Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá rủi ro và xây dựng giải pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc địa bàn huyện đức hòa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



HÀOfffffghghg
HÀ HOÀNG TUẤN

ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHỊNG
NGỪA, ỨNG PHĨ SỰ CỐ HĨA CHẤT CHO CÁC CƠNG TY
SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỘC ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
EVALUATING RISKS AND PROPOSING MEASURES FOR
RESPONDING INCIDENTS IN PESTICIDE MANUFACTURES
IN DUC HOA DISTRICT, LONG AN PROVINCE.

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2019


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Lê Phú
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Trương Thanh Cảnh
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Trần Bích Châu
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 17 tháng 01 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm:


1. PGS.TS Lê Văn Khoa
2. PGS.TS Trương Thanh Cảnh
3. TS. Trần Bích Châu
4. TS. Lâm Văn Giang
5. TS. Phan Thu Nga
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

----------o0o----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HÀ HOÀNG TUẤN


MSHV: 1670402

Ngày, tháng, năm sinh: 20/02/1991

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường

Mã số : 60850101

I. TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA, ỨNG PHĨ SỰ
CỐ HĨA CHẤT CHO CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
THUỘC ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HÒA TỈNH LONG AN
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá rủi ro và xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất cho các cơng ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với 4 nội dung chính
(i)
Tổng quan về rủi ro và an tồn hóa chất trong sản xuất công nghiệp;
(ii)
Khảo sát hiện trạng về cơng tác quản lý an tồn hóa chất trong sản xuất và
năng lực ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Long An;
(iii) Đánh giá nhận dạng rủi ro, sự cố về an tồn hóa chất trong hoạt động sản
xuất thuốc bảo vệ thực vật;
(iv) Đề xuất giải pháp quản lý và xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất cho các cơng ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 13/8/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/12/2018
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS VÕ LÊ PHÚ
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)

ii


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Võ Lê Phú
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu quý báu, đặc biệt là những
lời động viên, chia sẻ, tiếp sức cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô Khoa Môi trường và Tài nguyên
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp HCM đã tận tình truyền đạt những kiến
thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý giá cho tơi trong suốt q trình học
tập.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Sở Công Thương Long An, đặc biệt là Phịng
Kỹ thuật – An tồn – Mơi trường đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt Luận văn
này.
Xin cám ơn lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công
nghiệp – Sở Công Thương đã hỗ trợ tôi trong việc tham gia khảo sát thực tế tại các
doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn chân thành

đã luôn đồng hành, động viên và khuyến khích tơi vượt qua khó khăn để tơi có động
lực hồn thành luận văn, hồn tất chương trình học của mình./.

HÀ HỒNG TUẤN

iii


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động sản xuất cơng nghiệp nói chung đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân tỉnh Long An nói chung và
huyện Đức Hịa nói riêng, … Huyện Đức Hịa có số lượng khu và cụm cơng nghiệp nhiều
nhất tỉnh. Lượng hóa chất sử dụng trong ngành công nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là hóa
chất dùng trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế, việc đánh giá rủi ro và xây dựng
biện pháp phịng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật của các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá rủi ro về an tồn hóa chất và xây dựng
biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các cơng ty sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật nhằm hạn chế tối đa những tổn thất về người, tài sản. Để đạt được mục tiêu trên đề tài
thực hiện 5 nội dung sau: (i) Tổng quan về rủi ro và an tồn hóa chất trong sản xuất công
nghiệp; (ii) Khảo sát hiện trạng về cơng tác quản lý an tồn hóa chất trong sản xuất và
năng lực ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn huyện Đức Hòa; (iii) Đánh giá nhận dạng rủi
ro, sự cố về an tồn hóa chất trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; (iv) Đề xuất giải pháp
quản lý và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các cơng ty sản
xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 trong tổng số 14 doanh nghiệp được khảo sát đã
xây dựng biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho. Tuy nhiên một vài cơng ty,
doanh nghiệp vẫn xem nhẹ vấn đề này nên chưa thực hiện (3/14). Có 5/14 cơng ty sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật đã có bộ phận quản lý HSE riêng biệt, 9/14 cơng ty khơng có bộ
phận quản lý HSE riêng biệt, mà chỉ là kiêm nhiệm. Nên việc đánh giá rủi ro và xây dựng

biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất chưa kỹ và sâu. Đa phần các công ty thuê
các đơn vị tư vấn lập báo cáo xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
Do đó, để phịng ngừa và giảm thiểu các rủi ro và sự cố về an tồn hóa chất nhằm
đảm bảo hoạt động sản xuất bền vững, các giải pháp quản lý sau đây cần triển khai:
+ Đối với công ty: (1) Xây dựng kế hoạch lớp huấn luyện và diễn tập định kỳ 2
lần/năm; (2) Kiểm tra định kỳ các máy móc, thiết bị, đường ống, hệ thống an toàn điện
trong nhà xưởng; (3) Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nội quy công ty; (4) Thời gian
làm việc của công nhân phải đảm bảo tốt, để tránh trường hợp sơ suất trong sản xuất; (5)
Sắp xếp hóa chất vào kho đúng quy định; (6) Q trình vận chuyển hóa chất phải đảm bảo
an toàn.
+ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, những giải pháp cần thiết bao gồm: (1) Có kế
hoạch thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ của các công ty trong việc thực hiện đúng bản
cam kết xây dựng kế hoạch ứng phó phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; (2) Mở các lớp
tập huấn mời các chuyên gia về lĩnh vực an toàn để hướng dẫn và cập nhật kiến thức mới
cho người lao động về an toàn hóa chất trong sản xuất.

iv


ABSTRACT
Industrial production activities have contributed to the socio-economic development
and, quality improvement of people's lives in Long An province in general and Duc
Hoa district in particular, ... Duc Hoa district has a the largest number of indusstrial
zones and clusters in Long An. The amount of chemicals used in industrial activities is
increasing, especially chemicals used in the production of pesticides. Therefore, risk
assessment and development of measures for preventing chemical incidents in
pesticide manufacturers are a vital of concern.
The aim of this research project is to assess chemical risks and safety practices, and to
propose measures for preventing and responding chemical risks and incidents in pesticides
manufacturing to minimize losses, including: people’s lives assest and environmental

impacts.To achieve the above-mentioned goal, the following five objectives were
conducted: (i) Overviewing chemical risks and safety in industrial production; (ii)
Surveying the current status of chemical safety management practices in production and
the capacity of chemical incident responses of pesticides manufacturing enterprises in Duc
Hoa district; (iii) Evaluating and identifying risks and incidents of chemical use in
manufacturing pesticides; (iv) Proposing measures for prevention and resphongding
chemical risks and incidents.
The results showed that the majority of 14 surveryed enterprises have developed their own
chemical incident prevention and response measures. However, some companies still
ignore the importance of chemical risks and incidents, and therefore, have not implemented
preventive measures correspondingly (3/14). About 35.7% (5/14 surveyed companies) of
pesticides manufacturing that have a separate division of Health – Safety and Environment
(HSE) for safety management practices, the remaining 9/14 (64.3%) conpanies do not
have separate HSE divison, but safety management activities are combined with other
factory's management practices. As a consequence risk assessment practices were not paid
attention sufficiently and preventive measures were not taken adequately. In stead of selfpreventive measures, most of companies rely on consultancy services to build chemical
incident response plans.
Therefore, in order to prevent and respond risks and chemical incidents for sustainable
industrial production, the following measures need to be implemented:
-

-

At the enterprise scale: (1) Developing plans for training and safety rehearsal twice
a year; (2) Regularly monitoring and checking machines, equipment, pipelines, and
electrical safety systems; (3) Applying strict purnishment for cases of violation the
company’s production rules and regulation; (4) Working time must be scheduled to
avoid risks and incidents due to worker’s negligence; (5) Chemical must be
correctly arranged and categorized in warehouses in accordance with regulations;
(6) Chemical transportation must be complied with safety regulations.

At the sate management level: (1) Inspection practices need to be enhanced for
regularly companies that fail to comply with commitment developing chemical
incidents reponding plan; (2) Providing training courses to update guidelines and
knowledge in chemical safety.

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đánh giá rủi ro và xây dựng biện pháp phòng
ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho các cơng ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc
huyên Đức Hòa, tỉnh Long An” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với các thông
tin và số liệu do tôi thực hiện khảo sát, ngoại trừ những nội dung được tham khảo
và trích dẫn.
Tp.HCM, ngày 04 tháng 01 năm 2019
Học viên

Hà Hoàng Tuấn

.

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT ............................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii
DANH CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu........................................................................ 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 3
4.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
4.2.1. Phương pháp đánh giá rủi ro .................................................................... 4
4.2.2. Phương pháp tổng quan ........................................................................... 5
4.2.3.Phương pháp điều tra thực tế .................................................................... 6
4.2.4. Phương pháp thống kế và xử lý số liệu.................................................... 7
4.2.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ............................................. 7
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa kinh tế - xã hội ..................................................... 8
5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 8
5.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội................................................................................... 8
TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT, SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ KINH
NGHIỆM ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ........................................................... 9

vii


1.1.

Tổng quan về hóa chất và ngành cơng nghiệp hóa chất .......................... 9


1.2.

Phân loại sự cố hóa chất ............................................................................ 11

1.2.1.

Phân loại theo nguyên nhân, sự cố hóa chất .........................................11

1.2.2.

Phân loại theo nguyên nhân, bản chất sự cố .........................................12

1.2.3.

Phân loại sự cố theo quy mô, mức tác động .........................................13

1.3.

Hậu quả sự cố hóa chất ............................................................................. 14

1.3.1.

Một số sự cố hóa chất xảy ra ở tỉnh Long An.......................................14

1.3.2.

Một số sự cố hóa chất xảy ra trong nước ..............................................15

1.3.3.


Một số sự cố hóa chất về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật .....................16

1.4.

Kinh nghiệm trong và ngồi nước về ứng phó phịng ngừa sự cố hóa

chất ..................................................................................................................... 17
1.4.1.

Kinh nghiệm trong nước về ứng phó phịng ngừa sự cố hóa chất ........17

1.4.2.

Kinh nghiệm của thế giới trong ứng phó phịng ngừa sự cố hóa chất ..17

1.5.

Tác động của việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đối với con người và

môi trường khi xảy ra sự cố ................................................................................ 18
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT HĨA CHẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC HỊA VÀ CÁC RỦI RO VỀ SỰ CỐ AN
TỒN HỐ CHẤT TRONG SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT .... 21
2.1.

Tổng quan về sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn huyện Đức

Hòa ..................................................................................................................... 21
2.1.1.


Hiện trạng sản xuất, sử dụng, kinh doanh và tồn trữ hóa chất trên huyện

Đức Hịa..............................................................................................................21
2.1.2.

Hiện trạng xuất nhập khẩu hóa chất trên địa bàn tỉnh Long An ...........22

2.1.3.

Hiện trạng xuất nhập khẩu hóa chất của các cơng ty thuốc bảo vệ thực

vật

...............................................................................................................22

2.2.

Cơng tác quản lý hóa chất trên địa bàn tỉnh Long An ........................... 23

2.3.

Hiện trạng năng lực ứng phó sự cố hóa chất của tỉnh Long An ........... 24

2.4.

Đánh giá và nhận diện các nguy cơ sự cố hóa chất từ hoạt động sản

xuất thuốc bảo vệ thực vật .................................................................................. 25

viii



2.4.1.

Xác định bản chất mối nguy hại của hóa chất dễ cháy, nổ ...................26

2.4.2.

Xác định hóa chất có độc tính cao ........................................................28

2.4.3.

Xác định các mối nguy hiểm từ các quy trình hay cơng trình có hoạt

động hóa chất......................................................................................................29
2.4.4.

Xác định các mối nguy hiểm từ các hoạt động vận chuyển hóa chất ...30

2.4.5.

Xác định các mối nguy hiểm từ vị trí của cơ sở có hoạt động hóa chất

đối với các khu vực nhạy cảm ............................................................................31
2.5.

Đánh giá rủi ro an toàn hóa chất đối với hoạt động sản xuất thuốc bảo

vệ thực vật............................................................................................................. 32
2.5.1.


Ước tính xác xuất xảy ra phát thải hóa chất do sự cố ...........................32

2.5.2.

Đánh giá rủi ro sự cố môi trường trong hoạt động công nghiệp ..........32
ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỊNG

NGỪA, ỨNG PHĨ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT............................................................................. 34
3.1.

Thông tin chung các doanh nghiệp được khảo sát ................................. 34

3.1.1.

Thơng tin các doanh nghiệp ..................................................................34

3.1.2.

Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của Công ty TNHH Minh

Long

...............................................................................................................43

3.2.

Nhận diện mối nguy xảy ra sự cố hóa chất của công ty TNHH Minh


Long ..................................................................................................................... 46
3.2.1.

Nhận diện nguy hiểm từ loại hình cơng nghiệp có hoạt động hóa chất46

3.2.2.

Nhận diện nguy hiểm từ đặc tính của hóa chất .....................................46

3.2.3.

Nhận diện nguy hiểm từ hóa chất có độc tính cao ................................50

3.3.

Đánh giá rủi ro do phát thải chất thải nguy hại trong trường hợp xảy

ra sự cố của công ty TNHH Minh Long ............................................................ 51
3.3.1.

Nhận diện hóa chất nguy hại và các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố .....51

3.3.2.

Ước tính phạm vi ảnh hưởng của sự cố ................................................51

3.3.3.

Xác định xác suất xảy ra sự cố tại các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố ..52


3.3.4.

Ma trận đánh giá rủi ro phát thải hóa chất ............................................53

ix


ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG NGỪA, ỨNG PHĨ SỰ
CỐ AN TỒN HĨA CHẤT .................................................................................. 55
4.1.

Tổng quan về cơng ty TNHH Minh Long ............................................... 55

4.1.1.

Xây dựng kịch bản xấu nhất .................................................................60

4.1.2.

Xây dựng Kế hoạch kiểm soát rủi ro/ hệ thống quản lý an tồn tại các

vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố .............................................................................61
4.1.3.

Xác định đối tượng tham gia ứng phó khẩn cấp, thiết lập chức năng

nhiệm vụ của người phụ trách và của từng nhóm tham gia khi xảy ra sự cố .....62
4.1.4.

Chuẩn bị trang thiết bị ứng phó sự cố ...................................................64


4.1.5.

Chuẩn bị thơng tin được sử dụng cho hoạt động ứng phó sự cố ..........64

4.1.6.

Kế hoạch phối hợp hành đồng của các lực lượng bên trong và phối hợp

bên ngoài ............................................................................................................65
4.2.

Một số kế hoạch khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất ............................. 67

4.2.1.

Kế hoạch sơ tán người, tài sản ..............................................................67

4.2.2.

Kế hoạch huấn luyện và diễn tập định kỳ .............................................67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 68
Kết luận

.......................................................................................................... 68

Kiến nghị .................................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72


x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1 Phân loại mức độ nguy hiểm của hóa chất ..................................................9
Bảng 2-1 Tình hình nhập khẩu hóa chất năm 2017 trên địa bàn tỉnh .......................22
Bảng 2-2 Tình hình xuất khẩu hóa chất năm 2017 trên địa bàn tỉnh ........................22
Bảng 2-3 Tình hình nhập khẩu hóa chất thuốc BVTV .............................................22
Bảng 2-4 Xác định tính tương thích của các nhóm hóa chất nguy hiểm bằng phương
pháp đối chiếu giữa hàng và cột ................................................................................27
Bảng 2-5 Chỉ số Phản ứng nguy hiểm của một số hóa chất......................................28
Bảng 2-6 Tiêu chí đánh giá tính độc của các hố chất ..............................................29
Bảng 2-7 Giá trị tham chiếu đánh giá mức sự cố ......................................................30
Bảng 2-8 Khoảng cách an toàn đối với các cơ sở nhạy cảm về sự cố hóa chất ........31
Bảng 3-1 Thơng tin các doanh nghiệp khảo sát ........................................................34
Bảng 3-2 Các vấn đề xảy ra sự cố của các doanh nghiệp khảo sát ...........................39
Bảng 3-3 Các đề xuất nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố ................................41
Bảng 3-4 Các hạng mục công trình của cơng ty TNHH Minh Long ........................55
Bảng 3-5 Danh mục các loại hóa chất cần phải xây dựng biện pháp phịng ngừa ứng
phó sự cố hóa chất của Cơng ty TNHH Minh Long .................................................57
Bảng 3-6 Đặc tính hóa lý các loại hóa chất...............................................................59
Bảng 3-7 Nhận diện nguy hiểm từ bản chất chất nguy hại ......................................48
Bảng 3-8 Nhận diện nguy hiểm từ hóa chất có độc tính cao ....................................50
Bảng 3-9 Xác định phạm vi tác động khi sự cố xảy ra .............................................52
Bảng 3-10 Ma trận sự cố định lượng ........................................................................53
Bảng 3-11 Phân loại mức rủi ro ................................................................................54
Bảng 4-1 Kế hoạch kiểm sốt rủi ro của cơng ty TNHH Minh Long .......................61
Bảng 4-2 Danh sách phối hợp giữa các đơn vị khi xảy ra sự cố ...............................65

xi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1 Các loại hình cơng nghiệp sử dụng hóa chất .............................................11
Hình 1-2 Đối tượng, ngun nhân, diễn biến, tác động vàhậu quả của sự cố hóa chất
...................................................................................................................................12
Hình 1-3 Các ngun nhân chính dẫn đến sự cố hóa chất ........................................13
Hình 2-1 Mối liên hệ cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động hóa chất..............24
Hình 3-1 Số doanh nghiệp khảo sát ở các khu cơng nghiệp .....................................37
Hình 3-2 Quy mơ sản xuất của các doanh nghiệp.....................................................37
Hình 3-3 Số lượng hóa chất nguy hiểm ở các doanh nghiệp ....................................38
Hình 3-4 Khối lượng lưu trữ lớn nhất tại một thời điểm ..........................................38
Hình 3-5 Quy trình gia cơng, phối trộn, sang chai và đóng gói thuốc BVTV dạng
nước của Cơng ty TNHH Minh Long .......................................................................44
Hình 3-6 Quy trình gia cơng, đóng gói thuốc BVTV dạng bột của Cơng ty TNHH
Minh Long .................................................................................................................45

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CAS


: Dịch vụ chiết xuất hóa chất (Chemical Abstracts Service)

CCN

: Cụm cơng nghiệp

CP

: Cổ phần

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization)

KCN

: Khu công nghiệp

NCAP

: Trung tâm Tây Bắc về giải pháp lựa chọn thuốc BVTV (Northwest
Center for Alternatives to Pesticides)

PCCC-CNCH

: Phòng cháy chữa cháy – cứu nạn cứu hộ

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

VOC

: Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

xiii


MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết
Song song với q trình cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc sản xuất, kinh doanh
và sử dụng hoá chất các loại phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ngày
càng phổ biến, tăng về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, sự chủ quan đối với hóa
chất sẽ gây tác hại rất lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng
con người và an ninh xã hội. Trong danh sách bệnh nghề nghiệp do Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) ban hành có 41 bệnh nghề nghiệp do phơi nhiễm với yếu tố hóa
học tại nơi làm việc được ghi nhận, chiếm 72% trong tổng số bệnh nghề nghiệp do
các yếu tố tác hại (sinh học, hóa học, vật lý) gây ra. Ngày 03/12/1984, thảm họa
Bhopal (rị rỉ khí Methyl isocyanate) ở Ấn Độ với hơn 40 tấn khí Methyl isocyanate
đã rị rỉ và giết chết ngay lập tức 3800 người và là tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất
trong lịch sử con người [1].
Tại Việt Nam, trong tổng số 29 bệnh nghề nghiệp, có 12 bệnh nghề nghiệp do hóa
chất gây ra [2], chiếm 42%. Thực tiễn hoạt động hóa chất thời gian qua ở nước ta
cho thấy các sự cố hóa chất xảy ra ngày càng tăng về số lượng và mức độ thiệt hại
ngày càng lớn. Có những vụ cháy nổ hóa chất đã thiêu rụi tồn bộ kho hàng hóa,
nhà xưởng, thậm chí nhiều vụ sự cố hóa chất đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản
và gây ô nhiễm nghiêm trọng đến mơi trường. Bên cạnh đó, việc ứng phó mỗi khi
sự cố hóa chất xảy ra là hết sức khó khăn và tốn kém. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an

toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, giảm thiểu các ảnh
hưởng và tác động nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự quan
tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở tại Việt Nam.
Long An hiện có 16 KCN đang hoạt động với tỉ lệ lấp đầy là 71,3% và 17 cụm
công nghiệp (CCN) hoạt động với tỉ lệ lấp đầy là 85,6% [3]. Với hiện trạng này,
Long An đang là tỉnh phát triển công nghiệp khá mạnh và còn nhiều tiềm năng phát
triển trong tương lai. Theo số liệu thống kê tỉnh Long An hiện có khoảng hơn 5.000
doanh nghiệp với đa dạng các ngành nghề hoạt động như: sản xuất hóa chất tổng

1


hợp; sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); sản xuất sơn, sản xuất xi
măng; các kho chứa hóa chất,…
Việt Nam là một nước nơng nghiệp với diện tích canh tác lớn, lượng hóa chất phục
vụ sản xuất và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng về
chủng loại. Danh mục thuốc BVTV được cho phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới
1.643 hoạt chất trong khi các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia chỉ có khoảng 400-600 loại hoạt chất [4]. Nếu như trước năm 1985 khối
lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500-9.000 tấn trong 3 năm gần đây,
hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000-100.000 tấn, tăng hơn 10 lần [5].
Từ đó kéo theo việc mở rộng sản xuất của các công ty, xí nghiệp sản xuất BVTV
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng này. Bên cạnh những lợi ích, hiệu
quả của thuốc BVTV, việc sản xuất và sử dụng thuốc BVTV cũng có những ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động trong sản xuất và sang chiết các
loại thuốc BVTV. Vì thế cần phải đánh giá rủi ro và xây dựng giải pháp phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các cơng ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Xuất phát từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá rủi ro và xây dựng biện pháp
phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các cơng ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
thuộc địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An” để thực hiện tìm hiểu và đánh giá

hiện trạng về an tồn hóa chất trong các hoạt động sản xuất thuốc BVTV và nhận
dạng các giải pháp ứng phó và phòng ngừa.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá rủi ro về an toàn hóa chất và xây dựng kế hoạch phịng ngừa, ứng phó các
sự cố đối với hoạt động sản xuất thuốc BVTV trong các khu và cụm công nghiệp
trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, các nội dung sau đây đã được thực hiện:
(i)

Tổng quan về rủi ro và an tồn hóa chất trong sản xuất cơng nghiệp.

(ii) Đánh giá hiện trạng về cơng tác quản lý an tồn hóa chất trong sản xuất
và năng lực ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Long An.
2


(iii) Đánh giá và nhận dạng rủi ro, sự cố về an tồn hóa chất trong sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật.
(iv) Đề xuất các giải pháp quản lý và xây dựng kế hoạch ứng phó nhằm giảm
thiểu sự cố hóa chất cho các cơng ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công ty sản xuất thuốc BVTV, cụ thể tập trung vào 14 cơng ty có quy mơ lớn ở
huyện Đức Hịa, tỉnh Long An.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt
tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Điều này có

nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp
cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Nghiên cứu đánh giá rủi ro về an tồn hóa chất là việc nhận dạng các mối nguy liên
quan đến công tác quản lý an tồn hóa chất trong hoạt động sản xuất (sử dụng và
lưu giữ), phân tích và định lượng mức độ phơi nhiễm (tiếp xúc) nhằm hạn chế tối đa
mức gây hại đối với con người và môi trường khi xảy ra sự cố. Qua đó có thể đề
xuất, xây dựng kế hoạch phịng ngừa, ứng phó sự cố đối với hoạt động sản xuất
thuốc BVTV trong các khu và cụm cơng nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hịa, tỉnh
Long An.
Cách tiếp cận của đánh giá rủi ro được mô tả trong sơ đồ sau:
Nhận diện rủi
ro (vận hành,

Phân tích và định
lượng rủi ro (quy

thiết kế quy
định, tính tuân
thủ, …)

trình, nhân lực, mức độ
cao-thấp, nghiêm trọng
hoặc khơng nghiêm
trọng)

Đề xuất biện pháp
ngăn ngừa và
giảm nhẹ rủi ro
(quản lý, nhân lực,
kỹ thuật, phòng

ngừa)

Đánh giá rủi ro là một phần trong hoạt động quản lý rủi ro, cung cấp một quy trình
hồn chỉnh nhằm nhận diện các mục tiêu/lợi ích của doanh nghiệp/tổ chức có thể bị
ảnh hưởng bởi các rủi ro; phân tích rủi ro trong phạm vi mức độ tác động của rủi ro
3


và xác suất xảy ra các rủi ro. Ngoài ra, đánh giá rủi ro còn giúp nhà quản lý đưa ra
biện pháp xử lý phù hợp với từng loại rủi ro. Nói cách khác, đánh giá rủi ro là hoạt
động nhằm trả lời các câu hỏi:
- Điều gì có thể xảy ra và tại sao? - Xác định nguyên nhân của rủi ro.
- Những hậu quả có thể xảy ra từ những rủi ro này? - Hiểu được mức độ
nghiêm trọng của rủi ro.
- Xác suất cho những rủi ro này xảy ra trong tương lai bao nhiêu? - Hiểu rõ
được khả năng xuất hiện của rủi ro.
- Có những yếu tố nào có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng
của hậu quả hoặc giảm xác suất/cơ hội xảy ra không? - Hiểu rõ những
nguồn lực (con người, kỹ thuật, kinh tế) hiện tại có thể kiểm soát rủi ro.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các nội dung nêu trên, các phương pháp sau đây đã được áp dụng:
4.2.1. Phương pháp đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro do phát thải hóa chất (hay nói rộng ra là phát thải chất ơ nhiễm) về
bản chất chính là cơng cụ để kiểm sốt rủi ro do hóa chất (hay do chất thải ô
nhiễm), bao hàm cả ý nghĩa kiểm sốt ơ nhiễm trong cả trường hợp phát thải hóa
chất thơng thường qua chất thải sản xuất, dịch vụ và phát thải hóa chất bất thường
do sự cố.
Rủi ro do phát thải hóa chất được tính bằng tích số của tần suất xuất hiện rủi ro và
mức độ thiệt hại do tiếp xúc của đối tượng với hóa chất nguy hại.
Công thức tổng quát để đánh giá rủi ro:

RỦI RO = TẦN SUẤT XUẤT HIỆN x MỨC ĐỘ THIỆT HẠI
Trong đó, ý nghĩa của các tham số là:
- Tần suất xuất hiện (Probability) là xác xuất xảy ra biến cố về an tồn hóa
chất (chảy tràn đổ, cháy, nổ) gắn liền với tính chất hóa lý và độc tính hay độc
tính sinh thái của hóa chất hay chất thải đó. Tần suất xuất hiện thường được
đánh giá qua các cấp độ sau: rất cao – cao – trung bình – thấp – rất thấp hoặc
khơng xảy ra. Ngồi ra, mức độ nguy hiểm còn được đặc trưng bởi khối lượng
phát thải hóa chất.

4


- Mức độ thiệt hại là mức độ bị ảnh hưởng hoặc bị tác động do sự cố an tồn
hóa chất xảy ra thông qua tiếp xúc hay phơi nhiễm (exposure). Đối tượng bị
tác động là môi trường hay các hệ sinh thái nói chung hay con người nói riêng.
Mức độ thiệt hại thường đánh giá qua các cấp độ sau: thiệt hại rất nghiêm
trọng – thiệt hại nghiêm trọng – có thiệt hại – thiệt hại khơng đáng kể hoặc
không thiệt hại. Mức độ thiệt hại đối với môi trường/hệ sinh thái hay sức khỏe
và tính mạng con người phụ thuộc vào con đường tiếp xúc (qua da, hít thở),
nồng độ hóa chất hay chất thải và cường độ tiếp xúc tới hóa chất độc hại trong
một đơn vị thời gian.
Rủi ro về an toan hóa chất đến sức khỏe con người và mơi trường có thể được
nhận diện qua rủi ro về vận hành, thiết kế kỹ thuật, cơng tác an tồn và mức độ
tn thủ các quy định về an tồn hóa chất. Mức độ rủi ro được nhận dạng và
đánh giá ở các cấp độ Cao – Trung bình – Thấp.
Quá trình đánh giá rủi ro tới sức khỏe con người đối với hóa chất độc hại thường
được thực hiện theo 4 bước như sau [11]:
(i) Nhận diện nguy hiểm từ loại hình cơng nghiệp với đặc trưng phát thải hóa
chất độc hại;
(ii) Đánh giá phát thải hóa chất độc hại;

(iii) Đánh giá liều phơi nhiễm gây rủi ro về sức khỏe con người và vi sinh vật
của các hóa chất độc hại;
(v) Đánh giá các yếu tố gây rủi ro.
4.2.2. Phương pháp tổng quan
Thu thập, kế thừa các tài liệu, số liệu của các dự án, quy hoạch phát
triển, định hướng phát triển công nghiệp của địa phương.
- Các yêu cầu pháp lý liên quan đến cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất, và các cơ sở pháp lý để xây dựng đề án phịng ngừa ứng phó sự cố hóa
chất. Giới thiệu các chương trình, kế hoạch phịng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đã
được xây dựng và triển khai tại các địa phương trong nước và các kinh nghiệm ứng
phó sự cố hóa chất ở nước ngồi.
- Tổng hợp số liệu các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất: Danh sách các

5


doanh nghiệp sản xuất hóa chất trong sản xuất thuốc BVTV. Tình hình thực tế hoạt
động của các đối tượng này thông qua thông tin quản lý từ các cơ quan như Sở
Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hiện trạng hoạt động sử dụng, sản xuất, tồn trữ, kinh doanh hóa chất trên
địa bàn tỉnh Long An.
- Hiện trạng cơng tác quản lý an tồn hóa chất tại Long An
- Các số liệu khác liên quan đến sự cố mơi trường do hóa chất đã từng xảy
ra; và khả năng ứng phó sự cố mơi trường do hóa chất của các đơn vị trên địa bàn
tỉnh Long An hiện nay.
4.2.3 Phương pháp điều tra thực tế
Mười bốn (14) doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV trên địa bàn huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An đã được tác giả triển khai điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sử
dụng, sản xuất, tồn trữ, kinh doanh hóa chất, hiện trạng cơng tác quản lý an tồn hóa

chất và hiện trạng năng lực ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Long An, phục
vụ cho việc đề xuất các biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố trong thực tế. Quá
trình điều tra khảo sát được thực hiện theo sơ đồ sau:

6


Bước 1: Chọn lọc đối tượng khảo sát
Phối hợp với Sở Công Thương

14 công ty sản xuất thuốc BVTV

Long An lập danh sách khảo sát

Bước 2: Thiết kế mẫu phiếu điều tra khảo sát
Thu thập thông tin cần khảo sát

Bước 3: Gửi phiếu điều tra khảo sát

Bước 4: Tổ chức điều tra khảo sát

Bước 5: Thống kê, xử lý, thông tin số liệu
Hình 1 Trình tự triển khai khảo sát đề tài

4.2.4. Phương pháp thống kế và xử lý số liệu
Các số liệu khảo sát, điều tra sau khi được thu thập đã được xử lý bằng phần mềm
Excel. Sau đó thơng tin và số liệu được biểu diễn ở dạng bảng biểu Excel, Word
hoặc các biểu đồ phục vụ việc phân tích và diễn giải.
4.2.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được áp dụng nhằm phục vụ cho việc đề xuất các biện pháp

phòng ngừa, ứng phó sự cố và rủi ro về an tồn hóa chất trong sản xuất tại các
7


doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hịa. Theo đó, các chuyên gia đã được tham
vấn gồm: 1 chuyên gia trong lĩnh vực an tồn hóa chất; 5 cán bộ trong lĩnh vực quản
lý an tồn (Sở Cơng Thương); 2 cán bộ của Ban quản lý Khu kinh tế Long An; 2
cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường Long An.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa kinh tế - xã hội
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá và nhận dạng rủi ro về sự cố an tồn hóa chất của đề tài được tiếp cận theo
hướng rủi ro - tần suất xuất hiện sự cố và mức độ thiệt hại do sự cố. Vì vậy, đề tài
đóng góp về mặt khoa học như sau:
-

Kết quả khảo sát và nghiên cứu của đề tài là bước đầu đánh giá nhận dạng
các rủi ro, nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu xảy ra sự cố trong sản xuất
thuốc BVTV.

-

Đề xuất xây dựng kế hoạch phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất để giúp
doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV làm nền tảng triển khai thực hiện trong
thực tế.

-

Kết quả đạt được của Đề tài là cơ sở khách quan để các cơ quan quản lý Nhà
nước (cụ thể là Sở Cơng Thương) xem xét tính thực tế khi triển khai các kế
hoạch ứng phó phịng ngừa sự cố hóa chất trong sản xuất công nghiệp.


5.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội
-

Giảm thiểu tối đa những tổn thất về người và tài sản cho doanh nghiệp và các
bên liên quan.

-

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp năng động đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.

-

Chủ động phòng ngừa và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến mơi
trường nước, khơng khí, đất.

8


TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT, SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ
KINH NGHIỆM ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1.1. Tổng quan về hóa chất và ngành cơng nghiệp hóa chất
Hóa chất tham gia vào hầu hết các ngành nghề sản xuất công nơng nghiệp và giữ vai trị
chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị và hiệu quả lớn do hóa chất
đem lại, việc khai thác và sử dụng hóa chất cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe con người. Nhiều loại hóa chất mang các đặc tính nguy hiểm vẫn
cịn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và kinh doanh. Các hóa chất nguy hiểm này là
những hóa chất được chứng minh là có nguy cơ gây tác động xấu đến sức khỏe con người
khi tiếp xúc với hóa chất đó, trên cơ sở khoa học và có đủ độ tin cậy thống kê. Luật Hóa

chất đã định nghĩa rõ hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy
hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hịa tồn cầu về phân loại và
ghi nhãn hóa chất [5]:
Bảng 1-1 Phân loại mức độ nguy hiểm của hóa chất

TT

Phân loại

1

Dễ nổ

2

Oxy hóa mạnh

3

Ăn mịn mạnh

4

Dễ cháy

5

Độc tính cấp

6


Độc mãn tính

7

Gây kích ứng với con người

8

Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư

9

Gây biến đổi gen

10

Độc với sinh sản

11

Tích lũy sinh học

12

Ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy

13

Độc hại với mơi trường


Riêng các nhóm hóa chất độc cấp tính, độc mãn tính, gây kích ứng với con người, gây
ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, gây biến đổi gen, độc đối với sinh sản, tích luỹ sinh

9


học, ơ nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, độc hại đến mơi trường được gọi là hố chất độc. Xét
về tính chất nguy hại, hóa chất được chia thành 3 loại:
-

Nguy hại về mặt vật lý (physical hazard): như nguy hiểm do áp suất cao, nhiệt độ
cao/thấp, tính ăn mịn, mùi, tính dễ phản ứng hay tính khơng bền vững, tính dễ
cháy, nổ, …

-

Nguy hại về mặt sức khỏe (health hazard): tính gây độc cấp tính hay mãn tính cho
con người, tính gây biến đổi gen, gây ung thư, độc sinh sản, …

-

Nguy hại về mặt môi trường (environmental hazard): nguy hại cho thủy sinh và
động vật có vú và chim, …

Luật Hóa chất cũng định nghĩa hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang
chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng,
nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất. Như
vậy có thể thấy hoạt động hóa chất thường bao gồm 4 nhóm hoạt động chính: sản xuất,
kinh doanh, sử dụng và tồn trữ hóa chất. Ngành hóa chất giữ vai trò quan trọng trong hoạt

động kinh tế - xã hội:
-

Cung cấp nguyên liệu hoặc thành phẩm cho nhiều ngành công nghiệp, tạo ra nhiều
sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người (mỹ phẩm, da giầy, xà phịng, ....).

-

Tạo ra nhiều sản phẩm mới mà đặc tính của chúng nhiều khi khơng có trong tự
nhiên.

-

Tận dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên, tận dụng phế liệu của ngành khác.

-

Cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giúp nâng cao năng suất nông nghiệp.

-

Bào chế thuốc chữa bệnh phục vụ cho ngành y tế, chăm sóc sức khỏe con người.

10


Hình 1-1 Các loại hình cơng nghiệp sử dụng hóa chất

1.2. Phân loại sự cố hóa chất
1.2.1. Phân loại theo nguyên nhân, sự cố hóa chất

Sự cố hóa chất thường được phân loại theo: nguyên nhân sự cố và quy mơ sự cố
Việc xây dựng phương án phịng ngừa, ứng phó sự cố được phân làm các nhóm sau:
-

Sản xuất hóa chất gồm: sản xuất hóa chất cơ bản; sản xuất sản phẩm hóa chất; mỹ
phẩm, xà phịng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh; sản xuất sản phẩm
dầu mỏ tinh chế; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ; sản xuất sơn, vécni và các
chất sơn; sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nơng
nghiệp; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, …

-

Sử dụng hóa chất: nhóm ngành dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày da; sản
xuất giấy và sản phẩm từ giấy; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất
chế biến thực phẩm, đồ uống, ….

-

Tồn trữ, kinh doanh, dịch vụ hóa chất: các cơ sở kinh doanh cung ứng hóa chất, có
kho chứa, kinh doanh hóa chất quy mơ lớn và trung bình; các cơ sở kinh doanh

11


×