có thể
lưu quyền thay đổi các điểm dừng trong trường hợp cần thiết và nếu người
vận chuyển thực hiện quyền đó, thì việc thay đổi đố s ẽ phải không ảnh hưởng

đến tính chất quốc tế của việc vận chuyển;
T rá ch n h iệm p h á p lý củ a n gư ờivận ch u yên h à n g kh ôn g

22


d/Tền và địa chỉ của nạười chuyên chở hoặc những người chuyên chở;
eí Một lời tuyên bồ' rằng việc vận chuyển lệ thuộc vào những quy tắc
liền quan đến trách nhiệm do Công ước này lập nên
Từ năm 1955, các điều khoản chủ yếu bắt buộc phải ghi trên vé được thay
đổi theo mục a điều 3 Nghị định thư Lahay: Đối với việc vận chuyển hành
khách, vé được giao ghi:
a/ Chỉ rõ nơi đi và nơi đến;
b/ Nếu những nơi đi và nơi đến nằm trên lãnh thổ của một nước thành
viên, một hoặc hơii một nơi dừng thoản thuận ở trong lãnh thổ của một nước
khác, thì ít nhất cũng chỉ rõ một nơi dừng đã thoả thuận như vậy;
c/ Thơng báo rõ là, nếu hành trình của hành khách có liến quan tới
một nơi đến cuối cùng hoặc một nơi dừng ở một nước khác, không phải nước
đi thì áp dụng Cơng ước Vacsava để điều chỉnh và trong mụi trường hgiới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với chết chóc, thương tật cá
nhân và về mất mát hay hư hỏng của hành lý.
Điều lệ của IATA và Công ước Vacsava cũng cho phép các hãng hàng
khơng có thể đặt ra trong họp đồng (vé máy bav) một số quy tắc, thể lệ miễn
là khơng trái với Cơng ước Vacsava (Điều 33 Cóng ước Vacsava) [14; tr 77].
Vé hợp lệ được Người vận chuyển chấp nhận vận chuyển phải là vé được
hành khách xuất trình khi cịn giá tĩị và được xuất theo đúng quy định của
Người vận chuyển và còn đủ tờ vận chuyển của chuyẽn bay đó và tất cả các
tờ vận chuyển chưa sử dụng khác cùng với tờ hành khách. Hành khách cũng
khơng được vận chuyển nếu vé xuất trình bị rách nát hoặc bị sưả đổi bởi
người khác không phải Người vận chuyển hoặc đại lý được uỷ quyền sửa đổi.


1.2.2. Trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển hàng không
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh trách nh êm pháp lý của người vận
chuyển hành khách trong Bộ Luật dân sự, điều chỉnh trách nhiệm pháp lý
T rá ch n h iệm p h á p ly cù a n gư ờivận ch uyển h àn g không

23


của người vận chuyển hàng không trong Luật Hàng không dân dụng Việt
Nam năm 1991, Luật sửa đỏi và bổ sung một số điều của Luật Hàng không
dân dụng Việt Nam năm 1995, Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý
của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam năm 1996 và các văn bản pháp quy
khác mang tính chất điều chỉnh trách nhiệm của người vận chuyển xuất phát
từ quan hệ hợp đồng vận chuyển với hành khách. Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam quy định về vấn đề này từ điều 72 đến điều 81 và các điều khoản
khác có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận chuyển hàng không. Căn cứ
vào các quy phạm pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với nhà vận chuyển
và điều kiện cụ thể mà mỗi hãng tự quy định trách nhiệm pháp lý riêng cho
mình: Quy định của người vận chuyển. Quy định phục vụ hành khách của
người vận chuyển là các quy tắc áp dụng trong việc vận chuyển hành khách
và hành lý. Các quy tắc này do người vận chuyển ban hành và có hiệu lực từ
ngày xuất vé, là các quy định riêng của Hãng. Đó chính là sự cụ thể hố, quy
trình hố việc thực hiện các quy định trong Điều lệ vận chuyển để vừa đảm
bảo thực hiện đúng Điều lệ vận chuyển, vừa đáp ứng được ycu cầu cạnh
tranh với các Hãng vận chuyển khác trong điều kiện, khả năng của Hãng vận
chuyển.

Là một loại vận chuyển đạc biệt với kỹ thuật cao và mang tính quốc tế,
hợp đổng vận chuyển hành khách và theo đó là nghĩa vụ pháp lý và trách

nhiệm pháp lý chịu ảnh hưởng nhiều của Luật quốc tế. Những quy định của
pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực này thường tương tự như pháp luật
quốc tế, là sự nội địa hoá pháp luật quốc tế. Trong các quan hệ pháp luật
hàng không, nguyên tắc Pacta Sunt Sevanda luôn được tôn trọng. Khoản 1
điều 4 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định: Nếu điều ước quốc tế
mà Việt Nam kỷ kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này, thì áp
dụng điều ước quốc tế. Việt Nam đã chính thức tham gia nhiều cơng ước

T rá c h nhiệm p h á p lý củ a n gư ờivận ch u yển h à n g kh ôn g

24


×