Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Cải tiến chất lượng chuyền lắp ráp thiết bị âm thanh theo quy trình dmaic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----------------------------

TRẦN LÊ DUY

CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHUYỀN LẮP RÁP THIẾT
BỊ ÂM THANH THEO QUY TRÌNH DMAIC
Chuyên ngành: KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Mã số chuyên ngành: 8520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ NGỌC HIỀN

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Vạng Phúc Nguyên

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Văn Thành

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM ngày
06 tháng 09 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. Chủ tịch: TS. Đỗ Thành Lưu
2. Thư ký: TS.Đường Võ Hùng
3. Ủy viên phản biện 1: TS. Nguyễn Vạng Phúc Nguyên
4. Ủy viên phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Thành
5. Ủy viên: PGS.TS. Đỗ Ngọc Hiền
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Lê Duy

MSHV: 1870412

Ngày, tháng, năm sinh: 06/12/1995

Nơi sinh: Bình Định


Chun ngành: Kỹ Thuật Cơng Nghiệp

Mã số: 8520117

I. TÊN ĐỀ TÀI: Cải tiến chất lượng chuyền lắp ráp thiết bị âm thanh theo chu trình
DMAIC.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu là tìm ra vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng của
chuyền sản xuất thiết bị âm thanh và đề ra các phương án cải tiến:
-

Tỉ lệ thành phẩm (yield) trung bình tăng 0.5% lên 95.3%;

-

Chi phí thực hiện khơng vượt q 43,200 USD;

-

Kết quả cải tiến được duy trì thơng qua kế hoạch kiểm soát;
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu đã thực hiện các nội dung cơng việc
như sau:

-

Xác định : vấn đề là gì, các yếu tố ảnh hưởng, các bên liên quan ;

-

Đo lường : tỉ lệ lỗi từng thành phần, tác động lên mục tiêu, lựa chọn đối tượng cải tiến ;


-

Phân tích : tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các lỗi ;

-

Cải tiến : đưa ra các phương án khác nhau nhằm khắc phục lỗi, phân tích hiệu quả các
phương án, lựa chọn phương án tối ưu ;

-

Kiểm soát : đưa ra kế hoạch kiểm sốt nhằm duy trì hiệu quả cải tiến, ngăn chặn lỗi tiếp
diễn ;
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 24/02/2020
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/08/2020
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. ĐỖ NGỌC HIỀN

ii


Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ
(Họ tên và chữ ký)


iii


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả những ai đã hỗ trợ tơi hồn thành
luận văn này. Mỗi sự giúp đỡ đều rất quý giá và ý nghĩa to lớn đối với tôi. Mong rằng
các giá trị tốt đẹp đó sẽ tiếp tục lan tỏa đến nhiều người để chúng ta cùng nhau hướng
đến xây dựng một cộng đồng tri thức có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn và
ứng dụng khoa học hiệu quả.
Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu, họ là nguồn năng lượng nuôi dưỡng tôi
sống, làm việc, học tập.
Cảm ơn Trường đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, một tập thể
xuất sắc tạo nên danh tiếng đáng tự hào.
Đặc biệt, xin cảm ơn thầy Đỗ Ngọc Hiền, người thầy hơn 7 năm qua của tôi, cũng
là giáo viên hướng dẫn đề tài này. Người khơng chỉ định hình luận văn này mà cịn định
hình kiến thức, cơng việc, tư duy và thái độ nghề nghiệp của tôi.
Cảm ơn quý công ty Sonion với những đồng nghiệp chăm chỉ hàng ngày để tạo
ra hàng triệu sản phẩm âm thanh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người khiếm
thính. Và tơi rất biết ơn khi đồng hành cùng các bạn.
Cuối cùng, cảm ơn bản thân – Trần Lê Duy, đã lựa chọn và vững bước trên con
đường này. Đừng dừng lại tại đây, hãy đi tiếp và chào đón những điều thú vị phía trước.

TP.HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2020
Chữ ký học viên

TRẦN LÊ DUY

iv



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Cải tiến chất lượng chuyền lắp ráp thiết bị âm thanh theo quy trình
DMAIC” được thực hiện tại công ty hàng đầu thế giới về thiết bị âm thanh công nghệ
cao – Sonion. Nghiên cứu đi từ hiện trạng chất lượng mà chuyền REC4000 của cơng ty
đang gặp phải đó là tỉ lệ thành phẩm thiếu ổn định và dưới mục tiêu. Mục tiêu của nghiên
cứu là tăng tỉ lệ thành phẩm trung bình thêm 0.5% lên 95.3%, đáp ứng yêu cầu ban lãnh
đạo công ty đặt ra. Quy trình DMAIC đựa lựa chọn cho q trình cải tiến vì sự phù hợp
với quy mơ sản xuất hàng loạt và phương pháp luận khoa học đơn giản, dễ tiếp cận nhưng
hiệu quả cao.
Bước xác định chỉ ra được vấn đề chuyền đang gặp phải đó là 11/26 tuần có tỉ lệ
thành phẩm dưới mục tiêu. Các bộ phận liên quan và cấu trúc vận hành chuyền cũng
được thể hiện trong phần này.
Bước đo lường chỉ ra cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề, đó là các lỗi chính
gồm THD1, THD2; tác động của chúng đến mục tiêu.
Bước phân tích là sự áp dụng hiệu quả các công cụ chất lượng (sơ đồ ngun
nhân, cây phân tích lỗi) giúp tìm ra được ngun nhân gốc rễ của vấn đề.
Bước cải tiến được thực hiện thơng qua mơ hình thiết kế thực nghiệm (DOE)
nhằm tìm được phương án tối ưu với độ tin cậy được đảm bảo.
Bước kiểm soát xây dựng được kế hoạch kiểm soát và hệ thống quản lý rủi ro lắp
ráp nhằm đảm bảo duy trình thành quả cải tiến.
Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của mơ hình
DMAIC cùng các cơng cụ chất lượng trong việc áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp
mang lại hiệu quả thành công.

v


ABTRACT
“Improving quality of audio equipment assembly line using DMAIC method”

was conducted at a world’s top high-tech leading in audio equipment – Sonion. This
project derived from the reality of current quality issue at REC4000 line which was
facing in long term of unstable yield and below target. To meet requirement set by
company management, the attemption is to revive and increase current yield in 0.5 per
cent to reach 95.3%. DAMIC method was choosen as the best way for the improving
project as its suitability in mass production scale in a quite simple methodology and
efficiency.
First step, “Define” pointed out the main problem at the line with 11/26 week
yield could not meet target.
This part also include all related department who will play important role to finish
their mission.
The measurement step listed down all affected factors contributing to the
problem, especially the failure on THD1 and THD2 and their impact.
The analysis phase come in with the implementing of different quality tools
(cause map, failure tree analysis) to find out root cause.
The improving step consisted of the using design of experiments (DOE) to
optimize process in high reliability.
Final step, the control step will show the management system built and schedule
to mitigate the risks during assembly anfd sustain stable result.
Therefore, this project once again prove the efficiency of DMAIC along with
other quality tools in bringing sustainable success for business enterprise.

vi


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu được thực
hiện bởi cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Đỗ Ngọc Hiền.
Tất cả kết quả nghiên cứu và phân tích trong luận văn đều trung thực, do tơi tự
biên soạn, không sao chép của bất kỳ tác giả nào khác, chưa từng được công bố trước

đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các phát sinh liên quan.

TP.HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2020
Chữ ký học viên

TRẦN LÊ DUY

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Phương pháp luận thực hiện Luận văn thạc sĩ .............................................. 9
Hình 2.2. Chu trình DMAIC ............................................................................................ 12
Hình 2.3. Mục tiêu của chủ trình DMAIC....................................................................... 18
Hình 3.1. Thương hiệu của cơng ty ................................................................................. 23
Hình 3.2. Hình ảnh công ty tại khu Công nghệ cao TP.HCM ........................................ 23
Hình 3.3. Sản phẩm Receiver .......................................................................................... 24
Hình 3.4. Sản phẩm Microphone .................................................................................... 25
Hình 3.5. Các sản phẩm thuộc dịng REC4000 .............................................................. 26
Hình 3.6. Nguyên lý hoạt động của hàng REC4000 ....................................................... 27
Hình 3.7. Máy trợ thính chứa receiver ........................................................................... 27
Hình 3.8. Vị trí của Receiver bên trong máy trợ thính ................................................... 28
Hình 4.1. Sơ đồ SIPOC – Nhà cung cấp, Đầu vào, Quá trình, Đầu ra, Khách hàng..... 31
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động sản xuất năm 2020 ............................... 32
Hình 4.3. Quy trình phát triển dự án (Sonion Development Methodology) ................... 34
Hình 4.4. Sơ đồ quy trình lắp ráp nhóm single receiver ................................................. 37
Hình 4.5. Sơ đồ quy trình lắp ráp nhóm Dual receiver .................................................. 38
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện lỗi được phát hiện tại các cơng đoạn................................... 39
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện các loại lỗi tại 2 cơng đoạn chính........................................ 40

Hình 4.8. Phân bố giá trị tập dữ liệu THD1 ................................................................... 42

viii


Hình 4.9. Phân bố giá trị THD1 dạng hộp từ tuần 1 đến 26 .......................................... 43
Hình 4.10. Phân bố giá trị tập dữ liệu THD2 ................................................................. 45
Hình 4.11. Phân bố giá trị THD2 từ tuần 1 đến 26 ........................................................ 45
Hình 4.12. Biểu đồ tỉ lệ THD1 so với tỉ lệ thành phẩm qua 10 tuần .............................. 47
Hình 4.13. Sơ đồ ngun nhân (Cause map) lỗi THD1 .................................................. 48
Hình 4.14. Phóng đại ơ số 1 của cause map ................................................................... 49
Hình 4.15. Phóng đại ơ số 2 của cause map ................................................................... 50
Hình 4.16. Phóng đại ơ số 3 của cause map ................................................................... 51
Hình 4.17. Phóng đại ơ số 4 của cause map ................................................................... 52
Hình 4.18. Phóng đại ơ số 5 của cause map ................................................................... 53
Hình 4.19. Phóng đại ơ số 6 của cause map ................................................................... 54
Hình 4.20. Phóng đại ơ số 7 của cause map ................................................................... 55
Hình 4.21. Phóng đại ơ số 8 của cause map ................................................................... 56
Hình 4.22. Phóng đại ơ số 9 của cause map ................................................................... 57
Hình 4.23. Phóng đại ơ số 10 của cause map ................................................................. 58
Hình 4.24. Phóng đại ơ số 11 của cause map ................................................................. 59
Hình 4.25. Phóng đại ơ số 12 của cause map ................................................................. 60
Hình 4.26. Biểu đồ pareto các lỗi của membrane .......................................................... 62
Hình 4.27. Sơ đồ quy trình các cơng đoạn liên quan membrane .................................... 63
Hình 4.28. Giản đồ cây nguyên nhân lỗi THD2 ............................................................. 64
Hình 4.29. Biểu đồ kiểm sốt giá trị Dim A sau khi sửa thiết bị .................................... 86
ix


Hình 4.30. Biểu đồ so sánh độ biến động năng lượng của 3 súng hàn .......................... 89

Hình 4.31. Kết quả phân tích dữ liệu DOE bằng phần mềm JMP.................................. 93
Hình 4.32. Công cụ để chọn giá trị tối ưu ...................................................................... 94
Hình 4.33. Áp suất tối đa tối ưu tương ứng với tỷ lệ pha keo 1:0.57.............................. 95
Hình 4.34. Phân bố dữ liệu độ lệch membrane của máy 1 và máy 2.............................. 96
Hình 4.35. Khn máy dập rãnh membrane ................................................................... 97
Hình 4.36. Kết quả độ lệch membrane sau cải tiến ........................................................ 98
Hình 4.37. Biểu đồ tỉ lệ thành phẩm chuyền REC4000 trước và sau cải tiến ................ 98
Hình 4.38. Phân bố THD1 sau cải tiến ........................................................................... 99
Hình 4.39. Phân bố THD2 sau cải tiến ........................................................................... 99

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tóm tắt nội dung và cơng cụ sử dụng trong chu trình DMAIC .................... 17
Bảng 2.2. Thang đo mức Sigma dựa trên tỉ lệ lỗi ........................................................... 19
Bảng 4.1. Trách nhiệm các bên liên quan trong dự án cải tiến ....................................... 35
Bảng 4.2. Phân số giá trị chi tiết THD1 từ tuần 1 đến 26 ............................................... 43
Bảng 4.3. Phân số giá trị chi tiết THD2 từ tuần 1 đến 26 ............................................... 46
Bảng 4.4. Phân tích nguyên nhân lỗi gây cản trở chuyển động của membrane ............. 66
Bảng 4.5. Phân tích nguyên nhân gây lệch phần dao động của membrane .................... 80
Bảng 4.6. Nguyên nhân gốc gây lỗi THD2 ..................................................................... 84
Bảng 4.7. Kích thước Dim A của 30 mẫu coil dán vào case sau khi đã sửa thiết bị ...... 85
Bảng 4.8. Tương quan giữa tốc độ pusher với tỉ lệ hở armature và lỗi THD1 ............... 87
Bảng 4.9. Giá trị năng lượng của 3 súng hàn tại 10 thời điểm ....................................... 87
Bảng 4.10. Thông tin và kết quả từng thí nghiệm........................................................... 91
Bảng 4.11. Tổng kết các giá trị tối ưu ............................................................................. 95
Bảng 4.12. Quy định về tần suất đo control plan kích thước Dim A .............................. 101
Bảng 4.13. Giá trị đo control plan Dim A ....................................................................... 101
Bảng 4.14. Quy định về tần suất đo control plan kích thước Dim F .............................. 102

Bảng 4.15. FMEA đánh giá mức độ nghiện trọng lỗi lệch coil trong case ..................... 103
Bảng 4.16. Kế hoạch hành động khi xảy ra lỗi ............................................................... 104
Bảng 5.1. Bảng kê chi phí cố định thực hiện dự án ........................................................ 105
Bảng 5.2. Bảng kê chi phí biến thiên của dự án theo năm ............................................ ..106
xi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

Từ gốc

ARM

Assembly risk management

Quản lý rủi ro trong lắp ráp

CT

Cycle time

Thời gian chu kỳ

DMAIC

Define, Measure, Analyze,


Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải

Improve, Control

tiến, Kiểm soát

DMPO

Defect per million opportunities

Lỗi trên một triệu cơ hội

DOE

Design of experiments

Thiết kế và thực nghiệm

FMEA

Failure mode & Effects analysis Phân tích tác động lỗi chính

FTA

Failure tree analysis

Cây phân tích lỗi

OP


Operator

Người vận hành

PE

Production engineer

Kỹ sư sản xuất

PPM

Parts per million

Tỉ lệ phần triệu

QA

Quality assurance

Đảm bảo chất lượng

QC

Quality control

Kiểm soát chất lượng

THD


Total Harmonic Distortion

Tổng độ lệch âm thanh đầu ra

SPC

Statistical process control

Kiểm soát quy trình bằng thống kê

xii


VOB

Voice of business

Tiếng nói doanh nghiệp

VOC

Voice of customer

Tiếng nói khách hàng

VOP

Voice of process

Tiếng nói quy trình


xiii


MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ....................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................................... v
ABTRACT .............................................................................................................................................. vi
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................................... xi
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................................................1
1.1.

Giới thiệu ................................................................................................................................1

1.2.

Vấn đề......................................................................................................................................1

1.3.

Mục tiêu ...................................................................................................................................2

1.4. Phạm vi và giới hạn ...................................................................................................................3
1.4.1. Phạm vi.......................................................................................................................................3
1.4.2. Giới hạn......................................................................................................................................3

1.5. Một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước ....................................................................3
1.6. Tóm tắt nội dung chính ...............................................................................................................6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................9
2.1. Phương pháp luận ........................................................................................................................9
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................................... 11
2.2.1. Chu trình DMAIC (Xác định – Đo lường – Phân tích – Cải tiến – Kiểm sốt) ............ 11
2.2.2. Tóm tắt chu trình DMAIC ................................................................................................ 16
2.2.3. Six Sigma ............................................................................................................................. 18
2.2.4. Thiết kế thực nghiệm ......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
3.1. Tổng quan về công ty ................................................................................................................ 23
3.2. Lĩnh vực hoạt động ................................................................................................................... 24
3.3. Giới thiệu sản phẩm .................................................................................................................. 25
3.3.1. Giới thiệu chung ................................................................................................................. 25

xiv


3.3.2. Nguyên lý hoạt động........................................................................................................... 26
3.3.3. Ứng dụng............................................................................................................................. 27
CHƯƠNG 4 CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHUYỀN REC4000 THEO CHU TRÌNH DMAIC .... 30
4.1.

Define – Xác định ................................................................................................................. 30

4.1.1.

SIPOC ........................................................................................................................... 30

4.1.2.


Vấn đề............................................................................................................................ 31

4.1.3.

Mục tiêu ........................................................................................................................ 33

4.1.4.

Phân tích các bên liên quan – Stakeholder analysis .................................................. 34

4.2.

Measure - Đo lường .............................................................................................................. 36

4.2.1.

Sơ đồ quy trình (Flow chart) ....................................................................................... 36

4.2.2.

Tỉ lệ lỗi tại các cơng đoạn ............................................................................................ 39

4.2.3.

Nhận diện nhóm lỗi chính (failure mode) .................................................................. 39

4.2.4.

Phân tích dữ liệu lỗi ..................................................................................................... 41


4.3.

Analyze – Phân tích.............................................................................................................. 46

4.3.1.

Lỗi THD1 ...................................................................................................................... 46

4.3.1.

Lỗi THD2 ...................................................................................................................... 61

4.4.

Improve – Cải tiến................................................................................................................ 84

4.4.1.

Cải tiến giảm tỉ lệ lỗi THD1 ......................................................................................... 84

4.4.2.

Cải tiến giảm tỉ lệ lỗi THD2 ......................................................................................... 90

4.4.3.

Hiệu suất của chuyền sau khi cải tiến......................................................................... 98

4.5.


Control – Kiểm soát ............................................................................................................. 99

4.5.1.

Kế hoạch kiểm soát – Control plan............................................................................. 99

4.5.2.

Hệ thống quản lý rủi ro lắp ráp – ARM................................................................... 102

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................................. 105
5.1.

Kết quả đạt được ................................................................................................................ 105

5.2.

Hạn chế................................................................................................................................ 107

5.3.

Kiến nghị ............................................................................................................................. 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 108

xv


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.

Giới thiệu
“Cải tiến chất lượng chuyền lắp ráp thiết bị âm thanh theo quy trình DMAIC” -

Đề tài nghiên cứu áp dụng các kiến thức về cải tiến chất lượng với các công cụ như: 7
QC tools, FMEA, biểu đồ nguyên nhân (cause map), cây phân tích lỗi (FTA)… nhằm
nâng cao chất lượng (tỉ lệ sản phẩm tốt – finished goods) tại một chuyền sản xuất thực
tế của công ty linh kiện điện tử.
Nghiên cứu thực hiện dựa trên 5 bước của chu trình DMAIC: 1. Xác định; 2. Đo
lường; 3. Phân tích; 4. Cải tiến; 5. Kiểm soát; giúp xác định được nguyên nhân gốc rễ
của vấn đề từ đó đưa ra cải tiến phù hợp giúp nâng cao chất lượng của chuyền sản xuất.
Đây là một ứng dụng rõ nét các công cụ chất lượng và phương pháp khoa học vào giải
quyết vấn đề thực tế.
1.2.

Vấn đề
Dưới tác động của tồn cầu hóa trong dài hạn, và bất ổn kinh tế chính trị trong

ngắn hạn (chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, đại dịch Covid-19), đơn đặt hàng giảm
xuống và áp lực giá mua tăng lên; việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay
gắt, các công ty phải chịu áp lực lớn khi khách hàng ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi các
nhà sản xuất luôn phải cải tiến không ngừng về thiết kế, nguyên vật liệu và công nghệ
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng các đơn hàng với thời hạn giao hàng ngày
càng ngắn hơn và với giá thành ngày rẻ hơn.
Sonion là một công ty hàng đầu thế giới về các thiết bị âm thanh công nghệ cao,
được coi là người dẫn đầu và tiên phong trong công nghệ “balance armature” – một sáng
tạo trên thiết bị âm thanh quy mô siêu nhỏ dựa trên ứng dụng nguyên lý điện từ trường.
Tuy nhiên, hiên nay công ty đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp trên
toàn cầu mà đặc biệt là từ Trung Quốc. Năm 2019, giá bình qn sản phẩm của cơng ty


1


đã giảm 5% theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng cũng thường xuyên phàn
nàn (complaint) về chất lượng không ổn định của sản phẩm dẫn đến giảm uy tín ở khách
hàng đầu cuối.
Vấn đề trên đặc ra yêu cầu công ty phải tiếp tục cải tiến chất lượng nhằm hướng
đến giảm tỉ lệ lỗi từ đó giảm được chi phí sản xuất và nâng cao tính ổn định của chất
lượng sản phẩm. Để làm được điều đó, cơng ty cần nhận diện được chính xác vấn đề nội
tại, khoảng cách với mục tiêu, và đầu tư thích hợp để cải tiến, hướng đến cải tiến liên
tục. Nâng cao chất lượng chuyền sản xuất là bài toán cần lời giải cho cơng ty.
Chuyền sản phẩm REC4000 có tỉ lệ thành phẩm trên đầu vào khá biến động và
nhiều tuần dưới mục tiêu (target). Mục tiêu này được quản lý đưa ra (bao gồm sự phê
duyệt của Tổng giám đốc) trong kế hoạch đầu năm, dựa trên tình hình sản xuất thực tế
năm trước và tỉ lệ tăng tương ứng phù hợp. Dĩ nhiên, nó ln là một mục tiêu đầy thách
thức cho các bộ phận trực tiếp liên quan; trong đó, bộ phận chính là Bộ phận chất lượng
– QA.
Để giúp cải thiện chất lượng – tỉ lệ thành phẩm trung bình của chuyền REC4000
cần có một đội ngũ nhân lực hỗ trợ giàu kinh nghiệm, quyết tâm, tinh thần đổi mới và
hợp tác cao; sự chấp thuận và tài trợ từ ban lãnh đạo; và đặc biệt là một phương pháp
tiếp cận mới, khoa học và phù hợp. May mắn, cả 3 yếu tố trên đều hội tụ đầy đủ để đi
đến đề tài nghiên cứu này.
Từ những nội dung chỉ ra trên, tất cả cho thấy sự cấp thiết, tính khả thi và giá trị
thực tiễn của việc thực hiện đề tài “Cải tiến chất lượng chuyền lắp ráp thiết bị âm thanh
theo quy trình DMAIC”.
1.3.

Mục tiêu


Áp dụng các cơng cụ chất lượng để phân tích, tìm ra vấn đề và đề xuất giải pháp
nhằm cải tiến quy trình theo chu trình DMAIC để đạt được mục tiêu:

2


- Tỉ lệ thành phẩm (yield) trung bình của chuyền REC4000 tăng 0.5% sau 3 tháng lên
95.3%.
- Chi phí thực hiện không vượt quá $43,200.
- Kết quả cải tiến được duy trì thơng qua kế hoạch kiểm sốt.
1.4.

Phạm vi và giới hạn

1.4.1. Phạm vi
- Địa điểm thực hiện: chuyền REC4000, nhà máy công ty Sonion VN, Khu Công nghệ
cao TP.HCM. Quy mô chuyền: 400 lao động, sản xuất ra trung bình 30 ngàn sản phẩm/
tuần.
- Thời gian nghiên cứu: 3 tháng
1.4.2. Giới hạn
- Chi phí của dự án khơng vượt quá tổng lợi ích mang lại trong 2 năm: $43200.
- Dự án chỉ xét đến vấn đề chất lượng sản phẩm, tỉ lệ thành phẩm của chuyền mà không
xét đến các vấn đề liên quan như năng suất lao động, thời gian chu kỳ (cycle time - CT).
1.5. Một số nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước
1) Nguyễn Khánh Hưng, “Cải tiến chất lượng cho dây chuyền sản xuất bao bì carton”
-

Đề tài thực hiện tại một cơng ty sản xuất có nhiều lỗi chất lượng gây hao phí và giảm sự
hài lòng khách hàng.


-

Nghiên cứu sử dụng các cơng cụ thống kê về chất lượng để phân tích và giải quyết vấn
đề.

-

Sau đó các phương pháp thực nghiệm được tiến hành để lựa chọn thông số phù hợp .

-

Kết quả giúp giảm 21% chi phí chất lượng cho công ty.[1]

3


2) Võ Văn Lâm, “Tái thiết lập và vận hành bộ phận quản lý chất lượng tại công ty sản xuất
và lắp đặt cửa nhơm”
Vấn đề về chi phí chất lượng hàng năm của công ty rất lớn, yêu cầu của ban lãnh đạo
cơng ty là giảm chi phí xuống cịn dưới 20% so với trước đó.
Các chi phí chất lượng được chỉ ra trong nghiên cứu bao gồm: chi phí khắc phục, sửa
chữa, chi phí chờ đợi.
Các cơng cụ chất lượng được áp dụng về quản lý chất lượng tổng thể, thiết kế công việc,
kỹ thuật ra quyết định để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí chất lượng.
3 giải pháp được đưa ra: kiểm sốt vật tư đầu vào, kiểm sốt q trình và kiểm soát sản
phẩm đầu ra.
Sau 5 tháng triển khai, chi phí chất lượng quay về mức 20% như mục tiêu đề ra.[2]
3) Hsiang-Chin Hung, Ming-Hsien Sung, Case Study “Applying Six Sigma to
manufacturing processes in the food industry to reduce quality cost”.
Phương pháp tiếp cận DMAIC (xác định-đo-phân tích-cải tiến-kiểm sốt) để giải

quyết vấn đề của việc giảm biến đổi quy trình và tỷ lệ lỗi cao. Cơng ty thực phẩm ở Đài
Loan sử dụng cách tiếp cận có hệ thống và kỷ luật để hướng tới mục tiêu mức chất lượng
Six Sigma. Các giai đoạn DMAIC được sử dụng để giảm tỷ lệ lỗi bánh trứng nhỏ khoảng
70%. Vào đầu dự án này, khiếm khuyết tỷ lệ là 0,45%, và sau khi các hoạt động cải tiến
được thực hiện trong sáu tháng đã giảm xuống dưới 0.141%.”
-

Mức 6-sigma tăng từ 3.35 lên 3.72.

-

Tỉ lệ lỗi giảm từ 3.2% còn 1.32%.

-

Mật độ PPM giảm từ 31982 còn 13194. [3]

4) Adan Valles, Jaime Sanchez, Salvador Noriega, Berenice Gómez Nez, Case Study
“Implementation of Six Sigma in a Manufacturing Process: A Case Study”.

4


Bài báo này trình bày dự án Six Sigma tại một công ty bán dẫn chuyên sản xuất mạch
cho máy in, được kiểm tra trong giai đoạn cuối của quá trình đo các đặc tính điện. Lỗi
mất điện điện gây ra khoảng 50% của tất cả các lỗi.
Vì vậy, việc cần thiết là phải thiết lập vấn đề chính, nguyên nhân và hành động để
giảm mức độ khuyết tật. Các yếu tố chính tìm thấy thơng qua một thí nghiệm 3 yếu tố
và 2 mức độ là: áp suất ăn mòn (90-95 p), chiều cao của dụng cụ (0,06-0,05) và thời gian
chu kỳ (7000-8000 ms).

Cải thiện là giảm mất điện khoảng 50%. Kết quả cho thấy áp dụng đúng phương pháp
luận tác động tích cực đến chất lượng và các tính năng quan trọng đối với sự hài lịng
của khách hàng.
-

Kế hoạch kiểm sốt được cập nhật cho q trình sản xuất.

-

Mức sigma là 3,35 sigma và tăng được 0,37 sigma, loại bỏ 18.788 PPM.

-

Chương trình phịng ngừa bảo dưỡng đã được sửa đổi.[4]

5) Andrea Sujova, Lubica Simanova and Katarina Marcinekova, Case Study “Sustainable
Process Performance by Application of Six Sigma Concepts: The Research Study of
Two Industrial Cases”.
Để đạt được các yêu cầu năng suất nhằm đảm bảo chất lượng và năng lực quy trình,
mục đích của bài báo này là khẳng định những tác động của Six Sigma (SSM) về hiệu
quả hoạt động của công ty Slovak và điều tra về sự phụ thuộc của SSM vào việc quản lý
chất lượng được chứng nhận hệ thống (QMS). Kết quả của nghiên cứu chứng minh khả
năng SSM và sử dụng các phương pháp thống kê tương tự.
Việc áp dụng SSM trong các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc được coi là đóng góp
quan trọng của nghiên cứu. Kết quả là mơ hình bao gồm phương pháp luận và cách kết
hợp các phương pháp và cơng cụ thích hợp đảm bảo thực hiện bền vững các quy trình
kinh doanh. Hiệu quả mang lại:
-

Mức DPMO giảm từ 197,629.13 còn 134,753.36.


5


-

Tỉ lệ hiệu quả tăng từ 80.237% lên 86.52%.[5]
1.6. Tóm tắt nội dung chính
Luận văn bao gồm 5 chương, với thứ tự và nội dung chính như sau:

❖ Chương 1: Tổng quan
-

Giới thiệu đề tài: Nghiên cứu thực hiện dựa trên 5 bước của chu trình DMAIC; giúp xác
định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ đó đưa ra cải tiến phù hợp giúp nâng cao
chất lượng.

-

Vấn đề: công ty phải cải tiến chất lượng nhằm hướng đến giảm tỉ lệ lỗi từ đó giảm được
chi phí sản xuất và nâng cao tính ổn định của chất lượng sản phẩm.

-

Mục tiêu: Tỉ lệ thành phẩm (yield) trung bình của chuyền REC4000 tăng 0.5% sau 3
tháng lên 95.3%.

❖ Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết
-


Phương pháp luận: quy trình thực hiện nghiên cứu, từ đó bám sát nội dung phương pháp
luận để thực hiện nghiên cứu.

-

Cơ sở lý thuyết:
+ Chu trình DMAIC: định nghĩa từng bước của quy trình và phương pháp, cơng cụ thực
hiện các bước.
+ Six sigma: là mục tiêu cuối cùng của DMAIC, mọi công ty đều mong muốn nâng cao
mức Sigma của mình.
+ Thiết kế thực nghiệm: cách để triển khai thử nghiệm các cải tiến, từ đó lựa chọn mức
cải tiến phù hợp nhất.

❖ Chương 3: Giới thiệu đối tượng nghiên cứu
-

Giới thiệu công ty: vị thế, ngành nghề, lợi thế cạnh tranh.

-

Sản phẩm: cấu trúc, chức năng, chất lượng chung.

6


❖ Chương 4: Áp dụng DMAIC
-

Xác định:
+ Vấn đề: tỉ lệ thành phẩm đang thấp hơn mục tiêu khoảng 0.2%

+ SIPOC: giới thiệu tổng quát về các yếu tố liên quan đến chuyền REC4000 bao gồm:
nhà cung cấp, đầu vào, quá trình, đầu ra, khách hàng.
+ Mục tiêu: tăng tỉ lệ thành phẩm (yield) thêm 0.5%.
+ Các bên liên quan – stakeholder – liên quan, phê duyệt, hỗ trợ hoặc ảnh hưởng đến
nghiên cứu.

-

Đo lường:
+ Sơ đồ quy trình (flow chart) trình bày khái quát nhưng đầy đủ về các bước thực hiện
gia công sản phẩm, sự liên quan giữa chúng.
+ Tỉ lệ lỗi: pareto chart là công cụ hiệu quả.
+ Phân tích dữ liệu ban đầu.

-

Phân tích
+ Lỗi THD1: cơng cụ chính là biểu đồ ngun nhân (cause map) giúp lựa chọn được
nguyên nhân gốc rễ gây lỗi, loại bỏ các nguyên nhân giả thuyết ban đầu.
+ Lỗi THD2: cơng cụ chính là cây phân tích lỗi - FTA

-

Cải tiến:
+ Cải tiến các nguyên nhân gây ra lỗi THD1: sửa chữa lỗi của máy móc, thay mới thiết
bị
+ THD2: thực hiện thiết kế thực nghiệm để lựa chọn điểm tối ưu nhất

-


Kiểm soát:
+ Kế hoạch hành động (control plan) để kiểm sốt kích thước quan trọng ln trong
chuẩn, kịp thời phát hiện sản phẩm sai lệch hoặc ngay khi có xu hướng xích gần đến cận
chuẩn.

7


+ Hệ thống quản lý rủi ro lắp ráp: đưa ra điểm đánh giá tác động của các lỗi dựa trên 3
yếu tố: mức độ nghiêm trọng, khả năng phát hiện, tần xuất xảy ra. Đồng thời, phương
pháp giải quyết, ngăn chặn cũng được đề xuất và duy trì.
❖ Chương 5: Kết luận
-

Đánh giá kết quả nghiên cứu đạt được.

-

Đánh giá ưu và nhược điểm.

-

Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.

8


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Phương pháp luận
Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu

Xác định vấn đề
XÁC
ĐỊNH

Thiết lập mục tiêu

Giới hạn đề tài
Tìm hiểu lý thuyết liên quan

ĐO LƯỜNG

Đo lường hiện trạng vấn đề
Đo lường năng lực q trình
Phân tích vấn đề

PHÂN
TÍCH

Phân tích ngun nhân khả dĩ
Phân tích nguyên nhân gốc rễ
Đề xuất giải pháp
Phân tích khả thi và đánh giá giải pháp

CẢI TIẾN
Giải pháp khả thi
Khơng

Kiến nghị với cơng ty
KIỂM
SỐT


Xây dựng kiểm đồ

Tổng hợp quy trình kiểm sốt
Kết luận
Kiến nghị và đề xuất

Hình 2.1. Phương pháp luận thực hiện Luận văn thạc sĩ

9


×