Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các tiền tố của ý định khám sức khỏe tự nguyện của người dân tỉnh lâm đồng một ứng dụng của mô hình hành vi hướng mục đích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 87 trang )

Gái

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HOÀNG PHƢƠNG THẢO

CÁC TIỀN TỐ CỦA Ý ĐỊNH KHÁM SỨC KHOẺ TỰ NGUYỆN
CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG.
MỘT ỨNG DỤNG CỦA MƠ HÌNH HÀNH VI HƢỚNG MỤC ĐÍCH

An MGB approach to explain the intention on voluntary
health examination – An empirical study in Lam Dong

Chuyên ngành
Mã số

: Quản trị Kinh doanh
: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2018

xi


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG- HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu


Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Thị Kim Loan
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại hoc Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 21 tháng 08 năm 2018.
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS.TS. Phạm Ngọc Thuý
2. Thư ký: TS. Phạm Xuân Kiên
3. Phản biện 1: TS. Trần Thị Kim Loan
4. Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân
5.Uỷ viên: PGS.TS.Vƣơng Đức Hoàng Quân
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa Quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Hoàng Phương Thảo

MSHV: 1670442


Ngày, tháng, năm sinh: 06/12/1987

Nơi sinh: Đà Lạt – Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60340102

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Các tiền tố của ý định hành vi khám sức khoẻ tự nguyện của ngƣời dân tỉnh
Lâm Đồng - Một ứng dụng của mơ hình hành vi hƣớng mục đích
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-Xác định ảnh hưởng của các yếu tố thái độ đối với việc chăm sóc sức khỏe, cảm
xúc tích cực mong đợi, cảm xúc tiêu cực dự kiến, quy chuẩn chủ quan, nhận thức về
kiểm soát hành vi và tần suất hành vi trong quá khứ đến mong muốn và ý định sử
dụng dịch vụ khám sức khỏe tự nguyện .
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 12/02/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05/07/2018
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Tp. HCM, ngày ...... tháng .... năm 2018
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)



i

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS.
Lê Nguyễn Hậu. Thầy đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi hồn
thành luận văn tốt nghiệp này. Những chỉ dẫn, góp ý sâu sắc của Thầy là động lực
lớn lao trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và công tác của bản thân tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô của Trường Đại học
Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, xin cảm ơn các Thầy, Cô của Khoa
Quản lý Cơng nghiệp đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy cho tơi trong suốt q
trình học tập tại Trường. Chương trình học đã giúp tôi lĩnh hội được những kiến
thức mới, đồng thời cũng là hành trang vững chắc giúp tôi có cơ hội được áp dụng
thực tiễn trong cơng việc cũng như trong cuộc sống. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến quý Thầy, Cô đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị đã hỗ trợ tơi trong q trình học
tập cũng như làm luận văn, tôi cũng chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè,
người thân đã hỗ trợ tơi trong q trình khảo sát, đó cũng là cơ sở để tôi thực hiện
được đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, là nguồn động viên rất
lớn cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa, tôi chân thành gửi lời tri ân đến PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu cùng
tồn thể Thầy Cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Người thực hiện luận văn

Hoàng Phương Thảo



ii

TĨM TẮT
Mọi người ai cũng mong muốn mình có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy việc thăm khám sức khoẻ đang bị nhiều người bỏ qua nếu không bị bắt buộc.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc tự nguyện đi hay không đi khám sức khoẻ của
người dân? Để tìm câu trả lời, nghiên cứu này áp dụng mơ hình hành vi hướng mục
đích (MGB) nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm thái độ đối với việc
chăm sóc sức khỏe, cảm xúc tích cực mong đợi, cảm xúc tiêu cực dự kiến, quy
chuẩn chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành vi và tần suất hành vi trong quá khứ
đến mong muốn và ý định sử dụng dịch vụ khám sức khỏe định kỳ tự nguyện của
người dân, với bối cảnh nghiên cứu ở tỉnh Lâm Đồng.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ (gồm kiểm tra và hoàn chỉnh thang đo ở
bước định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ) được thực hiện thông qua các đối
tượng trên 35 tuổi không thuộc diện khám sức khoẻ định kỳ theo luật lao động bằng
bảng câu hỏi có cấu trúc với kích thước mẫu n=80. Bước này nhằm đánh giá độ tin
cậy và tính đơn hướng của thang đo (sử dụng phần mềm SPSS 20). Nghiên cứu
định lượng chính thức được thực hiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết có cấu trúc,
dữ liệu được thu thập từ 250 các đối tượng trên cá nhân trên 35 tuổi không thuộc
diện khám sức khoẻ định kỳ theo luật lao động. Sau khi đánh giá độ tin cậy, độ giá
trị của thang đo, dữ liệu được sử dụng để kiểm định các giả thuyết và mơ hình
nghiên cứu bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trên phần mềm AMOS 20.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố thái độ, quy chuẩn chủ quan ,
cảm xúc tích cực mong đợi, cảm xúc tiêu cực dự kiến, nhận thức về kiểm soát hành
vi, tần suất hành vi trong quá khứ quan trọng trong MGB gắn liền với mong muốn
khám sức khoẻ tự nguyện. và mong muốn là tác động trung gian đáng kể đến ý định
khám sức khoẻ tự nguyện. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấy 07 giả thuyết
được ủng hộ trong số 08 giả thuyết mà nghiên cứu đề xuất, Ngồi ra có thể lý giải
tại sao những mong muốn trong việc khám sức khoẻ tự nguyện phải được dẫn dắt

bởi hệ quả của cảm xúc tiêu cực dự kiến và cảm xúc mong đợi tích cực trong việc
đạt đến ý định khám sức khỏe định kỳ tự nguyện tại Lâm Đồng.


iii

ABSTRACT
Everyone wants to have good health. However, the fact that the health
examination is being ignored if not forced. So what is the cause of volunteering to
go or not to have health checks for people? This research project uses a behavioral
behavioral model (MGB) to determine the effect of factors including. The voluntary
health check-up service of Lam Dong people.attitude for health care, positive
anticipated emotions, negative anticipated emotions, subjective norms, perceived
behavioral control and frequency past behavioral expectations, desire and intention
on voluntary health
Examination of citizens of lam dong province The research was conducted in
two stages: preliminary research and formal study. Preliminary studies (including
preliminary qualitative study, preliminary quantitative study) is conducted through
the over 35-year-olds who are not subject to periodic health checks in accordance
with the labor law by a structured question with sample size n = 80. The purpose of
this sub-stage was to evaluate the reliability and the monotonicity of the scale (by
using SPSS 20 software). The formal quantitative study was conducted through a
structured questionnaire, which was collected from 250 individuals over 35 years of
age who were not subject to periodic health checks under the labor law. This
research performs reliability analysis, exploratory factor analysis (EFA),
confirmatory factor analysis (CFA), structural equation modeling (SEM).
Results show that attitudinal factors, subjective norms, positive anticipated
emotions, negative anticipated emotions, perceived behavioral control, and
frequency past behavioral are important in MGB is associated with the desire for
voluntary health checks, and desirable is a significant mediating effect on voluntary

health care. In addition, the results of the study showed that seven hypotheses were
supported by the eight hypotheses proposed by the study. It can also be explained
why the desire for a voluntary health check must be guided by the consequences of,
positive anticipated emotions, negative anticipated emotions in attaining the intent
of a periodic medical examination. voluntary in Lam Dong.


iv

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tơi tên Hồng Phương Thảo – hiện là học viên Lớp Cao học Ngành Quản trị
kinh doanh Khóa 2016 của Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh tại
Lâm Đồng. Tơi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: Các tiền tố của ý định hành vi
khám sức khoẻ tự nguyện của ngƣời dân tỉnh lâm đồng - Một ứng dụng của mơ
hình hành vi hƣớng mục đích là do tơi tự nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu
trước, không sao chép kết quả nghiên cứu của bất kỳ ai. Dữ liệu được thu thập từ
250 đối tượng trên 35 tuổi không thuộc khám sức khoẻ định kỳ theo luật lao động..
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai phạm, tơi sẽ chịu hồn
tồn trách nhiệm và chịu mọi hình phạt theo quy định của trường.
Người thực hiện luận văn

Hoàng Phương Thảo


v

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iii

MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH .......................................................................................x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1

Lý do hình thành đề tài .....................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................4

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5

1.4

Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................5

1.5

Bố cục dự kiến luận văn ....................................................................................5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................6
2.1

Mơ hình hành động theo dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) .........6


2.1.1

Thái độ (Attitudes) .....................................................................................6

2.1.2

Quy chuẩn chủ quan (Subjective Norm) ....................................................6

2.1.3

Kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived Behavior Control) .....................7

2.1.4

Ý định (Intention) .......................................................................................7

2.2

Mơ hình hành vi hướng mục đích (Goal – Directed Behaviour) ......................8

2.2.1

Cảm xúc mong đợi (Anticipated Emotions) ..............................................8

2.2.2

Cảm xúc mong đợi tích cực: ......................................................................9

2.2.3


Cảm xúc tiêu cực dự kiến:.........................................................................9

2.2.4

Tần suất hành vi trong quá khứ (Frequency of Past Behavior) .................9

2.2.5

Mong muốn (Desire) ................................................................................10

2.3

Các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................10


vi

2.3.1

Mối quan hệ giữa thái độ và mong muốn: ...............................................10

2.3.2

Mối quan hệ giữa quy chuẩn chủ quan và mong muốn ...........................11

2.3.3

Mối quan hệ giữa cảm xúc và mong muốn ..............................................12

2.3.4


Mối quan hệ giữa nhận thức về kiểm soát hành vi và mong muốn .........13

2.3.5

Mối quan hệ giữa tần suất hành vi trong quá khứ, mong muốn và ý định
14

2.3.6
2.4

Mối quan hệ giữa mong muốn và ý định .................................................14
Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................15

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................17
3.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................17
3.2 Thang đo..............................................................................................................20
3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ....................................................................................22
3.3.1 Kết quả kiểm tra và hoàn chỉnh thang đo ở bước định tính sơ bộ ...................22
3.3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ...........................................................................23
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức......................................................................23
3.5 Kích thước mẫu và cách chọn mẫu .....................................................................24
3.6 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................24
3.7 Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................................25
3.7.1 Thống kê mô tả .................................................................................................25
3.7.2 Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo ..............................................25
3.7.3 Kiểm định sự hội tụ của các khái niệm trong thang đo thơng qua phân tích
EFA............................................................................................................................25
3.7.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..............................................................26
3.7.5 Mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ................................................................27

3.8 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................27
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29
4.1 Tổng hợp mẫu khảo sát .......................................................................................29
4.2 Thống kê mô tả....................................................................................................30
4.3

Kiểm định sơ bộ thang đo ...............................................................................31


vii

4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................................31
4.3.2 Kiểm định tính đơn hướng và giá trị hội tụ của thang đo ................................34
4.4 Kiểm định độ giá trị của các thang đo ................................................................37
4.4.1 Phân tích nhân tố khẳng định CFA lần 1 .........................................................38
4.4.2 Phân tích nhân tố khẳng định CFA lần cuối ....................................................38
4.5 Kiểm định độ giá trị hội tụ và độ tin cậy tổng hợp .............................................39
4.6 Kiểm định độ giá trị phân biệt của các thang đo .................................................40
4.7 Kiểm định mơ hình cấu trúc ................................................................................41
4.8 Kiểm định giả thuyết. ..........................................................................................43
4.9 Thảo luận kết quả ................................................................................................45
4.10 Tóm tắt ..............................................................................................................48
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................49
5.1 Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu .............................................................49
5.2 Hàm ý quản trị .....................................................................................................50
5.3 Kết luận và đề xuất kiến nghị ..............................................................................53
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56
PHỤ LỤC ..................................................................................................................60
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...........................................................................................



viii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Thang đo gốc ....................................................................................60
Phụ Lục 02. Bảng Khảo Sát ..................................................................................62
Phụ Lục 03. Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định Cfa ................................65
3.1. Mơ hình thang đo lần 1 ..................................................................................65
3.2 Hệ số đo lường lần 1 ......................................................................................65
3.3 Mơ hình thang đo lần cuối .............................................................................68
3.4 Hệ số đo lường lần cuối .................................................................................69
Phụ Lục 04. Kết Quả Phân Tích Mơ Hình Lý Thuyết ..........................................71
4.1 Mơ hình lý thuyết ............................................................................................71
4.2 Trọng số hồi quy – Chuẩn hóa ........................................................................71
4.3 Kết quả kiểm định Bootstrap ..........................................................................72


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1. Hai giai đoạn thực hiện trong thiết kế nghiên cứu................................... 18
Bảng 3.2. Tóm tắt các thang đo.................................................................................20
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................23
Bảng 4.1. Bảng tóm tắt phân bố mẫu ........................................................................30
Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha .......................................31
Bảng 0.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và Cronbach’s Alpha............ 34
Bảng 4.4. Trọng số hồi quy chuẩn hóa, độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích
của thang đo ............................................................ Error! Bookmark not defined.9
Bảng 4.5. Độ giá trị phân biệt của thang đo ..............................................................40

Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mơ hình cấu trúc ........................................................42

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................... Error! Bookmark not defined.6
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................. Error! Bookmark not defined.9
Hình 4.1. Kết quả phân tích mơ hình lý thuyết dạng chuẩn hóa ...............................42


x

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
Theory of Reasoned Action

: Mơ hình hành động hợp lý

The Theory of Planned Behavior

: Mơ hình hành vi theo kế hoạch

The model of goal-directed behaviour

: Mơ hình hành vi hướng mục đích.

Attitudes

: Thái độ

Subjective Norm

: Quy chuẩn chủ quan


Perceived Behavior Control

: Kiểm soát hành vi nhận thức

Anticipated Emotions

: Cảm xúc mong đợi

Frequency of Past Behavior

: Tần suất hành vi trong quá khứ

Desire

: Mong muốn

Intention

: Ý định


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do hình thành đề tài
Tổ Chức Y tế Thế Giới WHO (The World Health Organization) đã định
nghĩa: “Sức khỏe khơng chỉ là tình trạng vắng bóng của bệnh chứng hay tàn tật, mà
cịn là tình trạng hạnh phúc về thể chất, tinh thần và xã hội”. Mỗi cá nhân trong
chúng ta đều mong muốn có được sức khoẻ tốt, khi sức khoẻ trở nên yếu kém,

người ta ln tìm ngun nhân để điều trị và phục hồi sức khoẻ trở lại bình thường.
Cũng theo WHO, để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cá nhân, vịệc kiểm tra và
phát hiện sớm các vấn đề về sức khoẻ thông qua việc thực hiện khám sức khoẻ ln
là một giải pháp được khuyến khích. Giải pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với mọi
cơng dân trên 35 tuổi ở Việt Nam trong đó có Lâm Đồng.
Khám sức khỏe tổng quát là một biện pháp hữu ích, giúp chúng ta có cơ sở
nhận định chung về sức khỏe của bản thân, thông qua kết quả xét nghiệm và việc tư
vấn của trực tiếp bác sĩ, giúp chúng ta được phát hiện sớm những dấu hiệu khơng
bình thường, có nguy cơ dẫn đến bệnh tật. Xã hội càng phát triển thì càng nhiều
bệnh hiễm họa tác động đến con người, và con người luôn bị đe dọa đến sức khỏe
bởi chính bản thân chúng ta từ: lối sống, ăn uống, tác động của môi trường v.v. Tuy
nhiên, chúng ta có được may mắn đang sống trong thời đại văn minh, sự bùng nổ
của sự phát triển khoa học, đặc biệt là trong y học đã có nhiều thành quả vượt bậc
giúp cho việc chữa trị những bệnh mà trước đây tưởng chừng là vô phương. Quy
luật của bệnh tật là khi có một mầm bệnh trong cơ thể, phải có một thời gian để
mầm bệnh phát triển (giai đoạn này được gọi là ủ bệnh), sau đó bệnh biểu hiện ra
bên ngồi cịn gọi là giai đoạn phát bệnh, sau đó bệnh sẽ ngày càng nặng (biến
chứng), dần dần ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe có khi gây tử vong. Hiện nay,
với sự tiến bộ của y học hầu hết các bệnh đều có thể phát hiện sớm và có biện pháp
chữa khỏi. Ở các nước phát triển việc khám sức khỏe định kỳ là bắt buộc, bởi vì
“phịng bệnh thì tốt hơn là chữa bệnh”. Theo tính tốn của tổ chức y tế thế giới chi
phí cho việc phịng bệnh thấp hơn rất nhiều lần chi phí chữa bệnh. Sức khỏe tốt là
một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống và không bao giờ nên đánh


2

đổi. Phát hiện bệnh sớm làm nên sự thay đổi hoàn toàn và quan trọng giúp mỗi cá
nhân theo dõi những nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe để có thể sống khỏe mạnh và
tránh phải điều trị đắt đỏ về sau.

Khám sức khỏe đang dần xóa bỏ thói quen có bệnh mới chữa của đại đa số
người dân Việt Nam. Theo các chuyên gia y tế, việc khám sức khỏe tổng qt
khơng chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà
cịn giúp tầm sốt bệnh, bảo trì sức khỏe hàng năm, phát hiện sớm và điều trị kịp
thời các bệnh lý nguy hiểm, tránh được các biến chứng xấu do bệnh, điều chỉnh chế
độ dinh dưỡng, lối sống, chế độ làm việc phù hợp hơn để nâng cao chất lượng cuộc
sống và tuổi thọ.Việc khám sức khỏe tổng quát chỉ làm mất của chúng ta một
khoảng thời gian ngắn và chi phí thấp so với những gì chúng ta đạt được. Khi chúng
ta hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của mình, chúng ta sẽ an tâm vui sống và phấn
đấu hết mình cho sự nghiệp. Cịn nếu khơng may mắn khi chúng ta mắc phải một
căn bệnh nào đó, thì chúng ta sẽ có cơ hội phát hiện nó trong thời gian sớm nhất và
có thể chữa trị kịp thời. Việc phát hiện bệnh kịp thời thực sự rất quan trọng và là
điều may mắn đối với người bị những bệnh nguy hiểm vì một số bệnh chỉ có khả
năng chữa trị khỏi khi được phát hiện sớm, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì chữa
trị rất tốn kém và thường hiệu quả khơng cao.
Bên cạnh đó khám sức khỏe theo luật lao động đã trở nên khá quen thuộc với
những cá nhân hiện đang công tác tại các tổ chức, công ty, cơ quan ban ngành. Tuy
nhiên khám sức khỏe tổng quát đối với người dân không thuộc diện được thăm
khám sức khoẻ thường bị bỏ qua, thông thường khi nào bị bệnh mới khám. Đây là
một thói quen nguy hiểm, bởi khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện ngay từ đầu
các bệnh mà lâu nay ta khơng biết để có thể điều trị sớm, mang lại cuộc sống có ý
nghĩa. Thực tế cho thấy việc khám sức khoẻ tại Tỉnh Lâm Đồng chưa được hiểu
đúng và thực hiện nghiêm túc như các nước phát triển. Ý thức tự giác chăm lo cho
sức khoẻ của người dân nơi đây chưa được chú trọng, việc thăm khám sức khoẻ cá
nhân luôn bị bỏ ngỏ. Vậy đâu sẽ là yếu tố tác động nhằm đánh thức người dân tỉnh
Lâm Đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ bằng cách thăm khám sức khoé tự
nguyện…Ngành y tế tại Lâm Đồng trước đây được xem là lĩnh vực dịch vụ công


3


của các đơn vị nhà nuớc như Bệnh viên Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng và các trạm y tế
phường. Đến năm 2008 sự ra đời của bệnh viện tư nhân Hoàn Mỹ Đà Lạt đã làm
cho lĩnh vực y tế nơi đây dần có những thay đổi. Khách hàng khi đến với bệnh viện
tư nhân được tiếp đón tốt hơn, khách hàng có cảm giác thân thiện, gần gũi và dễ
dàng chia sẽ thông tin. Nối tiếp theo là các phịng khám tư nhân lần lượt hình thành
ngày càng rộng rãi với những chương trình khuyến mãi kích thích nhu cầu của
khách hàng trong dịch vụ y tế… Từ đó, người dân có nhiều lựa chọn hơn trong dịch
vụ khám sức khoẻ tự nguyện (không phải do công ty, cơ quan tổ chức hay do nhu
cầu thủ tục hành chính nào đó).
Tuy đã có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ tại Lâm
Đồng và những lợi ích của việc khám sức khoẻ định kỳ cũng đã được đề cập nhiều
trên các phương tiện truyền thông, các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,
v.v… Thực tế cho thấy thành phần tham gia sức khoẻ định kỳ chủ yếu là theo dạng
cơ quan hay công ty thực hiện theo quy định của luật lao động và thông tư
14/2013/TT-BYT. Những đối tượng không thuộc diện nêu trên rất ít thực hiện khám
sức khoẻ tự nguyện.
Chăm sóc sức khoẻ thường xuyên để phòng ngừa bệnh tật được xem là cần
thiết, đáng quan tâm cho tình trạng sức khỏe của mọi người ở mọi lứa tuổi. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng chăm sóc sức khoẻ dẫn đến kết quả sức khỏe được tốt
hơn và chất lượng cuộc sống cũng theo đó tốt hơn đem lại hạnh phúc cho mọi
người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số người tự nguyện khám sức khoẻ cịn ít, đặc
biệt là những người có hồn cảnh khó khăn về tài chính. Và tỷ lệ các cá nhân có vấn
đề về sức khoẻ thường nằm ở nhóm tuổi trên 35. Hơn nữa, việc thăm khám sức
khoẻ thường xuyên sẽ góp phần lớn trong tầm sốt bệnh tật có ảnh hưởng đáng kể
và tích cực đến sức khoẻ cá nhân. Vấn đề đặt ra là vì sao có tình trạng người dân ít
thực hiện khám sức khoẻ tổng quát và các tổ chức y tế cần làm gì để cải thiện tình
hình? Làm sao để người dân có ý thức tự nguyện thăm khám sức khỏe của mình
thường xuyên ? Để giúp hiểu được ý định của con người trong việc khám sức khoẻ
tự nguyện các mơ hình nhận thức xã hội đã được phát triển và thông qua trong

nghiên cứu khoa học về ý định hành vi. Hầu hết các mơ hình cố gắng xác định và


4

giải thích các kỳ vọng, phán đốn, niềm tin và ý định dẫn tới việc thực hiện các
hành vi khác nhau. Liệu rằng ý định khám sức khỏe tự nguyện sẽ chịu ảnh hưởng
như thế nào bởi các yếu tố duy lý như đã được nghiên cứu nhiều sử dụng các lý
thuyết nổi tiếng như TRA, TPB…? Những yếu tố giải thích hành vi như thái độ,
quy chuẩn chủ quan hay kiểm soát hành vi đã được nghiên cứu thực nghiệm khá
nhiều, kể cả trong ngành y tế. Tuy nhiên yếu tố cảm xúc ảnh hưởng đến mong muốn
và ý định hành vi trong sử dụng dịch vụ khám sức khỏe định kỳ thì chưa tìm thấy có
nghiên cứu nào ở Việt Nam. Các phản ứng cảm xúc được dự đoán chung liên quan
đến ý định khám sức khỏe tự nguyện của người dân như thế nào? Và phải chăng ý
định sẽ được dẫn dắt bởi hệ quả của cảm xúc?
Từ những câu hỏi trên liệu rằng các cảm xúc ảnh hưởng đến ý định như thái
độ (Attitudes), cảm xúc mong đợi tích cực (Positive Anticipated Emotion), cảm xúc
tiêu cực dự kiến (Negative Anticipated Emotion), quy chuẩn chủ quan (Subiective
Norm), kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived Behavior Control), tần suất hành vi
trong quá khứ (Frequency of Past Behavior) sẽ được giải thích ra sao ?
Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, đề tài nghiên cứu này được hình thành với ý
tưởng ứng dụng mơ hình MGB (Model of Goal – Directed Behavior) của Perugini
và Bagozzi (2001) để góp thêm những yếu tố về cảm xúc nhằm giải thích tốt hơn
hành vi/ý định sử dụng dịch vụ khám sức khỏe định kỳ tự nguyện của người dân tại
tỉnh Lâm Đồng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của các yếu tố thái độ đối với việc chăm sóc sức khỏe,
cảm xúc tích cực mong đợi, cảm xúc tiêu cực dự kiến, quy chuẩn chủ quan, nhận
thức về kiểm soát hành vi và tần suất hành vi trong quá khứ đến mong muốn và ý
định sử dụng dịch vụ khám sức khỏe định kỳ tự nguyện .

Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp các cơ sở y tế và các đơn vị quản lý
y tế cộng đồng hiểu rõ hơn về hành vi, ý định sử dụng dịch vụ khám sức khỏe tự
nguyện của người dân. Từ đó làm tiền đề để xây dựng các chiến lược, những hành
động cụ thể nhằm kích thích nhu cầu khám sức khoẻ tự nguyện, nhu cầu bảo vệ sức
khoẻ của người dân cũng như đem đến kết quả kinh doanh tốt hơn cho các đơn vị.


5

1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người dân tại tỉnh Lâm Đồng có tuổi đời trên 35
tuổi và không thuộc diện khám sức khỏe định kỳ bắt buộc theo quy định của Luật
lao động như đã nêu trên.
1.4 Ý nghĩa đề tài
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ góp thêm một thực nghiệm từ
Việt nam nhằm kiểm chứng mơ hình MGB vốn không được phổ biến như TPB
trong các nghiên cứu về hành vi.
Về thực tiễn, kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp các cơ sở y tế và các
đơn vị quản lý y tế cộng đồng ở Lâm Đồng hiểu rõ hơn về hành vi, ý định sử dụng
dịch vụ khám sức khỏe tự nguyện của người dân. Từ đó làm tiền đề để xây dựng và
thực hiện các hoạt động phù hợp.
1.5 Bố cục dự kiến luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài. Nêu tổng quan về nghiên cứu, lý do hình
thành đề tài, trình bày mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực
tiễn và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tương tự đã thực hiện trước
đây, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết trong mơ hình.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày phương pháp nghiên cứu để
kiểm định thang đo, sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết đề ra và

thơng tin về mẫu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả.
Chương 5: Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, các kết luận và kiến
nghị. Những đóng góp và hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng các yếu tố thái độ,
quy chuẩn chủ quan, cảm xúc mong đợi tích cực, cảm xúc dự kiến tiêu cực, kiểm
soát hành vi nhận thức, tần suất hành vi trong quá khứ đến mong muốn và ý định sử
dụng dịch vụ khám sức khỏe tự nguyện và mối quan hệ giữa các khái niệm.
2.1 Mơ hình hành động theo dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
TPB là một sự mở rộng của mơ hình TRA của Fishbein (Fishbein & Ajzen
1975). Khi TRA (Theory of Reasoned Action ) bắt đầu áp dụng trong khoa học xã
hội, các nhà ngiên cứu nhận ra rằng TRA có nhiều hạn chế. TRA rất thành cơng
khi áp dụng dự báo những hành vi nằm trong tầm kiểm sốt của ý chí con người.
Tuy nhiên với những hành vi nằm ngồi tầm kiểm sốt thì dù họ có động cơ rất
cao từ thái độ và chuẩn chủ quan thì họ vẫn khơng hành động vì bị sự can thiệp
của các điều kiện môi trường. Ajzen (1985) đã sửa đổi TRA cách thêm vào yếu tố
kiểm soát hành vi nhận thức để báo dự định. Kiểm soát nhận thức hành vi có vai trị
như sự tự đánh giá của mỗi cá nhân với khả năng liên quan đến việc thực hiện
hành động của họ và mơ hình TRA sau khi có sự sửa đổi này được gọi là TPB.
Nói cách khác TPB là mơ hình được mở rộng từ TRA, giữ nguyên cấu trúc của
TRA nhưng có thêm yếu tố kiểm soát nhận thức hành vi.
2.1.1 Thái độ (Attitudes)
Theo mơ hình giá trị kỳ vọng (The Expectancy – Value Model), thái độ đối
với một hành vi được xác định bởi tổng các niềm tin về hành vi để liên kết hành vi
đó tới các kết quả khác nhau và các thuộc tính khác nhau. Một thái độ là một phản

ứng đánh giá đối với một đối tượng hoặc hành động, thái độ được kích hoạt tự động
khi người ta tiếp xúc với sự vật, với hành động hoặc nghĩ về nó (Fazio, 1995). Thái
độ của người tiêu dùng hướng tới thực hiện một hành vi đã được chứng minh là
một yếu tố dự báo hành vi mạnh mẽ (Fishbein & Ajzen 1975).
2.1.2 Quy chuẩn chủ quan (Subjective Norm)
Quy chuẩn chủ quan (Subjective Norm) là các áp lực xã hội được nhận biết
để thực hiện/hay không thực hiện một hành vi. Theo mơ hình giá trị kỳ vọng, Quy


7

chuẩn chủ quan được xác định bởi tổng tập hợp các niền tin có thể nhận biết liên
quan đến các kỳ vọng của những người (nhóm người) quan trọng.
2.1.3 Kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived Behavior Control)
Ajzen (1985) mở rộng thuyết TRA trong thuyết hành động theo dự tính
(TPB) bằng cách thêm vào một cấu trúc mới “nhận thức kiểm soát hành vi” như là
một yếu tố quyết định về ý định hành vi và hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi
liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng về khả năng của họ để thực hiện một
hành vi nhất định. TPB cho phép dự đoán các hành vi mà mọi người khơng có
tồn quyền kiểm sốt của ý chí. Nhận thức kiểm sốt hành vi phản ánh nhận thức
của những hạn chế nội bộ (tự hiệu quả) cũng như những hạn chế bên ngoài trong
hành vi như nguồn lực sẵn có.
2.1.4 Ý định (Intention)
Ý định đã được xác định là kết quả của việc xây dựng toàn diện các yếu tố
bên trong và bên ngoài và trở thành một yếu tố dự báo trước mắt về hành vi (Ajzen
& Fishbein, 1980; Perugini & Bagozzi, 2004). Robin và Judge (2009) đã thêm một
định nghĩa thay thế và ngắn gọn hơn về ý định là "quyết định hành động theo một
cách nhất định". Trong Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Ajzen & Fishbein
(1980) lập luận rằng ý định chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thái độ đối với hành vi và
các chỉ tiêu chủ quan. Trong mô hình TBP, ý định là kết quả từ thái độ bắt nguồn từ

niềm tin về hành vi được đánh giá đồng thời với nhận thức về kỳ vọng xã hội đối
với cá nhân để thực hiện hành vi. Các giả định chính được điều chỉnh trong TRA là
đầu tiên, con người sử dụng có hệ thống thơng tin có sẵn cho họ là hợp lý. Thứ hai,
mọi người xem xét các tác động và hành động của họ trước khi họ quyết định tham
gia hoặc không tham gia vào một hành vi nhất định (Ajzen & Fishbein, 1980). Mặc
dù giả định này rất hữu ích và được điều chỉnh bởi nhiều nhà nghiên cứu, nhưng
hồn tồn khơng thể giải thích được hành vi khi người tiêu dùng khơng có tồn
quyền kiểm sốt hành vi đó. Khoảng cách lý thuyết này dẫn đến sự phát triển tiếp
theo của TRA để trở thành lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (TPB).
Lý thuyết về hành vi nhằm giải thích tồn diện bởi Ajzen (1991). Nhiều nhà nghiên
cứu tin rằng đó là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng và được hỗ trợ tốt nhất


8

để dự đoán hành vi của con người (Shaw và cộng sự 2000; Smith và cộng sự 2008;
Coumeya và cộng sự 1999; Armitage 2005). Ý tưởng chính của Lý thuyết hành vi
để giải thích là thái độ khơng liên quan trực tiếp đến hành vi được thực hiện, nhưng
thông qua ý định hành vi như một biến kiểm duyệt. Ý định được xác định bởi thái
độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi. Mặc dù nó
đã được thử nghiệm và áp dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau (như Giles và cộng
sự, 2004; Shih & Fang, 2004), lý thuyết vẫn tiếp tục mở rộng dẫn đến mơ hình
Hành vi hướng mục đích (MGB).
2.2 Mơ hình hành vi hƣớng mục đích (Goal – Directed Behaviour)
Mơ hình hành vi hướng mục đích (Model of Goal-Directed Behavior – MBG)
là sự mở rộng của mơ hình Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991). Theo mơ
hình TPB hành vi được xác định chủ yếu bởi dự tính thực hiện hành vi và những
dự tính này được xác định bởi thái độ, quy chuẩn chủ quan, kiểm sốt hành
vi nhân thức. Tuy nhiên có một vài sự nghi ngờ giá trị của TPB về khả năng giải
thích ý định và hành vi trong những trường hợp mà chúng chỉ là phương tiện để đạt

được những mục tiêu lớn hơn (chứ không đơn thuần là đạt đến sự kết thúc hành vi).
Mơ hình hành vi hướng mục MBG (Perugini & Bagozzi, 2001) được xem là sự mở
rộng của TPB, dựa trên nền tảng của mơ hình TPB, nhưng có thêm vào những
khái niệm liên quan đến những cảm xúc tích cực và tiêu cực của khách hàng nhằm
xem xét khía cạnh cảm xúc với cách tiếp cận đối với hành vi của con nguời.
Ngoài ra tiền thân của ý định hành vi thông qua những mong muốn hành vi
như là một khái niệm trung gian. Bổ sung các hành vi trong quá khứ như dự đoán
về mong muốn, ý định và hành vi để làm tăng hiệu quả trong mơ hình.
2.2.1 Cảm xúc mong đợi (Anticipated Emotions)
Một khái niệm mới được xem là khía cạnh nổi bật trong MGB so với TPB đó
là yếu tố cảm xúc và yếu tố này với mục đích chuyển gần hơn đến q trình hành
động. Được xem là cơ chế giải thích cho các quá trình đằng sau sự hoạt động của
cảm xúc, nó chính là sự điều chỉnh ảnh hưởng đến mong muốn (Bagozzi, 1992;
Carver & Scheier, 1990, 1998). Cảm xúc dự kiến được xem như là kết quả tình
cảm tác động đến việc đạt được mục tiêu (Hunter, 2006).


9

2.2.2 Cảm xúc mong đợi tích cực:
Cảm xúc mong đợi tích cực được định nghĩa là những hệ quả cảm xúc mà
người ta liên tưởng đến nếu đạt được mục tiêu (Hunter, 2006). Do đó cảm xúc
mong đợi tích cực là cảm xúc đến từ việc dự báo hoàn thành mục tiêu (Perugini &
Bagozzi, 2001). Cường độ của Cảm xúc mong đợi tích cực tác động đến hành động
và được xem là động lực để đưa ra hành động (Perugini & Bagozzi, 2001). Đồng
thời mong muốn hướng tới một ý định hành vi nhất định được xác định bằng việc
đánh giá cảm xúc mong đợi tích cực. Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng, Bagozzi,
Wong và Yi (1999) nhận thấy rằng cảm xúc mong đợi tích cực có ảnh hưởng tới
mong muốn, tùy thuộc vào hoàn cảnh.
2.2.3 Cảm xúc tiêu cực dự kiến:

Cảm xúc dự kiến tiêu cực được định nghĩa là những hệ quả cảm xúc mà
người ta liên tưởng đến nếu không thực hiện hành vi, thất bại của mục tiêu (Hunter,
2006). Do đó cảm xúc tiêu cực dự kiến là cảm xúc đến từ việc dự báo thất bại của
mục tiêu (Perugini & Bagozzi, 2001). Đồng thời mong muốn hướng tới một ý định
hành vi nhất định được xác định bằng việc đánh giá cảm xúc tiêu cực dự kiến.
Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng, Bagozzi, Wong và Yi (1999) nhận thấy rằng
cảm xúc tiêu cực dự kiến có ảnh hưởng tới mong muốn, tùy thuộc vào hoàn cảnh.
2.2.4 Tần suất hành vi trong quá khứ (Frequency of Past Behavior)
Một phân tích gần đây đã tổng kết 64 nghiên cứu và tìm ra những bằng
chứng mạnh mẽ cho tác động của tần suất hành vi trong quá khứ đối với cả ý định
và hành vi tương lai (Ouellette & Wood, 1998). Các tác giả đề xuất hai quy trình
thơng qua đó tần suất hành vi trong quá khứ sẽ hướng dẫn hành vi trong tương lai.
Khi một hành vi được thực hiện tốt trong một môi trường không đổi, tần suất hành
vi trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh thói quen và do đó có một thái độ trực
tiếp về hành vi trong tương lai. Tuy nhiên, khi các hành vi không được học hỏi hay
khi chúng được thực hiện trong các bối cảnh khơng ổn định, tần suất hành vi trong
q khứ đóng góp trực tiếp vào các ý định bởi vì “mọi người có thể hình thành ý
định tốt đẹp về các hành vi mà họ thường xuyên thực hiện trong quá khứ”
(Ouellette & Wood, 1998). Lý do thứ hai cũng có thể được mở rộng đến những ảnh


10

hưởng trực tiếp của tần suất hành vi trong quá khứ đối với mong muốn.
2.2.5 Mong muốn (Desire)
Mong muốn đã được xác định bởi Perugini và Bagozzi (2004) là “... một
trạng thái của tâm lý được xem là một tác nhân có động cơ của cá nhân để thực
hiện một hành động hoặc để đạt được một mục tiêu.” Trạng thái tâm lý này là kết
quả của một số xử lý nội bộ nhận thức và tình cảm , và kích hoạt ngay trước khi ý
định được hình thành. Nói cách khác, mong muốn là động lực thúc đẩy ý định. Một

định nghĩa khác về khao khát là “Động lực chủ động của q trình ra quyết định
mang tính phi tập thể, và phục vụ cho việc tích hợp hàng loạt các nhận thức tình
cảm, nhận thức, nhận thức về bản thân và đánh giá xã hội của người ra quyết định
trước khi tạo ra ý định” (Bagozzi, 2003).
Một số nhà triết học cho rằng mong muốn có một mối quan hệ đặc biệt với
các ý định theo nghĩa rằng khi một người nhận thức và chấp nhận mong muốn hành
động của mình, điều này sẽ thúc đẩy anh ta hoặc cơ ta hình thành ý định. Davis
(1984) gọi đây là 'điều kiện kết nối cho các ý định.
Tuy nhiên trong MGB, hành vi hướng mục tiêu là công cụ để đạt được mục
tiêu. Do đó, đặc điểm mong muốn liên quan đến hiệu suất của một hành vi nhất định
bởi vì nó có lợi cho đạt được mục tiêu. Quan điểm động lực này thường được đề
cập đến trong văn học triết học như là hoạt động của một mong muốn bên ngồi, đó
là “một ước muốn cho một cái gì đó vì sự tin tưởng của nó đối với cái gì khác mà ta
mong muốn” (Mele, 1995).
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Mối quan hệ giữa thái độ và mong muốn:
Thái độ (Attitudes) đối với hành vi này đề cập đến “khuynh hướng tâm lý
được biểu hiện bằng cách đánh giá một thực thể cụ thể có mức độ ưu ái hoặc khơng
thích hợp” (Eagly & Chaiken, 1993). Một cá nhân sẽ đánh giá các lợi ích có thể có
hoặc các tổn thất có được từ một hành vi cụ thể để xác định xem có tham gia vào
hành vi cụ thể hay không (Baker, Al-Gahtani & Hubona, 2007). Theo đó, có thể giả
định rằng một cá nhân có một mong muốn mạnh mẽ để tham gia vào hành vi khi kết
quả mong đợi của hành vi đó được đánh giá tích cực. Thái độ đối với một hành vi


11

nhất định phản ánh một đánh giá tổng thể về hành vi cụ thể và ảnh hưởng đến mong
muốn của một cá nhân tham gia vào hành vi đó (Lee, Han & Lockyer, 2012). Ảnh
hưởng của thái độ đối với mong muốn đã được chứng minh trong một số nghiên

cứu của MGB (Lee, Han & Lockyer, 2012)
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, có thể giả định rằng nếu một cá nhân có
thái độ tích cực đối với hành vi khám sức khỏe trong dịch vụ y tế khám chữa bệnh
tại Lâm Đồng, thái độ này sẽ tăng cường mong muốn về dịch vụ đó. Do đó, giả
thuyết rằng:
 Giả thuyết 1 (H1): Thái độ đối với việc chăm sóc sức khỏe cá nhân có mối
quan hệ tích cực với mong muốn khám sức khỏe tự nguyện của người dân tại Lâm
Đồng.
2.3.2 Mối quan hệ giữa quy chuẩn chủ quan và mong muốn
Fishbein và Ajzen (1975) đã xác định khái niệm về quy chuẩn chủ quan như
là một nhận thức về áp lực xã hội trong trường hợp có hoặc không thực hiện một
hành vi cụ thể. Một cá nhân có thể xem xét và tuân thủ ý kiến của người khác để
thực hiện một hành vi cụ thể. Điều này có nghĩa là quyết định và hành vi của một cá
nhân bị ảnh hưởng lớn bởi những người mà họ tham khảo nổi bật (Bearden & Etzel,
1991). Những người giới thiệu nổi bật thuờng là các cá nhân hoặc nhóm mà người
đó tin rằng sẽ ủng hộ hoặc khơng ủng hộ hành vi của mình. Những người tham khảo
quan trọng thường bao gồm cha mẹ, vợ chồng, bạn thân, đồng nghiệp, và, trong một
số trường hợp, những người như bác sĩ, kế toán, vân vân. Theo Ajzen (1988), "Các
cá nhân tin rằng hầu hết những người tham khảo với họ mà họ có động cơ tuân theo
đều nghĩ rằng họ nên thực hiện hành vi này sẽ cảm nhận được áp lực xã hội để làm
như vậy" (trang 121). Nhiều nghiên cứu của MGB cho thấy rằng tiêu chuẩn chủ
quan là một yếu tố quan trọng trong sự hình thành mong muốn (Lee, Han &
Lockyer, 2012). Sự mong muốn có thể được tăng cường khi những thay đổi chủ
quan sẽ mạnh mẽ hơn trong trường hợp mức độ các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý
định hành vi không thay đổi (Lee, Han & Lockyer, 2012).
Vì vậy, có thể giả thuyết rằng nếu một cá nhân nhận thức rằng người khác
đánh giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Lâm Đồng là một hoạt động tích cực có giá trị


12


thì mong muốn của cá nhân trong dịch vụ y tế khám chữa bệnh tại Lâm Đồng sẽ
được tăng lên. Vì vậy, giả thuyết sau đây được đề xuất:
 Giả thuyết 2 (H2): Quy chuẩn chủ quan có mối quan hệ tích cực với mong
muốn khám sức khỏe tự nguyện của người dân tại Lâm Đồng.
2.3.3 Mối quan hệ giữa cảm xúc và mong muốn
Một trong những hạn chế của TPB là nó khơng xem xét khía cạnh tình cảm
của ý định hành vi (Perugini & Bagozzi, 2001). Mọi người có thể có những cảm xúc
hướng tới những hành vi tương lai không chắc chắn (Triandis, 1977). Cụ thể, mong
đợi lợi ích tâm lý bằng cách thực hiện một hành vi cụ thể gây ra cảm xúc tích cực
dự đốn, trong khi mong đợi thiệt hại về tâm lý do không thực hiện hành vi dẫn đến
tiêu cực cảm xúc dự đốn (Bagozzi, Baumgartner, & Pieters, 1998). Điều này có
nghĩa là dự đốn phản ứng trước cảm tính đối với việc thực hiện một hành vi có thể
là các yếu tố quyết định quan trọng của hành vi (Van der Pligt & De Vries, 1998).
Trong MGB, các cảm xúc mong đợi tích cực và cảm xúc tiêu cực dự đốn ảnh
hưởng đến mong muốn cùng với các biến ban đầu của TPB, những cảm xúc này dẫn
đến quá trình tự điều chỉnh năng động ngụ ý bằng cách đánh giá thành công hay thất
bại trong việc thực hiện hành vi (Carver & Scheier, 1998). Gleicher et al. (1995) lưu
ý rằng những cảm xúc mong đợi này ảnh hưởng đến cả ý định hành vi và hành vi
thực tế. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, Perugini và Bagozzi (2001) cho thấy
rằng hai cảm xúc dự đốn có vai trị quan trọng trong việc hình thành mong muốn.
Một người dự đốn kết quả đạt được hoặc hậu quả của việc không đạt được mục
tiêu với những cảm xúc tương ứng tích cực hoặc tiêu cực (Perugini & Bagozzi,
2001). Những cảm xúc dự kiến liên quan đến trạng thái tình cảm mà một cá nhân
mong muốn trải nghiệm khi thành công đạt được mục tiêu cụ thể (Bagozzi & Yi,
1988). Do đó, các cảm xúc dự đoán ảnh hưởng đến ham muốn hành vi vì các cấu
trúc cảm xúc thể hiện động lực hedon trong việc thúc đẩy tình hình tích cực của
cơng việc, tránh tình huống tiêu cực (Leone et al., 2004). Trong các nghiên cứu thực
nghiệm, Perugini và Bagozzi (2001) cho thấy rằng hai cảm xúc dự đốn có vai trị
quan trọng trong việc hình thành ham muốn.



×