MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG CHI PHÍ MUA ĐIỆN ĐẦU NGUỒN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I NĂM 2005
VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Trong những năm vừa qua Công ty đã đạt những thành tựu đáng nể trong
lĩnh hoạt động kinh doanh điện và các lĩnh vực khác, điều này được thể hiện qua
tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của Công ty luôn đạt gần 20% và giữ vững
trong nhiều năm liên tục. Công tác quản lý tài chính và sử dụng vốn ngày càng đạt
hiệu quả, nguồn vốn kinh doanh ngày càng được bổ sung. Nguồn vốn trong nước
và nguồn vốn vay nước ngoài được Công ty sử dụng và phát huy hiệu quả tích cực.
Tình hình lao động trong Công ty ổn định và tạo ra nhiều công ăn việc làm
cho hàng nghìn cán bộ CNV. Công tác tiền lương được Ban lãnh đạo Công ty rất
quan tâm, điều này được thể hiện quan mức thu nhập bình quân đầu người trong
Công ty, với mức thu nhập bình quân hiện nay là hơn 2.000.000 đồng/ người.
Những thành tựu mà Công ty Điện lực I đã đạt được trong những năm vừa qua là
chỗ dựa cho Công ty tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo với những khó
khăn và thách thức mới.
Tổng Công ty đẫ dự kiến giao kế hoạch điện thương phẩm năm 2005 cho
Công ty là 10,510 tr.kWh tăng trưởng 13,67% so với năm 2004, cao hơn mức tăng
trưởng năm 2004 là 0,78%.
Trong giai đoạn hiện nay, mọi chiến lược kinh doanh của bất kỳ cơ quan
doanh nghiệp nào đều đi tới một mục tiêu là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Để
phấn đấu đạt mục tiêu này, Công ty sẽ tiếp tục triển khai bán lẻ đến tận hộ ở những
khu vực có kảh năng thu lợi nhuận cao. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ tổn thất
sẽ tăng vì Công ty phải chịu thêm phần tổn thất lưới hạ thế trong khi vốn đầu tư để
nâng cấp, cải tạo lưới hết sức hẹp. Năm 2005 kế hoạch Tổng Công ty giao 8,1%,
để hoàn thành chỉ tiêu tổn thất được giao này ngoài các biện pháp giảm tổn thất đã
và đang thực hiện Công ty cần tập trung vào các biện pháp như: thực hiện nghiêm
túc chương trình giảm tổn thất từ chi nhánh đến điện lực, nâng cao hiệu quả bán
điện tại các khu vực mới tiếp nhận đảm bảo được tổn thất tại các khu vực này
không được vượt quá 12% và tiến tới sẽ đưa xuống mức 7%-8% …
Về giá bán điện, tuy chưa có quyết định chính thức song Tổng Công ty đã có
dự thảo về quy chế giao giá bán điện nội bộ trong đó chỉ tiêu giá bán điện bình
quân để tính giá bán điện nội bộ năm sau được lấy bằng số thực hiện năm trước.
Trong khi đó, viêc giảm giá bán điện cho các khách hàng nước ngoài làm giảm giá
bán bình quân toàn Công ty gần 4 đ/kWh. Để phấn đấu tăng giá bình quân trong
năm 2005, Công ty tiếp tục triển khai xoá bán tổng tại các làng nghề, khu vực có
khả năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên do vốn đầu tư năm nay rất hạn chế nên
Công ty đang xây dựng quy chế uỷ quyền cho các điện lực vay vốn để tự đầu tư
xoá bán tổng. Như vậy, việc tính toán hiệu quả kinh tế các công trình xoá bán tổng
là rất cần thiết khi vốn đầu tư phải đi vay. Mặt khác, Công ty yêu cầu các Điện lực
thực hiện đúng quy định của Nhà nước và quy định của Công ty về giá bán điện
(Văn bản số 1544 EVN/ĐLI-P9 ngày 14/4/2004) đặc biệt là quy định về kiểm tra
áp giá với cách khách hàng có nhiều mục đích sử dụng điện.
Kế hoạch năm 2005 Tổng Công ty giao giá bán điện bình quan cho Công ty
Điện lực I là 650,5 đ/kWh, đây cũng là mức giá bình quân làm cơ sở tính toán giá
bán điện nội bộ của Công ty.
Sang năm 2005, cùng với chương trình cổ phần hoá một số Điện lực, theo
chủ trương của giám đốc Công ty, Công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế tính toán
giá bán điện nội bộ cho các Điện lực trực thuộc, nhằm đẩy mạnh việc phân cấp, tạo
điều kiện cho các Điện lực tự chủ hơn trong đầu tư xây dựng và kinh doanh bán
điện. Về cơ bản quy chế này bán theo quy chế giao giá nội bộ của Tổng Công ty
cho Công ty. Các điện lực phải tính toán để giảm chi phí (chi phí mua điện và các
chi phí khác nhằm đạt lợi nhuận cao nhất). Trong khi Công ty chưa giao lại kế
hoạch, phần nộp tiền điện, các Điện lực vẫn thực hiện theo giá nội bộ giao đầu
năm. Các điện lực bị hụt doanh thu do giảm giá khách hàng nước ngoài được trừ
vào kế hoạch nộp.
Theo định hướng phát triển chung của toàn ngành điện ở nước ta và Công ty
Điện lực I giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn và
chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên cơ sở đa dạng hoá
nguồn cung cấp, đáp ứng yêu cầu tiết kiệm, bảo tồn năng lượng và chống ô nhiễm
môi trường, từ định hướng này chương trình phát triển điện lực đã xem xét khả
năng sử dụng các nguồn năng lượng trong nước một cách cân đôí, hợp lý bao gồm
các nguồn thuỷ năng, nhiệt điện khí, nhiệt điện than, điện nguyên tử, các nguồn
năng lượng mới và tái tạo. Hợp tác trao đổi điện năng với các nước láng giềng và
khu vực.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI
PHÍ MUA ĐIỆN ĐẦU NGUỒN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
Để tồn tại trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và tính cạnh
tranh ngày càng cao, điều sống còn đối với Công ty là phải đổi mới phương thức
kinh doanh theo hướng giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất lao động, bằng mọi
biện pháp hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao. Để đạt được
các yêu cầu đó, Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp. Trong quá trình
kinh doanh của mình Công ty Điện lực I đã có thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải
thiện tình hình kinh doanh của mình, và thực tế thì những biện pháp đó đã phát huy
tính tích cực và đã cải thiện tình hình kinh doanh của Công ty. Với phạm vi của
một chuyên đề tốt nghiệp về đề tài nghiên cứu sự tác động của chi phí mua điện
đầu nguồn đến tình hình kinh doanh của Công ty Điện lực I, qua một thời gian thực
tập và nghiên cứu em xin đưa ra một số giải pháp nhằm giảm chi phí mua điện và
nâng cao tình hình kinh doanh của Công ty.
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí mua điện đầu nguồn thông qua giảm
tổn thất điện năng.
Theo số liệu tài chính năm 2004 của Công ty Điện lực I giá thành phân phối
điện phụ thuộc vào 06 yếu tố và tỷ trọng của mỗi yếu tố trong chi phí giá thành
năm 2004 như sau:
Bảng 16 : Cơ cấu giá thành năm 2004
Giá thành phân phối điện Tr.đồng Tỷ lệ %
1.Mua điện đầu nguồn 4.434.305 69%
2.Chi phí liên quan đến lao động: Lương, BH và ăn ca… 541.074 8%
3.KH TSCĐ 838.685 13%
4.Sửa chữa lớn 197.302 3%
5.Chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ 188.920 3%
6.Các khoản chi phí khác như Lãi vay NH, thuế đất, thuế tài
nguyên
248.562 4%
Tổng cộng 6.488.848 100%
(Nguồn: BC HĐ SXKD năm 2004 Phòng Kinh doanh )
Từ bảng trên ta nhận thấy rằng chi phí mua điện đầu nguồn là yếu tố chiếm
tỷ trọng quyết định trong giá thành phân phối điện do đó muốn tăng hiệu quả kinh
doanh trước hết phải giảm chi phí mua điện đầu nguồn.
Điện năng mua đầu nguồn là tổng của ba thành phần là điện năng thương
phẩm, điện năng tổn thất kỹ thuật và điện năng tổn thất thương mại nên muốn giảm
chi phí mua điện đầu nguồn phải giảm tổn thất điện năng. Thực tế cho thấy biện
pháp này đã được thực hiện tích cực trong những năm qua.
Bảng 17: Tổng hợp tỷ lệ TTĐN qua các năm
Năm Tỷ lệ tổn thất điện năng
1999 10.53
2000 9.45
2001 9.08
2002 8.21
2003 7.86
2004 7.78
(Nguồn: Phòng kinh doanh )
Theo bảng trên cho thấy tiến trình giảm tổn thất điện năng của Công ty Điện
lực I những năm gần đây, từ mức 10,53% năm 1999 đã giảm xuống 7,78% năm
2004. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với toàn Công ty, là kết quả của sự
phấn đấu không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Năm
2005 là năm mà chỉ tiêu tổn thất điện năng thực hiện rất khó khăn đối với Công ty
bởi vì nhiều nguyên nhân khách quan: Kế hoạch Tổng Công ty giao là 8,1% là rất
khó thực hiện, nếu không có sự phấn đấu cao bằng các biện pháp quản lý kỹ thuật
và kinh doanh cùng đầu tư sẽ không thể đạt được. Và việc tiếp nhận lưới điện nông
thôn để tăng giá bán bình quân tại các Điện lực vẫn đang được tiếp tục triển khai
với số lượng vừa và nhỏ, đương nhiên Công ty phải chịu thêm phần tổn thất của
lưới hạ thế.
Do một số nguyên nhân khách quan trên, để đạt được tổn thất cả năm 2005
và những năm tiếp theo theo kế hoạch Tổng Công ty giao, ngoài các biện pháp
giảm tổn thất đã và đang thực hiện như: vận hành tối ưu lưới điện; thực hiện tốt
công tác sửa chữa lớn; khai thác tốt chất lượng tụ bù hiện có; tăng cường kiểm tra
chống lấy cắp điện; kiểm tra hoàn thiện hệ thống đo đếm; chống quá tải lưới điện
cao và trung áp; Trong thời gian tới toàn Công ty cần tập trung thực hiện các giải
pháp sau nhằm thực hiện kế hoạch giảm tổn thất điện năng mà Tổng Công ty giao:
* Thực hiện nghiêm túc chương trình giảm tổn thất điện năng từ chi nhánh
đến Điện lực, cuối mỗi tháng, mỗi quý phải tiến hành kiểm tra, phân tích và đánh
giá kết quả thực hiện.