Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNN VÀ PTNT LÁNG HẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.31 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NHNN VÀ PTNT LÁNG HẠ
2.1- Sự ra đời và hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng
Hạ.
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT
Láng Hạ
Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ được thành lập ngày 12/3/1998 theo
Quy định 334 của Tổng giám đốc NHNo và PTNT Việt Nam, chính thức đi vào
hoạt động ngày 18/3/1999. Chi nhánh trực thuộc Trung tâm điều hành NHNo và
PTNT Việt Nam, có trụ sở tại 24 Láng Hạ cùng với Công ty vàng bạc đá quý Hà
nội, Hội sở Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam. Ngân hàng là đơn vị hạch
toán phụ thuộc. Về tổ chức thì NHNo Láng Hạ có địa vị pháp lý ngang với một
ngân hàng cấp tỉnh, được phép hoạt động trên địa bàn thành phố Hà nội. Ngay từ
khi ra đời, Ngân hàng Láng hạ đã được sự cho phép của Trung tâm điều hành
tham gia mọi hoạt động Ngân hàng, tín dụng, thanh toán với các cá nhân, đơn vị tổ
chức xã hội trong và ngoài nước, được phép tham gia các hoạt động mua bán và
thanh toán bằng ngoại tệ.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo VÀ PTNT LÁNG HẠ
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc phụ trách TD
Phó giám đốc phụ trách TTQT
Phòng tín dụng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán kho quỹ
Phòng TTQT
* Ban lãnh đạo bao gồm:
+ Giám đốc: Ông Kiều Trọng Tuyến
+ Phó giám đốc: - Ông Nguyễn Mạnh Tiến
- Ông Lê Hồng Phong
* Số lao động bình quân năm 2001: 34 người
Ra đời trong bối cảnh ngành Ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT Việt


Nam nói riêng đang chấn chỉnh hoạt động tín dụng Ngân hàng sau thanh tra nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại và uy tín
của toàn ngành. Đồng thời ảnh hưởng của cơn bão tiền tệ trong khu vực và khủng
hoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng có dấu
hiệu tăng trưởng chậm lại. Song chỉ trong vòng 3 năm hoạt động, với mục tiêu đặt
ra ngay từ đầu là: “kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận
hợp lý”, Ngân hàng đã đạt được những kết quả không nhỏ, được phong tặng danh
hiệu “ Lá cờ đầu” khu vực đô thị.
Qua thực tế hoạt động và phát triển của chi nhánh, chúng ta có thể đánh giá
những thuận lợi và khó khăn của NHNo Láng Hạ như sau:
2.1.1.1- Thuận lợi
- NHNo và PTNT Láng Hạ ra đời, hoạt động trong điều kiện nền kinh tế Việt
Nam có những bước tiến ổn định, hội nhập với nền kinh tế thế giới và trong thời
đại bùng nổ thông tin nên nhanh nhạy tiếp cận hiện đại, giảm thiểu được chi phí
trong hoạt động kinh doanh.
- Do sự ra đời của chi nhánh Láng Hạ là xuất phát từ yêu cầu mở rộng mạng
lưới kinh doanh trên địa bàn Thủ đô nên chi nhánh luôn được sự quan tâm trực
tiếp của Ban lãnh đạo NHNo và PTNT Việt Nam. Những cán bộ đầu tiên của chi
nhánh đều là những người đã kinh qua thực tế, am hiểu thị trường, nhạy bén, có
kiến thức kinh doanh và lập trường chính trị vững vàng.
- Hoạt động Ngân hàng trên địa bàn Láng Hạ nên hầu hết khách hàng vay
vốn tại chi nhánh Láng Hạ đều là Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và một số
Công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Năm
2001, một số khách hàng lớn, có uy tín đã về với Ngân hàng như Tổng Công ty
bưu chính viễn thông Việt nam, Tổng công ty xăng dầu Việt nam ,...
Đặc biệt trụ sở của Ngân hàng thuộc quận Đống Đa, là quận dân cư đông
đúc, đây là điểm thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn, nguồn tiền
gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế dồi dào. Đây còn là thị trường tiềm năng
rộng lớn để Ngân hàng khai thác.
- Ngân hàng đã và đang thực hiện chức năng của một Ngân hàng kinh doanh

đa năng: hoạt động tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán L/C, bảo
lãnh, tư vấn... nên đã đáp ứng được yêu cầu rất đa dạng của khách hàng, từ đó thu
hút được khách hàng và tăng nguồn thu cho Ngân hàng.
- Hà nội là nơi tập trung nguồn nhân lực có trình độ cao nên Ngân hàng dễ
dàng lựa chọn nhân viên có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Ngoài ra Ngân
hàng có mối quan hệ tốt với các Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu, thường
xuyên giúp đỡ Ngân hàng đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ.
- Là Ngân hàng ra đời muộn nên Chi nhánh Láng Hạ có điều kiện học hỏi
kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại khác.
2.1.1.2- Khó khăn:
- Trên địa bàn Hà nội tập trung nhiều chi nhánh NHTM trong nước và nước
ngoài với công nghệ tiên tiến, có nhiều ưu thế đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt
nhất là trên lĩnh vực lãi suất.
- Ra đời trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực ảnh hưởng đến tình
hình tài chính và Ngân hàng trong nước, nhiều Ngân hàng gặp rủi ro.. nên uy tín
của ngành Ngân hàng giảm sút.
- Trong năm 2001, để thực hiện chủ trương kích cầu Ngân hàng Nhà nước đã
5 lần hạ lãi suất trần cho vay từ 1,25%/ tháng xuống còn 0,85%/tháng, chênh lệch
lãi suất giữa đầu vào và đầu ra giảm thấp tạo nên khó khăn tài chính cho các
NHTM.
- Nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đặc biệt là DNNN, vốn tự có ít,
hoạt động chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho
Ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng để đầu tư tín dụng.
- Việc ban hành chính sách, chế độ của Nhà nước còn nhiều vướng mắc nên
Ngân hàng không khỏi lúng túng khi áp dụng.
- Do mới đi vào hoạt động nên lực lượng cán bộ vẫn còn thiếu, lại bất cập về
trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ, đôi khi không đáp ứng được yêu cầu
của công việc.
2.1.2- Hoạt động cơ bản của chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ:
2.1.2.1- Hoạt động tín dụng

 Về nguồn vốn :
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2001 đạt 1.142.652 triệu đồng, tăng so với năm
2000 là 33% và tăng 13% so với kế hoạch năm. Bình quân huy động 30,5
tỷ/1CBVC, riêng nguồn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế bình quân 15,1
tỷ/1CBVC.
Nguồn vốn trên bao gồm:
- Nguồn vốn nội tệ: 985.842 triệuđồng chiếm 13,7% tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn ngoại tệ: 11.273.970 USD tương đương với 156.810 triệu đồng
chiếm 86,3% tổng nguồn vốn
BẢNG 1: KẾT CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000 31/12/2001
Tăng (giảm) so với
cùng kỳ
Số tiền % Số tiền %
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
1. TG không kỳ
hạn
91789 10,6 354222 30,9 +262433 +286%
2. TG có kỳ hạn 380513 44,4 192126 16,8 -188387 -50%
3. Kỳ phiếu, tín
phiếu
173655 20,2 5425 0,47 -168230 -97%
4. HĐ vốn khác 211887 24,8 590879 51,83 +378992 +179%
Tổng nguồn 857844 100 1142652 100 +284808 +33%
Tính đến 31/3/2002 tổng nguồn vốn đạt 1842 tỷ đồng, so với đầu năm tăng

709 tỷ đồng và bằng 162%. Trong đó:
- Nguồn vốn nội tệ: 1664325 triệu đồng chiếm 90,4% tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn ngoại tệ: 177657 triệu đồng chiếm 9,6% tổng nguồn vốn
Ta thấy tỉ trọng nguồn vốn ngoại tệ đầu năm 2002 có xu hướng giảm so với
năm 2001, gây khó khăn trong việc kinh doanh ngoại tệ và đôi khi không đáp ứng
được nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng hoá của khách hàng.
Để hiểu rõ hơn đặc điểm của nguồn vốn huy động ta cần xem xét:
BẢNG 2: NGUỒN VỐN PHÂN THEO THỜI GIAN
đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001 Quý 1/ 2002 Tăng(giảm) so cùng kỳ
Số tiền %
Số
tiền
%
Số tuyệt
đối
Số tương
đối
1.TG không kỳ hạn 353 31 487 26,7 +134 +38%
2.TG có kỳ hạn<12
tháng
620 54,3 1171 63,5 +551 +88,9%
3.TG có kỳ hạn>12
tháng
169 14,7 184 9,8 +15 +8,9%
Tổng nguồn 1142 100 1842 100 +700 +61,3%
Kết hợp Bảng 1 và Bảng 2 cho thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ
hạn nhỏ hơn 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần giữa các năm. Nguồn vốn
này có nhược điểm là khó kế hoạch hoá vì hay biến động lớn, nhưng có ưu điềm

lớn là tiết kiệm chi phí và lãi suất vừa phải.
Mặt khác nguồn tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn và quý 1/2002 lại giảm mạnh. Điều này gây khó khăn cho
Ngân hàng trong đầu tư tín dụng trung và dài hạn.
Nhìn chung hoạt động nguồn vốn được phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả nội
tệ và ngoại tệ của các thành phần kinh tế. Thành công trong chiến lược phát triển
nguồn vốn do:
- Ngân hàng không ngừng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị
quản lý ngành như: Bảo hiểm xã hội, Tổng cục đầu tư... nhằm huy động nguồn vốn
nhàn rỗi từ các tổ chức này và phát triển các dịch vụ thanh toán trong hệ thống,
không những tăng cường tiềm lực huy động vốn của chi nhánh mà còn cho cả các
đơn vị bạn trong ngành.
- Ngân hàng nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất đáp ứng yêu cầu
hạch toán tài chính trong năm.
- Ngân hàng đã mở dịch vụ đại lý thanh toán cho các chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài ở Việt nam, vừa góp phần khơi tăng nguồn vốn đồng thời giúp Ngân
hàng dễ tiếp cận với thị trường.
 Về sử dụng vốn:
Tổng dư nợ đến 31/12/2001 đạt 520897 triệu đồng, trong đó dư nợ ngoại tệ
là: 28338436 USD. Bình quân dư nợ trên 1 CBVC là 15 tỷ đồng, nợ quá hạn 0,
06% giảm so với năm 2000 là 0,68% (số tuyệt đối giảm 276 triệu đồng).
Doanh số cho vay trong năm 2001 đạt 823 tỷ đồng( cho vay ngoại tệ 37080
ngàn USD) với:
- Doanh số cho vay ngắn hạn: 395 tỷ đồng
- Doanh số cho vay trung hạn, dài hạn: 428 tỷ đồng
Doanh số thu nợ trong năm đạt 380 tỷ đồng
Để biết được sự biến động về việc sử dụng vốn giữa các năm ta sẽ xem xét
Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000

Năm
2001
Tăng (giảm) so với cùng kỳ
Số tuyệt đối Số tương đối
1. Doanh số cho vay 255890 823000 +567110 +221%
1. Doanh số thu nợ 230710 380000 +149290 +64,7%
3. Dư nợ 80410 520897 +440487 +548%
Thông qua Bảng 3, trong năm 2001 chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng
vượt bậc về chỉ tiêu tín dụng (dư nợ tăng 6,4 lần; doanh số thu nợ tăng 1,64 lần;
doanh số cho vay tăng 3,2 lần).
Đạt được kết quả đó là do Ngân hàng đã thực hiện các giải pháp:
- Ngân hàng nắm vững định hướng phát triển của Hội đồng quản trị đồng
thời biết phát huy vai trò, vị thế của chi nhánh trên địa bàn, có hầu hết các Tổng
công ty 90-91, đặt trọng tâm tiếp cận với các ngành mũi nhọn, có dự án khả thi để
tiến hành tiếp cận, thẩm định và đầu tư.
- Ngân hàng thường xuyên chú trọng công tác tiếp thị với phương châm lắng
nghe ý kiến từ doanh nghiệp, từ các TCTD khác để từ đó kịp thời điều chỉnh và
kiến nghị điều chỉnh các thủ tục, lãi suất cho thích hợp với phương châm “ cạnh
tranh lành mạnh để đi lên”.
- Thường xuyên sàng lọc để phân loại khách hàng, xác định mức độ rủi ro
trong từng lĩnh vực đầu tư, trong từng ngành kinh tế. Từ đó có biện pháp thoả đáng
để xử lý các khoản nợ vay.
- Ngân hàng luôn coi trọng phẩm chất đạo đức cũng như năng lực nghiệp vụ
chuyên môn của cán bộ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác tiếp thị và
phát triển khách hàng bảo đảm hiệu quả, an toàn tài sản.
2.1.2.2- Hoạt động đối ngoại:
 Thanh toán quốc tế:
Tổng doanh số thanh toán quốc tế trong năm được 321 món, đạt 96009353
USD; 2888270 JPY và 5130 DEM, tăng so với năm 2000 là 13,7%.
Trong đó:

+Mở L/C:139 món, số tiền:55546458 USD và 2882270 JPY tăng 105 %
+Thanh toán bằng nhờ thu: 7 món, số tiền: 595590 USD
+Thanh toán hàng xuất khẩu: 2 món, số tiền: 174170 USD
 Về giao dịch mua bán ngoại tệ:
Bảng 4: DOANH SỐ MUA, BÁN NGOẠI TỆ
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Quý 1/2002
1. Mua vào 119542493 USD 63318798 USD 39964000USD
89411800 JPY 2878270 JP
287540 GBP 7335 DEM
435000 SGT
2. Bán ra 116333406 USD 66647142 USD 42333000 USD
98411800 JPY 2888270 JPY
28759 GBP 7335 DEM
435000SGT
Doanh số mua ngoại tệ năm 2001 bằng 53% so với năm 2000 và doanh số
bán ngoại tệ bằng 57%.
Doanh số mua ngoại tệ quý 1/2002 bằng 72% so với quý 1/2001 và doanh số
bán bằng 293%.
Như vậy cả doanh số mua và bán ngoại tệ năm 2001 đều giảm mạnh so với
năm 2000 nhưng đến quý 1/2002 lại tăng mạnh, xu hướng sẽ tăng nhiều so với
năm 2001.
Tóm lại, hoạt động đối ngoại trong năm nổi lên là:
- Loại hình thanh toán đã được mở rộng và trở lên phong phú hơn so với năm
2000 bao gồm mở L/C, chuyển tiền và nhờ thu trên cả lĩnh vực nhập và xuất khẩu.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được duy trì đều đặn
và thông suốt trong mọi tình huống. Đảm bảo lượng ngoại tệ cho nhu cầu nhập
khẩu của các doanh nghiệp.
2.1.2.3- Hoạt động thanh toán, ngân quỹ
Tổng doanh số thanh toán trong năm 2001: 27893 tỷ đồng tăng so với năm
2000 là 5%( năm 2000: 27487 tỷ đồng)

Hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ trong năm 2001 tăng trưởng
và phát triển cả về lượng và chất, thể hiện:
- Doanh số thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán năm 2001 đạt 856833
triệu đồng, trong đó thu tiền mặt là 685393 triệu đồng.
- Doanh số chi tiền mặt và ngân phiếu thanh toán đạt 844049 triệu đồng,
trong đó chi tiền mặt là 674998 triệu đồng.
Qua hoạt động thanh toán của chi nhánh có thể đánh giá như sau:
- Thanh toán an toàn, nhanh chóng, kịp thời đảm bảo uy tín của NHNo &
PTNT Việt nam
- Chấp hành tốt chế độ, chính sách về tài chính, quản lý chặt chẽ có hiệu quả
tài sản
Qua hoạt động thực tế ở NHNo Láng Hạ có thể đánh giá như sau:
 Kết quả thu được :
- Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, vượt xa với kế hoạch của
Ngân hàng.
- Cùng với tăng cường nguồn vốn, công tác sử dụng vốn cũng phát triển về
cả số lượng và chất lượng, được thể hiện qua doanh số cho vay và dư nợ đều tăng
qua các năm đặc biệt là năm 2001.
- Các nghiệp vụ trung gian đã đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập
của Ngân hàng, với nhiều loại hình hoạt động khác nhau.
 Những mặt còn hạn chế :
- Hoạt động Ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng truyền thống, các
nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại chưa triển khai được.
- Do mới đi vào hoạt động nên trình độ cán bộ còn rất nhiều bất cập, chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường.
- Phương tiện làm việc còn thiếu, hạn chế sự phát triển của chi nhánh.
2.2- Thực trạng CLTD tại chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ:
2.2.1- Tình hình hoạt động tín dụng năm 2001
Để tìm hiểu một cách toàn diện công tác tín dụng ta đánh giá một số chỉ tiêu
cơ bản, được biểu thị qua bảng sau:

Bảng 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CƠ BẢN NĂM 2001.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Kế
hoạch
Thực
hiện
% so với
KH
% so với
2000
1. Tổng nguồn vốn KD 1012000 1142652 +13 +33
2. Tổng dư nợ 122000 520897 +326 +644
3. Tốc độ tăng trưởng
dư nợ TH, DH
200000 114428 +67
4. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,2 % 0,06% -0,14 -0.68
Như vậy chi nhánh đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, chỉ tiêu dư nợ
vượt xa định hướng, nợ quá hạn giảm thấp cả về số tuyệt đối cũng như tương đối.
Sau đây đi sâu nghiên cứu về tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng.
Bảng 6: KẾT CẤU DƯ NỢ
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2000 31/12/2001 Tăng (giảm) so cùng kỳ
Số
tiền
% Số tiền % Số tuyệt đối
Số tương
đối
Tổng dư nợ 80776 100 520897 100 +440121 +545%

A. Phân theo thành
phần kinh tế
1. DNNN 71459 88,5 519008 99,6 +447549 +626%
2.DNNQD 1685 2 1131 0,25 -554 -33%
3.Cho vay khác 7632 9,5 758 0,15 -6874 -90%
B. Phân theo thời
gian cho vay
1. Ngắn hạn 60630 75 186959 36 +126329 +208%

×