Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

----------   ---------

NGUYỄN THÀNH LUÂN

TÁI THIẾT KẾ CHUYỀN ĐÚC NHỰA
CHO SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Công nghiệp
Mã số chuyên ngành: 8520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ MAI HÀ

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. ĐỖ THÀNH LƯU

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN VĂN THÀNH

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
05 tháng 01 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS. TS. ĐỖ NGỌC HIỀN
2. TS. ĐỖ THÀNH LƯU
3. TS. NGUYỄN VĂN THÀNH
4. TS. ĐƯỜNG VÕ HÙNG
5. TS. NGUYỄN VẠNG PHÚC NGUYÊN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

i







ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thành Luân


MSHV: 1870187

Ngày, tháng, năm sinh: 31/08/1987

Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp

Mã số: 8520117

I. TÊN ĐỀ TÀI: Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu đề xuất một phương án tái thiết kế lại chuyền sản
xuất cho tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu như sau :
-

Tăng năng suất đúc nhựa sản phẩm tối thiểu 30% so với hiện tại;

-

Giảm tối thiểu 30% chi phí nhân công tại chuyền đúc nhựa so với hiện tại ;

-

Cải thiện môi trường làm việc tại chuyền đúc nhựa so với hiện tại;

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu đã thực hiện các nội dung công
việc như sau :
-


Tái bố trí lại mặt bằng chuyền đúc nhựa nhằm tăng hiệu quả sản xuất;

-

Nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên;

-

Thiết kế lại và thực hiện tiêu chuẩn hóa công việc các trạm làm việc nhằm
tăng hiệu quả làm việc và tính nhân trắc học tại trạm tháo-ráp khn và trạm
pha trộn nhựa;

-

Xây dựng được các kịch bản vận hành cho chuyền đúc nhựa theo thiết kế
mới và nội dung chương trình huấn luyện cho nhân viên làm việc;

-

Đánh giá tính khả thi và tính kinh tế của phương án tái thiết kế chuyền đúc
nhựa;

-

Lập kế hoạch triển khai thực tế với các nội dung tái thiết kế hệ thống chyền
đúc nhựa;

-

Đề xuất các hướng cải tiến trong tương lai;


III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 19/08/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/12/2019
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHAN THỊ MAI HÀ
ii


Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20…..
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)

iii


LỜI CÁM ƠN
Luận văn thạc sĩ Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện là kết
quả của một q trình thực hiện khơng chỉ trong thời gian thực hiện chính mà đã được
chuẩn bị định hướng trước đó khi tham gia học tập các mơn học của tác giả dưới sự tư
vấn, hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên tại Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Cơng nghiệp,
Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, để hoàn thành tốt các nội dung của Luận văn thạc sĩ này, tác giả xin
chân thành cám ơn TS. Phan Thị Mai Hà đã tận tình hướng dẫn, góp ý và chỉ dạy cho
tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm
ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Thí nghiệm Điện miền Nam và các đồng nghiệp tại Phân

xưởng Chế tạo và Lắp đặt đã ủng hộ, đầu tư vật tư, thiết bị và giúp đỡ tác giả trong việc
hình thành ý tưởng, thiết kế, thử nghiệm và đưa vào triển khai trong thực tế.
Cuối cùng, tác giả dành lời cảm ơn chân thành nhất đến sự động viên, hỗ trợ tuyệt
đối của người thân trong gia đình đã giúp tác giả có thời gian tập trung tham gia học tập
và hồn thành chương trình đào tạo thạc sĩ.

iv


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hiện nay, các cơng ty sản xuất trong nước không chỉ cạnh tranh gay gắt với nhau
mà cịn phải đứng trước những thách thức vơ cùng lớn từ làn sóng dịch chuyển của các
hãng sản xuất lớn trên thế giới vào Việt Nam. Các nhà sản xuất luôn phải cải tiến không
ngừng về thiết kế, nguyên vật liệu và công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
để đáp ứng nhu cầu khách hàng với thời hạn giao hàng ngày càng ngắn hơn và với giá
thành ngày càng cạnh tranh.
Ban lãnh đạo và các bên liên quan tại Cơng ty Thí nghiệm Điện miền Nam, một
cơng ty thuộc lĩnh vực điện lực, đang có nhu cầu tái thiết kế hệ thống chuyền đúc nhựa
cho sản phẩm thiết bị điện, máy biến dòng điện (CT) hạ thế, với mục tiêu tăng năng xuất
lên tối thiểu 30% so với hiện tại để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong những năm sắp
tới, đồng thời cũng giảm ít nhất 30% chi phí nhân cơng để có thể giảm cạnh tranh giá
thành với các đối thủ cùng ngành. Ngoài ra, hoạt động tái thiết kế cũng nhằm cải thiện
môi trường làm việc cho nhân viên vận hành để phòng tránh các bệnh nghề nghiệp do
làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.
Để đáp ứng được các mục tiêu đề ra, các phương pháp nghiên cứu chính được sử
dụng bao gồm nghiên cứu, tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và tài liệu có liên quan như thiết
kế hệ thống và phân tích vận hành, thiết kế cơng việc, thiết kế mặt bằng, sản xuất tinh
gọn và sử dụng phương pháp luận kỹ thuật hệ thống để từng bước triển khai thực hiện
các nội dung nghiên cứu. Đề tài đã đề xuất 03 phương án tái thiết kế cho chuyền đúc

nhựa và đã lựa chọn ra phương án phù hợp nhất để triển khai thực hiện trong thời điểm
hiện tại đó là phương án thiết kế cải tiến.
Nội dung trọng tâm của nghiên cứu là việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp
dụng các thiết bị, dụng cụ mới, hỗ trợ cho sản xuất, thiết kế và tiêu chuẩn hóa các trạm
làm việc và bố trái lại mặt bằng chuyền đúc nhựa. Kết quả, chuyền đúc nhựa sau khi cải
tiến đã tăng năng suất lên 50% so với từ 90 sản phẩm/ngày lên 135 sản phẩm/ngày tương
ứng giảm chi phí nhân cơng xuống 33.3% và cải thiện đáng kể môi trường làm việc so
v


với hiện tại. Kết quả nghiên cứu đã được kiểm chứng qua mơ hình thử nghiệm các trạm
làm việc, được các bên có liên quan đánh giá có tính khả thi cao và hoàn toàn ủng hộ
triển khai trong thực tế.

ABSTRACT

Nowadays, domestic manufacturing companies don’t only compete fiercely with
each other, but also face enormous challenges from the wave of large factories
displacement to Vietnam. Manufacturers must improve continuously on design, material
and technology to increase productivity and quality for meeting customer needs with
shorter delivery time and competitive price.
Board of director and stakeholders at Southern Electrical Testing Company, a
company in electricity industry, have demand on re-engineering the casting line in
electrical equipment manufacturing, Low Voltage Current Transformers (CT), to meet
the goals of increasing productivity al least 30% for customer needs in coming years and
also to reduce at least 30% of labor costs for better price than competitors in the same
industry. Besides, re-engineering that system aims to improve the working environment
for operators preventing to occupational diseases when working in hazardous chemical
environments.
The main research methods are used include studying theoretical basis and related

documents of system engineering and operational analysis, work design, facility
planning, lean manufacturing and suggest the methodology of system engineering for
implementing research content step by step. Author has proposed three approaches for
re-engineering the casting line and selected the most suitable choice to implement at
present time, the improving approach.

vi


The main contents of this research are upgrading infrastructure, application new
tools and equipment for supporting production, designing and standardization
workstations and facilities layout. After improvement, the casting line will increase
productivity by 50 percent from 90 products per a day to 135 products per a day, reducing
labor costs by 33.3 percent and improving the working environment significantly than
before. The results of this research have been verified through prototypes of workstations
and evaluated by stakeholders with high feasibility and fully supporting for
implementation in real.

vii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn của TS. Phan Thị Mai Hà và không có sự sao chép của người khác. Các dữ
liệu và phân tích được tơi thu thập tại Cơng ty Thí nghiệm Điện miền Nam và từ các
nguồn khác nhau, được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu trong luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2019

HỌC VIÊN

Nguyễn Thành Luân

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................. 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ........................................................................................... 2
1.4. Phạm vi và giới hạn thực hiện .......................................................................... 3
1.5. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................... 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 5
2.1.1. Kỹ thuật hệ thống .................................................................................... 5
2.1.2. Phương pháp thiết kế và phân tích vận hành .......................................... 6
2.1.3. Thiết kế cơng việc ................................................................................... 9
2.1.4. Nghiên cứu thời gian và đo lường công việc .......................................... 11
2.1.5. Hoạch định mặt bằng theo hệ thống (SLP, Systematic Layout Planning)
........................................................................................................................... 13
2.1.6. Sản xuất tinh gọn ..................................................................................... 17
2.2. Phương pháp luận............................................................................................. 21
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................... 25
3.1. Giới thiệu công ty ............................................................................................. 25
3.1.1. Thông tin chung ...................................................................................... 25
3.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 25
3.1.3. Chức năng hoạt động .............................................................................. 25
3.1.4. Các sản phẩm chính của cơng ty ............................................................. 27

3.2. Thơng tin về sản phẩm Biến dòng điện (CT) hạ thế ........................................ 28
3.2.1. Giới thiệu sản phẩm CT hạ thế ............................................................... 28
3.2.2. Quy trình sản xuất của sản phẩm ............................................................ 30
3.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 33
3.3.1. Hoạt động của chuyền đúc nhựa ............................................................ 33
3.3.2. Phân tích hiện trạng ................................................................................. 36
ix


CHƯƠNG 4: HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI 41
4.1. Phân tích nhu cầu ............................................................................................. 41
4.1.1. Xác định các bên có liên quan ................................................................ 41
4.1.2. Khảo sát nhu cầu các bên có liên quan ................................................... 41
4.1.3. Xác định các yêu cầu đối với hệ thống được tái thiết kế........................ 43
4.2. Hình thành các phương án thiết kế................................................................... 44
4.3. Lựa chọn phương án thiết kế ............................................................................ 47
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ CẢI TIẾN CHUYỀN ĐÚC NHỰA .......................... 51
5.1. Thiết kế và tiêu chuẩn hóa tại các trạm làm việc ............................................. 51
5.1.1. Thiết kế trạm tháo – ráp khuôn............................................................... 51
5.1.2. Thiết kế trạm pha trộn nhựa ................................................................... 59
5.1.3. Các trạm làm việc khác .......................................................................... 66
5.2. Tái bố trí mặt bằng sản xuất ............................................................................. 68
5.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực làm việc ........................................................ 72
5.4. Kịch bản vận hành chuyền đúc nhựa ............................................................... 73
5.4.1. Kịch bản vận hành giai đoạn sản xuất ở mức thấp điểm ........................ 74
5.4.2. Kịch bản vận hành giai đoạn sản xuất ở mức trung bình ....................... 74
5.4.3. Kịch bản vận hành giai đoạn sản xuất ở mức cao điểm ......................... 74
5.5.4. Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng chuyền đúc nhựa..................................... 75
5.5. Xây dựng nội dung chương trình huấn luyện cho nhân viên ........................... 75
5.5.1. Mục tiêu .................................................................................................. 76

5.5.2. Nội dung chương trình huấn luyện ......................................................... 76
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI .......... 77
6.1. Đánh giá thiết kế .............................................................................................. 77
6.1.1. Mô hình thử nghiệm ............................................................................... 77
6.1.2. Đánh giá mục tiêu tăng năng suất........................................................... 79
6.1.3. Đánh giá mục tiêu giảm chi phí nhân công ............................................ 80
6.1.4. Đánh giá mục tiêu cải thiện mơi trường làm việc .................................. 81
6.1.5. Đánh giá tính kinh tế .............................................................................. 83
x


6.2. Kế hoạch triển khai .......................................................................................... 84
6.3. Một số kết quả triển khai ................................................................................... 85
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 88
7.1. Kết luận ............................................................................................................ 88
7.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 90

xi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Chu trình của quy trình thiết kế cơng việc .............................................. 10
Hình 2.2. Quy trình hoạch định mặt bằng theo hệ thống ........................................ 14
Hình 2.3. Tám loại lãng phí theo Lean Sig Sixma ................................................... 19
Hình 2.4. Các bước thực hiện theo phương pháp luận kỹ thuật hệ thống .............. 21
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Cơng ty Thí nghiệm Điện miền Nam ......................... 26
Hình 3.2. Các sản phẩm chính của Cơng ty Thí nghiệm Điện miền Nam............... 27
Hình 3.3. Hình ảnh các sản phẩm CT hạ thế .......................................................... 28
Hình 3.4. Lưu đồ sản xuất sản phẩm CT hạ thế ...................................................... 31

Hình 3.5. Sơ đồ các cơng đoạn của chuyền đúc nhựa CT hạ thế............................ 34
Hình 3.6. Sơ đồ bố trí mặt bằng hiện tại của chuyền đúc nhựa CT hạ thế ............. 36
Hình 3.7. Hình ảnh một số trạm làm việc hiện tại của chuyền đúc nhựa ............... 38
Hình 4.1. Một số hình ảnh của phương án thiết kế sử dụng cơng nghệ rót nhựa
liên tục ...................................................................................................................... 46
Hình 4.2. Cơng nghệ đúc áp lực APG ..................................................................... 47
Hình 5.1. Trạm tháo-ráp khn hiện tại của chuyền đúc nhựa CT hạ thế ............. 52
Hình 5.2. Thiết kế cải tiến trạm tháo-ráp khn ..................................................... 56
Hình 5.3. Trạm pha trộn nhựa hiện tại ................................................................... 59
Hình 5.4. Sơ đồ quá trình làm việc tại trạm pha trộn nhựa .................................... 61
Hình 5.5. Sơ đồ nguyên lý hoạt động và bố trí lại trạm pha trộn nhựa của thiết
kế cải tiến ................................................................................................................. 65
Hình 5.6. Hình ảnh hiện trạng các trạm đúc nịng, trạm hồn tất và trạm đóng
gói sản phẩm tại chuyền đúc nhựa ........................................................................... 67
Hình 5.7. Ma trận mối quan hệ giữa các khu vực làm việc .................................... 69
Hình 5.8. Sơ đồ bố trí mặt bằng chuyền đúc nhựa theo thiết kế cải tiến ................ 70
Hình 6.1. Mơ hình thử nghiệm trạm tháo-ráp khn .............................................. 77
Hình 6.2. Mơ hình thử nghiệm bàn pha nhựa của trạm pha trộn nhựa .................. 78
xii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Bảng thống kê và dự báo số lượng sản phẩm CT hạ thế sản xuất giai
đoạn từ năm 2016 đến 2022 ..................................................................................... 29
Bảng 3.2. Phân bổ số lượng nhân công và năng lực sản xuất tại các công đoạn
sản xuất sản phẩm CT hạ thế ................................................................................... 30
Bảng 3.3. Danh mục thiết bị, máy móc được sử dụng cho sản xuất CT hạ thế ....... 32
Bảng 3.4. Bảng thống kê các hư hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm CT
năm 2019 .................................................................................................................. 38
Bảng 4.1. Bảng nhu cầu của các bên liên quan đối với hệ thống chuyền đúc nhựa 42

Bảng 4.2. Các tiêu chí đánh giá lựa chọn phương án tái thiết kế chuyền đúc
nhựa .......................................................................................................................... 48
Bảng 4.3. Bảng cho điểm các phương án tái thiết kế chuyền đúc nhựa.................. 49
Bảng 5.1. Bảng mô tả thao tác tại trạm tháo-ráp khuôn ......................................... 53
Bảng 5.2. Bảng khảo sát thời gian các hoạt động thực hiện tháo-ráp 01 khn và
01 mẻ (06 cái/mẻ) theo quy trình hiện tại ................................................................ 54
Bảng 5.3. Chu kỳ thời gian và năng suất dự kiện của trạm tháo ráp khuôn sau
cải tiến ...................................................................................................................... 58
Bảng 5.4. Danh mục các dụng cụ, thiết bị sử dụng tại trạm pha trộn nhựa được
cải tiến ...................................................................................................................... 63
Bảng 5.5. Yêu cầu về không gian của các trạm làm việc, khu vực và bộ phận
chức năng theo thiết kế cải tiến................................................................................ 69
Bảng 5.6. Các hạng mục nâng cấp cơ sở vật chất tại khu vực chuyền đúc nhựa ... 72
Bảng 6.1. Khảo sát thời gian thử nghiệm mô hình trạm tháo-ráp khn ............... 78
Bảng 6.2. Bảng so sánh năng suất chuyền đúc nhựa trước và sau cải tiến ............ 79
Bảng 6.3. Bảng tổng hợp ý kiến của các bên liên quan về đánh giá mức độ cải
thiện môi trường làm việc của chuyền đúc nhựa ..................................................... 81
Bảng 6.4. Bảng giá trị tính tốn điểm hịa vốn khi triển khai phương án thiết kế
cải tiến chuyền đúc nhựa.......................................................................................... 83
xiii


Bảng 6.5. Danh mục công việc và tiến độ thực hiện triển khai cải tiến chuyền đúc
nhựa CT hạ thế ......................................................................................................... 85
Bảng 6.6. Một số nội dung đã triển khai tái thiết kế chuyền đúc nhựa ................... 85

xiv


NHỮNG THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

Thuật ngữ và
từ viết tắt
EVN
EVN SPC

SPC ETC
CT
PT
APG
SPL

Từ gốc

Dịch nghĩa

Vietnam Electricity

Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tổng Công ty Điện lực miền Nam,
Southern Power Corporation trực thuộc Tập đồn Điện lực Việt
Nam
Cơng ty Thí nghiệm Điện miền
Southern Electrical Testing
Nam, trực thuộc Tổng Công ty
Company
Điện lực miền Nam
Current Transformers
Máy biến dòng điện
Potential Transformers
Máy biến điện áp

Thiết bị đúc nhựa bằng áp lực, một
Automatic Pressure Gelation
công nghệ đúc cho nhựa nhiệt rắn
Systematic Layout Planning Hoạch định mặt bằng theo hệ
thống

xv


Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời đại cơng nghệ phát triển nhanh chóng và dưới tác động của tồn

cầu hóa, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, các công ty
trong nước đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn với làn sóng dịch chuyển
các nhà máy sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam. Khách hàng hiện nay cũng
ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải cải tiến không ngừng về
thiết kế, nguyên vật liệu và công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đáp
ứng các đơn hàng với thời hạn giao hàng ngày càng ngắn hơn và với giá thành cạnh
tranh.
Công ty Thí nghiệm Điện miền Nam, trực thuộc Tổng Cơng ty Điện lực
miền Nam thành lập năm 1981 với tiền thân là Trung tâm Thí nghiệm Điện 2. Cơng
ty có hai mảng chức năng chính đó gồm chức năng Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết
bị điện và cơng trình điện và chức năng sản xuất, sửa chữa Thiết bị điện trung, hạ
thế. Các sản phẩm chính của cơng ty bao gồm: Máy biến điện áp (PT), Máy biến

dòng điện (CT), Tụ điện trung thế, tủ bảng điện các loại và các thiết bị thí nghiệm.
Các sản phẩm được cung cấp cho các khách hàng chủ yếu là các Công ty Điện lực,
trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) trải dài khắp các tỉnh
thành khu vực phía Nam.
Sản phẩm Biến dòng điện (CT) hạ thế dùng cho hệ thống đo lường và bảo vệ
ở cấp điện áp nhỏ hơn 1000 V là một trong những dòng sản phẩm đưa được đưa ra
thị trường được nhiều năm bên cạnh các sản phẩm trung thế khác. Hiện tại, với các
yêu cầu kỹ thuật mới về chủng loại vật liệu cách điện, thiết kế sản phẩm và nhu cầu
cung ứng dòng sản phẩm này cho khách hàng ngày càng tăng, trong khi đó hệ thống
sản xuất hiện tại đặc biệt là chuyền đúc nhựa cịn mang tính thủ cơng cao, đã sử
dụng lâu năm, chưa có sự chuẩn hóa dẫn tới năng suất không ổn định, cần được cải
tiến để tăng năng suất đáp ứng được các đơn hàng lớn trong thời gian tới. Ngồi ra,
chi phí nhân cơng cho một đơn vị sản phẩm ngày càng cao dẫn tới lợi nhuận ngày
càng giảm nếu vẫn sản xuất theo công nghệ và cách thức vận hành như hiện tại.
Trang 1


Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện
Do đó Cơng ty có nhu cầu tái thiết kế chuyền đúc nhựa sản phẩm Biến dòng
điện hạ thế với các công nghệ sản xuất và phương thức vận hành hiệu quả, tối ưu
hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu trong tương lai của khách hàng.
Từ những nội dung nêu trên cho thấy sự cấp thiết và giá trị thực tiễn của việc
thực hiện đề tài “ Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện”.

1.2.

Mục tiêu của đề tài

Tái thiết kế chuyền đúc nhựa nhằm tăng năng lực sản xuất sản phẩm Biến dòng
điện (CT) hạ thế với các mục tiêu chính như sau:

 Tăng năng suất đúc nhựa sản phẩm tối thiểu 30% so với hiện tại;
 Giảm tối thiểu 30% chi phí nhân công tại chuyền đúc nhựa so với hiện tại;
 Cải thiện môi trường làm việc tại chuyền đúc nhựa so với hiện tại.

1.3.

Nội dung thực hiện
Để đạt được các mục tiêu của nghiên cứu, tác giả đã thực hiện các nội dung

như sau:
 Tái bố trí lại mặt bằng chuyền đúc nhựa nhằm tăng hiệu quả sản xuất;
 Nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên;
 Thiết kế lại và thực hiện tiêu chuẩn hóa cơng việc các trạm làm việc nhằm tăng
hiệu quả làm việc và tính nhân trắc học tại trạm tháo-ráp khuôn và trạm pha trộn
nhựa;
 Xây dựng được các kịch bản vận hành cho chuyền đúc nhựa theo thiết kế mới và
nội dung chương trình huấn luyện cho nhân viên làm việc;
 Đánh giá tính khả thi và tính kinh tế của phương án tái thiết kế chuyền đúc nhựa;

Trang 2


Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện
 Lập kế hoạch và triển khai thực tế với các nội dung tái thiết kế hệ thống chyền
đúc nhựa;
 Đề xuất các hướng cải tiến trong tương lai;

1.4.

Phạm vi và giới hạn thực hiện


 Đối tượng nghiên cứu: Chuyền đúc nhựa sản phẩm Biến dòng điện (CT) hạ thế
tại Nhà máy sản xuất Thiết bị Điện, Công ty Thí nghiệm Điện miền Nam, trực
thuộc Tổng Cơng ty Điện lực miền Nam.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, thiết kế và thực hiện triển khai phương án cải
tiến chuyền đúc nhựa theo các nội dung thực hiện ở mục 1.3.
 Thời gian thực hiện: Từ 19/08/2019 đến tháng 08/12/2019
 Phương pháp thực hiện: Phân tích hiện trạng, đánh giá và lựa chọn giải pháp,
thử nghiệm và đánh giá thiết kế của giải pháp, trình bày một số kết quả triển
khai.

1.5.

Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm chương được xây dựng theo đúng cấu trúc yêu cầu
của luận văn như sau:
Chương 1: Tổng quan
Là chương mở đầu nêu lên lý do lựa chọn đề tài, đưa ra các mục tiêu nghiên
cứu, những nội dung thực hiện, phạm vi giới hạn và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận
Nội dung của chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên
quan và đưa ra phương pháp luận phù hợp để thực hiện đề tài.
Chương 3: Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu và phân tích hiện trạng

Trang 3


Tái thiết kế chuyền đúc nhựa cho sản phẩm thiết bị điện
Nội dung của chương 3: Trình bày các thơng tin tổng qt về Cơng ty Thí

nghiệm Điện miền Nam, nêu hiện trạng hoạt động và các vấn đề tại chuyền đúc
trong sản xuất sản phẩm Biến dòng điện hạ thế cũng chính là đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
Chương 4: Hình thành và lựa chọn phương án thiết kế
Nội dung của chương 4 gồm có: Xác định, phân tích nhu cầu của các bên có liên
quan đến q trình tái thiết kế hệ thống chuyền đúc nhựa; Đưa ra các phương án
thiết kế khả thi và lựa chọn phương án thiết kế phù hợp để triển khai thực hiện.
Chương 5: Thiết kế chuyền đúc nhựa
Nội dung của chương này trình bày nội dung thiết kế chi tiết các trạm làm việc,
bố trí lại mặt bằng, kịch bản vận hành và nội dung chương trình đào tạo, huấn
luyện.
Chương 6: Đánh giá thiết kế và Kế hoạch triển khai
Nội dung chương 6 trình bày mơ hình thử nghiệm các trạm làm việc, đánh giá
tính khả thi của phương án thiết kế, kế hoạch tổ chức triển khai thực tế và một số
kết quả đã thực hiện được tại thời điểm kết thúc thời gian thực hiện luận văn.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị
Nội dung của chương cuối cùng đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề đã nghiên
cứu, và các kiến nghị, phương hướng mở rộng nghiên cứu trong tương lai.

Trang 4


×