Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN: Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.35 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Lí do chọn đề tài:</b>


Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học những kiến
thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản ( tính
trung thực, tinh thần trách nhiệm, lịng yêu thương...) sẽ giúp chon con người sống
tốt đẹp hơn. Nhưng dường như những giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua
những hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi
gian lận ở nhiều cấp độ... Vấn đề này đang là sự quan tâm của toàn xã hội hiện
nay.


Bác Hồ đã từng nói “ Có tài mà khơng có đức sẽ trở thành người vơ dụng”.
Câu nói ấy vẫn cịn ngun giá trị và sẽ có giá trị mãi mãi ở bất kì trong giai đoạn
nào.


Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đóng chân trên địa bàn Phường Thống
Nhất cách xa trung tâm Thị xã Buôn Hồ 7 km. Đây là một trong những địa phương
có truyền thống hiếu học. Để xây dựng được thương hiệu đối với nhà trường, được
phụ huynh học sinh tin tưởng là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với tập thể CBVC
đặc biệt là đối với BGH nhà trường. Điều này địi hỏi khơng chỉ sự nỗ lực phải hết
mình của cả thầy và trị, phụ huynh học sinh mà cần thiết khơng kém phần quan
trong đó là có sự quan tâm của tồn xã hội.


Là một Hiệu trưởng hiện đang công tác tại trường THCS Nguyễn Trường
Tộ, sau mỗi một năm học kết thúc tôi vẫn băn khoăn trăn trở làm thế nào để xây
dựng một ngơi trường thật sự có nề nếp, trường ra trường lớp ra lớp đem lại niềm
vui, niềm tin yêu của phụ huynh học sinh mong đợi, xứng tầm với ngơi trường đã
đạt chuẩn quốc gia. Việc tìm kiếm “ Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong
việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ” làm nền tảng
cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường là một trong những nhiệm
vụ luôn được nhà trường quan tâm trong giai đoạn hiện nay.



<b>2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:</b>
<b>a. Mục tiêu: </b>


Trên cơ sở đánh giá chất lượng hai mặt của học sinh trường THCS Nguyễn
Trường Tộ, Phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, rút ra những kết luận làm căn cứ
khoa học, tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho
học sinh trong những năm tiếp theo.


<b>b. Nhiệm vụ:</b>


Tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng về chất lượng đạo đức năm học
2012 – 2013 đến năm học 2014 - 2015 tìm ra những ưu điểm cần phát huy và
những tồn tại cần khắc phục, từ đó tìm những biện pháp phù hợp nhằm khơng
ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là chất lượng đạo đức một cách có
hiệu quả.


<b>3. Đối tượng nghiên cứu:</b>


Học sinh tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ.
<b>4. Giới hạn của đề tài: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu:</b>


- Phương pháp luận: Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, nhà nước và của ngành về vấn đề giáo dục
và đào tạo, các tài liệu nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>II. PHẦN NỘI DUNG</b>
<b>1. Cơ sở lý luận về Giáo dục đạo đức:</b>



Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích,
hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và
con người với tự nhiên.


Giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã
hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và với chính
mình. Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức
quan trọng. Do vậy việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu, của trường phổ
thông.


Giáo dục đạo đức cịn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xun và
trong mọi tình huống chứ khơng phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp
hoặc có những địi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt
giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất
lượng giáo dục tồn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với
các mặt giáo dục khác.


Đặc điểm Giáo dục đạo đức địi hỏi khơng chỉ dừng lại ở việc truyền thụ
khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể
hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học
chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; cịn q trình giáo dục đạo đức
khơng chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thơng qua tất cả các hoạt
động có thể có trong nhà trường. Đối với học sinh THCS, kết quả của cơng tác
giáo dục đạo đức vẫn cịn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo
đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em.
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trị hết sức


quan trọng. Cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự
tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc
điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hồn cảnh sống cụ thể
của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một q trình
lâu dài, phức tạp, địi hỏi phải có cơng phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều
lần.


<b>2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đạo đức của học sinh tại trườngTHCS Nguyễn Trường Tộ trong những năm qua,
cụ thể như sau:


<b>* Thuận lợi:</b>


- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng giáo dục, sự phối hợp chặt chẽ của
hội cha mẹ học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.


- Nhận thức của nhân dân, học sinh trên địa bàn phường Thống Nhất về
công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho nhà trường ngày càng
phát triển không ngừng.


- Tập thể nhà trường ln đồn kết, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Đây là một thuận lợi rất lớn đối với nhà trường.


<b>* Khó khăn:</b>


- Đời sống kinh tế của nhân dân đang gặp nhiều khó khăn do giá cả các mặt
hàng nông sản xuống thấp, phần nào ảnh hưởng đến cơng tác chăm lo cho con em


học tập có phần hạn chế.


- Một số gia đình vẫn cịn thiếu sự kiên trì đối với việc giáo dục con cái dẫn đến
cơng tác duy trì sĩ số học sinh gặp nhiều khó khăn.


- Tỉ lệ học sinh hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn nhiều, nhất là học sinh thuộc
vùng đồng bào dân tộ Bn ĐLung do đó việc quan tâm đến việc học tập của con
em từ phía phụ huynh còn nhiều hạn chế.


- Các dịch vụ Internet trên địa bàn phường Thống Nhất mở ra ngày càng
đông đã thu hút nhiều học sinh đến chơi game đến mức sa đà mà quên đi việc học
tập.


- Lượng kiến thức mỗi bài học theo chương trình hiện hành vẫn còn nặng,
quá tải đối với học sinh.


<b> </b> <b>* Phân tích đánh giá vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:</b>


Thống kê chất lượng đạo đức học sinh qua các năm học khi chưa thực hiện
đề tài tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ, cụ thể như sau:


B ng so sánh h nh ki m qua các n m (T n m h c 2012-2013 đ n n m h c 2016 –ả ạ ể ă ừ ă ọ ế ă ọ
2017)


<b>Năm học</b> <b>TSHS</b>


<b>Tốt</b> <b>Khá</b> <b>Trung bình</b> <b>Yếu, Kém</b>


<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>



<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>


<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>


<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>


2012-2013 1216 <sub>917</sub> <sub>77.2</sub> <sub>242</sub> <sub>20.4</sub> <sub>29</sub> <sub>2.4</sub> <sub>0</sub> <sub>0.00</sub>


2013-2014 1063 926 79,70 214 18,40 22 1,81 01 0.09
2014-2015 1051 892 84.87 146 13.89 13 1.24 0 0.00


Từ số liêu trên cho thấy: số học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình hàng
năm vẫn cịn nhiều.


<b>* Ngun nhân và các yếu tố tác động:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thẳng, không được vui chơi giải trí, áp lực học tập quá lớn, nên dẫn đến xung đột
trong các mối quan hệ.


Ngoài thời gian học ở trường, thời gian còn lại các em lao vào trị chơi vơ
bổ, bạo lực, số cịn lại thì khơng quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh
lùng vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Một bộ phận học sinh xưng hơ với
người lớn trống không, thiếu lễ phép, thái độ ngỗ ngược, nói tục, phát ngơn thiếu
văn hóa. Thật đáng buồn là một bộ phận học sinh gặp thầy cô trong sân trường
cũng không chào hoặc chào miễn cưỡng với thầy cơ dạy mơn mình mà thơi. Tệ hại
hơn có học sinh cịn vơ lễ với thầy cơ, xúc phạm danh dự người khác. Một bộ phận


học sinh khi nhìn nhận sự việc là lãng tránh, thờ ơ, chưa nhận ra sự sai trái của
mình. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số học sinh thiếu chuyên cần trong
học tập. Một số học sinh có biểu hiện gian lận trong thi cử, thiếu trung thực với
bạn bè. Thật đáng buồn khi ý thức cộng đồng của một số em rất kém, chưa có ý
thức bảo vệ của cơng và giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng nên bàn ghế, tường cịn bị
viết bậy, bơi bẩn, ghi chép câu từ thiếu văn hóa. Một bộ phận ăn mặc lố lăng, đầu
tóc khơng phù hợp với tuổi học trị.


Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin nhất là nền văn hóa ngoại lai đã ảnh
hưởng rất lớn đến hành vi của các em. Có thể nói ở lứa tuổi này các em bắt chước
làm người lớn nhưng chưa có kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, suy nghĩ và hành
động chưa đúng đắn, chưa phân biệt được tốt xấu đúng sai rõ ràng, chưa tự chủ nên
dễ bị lơi kéo.


Có gia đình xung đột bạo hành, cha mẹ ly hôn, buông lỏng việc quản lý con
<i>cái, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy” …Một số phụ huynh</i>
chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Có gia đình q
nng chiều con cái, nhiều gia đình sử dụng quyền uy một cách cực đoan, sử dụng
vũ lực trong việc dạy dỗ con cái. Một số hoàn cảnh quá éo le, cha mẹ bươn chải
trong cuộc sống mưu sinh dẫn đến bỏ quên con cái.


Trên thực tế sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt chẽ,
thiếu thường xuyên. Cha mẹ gặp gỡ thầy cô chỉ vào những dịp họp phụ huynh cịn
giáo viên gặp gỡ phụ huynh cũng ít dần và hình như thiếu sự thân thiện. Sự liên hệ
phụ huynh và giáo viên chủ yếu trao đổi qua điện thoại. Điều này ảnh hưởng rất
lớn tới việc giáo dục đạo đức học sinh.


Một số giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm khi hành xử với học
sinh cá biệt. Có lúc, có nơi thầy cơ thiếu gương mẫu trong mơ phạm giáo dục. Uy
<i>tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận</i>


một cách méo mó, vật chất hóa. Tình trạng lạm dụng việc dạy thêm, học thêm đã
tác động khơng tốt đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và con mắt
của khơng ít phụ huynh. Một số giáo viên chủ nhiệm còn non về nghiệp vụ và
chuyên môn. Do bộn bề công việc lo toan cho cuộc sống nên sự quan tâm đến trò
còn hạn chế, khoảng cách thầy trò ngày càng cách xa. Thầy cơ chưa hiểu được tâm
tư tình cảm của học sinh vì vậy uốn nắn học sinh chưa kịp thời, các em gặp vướng
mắc trong cuộc sống chưa được chia sẻ.


Chúng ta thấy sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ.
<i>Những hạn chế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường của thời kỳ “mở cửa, hội</i>


<i>nhập”, những “tư tưởng văn hố xấu, ngoại lai…có cơ hội xâm nhập. Đây đó, cịn</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có</i>
lúc, đã xâm nhập vào trong học đường mặc dầu là con số ít nhưng cũng chứng tỏ
nó đã làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các
bậc làm cha, làm mẹ. Nó đã tác động xấu tới các gíá trị đạo đức truyền thống, ảnh
hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, đến an ninh
trật tự xã hội.


Bài giảng của một số giáo viên chưa hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện
riêng trong giờ học. Một số học sinh vi phạm những điều cấm như nói tục, chửi
thề, hỗn láo với thầy cô, ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt.


<b>3. Nội dung và các hình thức của giải pháp:</b>
<b>a/ Mục tiêu của giải pháp. </b>


<i>Tập trung xây dựng được mơi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, chất</i>
<i>lượng giáo dục đạt kết quả cao, chú trọng nâng cao chất lượng đạo đức học sinh.. </i>



<b>b/Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp</b>


<b>b.1 Nhận thức về giáo dục đạo đức đối với học sinh:</b>


Bác Hồ từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Makarenko đã đúc kết: “Không sợ học sinh hỏng mà chỉ sợ phương pháp
giáo dục hỏng”. Dạy trẻ mà không hiểu biết trẻ đầy đủ thì nhà giáo khơng thể
thành cơng trong nghề nghiệp. Việc tìm hiểu các đặc điểm và tính chất của trẻ trỏ
thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên.


Học sinh luôn là đối tượng không đồng nhất, muôn màu, muôn vẻ. Các em
khác nhau về sức khoẻ, hồn cảnh gia đình, riêng tư về thể chất. Với việc học tập
các em cũng khác nhau: em thì chăm học, em thì lười học. Một nhà tâm lý học đã
<i>nhận định: Ở trên đời này ta không thể tìm thấy hai con người giống nhau hồn</i>


<i>tồn về mặt tâm lý. Vì vậy các biện pháp giáo dục cũng phải linh hoạt như chính</i>


bản thân con người. Giáo dục theo phương pháp rập khn thì dễ dàng nhưng
chúng ta sẽ khơng thành cơng vì như vậy là trái với nguyên tắc của lao động sư
phạm.


Học sinh ở độ tuổi này rất hiếu động. Tính hiếu động thường đi kèm tính vơ
tâm, thích tự do, thoải mái. Học sinh có thể ném giấy trước mặt cơ, đánh lộn trong
lớp, đi từ bàn nọ đến bàn kia, càn quấy giáo viên. Nếu giáo viên khơng có nghệ
thuật thuyết phục học sinh cùng với bản lĩnh điều khiển lớp thì khơng thể dạy nổi.
Nhiều khi ta không hiểu rõ đặc điểm và tính hiếu động của trẻ, đùng đùng nổi giận
sẽ gây ra căng thẳng trong quan hệ thầy trò. Nếu chúng ta khéo léo sẽ thuyết phục
và hướng sức lực dư thừa của chúng vào việc có ích.


Thực tiễn cho thấy trẻ dễ dàng hấp thụ các ảnh hưởng của môi trường xã


hội. Nếu trẻ thay đổi theo môi trường chúng ta không nên ngạc nhiên, không nên
thành kiến, căm ghét trẻ mà nên có tình thương và lịng kiên nhẫn giáo dục, thuyết
phục.


Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chúng ta cần có phương
pháp, kỹ năng và tấm lịng vì học sinh thân u.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Về bản chất con người dù là trẻ em hư đến đâu bao giờ cũng có những mặt
tốt, mặt nhân tính, những ước mơ, nguyện vọng thầm kín, chính đáng đầy nhân bản
và hồn nhiên. Các em thích được khen ngợi và yêu thương. Nếu nhà trường và gia
đình nắm được những ngun nhân sâu xa, có sự đồng cảm và hiểu được các em,
có sự thống nhất về phương pháp giáo dục thì chắc chắn cảm hóa được các em.
Mục tiêu giáó dục đạo đức là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức
xã hội thành những phẩm chất nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái
độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội,
thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.


Chức năng giáo dục đạo đức là làm cho học sinh thấm nhuần thế giới quan
Mác Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, sống
có kỷ cương, có nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa con người với tự nhiên.


Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở là giai đoạn các em đang phát triển
mạnh về thể chất và tinh thần, là giai đoạn các em dể bị kích động, lơi kéo. Các em
thường xun tìm tịi cái mới nếu khơng có sự kiểm sốt định hướng thì dể mắc sai
lầm. Làm cho giáo viên thấy được tầm quan trọng về công tác giáo dục đạo đức là
để các em phát triển toàn diện và hoàn thiện về nhân cách.


Phụ huynh nhận thức được vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh để học
sinh trở thành con ngoan trò giỏi, tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp.


Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Đây là
yếu tố thuận lợi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.


Học sinh cũng được giáo dục để các em biết rằng phẩm chất tốt đẹp của học
sinh là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, cần cù trong lao động, đoàn kết thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt cần giáo dục cho các em ý thức cộng đồng, kỹ năng
sống, ý thức chấp hành pháp luật.


Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn.
Thực tiễn cuộc sống đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà
trường. Xã hội ơ nhiễm, luồng văn hóa ngoại lai, bạo lực len lỏi vào mọi tầng lớp
nhân dân rất dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng sâu đậm đối với trẻ.


Đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường-xã hội và các tổ chức đồn
thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh là việc
làm vô cùng quan trọng.


<b>b.2. Những giải pháp thực hiện:</b>


<i>- Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của</i>


<i>Đảng, Nhà nước. </i>


Hiểu rõ quan điểm của Đảng, nhà nước, ngành về giáo dục về đạo đức cho
học sinh để đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa. Việc đã làm là tuyên truyền,
quán triệt các loại văn kiện của đảng, nhà nước, nghành giáo dục về giáo dục đạo
đức cho học sinh.


<i> - Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức</i>



<i>trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

chính quyền địa phương và học sinh để thực hiện. Công tác giáo dục đạo đức ngay
từ đầu năm học đã được Ban Giám Hiệu lên kế hoạch cụ thể có tính khả thi. Tính
đồng bộ là phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường như: Ban Giám
Hiệu, Cơng Đồn, Đồn thanh niên, Ban Đại diện cha mẹ học sinh và các tổ
chuyên môn. Các biện pháp đưa ra đã được sự đồng thuận cao nhờ vậy đã có hiệu
quả thiết thực.


Một nhà giáo dục đã từng nói “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì
phải hiểu con người về mọi mặt”. Nắm đối tượng cặn kẽ thì ta mới có những tác
động thích hợp. Hơn ai hết chúng ta phải nắm vững sinh lý, nhu cầu nguyện vọng
ước mong, khả năng trình độ của học sinh, hồn cảnh sống, quan hệ bạn bè. Tìm
hiểu kỹ càng như vậy chúng ta mới thấy mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.


<i>- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.</i>


Nhà trường chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động để
đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức.
Hiệu trưởng chỉ đạo các phó hiệu trưởng ngồi việc quản lý chất lượng văn hóa
cịn quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn đặc biệt là môn giáo
dục công dân và các môn học khác. Hoạt động chào cờ đầu tuần, các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, phát động thi đua của Đồn, Đội, đưa ra các tiêu chí của lớp,
Đội… được tiến hành đều đặn thường xuyên. Thông qua chào cờ đầu tuần Ban
giám hiệu nhận xét tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể cá nhân đã
thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt đã làm được,
những tồn tại, đề ra biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần
tiếp theo.


<i>- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục đạo</i>



<i>đức cho học sinh là việc làm vô cùng cần thiết.</i>


Mục đích là giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, u q hương,
tơn sư trọng đạo, có phẩm chất, có năng lực, tư duy sáng tạo, biết vận dụng kiến
thức đã học vào thực tế cuộc sống. Qua đây các em điều chỉnh được hành vi của
mình. Tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh là điều quan trọng. Nhà trường ln khuyến khích các em tham gia hoạt động
cộng đồng nhất là những hoạt động của phong trào thi đua “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. Nhà trường đã tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống,
hướng về cội nguồn, tổ chức các hoạt động vui chơi văn hóa, văn nghệ thể dục thể
thao để giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhiều hoạt động nhất là các trò chơi dân
gian nhà trường đã thiết kế đều có sự tham gia của cả thầy và trị nhằm tạo nên sự
thân thiện, giảm bớt khoảng cách giữa thầy và trị giúp thầy cơ có nhiều cơ hội
hiểu học sinh hơn.


<i>- Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh là vấn đề</i>


<i>vơ cùng quan trọng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

động, ngoại khóa, khơng bng lỏng để các em phát huy tính tự do vô kỷ luật. Nhà
trường thường xuyên hướng dẫn các em phương pháp tự học, phân bố thời gian
học tập có khoa học.


<i>- Xây dựng mơi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường là việc làm vô</i>


<i>cùng quan trọng. </i>


Nhà trường đã xây dựng một môi trường học tập, an tồn, thân thiện. Ln
đưa những tấm gương sáng của thầy cô, bạn bè để các em học tập, noi theo và rèn


<i>luyện. Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của mình. Thấm</i>
nhuần điều đó nhà trường luôn học tập các chuẩn mực của giáo viên trong trường.
Cán bộ giáo viên nhà trường luôn đề cao nhân cách tồn diện của mình bằng cách:
nắm vững kiến thức, có phẩm chất đạo đức và có phương pháp giảng dạy tốt. Mục
đích là xây dựng một mơi trường tốt trong khuôn viên trường học để giáo dục đạo
đức học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Môi trường và cảnh
quan nhà trường ngày càng xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, thân thiện hơn. Xây dựng
và củng cố khối đồn kết, nhất trí trong tập thể sư phạm, bồi dưỡng lý tưởng nghề
nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học sinh, tinh thần
trách nhiệm, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ học sinh.


<i>- Khơi dậy tình cảm trong học sinh: </i>


Dùng biện pháp tác động tư tưởng tình cảm cũng như khơi dậy ý thức rèn
luyện đạo đức trong học sinh như nói chuyện, sinh hoạt…theo quan điểm giáo dục
kỷ luật tích cực, việc mắc lỗi của của học sinh được coi như lỗi tự nhiên của quá
trình học tập và phát triển. nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo là làm thế nào để học
sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm sốt hành vi thái độ của mình. Khi học sinh
mắc lỗi, thì thầy cơ là người bạn, người anh, người chị chỉ ra cho các em nhận ra
lỗi của mình để tự điều chỉnh. Trừng phạt làm mất tính tự tin của bản thân học
sinh, suy giảm ý thức kỷ luật và khiến cho học sinh khơng thích, thậm chí căm ghét
thầy cơ giáo, trường học. Trước đây học trị lười làm, học trị hỗn thầy cơ xúc
phạm, học sinh đã tỏ thái độ lầm lỳ, hậm hực. Sau này thầy cô đã thay đổi thái độ,
phương pháp như đã tìm cách gặp riêng học sinh và trao đổi với giáo viên bộ mơn,
giáo viên chủ nhiệm. Tìm ra những điểm tốt để khuyến khích động viên, tạo ra
niềm tin và sự tự trọng cho các em là một yếu tố giúp cho việc giáo dục các em tốt
hơn.


Để khơi dậy tình cảm trong học sinh theo hình thức “ Mưa dầm thấm lâu”
nhà trưởng đã chỉ đạo cho Liên đội tổ chức cho học sinh kể chuyện dưới cờ mỗi


tuần một câu chuyện. Qua những câu chuyện hay giúp học sinh từng bước điều
chỉnh về ý thức đạo đức của mình, có niềm tin và chấp hành tốt nội quy của nhà
trường.


<i>- Chủ động tìm hiểu gia cảnh học sinh chưa ngoan là công việc vô cùng</i>
<i>quan trọng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>- Phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và Cơng An Phường đóng</i>
<i>chân trên địa bàn.</i>


Có thể nói cơng tác giáo dục của nhà trường muốn thực hiện tốt, một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là tham mưu kịp thời với chính quyền địa
phương cũng như các cấp có liên quan trong việc quan tâm đến giáo dục đạo đức
cho học sinh. Chính vì thế khi phát hiện hiện tượng học sinh đi chơi game quá
khuya hoặc các điểm chứa chấp học sinh tụ tập chơi các trị chơi khơng lành mạnh
như đánh bài, uống rượu, hút thuốc lá… Ban giám hiệu sẽ báo cáo về chính quyền
địa phương để nắm bắt tình hình nhằm tìm ra những giải pháp giúp đỡ nhà trường
trong việc giáo dục học sinh.


<i> Hàng năm nhà trường và Cơng An Phường đều có xây dựng quy chế phối</i>


hợp nhằm phối hợp tuyên truyền tuyên truyền về an tồn giao thơng, phịng chống
các tệ nạn xã hội… giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.


Bên cạnh thức hiện những biện pháp trên nhà trường đã phối hợp, tranh thủ
sự ủng hộ của các tổ chức đồn thể. Nhà trường đã tích cực phối hợp với Cơng
Đồn, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban đại diện Cha mẹ học sinh,
tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh
tích cực”. Ln phát hiện kịp thời sai phạm của học sinh để nhắc nhở và có biện
pháp giúp các em sữa chữa.



<i>- Tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua khen thưởng và các hoạt động</i>


<i>giáo dục học sinh. </i>


Tôn vinh khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, cơng
tác và rèn luyện để giáo dục niềm tự hào, hoài bão ước mơ, ý chí vươn lên cho các
thế hệ học sinh. Nhà trường đã quan tâm sâu sát, thân thiện, thương yêu học sinh
như con cháu của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Với một số em nếu thiếu sự khoan dung thì không thể giáo dục được các em.
Khi các em mắc lỗi nếu chúng ta biết gặp riêng các em để trao đổi tâm tư tình cảm
nhẹ nhàng thì vơ cùng hiệu quả. Nếu phê bình các em cứng nhắc thì chẳng có thể
nào thay đổi được mà còn làm cho các em tự ty chán ghét mình mà thơi.
Tóm lại giáo dục học sinh chưa ngoan cần dày cơng, cần tỷ mỷ, cần kiên nhẫn để
có biện pháp thích hợp. Con người mn hình, mn vẻ nên dạy người cũng mn
hình, mn vẻ. Chúng tơi đã giúp đỡ chăm sóc để mỗi em có tiến bộ về nhận thức,
về tình cảm, về hành vi.


Để động viên kịp thời giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp, hàng năm
nhà trường đều tuyên dương khen thưởng theo từng học kỳ cho những giáo viên
hồn thành xuất sắc cơng tác chủ nhiệm.


<b>c/Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: </b>


Trong mỗi giải pháp và biện pháp nêu trên đều có quan hệ biện chứng với
nhau phù hợp với tình hình thực tế và có tính thống nhất cao trong Hội đồng sư
phạm. Giải pháp này thực hiện thành công sẽ là cơ sở cho các giải pháp khác tiếp
tục quyết tâm để thực hiện.



<b>d/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị của khoa học của vấn đề nghiên cứu: </b>
<b>*Kết quả khảo nghiệm: Kết quả thông kê chất lượng đạo đức cuối năm qua</b>
các năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 và 2017 - 2018 cụ thể như sau:


<b>Năm học</b> <b>TSHS</b>


<b>Tốt</b> <b>Khá</b> <b>Trung bình</b> <b>Yếu, Kém</b>


<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>


<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>


<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>


<b>TS</b> <b>Tỉ lệ</b>
<b>%</b>


2015 - 2016 975 818 83.89 155 15,89 2 0.20 0 0.00


2016 - 2017 885 758 85.65 124 14.01 3 0.34 0 0.00


2017 - 2018 821 727 88.55 92 11.21 2 0.21 0 0.00


<b>Với kết quả trên đã cho thấy chất lượng đạo đức của học sinh những năm</b>
học sau khi thức hiện những giải pháp có hiệu quả. Số học chăm học, ý thức đạo
đức ngày càng tốt hơn do đó số học sinh xếp loại trung bình giảm hẳn.



Những thành cơng trong công tác chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh
được thể hiện ra bên ngoài mà nhà trường gặt hái được đó là: Trường lớp ln ln
sạch sẽ, hiện tượng học sinh viết vẽ bậy trên bàn trên tường rất ít. Thành cơng nhất
là hiện tượng học sinh đánh nhau giảm hẳn, chất lượng học tập của học sinh cũng
được nâng lên về chất lượng đại trà kể cả chất lượng mũi nhọn.


<b>* Giá trị của khoa học của vấn đề nghiên cứu: </b>


Tất cả mọi sự thành công đều bắt đầu việc chủ động trong xây dựng kế
hoạch hợp lý và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.


Việc nghiên cứu đề tài những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức ở
trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã tác động rất lớn đến tinh thần trách nhiệm của
gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đầu tư cho công tác giáo dục .


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>III. KẾT LUẬN VA KIẾN NGHI</b>
<b>1/ Kết luận</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Trung học cơ sở là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó cơng tác
quản lý giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng.


Qua thực tế cho thấy đại đa số học sinh ngày nay có ý thức tu dưỡng đạo
đức, thông minh, sáng tạo, ham hiểu biết. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận còn xem
thường kỷ cương nền nếp của nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế như
nghỉ học, trốn giờ, đánh nhau, quay cóp.


Cơng tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất
cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trong điều kiện hiện nay. Giáo dục học sinh là
một nghệ thuật, đòi hỏi mỗi người gánh trên vai nhiệm vụ này phải có tâm huyết,
kiên trì, chịu khó tìm tịi và vận dụng một cách sáng tạo vào từng đối tượng giáo


dục. Chúng ta hướng tới mục tiêu là giáo dục các em nên người. Mỗi chúng ta đã
chọn cho mình nghề dạy học “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” vì vậy
chúng ta hãy cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã đạt chuẩn quốc gia là một vinh dự
nhưng cũng là thách thức lớn đối với nhà trường. Mục tiêu phương hướng phấn
đấu trong kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường đến năm 2020 là một
trong những trường có chất lượng cao của thị xã Bn Hồ. Để đạt được điều đó địi
hỏi cả thầy và trị phải ra sức thi đua dạy tốt, học tốt. Thầy phải làm gương cho trị,
khơng ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chun
mơn. Bởi vì sự thành bại của giáo dục phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ các thầy cô
giáo, những người quyết định chất lượng giáo dục. Vì thế dạy học là một cơng việc
có tính khoa học chuẩn mực, đồng thời có tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Mặt
khác từng bước xây dựng được phong trào học tập tích cực từ học sinh là một
trong những nhiệm vụ nhà trường cần phải quyết tâm thực hiện. Như vậy vấn đề
tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó chú
trọng nâng cao chất lượng đạo đức của trường THCS Nguyễn Trường Tộ trong
giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng. Chất lượng đạo đức HS của nhà
trường ngày một nâng lên là ước nguyện của nhà trường, gia đình và xã hội, đặc
biệt là những người làm công tác quản lý tại các đơn vị trường học. Sự thành công
của bất cứ hoạt động nào trong nhà trường đều là niềm vui, niềm vinh dự của
những người làm công tác giáo dục. Với khát vọng của tập thể nhà trường là không
ngừng phát triển, hơn bao giờ hết tập thể sư phạm trường THCS Nguyễn Trường
Tộ phải thật sự đổi mới và không ngừng cố gắng, mà điểm xuất phát luôn phải bắt
đầu là từ đội ngũ các thầy cô giáo, những người được xã hội giao phó một trách
nhiệm cao cả đó là “Trồng người”.


Với những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định, tất cả những ý tưởng được
rút ra qua bài viết này cũng là những trăn trở của bản thân tôi. Chắc chắn bài viết
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý


thầy cô giáo trong hội đồng khoa học và các cấp lãnh đạo để bản thân ngày một
tiến bộ hơn.


<b>2/ Kiến nghị:</b>


Hàng năm Phòng GD cần tổ chức cho BGH và tổng phụ trách Đội tham
quan học tập các đơn vị trường điển hình trong việc thực hiện có hiệu quả những
giải pháp giáo dục đạo đức học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i><b> Thống Nhất , ngày 15 tháng 12 năm 2018</b></i>


<i><b> Xác nhận của nhà trường Người viết</b></i>
<i><b> </b></i>


<b> Huỳnh Thị Đây</b>


<b>TAI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS, NXB Hà Nội 2005.
2. Văn kiện đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ XII .


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

4. Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ năm học của trường THCS
Nguyễn Trường Tộ qua các năm học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>--------MỤC LỤC</b>


<b>TT</b> <b>Nội dung</b> <b><sub>Trang</sub></b>


<b>I</b> <b>PHẦN MỞ ĐẦU</b> <sub>01</sub>



1 Lí do chọn đề tài <sub>01</sub>


2 Mục tiêu, nhiệm vụ <sub>01</sub>


3 Đối tượng nghiên cứu <sub>01</sub>


4 Giới hạn đề tài <sub>01</sub>


5 Phương pháp nghiên cứu <sub>02</sub>


<b>II</b> <b>PHẦN NỘI DUNG</b> <sub>03</sub>


1 Cơ sở lý luận <sub>03 </sub>


2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu <sub>03-05</sub>


3 Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp <sub>06-11</sub>


<b>III</b> <b>KẾT LUẬN VA KIẾN NGHI</b> <sub>13</sub>


1 Kết luận <sub>13</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ


<b>TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ</b>


<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<i><b>ĐỀ TÀI: “NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU</b></i>




<b>QUẢ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH</b>


<b>Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ”</b>






Người viết: HUỲNH THỊ ĐÂY
Chức vu: Hiệu trưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18></div>

<!--links-->

×