Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỰ NGUYỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.03 KB, 95 trang )

-i-

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo, bạn bè và gia đình. Tơi
xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với những
sự giúp đỡ này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo của Khoa Quản lý Công
nghiệp, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM – những người đã nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ cho tơi trong suốt khóa học Cao học. Đặc
biệt, tơi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến TS. Trần Du Lịch đã tận
tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn của tơi đã giúp đỡ tơi trong
q trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Nguyễn Tiến Thông


- ii -

TÓM TẮT
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000 với việc đi vào hoạt động của
Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM mà sau này là Sở Giao dịch chứng
khoán TP.HCM (HOSE). Năm 2005, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội mà
nay là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đi vào hoạt động đánh dấu thêm
một bước phát triển của thị trường này tại Việt Nam.
Tính đến nay, tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) có 163 cổ phiếu
niêm yết và tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) có 203 cổ phiếu niêm yết.
Các công ty niêm yết thuộc nhiều ngành nghề với nhiều qui mô khác nhau.
Cuối năm 2006 đầu năm 2007 đánh dấu sự đi lên chưa từng có của Thị trường
chứng khoán Việt Nam nhưng sau đó là sự tuột dốc không phanh. Một trong những
yếu tố kéo giá chứng khoán đi xuống có liên quan đến việc công bố thông tin không


minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều doanh
nghiệp tự nguyện cung cấp thông tin để thể hiện sự minh bạch hóa nhằm lôi kéo
nhà đầu tư đến với cổ phiếu của doanh nghiệp mình.
Nghiên cứu này tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tự nguyện
công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh đặc trưng quản
trị doanh nghiệp, cấu trúc sở hữu và đặc trưng của doanh nghiệp. Trong từng khía
cạnh sẽ khảo sát dựa trên nhiều thuộc tính khác nhau.
Việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đó được thực hiện.
Qua đó xây dựng mô hình hình nghiên cứu và các giả thuyết thống kê. Dữ liệu phân
tích được thu thập dựa trên các báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết
tại HOSE và HNX. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến mức
độ tự nguyện công bố thông tin của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: ban kiểm
toán nội bộ (Audit Committee), sở hữu nước ngồi (Foreign Ownership), sở hữu tở
chức (Institutional Ownership), độ lớn doanh nghiệp (Firm Size) và loại hình tổ
chức kiểm toán (External Auditor).


- iii -

ABSTRACT
Vietnam stock market has been established since 2000 with the opening of Ho Chi
Minh City Securities Trading Center as now Hochiminh Stock Exchange (HOSE).
The Hanoi Securities Trading Center which now is Hanoi Stock Exchange (HNX),
in 2005, was put into operation marking the new development of Vietnam stock
market.
Until now, Hochiminh Stock Exchange has 163 listing stocks and Hanoi Stock
Exchange has 203 stock listed. The listing companies are under a wide range of
type and size.
Late 2006 early 2007, the Vietnam stock market had developed dramatically and
then plunged deeply without brake. One of factors which caused the stock price

down was related to unclear information disclosure of listing companies. However,
there are many firms voluntarily disclose information in excess of the mandatory
requirements in order to attract investors’ attention to their stocks.
This study investigates factors influencing voluntary disclosure of Vietnamese
companies based on corporate governance attributes, ownership structure and
company characteristics. Every aspect will be examined on many different
attributes.
The exploration of relevant theory and previous studies had been conducted.
Research model and hypothesis development had also been constructed. Data
collection based on annual reports of Vietnamese companies listing on HOSE and
HNX. The study finds that factors which influence the extent of voluntary
disclosure of Vietnamese companies are internal audit committee, foreign
ownership, institutional ownership, firm size and external auditor type.


- iv -

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................i
ABSTRACT..........................................................................................................................iii
MỤC LỤC.............................................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ.....................................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU................................................................................................vii
CHƯƠNG 1...........................................................................................................................1
TỔNG QUAN........................................................................................................................1
1.1

Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam và việc công bố thông tin của các

doanh nghiệp niêm ́t.......................................................................................................1

1.1.1

Thị trường chứng khốn Việt Nam...................................................................1

1.1.2

Thơng tin bắt buộc công bố..............................................................................4

1.1.3

Thông tin tự nguyện công bố............................................................................6

1.1.4

Báo cáo thường niên........................................................................................7

1.2

Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..........................................................8

1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................8

1.2.2

Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................8

1.3


Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................9

CƠ SƠ LÝ THÚT VÀ MƠ HÌNH NGHIIÊN CƯU.......................................................11
2.1

Giới thiệu...............................................................................................................11

2.2

Cơ sở lý thút.......................................................................................................11

2.2.1

Nguồn gốc lý thuyết người đại diện...............................................................11

2.2.2

Lý thuyết người đại diện kiểu thực chứng......................................................12

2.2.3

Lý thuyết người đại diện hướng nghiên cứu Người chủ - người đại diện......13

2.2.4

Đóng góp của lý thuyết người đại diện..........................................................14

2.2.5

Lý thuyết người đại diện ứng dụng trong nghiên cứu....................................15


2.3

Các nghiên cứu đã có trước đây............................................................................18

2.4

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết...................................................................20

2.4.1

Mô hình nghiên cứu.......................................................................................20

2.4.2

Các giả thuyết................................................................................................21


-v-

2.5

Tóm tắt...................................................................................................................29

CHƯƠNG 3.........................................................................................................................30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU........................................................................................30
3.1

Giới thiệu...............................................................................................................30


3.2

Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................30

3.2.1

Xây dựng chỉ số của thông tin tự nguyện công bố (Voluntary Disclosure

Index) 30
3.2.2

Thu thập dư liệu.............................................................................................36

3.2.3

Mô hình phân tích..........................................................................................36

3.3

Tóm tắt...................................................................................................................37

CHƯƠNG 4.........................................................................................................................38
KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU..................................................................................................38
4.1

Giới thiệu...............................................................................................................38

4.2

Thống kê mô tả......................................................................................................38


4.2.1

Mô tả mẫu......................................................................................................38

4.2.2

Phân tích mô tả các biến nghiên cứu.............................................................40

4.3

Phân tích tương quan và phân tích hồi qui............................................................43

4.3.1

Phân tích tương quan.....................................................................................43

4.3.2

Phân tích hồi qui và kiểm định giả thuyết......................................................46

4.4

Thảo luận kết quả..................................................................................................49

4.5

Tóm tắt...................................................................................................................55

CHƯƠNG 5.........................................................................................................................56

KẾT LUẬN..........................................................................................................................56
5.1

Giới thiệu...............................................................................................................56

5.2

Kết quả chính và đóng góp về mặt lý thuyết.........................................................56

5.3

Ưng dụng của nghiên cứu......................................................................................58

5.4

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu......................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................64
PHỤ LỤC.............................................................................................................................67
Phụ lục 01: Mẫu CBTT-02...............................................................................................67
Phụ lục 02: Danh sách các mục thông tin tự nguyện công bố được gửi đến cho các
chuyên viên tín dụng doanh nghiệp ngân hàng................................................................72


- vi -

Phụ lục 03: Thống kê mô tả biến chỉ số tự nguyện công bố thông tin (Voluntary
Disclosure Index).............................................................................................................73
Phục lục 04: Thống kê mô tả biến....................................................................................74
chỉ số tự nguyện công bố thông tin (Voluntary Disclosure Index) theo từng thị trường

niêm yết............................................................................................................................74
Phụ lục 05: Kiểm định phương sai của sai số không đổi.................................................79
Phụ lục 06: Phân tích hồi qui...........................................................................................83
Phụ lục 07: Phân tích hồi qui từng nhóm yếu tố..............................................................84
Phụ lục 08: Danh sách các doanh nghiệp phân tích.........................................................85


- vii -

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Tên hình

Trang

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu

37

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Qui mô niêm yết tại SGDCK TP.HCM

13

Bảng 1.2: Qui mô niêm yết tại SGDCK HN

13


Bảng 3.1: Danh sách các mục thông tin tự nguyện công bố

49

Bảng 3.2: Danh sách các biến phụ thuộc

52

Bảng 4.1: Thống kê mẫu

55

Bảng 4.2: Thống kê mô tả chỉ số mức độ tự nguyện công bố thông tin
(Voluntary Disclosure Index)

55

Bảng 4.3: Thống kê mô tả chỉ số mức độ tự nguyện công bố thông tin
(Voluntary Disclosure Index - VDI) theo nơi niêm yết

56

Bảng 4.4: Thống kê biến giả

58

Bảng 4.5: Thống kê các biến tỷ lệ

59


Bảng 4.6: Ma trận tương quan

62

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi qui

64

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định các giả thuyết

65


-1-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1

Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam và việc công bố thông tin

của các doanh nghiệp niêm yết
1.1.1 Thị trường chứng khốn Việt Nam
Thực hiện đường lới công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) Việt Nam, duy
trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế
theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho
đầu tư phát triển. Việc xây dựng TTCK ở VN nhằm huy động các nguồn vớn trung,
dài hạn ở trong và ngồi Việt Nam vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng
khoán nợ và chứng khoán vốn.

Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Nghị định
48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định
thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh.
Ngày 20/07/2000, TTGDCK TP.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành,
và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu
niêm yết.
Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung
tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đã chính thức được Chính phủ Việt Nam ký
Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng
khoán TP.HCM. Ngày 08/08/2007, Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM
(HOSE) đã chính thức được khai trương.
Tính đến ngày 31/12/2007, tại HOSE đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết,
trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có


-2-

6 doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngồi tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu
tư với khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại.
Tính đến hết ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 62 công ty chứng khoán đăng
ký làm thành viên của Sở với tổng số vốn đăng ký là 9.960 tỷ đồng. Các thành viên
hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi giới,
tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư.
Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút được
thêm nhiều nhà đầu tư, trong cũng như ngoài nước, cá nhân cũng như có tổ chức.
Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng
khoán thành viên lên tới trên 106 ngàn tài khoản, thì cho đến hết năm 2007 số lượng
tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK đã lên tới gần 298 ngàn tài khoản trong
đó có trên 7 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngồi.

Đới với hoạt động giao dịch, TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ
ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với
tình hình thị trường đang phát triển. Tính đến ngày 31/12/2007, TP.HCM đã thực
hiện được 1699 phiên giao dịch với khối lượng khoảng 4.225 triệu chứng khoán và
gía trị khoảng 384.452 tỷ đồng. Riêng trong năm 2007, khối lượng giao dịch đạt
khoảng gần 2.390 triệu chứng khoán với tổng giá trị giao dịch là 245.651 tỷ đồng.
Biến động giá cổ phiếu được phản ánh rõ nét qua biến động chỉ số VN-Index. Từ
mức 307,5 điểm vào cuối năm 2005, VN-Index tăng và đạt mức kỷ lục 1.170,67
điểm trong phiên 12/03/2007.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2009, SGDCK TP.HCM có 163 cổ phiếu được niêm yết
với tổng giá trị vốn hóa là 65.807.680 triệu đồng.
Bảng 1.1: Qui mơ niêm ́t tại TP.HCM
Tồn thị trường

Cổ phiếu

Chứng chỉ

Trái phiếu

Khác

Số CK niêm yết(1 CK)

234,00

163,00

4,00


67,00

0,00

Tỉ trọng (%)

100,00

69,66

1,71

28,63

0,00

6.973.488,91

6.580.768,08

252.055,53

140.665,30

0,00

100,00

94,37


3,61

2,02

0,00

82.394.765,63 65.807.680,83 2.520.555,30 14.066.529,50

0,00

KL niêm yết(ngàn CK)
Tỉ trọng(%)
GT niêm yết(triệu đồng)
Tỉ trọng (%)

100,00

79,87

3,06

17,07

0,00


-3-

(Nguồn: Sở Giao dịch chứng khốn Tp.HCM)
Bảng 1.2: Qui mơ niêm ́t tại SGDCK HN

Tồn thị trường
Số chứng khốn
niêm yết
Tổng khối lượng
niêm yết
Tổng giá trị niêm
yết

Cổ phiếu

Trái phiếu

UPCoM

729

203

516

10

4,501,795,888

2,735,667,706

1,642,990,000

123,138,182


192,887,058,880,000 27,356,677,060,000 164,299,000,000,000 1,231,381,820,000

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK
Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị
trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra
Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và
xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong đó, định hướng xây
dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC)
đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, TTGDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch
chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.
Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù hợp
với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình hoạt động
của SGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết
định số 01/2009/QĐ-TTG ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở
chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Tính đến ngày 30/06/2009, tại SGDCK Hà Nội có 203 chứng khoán được niêm yết
với tổng giá trị niêm yết là 27,356,677,060,000đ.


-4-

1.1.2 Thông tin bắt buộc công bố

Các thông tin công bố của các doanh nghiệp là cần thiết cho một thị trường hoạt
động hiệu quả.

Theo Khoản 1, Mục II Thông tư 38/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về
việc công bố thông tin định kỳ của công ty đại chúng trên TTCK ban hành ngày
18/04/2007:
Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được
kiểm tốn, cơng ty đại chúng phải cơng bố thơng tin định kỳ về báo cáo tài
chính năm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Luật chứng
khoán1, cụ thể như sau:
1.1. Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm được tính từ ngày tổ chức kiểm
toán được chấp tḥn ký báo cáo kiểm tốn. Thời hạn hồn thành báo cáo
tài chính năm chậm nhất là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài
chính.
1.2. Nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm: Bảng
cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo qui định của pháp ḷt về kế
tốn. Trường hợp cơng ty đại chúng thuộc các ngành đặc thù thì việc công bố
báo cáo tài chính năm sẽ theo Mẫu báo cáo tài chính do Bộ Tài chính ban hành
hoặc chấp thuận.
1.3. Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ của một tổ chức khác thì
nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm Báo cáo tài

1

Điều 16. Báo cáo tài chính
1.) Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền

tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
2.) Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của
pháp luật về kế toán.



-5-

chính của công ty đại chúng (công ty mẹ) và Báo cáo tài chính hợp nhất theo
qui định của pháp ḷt về kế tốn.
1.4. Cơng ty đại chúng phải lập và công bố Báo cáo Thường niên theo Mẫu
CBTT-02 kèm theo Thông tư này đồng thời với công bố báo cáo tài chính
năm.
1.5. Công ty đại chúng phải công bố Báo cáo tài chính năm tóm tắt theo Mẫu
CBTT-03 kèm theo Thông tư này trên ba (03) số báo liên tiếp của một (01) tờ
báo Trung ương và một (01) tờ báo địa phương nơi cơng ty đại chúng đóng trụ
sở chính hoặc thông qua phương tiện công bố thông tin của UBCKNN.
1.6. Báo cáo tài chính năm, Báo cáo Thường niên của công ty đại chúng
phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại
chúng và lưu trư ít nhất mười (10) năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà
đầu tư tham khảo.
Theo Khoản 1, Điều 101 Chương VIII Luật chứng khoán có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2007 về công bố thông tin định kỳ của công ty đại chúng qui định như
sau:
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm
tốn, cơng ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính
năm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Luật này2.

1.1.3 Thông tin tự nguyện công bố

Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh có nhiều biến động, hoạt động
kinh doanh ngày càng khó khăn. Nhất là trong năm 2007 và 2008 vừa qua, lạm phát
ở Việt Nam đã lên đến hai con số, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thắt chặt tiền tệ,
người dân Việt hạn chế chi tiêu đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh
2


Luật chứng khoán 2007


-6-

nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. TTCK Việt Nam liên tục mất điểm, tính
thanh khoản trên thị trường sụt giảm mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 24/02/2009,
VN-Index rơi xuống mức 236,57 điểm sau khi liên tục đi xuống từ cuối năm 2007
kéo dài qua năm 2008. Từ đỉnh cao 1.170,67 điểm, VN-Index đã hạ thấp kỷ lục.
Tương tự, HASTC-Index cũng rơi từ đỉnh cao 459,63 điểm thiết lập vào ngày
19/03/2007 xuống mức 78 điểm trong ngày 24/02/2009. Sau thời điểm đỉnh cao
năm 2007, các chỉ số bắt đầu có sự đi xuống rõ rệt. Tính đến ngày 31/12/2007, VNIndex là 927 điểm và HASTC-Index giảm chỉ còn 323,55 điểm. Tính đến
31/03/2008 (thời điểm hoàn tất báo cáo thường niên 2007), VN-Index giảm chỉ còn
516,85 điểm và HASTC-Index là 181,43 điểm. Trong năm 2008, hàng chục nghìn
tỷ đồng vốn hóa thị trường đã bốc hơi (Thời báo kinh tế Việt Nam Online, 2009).
Hơn ai hết, các doanh nghiệp hiểu rằng các thông tin công bố thêm bên cạnh các
thông tin bắt buộc phải công bố là một yếu tố để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư
trong nước lẫn nước ngoài.
Là một người chủ sở hữu doanh nghiệp, cổ đông của công ty phải được biết rõ tình
trạng Doanh nghiệp của mình và khi Doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán,
người chủ sở hữu là nhà đầu tư lại càng cần phải được minh bạch thông tin để có
quyết định đầu tư đúng đắn.
Trong bối cảnh TTCK suy giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp niêm yết gặp nhiều khó khăn, thực tế thời gian qua cho thấy cách hành xử
của các công ty niêm yết về việc minh bạch thông tin lại rất khác nhau. Có một vài
Doanh nghiệp đã công khai các khoản thua lỗ này để thể hiện sự minh bạch trong
báo cáo tài chính của mình, điển hình là Công ty cổ phần (CTCP) Cơ điện lạnh REE
và CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Nhưng cũng có không ít Doanh nghiệp
không làm như vậy mà cố gắng duy trì "tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại" càng lâu
càng tớt. Lịng tin của Nhà đầu tư đã bị sứt mẻ nghiêm trọng khi sự việc vỡ lở, và từ

đó làn sóng tháo chạy khỏi những cổ phiếu này bắt đầu xuất hiện. Trường hợp "rơi
tự do" của cổ phiếu CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán: PPC) thời gian qua
là một dẫn chứng tiêu biểu (Hà Nội mới Online, 2008).


-7-

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bên cạnh các thông tin bắt buộc phải công bố
đồng thời cũng công bố các thông tin tự nguyện.
1.1.4 Báo cáo thường niên
Báo cáo thường niên (annual report) của các doanh nghiệp được sử dụng để thông
tin đến cho các cổ đông, các cổ đông tiềm năng (nhà đầu tư), các cơ quan quản lý và
những người khác. Theo Khoản 1, Mục II Thông tư 38/2007/TT-BTC của Bộ Tài
chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK ban hành ngày 18/04/2007
thì báo cáo thường niên công bố sẽ gồm các mục theo mẫu CBTT-02 (xem phục lục
01).
Mẫu CBTT-02 yêu cầu cung cấp thông tin về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp,
báo cáo của hội đồng quản trị, báo cáo của ban giám đốc, báo cáo tài chính, tổ chức
và nhân sự, thông tin cổ đông và quản trị.
Riêng mẫu CBTT-03 là mẫu báo cáo tình hình tài chính tóm tắt trong đó yêu cầu
doanh nghiệp cung cấp thông tin về bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính cơ bản.
Mặc dù báo cáo hàng năm là bắt buộc phải công bố nhưng doanh nghiệp bên cạnh
các thông tin bắt buộc thì cũng công bố thêm các thông tin mở rộng (thông tin công
bố tự nguyện). Các nhà quản lý nhận thức rằng việc quản lý công bố thông tin một
các hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vì thế, các thông tin công
bố bản thân chúng là một công cụ chiến lược nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn
của doanh nghiệp với chi phí thấp nhất. Ngày 27/06/2008, SGDCK TP.HCM phối
hợp với Báo Đầu tư Chứng khoán và Công ty Dragon Capital đã tổ chức Lễ trao
giải Cuộc Bình chọn Báo cáo thường niên 2007. Tham dự Lễ trao giải có đại diện

của UBCKNN, Ban tuyên giáo trung ương, SGDCK TP.HCM, báo Đầu tư chứng
khoán, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng
thương mại và các cơ quan thông tấn báo chí. Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên
2007 thu hút sự tham gia của 33 công ty niêm yết trong số 150 công ty niêm yết tại


-8-

TP.HCM.
Cuộc bình chọn và buổi Lễ trao giải nhằm mục đích tôn vinh những công ty niêm
yết đã nỗ lực trong việc công khai, minh bạch thông tin, và có đầu tư thích đáng để
xây dựng Báo cáo thường niên - một công cụ phổ biến và hiệu quả nhằm tạo dựng
hình ảnh doanh nghiệp và thông tin hiệu quả đến nhà đầu tư.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Hiện chưa có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam
cung cấp thông tin nhiều hơn các thông tin được yêu cầu bởi Luật chứng khoán
cũng như sự khác nhau của các thông tin tự nguyện này. Vì vậy, mục tiêu của
nghiên cứu này nhằm xác định:
1. Mức độ của các thông tin công bố tự nguyện trong các báo cáo hàng năm
của các doanh nghiệp Việt Nam so với các thông tin bắt buộc phải công bố.
2. Các yếu tố đặc trưng quản trị (corporate governance attributes), cấu trúc
sở hữu (ownership structure) và đặc trưng doanh nghiệp (company
characteristics) ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các
doanh nghiệp Việt Nam
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội đã

niêm yết trước ngày 31/12/2006. Theo báo cáo thì trước ngày 31/12/2006, tại
TP.HCM có 106 công ty niêm yết và tại SGDCK Hà Nội có 81 công ty được niêm
yết.
Đối tượng cụ thể: Bản báo cáo thường niên năm 2007 của các doanh nghiệp đã
niêm yết.


-9-

Theo báo cáo của SGDCK TPHCM thì trong năm 2007, Sở đã chấp thuận niêm yết
cho 32 công ty cổ phần và 1 chứng chỉ quỹ đầu tư, đưa tổng số công ty niêm yết
trên sàn lên đến 138 công ty và 3 chứng chỉ quỹ. Tổng số lượng chứng khoán phát
hành năm 2007 thông qua SGDCK là 728,9 triệu chứng khoán (trong đó có 603,1
triệu cổ phiếu, 50 triệu chứng chỉ quỹ, 75,8 triệu trái phiếu) với tổng giá trị phát
hành khoảng 18,4 ngàn tỷ đồng.
SGDCK Hà Nội cũng báo cáo trong năm 2007, quy mô thị trường tại SGDCK Hà
Nội tăng mạnh, có111 công ty niêm yết tại Trung tâm với tổng giá trị niêm yết đạt
hơn 13.145 tỷ đồng, giá trị vốn hoá thị trường lên tới 128.871 tỷ đồng, gấp 1,76 lần
giá trị vốn hoá vào thời điểm cuối năm 2006, tương đương khoảng 13% GDP.

1.3

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này trước tiên tìm hiểu mức độ các doanh nghiệp Việt Nam công bố
thông tin tự nguyện đến các cổ đông, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý và những
người sử dụng báo cao thường niên của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến việc tự nguyện công bố thông tin của các doanh nghiệp
Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.
Kết quả nghiên cứu này trước tiên được dùng như một tài liệu tham khảo cho các

doanh nghiệp để các doanh nghiệp xác định mức độ tự nguyện công bố thông tin
của mình đến đâu so với các công ty cịn lại trên sàn chứng khoán.
Ngồi ra, dựa trên kết quả nghiên cứu, các cổ đông, nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng
có thể nhận biết mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Thông qua
đó nhà đầu tư có thể đa dạng danh mục đầu tư của mình. Đồng thời có thể xem xét
và tác động đến doanh nghiệp dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tự nguyện
công bố thông tin, buộc doanh nghiệp tự nguyện công bố thông tin nhiều hơn.
Cuối cùng, các nhà làm chính sách có thể tham khảo để đề xuất xây dựng các chính
sách buộc các doanh nghiệp phải công bố các thông tin nhiều hơn, tiến tới minh
bạch hóa thị trường, tạo sự phát triển bền vững.


- 10 -

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THÚT VÀ MƠ HÌNH NGHIIÊN CỨU

2.1

Giới thiệu

Chương 2 nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận cần thiết cho nghiên cứu và đề xuất mô
hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó các giả thuyết thống kê được xây dựng. Nội dung
của chương bao gồm 3 phần chính: (1) cơ sở lý thuyết trong đó tổng quát lý thuyết
người đại diện (Agency Theory) làm nền tảng cho nghiên cứu; (2) các nghiên cứu
đã có trước đây, trong đó tóm lược lại các nghiên cứu đã có trước đây về việc tự
nguyện công bố thông tin của các doanh nghiệp của một số nước trên thế giới; (3)
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết, trong đó mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết thống kê được xây dựng dựa trên các nhóm yếu tố đặc trưng quản trị doanh
nghiệp, cấu trúc sở hữu và đặc trưng doanh nghiệp.

2.2

Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu là lý thuyết người đại diện (Agency Theory)
2.2.1 Nguồn gốc lý thuyết người đại diện
Suốt thập kỷ 1960 và đầu 1970, các nhà kinh tế học tìm hiểu về việc chia sẻ rủi ro
giữa các các nhân hay nhóm (Arrow, 1971, trích Eisenhardt, 1989; Wilson, 1968,
trích Eisenhardt, 1989). Tài liệu này mô tả các vấn đề chia sẻ rủi ro xuất hiện khi
khi các bên hợp tác có quan điểm khác nhau về rủi ro. Lý thuyết người đại diện mở
rộng các nghiên cứu chia sẻ rủi ro qua việc thêm vào vấn đề có tính chất đại diện
xuất hiện khi các bên hợp tác có mục tiêu khác nhau và có sự phân công lao động
(Jensen và Meckling, 1976; Ross, 1973, trích Eisenhardt, 1989). Lý thuyết người
đại diện đặc biệt hướng đến các mối quan hệ đại diện phổ biến trong đó một bên


- 11 -

(người chủ - principal) ủy quyền thực thi cơng việc cho bên cịn lại (người đại diện
– agent).
2.2.2 Lý thuyết người đại diện kiểu thực chứng
Các nhà nghiên cứu thực chứng tập trung xác định các tình huống trong đó người
chủ và người đại diện mâu thuẫn về mục tiêu và sau đó mô tả kỹ thuật quản lý nhằm
hạn chế các hành vi cá nhân của người đại diện. Các nghiên cứu thực chứng ít sử
dụng toán học hơn các nghiên cứu người chủ - người đại diện. Ngoài ra, các nhà
nghiên cứu thực chứng cũng tập trung hầu như chủ yếu trong các tình huống mà
mối liên hệ giữa người chủ - người đại diện là của người sở hữu (owners) và các
nhà quản trị (managers) của những công ty đại chúng lớn (Berle và Means, 1932,
trích Eisenhardt, 1989).
Về kía cạnh lý thuyết, hướng đi thực chứng tập trung mô tả các kỹ thuật quản lý

nhằm giải quyết vấn đề đại diện. Hai vấn đề mà hướng thực chứng xác định gồm
vấn đề những hợp đồng hướng đến kết quả kinh doanh có hiệu quả trong việc hạn
chế chủ nghĩa cơ hội của những người đại diện. Lý lẽ ở đây là các hợp đồng cùng
điều chỉnh sự ưa thích của cà người đại diện lẫn người chủ bởi vì phần thưởng dành
cho cả hai phụ thuộc vào những hành động như nhau và do đó mâu thuẫn do sỡ
thích cá nhân giữa người chủ và người đại diện sẽ giảm bớt. Ví dụ, Jensen và
Meckling (1976) đã mô tả bằng cách gia tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà quản trị sẽ
làm giảm bớt tính chủ nghĩa cơ hội của họ.
Giả thuyết thứ hai cho rằng hệ thống thông tin cũng hạn chế chủ nghĩa cơ hội của
người đại diện. Lý lẽ ở đây là hệ thống thông tin thông báo cho người chủ biết
những hành động thực sự của người đại diện, điều đó sẽ hạn chế chủ nghĩa cơ hội
của người đại diện bởi vì anh ta ta/cô ta biết rằng không thể lừa dối người chủ. Ví
dụ, Fama (1980, trích Eisenhardt, 1989) mô tả tính tác động thông tin của thị trường
vốn và lao động hiệu quả lên chủ nghĩa cơ hội của các nhà quản lý. Fama và Jensen


- 12 -

(1983, trích Eisenhardt, 1989) mơ tả vai trị thông tin mà HĐQT kiểm tra hành vi
của các nhà quản trị.
2.2.3 Lý thuyết người đại diện hướng nghiên cứu Người chủ - người đại diện
Các nhà nghiên cứu người chủ - người đại diện quan tâm lý thuyết chung về mối
quan hệ người chủ - người đại diện, lý thuyết mà có thể ứng dụng trong mối quan
hệ người thuê – người làm thuê, luật sư – khách hàng, người mua hàng – nhà cung
cấp và các mối quan hệ có tính chất đại diện khác (Harris và Raviv, 1978, trích
Eisenhardt, 1989).
So sánh với hướng thực chứng, lý thuyết người chủ - người đại diện trừu tượng,
toán học và do đó khó nghiên cứu hơn cho các nhà nghiên cứu về tổ chức.
Các nghiên cứu người chủ - người đại diện tập trung xác định các hợp đồng, hành vi
tối ưu so với kết quả giữa người chủ và người đại diện. Mô hình đơn giản giả sử

mâu thuẫn mục tiêu giữa người chủ và người đại diện, một kết quả đo đạc dễ dàng
và người đại diện ít mạo hiểm hơn người chủ. (Luận cứ đằng sau tính ít mạo hiểm
của người đại diện cho rằng người đại diện không thể đa dạng hóa được tình trạng
làm thuê của họ, sẽ ít mạo hiểm và người chủ, dựa trên khả năng đa dạng hóa đầu tư
sẽ trung lập với việc mạo hiểm). Mô hình đơn giản được mô tả trong một số tình
huống (Demski và Feltham, 1978, trích Eisenhardt, 1989). Trường hợp đơn giản thứ
nhất là trường hợp thơng tin hồn hảo, khi mà người chủ biết người đại diện làm gì.
Cho là người chủ mua các hành vi của người đại diện và do đó hợp đồng dựa trên
hành vi sẽ có hiệu quả. Một hợp đồng dựa trên kết quả sẽ là thừa thải khi chuyển rủi
ro sang cho người đại diện khi mà giả thuyết cho rằng họ ít mạo hiểm hơn so với
người chủ.
Tình huống thứ hai là khi người chủ không biết chính xác người đại diện đã làm gì.
Dựa trên sở thích cá nhân của người đại diện, người đại diện có thể hoặc không
hành động như được phép. Vấn đề đại diện phát sinh là (a) người chủ và người đại
diện khác nhau về mục tiêu và (b) người chủ không thể xác minh người đại diện có


- 13 -

hành động đúng đắn không. Trong các nghiên cứu chính qui, hai khía cạnh của vấn
đề đại diện được tiến hành. Vấn đề đạo đức thường là do người đại diện không nỗ
lực. Căn cứ là người đại diện thường đơn giản không nỗ lực cho các điều đã cam
kết. Vấn đề là do người đại diện lười nhác. Ví dụ, vấn đề đạo đức phát sinh khi các
nhà nghiên cứu tiến hành một nghiên cứu cá nhân trong thời gian làm việc, tuy
nhiên nghiên cứ quá phức tạp đến mức các nhà quản lý doanh nghiệp không thể xác
định được là các nhà khoa học đang làm gì. Sự chọn lựa sai lầm (adverse selection)
có liên quan đến khiếm khuyết năng lực của người đại diện. Căn cứ là người đại
diện thường tuyên bố về khả năng hay kỹ năng của mình khi được tuyển dụng.
Chọn lựa sai lầm xuất hiện khi người chủ không thể xác minh một cách chính xác
khả năng hay kỹ năng khi tuyển dụng hay trong khi những người đại diện đang làm

việc. Ví dụ, chọn lựa sai lầm phát sinh khi một nhà nghiên cứu tuyên bố ông ta có
kinh nghiệm trong một lĩnh vực khoa học đặc biệt mà nhà tủn dụng khơng thể
đánh giá trong tình h́ng này.
2.2.4 Đóng góp của lý thuyết người đại diện
Trong lý thuyết người đại diện, thông tin được xem là một loại hàng hóa: nó có giá
và có thể mua bán. Điều này cho thấy vai trị quan trọng của một hệ thớng thông tin
chính qui như ngân sách, MBO, Hội đồng quản trị và vai trị của hệ thớng khơng
chính qui như sự giám sát có tính quản lý vốn rất đặc trưng trong nghiên cứu tổ
chức. Ưng dụng ở đây là các tổ chức có thể đầu tư vào một hệ thống thông tin để có
thể kiểm soát chủ nghĩa cơ hội của những người đại diện.
Một hệ thống thông tin có liên quan đặc biệt đến việc giám sát hành vi quản trị là
Hội đồng quản trị. Ơ khía cạnh đại diện, Hội đồng quản trị có thể được dùng như là
phương tiện nhằm giám sát theo yêu cầu của cổ đông (Fama và Jensen, 1983, trích
Eisenhardt, 1989). Khi Hội đồng quản trị cung cấp nhiều thông tin hơn, các bù đắp
dường như ít dựa vào năng lực của doanh nghiệp. Hơn thế, bởi vì hành vi của các
quản trị viên cấp cao dễ biết hơn, thù lao dựa trên kiến thức của các hành vi nhà


- 14 -

quản trị là nhiều hơn. Các nhà quản trị có thể được tưởng thưởng cho việc thực thi
các hành động hoạch định tốt (well-conceived) (ví dụ rủi ro cao/R&D tiềm năng
cao) mà kết quả có khi không thành cơng. Ngồi ra, khi Hội đồng quản trị cung cấp
nhiều thông tin hơn, các nhà quản trị cấp cao có xu hướng gắn kết hành vi của họ
với quyền lợi của cổ đông. Ví dụ, từ quan điểm của nhà đại diện, các hành vi như sử
dụng thư sạch và dù vàng thường có xu hướng có lợi hơn cho các nhà quản lý so
với cổ đông, thường ít xảy ra khi Hội đồng quản trị giám sát tốt dựa trên quyền lợi
của cổ đông. Về phương diện thi hành, sự tối ưu của thông tin Hội đồng quản trị có
thể đo lường dựa trên các đặc trưng như tần suất họp của Hội đồng quản trị, số
lượng các tiểu ủy ban, số lượng thành viên Hội đồng quản trị tại nhiệm lâu, số thành

viên Hội đồng quản trị có kiến thức về quản trị và kỹ nghệ, và số lượng thành viên
Hội đồng quản trị đại diện cho những nhóm sở hữu đặc biệt.
2.2.5 Lý thuyết người đại diện ứng dụng trong nghiên cứu
Mô hình lý thuyết người đại diện mô hình hóa mối quan hệ giữa người chủ và
người đại diện. Jensen và Meckling (1976) định nghĩa mối quan hệ người đại diện
là “một hợp đồng trong đó một hay nhiều người (chủ) thuê một người khác (người
đại diện) nhân danh họ tiến hành một số dịch vụ dựa trên việc ủy quyền ra một số
quyết định mà qua đó xác lập quyền lực cho người đại diện”. Trong trường hợp các
công ty, người đại diện (người quản lý) hành động nhân danh người chủ (cổ đông)
(Jensen và Mecking, 1976). Nếu hai bên đều tối đa hóa lợi ích của mình thì có lý do
để tin rằng người đại diện sẽ không hành động theo ý muốn của người chủ. Người
chủ có thể hạn chế sự việc không tuân thủ này thông qua việc trả thù lao một cách
tương xứng cho người đại diện và bằng cách gánh chịu những chi phí giám sát
(monitoring costs) nhằm hạn chế những hành động sai trái của người đại diện.
Trong một số tình huống, người đại diện cũng chi trả khi sử dụng các nguồn lực
(bonding costs – chi phí ràng buộc) nhằm đảm bảo rằng người đại diện sẽ không
tiến hành các hoạt động mà có thể gây bất lợi cho người chủ hay đảm bảo rằng


- 15 -

người chủ sẽ được lợi khi người đại diện tiến hành các hoạt động đó. Tuy nhiên,
không có chuyện chi phí của người chủ hay người đại diện là không để nhằm đảm
bảo người đại diện sẽ ra các quyết định tối ưu đứng trên quan điểm của người chủ.
Trong hầu hết mối quan hệ giữa người chủ và người đại diện thì người chủ và người
đại diện sẽ chịu các chi phí giám sát và chi phí ràng buộc (cả về tiền bạc lẫn không
tiền bạc) và ngoài ra sẽ có một vài điều khác biệt giữa các quyết định của người đại
diện và những quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho người chủ. Giá trị bằng
tiền mà người chủ phải gánh chịu do sự khác biệt này cũng là một chi phí trong mối
quan hệ giữa người chủ và người đại diện, hay còn gọi là mất mát phụ trội (residual

loss).
Jensen và Meckling (1976) cho rằng kể từ khi mối quan hệ giữa cổ đông và nhà
quản lý trong một doanh nghiệp phù hợp với lý thuyết mối quan hệ đại diện (agency
relationship) thuần túy thì không có gì đáng ngạc nhiên khi khám phá ra các vấn đề
có liên quan đến “sự tách biệt giựa sở hữu và kiểm soát” tồn tại trong các doanh
nghiệp hiện đại và có có liên hệ mật thiết với các vấn đề chung chung của việc đại
diện.
Jensen và Meckling (1876) cũng cho rằng, vấn đề mà 1 “người đại diện” hành động
như thể người đó đang tối đa hóa lợi ích của “người chủ” là phổ biến. Nó tồn tại
trong mọi tổ chức và trong tất cả các nỗ lực hợp tác – tại mỗi mức quản lý trong các
công ty, các trường đại học, các hiệp hội, và trong các mối quan hệ được phân loại
là các mối quan hệ đại diện. Việc phát triển các lý thuyết để giải thích các hình thái
trong đó chi phí đại diện (agency costs) phát sinh (các mối quan hệ có tính chất hợp
đồng khác biệt đáng kể), bằng cách nào và tại sao chúng phát sinh để hướng đến
một lý thuyết đầy đủ về các tổ chức mà hiện đang thiết sót trong nền kinh tế và
khoa học xã hội nói chung.
Người chủ phải dùng người đại diện bởi vì người chủ sở hữu một số tài sản nhưng
không có đủ khả năng để cực đại giá trị của tài sản này. Người chủ cũng phải dùng
người đại diện khi tài nguyên của người chủ hạn chế. Người chủ doanh nghiệp dù
có tài giỏi cũng không thể biết hết mọi điều trong kinh doanh.


- 16 -

Trong trường hợp các công ty, vấn đề chính yếu là thông tin bất cân xứng giữa
người quản lý và cổ đông (người chủ). Trong mối quan hệ đại diện này, những
người bên trong (các nhà quản lý) có ưu thế về thông tin. Những người sở hữu vì
thế phải đối mặt với tình thế khó xử về đạo đức bởi vì họ không thể đánh giá và xác
định chính xác giá trị của các quyết định đã ban hành. Người đại diện vì thế lợi
dụng những hành động của họ không thể quan sát của họ để tiến hành các hoạt động

nhằm đạt được mục đích cá nhân của họ. Những hợp đồng chính qui vì thế được
thương lượng và soạn thảo theo cách định rõ các mâu thuẫn giữa người đại diện –
cổ đổng. Nói chung, hợp đồng này ít nhất phải thoả hai điều kiện: thứ nhất, người
đại diện phải sẵn sàng chấp nhận hợp đồng, có nghĩa là hợp đồng cho phép người
đại diện nhận được phần thưởng lớn hơn hoặc bằng chi phí cơ hội của mình, nếu
không người đại diện sẽ không chấp nhận. Thứ hai, người đại diện sẵn sàng tuân
thủ hợp đồng. Nói chung, người chủ muốn người đại diện thực hiện công việc hiệu
quả. Tức là công việc mang lại lợi ích lớn hơn chi phí cơ hội cho người chủ. Nếu
người đại diện không hành động hiệu quả, người ta gọi trốn tránh. Vì vậy, nếu như
hợp đồng không thể chỉ rõ những hành động hiệu quả, người đại diện sẽ trốn tránh.
Cũng có thể người đại diện sẽ tự nguyện công bố các thông tin nhằm làm giảm chi
phí ràng buộc (bonding) và khuyến khích các nhà đầu tư bên ngồi đầu tư vào cở
phiếu của cơng ty ông ta/bà ta.
Vì thế, trong nghiên cứu này, việc công bố thông tin tự nguyện là một cơ hội để ứng
dụng lý thuyết người đại diện, trong đó các nhà quản lý có thuận lợi về tiếp cận các
thông tin riêng của doanh nghiệp hơn so với những người sở hữu bên ngoài và các
nhà đầu tư có thể tạo ra các thông tin truyền đạt đáng tin cậy đến thị trường nhằm
nâng cao giá trị của doanh nghiệp bằng cách giảm bớt chi phí mối quan hệ người
đại diện. Bao gồm chi phí giám sát mà các nhà quản lý sẽ thừa nhận và đưa vào bản
công bố các cơ hội đầu tư, các chính sách tài chính và các thông tin cơ bản về doanh
nghiệp. Và do đó, các giả thuyết trong nghiên cứu này đạt được qua việc ứng dụng
lý thuyết người đại diện.


- 17 -

2.3

Các nghiên cứu đã có trước đây


Đề tài nghiên cứu về việc tự nguyện công bố thông tin đã có nhiều nước trên thế
giới thực hiện, nhất là ở các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển thì
đây vẫn còn là một đề tài mới mẻ và chưa có nhiều công trình về vấn đề này, nhất là
tại Việt Nam.
Một số công trình có liên quan bao gồm nghiên cứu về văn hóa và việc quản tri
doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến việc tự nguyện công bố thông tin của
các doanh nghiệp Malaysia (R.M Haniffa và T.E. Cooke, 2002). Trong nghiên cứu
của mình Haniffa và Cooke xác định mối liên hệ giữa các đặc trưng quản trị doanh
nghiệp, văn hóa và mức độ tự nguyện công bố thông tin trong báo cáo thường niên
của các doanh nghiệp Malaysia.
“Các yếu tố ảnh hưởng đến các thông tin công bố tự nguyện của các doanh nghiệp
Kenya” (Dulacha G. Barako, Phil Hancock và H.Y. Izan, 2006). Barako , Hancock
và Izan thì tìm hiểu mức độ của các thông tin tự nguyện công bố bị tác động bởi các
tính chất quản trị, cấu trúc sở hữu và các đặc trưng doanh nghiệp. Trong nghiên cứu
của mình, Barako, Hancock và Izan tìm thấy các yếu tố như ban kiểm toán nội bộ,
các thành viên HĐQT không điều hành, việc sở hữu của các cổ đông là tổ chức hay
nước ngồi cũng như các cơng ty lớn hay có tỷ lệ nợ cao sẽ có tác động đến mức độ
thông tin được tự nguyện của các doanh nghiệp Kenya thông qua các báo cáo
thường niên.
“Tự nguyện công bố thông tin trong các báo cáo thường niên của các doanh nghiệp
Kuwait (Bader Al-Shammari, 2008)”, Al-Shammari khảo sát mức độ tự nguyện
công bố thông tin của các doanh nghiệp Kuwait dựa trên 3 nhóm yếu tố (định danh;
môi trường doanh nghiệp; trách nhiệm xã hội và thông tin tài chính) và trong mối
liên quan với 10 đặc trưng doanh nghiệp (độ lớn, đòn cân nợ, khả năng lợi nhuận,
cấu trúc sở hữu, tài sản cố định, tuổi, độ phức tạp, tính quốc tế, kiểm toán và ngành
công nghiệp). Al-Shammari xác định các yếu tố tác động lên mức độ tự nguyện


- 18 -


công bố thông tin là độ lớn doanh nghiệp, địn cân nợ, kiểm toán và ngành cơng
nghiệp.
“Tự ngụn công bố thông tin ở Thổ Nhỹ Kỳ: nghiên cứu qua các doanh nghiệp
niêm yết tại Sở giao dịch Istanbul (ISE)” (Ahmet Agca, Cerife Onder, 2007).
Nghiên cứu xác định mức độ tự nguyện công bố thông tin và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc tự nguyện công bố thông tin của các doanh nghiệp Thổ Nhỹ Kỳ niêm yết
tại Sở giao dịch Istanbul như độ lớn, đòn cân nợ, kiểm toán, cấu trúc sở hữu, lợi
nhuận và tính đa quốc gia. Kết quả cho thấy lợi nhuận, độ lớn, đòn cân nợ, kiểm
toán có tác động đến mức độ tự nguyện công bố thông tin của các doanh nghiệp.
“Tập hợp cơ hội đầu tư, sở hữu kiểm soát và thông tin tự nguyện công bố ở
Malaysia” (M. Akhtaruddin và M.Hossain, 2008). Trong nghiên cứu của mình
Akhataraddin và Hossain tìm thấy mối liên hệ giữa thông tin tự nguyện công bố và
việc kiểm soát sở hữu của HĐQT mà theo đó HĐQT càng kiểm soát sở hữu càng
nhiều thì mức độ tự nguyện công bố thông tin càng thấp.
Trong nghiên cứu “Tự nguyện công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp trong các
doanh nghiệp bị khủng hoảng tài chính tại Malaysia” (Norita Mohd Nasir và
Shamul-Nahar Abdullah), Nasir và Abdullah tìm thấy mối liên hệ giữa sự độc lập
của HĐQT và mức độ mức độ thông tin tự nguyện công bố và không tìm thấy sự
liên hệ giữa ban kiểm toán nội bộ với việc tự nguyện công bố thông tin.Việc sở hữu
bởi các cở đơng bên ngồi cũng có ảnh hưởng tích cực đến mức độ thông tin tự
nguyện công bớ. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ sở hữu của cổ
đông là chính phủ có thể ảnh hưởng đến mức độ tự nguyện công bố thơng tin
Ngồi ra cón có các nghiên cứu như phân tích các vấn đề về phương pháp luận và
thực nghiệm trong đo lường các thông tin tự nguyện công bố (C. Abad, F. Bravo và
M. Trombetta, 2005); Cấu trúc sở hữu và việc phân khúc thông tin tự nguyện công
bố: trường hợp Hong Kong (S. Lueng và B. Horwitz, 2004); Công bố thông tin tự
nguyện có làm tăng giá cổ phiếu? (K. Stephen Haggard, Xiumin Martin và
Raynolde Pereira, 2008); Cấu trúc hội đồng quản trị, sở hữu và việc tự nguyện công
bố thông tin tại Ireland (Ray Donnelly và Mark Mulcahy, 2008);



×