Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Chiến lược ứng phó rủi ro của các nhà thầu trong nước cho các dự án xây dựng cao tầng có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ PHÚ Q

CHIẾN LƯỢC ỨNG PHĨ RỦI RO CỦA CÁC NHÀ THẦU
TRONG NƯỚC CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CAO TẦNG CĨ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM

Chun nghành: Quản Lý Xây Dựng
Mã số: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. ĐỖ TIẾN SỸ

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 05 tháng 01 năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN
2. TS. LÊ HOÀI LONG
3. TS. NGUYỄN ANH THƯ


4. TS. CHU VIỆT CƯỜNG
5. TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KT XÂY DỰNG

TS. LÊ ANH TUẤN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ PHÚ QUÍ

MSHV: 1670151

Ngày, tháng, năm sinh: 04/01/1986

Nơi sinh: Đồng Tháp

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng

Mã số: 60580302


I. TÊN ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ RỦI RO CỦA CÁC NHÀ THẦU TRONG NƯỚC CHO
CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CAO TẦNG CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI
VIỆT NAM
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: .....................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 13/08/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/12/2018
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ TIẾN SỸ
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. ĐỖ TIẾN SỸ

TS. ĐỖ TIẾN SỸ
TRƯỞNG KHOA KT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)

TS. LÊ ANH TUẤN


1

LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Thầy TS. Đỗ Tiến Sỹ.
Người trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian làm
luận văn. Bên cạnh đó, Thầy cịn là người đã động viên tơi rất nhiều để tơi có thể
vượt qua những khó khăn trong thời gian thực hiện đề cương và luận văn này, xin
gửi đến Thầy lời tri ân, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Thông qua luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể q thầy cơ
khoa Kỹ Thuật Xây Dựng nói chung, bộ mơn Thi Cơng và Quản Lý Xây Dựng nói
riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và học tập
trong những năm qua.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp trong cơ quan, các đơn
vị liên kết đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và phỏng vấn phục vụ cho
nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ
tơi trong suốt q trình học tập cũng như hồn thành luận văn này.
Mặt dù bản thân đã tập trung cố gắng nghiên cứu nhưng trong thời gian làm
chuyên đề luận văn với tiến độ tương đối ngắn nên khó tránh khỏi những sai sót
nhất định. Rất mong được sự góp ý chân thành từ q Thầy, Cơ và các bạn nhằm
hồn chỉnh hơn cho luận văn, đồng thời là cơ sở để phục vụ cho các nghiên cứu mở
rộng sau này.
TP. HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2018
Học viên

Lê Phú Quí


2

TĨM TẮT

Quản lý rủi ro khơng hiệu quả trong xây dựng chủ yếu góp phần làm trì

hỗn tiến độ của dự án và chi phí bị vượt đối với các công ty xây dựng Việt Nam
trong môi trường xây dựng quốc tế. Công việc quan trọng của nhà thầu Việt Nam là
ứng phó với rủi ro một cách thích hợp để đạt được mục tiêu dự án. Nghiên cứu này
xem xét các chiến lược ứng phó rủi ro của các nhà thầu Việt Nam cho các dự án xây
dựng cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam. Các yếu tố rủi ro trong
nghiên cứu này được biên soạn từ các nghiên cứu trước và tham khảo thêm ý kiến
bởi một nhóm các chuyên gia đang làm việc trong các dự án cao tầng có vốn đầu tư
nước ngồi tại Việt Nam thơng qua các cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát.
Việc phân bổ các yếu tố rủi ro cho nhà thầu hay chủ sở hữu được xác định thơng
qua việc phân tích thực tế ba hợp đồng tham khảo kết hợp với kết quả từ việc khảo
sát. Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu xác định được danh sách các chiến lược
ứng phó rủi ro được áp dụng trong các dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam. Sau đó, một qui trình Delphi 2 vịng được sử dụng để xác định các chiến
lược ứng phó phù hợp với từng yếu tố rủi ro được xác định trước đó.
Kết quả xác định được 20 yếu tố rủi ro có khả năng xảy ra ở mức độ cao và
ảnh hưởng lớn đến các nhà thầu trong nước. Trong đó, nghiên cứu đề xuất 7 yếu tố
rủi ro thuộc trách nhiệm của nhà thầu, và 4 yếu tố rủi ro thuộc trách nhiệm của chủ
sở hữu, 9 yếu tố rủi ro còn lại là sự chia sẽ cho cả nhà thầu và chủ sở hữu. Nghiên
cứu cũng xác định được 18 tiêu chí (chiến lược) mà nhà thầu có thể xem xét khi lựa
chọn ứng phó thích hợp với các yếu tố rủi ro. Những kết quả này có thể được sử
dụng để làm hệ thống quản lý rủi ro cho các dự án cao tầng có vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam. Hơn nữa, dựa trên các tiêu chí đề xuất, nhà thầu có thể áp dụng
chiến lược ứng phó rủi ro thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra của dự án.


3

ABSTRACT

Inefficient construction risk management mainly contributes to project

delay and cost overrun for Vietnamese construction firms in international
construction environments. The main task of Vietnamese contractors is to respond
to critical risks appropriately to achieve project goals. This research investigates
risk-responsive strategies by Vietnamese contractors of high rise building
construction projects with foreign investment capital in Vietnam (HRBCPs). The
risks in HRBCPs are compiled from previous studies and verified by a group of
HRBCPs experts from contractors through in-depth interviews and questionnaire
surveys. The allocation of risk factors to the contractor or owner is determined by
the actual analysis of the three reference contracts combined with the results from
the survey. Through the survey, the study identified a list of risk coping strategies
applied in high-rise projects with foreign investment in Vietnam. A two-round
Delphi procedure is then used to determine adaptation strategies that are consistent
with each of the identified risk factors.
The results indicate that 20 risk factors are likely to occur at a high level
and have a significant impact on local contractors. In particular, the study proposes
7 risk factors that are the responsibility of the contractor, and 4 risk factors are the
responsibility of the owner, the remaining 9 risk factors are the share for both the
contractor and the owner. The study also identifies 18 criteria (strategies) that the
contractor may consider when selecting the appropriate response to the risk factors.
These results can be used to make a risk management system for high-rise projects
with foreign investment in Vietnam. Furthermore, based on the proposed criteria,
the contractor may apply appropriate risk response strategies to achieve the project
objectives.


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với tên đề tài “CHIẾN LƯỢC ỨNG

PHÓ RỦI RO CỦA CÁC NHÀ THẦU TRONG NƯỚC CHO CÁC DỰ ÁN XÂY
DỰNG CAO TẦNG CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM” đây là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy
TS. Đỗ Tiến Sỹ.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là do chính tơi thực hiện một cách
nghiêm túc, trung thực và chưa từng được ai công bố hoặc sử dụng để nhận bằng
cấp ở nơi khác.
Tôi xin cam đoan rằng khơng có sản phẩm nghiên cứu nào của ngời khác
được sử dụng trong luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Học viên

Lê Phú Quí


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 1
TÓM TẮT .......................................................................................................................... 2
ABSTRACT ....................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 9
1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................... 9
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 11
1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 13
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 14
2.1 Các lý thuyết, khái niệm........................................................................................... 14
2.2 Tổng quan về quản lý rủi ro dự án ........................................................................... 15
2.3 Hiệu quả quản lý rủi ro dự án................................................................................... 16

2.4 Phương pháp Delphi................................................................................................. 16
2.5 Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................................... 16
2.6 Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố tại Việt Nam .................. 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 19
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 19
3.2 Phương pháp nhận diện các yếu tố rủi ro ................................................................. 21
3.3 Phương pháp phân bổ rủi ro ..................................................................................... 21
3.3.1 So sánh phân bổ rủi ro bằng hình thức tham chiếu ba hợp đồng....................... 21
3.3.2 Làm rõ phân bổ các yếu tố rủi ro ....................................................................... 21
3.4 Chiến lược ứng phó rủi ro ........................................................................................ 21
3.4.1 Phịng tránh rủi ro .............................................................................................. 21
3.4.2 Chuyển giao rủi ro ............................................................................................. 21
3.4.3 Giảm thiểu rủi ro ................................................................................................ 22
3.4.4 Chấp nhận rủi ro (bảo lưu rủi ro) ....................................................................... 22
3.5 Thu thập dữ liệu ....................................................................................................... 22
3.6 Phương pháp, công cụ nghiên cứu ........................................................................... 24
3.6.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 24
3.6.2 Công cụ nghiên cứu ........................................................................................... 27


6

CHƯƠNG 4. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÀ THẦU
TRONG NƯỚC CHO CÁC DỰ ÁN CAO TẦNG CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGỒI TẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 28
4.1 Thiết lập sơ bộ danh sách các yếu tố rủi ro .............................................................. 28
4.2 Mô tả mẫu ................................................................................................................ 31
4.2.1 Kết quả trả lời bảng câu hỏi khảo sát................................................................. 31
4.2.2 Thời gian tham gia dự án cao tầng của người trả lời ......................................... 32
4.2.3 Vị trí cơng việc của người tham gia khảo sát .................................................... 33

4.2.4 Số dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi của người tham gia khảo sát ....... 33
4.2.5 Qui mô dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi của người tham gia khảo sát
..................................................................................................................................... 34
4.3 Xác định danh sách các yếu tố rủi ro có khả năng xảy ra và mức độ tác động của
từng yếu tố đến nhà thầu trong các dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt
Nam ................................................................................................................................ 35
4.3.1 Mã hóa dữ liệu ................................................................................................... 35
4.3.2 Thống kê kết quả mức độ tác động của các yếu tố rủi ro .................................. 37
4.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .......................... 43
4.5 Giải thích các yếu tố rủi ro ....................................................................................... 51
4.6 Phân tích cụm thứ bậc (Hierarchical Clustering) ..................................................... 57
4.7 Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố trong từng cụm ............................................. 61
4.7.1 Cụm C1: các vấn đề liên quan đến nhân công, vật tư, thiết bị lao động ........... 61
4.7.2 Cụm C2: các vấn đề liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu .......... 62
4.7.3 Cụm C3: các vấn đề liên quan đến sự chậm trễ của bên thứ ba ........................ 63
4.7.4 Cụm C4: các vấn đề biến động thị trường tài chính .......................................... 64
4.7.5 Cụm C5: các yếu tố rủi ro không lường trước được đối với nhà thầu (không
theo ý muốn nhà thầu) ................................................................................................ 64
4.8 Phân tích hệ số tương quan Pearson......................................................................... 65
4.8.1 Phân tích hệ số tương quan Pearson cho cụm C1 .............................................. 65
4.8.2 Phân tích hệ số tương quan Pearson cho cụm C2 .............................................. 66
4.8.3 Phân tích hệ số tương quan Pearson cho cụm C3 .............................................. 67
4.8.4 Phân tích hệ số tương quan Pearson cho cụm C4 .............................................. 67
4.8.5 Phân tích hệ số tương quan Pearson cho cụm C5 .............................................. 68
CHƯƠNG 5. PHÂN BỔ RỦI RO CHO CÁC DỰ ÁN CAO TẦNG CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ............................................................................ 69
5.1 Ba hợp đồng tham khảo so sánh phân bổ các yếu tố rủi ro...................................... 69


7


5.2 Lựa chọn phân bổ các yếu tố rủi ro và đề xuất phân bổ các yếu tố rủi ro ............... 72
5.3 giải thích kết quả sự lựa chọn phân bổ các yếu tố rủi ro.......................................... 75
CHƯƠNG 6. CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ RỦI RO CỦA CÁC NHÀ THẦU TRONG
NƯỚC CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CAO TẦNG CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGỒI TẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 81
6.1 Kích thước mẫu ........................................................................................................ 81
6.2 Mục tiêu của chiến lược ứng phó rủi ro ................................................................... 82
6.3 Các chiến lược ứng phó rủi ro .................................................................................. 83
6.3.1 Khơng làm gì (DN: Do nothing) ........................................................................ 83
6.3.2 Làm một điều gì đó (Do something).................................................................. 83
CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN VỀ CÁC CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ
RỦI RO CỦA CÁC NHÀ THẦU TRONG NƯỚC CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
CAO TẦNG CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM ........................... 90
7.1 Kết quả ..................................................................................................................... 90
7.1.1 Cụm C1: các vấn đề liên quan đến nhân công, vật tư, thiết bị lao động ........... 90
7.1.2 Cụm C2: Năng lực, kinh nghiệm nhà thầu ........................................................ 93
7.1.3 Cụm C3: các vấn đề liên quan đến sự chậm trễ của bên thứ ba ...................... 106
7.1.4 Cụm C4: các vấn đề biến động thị trường tài chính ........................................ 108
7.1.5 Cụm C5: các yếu tố rủi ro không lường trước được đối với nhà thầu (không
theo ý muốn nhà thầu) .............................................................................................. 110
7.2 Tổng hợp kết quả lựa chọn chiến lược ứng phó rủi ro ........................................... 114
Bảng tổng hợp kết quả lựa chọn các chiến lược ứng phó rủi ro được trình bày trong
bảng 7.18 ở trang sau. .................................................................................................. 114
7.3 Thảo luận kết quả lựa chọn chiến lược ứng phó rủi ro .......................................... 116
7.3.1 Cụm C1 ............................................................................................................ 116
7.3.2 Cụm C2 ............................................................................................................ 116
7.3.3 Cụm C3 ............................................................................................................ 117
7.3.4 Cụm C4 ............................................................................................................ 117
7.3.5 Cụm C5 ............................................................................................................ 117

CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 119
8.1 Kết luận .................................................................................................................. 119
8.2 Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 120
8.3 Kiến nghị của nghiên cứu ...................................................................................... 121
8.4 Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 122


8

PHỤ LỤC I ..................................................................................................................... 124
PHỤ LỤC II. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT III ....................................................... 127
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .......................................................................................... 128


9

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu chung
Theo nguồn báo điện tử (Tài chính BĐS), GDP quý III/ 2018 tăng +6.88%, cao
hơn mức tăng +6.73% của quý II/ 2018 và làm đảo chiều xu hướng giảm dần đều trong 3
quý liền trước đó. Đóng góp cho sự đảo chiều này là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
với mức tăng trưởng +8.61% (quý II/2018 tăng +8.4%). Nông, lâm nghiệp, thủy sản và
dịch vụ trong quý III/ 2018 đều giảm tốc. Trong công nghiệp và xây dựng, đáng chú ý
nhất là sự cải thiện của ngành xây dựng với mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm là
+9.2%. Trong khi đó, cơng nghiệp chế biến chế tạo, ngành có tỷ trọng giá trị lớn nhất
trong GDP đi ngang với tăng trưởng +12.1% cịn khai khống giảm -3.3% (q II/ 2018
giảm -3.1%).
10.03


10.5

8.4 8.61

8.5
7.43
6.73 6.88

6.54

7.11 6.87

6.5
Qúy 1
4.11

4.5

Qúy 2

3.54 3.46

Qúy 3

2.5

0.5
Tăng trưởng GDP
-1.5


Nông, Lâm và Ngư
nghiệp

Cơng nghiệp và Xây
dựng

Dịch vụ

Hình 1.1 Cấu thành tăng trưởng GDP 3 quý năm 2018 (nguồn Tài chính BĐS)
Tính đến ngày 20/4/2014 đã có 1,196 dự án FDI trong lĩnh vực xây dựng với tổng
số vốn đăng ký khoảng 11,5 tỷ USD, chiếm 6,5% tổng số dự án và 4,5% tổng vốn đầu tư
của cả nước và đứng thứ ba về ngành lĩnh vực thu hút FDI. Quy mơ bình qn dự án
trong lĩnh vực xây dựng là 9,64 triệu USD.
Trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng
thì Hàn Quốc dẫn đầu với 587 dự án và 2,4 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 49% tổng số dự án
và 20,9% tổng vốn đầu tư của toàn ngành xây dựng). Đứng thứ hai là Singapore với


10

gần 101dự án và gần 1,9 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 8,4% tổng số dự án và 16,6% tổng
vốn đầu tư của toàn ngành). Đứng thư ba là Đài Loan với 109 dự án và 1,5 tỷ USD vốn
đầu tư (chiếm 9% tổng số dự án và 13,3% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Các quốc gia,
vùng lãnh thổ khác cũng có số dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng là Nhật Bản,
Malaysia, BritishVirginIslands, HongKong....
2,500,000,000

700
600

500
400
300
200
100
0

2,000,000,000
1,500,000,000
1,000,000,000
500,000,000

Bỉ

Cayman Islands

Trung Quốc

Hồng Kơng

BritishVirginIslands

Malaysia

Nhật Bản

Đài Loan

Singapore


Hàn Quốc

0

Hình 1.2 Thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực xây dựng (nguồn thông tin điện tử Đầu tư
Nước ngồi)
Trong lĩnh vực xây dựng thì Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thu hút được nhiều
vốn FDI nhất trong lĩnh vực này với hơn 377 dự án và 3 tỷ USD vốn đầu tư
(chiếm 31,5% tổng số dự án và 26,5% tổng vốn đầu tư của toàn ngành xây dựng). Hà
Nội đứng thứ hai với 527 dự án và 2 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 44% tổng số dự án
và 17% tổng vốn đầu tư của tồn ngành). Hải Phịng đứng thứ ba với 18 dự án và 1 tỷ
USD vốn đầu tư (chiếm 1,5% tổng số dự án và 9% tổng vốn đầu tư của toàn ngành). Các
tỉnh tiếp theo là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh...
Xét về hình thức đầu tư, các dự án trong lĩnh vực này đầu tư theo hình thức 100%
vốn nước ngồi, chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực này. Dự án theo hình
thức liên doanh chiếm 43% tổng vốn đầu tư. Cịn lại là đầu tư theo hình thức cơng ty cổ
phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhìn chung trong thời gian tới, lĩnh vực xây dựng có nhiều cơ hội để thu hút hơn
nữa vốn FDI do năm 2015 nhiều chính sách kinh tế mới theo hướng thơng thống, cởi mở
hơn chính thức có hiệu lực, nhất là việc sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp... Các đạo luật này đã nới lỏng nhiều quy định, tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng và bất động sản tại Việt Nam.


11

Trong những năm gần đây, số lượng và quy mô của các dự án xây dựng tại Việt
Nam đã tăng liên tục. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu Việt Nam không thể hưởng lợi nhuận
tiềm năng do thiếu hệ thống quản lý rủi ro có hệ thống và hiệu quả. Để phát triển một hệ
thống quản lý rủi ro tốt, các nhà thầu phải hiểu các điều khoản hợp đồng và có thể xác

định các yếu tố nguy cơ quan trọng do các điều khoản hợp đồng không rõ ràng và không
đầy đủ. Trong các dự án xây dựng nhà cao tầng, các cơng ty xây dựng nước ngồi thường
giao phần lớn hợp đồng các cơng trình xây dựng cho các nhà thầu trong nước, dẫn đến
cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu địa phương (Bùi, 2010).
Từ các nhận định trên, cần thiết phải có một cơng cụ quản lý và chiến lược ứng
phó rủi ro tốt là điều cần thiết để góp phần giúp nhà thầu chủ động trong việc ứng phó và
giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Sau hơn 25 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích
cực trong phát triển Kinh tế Xã hội. Ngành Xây dựng là một trong những ngành mũi
nhọn, giữ một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển Kinh tế Xã hội. Là lĩnh vực
kiến tạo cơ sở vật chất để phát triển đô thị, phát triển Quốc gia. Ngày càng nhiều cơng
trình với quy mơ lớn, kể cả những cơng trình phức tạp, hiện đại có nguồn vốn đầu tư
nước ngồi đã được xây dựng khắp các thành phố lớn trên cả nước. Việc nâng cao chất
lượng cũng như hiệu quả đầu tư dự án xây dựng luôn được các chủ đầu tư đặt lên hàng
đầu (nguồn Internet).
Dự án xây dựng thành công chính là kết quả mà các bên tham gia dự án quản lý
rủi ro tốt như thế nào. Rủi ro phải được quản lý thông qua các hoạt động kinh doanh và
xây dựng thực tiễn hợp lý, đặc biệt là cẩn thận chuẩn bị và xem xét các tài liệu hợp đồng
dự án. Một bước quan trọng của quản lý rủi ro thành công là việc xác định các yếu tố
nguy cơ liên quan trước khi ký kết hợp đồng. Về lý thuyết, các văn bản hợp đồng phân bổ
trách nhiệm đối với những rủi ro nhất định cho bên tốt nhất xử lý để khả năng xảy ra và
chi phí liên quan của chúng là tối thiểu (Dale et al, 2004).
Ở Việt Nam, số vụ tranh chấp kinh doanh đã gia tăng sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Cộng đồng Đơng Á, như trong
Hình 1.3. Là một thành viên, Việt Nam phải cho phép các công ty xây dựng của các nước
thành viên khác làm việc trong ngành xây dựng. Mặc dù các nhà thầu Việt Nam có nhiều
lợi thế hơn so với các nhà thầu nước ngoài do họ quen thuộc với văn hóa địa phương, họ
vẫn thiếu kinh nghiệm trong các cơng trình phức tạp, khả năng quản lý, năng lực tài
chính, kiến thức mới và cơng nghệ xây dựng mới (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt

Nam, 2014).
Trong năm 2016, VIAC đã tiếp nhận 155 vụ tranh chấp, trong số đó có 34% là
tranh chấp trong lĩnh vực mua bán, xuất nhập khẩu; 15% trong lĩnh vực xây dựng, 11% là
các tranh chấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các tranh chấp trong lĩnh vực bảo
hiểm, thuê… các tranh chấp có yếu tố nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng về số lượng


12

với sự tham gia nhiều nhất của các bên đến từ Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong),
Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc…
180
160

146

140

155 151

124

120

99

100

83


80
60
32 27

2006

18 20 23 17 19 16

36

2004

25 24

1998

6

13 17

1996

48

40
20

64

63


58
30

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2009

2008

2007

2005

2003


2002

2001

2000

1999

1997

1995

1994

1993

0

Hình 1.3 Số vụ tranh chấp giai đoạn 1993 – 2017 (Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam VIAC, 2017)

Hình 1.4 Quốc tịch các bên tranh chấp 2016 (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam VIAC, 2017).
Nhà thầu phải thực hiện cơng việc của mình một cách hiệu quả theo các điều
khoản hợp đồng mà họ đã đồng ý. Hợp đồng là tài liệu tham khảo trong đó các chương
trình phân bổ rủi ro giữa các bên được xác định và giải quyết. Vì các nhà thầu thường
khơng thể xác định các điều khoản và điều kiện hợp đồng. Vì vậy, họ cần phải hiểu
những rủi ro mà họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của hợp đồng. Sự phức tạp của
hệ thống pháp luật đã dẫn đến một số cơng trình nghiên cứu hạn chế liên quan đến rủi ro



13

hợp đồng là nguyên nhân chính gây ra xung đột và tranh chấp trong các dự án xây dựng
(Rahman & Kumaraswamy, 2004).
Để giảm bớt tranh chấp, cải thiện giao tiếp và duy trì mối quan hệ giữa các bên
xây dựng. Nhà thầu Việt Nam cần phải xác định rủi ro một cách chính xác trong dự án.
Sau đó, họ cần phải tìm người quản lý có kiến thức và kinh nghiệm ứng phó rủi ro phù
hợp.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Có ba mục chính mà nghiên cứu hướng đến, đó là:
- Xác định được danh sách các yếu tố rủi ro có khả năng xảy ra trong thực tế tại
các dự án xây dựng cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có thể ảnh hưởng
lớn đến nhà thầu trong nước, khảo sát đánh giá mức độ tác động các yếu tố nhằm xếp
hạng mức độ tác động từ cao đến thấp, phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)
để loại bỏ các biến (yếu tố) không phù hợp và phân tích cụm thứ bậc nhằm phân nhóm
các yếu tố có mối liện hệ với nhau tiện cho mục đích nghiên cứu.
- Xác định danh sách các kỹ thuật (chiến lược) ứng phó phù hợp có thể được áp
dụng để ứng phó với các yếu tố rủi ro đã được xác định từ mục tiêu thứ nhất. Đồng thời
nghiên cứu cũng đề xuất phân bổ trách nhiệm của nhà thầu và chủ đầu tư về trách nhiệm
của họ trong các điều khoản của hợp đồng xây dựng bằng cách kết hợp kết quả khảo sát
và so sánh phân bổ trách nhiệm từ hợp đồng xây dựng cao tầng thực tế có vốn đầu tư
nước ngồi.
- Xác định các chiến lược ứng phó rủi ro phù hợp với từng yếu tố rủi ro nhằm giúp
các nhà thầu có thể quản lý tốt các rủi ro có thể xảy ra và ảnh hưởng lớn đến các dự án
của họ trong việc thực hiện các dự án xây dựng cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam. Kết quả thu được là bảng xếp hạng các chiến lược ứng phó (từ I – IV) giúp
nhà thầu dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chiến lược nào để ứng phó phù hợp cho từng
yếu tố rủi ro.
1.4 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn
đến nhà thầu và các chiến lược ứng phó rủi ro của các nhà thầu trong nước về các nguy
cơ của HRBCPs ở Việt Nam. Các dữ liệu cần thiết đã được thu thập thông qua một cuộc
khảo sát điều tra và phỏng vấn sâu dựa trên các nguyên tắc của phương pháp Delphi.
Những người tham gia nghiên cứu này là các nhà quản lý dự án trực tiếp (PM, PD), các
trưởng/ phó phịng ban đã và đang làm việc với vai trị là nhà thầu thi cơng và đã tham
gia vào ít nhất một dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam. Kết quả nhận
diện rủi ro và phân bổ rủi ro hỗ trợ quá trình ứng phó lại các rủi ro một cách trơi chảy và
chính xác.


14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Các lý thuyết, khái niệm
Quản lý rủi ro dự án bao gồm các quy trình tiến hành lập kế hoạch quản lý rủi ro,
xác định, phân tích, lập kế hoạch ứng phó, giám sát và kiểm soát dự án. Mục tiêu của
quản lý rủi ro dự án là tăng xác suất và tác động của các sự kiện tích cực và giảm xác suất
và tác động của các sự kiện tiêu cực trong dự án (PMBOK).
- Kế hoạch quản lý rủi ro: quá trình xác định cách tiến hành các hoạt động quản lý
rủi ro cho một dự án.
- Xác định rủi ro: quá trình xác định rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến dự án và ghi
lại các đặc điểm của chúng.
- Thực hiện phân tích rủi ro định tính: q trình ưu tiên rủi ro để phân tích hoặc
hành động hơn nữa bằng cách đánh giá và kết hợp xác suất xảy ra và tác động của chúng.
- Thực hiện phân tích rủi ro định lượng: q trình phân tích số lượng ảnh hưởng
của các rủi ro đã xác định đến các mục tiêu chung của dự án.
- Kế hoạch ứng phó rủi ro: quy trình phát triển các lựa chọn và hành động để tăng
cường cơ hội và giảm các mối đe dọa đối với các mục tiêu của dự án.

- Giám sát và kiểm sốt rủi ro: q trình thực hiện kế hoạch ứng phó rủi ro, theo
dõi rủi ro đã xác định, giám sát rủi ro tồn dư, xác định rủi ro mới và đánh giá hiệu quả
của quy trình rủi ro trong tồn dự án.
Rủi ro dự án ln nằm ở tương lai. Rủi ro là một sự kiện hoặc điều kiện khơng
chắc chắn, nếu nó xảy ra, có ảnh hưởng đến ít nhất một mục tiêu dự án. Mục tiêu có thể
bao gồm phạm vi, tiến độ, chi phí và chất lượng. Một rủi ro có thể có một hoặc nhiều
nguyên nhân và, nếu nó xảy ra, nó có thể có một hoặc nhiều tác động. Một nguyên nhân
có thể là một yêu cầu, giả định, ràng buộc, hoặc điều kiện tạo ra khả năng kết quả tiêu
cực hoặc tích cực. Ví dụ, các ngun nhân có thể bao gồm yêu cầu giấy phép môi trường
để thực hiện công việc. Sự kiện rủi ro là cơ quan cấp phép có thể mất nhiều thời gian hơn
so với kế hoạch để cấp giấy phép. Nếu một trong những sự kiện khơng chắc chắn này xảy
ra, có thể có tác động đến chi phí, tiến độ hoặc hiệu quả dự án. Các điều kiện rủi ro có thể
bao gồm các khía cạnh của mơi trường dự án hoặc tổ chức có thể góp phần vào rủi ro dự
án, chẳng hạn như thực tiễn quản lý dự án còn yếu kém, thiếu hệ thống quản lý thích hợp,
nhiều dự án đồng thời hoặc phụ thuộc vào những người tham gia bên ngồi khơng thể
kiểm sốt được (PMBOK).
Rủi ro dự án có nguồn gốc từ sự khơng chắc chắn có trong tất cả các dự án. Những
rủi ro đã biết là những rủi ro đã được xác định và phân tích, giúp lập kế hoạch đối phó
với những rủi ro đó. Rủi ro cụ thể chưa biết có thể được quản lý một cách chủ động, điều
này cho thấy nhóm dự án nên tạo ra một kế hoạch dự phòng (PMBOK).


15

2.2 Tổng quan về quản lý rủi ro dự án
Tổng quan quản lý rủi ro

1. Kế hoạch QLRR
1. Đầu vào
.1 Tình trạng phạm vi DA

.2 Kế hoạch QL chi phí
.3 Kế hoạch QL tiến độ
.4 Kế hoạch QL thông tin
.5 Yếu tố mơi trường DN
.6 Đánh giá quy trình tổ chức
2. Công cụ, kỹ thuật
.1 Lên kế hoạch họp và phân
tích
3. Đầu ra
.1 Kế hoạch QL rủi ro

4. Phân tích RR định
lượng
1. Đầu vào
.1 Yếu tố rủi ro đã xác định
.2 Kế hoạch QLRR
.3 Kế hoạch QL chi phí
.4 Kế hoạch QL tiến độ
.5 Đánh giá quy trình tổ chức
2. Công cụ, kỹ thuật
.1 Thu thập dữ liệu và kỹ
thuật đại diện
.2 Kỹ thuật phân tích và mơ
hình hóa rủi ro định lượng
.3 Đánh giá của chuyên gia
3. Đầu ra
.1 Cập nhật danh sách yếu tố
rủi ro

2. Nhận diện rủi ro


3. Phân tích RR định tính

1. Đầu vào
.1 Lập kế hoạch QLRR
.2 Dự tốn chi phí thực hiện
.3 Lập tiến độ thực hiện
.4 Xác định phạm vi cơ sở
.5 Xem xét các bên liên quan
.6 Kế hoạch QLCP
.7 Kế hoạch QLTĐ
.8 Kế hoạch QLCL
.9 Các hồ sơ liên quan DA
.10 Yếu tố mơi trường DN
.11 Đánh giá quy trình tổ chức
2. Công cụ, kỹ thuật
.1 Đánh giá các tài liệu, hồ sơ
.2 Kỹ thuật thu thập thông tin
.3 Bảng liệt kê
.4 Phân tích giả định
.5 Kỹ thuật vẽ sơ đồ
.6 Phân tích SWOT
.7 Đánh giá của chuyên gia
3. Đầu ra
.1 Xác định được yếu tố rủi ro

1. Đầu vào
.1 Yếu tố rủi ro đã xác định
.2 Kế hoạch QLRR
.3 Tình trạng phạm vi DA

.4 Đánh giá quy trình tổ chức
.5 Xem xét các bên liên quan2.
Công cụ, kỹ thuật
.1 Đánh giá xác suất và tác động
.2 Xác suất và ma trận tác động
.3 Đánh giá chất lượng dữ liệu
.4 Phân loại rủi ro
.5 Đánh giá khẩn cấp rủi ro
.6 Đánh giá của chuyên gia
3. Đầu ra
.1 Cập nhật danh sách yếu tố rủi ro

5. Kế hoạch ứng phó
RR
1. Đầu vào
.1 Yếu tố rủi ro đã được xác
định
.2 Kế hoạch QLRR
.3 Lập tiến độ thực hiện
2. Công cụ, kỹ thuật
.1 Chiến lược cho các RR
hoặc mối đe dọa tiêu cực
.2 Chiến lược cho rủi ro tích
cực hoặc cơ hội
.3 Chiến lược ứng phó dự
phịng
.4 Đánh giá của chun gia
3. Đầu ra
.1 Cập nhật danh sách yếu tố
rủi ro

.2 Quyết định các rủi ro liên
quan trong hợp đồng
.3 Cập nhật kế hoạch QLDA
.4 Cập nhật hồ sơ DA

6. Giám sát và kiểm soát RR
1. Đầu vào
.1 Yếu tố rủi ro đã xác định
.2 Kế hoạch QLDA
.3 Thông tin công việc hiệu quả
.4 Báo cáo kết quả
2. Công cụ, kỹ thuật
.1 Đánh giá lại rủi ro
.2 Kiểm tra rủi ro (Risk audits)
.3 Phân tích phương sai và xu hướng
.4 Đo lường hiệu quả kỹ thuật QL
.5 Phân tích kế hoạch dự phịng
.6 Đánh giá tình trạng các cuộc họp
3. Đầu ra
.1 Cập nhật danh sách yếu tố rủi ro
.2 Cập nhật đánh giá quy trình tổ chức
.3 Thay đổi yêu cầu
.4 Cập nhật kế hoạch QLDA
.5 Cập nhật hồ sơ DA

Hình 2.1 Tổng quan về quản lý rủi ro dự án (PMBOK)


16


Các quy trình này tương tác với nhau và với các quy trình trong lĩnh vực kiến thức
khác. Mỗi quá trình có thể liên quan đến nỗ lực từ một hoặc nhiều người dựa trên nhu cầu
của dự án. Mỗi q trình xảy ra ít nhất một lần trong mỗi dự án và xảy ra trong một hoặc
nhiều giai đoạn của dự án, nếu dự án được chia thành các giai đoạn. Mặc dù các quy trình
được trình bày ở đây dưới dạng các phần tử rời rạc với giao diện được xác định rõ, nhưng
trong thực tế, chúng sẽ chồng chéo và tương tác theo những cách không chi tiết ở đây
(PMBOK)
2.3 Hiệu quả quản lý rủi ro dự án
Các yếu tố cần thiết trong thực hiện và quản lý rủi ro hiệu quả cần đạt được là:
- Xác định các yếu tố rủi ro tiềm ẩn,
- Hành động để phòng tránh hoặc giảm thiểu tác động của rủi ro; khai thác, chia
sẽ, nâng cao, chấp nhận cơ hội bằng cách phát triển và thực hiện chiến lược ứng phó rủi
ro một cách hiệu quả,
- Thực hiện giám sát, kiểm soát và cập nhật liên tục các hành động đã thực hiện
với quá trình xem xét, báo cáo,
- Tăng xác suất thành công của dự án.
Mục tiêu cao nhất của quản lý rủi ro dự án là nâng cao khả năng và tác động của
các sự kiện tích cực, giảm thiểu khả năng và tác động tiêu cự của các sự kiện lên dự án
(PMBOK).
2.4 Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu và sự đồng thuận của
các ý kiến chuyên gia. Theo Rowe và Wight (2001), có bốn cách để áp dụng kỹ thuật
Delphi: (1) người tham gia được phép bày tỏ ý kiến của mình mà khơng được cơng khai,
(2) người tham gia được phép thay đổi ý kiến của họ trong vòng trước, (3) người tham
gia được thể hiện phản hồi của những người tham gia khác để thay đổi ý kiến được đưa ra
trong các vòng trước, và (4) phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích kết quả
thống kê (Gregory J. Skulmoski, 2007).
Đối với kỹ thuật xây dựng và quản lý (CEM), kỹ thuật Delphi đặc biệt hữu ích cho
nghiên cứu thực nghiệm và đạt được sự đồng thuận của dữ liệu thơng qua nhiều vịng
(Hallowell & Gambatese, 2010). Theo Dalkey và cộng sự, kết quả phương pháp Delphi là

chính xác nhất sau vịng thứ hai, và trở nên kém chính xác hơn sau các vịng bổ sung
(Dalkey, 1970).
2.5 Khoảng trống nghiên cứu
Các chủ sở hữu nước ngồi có xu hướng lựa chọn hình thức hợp đồng trọn gói cho
các dự án tại Việt Nam. Các hợp đồng này giúp chủ sở hữu chuyển giao các rủi ro của
biến động chi phí dự án cho các nhà thầu.


17

Bảng 2.1 Trách nhiệm chủ sở hữu với từng loại hợp đồng (Ferreira & Rogerson, 1999)
Loại hợp đồng

Đặt hàng và thông Thiết kế Thiết kế
số kỹ thuật chung sơ bộ chi tiết


Chi phí bồi thường

Bảo hiểm

Đơn giá cố định

Chìa khóa trao tay
 Tồn bộ;  Một phần;  Khơng

Mua
sắm

Xây

dựng

Vận
hành

Hoạt
động


















































Do sự đổi mới trong kỹ thuật xây dựng, nhà thầu Việt Nam từng bước một khẳng
định vị trí của họ trong các thị trường địa phương và xây dựng quốc tế. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng các nhà thầu Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt
với những khó khăn, chẳng hạn như rào cản ngơn ngữ, kiến thức kỹ thuật mới, khả năng

tài chính và kinh nghiệm làm việc trong các dự án phức tạp vì quản lý hệ thống rủi ro
kém. Một số cơng ty xây dựng Việt Nam thậm chí khơng có một hệ thống quản lý rủi ro
cho các dự án xây dựng của họ.
Ứng phó rủi ro là một thành phần quan trọng trong quản lý rủi ro cho các dự án
xây dựng và liên quan đến việc chọn các biện pháp thích hợp để tránh hoặc giảm nguy cơ
xảy ra rủi ro cũng như giảm thiểu tác động của rủi ro khơng thể tránh khỏi. Sự khác biệt
của chính sách quản lý rủi ro phụ thuộc vào từng công ty xây dựng Việt Nam. Vì vậy, rất
khó để đánh giá hiệu quả của từng chiến lược ứng phó rủi ro. Hầu hết các nghiên cứu
trước đây chỉ đề cập đến việc xác định và đánh giá rủi ro trong các dự án xây dựng. Do
đó, nghiên cứu này cố gắng phân tích các chiến lược ứng phó rủi ro được lựa chọn bởi
các nhà thầu trong nước cho các HRBCPs ở Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng
xác định các tiêu chí được các nhà thầu Việt Nam sử dụng để lựa chọn các chiến lược
ứng phó rủi ro thay thế.


18

2.6 Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố tại Việt Nam
STT
1
2

3

4

5

6
7

8
9
10
11

ĐỀ TÀI
TÁC GIẢ
NĂM
Nhận dạng các yếu tố rủi ro và phân tích hiệu quả tài
Nguyễn .N .K .Đ. Tri 2016
chính khi đầu tư chung cư nhà ở xã hội tại TP. HCM.
Chiến lược ứng phó rủi ro của nhà thầu trong nước cho
các dự án xây dựng cơng nghiệp có vốn đầu tư nước
Lê Thị Thu Hằng
2015
ngoài tại Việt Nam.
Xây dựng giải pháp ứng phó đối với các nhân tố rủi ro
Nguyễn Văn Châu &
kỹ thuật trong thi cơng xây dựng cơng trình giao thông
2015
Nguyễn Quang Phúc
đường bộ ở Việt Nam bằng phương pháp Delphi.
Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố rủi ro ảnh
hưởng đến nguy cơ vượt chi phí tại các dự án xây dựng
Diêu Đức Bình
2015
nhà cao tầng.
Quản lý rủi ro cho các dự án đầu tư xây dựng của
doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Campuchia bằng Trương Hoàng Tuấn 2015
mơ hình AHP.

Xác định các yếu tố rủi ro đối với nhà thầu khi thi
công phần thân của công trình nhà cao tầng bằng
Trần Đức Phương
2014
phương pháp Fuzzy AHP.
Quản lý rủi ro trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án
Trần. L. N. Khánh
2012
trong điều kiện Việt Nam.
Đánh giá mức độ rủi ro giữa các dự án chung cư và
Nguyễn Anh Huy
2011
quản lý rủi ro dự án trong điều kiện Việt Nam.
Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các
dự án đầu tư xây dựng cơng trình dân dụng của các Tần. V. Minh Cường 2010
doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro dự án BOT bằng phương pháp Fuzzy,
Phạm Viết Khai
2009
Delphi và Fault Tree Analysis.
Quản lý rủi ro cho nhà thầu xây dựng nước ngoài hoạt
Đinh Như Cao
2008
động tại Việt Nam.


19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Quy trình nghiên cứu
Đánh giá tổng quan

Xác định danh sách các yếu tố rủi ro và các
chiến lược ứng phó sơ bộ

Khảo sát đánh giá mức
độ tác động các yếu tố

Khảo sát phân bổ các yếu tố cho
nhà thầu và chủ đầu tư

Xếp hạng mức độ tác động
các yếu tố từ cao đến thấp

So sánh về phân bổ rủi ro bằng cách so sánh các điều khoản
phân bổ của ba hợp đồng
Phân tích độ tin cậy thang
đo (Cronbach's Alpha) để
loại các biến không phù hợp

Phân tích cụm thứ bậc
(Cluster) để nhóm các yếu
tố có mối liên hệ với nhau

Phân tích hệ số tương quan
Pearson

Đề xuất phân bổ trách nhiệm (các yếu tố rủi ro) cho nhà thầu
và chủ đầu tư


Đánh giá, lựa chọn các chiến lược ứng phó
thích hợp cho từng yếu tố rủi ro từ các
chuyên gia. (Delphi vòng 1)

Biện minh các kết quả bằng các cuộc
phỏng vấn các chuyên gia (Delphi vòng 2)

Trình bày kết quả, kết luận, hạn chế và
kiến nghị

Khảo sát các chiến lược ứng phó
được áp dụng và khơng áp dụng


20

Bước 1: Tiến hành đánh giá tổng quan.
Bước đầu tiên là để xem xét các kiến thức có liên quan từ các các nghiên cứu
trước đó bằng cách tập trung vào rủi ro và quy trình quản lý rủi ro trong dự án xây dựng.
Bước 2: Xác định danh sách các yếu tố rủi ro và các chiến lược ứng phó sơ bộ.
Bước thứ hai là để thu thập các loại rủi ro gặp phải trong cơng trình xây dựng khác
nhau được mơ tả trong tạp chí khoa học và tham khảo thêm từ ý kiến các chuyên gia,
đồng thời khảo sát ý kiến các chiến lược nào được áp dụng để ứng phó các yếu tố rủi ro
cho các dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
Bước 3:
- Xác định danh sách các yếu tố rủi ro chính có ảnh hưởng lớn đến nhà thầu bằng
cách đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố rủi ro thông qua bảng câu hỏi khảo sát ý
kiến chuyên gia, xếp hạng mức độ tác động của các yếu tố từ cao đến thấp, phân tích hệ
số Cronbach’s Alpha để xác định danh sách các yếu tố rủi ro chính ảnh hưởng lớn đến

nhà thầu, phân tích cụm thứ bậc (Cluster) để nhóm các yếu tố có mối liên hệ với nhau.
- Khảo sát phân bổ các yếu rủi ro cho nhà thầu và chủ đầu tư.
- Khảo sát các chiến lược ứng phó được áp dụng và không áp dụng.
Bước 4: So sánh việc phân bổ rủi ro từ việc tham chiếu ba hợp đồng.
So sánh và kiểm tra việc phân bổ rủi ro theo hợp đồng trong ba hợp đồng tham
chiếu, bao gồm sách FIDIC màu đỏ của Liên đoàn Quốc tế Desenenurs- Conseils
(FIDIC) 1999, hình thức tiêu chuẩn của Việt Nam cho các hợp đồng xây dựng (VSFCC)
và hợp đồng xây dựng nhà cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
Bước 5: Đề xuất phân bổ trách nhiệm (yếu tố rủi ro) thuộc trách nhiệm nhà thầu và
chủ đầu tư.
Kết hợp kết quả khảo sát từ bước 3 (Khảo sát phân bổ các yếu rủi ro cho nhà thầu
và chủ đầu tư) với bước 4 và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đề xuất phân
bổ trách nhiệm của nhà thầu và chủ đầu tư trong các điều khoản hợp đồng.
Bước 6: Xác định các chiến lược ứng phó thích hợp cho từng yếu tố rủi ro.
Đánh giá, lựa chọn các chiến lược ứng phó thích hợp cho từng yếu tố rủi ro từ các
chuyên gia (sử dụng kết quả bước 3) thông qua bảng khảo sát. (Delphi vòng 1)
Bước 7: Biện minh các kết quả của bước 6 bằng cuộc phỏng vấn chuyên sâu
(Delphi vòng 2).
Bước 7 là để biện minh cho kết quả của bước 6 với các cuộc phỏng vấn sâu và tiến
trình Delphi vịng thứ hai. Những người được hỏi đã được trao cơ hội để thay đổi câu trả
lời của họ trong vòng đầu tiên và giải thích cho sự lựa chọn hay thay đổi đó.
Bước 8: Trình bày kết quả cuối cùng, kết luận, hạn chế và kiến nghị.
Trong bước 8, sau khi phân tích và tổng kết các kết quả của quy trình Delphi hai
vịng, tiến hành thảo luận về kết quả cuối cùng, kết luận và những hạn chế của nghiên
cứu này.


21

3.2 Phương pháp nhận diện các yếu tố rủi ro

Mục tiêu của bước này là xây dựng danh sách sơ bộ các yếu tố rủi ro cho các
HRBCPs ở Việt Nam thông qua các nghiên cứu trước và ý kiến đề xuất từ các chuyên gia
đang làm việc trong HRBCPs.
Để có được danh sách các yếu tố rủi ro thích hợp có khả năng thường xuất hiện
trong các dự án cao tầng có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, nghiên cứu này đã tiến
hành thu thập kết quả từ năm chuyên gia đang làm việc trong các HRBCPs từ bảng danh
sách sơ bộ các yếu tố rủi ro (bảng câu hỏi khảo sát I) và kết quả thu được là danh sách
các yếu tố rủi ro phù hợp có khả năng xuất hiện thường xuyên trong HRBCPs (bảng câu
hỏi khảo sát II).
3.3 Phương pháp phân bổ rủi ro
3.3.1 So sánh phân bổ rủi ro bằng hình thức tham chiếu ba hợp đồng
Nghiên cứu so sánh và kiểm tra việc phân bổ rủi ro cho cả nhà thầu và chủ sở hữu
đối với từng yếu tố rủi ro được xác định trong bước cuối cùng thông qua ba hợp đồng
tham khảo bao gồm sách Fidic màu đỏ (1999), hình thức tiêu chuẩn của Việt Nam cho
các hợp đồng xây dựng (VSFCC) và hợp đồng xây dựng nhà cao tầng có vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam.
3.3.2 Làm rõ phân bổ các yếu tố rủi ro
Các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành với nhóm chun gia thí điểm để xác định
các yếu tố rủi ro chưa được quy định trong hợp đồng và làm rõ phân bổ cho từng yếu tố
rủi ro được quy định. Kết quả của nghiên cứu này được chia thành ba nhóm: rủi ro của
nhà thầu, rủi ro của chủ sở hữu và rủi ro chung được chia sẽ cho cả nhà thầu và chủ sở
hữu.
3.4 Chiến lược ứng phó rủi ro
Có bốn chiến lược ứng phó rủi ro thường được áp dụng trong các dự án cao tầng
(Clayton, 1982), đó là: phịng tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro cho bên
thứ ba và chấp nhận rủi ro (bảo lưu rủi ro).
3.4.1 Phòng tránh rủi ro
Việc phòng tránh rủi ro liên quan đến việc thay đổi kế hoạch quản lý dự án để loại
bỏ hoàn toàn các mối đe dọa. Người quản lý dự án cũng có thể cơ lập các mục tiêu của dự
án khỏi tác động của các yếu tố rủi ro hoặc thay đổi mục tiêu có nguy cơ bị tác động. Ví

dụ về điều này bao gồm mở rộng lịch biểu, thay đổi chiến lược hoặc giảm phạm vi cơng
việc. Chiến lược phịng tránh triệt để nhất là tắt hoàn toàn dự án. Một số rủi ro phát sinh
sớm trong dự án có thể tránh được bằng cách làm rõ các yêu cầu, thu thập thông tin, cải
thiện giao tiếp, hoặc dựa vào năng lực chuyên môn (PMBOK).
3.4.2 Chuyển giao rủi ro
Việc chuyển giao rủi ro là chuyển một số hoặc tất cả các tác động tiêu cực của các
mối đe dọa, cùng với quyền sở hữu phản hồi cho bên thứ ba. Chuyển giao rủi ro chỉ đơn
giản là chuyển giao trách nhiệm quản lý rủi ro cho bên khác quản lý – không phải loại bỏ


22

nó. Chuyển giao trách nhiệm quản lý rủi ro là cách hiệu quả nhất trong việc xử lý rủi ro
tài chính. Chuyển giao rủi ro gần như ln ln liên quan đến việc thanh tốn phí bảo
hiểm rủi ro cho bên chịu rủi ro. Các cơng cụ chuyển đổi có thể khá đa dạng và bao gồm,
nhưng không giới hạn, việc sử dụng bảo hiểm, trái phiếu thực hiện, bảo hành, bảo lãnh…
Các hợp đồng có thể được sử dụng để chuyển giao trách nhiệm quản lý các rủi ro cụ thể
cho một bên khác. Ví dụ: khi người mua có các khả năng mà người bán khơng sở hữu, có
thể thận trọng khi chuyển một số cơng việc và rủi ro đồng thời của mình trở lại cho người
mua. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng hợp đồng đơn giá tạm tính có thể chuyển rủi
ro chi phí cho người mua, trong khi hợp đồng đơn giá cố định có thể chuyển rủi ro cho
người bán (PMBOK).
3.4.3 Giảm thiểu rủi ro
Giảm thiểu rủi ro là việc giảm xác suất xuất hiện hoặc tác động của một sự kiện
rủi ro bất lợi trong giới hạn ngưỡng chấp nhận được. Thực hiện hành động sớm để giảm
tác động của rủi ro xảy ra đối với dự án thường hiệu quả hơn là cố gắng sửa chữa thiệt hại
sau khi rủi ro đã xảy ra. Việc áp dụng các quy trình ít phức tạp hơn, tiến hành nhiều thử
nghiệm hơn, hoặc chọn một nhà cung cấp ổn định hơn là những ví dụ về các hành động
giảm thiểu rủi ro (PMBOK).
3.4.4 Chấp nhận rủi ro (bảo lưu rủi ro)

Chiến lược này được áp dụng vì ít khi có thể loại bỏ tất cả các mối đe dọa từ một
dự án. Chiến lược này chỉ ra rằng ban quản lý quyết định không thay đổi kế hoạch quản
lý dự án để đối phó với rủi ro hoặc không thể xác định bất kỳ chiến lược ứng phó phù
hợp nào khác. Chiến lược này có thể thụ động hoặc chủ động. Sự chấp nhận thụ động
không yêu cầu hành động ngoại trừ việc ghi lại chiến lược để ban quản lý đối phó với các
rủi ro khi chúng xảy ra. Chiến lược hoạt động được chấp nhận phổ biến nhất là thiết lập
các nguồn dự phòng, bao gồm lượng thời gian, tiền bạc hoặc tài nguyên để xử lý rủi ro.
3.5 Thu thập dữ liệu
Mục tiêu của giai đoạn xác định rủi ro là xác định các yếu tố rủi ro có thể xảy ra
đối với các HRBCPs ở Việt Nam. Ngoài ra, giai đoạn phân bổ rủi ro xác định và làm rõ
trách nhiệm của nhà thầu và chủ sở hữu đối với từng yếu tố rủi ro trong HRBCPs. Dữ
liệu được thu thập từ những người có kinh nghiệm trong việc quản lý dự án cho các công
ty xây dựng Việt Nam. Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu, bởi vì nó là một
cơng cụ nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với các công cụ khác.
Bảng câu hỏi được thiết kế để lấy ý kiến của các nhân viên cấp cao và trung cấp,
như kỹ sư cấp cao, quản lý dự án và quản lý cấp cao, cũng như những người đứng đầu
các công ty xây dựng Việt Nam trong HRBCPs.


×