Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vai trò của viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.98 MB, 72 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ Đ À O T Ạ O




BỘ T Ư PH Á P



m



TR Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C L U Ậ T H À N Ộ I








LÊ THỊ NGUYỆT

VAI TRỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VỆC
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỂN
BẤT KHẢ XÂM PHẠM THÂN THỂ CỦA CÔNG DÂN
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40
Ịtruồng ĐẠ'


Ịphịng dqc_

LUẬN
VĂN THẠC
s ĩ LUẬT
HỌC





Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tuân

H À N Ộ I-2012

ífti


LỜI C Ả M ƠN

Luận văn được hoàn thành là kết quả của sự nồ lực của bản thân, sụ'
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của người hướng dần nghiên cứu khoa học, cua
các giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả chân thành ghi ơn nhùnạ
cá nhân, tổ chức đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
n p

r

• *>


Tác gia

Lê Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U .................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................
2. Tình hình nghiên cứu đề t à i ........................ .
3. Phạm vi nơhịpn n'n
4. Phương pháp nghiên c ứ u ..................................................................................... 4
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên c ứ u .................................................................... 4
6. Cơ cấu của luận v ă n ...............................................................................................5
C H Ư Ơ N G 1: N G U Y Ê N TẮC BẢO ĐẢM QƯYÈN BẤT KHẢ XÂM
PHẠM T H Â N TH Ẻ CỦA CỒNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIẺM
SÁT T R O N G VIỆC BẢO ĐẢM T H ự C HIỆN N G U Y Ê N TẮC N À Y ..... ó






1.1 Ngun tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân... 6
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc tố tụng hình sự..................................................... 6
1.1.2 Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thê
của cơng d â n .............................................................................................................8
1.2. Vai trị của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tác bảo đảm
quyền bất khả xâm phạm thân thể của công d â n .............................................. 16
1.2.1 Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tắc bao đám
quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong giai đoạn diều Ira 17

1.2.1.1

Kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt, giam, giữ người ớ giai

đoạn điều t r a .......................................................................................................18
1.2.1.2 Viện kiểm sát trực tiếp áp dụng biện pháp bắt, tạm giừ, tạm
giam ở giai đoạn điều tra, truy t ố ..................................................................32
1.2.2 Vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm nguyên tấc hao đám
quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong giai đoạn xét x ứ .......34
1.2.3 Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tắc bao đám
quyền bất khả xâm phạm thân thể của cơng dân trong thi hành án hình sự ..37


1.2.4 Vai trò của Viện kiêm sát trong việc thực hiện nguyên tác bao dam
quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong việc thực hiện ché
độ giam g iữ ............................................................................................................... 38
KÉT L U Ậ N C H Ư Ơ N G 1........................................................................................... 40
Chirong II: VAI TRÒ CỦA VIỆN

KIỂM SÁT VỚI VIỆC TH Ụ C HIỆN

NGUYÊN TẮC BẢO Đ Ả M Q U Y ÊN BẤT KHẢ XÂM PHẠM THÂN T11Ẻ
CỦA CÔNG D ÂN” TRO NG T H ự C TIỀN VÀ M ỘT SỐ GIẢI PHÁP.......4 1
2.1 Vai trò của Viện kiểm sát với việc bảo đảm nguyên tắc bảo dam quyền
bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong thực t i ễ n ...............................41
2.1.1 Những kết quả đạt đ ư ợ c .............................................................................41
2.1.2 N hững tồn tại, hạn c h ế : ...................................................... ■...................... 45
2.2 Một số nguyên nhân hạn chế vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực
hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân 50
2.2.1. Nguyên nhân từ các quy định của pháp luật tố tụng hình s ự ......... 50

2.2.2 Nguyên nhân từ trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ riííirời có
thẩm quyền tiến hành tố t ụ n g ..............................................................................53
2.2.3. M ột số nguyên nhân khác......................................................................... 54
2.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao vai trị của Viện kiểm sát irony,
việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thê của
công d â n ........................................................................................................................ 56
2.3.1 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật.......................................56
2.3.2 Nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, phâm chất của người
tiến hành tố t ụ n g ......................................................................................................58
2.3.3 M ộ t sổ giải pháp k h á c ................................................................................ 60
KÉT L U Ậ N C H Ư Ơ N G 2 .............................................................................. ............ 62
KÉT L U Ậ N ..................................................................................................................... 63
DANH M Ụ C TÀI LIỆU T H A M K H Ả O


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đe đạt được mục đích của tố tụng hình sự là “Phát hiện chính xác, nhanh
chóng và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không đê lọt tội
phạm, không làm oan người vơ tội” [3.8] thì Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát
và T ịa án có thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn như bắt, giam, giữ
trong quá trình tiến hành tố tụng nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người
phạm tội trốn tránh pháp luật, và nhũng hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc
giải quyết đúng đắn vụ án. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này sè hạn chế
ỏ' mức độ nhất định một số quyền tự do cá nhân có liên quan của đối tượng bị áp
dụng như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú, đặc biệt là quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân. Vì vậy, mọi sai sót dù là nhỏ trong q trình áp
dụng biện pháp ngăn chặn này đều có thể gây ra những hậu quả xấu trong việc
bảo đảm quyền tự do của con người, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hiệu lực pháp luật, uy tín nhà nước nói chung và của các CO' quan bảo vệ pháp

luật nói riêng. Với chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trorig tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có vai trị rất quan trọng, đảm bảo
tính hợp pháp của việc áp dụng những biện pháp này qua đó bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm thân thể của
công dân.
Bằng cách áp dụng các biện pháp cần thiết do pháp luật quy định, trong
những năm qua Viện kiểm sát đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong
việc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân được tôn trọng
và thực hiện trong q trình tiến hành tố tụng góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh phịng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích xà hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cô n g dân.


2

Tuy nhiên so với yêu cầu đấu tranh phòng chổng tội phạm hiện nay thì
cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Những năm gần đây bắt, giam, giữ, sư dụng biện
pháp trái pháp luật trong quá trình giải quyêt vụ án là vân đê thu hút sự chú ý
của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vả đông đảo quần chime
nhân dân. Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người khơng có tội, tạm giữ, tạm
giam ngưị'i khơng có lệnh, tạm giữ, tạm giam người quá hạn, sử dụng bức
cung, dùng nhục hình đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người,
xâm phạm thô bạo đến quyền bất khả xâm phạm thân thế của công dân, làm
mất lòng tin của nhân dân, gây dư luận xấu trong xã hội. Trước tình hình đó,
địi hỏi phải có sự nghiên cứu, nhận thức một cách toàn diện, đầy đủ về vai trò
của Viện kiểm sát trong việc đảm bảo quyền của con người trong tố tụng hình
sự mà đặc biệt là quyền bất khả xâm phạin thân thế của cơng dân trong đấu
tranh, phịng chống tội phạm.
Vì lý do trên tác giả chọn đề tài “Vai trò của Viện kiếm sát trong việc
thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bất khá xâm phạm về thân thể của

công d â n ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân là một trong
những nguyên tắc quan trọng của tổ tụng hình sự Việt Nam, những năm gần
đây đã có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả về vấn đề này ở nhừne
góc độ, phạm vi và cấp độ khác nhau như Luận văn thạc sĩ “ Nguyên tắc bảo
đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong tố tụng hỉnh sự
và vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này”
(2000) của Trịnh Văn Khải, luận văn thạc sĩ luật học “Vai trị của Viện kiêm
sát trong xét xử vụ án hình sự” (2002) của Tôn Thiện Phương; luận văn thạc
sĩ luật học “ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tỏ tụng hình sự - Một sơ
vấn đề lý luận và thực tiễn” (2005) của Lê Lan Chi; Luận văn thạc sĩ “Vai trò


của Viện kiểm sát trong áp dụng biện pháp tạm giam” (2006) của Phạm Duy
Trường;
Ngồi ra, cũng cịn một số bài viết của nhiều tác giả khác đề cập vấn đề
này đăng trên tạp chí chuyên ngành Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp
luật, Tạp chí kiểm sát, Tạp chí Tịa án, Tạp chí nghiên cứu lập pháp như Bào

vệ quyền con người trong pháp luật hình sự và pháp luật tổ tụng hình sự
(Tạp chí dân chủ và pháp luật số 7, năm 2009) của tác giả Nguyền Văn Tuân;

Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam (Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 3 năm 2006) của tác giả Nguyền Tiến Đ ạ t ......Tuy nhiên, các
cơng trình này nghiên cứu hoặc là mang tính bao quát về vấn đề chung hoặc
là nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề hoặc vấn đề được nghiên cứu trước
khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. v ấ n đề vai trò của Viện
kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm
về thân thể của cơng dân” cần được nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ

thống cả về lý luận và thực tiễn đặt ra. Việc tác giả lựa chọn “Vai trò của Viện
kiếm sát trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đám quyền bất khả xâm phạm
về thân thể của công dân” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết
nhằm kế thừa có chọn lọc những thành tựu đạt được của các cơng trình nghiên
cứu nêu trên góp phần bổ sung, hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiền cho
hoạt động thực hiện chức năng cũng như thê hiện vai trò của Viện kiêm sát
trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thế
của công dân.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giói hạn bời nhừng quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản pháp luật liên quan dên việc
thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trone, việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm
quyên bất khả xâm phạm thân thê của công dân như Luật tô chức Viện kiêm


4

sát nhân dân, quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo N d iị định
89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ...
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là những quan đi êm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng và Nhà nước về cơng tác đấu tranh chổng và phịng ngừa tội phạm, vấn
đề cải cách tư pháp.
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thê như nghiên cửu tài liệu, phân tích, tơng họp, so sánh đơi
chiếu, thống kê, khảo sát thực tế.
5. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu







o

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ các quy định cứa Bộ
luật Tố tụng hình sự về việc thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực
hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thế của cơna, dân
trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở phân tích vả chỉ ra những bất cập, hạn chế
và vướng mắc trong thực tiền hoạt động của Viện kiếm sát, tác giá cùa luận
văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhàm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tu
pháp ỏ- nước ta hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Phân tích nội dung của nguyên tấc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm
ihân thể của công dân trong tố tụng hình sự;
- Nghiên cứu những quy định của Bộ luật Tơ tụng hình sự hiện hành thê
hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tấc bảo đảm quyền
bât khả xâm phạm thân thê của cơng dân trong tơ tụng hình sự;


5

- Đánh giá thực trạng của việc thực hiện nguyên tắc, tìm ra ngun nhân
hạn chế vai trị của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tẩc bảo đám
quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong tố tụng hình sự;
- Trên cơ sở nhũng nguyên nhân đó, tác giá đề xuất một sơ giải pháp
nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật tổ tụng hỉnh sự, góp phần nâng
cao vai trị của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền

bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong tố tụng hình sir.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm 2 chương
Chương I. Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thế cùa
công dân và vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đám nguyên tắc này
Chương II. Vai trò của Viện kiểm sát với việc thực hiện nguyên tăc bảo
đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân trong thực tiền và một số
giải pháp.


6

CHƯƠNG 1
NGUYÊN TẤC BẢO ĐẢM QƯYÈN BẤT KHẢ XÂM PHẠM
THÂN THỀ CỦA CỒNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA
VIỆN KIẺM SÁT TRONG VIỆC BẢO ĐẢ Mí
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NÀY
1.1 Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khá xâm phạm thân thể của công dân
1.1.1 K h ái niệm nguyên tắc tố tụng hình sự
Nghiên cứu các tài liệu khoa học pháp lý cho thấy, hiện nay có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm ngun tắc tố tụng hình sự. Có quan điểm
cho ràng nguyên tắc tố tụng hình sự là “những phương châm, định hucms chi
phối toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự và được các văn bản pháp luật tố tụna,
hình sự ghi nhận” [12]. Điều đó có nghĩa là nguyên tắc tố tụng hình sự phải là
những phưong châm, định hướng được ghi nhận trong các văn bản pháp luật
tổ tụng hình sự. Quan điểm khác lại cho rằng nguyên tẳc tố tụng hình sự là
những quy định cơ bản, chung nhất, mang lư tưởng chỉ đạo. khơng phụ thuộc
vào việc có được pháp luật ghi nhận hay khơng ghi nhận trong hình thức này
hay hình thức khác. Theo từ điển tiếng Việt thì nguyên tắc được hiểu là “ Điều

cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trona một loạt việc làm [14]. Như vậv,
nguyên tắc tổ tụng hình sự là những “điều cơ bán đưọ'c định ra” mà các cơ
quan tiên hành tô tụng và người tiến hành tố tụng phải tuân theo trong khi
thực hiện các hoạt động của quá trình tố tụng hình sự. Chúng tơi đồng tình vói
quan điểm: “N hững nguyên tắc tố tụng hình sự là những quy định pháp luật
cơ bản, chung nhất, mang tính chỉ đạo và được ghi nhận trong các quy phạm
pháp luật tố tụng hình sự, thể hiện bản chất tố tụng, xác định chức nănu,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc khởi
lô, điêu tra, truy tô, và xét xử án hỉnh sự, bảo đảm quvền và lợi ích của nhừnsi


7

người tham gia tố tụng hình s ự ” [20], Như vậy, những nguyên tắc tố tụ nu,
hình sự là những quy định pháp luật và nó khác với những quy định chung
khác ở chỗ nó là những quy định cơ bản, chung nhất và mang tính chỉ đạo. Sụ'
thể hiện của mỗi nguyên tắc trong từng giai đoạn tố tụng có thể khác nhau
nhưng những ngun tắc đó khơng tách ròi nhau mà chúng cỏ mối quan hệ
mật thiết như từng mắt xích trong một khâu thống nhất và đi đến một nhiệm
vụ ch u n g nhất là bảo đảm ch o CO' quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tổ

tụng thực hiện theo một thủ tục tố tụng thống nhất.
Theo quan điểm của tác giả, nhữne nguyên tắc tổ tụng hình sự được hiểu
là: nhũng quy định pháp luật cơ bản, chung nhát, mang tính chi đạo và được

các văn bản pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận.
Đặc trưng của quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng
hình sự, đó lả những quan hệ ln có một bên là cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, có trách nhiệm và quyền hạn giải quyết các vụ án hình sự, các co- quan
này có quyền áp dụng các biện pháp cường chế để tác động tói người bị ntíhi

là thực hiện hành vi nguy hiềm cho xà hội. Đặc đi êm cluing cua các biện pháp
cưỡng chế là sự tác động một chiều khơng phụ thuộc vào ý chí của bên bị tác
động xuất phát từ những căn cứ điều kiện do pháp luật quy định. Do đó, trên
thực tê các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tô
lụng cũng rất dễ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cơng dân, đến quyền con
người, quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân vì một số hoạt động tổ
tụng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự clo, dân chủ cua con
người như: bắt ngưcri, tạm giữ, tạm giam... Do đó pháp luật tố tụng hình sự
dã đặt ra u cầu phải tôn trọne quyền bất khả xâm phạm thân thế của công
dân và coi việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thế cua công dân là
một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự. Nguyên tắc này thế hiện tính
dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự, thể hiện chỉnh sách pháp luật của


8

nước ta là luôn đề cao và tôn trọng quyền con người trong đó có quyền bât
khả xâm phạm thân thê của công dân.
1.1.2 N ộ i dung của nguyên tắc báo đảm quyền bất klìá xâm phạm thân thể
của còng (làn
Bảo đảm quyền con người trong trong hoạt động tư pháp nói chung và
trong tố tụng hình sự nói riêng là một trong nhùng vấn đề quan trọng dirọc
hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Nưóc ta đã tham gia nhiều công
ước quốc tế quan trọng, trong đó có Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966. Trong cơng ước này quyền con người, các quyền tự do cá
nhân được ghi nhận và bảo vệ. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử
hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay làm nhục nhã là mội trong nhừnu
quyền được công ước ghi nhận tại Điều 7 như sau: “ Khơng một người nào có
thể bị tra tấn, đối xử hoặc bị áp dụng hình phạt một cách tàn nhần, vơ nhân
đạo hoặc nhục hình” . Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùv tiện.

Quyền này được quy định trong Điều 9 của Công ước quốc tế vồ các quyền
dân sự và chính trị năm 1966 như sau: “(1) Mọi ngưịi đều có qun hướng tự
do và an ninh cá nhân, không ai bị bắt và giam giũ' vô cớ. Không một ai bị
tước quyền tự do trừ trường hợp có lý do và phải theo đúng những thủ tục mà
pháp luật đã quy định. (2) Bất cứ người nào bị bắt giừ phải được thông báo
vào lúc họ bị bắt về những lý do bị bắt và được thông báo không chậm trễ Ve'
sự buộc tội đối với người đó. (3) Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam si lì vẽ
một tội phạm hình sự phải sớm được đira ra Tòa án hoặc một CO' quan pháp
luật có thấm quyền để tiến hành tố tụng vả phải được xét xử trong một thòi
hạn họp lý hoặc trả tự do. Không được đưa thành nguyên tăc chuim răn tỉ,
những người đang chờ xét xử phải bị giam giữ, nhưns, việc trá tự do cho họ cỏ
thể kèm theo nhũng điều kiện bảo đảm cho việc họ sè có mặt tại Tịa án vào
bât cứ giai đoạn nào của quá trình xét xử và thi hành án” [6]. Điêu đó có rmhìa


9

là quyền tự do là quyền vốn có của con người, khơng ai có thê bị tước tự do.
khơng ai có thể bị tra tấn, đánh đập, bị bát RÌừ nếu khơng có lý do chính clánu,
việc tưó'c bỏ tự do phải tuân theo đúng quv định của pháp luật. Không được
sử dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam một cách tùy tiện mà phải dựa trên

các trình tự, thủ tục được pháp luật quy định, đồng thời phải báo đảm quyền
được thông tin của người bị bắt về lý do mình bị bắt, quyền đưọc Tịa án
quyết định hợp pháp về việc giam giừ. Bị can, bị cáo phải được xét xử trong
thời gian hợp lý hoặc được trả tự do.
Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một loại
quyền rất quan trọng trong nhóm quyền dân sự - chính trị. Bảo đảm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân chính là bảo đảm được nền dân chủ,
bảo đảm được hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp

pháp của cơng dân. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân lần
đầu tiên được ghi nhận tại Điều 11 trong Hiến pháp năm 1946 “Tư pháp chua
quyết định thì khơng được bắt bớ giam cầm người công dân Việt N a m ” [8Ị.
Theo Hiến pháp năm 1959 thì quyền bất khả xâm phạm về thân thể tiếp lục
dược khẳng định và được nâng lên một bước về mặt nội dung: “Quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộn.a hịn
được bảo đảm. Khơng ai có thể bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án
nhân dân hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhàn dân” [9]. Hiến pháp năm
1980 tiếp tục khẳng định và ghi nhận quyền bất khá xâm phạm thân the của
công dân một cách rõ ràng, cụ thê và chặt chè hơn: “Cơng dân có qun bâl
khả xâm phạm về thân thể. Khơng ai có thể bị bắt nếu khơng có quyết định
của Tịa án nhân dân hoặc phê chuẩn của Viện kiếm sát nhân dân. Việc giam
giữ người phải theo đúng pháp luật, nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục
hình” [10]. Và đến Hiến pháp năm 1992 thì quyền này được ííhi nhận một
cách đầy đủ hơn, có cơ chế bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tê phủ hợp


10

với điều kiện phát triển kinh tế xã hội cùa nước ta. Điều 71 Hiển pháp năm
1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thê, dược
pháp luật bảo hộ về tính mạng, súc khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Khơníĩ, ai bị
bắt nếu khơng có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuấn của Viện
kiêm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội qua tang. Việc băt và giam giữ
người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của công dân” [II]. Những quy định trên của Hiến
pháp nhằm ngăn ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khá xâm phạm
vê thân thê, quyên được bảo vệ nhân phâm, danh dự của cơng dân từ phía các
cơ quan, cán bộ nhà nước.
Các quy định của Hiến pháp là một trong những căn cứ, CO' sỏ' dể xâv

dựng các qui phạm cụ thể của luật tố tụng hình sự trong việc báo vệ quyền
con người, quyền công dân trong thực tiền. Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên
của nước ta ra đời năm 1988, đã coi bảo đảm quyền bất khả xâm phạm ve
thân thê của công dân là một nguyên tắc của tố tụng hình sự được ghi nhận tại
Điều 5: “Khơng ai có thể bị bắt, nếu khơng có quyết định cùa Toà án, quyét
định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát. Việc bắt và giam giữ người phai theo
đúng quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục
hình” [2]. Đen Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cùng tiếp tục ghi nhận tại
Điều 6 với nội dung: “Không ai bị bắt, nếu khôns có quyết định của Tồ án,
quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm lội qua
tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này. N gh iêm
cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình” [3] So với Bộ luật Tơ tụng hình sự'
năm 1988, thì nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thê của cô nu
dân được ghi nhận tại Bộ luật Tơ tụng hình sự năm 2003 cụ thê hơn, bô sung
trường hợp bắt người phạm tội q tang mà khơng cần có lệnh của cơ quan có
thẩm quyền hoặc sự phê chuẩn trước của Viện kiếm sát.


N hư vậy, nội dung của nguyên tăc này là nêu khơng phai là người phạrn
tội quả tang thì m ộ t người khô ng thể bị bắt nếu kh ô n g có quyết định của CO’

quan nhà nước có thẩm quyền như: quyết định của Tịa án, qưyếl định hoặc
phê chuẩn của Viện kiểm sát. Khi áp dụna biện pháp bắt, giữ, giam phai tuân
tiheo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền, trình tụ thú
Lục của các biện pháp đó. Trong quá trình áp dụng các biện pháp ngàn chặn,
biện pháp điều tra thu thập chứng cứ không được dùng nhục hỉnh, bức cium,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng. Nhím ự.
trường hợp sử dụng biện pháp đó đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ vi
phạm mà người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cùng với nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm, không để lọt tội phạm, các

cơ quan tiên hành tơ tụng cịn phải bảo đảm các quyền của cơng dân khơng bị
xâm phạm, khơng vì mục đích tìm ra tội phạm mà có những hành vi trái pháp
luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân, vi phạm
nguyên tắc của tố tụng hình sự. Nội dung của nguyên tắc báo đảm quyền bai
khả xâm phạm thân thể của côna. dân cụ thể như sau:

Thứ nhất: khơng ai có thê bị bắt nếu khủng củ quyết định cùa Toà án,
quyết định hoặc p h ê chuân của Viện kiêm sát, trừ trường hợp.phạm tội qua
rang.
Như chúng ta đã biết “bắt người không phải là biện pháp trừng phạt đỏi
với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để tưó'c bo điều
kiện gây ra tội phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội” [18]. Neu áp dụng lchôni
đúng sẽ xâm phạm đến quyền con người như quyền bắt khả xâm phạm vè
thân thể, quyền tự do đi lại... Vì vậy, việc quy định cụ thế, rò ràng các liưòng
hợp bắt người về đối tượng, thẩm quyền, căn cứ, thủ tục áp dụng đóng vai trị
q uan tr ọ n g tr o n g việ c bả o đ ả m q u y ề n bất khá x â m p h ạ m t h â n thê cua cơn LỊ
dân đơng thời có ý nghĩa nâng cao hơn nữa trách nhiệm, định hướnu nhận

ihírc của chủ thể tiến hành tố tụng.


12

Pháp luật tố tụng hình sự quy định các trường họp bắt nu ười gồm: Bell
bị can, bị cáo đế tạm giam, bắt người trong trường hợp khàn cấp, băt

110,1101

phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nà. Việc bắt người trong các trường
hợp này phải có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn cua

Viện kiểm sát.
Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực cùa quần chúng nhân dân trong
cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, pháp luật tố tụng hỉnh sir Việt
Nam quy định việc bắt người phạm tội quà tang hoặc đang bị truy nà khơ nu.
cần lệnh bắt của cơ quan, người có thẩm quyền. Đe đàm bảo việc bắt này
đúng căn cứ, tránh việc lợi dụng việc bat này đê tra tấn, đánh đập, xâm hại
đến quyền bất k hả xâm phạm thân thể của công dân, khoản 1 Điều 82 Bộ luật
Tố tụng hình sự quy định “ bất kỳ người nào cũng; có quyền bắt và giải ngay
đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các
cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra
có thẩm quyền” [3.67].
Bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người khi ngưịi đó đa nụ
thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát
hiện, đuổi bắt [32; 191].
Bắt người đang bị truy nã là trường họp bắt người đã có quyết định truy
nã, người này đã thực hiện hành vi phạm tội, đã bị phát hiện, bị tạm giù\ tạm
ai am hoặc đang đưọ'c tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tỏ,
xét xử hay đang chấp hành hình phạt mà bị trốn hoặc là người phạm tội đã có
lệnh bắt nhưng chưa bắt được, đã bỏ trốn và bị CO' quan có thắm quyền ra

quyết định truy nã. Trườim họp này khác vó'i trường hợp bắt người phạm lội
quả tang. Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả taim chưa phái là bị
can, bị cáo. N hung thực tê cùng không loại trừ trườrm hợp một người cỉang là
bị can, bị cáo trong vụ án này nlurng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mói


13

trong thời gian tại ngoại và bị bắt qua tang. Người bị bất trong trường họp qua
tang không phải là người bị bẳt giừ theo quyết định của cơ quan tiên hành tò

lụng. Bắt người đang bị truy nâ [à người bị bắt theo quvết định Iruy nã cua c V

quan có thẩm quyền.
N hư vậy, một người chỉ bị bắt khi họ có quyết định bắt của Tịa án,
quyết định hoặc phê chuẩn của V iện kiểm s á t , hoặc quyếl dịnh Lruy nà của Cị

quan có thẩm quyền trừ khi họ phạm tội quả tang.

Thứ hai: Bắt và giam giữ người phải đúng quy định của Bộ luật tổ tụng
hình sự về căn cứ, thẩm quyền, thù tục và thịi hạn
Trong q trình giải quyết vụ án hình sự các CO' quan tiến hành tố tụmi
được áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn là bất; tạm giữ; tạm giam. 'Nhằm
tránh việc lợi dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
tụng khi áp dụng những biện pháp này xâm hại đèn quyền con người, bảo đảm
quyền bất khả xâm phạm thân thể của cơng dân Bộ luật Tố tụng hình sự quy
định chặt chẽ mục đích, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng.

Muc đích áp duns: biên pháp băt, giam, giữ
Bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn clược quy định
trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, khi áp dụng biện pháp này phái đảm
hảo mục đích của biện pháp ngăn chặn nói chung đà CÌƯỌC quy định tại Điều

79 Bộ luật Tố tụng hình sự với hai mục đích, đó là: 1) Ngăn chặn khôi!Q. cho
tội phạm tiếp tục xảy ra gây thiệt hại cho xà hội, không đế người phạm tộ ị
Liếp tục thực hiện tội phạm hoặc cản trở điều tra. truy tố, xét xử, thi hành án
Iron tránh sự trừng phạt của pháp luật; 2)Tạo đều kiện thuận lợi đẻ các cơ
quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án như khơng để ngưịi phạm tội cỏ thê
xóa bỏ dấu vết phạm tội, tiêu huỷ chứng cứ, làm giả chứng cử, thône. cung
giữa những người phạm tội hoặc với người làm chửnơ, đảm bảo sự có mfil
của bị can, bị cáo, bị án khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Nuoì.i



14

hai mục đích trên biện pháp ngăn chặn khơng được áp clụng với bàt kỳ mục
đích nào khác nhất là đối với ý đồ xâm phạm quyền con người.

Căn cứ áp d u n s biên pháp bắt, giam, gjữ
Để đảm bảo đạt được mục đích đặt ra của biện pháp bắt, tạm giừ, tạm
giam đồng thời bảo vệ các quyền con người không bị xâm hại, Bộ luật To
Lựng hình sự quy định căn cứ áp dụng các biện pháp 11'ên, đó là: 1) Đê kịp thịi

ngăn chặn tội phạm; 2) Khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm
tội; 3) Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều
tra, truy tố xét xử; 4) Để đảm bảo thi hành án.
N hư vậy, căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn iả những tài liệu,
chứng cứ mang tính dự báo về khả năng bị can, bị cáo, no,ườĩ chưa bị khởi tố
về hình sự chuẩn bị phạm tội, tiếp tục phạm tội thực hiện, thực hiện các hành
vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử, hoặc cản trỏ' thi hành án. Khi áp dụng biện
pháp ngăn chặn này phải dựa vào một trong nhùng căn cứ vừa nêu trên chứ
không phải bất kỳ trường hợp nào bị can, bị cáo, người chưa bị khởi tố vổ
hình sự cũng đều bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc có hav khơng áp dụng
biện pháp ngăn chặn và áp dụng biện pháp ngăn chặn nào tuỳ thuộc vào tính
chất mức độ của hành vi phạm tội, cũng như nhân thân của bị can, bị cáo,
ngư ời c h ư a bị k h ở i tố v ề h ìn h s ự v à đ iề u kiện, k h ả n ă n g q u ả n lý họ của các CO'

quan tiến hành tố tụng.
Đối với từng biện pháp ngăn chặn Bộ luật Tố tụng hình sự cịn quy định
những căn cứ cụ thể cho từng biện pháp như: Căn cứ áp dụng biện pháp bal
người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 81 Bộ luật Tố tụng

hình sự năm 2 0 0 3 , bắt nguời phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nà tại Điều

82, tạm giừ tại Điều 86, tạm giam tại Điều 88 của Bộ luật Tơ tụng hình sự
năm 2003. Việc quy định căn cứ chung và riêng như trên là để tránh sự áp
dụng tràn lan khơng có căn cứ cua cơ quan vả người tiến hành tố tụng.


15

Thẩm quyển áp dung biên pháp bắt, giam, gnr
Ngoài biện pháp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, người cỏ
lệnh truy nã mà bất kỳ ai cũng có quyền bắt quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố
tụng hình sự thì nhũng biện pháp ngăn chặn khác phải do những người có
trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền áp dụng.
Đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cắp (Điều 81 Bộ luật Tố lụng
hình sự) và biện pháp tạm giữ (Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự) thì người có
thẩm quyền q u y ế t định áp dụng phải là: a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cư
quan điều tra các cấp; b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp Irun 12,
đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; c)
Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đà rời khởi sân bay, bến
cảng. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80
Bộ luật Tố tụng hình sự) và biện pháp tạm giam (Điều 88 Bộ luật Tố tụng
hình sự) phải là: a) Viện t rư ở n g , Phó Viện tnrởng Viện kiểm sát nhân dân và
Viện kiểm sát quân sự các cấp; b) Chánh án, Phú Chánh án Tồ án nhân dâii,
Tịa án qn sự các cấp; c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh tồ
Tịa phúc thẩm T ồ án nhân dân Tối cao; Hội đồng xét xử; d) Thủ trướng,
Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cắp.

Thủ tuc áp d u n s biên pháp bắt , eìam, giữ
Thủ tục, trình tự khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng được quy

định chặt chẽ đảm bảo cho việc đấu tranh ch ố n g tội phạm có hiệu quả dồ nu
thời không để bị lợi dụng để xâm hại quyền con người, quyền bất kha xâm

phạm thân thể của công dân. Tương ứng với mồi biện pháp ngăn chặn iuậl
quy định chi tiết thủ tục áp dụng đối với CO' quan tiến hành tổ tụng, ncười tiến
hành tô tụng, ngưị'i tham gia tơ tụng và các cơ quan, tơ chức, cá nhân khác
tham gia vào quá trình giải quyết vụ án. Đó là các thu tục về tiến hành, thu tục


16

lcập biên ban, thủ tục ra quyêt định, thủ tục phê chuân... và thòi hạn, thời diêm
áp dụng zác biện pháp ngăn chặn.

Thú ba: Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức. nhục hình
Bộ luật Tố tụng hình sự nghiêm cấm mọi hinh thức truy bức, dùng nhục
hình, bởi truy bức, dùng nhục hình là một trong những hình thức vơ nhân đạo,
nó khơng nhừng xâm phạm đến tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân, quyền và các lợi ích hợp pháp khác của cơng dân mà
cịn làm ảnh hưỏng tới nền chính trị của đất nước, làm giảm lòng tin của quần
chúng nhân dân đối với nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm giảm sút hiệu lực
và tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, nhìmg người nào dùng hỉnh thức
bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án bị
xem là hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi bức cung được hiếu là nhừng thủ đoạn trái pháp luật mà người
tiến h à n h tố t ụ n g (có thể là điề u tra viên, kiểm sát vi ên , t h ấ m phán ...) áp

dụng để buộc người bị thẩm vấn (có thể là bị can, bị cáo n h ung cũng có thể lả
người bị nghi thực hiện tội phạm, người làm chứng, người bị hại ...)khai sai


sự thật. Thủ đoạn ấy có thể là nhừng biện pháp tác động đến tâm lý hoặc thê
chất người bị thẩm vấn như đe dọa gây thiệt hại, dọa sè truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội nặng hơn tội đã phạm hoặc sẽ đối xử tàn tệ trong khi bị úiam

giữ, gây căng thẳng thần kinh.v.v. [5]
Nhục hình là phương pháp tra tấn, gây dau đớn về thê xác người bị điều tra,
xét hỏi hoặc bị giam giữ cải tạo ... mà pháp luật và các biện pháp nghiệp vụ
nghiêm cấm như đánh đập, bắt nhịn đói, ăn com nhạt, không cho uống nước, bát
nằm lạnh.v.v. Dùng nhục hình khơng nhất thiết dể lấy cuns một người nào dó
mà cịn để “Trùng trị” những phạm nhân đang chấp hành án tù [5]
1.2. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thục hiện ngun tắc bíio chim


o

quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

i/


17

Thực hành quyền công tố và Kiếm sát việc tuân theo pháp luật troim
hoạt động tư pháp là chức năng Hiến định cùa Viện kiêm sát được ghi nhận
tại điều 137 Hiến pháp năm 1992 và điều 1 Luật Tổ chức Viện kiếm sát nhân
dân “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiếm sát các hoại
động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật” . Tại điều 23 Bộ luật
Tố tụng hình sự quy định “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật


trong

tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi

phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khới tố, điều tra, truy tố, xét xử.
thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không đế lụt tội phạm và
người phạm tội, không làm oan người vô tội”
N hư vậy, theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát có hai chức năng là
thực hành quyền công tổ và kiểm sát việc tuân iheo pháp luật trong tố tụne
hình sự. Đây là hai chức năng đặc trưng, cơ bản của Vện kiểm sát, gan bỏ
chặt chẽ với nhau và xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng hình sự. Hai chức
năng này của Viện kiểm sát tuy có tính độc lập tương đối nhung chúng có mối
quan hệ gắn bó khăng khít. Kết quả của hoạt độne, kiểm sát là CO' sỏ' cho hoại
động cơng tố có hiệu quả và ngược lại, kết quả việc thực hành quyền công tố
c ũ n g lả tiền đ ề ch o h o ạ t đ ộ n g k iể m s át việc tu ân theo p h á p luật

Dưới góc độ bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dán.
Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiếm sát việc tuân theo pháp luật của những
người có thẩm quyền trong giải quyết vụ án và thục hành quyền công tố nhằm
đảm bảo không để người nào bị bắt, giam, giữ trái pháp luật, không ai bị truy

bức, dùng nhục hình, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thế cua công dân,
mọi vi phạm đối với quyền này phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh.

1.2.1 Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nguyên tắc báo đàm
quyền bốt khả xâm ph ạ m thân th ể của cơng dân trong íỊÌai đoạn điều tra
Xt phát từ 1ĨÌỊ1C đích, u câu, nhiệm vụ của lừns giai đoạn tỏ tụm.
khác nhau, cùng với chủ thể tiến hành tố tụng ỏ' mồi giai đoạn cỏ địa vị pháp
TRUNG TÂMTHƠNG TINTHƯVIẸ.trường đại họ
phịng đọc





18

lý khácnhau nên phương thức kiêm sát và quyên hạn cua Viện kiêm sát cùn Lí
khác nhau.
T n n g quá trình điêu tra vụ án hình sự, pháp luật tơ tụim hình sự dà quv
định ch) cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra, có quyền
ra một ;ố quyết định cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình cụ thể là quyền

ra các quyết định bắt, tạm giừ, ra lệnh tạm giam hoặc đề nghị áp clụng cáu
biện phíp ngăn chặn khác nhằm hạn chế một số quyền của bị can, người bị
nghi là thực hiện hành vi phạm tội nhằm phục vụ cho việc điều tra, thu thập
chứng cứ, ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ. Nhưng việc áp
dụng các biện pháp này của cơ quan điều tra địi hỏi phải có sự phê chuẩn
hoặc quyết định của Viện kiểm sát. Sự địi hỏi này có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng, nhằm kịp thời kiểm tra tính có căn cứ của việc áp dụng biện pháp nảy,
hạn chế được việc áp dụng biện pháp này một cách tràn lan, xâm hại đến
quyền lợi của người bị áp dụng. Đe phê chuẩn hoặc không phê chuân một
quyết định nào đó của cơ quan điều tra thì Viện ki ốm sát phải nghiên cứu,
xem xél tính có căn cứ và tính họp pháp cua các quyết định đó. Tuy nhiên,
việc nghiên cún và xem xét các quyết định đó cùng u cầu phải nhanh
chóng, chính xác và khách quan đáp ứng yêu cầu của quá trình điều tra.
1.2.1.1 K iểm sá t việc áp dụng biện pluíp bắt, giant, g iữ ngiròi ở giai (loan
điều tra

- kiểm sát việc áp dụng biện pháp bat người ở giai đoạn điều tra
Trường họp Bắt bị can để tạm giam:

Bắt bị can để tạm giam được quy định tại Điều 80 Bộ luật Tổ tụ ne. hình
sự năm 2003. Theo điêm d, khoản 1, Điêu 80 Bộ luật Tơ tụng hình sự năm
2003 thì lệnh bắt bị can để tạm giam của thủ trưởng, phó thủ trưởng CO' quan

diều tra phải được Viện kiêm sát phê chuân trước khi thi hành [3]. Sự phê chuến
của Viện kiểm sát là thủ tục pháp lý bắt buộc nhầm kiếm tra tính có căn cứ và


19

hợp pháp vê mặt nội dung và hình thức của lệnh băt đê bao đảm hiệu lực của
lệinh bắt. Những vấn đề về mặt nội dung của lệnh bắt bị can đê tạm giam bao
g o m n h ữ n g v ấ n đề liên q u a n đến căn cứ, đối tưọng bị á p d ụ n g biện pháp này.

Mục đích cuối cùng của biện pháp bắt ngưòi trong trường hợp này là dế tạm
eiam. Vì vậy để phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam của cơ quan Điều tra
ihì Viện kiểm sát phải xem xét thật kỹ có cần ihiết bất bị can dế tạm giam
khơng và có thuộc các trưịng họp bị tạm giam theo quy định tại khoản I Điều
88 Bộ luật Tố tụng hình sự hay khơng?
Các trường hợp bị tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật
Tố tụng hình sự đó là:

Thứ nhất, đối với bị can phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Xuất phát từ mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xă hội đồng thòi
trong trường hợp này người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thường
nhận thức rõ được trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu là rất nặng nề
nên tim mọi cách để trốn tránh hoặc tìm cách xóa đi những dấu vết phạm tội
gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án nên việc bắt để tạm giam những dôi
tư ợ n g n ày là rất c ầ n thiết.


Thứ hai, đối với bị can phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng
có hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng đối tư ợng có thể trốn hoặc
cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. N h ư vậy đối tượng
bị bất để tạm gia m trong trường hợp này phải thoả mãn đ ồ n g thời hai điều

kiện, đó là:
+ Điều kiện thứ nhất: bị can phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhirna
có hình phạt tù trên 2 năm. Điều này có nghía khơno. áp dụngiam đôi với các bị can mà B ộ luật hình sự quy định hình phạt từ hai năm tù trớ

xuông, như các tội phạm: Tội giết con mới đe (Điều 94 Bộ luật Hình sự), tội giết
người do vưọt q giới hạn phịng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật Hình sự), tội


20

khơng cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiêm đến tính mạng (khoản

1 Điều 102 Bộ luật Hình sự), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức
khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 1 Điên
105 Bộ luật Hình sự)...[26; 104]
+ Điều kiện thứ hai: có căn cứ cho ràng bị can có thê trơn hoặc cán trở
việc điều tra hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Đe xác định bị can có thế trốn
hoặc cản trở điều tra hoặc có thể tiếp tục phạm tội thường căn cứ vào yêu cầu
của việc điều tra, và sự cần thiết của việc ngăn chặn tội phạm, thái độ của bị
can khi đ ư ợ c áp d ụ n g b i ệ n p h á p n g ă n chặn khác ít n g h i ê m k h ắ c hon biện

pháp tạm giam [26; 104].
Chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can là phụ nữ có thai, hoặc
đang ni con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng trong

trường hợp sau: Bị can bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã hoặc đưọ'c áp dụng
biện pháp ngăn chặn khác nhung tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trơ đến
việc điều tra, hoặc bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc e.ia và có dù cán
cứ cho rằng nếu khơng áp dụng biện pháp tạm giam đối vói họ thì sè gây
nguy hại đến an ninh quốc gia. Căn cứ bắt bị can để tạm giam cùng không
dược quy định cụ thể trong điều luật. Tuy nhiên, bẳt bị can đế tạm giam là
một trong nhữ ng biện pháp ngăn chặn cho nên khi băt n gười cần phai thoa

mãn các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn theo Điều 79 Bộ luật Tố tụng
hình sự.
Các căn cứ để phê chuẩn lệnh bẳt bị can này phái được thể hiện bàng các
Lài liệu do các cơ quan điều tra thu thập đúng trình tự, thủ tục và được đánh
siá trên cơ sở khách quan tồn diện chứ khơng phải dựa vào ý muôn chu quan
của một người hay một cơ quan nào đó. Như dà nêu đây là trường họp băt dè
tạm giam cho nên việc xem xét căn cứ đế bẳt và căn cứ để tạm giam là rất
quan trọng vì nếu bắt xong mà không tạm giam dược thi sè rốt khó xử lí. Net!
băt tạm giam mà khơng đủ căn cứ mặc dù họ là bị can thì vần là vi phạm pháp


×