Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Pháp luật về thi hành phán quyết của trọng tài thương mại ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.1 MB, 79 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








NGUYỄN MANH CƯỜNG
TRUNG TÂM THƠNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ị
PHÒNG ĐỌC

PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH PHÁN QUYẺT CỦA
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ








VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số:

60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








Người hướng dân khoa học: TS. Đơng Ngọc Ba

HÀ N Ộ I-2 0 1 2


MỤC LỤC

MỞ Đ Ầ U ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tà i............................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài..................................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của đề t à i ...........................................................................................4
7. Kết cấu của Luận v ă n ............................................................................................................ 4
Chương I. MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI................................................................................................................. 5

1.1. Khái quát về thi hành phán quyết trọng tài thương m ại................................................ 5
1.1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài thương m ại.................................................................5
1.1.2. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của thi hành phán quyết trọng t à i ................. 11
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành phán quyết trọng t à i ...................17
1.2. Nội dung của pháp luật về thi hành phán quyết T’T T M ..............................................20
1.3. Khái quát sự phát triển của quy định pháp luật về thi hành phán quyết TTTM ở
Việt N am .................................................................................................................................. 21
1.3.1. Giai đoạn trước ngày 01/7/2003 (ngày Pháp lệnh TTTM có hiệu lực thi hành). 21
1.3.2. Giai đoạn từ ngày 01/7/2003 đến nay....................................................................... 23
Chương II. THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO PHÁP
LUẬT HIỆN H À N H ..............................................................................................................27
2.1. Nội dung pháp luật hiện hành về thi hành phán quyết T T T M .................................27
2.1.1. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết tự nguyện thi hành phán quyết trọng
t à i ...............................................................................................................................................27
2.1.2. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành
phán quyết và cũng không yêu cầu hủy phán quyết.......................................................... 28
2.2. Thực tiễn thi hành phán quyết Trọng tài thương mại ở Việt N am ........................ 40


2.2.1. Tình hình thi hành phán quyết Trọng tài thương m ạ i............................................40
2.2.2. Hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong thi hành
phán quyết trọng tài thương m ại........................................................................................... 42
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÒAN THIỆN VÀ ĐẢM BẢO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI ở VIỆT N A M ............................................................................................ 51
3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thi hành phán quyết TTTM....................51
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện pháp luật về thi hành phán quyết TTTM .................51
3.1.2. Những nội dung pháp luật về thi hành phán quyết TTTM cần sửa đổi, bổ sung 53
3.2. Giải pháp về các điều kiện đảm bảo thực thi pháp luật về thi hành phán quyết
T T T M ....................................................................................................................................... 58

3.2.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, phố biến pháp luật về thi hành phán quyết
T T T M ....................................................................................................................................... 59
3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức của
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành phán quyết TTTM .............................61
3.2.3. Giải pháp xã hội hóa hoạt động thi hành phán quyết T T T M ................................63
KẾT L U Ậ N ............................................................................................................................. 67
DANH MỰC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

M Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công cuộc đổi mới mà
Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra là từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đó là một Nhà nước trong đó vai trị pháp chế được đề cao, pháp
luật được tơn trọng và bảo đảm thực hiện. Pháp chế địi hỏi cá nhân, cơ quan, tổ chức
có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh các phán
quyết nhân danh Nhà nước hoặc không nhân danh Nhà nước. Pháp chế đòi hỏi phải tạo
ra và duy trì ý thức coi trọng pháp luật trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước trên một
nguyên tắc các bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật phải được
thực hiện triệt để.
Ở Việt Nam hiện nay, khi một tranh chấp xảy ra, các bên tranh chấp sẽ lựa chọn
những phương thức giải quyết khác nhau, một trong những phương thức đó là Trọng
tài thương mại. Kết thúc quá trình tố tụng, Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết có giá trị
chung thẩm để giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và buộc các bên phải thi hành. Phán
quyết đó sẽ chỉ là những quyết định tồn tại trên giấy tờ nếu không được tổ chức thi
hành hoặc khôag được thi hành đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành phán quyết
trọng tài kém hiệu quả sẽ gây dư luận xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của Doanh

nhân, của người nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật.
Trước đây, do pháp luật về thi hành phán quyết Trọng tài thương mại bị hạn chế
bởi không quy định phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm, ngang với bản án,
quyết định của Toà án nhân dân, bị cưỡng chế thi hành nên về cơ bản hoạt động thi
hành phán quyết không đạt hiệu quà. Tuy nhiên, từ khi Pháp lệnh Trong tài thương mại
năm 2003 ra đời (được thay thế bởi Luật Trọng tài thương mại năm 2010) với quy định
“Phán quyết trọng tài là chung thẩm ” và “Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy
định của pháp luật về THADS”, cùng với sự ra đời của Luật thi hành án dân sự năm
2008 với nhiều bước đột phá về cơ cấu tổ chức, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự,
việc thi hành phán quyết Trọng tài thương mại đã có cơ sở pháp lý vững chắc và tương
đối đầy đủ để đảm bảo hiệu quả thi hành trên thực tế.
Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại thì hoạt động giải quyết tranh chấp bằng
phương thức Trọng tài vẫn đang rất mờ nhạt, chưa thực sự được các bên tranh chấp coi
là lựa chọn thường xuyên khi xảy ra tranh chấp, số lượng phán quyết Trọng tài được


2
các cơ quan thi hành án thụ lý không nhiều, hoạt động thi hành phán quyết trọng tài
cũng không đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do trong quá trình tổ chức thi hành cịn
tơn tại những hạn chế, vướng mắc về mặt thể chế, một số điều kiện đảm bảo thực thi
các quy định của pháp luật về thi hành phán quyết Trọng tài cũng chưa được đảm bảo.
Theo thống kê của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, “hiện cả nước
có hơn 300.000 doanh nghiệp, đặc biệt số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia
tăng và đóng góp vai trị ngày càng quan trọng vào đời sống kinh tế của đất nước. Theo
đó, số các vụ việc tranh chấp trong tương lai gần sẽ ngày càng nhiều hơn, nhu cầu giải
quyết các tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng được đặt ra ngày càng bức xúc hơn so với
tình hình hiện nay” [16, tr.3]. Làm thế nào để khi tranh chấp xảy ra, các bên sẽ lựa
chọn Trọng tài làm phương thức giải quyết và khi phán quyết Trọng tài được ban hành
phải được thi hành triệt để trên thực tế là một đòi hỏi khách quan cần phải được giải
quyết kịp thời nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, cải cách tư
pháp mà Đảng và N hà nước đã đề ra. Đe đạt được điều đó thì việc cần thiết là phải
nghiên cứu, rà soát những quy định của pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài
thương mại ở nước ta hiện nay để sửa đổi, bổ sung những hạn chế, vướng mắc, đồng
thời phải xem xét thực trạng thi hành phán quyết trọng tài thương mại trong những
năm qua để đề xuất những giải pháp kịp thời nhằm tăng cường và nâng cao tính hiệu
quả trong hoạt động thi hành phán quyết trọng tài thương mại trong thời gian tới.
Trên cơ sở những điều vừa trình bày, học viên đã chọn đề tài: “Pháp luật về thi
hành phán quyết của Trọng tài thương mại ở Việt Nam

-

M ột số vấn đề về lý luận

và thự c tiễn ” để làm luận văn Thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
v ề mặt lý luận, trong thời gian qua đã có nhiều các cơng trình nghiên cứu liên
quan đến Trọng tài thương mại. Có thể kể đến Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện pháp luật
về Trọng tài thương m ại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc t ế ” của tác giả
Nguyễn Đình Thơ (năm 2007); Luận văn thạc sỹ “S ự hỗ trợ của cơ quan Tư pháp đối
với hoạt động của Trọng tài thương m ạ i” của tác giả Nguyễn Thị Yến (năm 2005);
Luận văn thạc sỹ “Ve pháp luật Trọng tài thương mại ở nước ta hiện n a y ” của tác giả
Nguyễn Thị Thu Thuỷ (năm 2003).... Ngoài ra, trên diễn đàn các sách, báo pháp lý,
các tạp chí cũng xuất hiện nhiều bài viết, bài nghiên cứu, trao đổi về hoạt động Trọng


3
tài thương mại. Tuy nhiên, nhìn chung, các cơng trình, sách, báo, bài viết đó đều chủ
yếu tập trung phân tích, làm rõ những quy định chung của Trọng tàithương mại về góc
độ lý luận, thực trạng hoạt động của các Trung tâm trọng tài


ở ViệtNam hay những

hạn chế, bất cập của pháp luật về Trọng tài thương mại, từ đó đưa ra những giải pháp
để hồn thiện. Chưa có cơng trình ở cấp độ thạc sỹ luật học nghiên cứu tồn diện, có hệ
thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành phán quyết trọng tài thương mại,
chỉ ra những hạn chế, bất cập, vướng mắc và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật, đảm bảo hoạt động thi hành phán quyết trọng tài thương mại đạt hiệu quả trên
thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn
đề lý luận về thi hành phán quyết Trọng tài thương mại, nội dung pháp luật hiện hành
về thi hành phán quyết Trọng tài thương mại, thực tiễn thi hành phán quyết trọng tài
thương mại ở nước ta, những hạn chế, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành
phán quyết Trọng tài thương mại, đề tài đưa ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương mại và bảo đảm hiệu quả hoạt động
thi hành phán quyết trọng tài thương mại ở Viêt Nam.
Để đạt được mục đích trên, Ln văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành phán quyết Trọng tài
thương mại;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục thi hành
phán quyết Trọng tài thương mại;
- Nghiên cứu thực tiễn thi hành phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam;
- Nghiên cứu những hạn chế, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
và đảm bảo thực thi pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thi hành phán quyết Trọng tài thương mại khơng chỉ là hoạt động có tính chất
chun mơn, nghiệp vụ đơn thuần mà cịn mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Việc
nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành phán quyết Trọng tài thương mại là một vấn đề
thời sự, không chỉ riêng đối với khoa học pháp lý mà còn là nhiệm vụ của các lĩnh vực

khác như xã hội học, kinh tế học, quản lý nhà nước... Phạm vi nghiên cứu của đề tài
này là nghiên cứu lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn thi hành phán quyết Trọng


4
tài thương mại. kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện và đảm bảo thực thi pháp luật về
thi hành phán quyết Trọng tài thương mại, nâng cao hiệu quả thi hành phán quyết
Trọng tài thương mại ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà nước của dân,
do dân, vì dân, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Macxit là
phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp các phương
pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp so sánh, thống kê, điều tra, phương pháp phân
tích, tổng hợp, khảo cứu tài liệu... và kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công
bố để giải quyết những vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6. Những đóng góp mói của đề tài
Luận văn này là một trong những cơng trình nghiên cứu chun khảo về thi
hành phán quyết trọng tài thương mại. Nội dung của Luận văn đề cập một cách có hệ
thống khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của thi hành phán quyết Trọng tài thương mại,
các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành phán quyết Trọng tài thương mại, sự hình
thành và phát triển các quy định về thi hành phán quyết trọng tài thương mại, kinh
nghiệm thi hành phán quyết Trọng tài thương mại một vài nước trên thế giới; đánh giá
thực trạng thi hành phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam, phân tích những hạn
chế, bất cập, nguyên nhân những hạn chế bất cập, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về thi hành phán quyết Trọng tài thương mại. Những kết luận và kiến
nghị được đưa ra trong luận văn này nhằm góp phần sửa đổi, bổ sung các quy định
pháp luật hiện hành về thi hành phán quyết trọng tài thương mại, nâng cao hiệu quả thi
hành phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới.

7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ
viết tắt và phụ lục, Luận văn gồm 03 chương, 8 tiết.


Chưong 1
MỘT SÓ VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÈ THI HÀNH PHÁN QUYÉT
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về thi hành phán quyết trọng tài thưong mại
1.1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại
1.1.1.1. Khải niệm Trọng tài thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
dưới nhiều hình thức và ngành nghề đa dạng, phong phú, việc liên kết, hợp tác và cạnh
tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác,
những giao kết thương mại “thuận buồm xi gió” ln tiềm ẩn nguy cơ phát sinh mâu
thuẫn, bất đồng dẫn đến các tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại được hiểu là một loại hình tranh chấp dân sự có một số
đặc điểm sau: về lĩnh vực phát sinh, đó là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương
mại - tức là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác
(Khoản 1, Điều 3 Luật trọng tài thương mại); về chủ thể, tranh chấp thương mại diễn ra
chủ yếu giữa các thương nhân với nhau; về nội dung, tranh chấp thương mại chính là
sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền và nghĩa vụ (về lợi ích vật chất) của các
bên trong hoạt động thương mại [13, tr.214-215]. Nói cách khác, tranh chấp thương
mại có nội dung liên quan đến lợi ích vật chất của các bên tranh chấp. Lợi ích vật chất
đó thường được xem xét dưới góc độ là giá trị của tranh chấp thương mại. Và nếu so
với các tranh chấp khác trong xã hội thì tranh chấp thương mại thường là loại tranh
chấp có giá trị lớn.
Khi các tranh chấp thương mại diễn ra, các bên tranh chấp có nhiều sự lựa chọn
về phương thức giải quyết. Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp mà các

bên lựa chọn là Trọng tài thương mại (sau đây gọi tắt là TTTM). Trên thế giới, TTTM
là một khái niệm khơng cịn xa lạ trong đời sống kinh tế, đặc biệt là ở các nước phát
triển, và ở mỗi nước, mồi cá nhân khác nhau thì có thể có những cách hiểu khác nhau.
Giáo trình Tư pháp quốc tế của Liên Xô cũ định nghĩa “Trọng tài bao gồm những cá
nhân được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các vụ kiện dân sự
của họ”. Theo Luật sư Điđie Xcooc Nichki Tòa thượng thẩm Pari thì “Trọng tài là một
Tịa án tự do ý chí của đơi bên tranh chấp, nó cũng xét xử giống Tòa án Nhà nước” .


6

Giáo sư Philip Phusa - Trường Đại học tồng hợp Pari II lại cho rằng 'T rọ n g tài là một
phương pháp nhằm ủy thác bằng thởa thuận cho một tư nhân (một trọng tài viên) quyền
giải quyết một tranh chấp đối lập giữa các bên trong thỏa thuận ẩy” [23]. Ở Việt Nam,
thuật ngữ “Trọng tài” đuợc hiểu là "Người được cử ra đế phân xử, giải quyết vụ tranh
ch ấ p ” [42, tr 1.040]. Khoản 1, Điều 3 Luật TTTM quy định “TTTM là phương thức
giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật
n à y ”. Như vậy, Trọng tài được hiểu là một trong những phương thức giải quyết tranh
chấp do các bên lựa chọn bên cạnh các phương thức giải quyết khác được pháp luật ghi
nhận. Pháp luật về TTTM quy định TTTM có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh
chấp thương mại gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài
(Điều 2, Luật TTTM).
Giống như ở nhiều nước trên thế giới, TTTM Việt Nam cũng là một tổ chức phi
chính phủ có chức năng giải quyết tranh chấp thương mại do các bên tranh chấp thỏa
thuận và được tiến hành theo quy định của Pháp luật về TTTM. TTTM là tổ chức phi
Chính phủ vì: thứ nhất, TTTM được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên,
sau khi được sự cho phép của cơ quan N hà nước có thẩm quyền chứ khơng phải được
thành lập bởi Nhà nước. Do đó, TTTM là tổ chức xã hội nghề nghiệp, không nàm trong

hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (như Trọng tài kinh tế nhà nước trước đây) và cũng
không phải là cơ quan tư pháp (như Tòa kinh tế hiện nay); Thứ hai, hoạt động của
TTTM dựa trên nguyên tắc tự trang trải trên cơ sở thu phí từ các vụ giải quyết tranh
chấp mà khơng được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước; Thứ ba, Trọng tài
viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nước mà nhân
danh người thứ ba độc lập ra phán quyết [13, tr. 222].
Khi đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, các bên
có thể lựa chọn các Trung tâm TTTM (gọi là Trọng tài thường trực hay trọng tài quy
chế) hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc (gọi là trọng tài vụ việc).
Trọng tài vụ việc là hỉnh thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật
TTTM và trình tự thủ tục do các bên thỏa thuận. Hiểu một cách đơn giản thì trọng tài
vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải
quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết


7
xong vụ tranh chấp. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ
bản sau: Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự
chấm dứt hoạt động (tự giải thế) khi giải quyết xong tranh chấp; Thứ hai, trọng tài vụ
việc khơng có trụ sở thường trực, khơng có bộ máy điều hành (vì chỉ được thành lập để
giải quyết vụ tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên) và khơng có danh sách trọng
tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có
tên trong hoặc ngồi danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm nào; Thứ ba, trọng
tài vụ việc khơng có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.
Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài
hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật TTTM. Theo
pháp luật về TTTM, trọng tài quy chế được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng có tư cách pháp nhân, có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài và hỗ trợ trọng tài viên về các mặt hành chính, văn
phịng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài (Điều 23, Luật TTTM).

So với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tịa án thì việc giải quyết tranh
chấp thương mại theo thủ tục trọng tài có nhiều ưu điểm như: giải quyết tranh chấp
theo thủ tục trọng tài đảm bảo được sự tự định đoạt của các đương sự cao hơn; phán
quyết trọng tài là chung thẩm, khơng bị kháng cáo, kháng nghị; q trình tố tụng trọng
tài đảm bảo đưực bí m ật và giữ được uy tín cho các nhà kinh doanh hơn; thủ tục trọng
tài mềm dẻo, linh hoạt, nhanh chóng cho các bên; tuy là cơ quan “tài phán tư” nhưng
có sự hỗ trợ của Nhà nước; Trọng tài viên là những chuyên gia giỏi không chỉ am hiểu
pháp luật trong nước mà còn hiểu biết sâu rộng về luật pháp quốc tế...
Như vậy, qua phân tích có thể hiểu TTTM là một phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại, theo đó các bên tranh chấp thoả thuận đưa tranh chấp ra trước một
Hội đồng trọng tài vụ việc hoặc Trung tâm Trọng tài đê giải quyết và được tiến hành
theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật TTTM.
1.1.1.2. Khái niệm phán quyết TTTM
Khi các bên tranh chấp có thoả thuận trọng tài về việc giải quyết tranh chấp,
Trọng tài sẽ thụ lý đế giải quyết theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật về TTTM quy
định. Ket thúc quá trình giải quyết tranh chấp (gọi là tố tụng trọng tài), TTTM sẽ đưa
ra quyết định giải quyết cuối cùng gọi là phán quyết. Phán quyết được hiểu là “ra một
quyết định có giá trị pháp lý ai cũng phải thực hiện ” [43, tr. 985] hay là “quyết định để


8
mọi người phải tuân theo ” [42, tr. 766]. Có thể hiểu ràng, phán quyết là kết quả cuối
cùng của một trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Như đã phân tích ở
trên thì khi xảy ra tranh chấp, các bên có quyền lựa chọn phương thức giải quyết khác
nhau, đó có thể là Tịa án, Trọng tài hay thương lượng, hòa giải. Dù lựa chọn bất kỳ
phương thức giải quyết nào thì cuối cùng, điều mà các bên tranh chấp mong muốn
nhận được là kết quả giải quyết, ai đúng ai sai hay nói cách khác phải có một phán
quyết cuối cùng. Khoản 10, Điều 3 Luật TTTM năm 2010 quy định “Phán quyết trọng
tài là quyết định của Hội đồng TTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và chấm dứt tổ
tụng trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện

v ề khái niệm phán quyết trọng tài, trong quá trình tiếp thu các ý kiến góp ý để
chính lý, hồn thiện Luật TTTM, có ý kiến đề nghị khơng sử dụng khái niệm “Phán
quyết trọng tài” mà dùng khái niệm “Quyết định trọng tài”. Tuy nhiên, trong Báo cáo
giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật TTTM số 320/BC-UBTVQH12 ngày
12/5/2010, ủ y ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, “trong q trình tố tụng trọng tài,
Hội đồng trọng tài có thẩm quyền ban hành các quyết định về tố tụng, quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh
chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Các quyết định nêu trên được gọi chung là quyết
định trọng tài và được thi hành. Tuy nhiên, Luật mẫu về TTTM Quốc tế của ủ y ban
Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế, Luật TTTM của nhiều nước trên thế giới
đều có sự phân biệt các quyết định của Hội đồng trọng tài. Theo đó, quyết định của Hội
đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài
được gọi là phán quyết trọng tài”. Vì vậy, ủ y ban thường vụ Quốc hội thấy rằng việc
sử dụng khái niệm “Phán quyết trọng tài” trong dự thảo Luật là “để phân biệt giữa
phán quyết cuối cùng của vụ việc với các quyết định khác của Hội đồng trọng tài” [40].
Phán quyết TTTM (sau đây gọi tắt là phán quyết Trọng tài) mang một số đặc
điểm sau:
Một là, phán quyết Trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và
chấm dứt tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài.
Quá trình giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài được tính từ
thời điểm “Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đ ơ n ” đối với
trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài hoặc “tính từ khi bị đơn
nhận được đơn khởi kiện ” đối với trường họp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng


9
tài vụ việc đêu khi Trọng tài họp phiên cuối cùng đưa ra quyết định về giải quyết tranh
chấp. Quá trình đó phải tn theo một trình tự, thủ tục luật định. Kết thúc q trình đó,
một phán quyết sẽ được đưa ra, phán quyết đó là chung thẩm. Sự khác biệt giữa phán
quyết chung thẩm này với các loại quyết định khác mà Hội đồng trọng tài có thể ban

hành là ở chỗ nó ‘‘giải quyết mọi vấn đề (hoặc vấn đề còn lại) đã đưa ra Trọng tài. Nó
thơng thường là kết quả của một q trình tranh luận thấu đáo của Hội đồng trọng
tà i...”, “nghĩa là nó giải quyết tận gốc mọi vấn đề và nó có tính ràng buộc đối với các
bên” [12, tr 47].
Phán quyết Trọng tài khơng phải được trình bày một cách tùy tiện mà phải tuân
theo một quy định chung về hình thức văn bản cũng như nội dung theo quy định của
Luật. Điều 61 Luật TTTM năm 2010 quy định rõ về nội dung và hình thức của phán
quyết trọng tài, cụ thể, phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội
dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết; Tên, địa chỉ của
nguyên đơn và bị dơn; Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên; Tóm tắt đơn khởi kiện và
các vấn đề tranh chấp; Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận khơng
cần nêu căn cứ trong phán quyết; Kết quả giải quyết tranh chấp; Thời hạn thi hành
phán quyết; Phân bố chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan; Chữ ký của
Trọng tài viên. Trên cơ sở quy định chung về nội dung và hình thức Phán quyết Trọng
tài, môi một Trung tâm Trọng tài hay một Hội đồng Trọng tài vụ việc có thể có những
cách luận giải, trình bày khác nhau nhưng bắt buộc phải tuân theo quy định chung đó.
Khi phán quyết Trọng tài được đưa ra đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp đã
được giải quyết toàn bộ và thủ tục trọng tài chấm dứt. Như vậy, có thể hiểu phán quyết
của trọng tài là sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài. Với ý nghĩa là phán
quyết của một cơ quan tài phán, phán quyết trọng tài kết thúc quá trình tố tụng, v ề
hình thức, phán quyết trọng tài tạo ra một sự kiện pháp lý mà theo đó tranh chấp chấm
dứt. v ề nội dung, phán quyết trọng tài đưa ra các kết luận khách quan về tranh chấp,
quy định quyền và nghĩa vụ mà các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.
H ai là, Phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTTM là “Phán quyết trọng
tài là chung thẩm ” (Khoản 5, Điều 4 Luật TTTM), có nghĩa là sau khi TTTM đưa ra
phán quyết thì các bên khơng có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hoặc một
Tòa án nào (trừ trường hợp có đủ bằng chứng cho rằng phán quyết đó có vi phạm pháp



10

luật thì có quyền u cầu Tịa án có thâm quyền hủy). Đây là một ưu thế xuất phát từ
bản chất của TTTM. Phán quyết của TTTM là do một chủ thể (Trọng tài viên hoặc Hội
đồng trọng tài gồm nhiều Trọng tài viên) được các bên thỏa thuận thành lập đưa ra, do
đó các bên tranh chấp phải có trách nhiệm thi hành. Chính nhờ ưu thế này mà các nhà
kinh doanh khơng bị kéo vào vịng kiện tụng, tốn kém tiền bạc và thời gian như ở Tòa
án. Khoản 2, Điều 32 Bản quy tắc trọng tài ƯNCITRAL năm 1976 quy định “Phán
quyết sẽ được lập bằng văn bản và sẽ là chung thẩm và ràng buộc các bên, các bên cam
kết thực thi phán quyết không chậm trễ”. Điều 45, Luật Trọng tài Nhật Bản quy định
“Phán quyết trọng tài có hiệu lực như bản án chung thẩm ...” hay Điều 8 Luật Trọng tài
Trung Quốc cũng có quy định “Trọng tài sẽ tiến hành việc ra phán quyết một cấp và
chung thẩm. Nếu một bên đưa ra Trọng tài hoặc Tòa án nhân dân về cùng một vụ tranh
chấp đã có phán quyết trọng tài, Hội đồng trọng tài hoặc Tịa án nhân dân sẽ khơng thụ
lý vụ kiện”...
Rõ ràng, có thể thấy pháp luật hầu hết các nước đều quy định phán quyết trọng
tài có giá trị chung thẩm bởi hai lý do:
Thứ nhất, trung tâm trọng tài là một loại hình tổ chức xã hội - nghề nghiệp, với
đặc điểm thủ tục xét xử một cấp, các trung tâm trọng tài độc lập với nhau, khơng có sự
phân cấp, phân vùng xét xử;
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là kết quả cúa sự thỏa thuận giữa
các bên, cho nên, trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Do vậy, các
bên phải có nghĩa vụ tơn trọng kết quả của chính sự thống nhất ý chí đó. Các bên
khơng có quyền kháng cáo mà chỉ có nghĩa vụ thực hiện phán quyết ngay.
Phù hợp với thông lệ quốc tế, các trung tâm Trọng tài của Việt Nam khi xây
dựng Bản quy tắc trọng tài của mình cũng khẳng định giá trị chung thẩm của phán
quyết. Bản quy tắc của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC quy định “phán
quyết trọng tài là chung thẩm và có giá trị ràng buộc các bên” (Khoản 5, điều 30). Bản
quy tắc tố tụng tố tụng của Trung tâm TTTM Quốc tế Á Châu ACIAC cũng quy định
“Quyết định trọng tài là chung thẩm có hiệu lực từ ngày công bố và được thi hành theo

quy định của pháp luật” (Điều 31).
Nhìn chung, các quy tắc trọng tài dù được ban hành bởi các Trung tâm TTTM
nào thì tất cả đều khẳng định phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng. Điều này
làm cho phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm và phù hợp với quy định của pháp


luật, tạo điều kiện để tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian, chi phí cho các bên tranh chấp. Các trường hợp hủy quyết định của trọng tài do
có sai sót liên quan đến thủ tục tố tụng và rất hiếm khi xảy ra, do đó giá trị chung thẩm
của phán quyết trọng tài hầu như được đảm bảo. Tuy nhiên để một phán quyết trọng tài
đạt được tính hiệu lực chung thẩm như trên, phán quyết trọng tài phải là kết quả của
một quá trình xét xử cơng minh, vơ tư, phải tn theo các nguyên tắc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài và phải được tuyên bố theo đúng thủ tục ra phán quyết trọng tài mà
pháp luật về TTTM quy định.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Phán quyết TTTM là văn bản
có giá trị pháp lý của Hội đồng TTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp thương mại
giữa các bên tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài buộc các bên tranh chấp phải
thực hiện.
1.1.2. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của thi hành phán quyết trọng tài
1.1.2.1. Khái niệm thi hành phán quyết Trọng tài
Khi một quyết định của cơ quan tài phán được ban hành, có hiệu lực theo quy
định của pháp luật thì những đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện phải tự giác chấp
hành, đó là điều khơng phải bàn cãi. Phán quyết Trọng tài là văn bản có giá trị pháp lý
chung thẩm, các bên tranh chấp phải có nghĩa vụ thi hành. Thuật ngữ “thi hành” có
nghĩa là “làm chu thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định'' [42, tr. 936],
nghĩa là một quyết định đã được đưa ra thì phải “làm cho” nó trở thành hiện thực,
không chỉ là lý thuyết suông hay “giấy tờ” khơng có giá trị. “Có thể nói một cách hình
ảnh thì nếu tố tụng là quá trình đi tìm chân lý để áp dụng cơng lý (pháp luật) thì thi
hành pháp luật là quá trình thực thi chân lý bằng công lý. Ở đây chân lý đã rõ, đúng
hay sai đã được phân xử rõ ràng, còn thi hành pháp luật là quá trình tiến hành các hoạt

động nhằm thực hiện các bản án và quyết định của Tòa án, TTTM” [22, tr. 9].
v ề nguyên tắc, mọi công dân, tổ chức phải triệt để chấp hành pháp luật, nếu
khơng tự nguyện chấp hành thì phải bị cưỡng chế, đó là pháp chế xã hội chủ nghĩa, là
vấn đề rất quan trọng khi xây dựng nhà nước pháp quyền. Phán quyết Trọng tài là
chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức, Tòa án nào và cũng khơng
thể bị cơ quan nào kháng nghị, do đó, khơng có lý do gì nó khơng được thi hành. Trên
thực tế, sẽ có thể xảy ra các trường hợp:


12

- Trường hợp thứ nhất, cả hai bên đều tự nguyện thi hành phán quyết Trọng tài.
Trường hợp này thì thì rất đơn giản vì điều quan trọng nhất là phán quyết TTTM đã
được thi hành trên thực tế mà khơng cần có sự can thiệp của Nhà nước;
- Trường họp thứ hai, cả hai bên đều phản đối phán quyết Trọng tài. Trường
hợp này hiếm khi xảy ra vì Trọng tài viên là do chính các bên quyết định lựa chọn, tuy
nhiên không phải là không thể xảy ra. Trong trường hợp này, tính cưỡng chế của phán
quyết bằng khơng vì rõ ràng phán quyết sẽ khơng được thực hiện;
- Trường hợp thứ ba, chỉ một bên không đồng ý với phán quyết Trọng tài, bên
không đồng ý là bên thua trong phán quyết TTTM và phải thi hành phán quyết đó.
Trong trường hợp này nếu bên thua khơng có đủ căn cứ u cầu Tịa án hủy phán quyết
Trọng tài và cũng không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài thì sẽ bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành. Trong trường hợp này, việc thi hành phán quyết TTTM đã có sự can thiệp của
Nhà nước, khác với trường hợp một là cả hai bên tự nguyện thi hành và phải tuân theo
một trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thi hành phán quyết trọng tài là hành vi tự nguyện thực hiện phán
quyêt trọng tài của các bên tranh chấp hoặc hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền buộc các bên tranh chấp phải thực hiện phán quyết theo một trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định.

Thi hành phán quyết Trọng tài là hoạt động diễn ra sau quá trình tố tụng trọng
tài - được kết thúc bằng một phán quyết. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và
đó là cơ sở để tiến hành các hoạt động “thi hành”. Do đó, có thể khẳng định rằng,
khơng có kết quả của hoạt động tố tụng trọng tài thì khơng thể có hoạt động thi hành
phán quyết Trọng tài. Song thi hành phán quyết trọng tài là một dạng hoạt động hành
chính - tư pháp, là hoạt động có tính chấp hành chứ khơng phải là hoạt động tố tụng
(hình sự, dân sự), bởi vì, xét về mặt bản chất thì tố tụng là xác định sự thật của vụ việc
và khi có phán quyết của Trọng tài là khi sự thật được khẳng định và việc áp dụng
pháp luật đã hoàn thành. Nhiệm vụ sau đó là phải thi hành, tức là “làm cho thành có
hiệu lực điều đã được chính thức quyết định” [42]. Mục đích cuối cùng của hoạt động
thi hành phán quyết Trọng tài là bảo đảm trên thực tế các nội dung của phán quyết
Trọng tài phải được thi hành chứ không phải là ra các văn bản áp dụng pháp luật hoặc
các quyết định có tính điều hành như trong hoạt động của cơ quan hành chính.


1.1.2.2.Nguyên tắc thi hành phán quyết trọng tài
Bất cứ một hoạt động nào cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là
nền tảng, là bộ khung, “xương sống” nâng đỡ tồn bộ q trình giải quyết một sự việc,
định hướng hoạt động vào một khuôn khổ nhất định. Thi hành phán quyết Trọng tài
cũng là một hoạt động pháp lý, vì vậy trong quá trình thi hành, các bên tranh chấp, cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành và các cá nhân, tổ chức có liên quan cũng phải
tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc thi hành phán quyết Trọng tài là
những quan điểm chỉ đạo, qn triệt trong tồn bộ q trình tổ chức thi hành phán
quyết trọng tài, phán ánh tính chất đặc thù của hoạt động này.
* Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực thi hành phán quyết Trọng tài.
Việc thi hành nghiêm chỉnh và tôn trọng triệt để phán quyết Trọng tài là một tất
yếu khách quan trong hoạt động tư pháp của bất kỳ quốc gia nào. Dù là phán quyết của
cơ quan “tài phán tư” nhưng phán quyết trọng tài là chung thẩm, ngang với bản án của
Toà án, các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành, điều đó khơng những đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của bên được thi hành phán quyết cũng như quyền và lợi ích hợp

pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan mà cao hơn nữa là đảm bảo pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Đây là nguyên tắc hiến định, chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành
án nói chung và thi hành phán quyết TTTM nói riêng, nó khơng cho phép bất kỳ sự
chống đối, cản trở nào đối với việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án hay
phán quyết của TTTM.
* Nguyên tắc nếu bên phải thi hành phán quyết trọng tài khơng tự ngun thi
hành phán quyết thì chỉ có cơ quan thi hành án dân sự có thăm quyền thi hành
Đây là nguyên tắc vừa khẳng định tính chuyên trách của hoạt động thi hành
phán quyết trọng tài, vừa thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ đối với hoạt
động thi hành phán quyết Trọng tài. TTTM là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại, do các trọng tài
viên tự thành lập nên hoặc do các bên đương sự thỏa thuận thành lập. Trọng tài không
phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như Tòa án, do vậy, khi giải quyết tranh chấp,
trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nước mà nhân danh sự công bằng, lẽ phải,
nhân danh công lý để ra các phán quyết. Hoạt động trọng tài mang tính “quyền lực tư”
nhiều hơn, chính vì vậy, khi phán quyết của trọng tài không được một bên tự nguyện
thi hành thì Nhà nước cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ để đảm bảo phán quyết đó phải


14
được thi hành trên thực tế, đồng thời khăng định vị thế của TTTM trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, Điều 66 Luật
TTTM năm 2010 quy định: “Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài mà
bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán
quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự sau đây gọi tắt là
cơ quan THADS) có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.”, đồng thời Luật
TTTM cũng xác định rõ “Cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng
tài là Cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra
phán quyết”.

* Nguvên tắc kêt hợp phương pháp giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện
thi hành phán quyết của trọng tài và áp dụng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.
Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành,
“Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài”. (Điều
65 Luật TTTM). Quá trình thi hành phán quyết trọng tài, biện pháp ưu tiên hàng đầu và
xuyên suốt vẫn là biện pháp giáo dục, thuyết phục đương sự. Chỉ khi khơng thể kiên
nhẫn được vì biện pháp giáo dục, thuyết phục không mang lại hiệu quả nữa, lúc đó cơ
quan THADS mới áp dụng biện pháp cưỡng chế, tức là việc cơ quan THADS có thẩm
quyền sử dụng quyền năng mà pháp luật trao cho để buộc bên phải thi hành phán trọng
tài thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bên được thi hành phán quyết trọng tài mà nghĩa
vụ đó đã được ấn định trong phán quyết để đảm bảo phán quyết Trọng tài được thi
hành trên thực tế, đảm bảo uy quyền của Nhà nước.
Ket hợp tốt việc giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành với biện
pháp cưỡng chế không những giúp cho quá trình thi hành phán quyết Trọng tài thuận
lợi, đạt hiệu quả cao mà cịn góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các thương nhân,
Doanh nghiệp, hạn chế tối đa những thiệt hại về vật chất và những hệ lụy về mặt tinh
thần đối với các bên tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
* Nguyên tăc thi hành phán quyết trọng tài kịp thời, đủng nội dung, đảm bảo
đúng trình tự, thủ tục luật định.
Phán quyết trọng tài sau khi được ban hành phải được tổ chức thi hành. Khi các
bên không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên cơ quan THADS - người được Nhà
nước giao nhiệm vụ thi hành Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật - phải tổ chức thi


15

hành kịp thời, đầy đủ, đúng đắn, không được tùy tiện thay đổi nội dung phán quyết.
Chấp hành viên không thi hành đúng nội dung phán quyết trọng tài, trì hoãn hoặc kéo
đài thời gian giải quyết việc thi hành phán quyết được giao mà khơng có căn cứ pháp
luật... thì sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì

phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 165, Luật THADS năm 2008).
Trong quá trình tổ chức thi hành phán quyết trọng tài, Chấp hành viên phải tuân thủ
nghiêm ngặt trình tự, thủ tục do pháp luật về THADS quy định. Điều 20, Luật THADS
chì rõ, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải “tuân theo
pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và đươc pháp luật bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín” . Nguyên tắc này tạo điều kiện
thuận lợi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đồng thời chống
những tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình thi hành phán quyết trọng tài.
1.1.2.3. Ỷ nghĩa của việc thỉ hành phán quyết trọng tài
*

Thi hành phán quyết trọng tài góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường

pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong hoạt động Nhà nước, cơng tác thi hành pháp luật nói chung và thi hành
phán quyết trọng tài nói riêng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thơng qua hoạt động đó,
Phán quyết trọng tài được thực hiện, điều đó có nghĩa là cơng lý đã được đảm bảo trên
thực tế. Q trình tố tụng trọng tài hiểu theo nghĩa rộng chỉ thật sự được coi là kết thúc
khi phản quyêt trọng tài đưa ra được các bên tự nguyện thi hành hoặc được cơ quan
Nhà nước có thấm quyền tổ chức thi hành triệt để. Nếu công tác thi hành phán quyết
trọng tài không được quan tâm đầy đủ và không đạt hiệu quả như mong muốn thì sẽ
ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến toàn bộ hoạt động tố tụng của Trọng tài, làm giảm uy
tín của các Trung tâm trọng tài hay các Hội đồng trọng tài vụ việc được các bên tranh
chấp lựa chọn giải quyết vụ việc, làm mất niềm tin đối với bên được thi hành phán
quyết và các tổ chức, cá nhân có liên quan, và như vậy rõ ràng trật tự xã hội bị vi
phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường. Khi đó, nguyên tắc cơ bản, nền tảng của
pháp luật xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc pháp chế sẽ không được tôn trọng. Do đó, thi
hành phán quyết trọng tài đạt hiệu quả sẽ mang lại niềm tin không chỉ đối với người
được thi hành phán quyết mà còn là của các thương nhân, của người dân nói chung về
tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần thiết lập kỷ cương, tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa.


16

* Thi hành phán quyết trọng tài góp phần nâng cao vị thế của TTTM
Ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển,
việc các bên lựa chọn TTTM để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại
đã trở thành thói quen của các thương nhân, Doanh nghiệp, vì vậy TTTM được biết
đến nhiều hơn. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù đã có nhiều sự thay đổi trên bình diện
pháp luật cũng như tư duy của các nhà kinh doanh về TTTM nhưng có thể nói rất ít
người biết đến TTTM. Các thương nhân khi xảy ra tranh chấp, do yếu tố tâm lý nên họ
vẫn “ưa thích” lựa chọn Tòa án làm phương thức giải quyết tranh chấp hơn là TTTM vì
họ cho rằng Tịa án là cơ quan nhà nước, nhân danh Nhà nước để ra Bản án, quyết
định, và như vậy, theo họ nghĩ khả năng thi hành phán quyết sẽ cao hơn. Để thay đổi
được điều đó thì vấn đề thi hành phán quyết trọng tài là vấn đề hết sức quan trọng, đó
có thể là do các bên tự nguyện thi hành, hoặc có thể do nhà nước can thiệp nhưng tính
hiệu quả trong thi hành phán quyết phải được đặt lên hàng đầu. Khi phán quyết Trọng
tài được đảm bảo thi hành thì uy tín, vị thế của các Trung tâm TTTM, các Trọng tài
viên sẽ được nâng cao không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế, các Thương
nhân sẽ “mặn mà” với TTTM trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại, và như thế TTTM sẽ được lựa chọn nhiều hơn, thường xuyên hơn khi xảy
ra tranh chấp. Đó là ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động của TTTM.
* Thi hành phán quyết trọng tài góp phan tuyên truyền pháp luật về TTTM và
thi hành phán quyết TTTM
Hoạt động thi hành phán quyết trọng tài là một kênh rất quan trọng để tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về TTTM và thi hành phán quyết TTTM. Phán quyết trọng
tài là sản phẩm cuối cùng của q trình tố tụng trọng tài, trong đó phản ánh rất nhiều
các quy phạm pháp luật về TTTM cũng như những đặc thù tố tụng trọng tài. Thông
qua hoạt động thi hành phán quyết TTTM, các quy phạm pháp luật về TTTM được thể

hiện trên thực tế, và cũng thông qua trình tự, thủ tục thi hành phán quyết TTTM của cơ
quan THADS có thẩm quyền, các quy phạm pháp luật về TTTM, về thi hành phán
quyết TTTM được tuyên truyền rộng rãi hơn, các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân
có liên quan sẽ hiểu, biết nhiều hơn về hoạt động TTTM và tố tụng trọng tài cũng như
ý thức được hậu quả pháp lý (trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự) nếu khơng
chấp hành phán quyết TTTM. Như vậy, thông qua hoạt động thi hành phán quyết
TTTM, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành phán quyết


17

TTTM của thương nhân, của tổ chức, cá nhân, trách nhiệm của các cơ quan, ban,
ngành có liên quan sẽ được nâng lên rõ rệt.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành phán quyết trọng tài
Hoạt động thi hành phán quyết trọng tài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó có thể là
do nhận thức, ý thức chấp hành của các chủ thể tranh chấp, do thái độ thi hành của cơ
quan có thẩm quyền, do yếu tố truyền thổng, kinh tế - xã hội hay yếu tố quốc tế. Dù ít
hay nhiều thì ảnh hưởng của những yếu tố đó cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu
quả công tác thi hành phán quyết trọng tài.
1.1.3.1. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tranh chấp
Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài có được nhận thức đầy đủ và tự giác
thi hành hay không phụ thuộc vào nhận thức và ý thức chấp hành của các chủ thể tranh
chấp. Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về thương mại, cố tình
khơng chấp hành phán quyết trọng tài là do trình độ văn hố thấp, thiếu hiểu biết của
một bộ phận chủ thể tranh chấp nhưng cũng khơng ít trường hợp các chủ thể tranh chấp
có trình độ văn hố nhất định, nhận thức đầy đủ về pháp luật thi hành phán quyết trọng
tài vẫn cố tình chống đối, vi phạm vì ý thức chấp hành pháp luật không cao. Dù các
chủ thể tranh chấp bằng cách này hay cách khác không thực hiện phán quyết trọng tài
thì rõ ràng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của họ đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả thi hành phán quyết trọng tài trên thực tế.

1.1.3.2. Thẩm quyền và việc thực thi thẩm quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài
Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay quy định phán
quyết trọng tài là chung thẩm và buộc các bên phải thi hành, nếu khơng tự nguyện thi
hành thì “cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng
tài ra phán quyết” sẽ tổ chức thi hành phán quyết đó. Rõ ràng, so với thời kỳ trước khi
có Pháp lệnh TTTM năm 2003 thì đây được coi là một bước tiến lớn trong hoạt động
thi hành phán quyết trọng tài ở nước ta, là sự hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết của Nhà
nước đối với hoạt động thi hành phán quyết trọng tài. Khi phán quyết trọng tài được
thực hiện bởi cơ quan N hà nước có thẩm quyền và phải tuân theo một trình tự, thủ tục
chặt chẽ theo quy định của pháp luật thì rõ ràng tính hiệu quả của hoạt động thi hành
phán quyết trọng tài sẽ được nâng lên một bước. Tuy nhiên, việc pháp luật quy định
thẩm quyền và việc thực thi thẩm quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI:
PHÒNG Đ Ọ C -------


18
phán quyết trọng tài trên thực tế như thế nào là hai vấn đề khác nhau. Quy định cơ
quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài nhưng cơ chế quản lý, cơng
cụ hỗ trợ, kinh phí vật chất, công tác phối hợp... bảo đảm cho việc thực thi thẩm quyền
đó chưa đầy đủ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, cùng với đó là chất lượng của văn bản
pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài còn những hạn chế nhất định và trình độ,
năng lực, phẩm chất chính trị đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác
thi hành phán quyết trọng tài chưa cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thi
hành phán quyết trọng tài.
ỉ. 1.3.3. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật TTTM
Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay đã đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu
câu của đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên, vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Các quy

định về thi hành phán quyết của cơ quan “tài phán cơng” (Tồ án) cũng như cơ quan
“tài phán tư” (TTTM) còn nhiều hạn chế, vướng mắc trên thực tế không chỉ ảnh hưởng
đến chất lượng hoạt động thi hành các phán quyết mà còn khiến cho số lượng vụ việc
khơng thi hành được cịn tồn đọng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc ký kết nhiều điều
ước quốc tế, nhất là trong lĩnh vực thương mại đã làm cho pháp luật của chúng ta có sự
sai biệt nhất định mà chắc chắn trong một thời gian ngắn chúng ta chưa thể sửa đổi, bổ
sung, thay thế kịp thời. Việc áp dụng pháp luật gặp khơng ít khó khăn, nhất là khi trong
các văn bản pháp luật của chúng ta thường có một quy định mang tính tình thế, đại thể
như là nếu những quy định trong các văn bản có sự khác biệt với Điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia thì sẽ thi hành theo điều ước quốc tế. “Chúng ta chưa thừa nhận
tiền lệ pháp là nguồn để áp dụng cho việc giải quyết các vụ việc pháp lý, nhưng vẫn
chấp nhận các phán quyết của các cơ quan tài phán nước ngoài có sử dụng án lệ. Điều
này làm cho cả phía nước ngồi và Việt Nam thấy khơng thỏa mãn, nhất là phía Việt
Nam khi chưa chuẩn bị tinh thần cũng như điều kiện con người cho tình trạng này” [4,
tr. 16-17]. Việc chuyển đổi pháp luật này còn đòi hởi một đội ngũ các nhà tư vấn pháp
lý được đào tạo bài bản, có trình độ để tranh tụng quốc tế cũng như chúng ta phải chủ
động trong việc thừa nhận và tạo ra án lệ.
1.1.3.4. Các yếu tố khác
-

Truyền thong văn hố: Truyền thống trọng tình, duy tình của người Việt Nam

được tạo nên từ lối sống, từ tập tính sinh hoạt, sản xuất có từ lâu đời đã giúp cho người
Việt Nam đoàn kết, tạo nên sức mạnh cộng đồng để xây dựng và bảo vệ cộng đồng. Do


19
tính cộng đồng rất cao nên các quy tắc chung của cộng đồng dược mọi người tôn trọng
và tuân thủ một cách tự nguyện. Tuy nhiên, đây cũng chính là yếu tố có khả năng tác
động xấu đến q trình thi hành pháp luật. Người ta dễ dị ứng với pháp luật, chỉ coi

pháp luật là một giải pháp không thể tránh được. “Người Việt sợ dư luận hơn là sợ
pháp luật nên để pháp luật được đảm bảo thi hành là điều rất khó” [4, tr. 14]. Người
Việt khơng có thói quen tuân theo pháp luật và quan niệm pháp luật gần với hình phạt
hơn là gần với cơng lý nên sợ pháp luật, không coi pháp luật như một phương tiện để
bảo vệ mình, cho rằng pháp luật để thống trị chứ không phải là công cụ để điều tiết xã
hội và bảo vệ con người. Điều này khơng dễ gì thay đổi trong một thời gian ngắn để
cho người Việt tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện và tích cực.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Kinh tế - xã hội phát triển bên cạnh những mặt tích
cực mang lại thì kéo theo đó là những hệ lụy xấu. Yếu tố truyền thống, “trọng tình”,
“duy tình” ở một góc độ khác khơng giữ được đúng nghĩa của nó, người ta sẵn sàng vì
lợi ích trước mắt mà bán rẻ lương tâm, lừa dối bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng với
quan niệm “thương trường là chiến trường”, “cá lớn nuốt cá bé”, mâu thuẫn, bất đồng,
xung đột xảy ra là một phần tất yếu. Khi những mâu thuẫn, bất đồng đó khơng thể
dung hịa được nữa, họ sẽ tìm cách giải quyết, đó có thể là hịa giải, thương lương,
phức tạp hơn thì đưa nhau ra Tòa án, Trọng tài, và kết cục họ nhận được những phán
quyết. Phán quyết đó chỉ có lợi cho một bên hoặc trong trường hợp khảng định tính
đúng, sai đã rõ ràng thì cũng sẽ có một bên phải thi hành theo hướng bất lợi đối với họ.
Thói đời, một khi đã khơng dung hịa về mặt lợi ích thì kéo theo đó, việc thực hiện
nghĩa vụ khơng dễ được tự nguyện thi hành, thậm chí khi các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền vào cuộc “cưỡng chế” buộc phải thi hành thì kết quả thi hành cũng khơng
dễ gì tốt đẹp. Một khi các thương nhân do không hiểu luật pháp hoặc đã có nhiều mánh
khóe để lừa đảo dẫn tới bất đồng, mâu thuẫn thì cũng đồng nghĩa với việc khơng thiếu
gì cách lách luật, trốn tránh, chây ỳ hoặc thậm chí là chống đối việc thi hành nghĩa vụ.
- Các yếu to quốc tế: Việt Nam không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại
trên tất cả các phương diện, trong đó khơng thể khơng nhắc tới là các vấn đề pháp lý.
Đặc biệt, kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì
các vấn đề pháp lý lại cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Gia nhập WTO đồng
nghĩa với việc chúng ta đã bước vào một sân chơi vô cùng rộng lớn với vô số các luật
lệ vừa đa dạng, vừa phức tạp, cùng với đó, các Doanh nghiệp và N hà nước phải tuân



20
thủ nghiêm chỉnh những chế định, hiệp định của tổ chức này, cụ thể là những cam kết
được các nước thành viên của WTO và Việt Nam ký kết. Chúng ta đã tạo ra một hình
ảnh tốt đẹp với thế giới với việc ký kết được rất nhiều Điều ước quốc tế để chứng tỏ sự
nhìn nhận của các đối tác về Việt Nam đã thực sự hội nhập và sự tận tâm thi hành các
cam kết quốc tế. Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật quốc tế ngày càng trở nên bức bách
và là cơ sở cho sự ổn định bang giao quốc tế đã buộc chúng ta phải nghiêm túc hơn
trong việc thi hành pháp luật. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc bên cạnh những thời
cơ, thuận lợi là những thách thức, cam go, vì thế việc pháp luật được tôn trọng, pháp
luật gắn với đời sống và mỗi người dân, doanh nghiệp phải tự giác chấp hành pháp luật
là yếu tố hết sức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo nên một hành
lang pháp lý vững chắc để họ tin tưởng đầu tư, nhờ vậy nước Việt Nam mới ngày càng
vững mạnh và phát triển.
1.2. Nội dung của pháp luật về thi hành phán quyết TTTM
Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài TTTM có thể được hiểu là tổng thể
các quy phạm pháp luật do N hà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành phán quyết TTTM. Đó là
các quan hệ giữa bên được thi hành phán quyết trọng tài với bên phải thi hành phán
quyết trọng tài, quan hệ giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành phán quyết
trọng tài với các đương sự (bao gồm bên được thi hành phán quyết trọng tài và bên
phải thi hành phán quyết trọng tài) và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan
(bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội)... trong quá trình tổ chức thi hành phán
quyết trọng tài. Pháp luật về thi hành phán quyết TTTM thông thường bao gồm những
nội dung cơ bản sau:
- Chủ thể có quyền yêu cầu thi hành phán quyết TTTM;
- Các phương thức thi hành phán quyết TTTM (đương sự tự nguyện thi hành; cơ
quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành);
- Thẩm quyền thi hành phán quyết TTTM: quy định cơ quan Nhà nước hoặc
thiết chế xã hội có thẩm quyền thi hành phán quyết TTTM; nhiệm vụ, quyền hạn của

cơ quan thi hành phán quyết TTTM;
- Trình tự thủ tục thi hành phán quyết TTTM: quy định về hướng dẫn quyền yêu
câu thi hành phán quyết trọng tài; thời hiệu yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài; Đơn
yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài và thủ tục gửi, nhận, từ chối nhận đơn yêu cầu thi


21

hành phán quyết trọng tài; Ra quyết định thi hành phán quyết trọng tài; Xác minh điều
kiện thi hành phán quyết trọng tài; Tự nguyện và cưõng chế thi hành phán quyết trọng
tài; các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài; kết thúc thi
hành phán quyết trọng tài;
-

Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành phán quyết trọng tài:

quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành có liên
quan trong q trình thực hiện pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài.
1.3.

Khái quát sự phát triển của quy định pháp luật về thi hành phán quyết

TTTM ở Việt Nam
1.3.1.

Giai đoạn trước ngày 01/7/2003 (ngày Pháp lệnh TTTM có hiệu lực

thi hành)
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi chúng ta xây dựng nền
kinh tế theo mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung, trọng tài phi chính phủ đã xuất hiện

dưới hình thức Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải. Đây là
hai tổ chức trọng tài phi chính phủ được thành lập bên cạnh Phịng thương mại và cơng
nghiệp Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua
bán ngoại thương, thuê tàu, vận chuyển hàng hóa quốc tế, đại lý tàu biển, bảo hiểm
hàng hóa... khi một hay các bên tham gia là người nước ngoài hoặc tổ chức kinh doanh
nước ngoài. Từ khi thành lập đến năm 1992, hai tổ chức trọng tài này chỉ giải quyết 94
vụ tranh chấp, trong đó có 35 vụ được giải quyết bằng hình thức trọng tài, cịn 59 vụ
được giải quyết thơng qua thương lượng với vai trị hồ giải của Trọng tài.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với sự mở rộng và tăng cường quan hệ
ngoại thương, hàng hải với nhiều nước trên thế giới, các tranh chấp kinh tế ngày càng
gia tăng đòi hỏi phải giải quyết bằng một cơ chế hoàn thiện hơn. Đáp ứng nhu cầu đó,
ngày 28/4/1993, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 204/TTG cho phép thành lập
trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) trên cơ sở hợp nhất hội đồng Trọng tài
Hàng hải và hội đồng Trọng tài Ngoại thương đồng thời phê duyệt điều lệ của trung
tâm. Như vậy, từ 28/4/1993 Việt Nam đã có Trung tâm Trọng tài quốc tế với tư cách là
Trọng tài phi Chính phủ. Tuy nhiên, cũng giống như hai trung tâm Trọng tài trước đây
trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ra đời trong bối cảnh Việt Nam chưa có pháp
luật chung về Trọng tài phi Chính phủ.


×