Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học Dạy học trải nghiệm phần vi sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH

BIỆN PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CƠNG TÁC GIẢNG DẠY

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN
“TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH LÊN MEN
CỦA VI SINH VẬT”

NĂM HỌC 2020-2021


1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP.
Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đã nêu rõ phương pháp
giáo dục (PPGD) như sau: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường
phải áp dụng các phương pháp tích cực hố hoạt động của người học, trong đó
giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo những tình
huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động
học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và
khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được
để phát triển”. Đáp ứng yêu cầu đổi mới của CTGDPT, một số phương pháp giáo
dục tích cực đã và đang được áp dụng nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng
tạo, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của người học. Trong đó, dạy
học theo dự án (DHTDA) là một phương pháp đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu
về đổi mới PPGD theo định hướng trên.
Bên cạnh đó, phần Sinh học Vi sinh vật có rất nhiều kiến thức liên quan
đến thực tiễn cuộc sống nên khi dạy học phần này, đòi hỏi những phương pháp
dạy học phù hợp để giúp học sinh hình thành và khắc sâu kiến thức một cách chủ


động. Vì vậy, có thể áp dụng những phương pháp dạy học gắn với thực tiễn hay
xuất phát từ vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn cuộc sống để góp phần nâng cao
hiệu quả học tập của học sinh trong phần nay. Do đó, biện pháp “Tổ chức dạy học
dự án tìm hiểu quá trình lên men của vi sinh vật” được lựa chọn để áp dụng nhằm
đáp ứng yêu cầu trong cơng cuộc đổi mới PPGD, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy một phần kiến thức về vi sinh vật, nhằm phát huy tính tích cực và khả
năng vận dụng kiến thức về vi sinh vật vào thực tiễn cuộc sống của người học.
2. MÔ TẢ BIỆN PHÁP.
2.1. Mục tiêu của biện pháp.
- Biện pháp “Tổ chức dạy học dự án tìm hiểu quá trình lên men của vi sinh vật”
áp dụng nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh và đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá trong việc giảng dạy bài 23, 24, 25, 27 chương trình Sinh học
10 cơ bản.
- Nâng cao kết quả học tập của học sinh ở bài 23, 24, 25, 27 trong chương trình
sinh học 10.
- Học sinh thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, biết vận dụng những
kiến thức đã học và tìm hiểu để giải thích một số hiện tượng lên men trong đời
sống hàng ngày.
- Biện pháp sau khi áp dụng sẽ giúp học sinh đạt được những năng lực sau:


a. Nhóm năng lực chung:
(1) Năng
- Mỗi học sinh độc lập thực hành quá trình lên men tại nhà.
lực tự chủ
- Mỗi học sinh tự tìm hiểu qui trình và kiến thức liên quan đến bài học
và tự học
trước khi tham gia thảo luận nhóm.
- Chủ động sửa chữa các sai sót và chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ.
(2) Năng

- Phân tích tình huống, nhiệm vụ được giao cho nhóm
lực giải
- Tìm hiểu các thơng tin có liên quan tới nội dung nhiệm vụ được phân
quyết vấn
công.
đề
- Lựa chọn được giải pháp phù hợp để giải quyết nhiệm vụ được giao.
(3) Năng
- Chủ động trong giao tiếp thông qua làm việc nhóm, trao đổi và tranh
lực giao
luận cùng nhau để đưa ra kết luận cuối cùng cho nhiệm vụ được giao.
tiếp và hợp - Tự tin phát biểu và trình bày trước đám đơng thơng qua hoạt động
tác
báo cáo kết quả của nhóm.
- Hợp tác, đề xuất giải pháp giải quyết và hồn thành nhiệm vụ mà
nhóm được phân công.
(4) Năng
- Sử dụng công nghệ thông tin, khai thác nguồn tài liệu internet để
lực tin học hoàn thành nội dung báo cáo.
- Sử dụng công nghệ thiết kế bài báo cáo word và trình chiếu ppt.
(8) Năng
- Phát triển ngơn ngữ nói thơng qua:
lực ngơn
+ Hạt động thảo luận của nhóm.
ngữ
+ Thuyết trình báo cáo các nội dung được giao ở mỗi nhóm.
+ Nhận xét, đóng góp ý kiến cho các bài báo cáo.
- Phát triển ngôn ngữ viết thông qua:
+ Viết nhật ký thực hành.
+ Viết báo cáo word, ppt.

b. Nhóm năng lực chuyên biệt:
(1) Năng lực nhận - Tìm hiểu, trình bày, phân tích và giải thích được các nội
thức sinh học
dung liên quan đến quá trình phân giải các chất và sinh
trưởng ở vi sinh vật.
(2) Năng lực tìm hiểu - Nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu và đưa ra cách giải
thế giới sống
quyết cho các nhiệm vụ học tập được giao.
- Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên
cứu.
- Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng và có hiệu quả
vào bài báo cáo của nhóm.
(3) Năng lực vận dụng - Vận dụng tri thức về quá trình phân giải các chất và sinh
kiến thức, kỹ năng đã trưởng ở vi sinh vật giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc


học

sống.
- Vận dụng các kiến thức đã học để thực hành lên men một số
sản phẩm trong cuộc sống, có biện pháp bảo quản thực phẩm
để giảm thiểu những tác động của vi sinh vật.

2.2. Khách thể của biện pháp.
- Lớp 10T và lớp 10H trường THPT Chuyên Vị Thanh.
- Đặc điểm: cả hai lớp đều là lớp KHTN, có học lực và khả năng tiếp thu môn
Sinh học là khác biệt không đáng kể (được chứng minh ở kết luận 1 trong mục
4.2.2), đều học chương trình Sinh học 10 cơ bản với thời lượng 1 tiết/tuần.
- Lớp 10H là lớp được áp dụng biện pháp dạy học dự án để giảng dạy bài 23, 24,
25, 27 trong chương trình sinh học 10 cơ bản; lớp 10T (đối chứng) được giảng

dạy theo phương pháp trình chiếu powerpoint và thực hành bình thường.
2.3. Nội dung biện pháp.
Biện pháp “Tổ chức dạy học dự án tìm hiểu quá trình lên men của vi sinh vật”
được thực hiện với các bước cụ thể như sau:
 Bước 1: Xác định nội dung của dự án.
 Bước 2: Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá dự án.
 Bước 3: Giao đề tài, giải thích mục tiêu cần đạt.
 Bước 4: Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện.
 Bước 5: Thực hiện dự án.
 Bước 6: Chia sẻ kết quả và đánh giá sản phẩm.
3. CÁCH THỨC, QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG
3.1. Xác định nội dung của dự án.
Dựa vào mục tiêu phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh và mong
muốn học sinh tự tìm tịi, khám phá và hình thành nên kiến thức của bài 23, 24,
25, 27 trong chương trình sinh học 10 cơ bản, để xây dựng nên các nội dung của
dự án (phụ lục A_bảng 3.1).
3.2. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá dự án.
Các tiêu chí đánh giá dự án được xây dựng cụ thể nhằm làm cơ sở cho quá trình
đánh giá kết quả thực hiện dự án của học sinh. Việc đánh giá chú trọng đến sự
hợp tác và phẩm chất-năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính
và năng lực bản thân với các tiêu chí được trình bày ở bảng tiêu chí đánh giá dự
án (phụ lục A_bảng 3.2).
3.3. Giao đề tài, giải thích mục tiêu cần đạt.
3.3.1. Giao đề tài.
- Giới thiệu nội dung dự án (xây dựng tại bảng 3.1): gồm 3 đề tài là làm sữa
chua, rượu trái cây và cơm mẻ.


- Học sinh tự lựa chọn một trong ba đề tài về lên men để thực hiện, các học
sinh lựa chọn cùng đề tài sẽ tạo thành một nhóm.

3.3.2. Giới thiệu mục tiêu cần đạt của dự án.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bảng nội dung và một bảng tiêu chí đánh
giá dự án đã xây dựng trước đó để giúp học sinh có định hướng trong việc xây
dựng kế hoạch thực hiện dự án và hiểu được những việc mà cá nhân hoặc nhóm
phải thực hiện để đạt được những tiêu chí đã đề ra.
- Cơng bố sản phẩm học sinh cần nộp khi kết thúc dự án:
+ Sản phẩm của quá trình lên men (sữa chua, rượu trái cây, cơm mẻ).
+ Bài báo cáo word với các nội dung sau:
1. Qui trình làm sữa chua/rượu/cơm mẻ.
2. Sự biến đổi của nguyên liệu trong quá trình lên men và giải thích.
3. Phương trình phân giải.
4. Làm sữa chua/rượu/cơm mẻ là nuôi cấy liên tục hay không liên tục?
5. Đặc điểm sinh trưởng của quần thể vsv trong nuôi cấy liên tục/nuôi cấy
không liên tục.
6. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv trong quá trình
làm sữa chua/rượu/cơm mẻ.
+ Bài báo cáo powerpoint và thuyết trình.
- Cơng bố thời gian thực hiện dự án: 4 tuần.
3.3.3. Giới thiệu tài liệu tham khảo.
Giới thiệu và yêu cầu học sinh tham khảo nội dung trong một số tài liệu sau
đây để thực hiện các yêu cầu mà dự án đưa ra:
- Bài 23, 24, 25, 27 sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản.
- Vi sinh vật học_GS. Nguyễn Lân Dũng (thư viện trường hoặc tải ebook trên
trang tepbac.com): Tham khảo chương 14. Sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật, chương 15. Ức chế vi sinh vật bằng các tác nhân vật lí và hố học.
- Giáo trình vi sinh vật_Nguyễn Thành Đạt, Mai Thị Hằng (thư viện trường):
Tham khảo chương V. Sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật, chương VI. Sự
chuyển hoá các chất và các quá trình lên men và phần thực hành Bài 5, 6. Nghiên
cứu sự chuyển hoá một số các chất dưới tác động của vi sinh vật.
- Giáo trình vi sinh thực phẩm_Kiều Hữu Ảnh (ebook tìm trên trang

thuvienso.cntp.edu.vn): tham khảo nội dung chương 5. Các vi sinh vật được sử
dụng trong lên men thực phẩm_trang 67.
3.4. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Dựa vào bảng tiêu chí đánh giá dự án đã công bố hướng dẫn học sinh xây
dựng kế hoạch bằng cách đặt ra các câu hỏi gợi ý như:


+ Cơng việc mỗi cá nhân cần làm là gì? Cơng việc của cả nhóm là gì?
+ Áp dụng phương pháp gì để thực hiện cơng việc?
+ Thời gian dự kiến cho từng công việc cụ thể là bao lâu?
+ Sản phẩm dự kiến cần đạt cho mỗi hoạt động là gì?
- Học sinh hồn thành việc xây dựng kế hoạch dự án với sự góp ý và chỉnh
sửa của giáo viên (phụ lục C_Hình 3.1).
3.5. Thực hiện dự án.
3.5.1. Hoạt động thực hành cá nhân.
- Hoạt động học sinh: cá nhân tham khảo các tài liệu được giáo viên giới thiệu,
các nguồn tham khảo khác từ internet hoặc học hỏi kinh nghiệm từ ông bà, cha
mẹ, người thân trong gia đình để xây dựng qui trình lên men và thực hành, ghi
nhật ký, chụp ảnh, quay video để báo cáo cho giáo viên (phụ lục C_Hình 3.2 a,b,c
và d).
- Hoạt động giáo viên: yêu cầu học sinh gửi video, hình ảnh, nhật ký hàng tuần để
có hướng nhắc nhở, đôn đốc hoặc chỉnh sửa các hoạt động thực hành của học sinh.
- Thời gian: 3 tuần.
- Địa điểm: thực hiện tại nhà.
3.5.2. Thảo luận nhóm.
- Hoạt động của học sinh: mỗi nhóm lựa chọn ra nhóm trưởng và thư ký.
+ Nhóm trưởng: phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, báo
cáo bảng phân cơng nhiệm vụ và tiến độ thực hiện của nhóm với giáo viên. Tổng
hợp bài word và powerpoint hoàn chỉnh để gửi cho giáo viên và các nhóm khác.
+ Thư ký chịu trách nhiệm ghi nhận phân cơng của nhóm trưởng và ý kiến đóng

góp, thảo luận của cả nhóm.
+ Cá nhân từng thành viên: thực hiện nhiệm vụ nhóm trưởng phân cơng (đọc tài
liệu và chọn lọc nội dung, tìm hình ảnh, tổng hợp và chỉnh sửa nội dung word,
soạn slide powerpoint,…).
+ Cả nhóm tham gia thảo luận trên lớp hoặc các buổi học nhóm và thống nhất nội
dung để hồn thành bài báo cáo word và powerpoint (phụ lục C_Hình 3.3).
- Hoạt động của giáo viên: xem xét bảng phân cơng của từng nhóm và góp ý nếu
phân cơng chưa hợp lý, góp ý, chỉnh sửa nội dung word và ppt cho các nhóm. Kịp
thời giúp đỡ khi các nhóm gặp khó khăn hoặc giải đáp các thắc mắc trong q
trình các nhóm thảo luận trên lớp. Nhắc nhở, đơn đốc các nhóm thực hiện đúng
tiến độ của dự án.
- Thời gian: 3 tuần.
- Địa điểm: trong tiết học tại lớp và các buổi họp nhóm ngồi lớp.


3.6. Chia sẻ kết quả và đánh giá sản phẩm.
- Thời điểm các nhóm kết thúc dự án sẽ gửi bài báo cáo word và ppt cho giáo
viên và các nhóm khác tham khảo, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá kết quả
thực hiện dự án của nhóm.
- Các nhóm sẽ thực hiện báo cáo phần kết quả dự án mà nhóm đã thực hiện.
- Các nhóm sẽ tiến hành chấm điểm cho nhau dựa vào tiêu chí đánh giá và
thang điểm ở bảng 1. Sau khi chấm các nhóm trả kết quả về cho nhóm được chấm
điểm xem xét kết quả và phản biện (nếu có). Cuối cùng, điểm của mỗi nhóm sẽ là
điểm trung bình tổng tất cả các phiếu điểm được chấm (bao gồm của giáo viên và
các nhóm). (Phụ lục C_hình 5
 Bài học kinh nghiệm khi áp dụng biện pháp.
Trong quá trình thực hiện biện pháp đã phát sinh những vấn đề không mong muốn
và một số giải pháp khắc phục được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh
như sau:
Vấn đề phát sinh

Giải pháp khắc phục
Nhiều học sinh lựa chọn đề tài quen Chia sẻ ngắn gọn về cách nuôi cơm mẻ để
thuộc (làm sữa chua) và tránh né đề tài học sinh biết được q trình ni mẻ
mới lạ (ni cơm mẻ).
khơng q khó.
Nhắc nhở về sự cạnh tranh và so sánh giữa
các nhóm khi chọn cùng đề tài.
Việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự Gợi ý một khung kế hoạch mẫu cho học
án chưa rõ ràng, cách trình bày chưa sinh, đề nghị các nhóm nên đánh máy phần
đẹp, một số nhóm viết tay rất khó đọc. kế hoạch và in ra.
Một số học sinh chưa biết cách ghi Hướng dẫn học sinh những nội dung cần
nhật ký thực hành.
quan sát và ghi nhận trên nhật ký.
Việc ghi nhận trên nhật ký của một số Đôn đốc nhắc nhở học sinh thực hiện việc
học sinh còn chậm trễ và chưa trung ghi nhận nhật ký và báo cáo kịp thời cho
thực.
giáo viên, giáo dục ý thức cho học sinh.
Việc phân công nhiệm vụ ở một số Giáo viên gợi ý chỉnh sửa những nhiệm vụ
nhóm chưa được đồng đều.
chưa phù hợp với các thành viên.
Một số nhóm có tình trạng nhóm Nhắc nhở các thành viên việc thực hiện
trưởng ôm đồm quá nhiều việc khiến nghiêm túc các nhiệm vụ được giao.
các thành viên ỷ lại vào nhóm trưởng Khuyến khích, khen ngợi những thành
nên thực hiện nhiệm vụ cá nhân một viên tích cực, đồng thời nhắc nhở, phê bình
cách hời hợt.
những thành viên chưa tích cực.


Một vài nhóm khơng có máy tính,
laptop để thực hiện bài báo cáo, phải

sử dụng điện thoại để soạn bài.
Việc chấm điểm chéo giữa các nhóm
trong giờ báo cáo powerpoint khiến
học sinh khơng có thời gian ghi bài.

Gợi ý cho các em việc sử dụng máy tính ở
phịng tin học của trường hoặc máy tính sử
dụng miễn phí ở thư viện tỉnh Hậu giang.
Các nhóm phải gửi bài báo cáo word và ppt
cho các nhóm khác tham khảo, đồng thời
sẽ soạn nội dung bài word tóm tắt những ý
chính để gửi cho cả lớp.

4. TÍNH THỰC TIỄN VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG.
4.1. Tính thực tiễn.
- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nội dung bài 23, 24, 25, 27 theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh.
- Giúp học sinh làm quen với các thao tác thực hành và cách ghi nhật ký khoa học,
tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của các em trong tương lai.
- Học sinh học được cách thực hiện một dự án, từ đó có thể áp dụng để tiếp tục
thực hiện dự án ở những nội dung khác trong môn Sinh học hoặc ở những môn
học khác.
- Biết cách tự tìm tịi kiến thức và sử dụng những kiến thức này giải thích các vấn
đề xảy ra trong đời sống hàng ngày.
4.2. Hiệu quả áp dụng.
4.2.1. Kết quả định tính.
- Đa số học sinh thích thú và có nhiều sáng tạo trong hoạt động thực hành lên men
tại nhà và mong muốn được tiếp tục thực hiện học tập theo phương pháp dự án.
- Hầu hết học sinh tích cực, tự giác tìm hiểu kiến thức liên quan và thảo luận sơi
nổi trong q trình thảo luận nhóm.

4.2.2. Kết quả định lượng.
So sánh hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp ở lớp 10H (áp dụng biện pháp) và
10T (không áp dụng biện pháp) bằng kiểm định T-test trong thống kê, thu được
kết quả như sau:
a) Kết quả so sánh trước khi áp dụng biện pháp:
Thực hiện việc so sánh điểm số của hai lớp 10H và 10T khi cùng thực hiện
một bài kiểm tra với nội dung như nhau, để xác định được kết quả học tập của
lớp 10H so với 10T ở thời điểm trước khi áp dụng biện pháp.
Bảng 4.1. Thống kê điểm kiểm tra lớp 10H
trước khi áp dụng biện pháp (dạy theo pp thường)
Khoảng điểm
Trung điểm
Tần số
8,0-10
9
5


6,5-7,9
5,0-6,4
3,5-4,9
Tổng

𝑥1 =
̅̅̅

7,2
5,7
4,2
(5×9)+(23×7,2)+(6×5,7)+(1×4,2)

35

23
6
1
35
= 7,11

S12 = 1,131
Bảng 4.2. Thống kê điểm kiểm tra lớp 10T dạy theo phương pháp thường
Khoảng điểm (m)
Trung điểm
Tần số
9
6
8,0-10
7,2
18
6,5-7,9
5,7
7
5,0-6,4
4,2
2
3,5-4,9
Tổng
33

̅̅̅
𝑥2 =


(6×9)+(18×7,2)+(7×5,7)+(2×4,2)
33

= 7,03

S12 = 1,631
 Giả thuyết Ho: Điểm trung bình của hai nhóm khơng khác nhau đáng kể
 Giả thuyết H1: Điểm trung bình của hai nhóm khác nhau đáng kể
- Áp dụng kiểm định T-test tính được t = 1,161. Với α = 0.01 (tức là thống kê
với độ tin cậy là 99%); df = n1 + n2 -2 = 66; hai chiều, ta có tcrit. = 2.660.
Do t < tcrit. nên ta chấp nhận giả thuyết H0.
- Kết luận 1: Điểm trung bình của lớp 10H khơng khác đáng kể so với điểm
trung bình của lớp 10T hoặc kết quả học tập của lớp 10H không cao hơn đáng kể
so với kết quả học tập của lớp 10T với độ tin cậy là 99%.
b) Kết quả so sánh sau khi áp dụng biện pháp.
Sau thời gian áp dụng biện pháp mới tại lớp 10H, cho hai lớp 10H (áp dụng
biện pháp) và 10T (đối chứng) cùng thực hiện một bài kiểm tra với nội dung như
nhau và tiến hành so sánh điểm số để xác định được kết quả học tập của lớp 10H
so với 10T.
Bảng 4.3. Thống kê điểm kiểm tra lớp 10H sau khi áp dụng biện pháp
Khoảng điểm (m)
Trung điểm
Tần số
9
23
8,0-10
7,2
11
6,5-7,9

5,7
1
5,0-6,4
Tổng
35


𝑥1 =
̅̅̅

(23×9)+(11×7,2)+(1×5,7)
35

= 8,34

S12 = 0,923
Bảng 4.4. Thống kê điểm kiểm tra lớp 10T dạy theo phương pháp thường
Khoảng điểm (m)
Trung điểm
Tần số
9
13
8,0-10
7,2
14
6,5-7,9
5,7
5
5,0-6,4
4,2

1
3,5-4,9
Tổng
33

𝑥1 =
̅̅̅

(13×9)+(14×7,2)+(5×5,7)+(1×4,2)
33

= 7,59

S12 = 1,792
- Áp dụng kiểm định T-test tính được t = 2,679. Với α = 0.01 (tức là thống kê
với độ tin cậy là 99%); df = n1 + n2 -2 = 66; hai chiều, ta có tcrit. = 2.660.
Do t > tcrit. nên ta chấp nhận giả thuyết H1.
- Kết luận 2: Điểm trung bình của lớp 10H khác đáng kể so với điểm trung bình
của lớp 10T hoặc có thể kết luận rằng kết quả học tập của lớp 10H cao hơn đáng
kể so với kết quả học tập của lớp 10T với độ tin cậy là 99%.
4.3. Kết luận.
- Trước khi áp dụng biện pháp thì kết quả học tập của 2 lớp 10H và 10T là tương
đối đồng đều nhau, điểm kiểm tra của 2 lớp là khơng có sự khác biệt đáng kể
(thể hiện rõ trong kết luận 1). Sau khi áp dụng biện pháp thì kết quả học tập của
lớp 10H (áp dụng biện pháp) cao hơn đáng kể so với lớp 10T (đối chứng). Điều
này chứng tỏ ràng biện pháp đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học
sinh trong bài 23, 24, 25 và 27 của chương trình sinh học 10.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá được đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực của
học sinh, chú trọng đánh giá kỹ năng, quá trình thực hiện dự án và sản phẩm của
dự án. Đặc biệt tổ chức cho học sinh tự chấm chéo cho nhau và có trao đổi thống

nhất kết quả chấm.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tự
thực hành tại nhà, thảo luận nhóm để hồn thành bài báo cáo và thuyết trình sản
phẩm trước lớp.
5. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG RỘNG RÃI VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
5.1. Khả năng áp dụng rộng rãi
- Biện pháp được áp dụng tại lớp 10H và mang lại những kết quả tích cực trong
hoạt động học tập của học cũng như kiểm tra đánh giá, học sinh tích cực, chủ động


và sáng tạo trong quá trình tìm hiểu và xây dựng nên kiến thức bài học, chú trọng
vào việc phát triển kỹ năng để đáp ứng yêu cầu đánh giá mới thay vì chú trọng
vào việc tái hiện kiến thức như trước đây. Với những kết quả tích cực mà dạy học
dự án đem lại thì việc áp dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy cần
được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới giáo
dục như hiện nay.
- Biện pháp “Tổ chức dạy học dự án tìm hiểu quá trình lên men của vi sinh vật”
khơng địi hỏi trang thiết bị và các nguyên vật liệu đắt tiền, học sinh có thể sáng
tạo và sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại nhà (các loại trái cây làm rượu), kinh
phí cho việc thực hiện dự án thấp, dễ dàng thực hiện tại nhà và trên lớp, thời gian
thực hiện dự án không quá dài (4 tuần) và bao gồm nội dung của 3 bài trong phần
vi sinh vật nên vẫn phù hợp với kế hoạch giảng dạy chương trình sinh học 10 của
những lớp khơng chun.
5.2. Đề xuất, kiến nghị
- Hình thức dạy học dự án có thể tiếp tục được áp dụng để giảng dạy các nội
dung trong chương trình sinh 10 như “virut và bệnh truyền nhiễm”, “enzim và
vai trò của enzim” hay phần sinh học 11 như “chuyển hoá vật chất và năng lượng
ở thực vật”, “cảm ứng ở thực vật”, “sinh trưởng và phát triển ở động vật”,…
- GV cần nhận ra nhiệm vụ quan trọng của việc phát triển năng lực hợp tác
cho HS, từ đó có sự thay đổi các phương pháp dạy học cho hợp lý. Chú trọng

đến các phương pháp làm phát triển các kĩ năng hợp tác cơ bản, thay vì chỉ chú
trọng tới kiến thức như một số phương pháp dạy học truyền thống.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học để phù hợp với
các phương pháp dạy học tích cực mới.


6. MỤC LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO.
6.1. Mục lục.
1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP........................................................................... 2
2. MÔ TẢ BIỆN PHÁP. ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu của biện pháp. ........................................................................... 2
2.2. Khách thể của biện pháp.......................................................................... 4
2.3. Nội dung biện pháp. .................................................................................. 4
3. CÁCH THỨC, QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG ...................................................... 4
3.1. Xác định nội dung của dự án. .................................................................. 4
3.2. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá dự án. ................................................. 4
3.3. Giao đề tài, giải thích mục tiêu cần đạt. ................................................. 4
3.3.1. Giao đề tài. ........................................................................................... 4
3.3.2. Giới thiệu mục tiêu cần đạt của dự án. .............................................. 5
3.3.3. Giới thiệu tài liệu tham khảo. ............................................................. 5
3.4. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện. .............................. 5
3.5. Thực hiện dự án. ....................................................................................... 6
3.5.1. Hoạt động thực hành cá nhân. ........................................................... 6
3.5.2. Thảo luận nhóm. ................................................................................. 6
3.6. Chia sẻ kết quả và đánh giá sản phẩm.................................................... 7
4. TÍNH THỰC TIỄN VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG. ......................................... 8
4.1. Tính thực tiễn. ........................................................................................... 8
4.2. Hiệu quả áp dụng. ..................................................................................... 8
4.2.1. Kết quả định tính. ................................................................................ 8
4.2.2. Kết quả định lượng. ............................................................................. 8

4.3. Kết luận. ................................................................................................... 10
5. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG RỘNG RÃI VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. ....... 10
5.1. Khả năng áp dụng rộng rãi .................................................................... 10
5.2. Đề xuất, kiến nghị ................................................................................... 11


6.2. Tài liệu tham khảo.
1. Nguyễn Thị Hồng Nam, Huỳnh Thị Thuý Diễm, Đỗ Thị Phương Thảo, Thái
Thị Tuyết Nhung, 2019. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 10
các môn Khoa học Tự nhiên. Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ, 2010. Dạy và học tích cực – Một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
3. Nguyễn Văn Cường, Bern Meir, 2010. Một số vấn đề chung về đổi mới
phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Dự án phát triển giáo dục
THPT.
4. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, 2010. Vi sinh vật học.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.
5. Nguyễn Thành Đạt, Mai Thị Hằng, 2008. Giáo trình vi sinh vật. Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm Hà nội.
6. Kiều Hữu Ảnh, 2007. Giáo trình vi sinh thực phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục
Việt nam.
7. Hồng Chúng, 1983. Phương pháp thống kê tốn học trong khoa học giáo dục.
Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ giáo dục và đào tạo. Sách giáo khoa Sinh học 10. Nhà xuất bản Giáo dục
Việt nam.
9. Phạm Văn Ty, Nguyễn Vĩnh Hà, 2017. Tài liệu chuyên Sinh học Trung học
Phổ thông Vi sinh vật học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.


7. PHỤ LỤC.

Phụ lục A: Bảng nội dung và tiêu chí đánh giá dự án.
Bảng 3.1. Nội dung dự án
Thời Đề
Nhiệm vụ riêng của từng nhóm
gian tài
Làm - Cá nhân thực hành làm sữa chua tại nhà
sữa (xây dựng qui trình, quan sát, ghi nhận)
chua - Nộp sản phẩm sữa chua.
- Cá nhân thực hành làm rượu tại nhà, một
nửa thành viên sẽ đậy kín nắp, 1 nửa
4
Làm
thường xuyên mở nắp và khuấy trái cây.
tuần rượu
(xây dựng qui trình, quan sát, ghi nhận)
- Nộp sản phẩm rượu.
Làm - Cá nhân thực hành nuôi cơm mẻ tại nhà
cơm (xây dựng qui trình, quan sát, ghi nhận)
mẻ - Nộp sản phẩm cơm mẻ.

Nhiệm vụ chung
của các nhóm

- Xây dựng kế hoạch
thực hiện dự án
- Thảo luận hoàn
thành báo cáo word
và powerpoint.
- Báo cáo dự án đã
thực hiện


Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá dự án
Thang
điểm
Kế hoạch nhóm được trình bày rõ ràng, chi tiết, dễ theo dõi.
5
Kế
hoạch Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đồng đều, rõ ràng, cụ thể.
5
(15
Kế hoạch phân bố thời gian hợp lý.
5
điểm)
Mỗi cá nhân tự thực hiện đầy đủ việc thực hành lên men êtilic hoặc
10
Quá lactic tại nhà (có chụp ảnh minh chứng).
trình Nhật ký thực hành cá nhân trình bày đầy đủ, rõ ràng, chi tiết các
5
thực bước thực hành lên men mà bản thân đã tìm hiểu được và tự thực
hiện hiện, những nội dung tự rút ra sau khi thực hành lên men.
5
(30 Tham dự đủ các buổi họp nhóm.
điểm) Tham gia thảo luận sơi nổi, tích cực đóng góp ý kiến cho nhóm.
5
Tơn trọng, quan tâm, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm.
5
Khơng lẫn vi sinh vật khác (đặc biệt là nấm mốc)
5
Sản
Màu sắc tự nhiên

5
phẩm
Vị chua, ngọt/nồng vừa phải
5
(30
Nội dung bài word đầy đủ, chính xác, trình bày rõ ràng, mạch lạc,
điểm)
15
giải quyết được vấn đề đặt ra ban đầu.
Tiêu chí


Nội dung đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, súc tích.
Đầy đủ hình ảnh minh hoạ.
Báo
Thuyết trình lưu lốt, rõ ràng, mạch lạc, thu hút.
cáo
Trả lời đầy đủ, chính xác những câu hỏi được giáo viên và các
(25
nhóm khác đặt ra.
điểm)
Tích cực đóng góp ý kiến cho các nhóm khác trên tinh thần học
hỏi, xây dựng sau khi nghe các nhóm khác báo cáo.
Tổng cộng

5
5
5
5
5

100

Phụ lục B: Các bước kiểm định T-test.
- Xây dựng giả thuyết thống kê:
o Giả thuyết Ho: Điểm trung bình của hai nhóm khơng khác nhau đáng kể ( ̅̅̅
𝑥1 = ̅̅̅
𝑥2 )
o Giả thuyết H1: Điểm trung bình của hai nhóm khác nhau đáng kể ( ̅̅̅
𝑥1 ≠ ̅̅̅
𝑥2 )
- Xác định mức ý nghĩa thống kê (ví dụ .01, .05, hoặc .1).
- Xác định số chiều so sánh: chọn 2 chiều (two-tailed) nếu không thể khẳng
định trước ̅̅̅
𝑥1 > ̅̅̅
𝑥2 hay ̅̅̅
𝑥2 > 𝑥
̅̅̅1
- Tính giá trị t theo cơng thức sau:

Trong đó:
x1 : số điểm trung bình của lớp 10H
x2 : số điểm trung bình của lớp 10T
S12 : phương sai của lớp 10H
S22 : phương sai của lớp 10T
n1: số lượng học sinh của lớp 10H
n2 : số lượng học sinh của lớp 10T
- So sánh t với tcrit. (xem phụ lục 1)
o Nếu |𝑡| < tcrit. : Chấp nhận giả thuyết Ho: Điểm trung bình của hai nhóm
khơng khác nhau đáng kể.
o Nếu |𝑡| > tcrit. : Chấp nhận giả thuyết H1: Điểm trung bình của hai nhóm

khác nhau đáng kể.


Bảng giá trị Tcrit.


Phụ lục C: Hình ảnh các bước thực hiện dự án.

Hình 3.1. Kế hoạch thực hiện dự án

Hình 3.2.a. Thực hành làm sữa chua


Hình 3.2.b. Thực hành làm rượu trái cây


Hình 3.2.b. Thực hành ni mẻ

Hình 3.2.d. Nhật ký thực hành


Hình 3.3. Thảo luận nhóm tại lớp

Hình 3.4. Báo cáo kết quả thực hiện dự án và bảng điểm đánh giá chéo giữa các nhóm.


Hình 3.5. Bài báo cáo word và nội dung bên trong bài báo cáo.

Hình 3.6. Sản phẩm thực hành lên men rượu, cơm mẻ và sữa chua.




×