NỘI DUNG THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
I. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
Tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng, nghiệp vự tín dụng đặc biệt được
chú trọng vì đây là hoạt động chính của Ngân hàng và chiếm tới trên 80% tổng
doanh thu. Hiện nay các khách hàng của Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng
gồm có:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Hợp tác xã
- Công ty cổ phần
- Hộ sản xuất
- Cá thể
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng
nhưng rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Trong hoạt động tín dụng nếu hành
động chủ quan duy ý chí sẽ mang lại những tôit thất nặng nề cho Ngân hàng. Vì
vậy, để ra được quyết định cho đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Ngân
hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh thì hoạt động tín dụng
phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định xét duyệt cho vay.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn khách
hàng ở sẽ trực tiếp giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng
lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Sau
khi hoàn tất các thủ tục cần thiết cán bộ tín dụng sẽ trình lên trưởng phòng tín
dụng.
Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ
sơ và báo cáo thẩm định khách hàng gửi lên. Tiến hành xem xét, nếu cần có thể
yêu cầu tái thẩm định hoặc thẩm định bổ sung sau đó ghi ý kiến vào báo cáo thẩm
định và trình lên Giám đốc.
Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) khi nhận được hồ sơ xin vay sẽ tiến
hành xem xét. Căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng
trình sẽ quyết định cho vay hay không cho vay.
+ Nếu đồng ý cho vay thì thông báo cho khách hàng đến Ngân hàng để lập
hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.
+ Nếu không cho vay thì phải thông báo cho khách hàng biết vàneeu rõ lý do
không cho vay.
+ Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện
hành của Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng.
Hồ sơ khoản vay được Giám đốc Ngân hàng ký duyệt cho vay sẽ chuyển sang
cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán, thánh toán, rồi chuyển sang thủ quỹ
giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
* Bộ hồ sơ pháp lý gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất.
+ Hợp đồng tín chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất.
+ Biên bản xác minh tài sản thế chấp.
+ Giấy ủy quyền
* Bộ hồ sơ kinh tế gồm có:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Dự án
+ Hợp đồng tín dụng
* Nội dung thẩm định đối với khách hàng trước khi cho vay:
- Đối với khách hàng là cá nhân:
+ Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
+ Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
+ Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
+ Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay
+ Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
+ Thẩm định tư cách pháp nhân:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp
+ Giấy đăng ký kinh doanh
+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc kế toán trưởng
+ Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
+ Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh
+ Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
+ Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay
* Đối với các dự án thuộc quyền phán quyết: trong thời gian không quá 5
ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với
cho vay trung hạn – dài hạn kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay
vốn hợp lệ, hợp pháp và thông tin cần thiết của khách hàng thì giám đóc phỉa
quyết định thông báo việc cho vay đối với khách hàng.
* Đối với dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không
qua 5 ngày làm việc đối với cho vay ngăn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối
với cho vay trung hạn kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ,
hợp pháp và thông tin cần thiết của khách hàng thì Ngân hàng nói cho vay phải
làm đầy đủ thủ tục trình lên Ngân hàng Công Thương cấp trên. Trong thời gian
không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn kể từ khi nhân đủ hồ sơ
trình, Ngan hàng Công Thương cấp trên phải thông báo chấp nhận hoặc không
chấp nhận.
* Cán bộ tín dụng phụ trách cho vay có trách nhiệm giám sát quá trình vay
vốn, sử dụng vốn và tả nợ của khách hàng. Nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện
đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nội dung kiểm tra gồm:
+ Kiểm tra trước khi cho vay
+ Kiểm tra trong khi cho vay
+ Kiểm tra sau khi cho vay
Giám đốc Ngân hàng căn cứ vào kết quả kiểm tra, tùy theo mức độ vi phạm
của khách hàng sẽ có quyết định xử lý như sau:
+ Tạm ngừng cho vay
+ Chấm dứt cho vay
+ Chuyển nợ quá hạn
+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, lãi, gia hạn trả nợ gốc lãi
+ Khời kiện trước pháp luật (Biện pháp xử lý này chưa xảy ra ở Ngân hàng
Công Thương Hai Bà Trưng).
Ví dụ thực tế:
Ngày 25/9/2008 tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng có ông Nguyễn
Khắc Hiếu sinh năm 1965, ở Hai Bà Trưng – Hà Nội đến xin vay 70.000.000 đồng
(Ba mươi triệu đồng) để kinh doanh (vật liệu xây dựng). Ông Hiếu trực tiếp gặp cán
bộ tín dụng phụ trách, sau khi hỏi ông Hiếu cho biết:
Nhu cầu vay của bà là: 70.000.000 đồng
Tài sản thế chấp gồm: Diện tích đất ở là 500m
2
, đất đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số 014236. Cơ quan cấp: ủy ban nhân dân Thành phố Hà
Nội; Nhà ở xây 4 tầng kiên cố có diện tích sử dụng là 250m
2
.
Phương án sản xuất kinh doanh, tổng nhu cầu vốn cho sản xuất là
150.000.000 đồng, trong đó vốn tự có là 80.000.000 đồng, ông Hiếu xin vay
70.000.000 đồng.
Sau khi cán bộ tín dụng hẹn ông Hiếu 3 ngày sau sẽ tới nhà bà để thẩm định.
Sau khi thẩm đinh các điều kiện của ông Hiếu, cán bộ tín dụng thấy ông Hiếu có
đủ điều kiện để quyết định cho vay. Cán bộ tinh dụng lập báo cáo thẩm định và
cùng ông Hiếu lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin vay vốn (2 liên)
+ Dự án sản xuất kinh doanh
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền trên đất
+ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Cán bộ tín dụng đã hướng dẫn ông Hiếu mang hồ sơ xin vay vốn đến UBND
quận Hai Bà Trưng xác nhận. Sau đó mang hồ sơ lên Ngân hàng để hoàn thiện hồ
sơ và ký hợp đồng vay vốn tín dụng.
Cán bộ tín dụng sẽ trình hồ sơ lên trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín
dụng sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định.
Sau khi kiểm tra song, trưởng phòng tín dụng ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định đề
nghị duyệt cho vay vốn và trình Giám đốc duyệt. Giám đốc kiểm tra xong, phê
duyệt: Đồng ý cho vay, sau đó trả lại hồ sơ cho phòng tín dụng. Cán bộ tín dụng
chuyển hồ sơ khoản vay đã được giám đốc ký duyệt cho vay xuống cho kế toán
thực hiện nghiệp vụ hạch toán, thanh toán rồi chuyển sang thủ quỹ để giản ngân
cho vay.
+ Kiểm tra và xử lý vốn vay: trực tiếp cán bộ tín dụng phụ trách phải kiểm tra,
theo dõi thường xuyên.
Kết luận: Qua nghiên cứu, khảo sát quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng
Công Thương Hai Bà Trưng và qua một số nghiệp vụ cho vay cụ thể phát sinh tại
Ngân hàng trong tháng 9, em thấy giữa lý thuyết đã học được ở trường và chế độ
đang áp dụng tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng thì quy trình cấp tín dụng
không có gì khác nhau, đều trải qua 4 bước cơ bản đó là:
+ Lập hồ sơ tín dụng
+ Thẩm định hồ sơ tín dụng
+ Quyết định cho vay
+ Kiểm tra và xử lý vốn vay
II. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ
1. Thu tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ:
Việc luân chuyển chứng từ thu tiền mặt phải đảm bảo thực hiện theo nguyên
tắc: “thu tiền trước, ghi sổ sau”, tức là thủ quỹ sau khi đã thu đủ tiền, ký trên chứng
từ, vào sổ quỹ sau đó kế toán mới vào sổ kế toán.
Khi khách hàng có yêu cầu nộp tiền mặt vào quỹ nghiệp vụ Ngân hàng thì tùy
theo nội dung khoản nộp để viết giấy nộp tiền. Nếu nộp để chuyển đi Ngân hàng
khác thì lập 2 liên giấy nộp tiền.
Quy trình luân chuyển chứng từ như sau: Sau khi nhận được giấy nộp tiền của
khách hàng, kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các yếu tố ghi trên
giấy nộp tiền, tiến hành vào máy, ký tên trên chứng từ rồi chuyển cho kiểm soát
viên. Kiểm soát viên kiểm tra lại chứng từ, chuyển sang bộ phận quỹ. Kiểm ngân
nhận được bảng kê nộp tiền của khách hàng và giấy nộp tiền , sẽ kiểm đếm số tiền
khách hàng nộp vào sao cho khớp đúng với bảng kê khớp đúng với chứng từ. Sau
đó tiến hành ghi sổ quỹ, ký tên len chứng từ và trả lại kế toán viên để chuyển sang
bộ phận nhật ký chứng từ và lưu trữ.
* Nếu khách hàng nộp tiền vào tài khoản tiền gửi:
+ Hạch toán:
Nợ tài khoản tiền mặt tại đơn vị: Số tiền
Có tài khoản tiền gửi của người nộp: Số tiền
+ Xử lý 2 liên chứng từ:
- Liên 1 dùng làm chứng từ ghi có vào TKTG của người nộp
- Liên 2 dùng làm biên lai thu tiền cho người nộp
* Nếu khách hàng nộp tiền để chuyển đi ngân hàng khác:
+ Hạch toán:
Nợ tài khoản tiền mặt tại đơn vị: Số tiền
Có chuyển tiền điện tử: Số tiền
+ Xử lý 2 liên giấy nộp tiền:
- Liên 1 dùng làm chứng từ ghi TK có
- Liên 2 dùng làm biên lai thu tiền
Ví dụ thực tế:
Ngày 20/9/2008 tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng nhận được 2 liên
giấy nộp của ông Trần Thế Kôi ở Ngõ Quỳnh có tài khoản 650760038950 (tại
Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng) yêu cầu nộp tiền vào tài khoản số tiền là:
80.000.000 đồng. Khi nhận được 2 liên giấy nộp tiền của ông Kôi, kế toán viên
kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các yếu tố ghi trên chứng từ: họ tên người nộp,
tên tài khoản, ngân hàng mở tài khoản vào máy. Ký tên lên chứng từ rồi chuyển
cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, ký
tên lên chứng từ rồi trả lại cho kế toán viên. Kế toán báo cáo xin chữ ký của Giám
đốc xong chuyển sang bộ phận quỹ để thực hiện thu tiền. Kiểm ngân thu tiền xong,
ký tên chứng từ rồi trả lại kế toán viên hạch toán:
Nợ tài khoản tiền mặt : 80.000.000 đồng
Có tài khoản tiền gửi khách hàng : 80.000.000 đồng
Liên 1 dùng làm chứng từ ghi cho TKTG của ông Kôi
Liên 2 trả lại cho ông Kôi làm biên lai thu tiền
Kết luận: Như vậy so với lý thuyết đã học ở trường và chế độ đang áp dụng
tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng em thấy số lượng các liên chứng từ mà
khách hàng phải nộp là khác nhau.
Nếu khách hàng nộp vào TKTG thì nộp vào 2 liên giấy nộp tiền mà theo lý
thuyết đa học là 3 liên, liên 3 dùng làm giấy báo có tiền gửi đơn vị nộp tiền.
Nếu khách hàng nộp tiền để chuyển đi ngân hàng khác thì nộp vào 2 liên giấy
nộp tiền mà theo lý thuyết đã học thì nộp vào 4 liên, liên 3 và liên 4 kèm giấy báo
liên hàng gửi sang ngân hàng chấp nhận trả tiền.
Còn về quy trình chuyển chứng từ thu tiền mặt giữa lý thuyết với chế độ đang
áp dụng tại ngân hàng là giống nhau.
2. Chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ ngân hàng:
Để đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng, việc luân chuyển
chứng từ chi tiền mặt phải thực hiện theo nguyên tắc “ghi sổ trước, chi tiền
sau”, tức là kế toán phải kiểm soát xem số dư tài khoản có đủ khả năng chi trả
không, nếu đủ thì sau khi ghi sổ mới chuyển sang thủ quỹ để chi tiền.
* Quy trình luân chuyển chứng từ tiền mặt như sau:
Khách hàng có nhu câu lĩnh tiền thì nộp séc lĩnh tiền mặt, hoặc giấy lĩnh tiền
(rút tiền bằng giấy CMND), giấy lĩnh tiền mặt (rút tiền từ TK) cho kế toán viên giữ
tài khoản của mình. Sau khi hoàn thành kiểm soát và ghi sổ, kế toán viên chuyển
chứng từ cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên kiểm tra, ký tên rồi chuyển cho thủ
quỹ để thực hiện chi tiền. Thủ quỹ kiểm tra lại chứng từ một lần nữa, kiểm soát
giấy tờ CMND sau đó chi tiền cho khách hàng và ký vào nơi quy định. Sau khi
hoàn thành chi tiền, vào sổ quỹ, thủ quỹ chuyển chứng từ cho kiểm soát đưa vào bộ
phận nhật ký chứng từ và lưu trữ.
* Nếu khách hàng lĩnh tiền mặt bằng séc:
- Hạch toán:
Nợ TKTG của người phát hành séc: Số tiền
Có TK tiền mặt tại đơn vị: Số tiền
Xử lý: Tờ séc ngân hàng lưu lại chứng từ ghi nợ TKTG của khách hàng. Cuốn
séc trả lại người phát hành
* Nếu khách hàng viết giấy lĩnh tiền:
Hạch toán:
Nợ TKTG của người lĩnh tiền: Số tiền
Có TK tiền mặt đơn vị: Số tiền
Ví dụ thực tế:
Ngày 22/9/2008 tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng có phát sinh
nghiệp vụ sau: nhận được giấy lĩnh tiền mặt của bà Nguyễn Thuý Hoà yêu cầu rút
tiền từ tài khoản 471101.010001, số tiền là: 25.000.000 đồng.
Khi nhận được giấy lĩnh tiền mặt của bà Hoà, kế toán viên yêu cầu bà xuất
trình giấy CMND để đối chiếu,kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, chữ ký của chủ tài
khoản, các yếu tố ghi trên chứng từ, kiểm tra số dư trên TKTG của bà Yến. Sau đó
hạch toán vào máy:
Nợ TK gửi khách hàng : 25.000.000 đ
Có TK tiền mặt : 25.000.000 đ
Chứng từ được chuyển sang kiểm soát viên để kiểm tra lại các yếu tố theo
quy định, ký tên và chuyển cho thủ quỹ để chi tiền. Thủ quỹ chi tiền xong, vào
sổ quỹ rồi chuyển trả chứng từ để đưa vào bộ phận đóng tập lưu trữ.
Kết luận: Như vậy, so vơi lý thuyết đã học ở trường và chế độ đang áp dụng
tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng em thấy về quy trình luân chuyển
chứng từ chi tiền mặt không có gì khác nhau.
3. Mối quan hệ giữa kế toán và quỹ.
Để đảm bảo khớp đúng số liệu thu chi, tồn quỹ tiền mặt cuối ngày giữa kế
toán và ngân quỹ thì hàngn ngày khi kêt thúc giao dịch với khách hàng phải tiến
hành đối chiếu số liệu giữa kế toán và ngân quỹ. Yêu cầu phải đảm bảo khi đối
chiếu.
Tổng thu trên mặt nhật ký quỹ của kế toán phải bằng tổng thu tiền mặt trên sổ
do thủ quỹ quản lý.
Tổng chi trên nhật ký của kế toán phải bằng tổng cho tiền mặt trên sổ quỹ do
thủ quỹ quản lý.
Dư nợ TK tiền mặt (tồn quỹ cuối ngày) do kế toán quản lý phải bằng tồn quỹ
trên sổ quỹ và số tiền mặt thực so do quỹ bảo quản trong két.
* Trình tự đôic chiếu:
Kiểm soát tiền mặt cộng sổ nhật ký quỹ để tìm ra tổng thu, tổng chi, tồn quỹ
cuối ngày:
Tồn quỹ tồn quỹ cuôi ngày tổng thu TM tổng chi TM
cuối ngày = hôm trước + trong ngày - trong ngày
Thủ quỹ cộng sổ quỹ để tìm ra tổng thu, tổng chi, tồn quỹ cuối ngày và kiểm
đếm số tiền mặt thực tế còn trong kho, két, sau đó công bố số liệu để kiểm soát tiền
mặt đối chiếu theo.
Khi đối chiếu đảm bảo được 3 yêu cầu trên thì thủ quỹ, kế toán, giám đốc
cùng ký tên vào sổ quỹ do thủ quỹ bảo quản.
Về nguyên tắc, tồn quỹ thực tế cuối ngày phải bằng tồn quỹ trên sổ sãhs
nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau so thể xảy ra chênh lệch thừa quỹ hay
thiếu quỹ. Khi xảy ra thừa, thiếu quỹ phải xử lý theo đúng chế độ.
Về phần xử lý tồn quỹ cuối ngày, trong quá trình thực tập em không được tiếp
cận nên trong báo cáo em không trình bày.
4. Kế toán điều chuyển tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ.
Trong thời gian thực tập em không được tiếp cận với phần thực hành kế toán
này nên trong báo cáo em không đề cập.
III. KẾ TOÁN CHO VAY
1. Kế toán cho vay:
Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam có nhiều phương thức
cho vay, tùy vao nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng và khả năng giám sát
của Ngân hàng. Ngân hàng Công Thương nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng
vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay.
- Cho vay từng lần: áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần.
Mỗi lần vay vốn Ngân hàng và khách hàng lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký
Hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn
có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay trả góp
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Cho vay lưu vụ
- Cho vay bằng ngoại tệ
Đối với Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng là một Ngân hàng mới được
thành lập từ năm 1998 đến nay, quy mô hoạt động của chi nhánh còn chưa lớn,
nhân sự hạn chế nên chưa có đủ khả năng và tiềm lực để tiến hành cho vay theo tất
cả các phương thức cho vay trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Hiện nay, tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đang áp dụng các hình thức
cho vay sau:
- Cho vay có tài sản làm đảm bảo
- Cho vay không có tài sản làm đảm bảo
- Cho vay đời sống
- Cho vay bảo lãnh dự thầu
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay đảm bảo bằng chứng từ có giá
Tuy theo từng loại cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mà có mức lãi suất
khác nhau. Mức lãi suất đang áp dụng tại Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng
đối với cho vay ngắn hạn là 1,65%/ tháng, cho vay trung hạn là 1,77%/tháng.
Quy trình giải ngân các khoản cho vay: Quy trình giải ngân các khoản cho
vay được thực hiện nhu sau:
Khi khách hàng đến nhận tiền vay, kế toán cho vay yêu cầu khách hàng trình
giấy CMND, đối chiếu với số CMND ghi trên bộ hồ sơ, kiểm tra bộ hồ sơ theo
bảng kê tín dụng xem có đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ không. Sau đó kế toán lập 2 liên
phụ lục hợp đồng, ghi đầy đủ các yếu tố: ngày vay, ngày nhận tiền vay, hạn trả, đối
tượng cho vay, kế hoạc trả nợ, và yêu cầu khách hàng ký vào chữ ký người vay. Kế
toán đối chiếu lại chữ ký trên phụ lục hợp đồng và chữ ký trên bộ hồ sơ khách