Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu về phân chia sản phẩm đối với dự án kết nối mỏ dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THANH DIỆU

NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CHIA SẢN PHẨM
ĐỐI VỚI DỰ ÁN KẾT NỐI MỎ DẦU KHÍ

Chuyên ngành : Kỹ thuật Dầu khí
Mã số: 8520604

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại Học Bách Khoa-ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phạm Sơn Tùng ...................................

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Hữu Nhân .....................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Nguyễn Minh Hải ......................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 11 tháng 09 năm 2020 .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. Mai Cao Lân .................................. - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Nguyễn Hữu Chỉnh ........................ - Thư ký Hội đồng
3. TS. Nguyễn Hữu Nhân ......................... - Phản biện 1


4. TS. Nguyễn Minh Hải .......................... - Phản biện 2
5. TS. Phạm Sơn Tùng ............................. - Ủy viên
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Diệu

MSHV: 1870595

Ngày, tháng, năm sinh: 09/04/1967

Nơi sinh: Gị Cơng – Tiền Giang

Chun ngành: Kỹ thuật Dầu khí


Mã số : 8520604

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu về phân chia sản phẩm đối với dự án kết nối mỏ dầu
khí.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các ngun tắc, phương pháp và mơ hình phân chia
I.

sản phẩm đối với dự án kết nối mỏ dầu khí.
-

Giới thiệu các thiết bị chính liên quan đến cơng tác phân chia sản phẩm dầu khí.

-

Giới thiệu sơ lược một số dự án kết nối mỏ có ứng dụng phân chia sản phẩm dầu
khí ở Việt Nam như: mỏ Cá Ngừ Vàng và mỏ Bạch Hổ, mỏ Nam Rồng và mỏ
Đồi Mồi, mỏ Tê Giác Trắng và mỏ Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen.

-

Dùng phần mềm Excel tiến hành phân chia sản phẩm dự án kết nối mỏ dầu khí
giả lập Hoàng Sa và Trường Sa.

-

Giới thiệu các vấn đề phát sinh trong thực tế và đề xuất hướng xử lý cụ thể cho
từng trường hợp.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 24 / 02 / 2020

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21 / 06 /2020.
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): TS. Phạm Sơn Tùng.

Tp. HCM, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2020 .

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, phần mềm ứng dụng để hồn thiện luận
văn này, tơi ln nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy trong khoa
Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí và các đồng nghiệp thuộc Ban Phát triển Khai thác –
Tổng Cơng ty Thăm dị và Khai thác Dầu khí và Cơng ty điều hành chung Hồng
Long - Hồn Vũ JOC. Tơi xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của
mình tới:
Ban Lãnh đạo khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí cùng tập thể cán bộ giảng
viên bộ mơn Khoan khai thác Dầu khí đã ln tận tình giúp đỡ, hướng dẫn thực
hiện cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian của khóa học.
TS. Phạm Sơn Tùng đã hết lịng giúp đỡ, cho các ý kiến hướng dẫn quý báu,
chỉnh sửa và động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Lãnh đạo Tổng Cơng ty Thăm dị và Khai thác Dầu khí và Ban Phát triển Khai

thác đã tạo cơ hội cho tơi nâng cao trình độ chun mơn và năng lực cơng tác bằng
khóa học thạc sĩ tại trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đồng nghiệp tại Cơng ty điều hành chung Hồng Long - Hồn Vũ đã hỗ
trợ về mặt chun mơn trong quá trình tìm hiểu về phần mềm ứng dụng phân chia
sản phẩm góp phần hồn thành luận văn đúng hạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy trong Hội đồng đánh giá luận văn đã cho
những đóng góp quý báu giúp hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 21 tháng 06 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Diệu


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn được trình bày bao gồm các nội dung sau: phần mở đầu, 4 chương
chính, hình ảnh minh họa, bảng biểu số liệu, phần kết luận - kiến nghị, phần phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn được tóm tắt như sau:
Hiện nay, phương án khai thác kết hợp hai hay nhiều mỏ dầu khí dùng chung
hệ thống xử lý chất lưu khai thác nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí điều hành
đang được ưa chuộng, đặc biệt mơ hình này mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao
đối với các mỏ nhỏ, cận biên.
Phân chia sản phẩm dầu khí là việc phân bổ sản phẩm khai thác được bao gồm
dầu (hydrocacbon lỏng), khí và nước khai thác được cho các chủ thể như: các
giếng, các giàn, các vỉa sản phẩm, các mỏ và các chủ mỏ dựa trên các số liệu đo đạc
được. Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu việc phân chia
sản phẩm đối với dự án kết hợp hai mỏ dầu khí.
Vấn đề cốt lõi trong việc phân chia sản phẩm là các bên tham gia dự án đồng

thuận một cơ chế phân chia công bằng các sản phẩm khai thác được sau khi đi qua
hệ thống xử lý thông thường là dầu khô (dầu không chứa tạp chất và nước) trong
các kho chứa trên tàu chứa nổi và xuất bán (floating storage offload – FSO) hoặc
tàu xử lý, chứa nổi và xuất bán (floating processing storage and offload – FPSO),
lượng khí xuất bán, khí nâng, nước khai thác,… trên cơ sở số liệu đo đếm từ các
thiết bị đo và kết quả phân tích mẫu đặt tại một số vị trí nhất định trên hệ thống xử
lý của các mỏ.
Phần cơ sở lý thuyết của luận văn thu thập tương đối đầy đủ các nguyên tắc,
nguyên lý phân chia sản phẩm dầu khí đang được áp dụng trên thế giới, giới thiệu
sơ lược các tiêu chuẩn quốc tế được tham khảo để xác định các hệ số ảnh hưởng đến
q trình tính tốn nhằm đảm bảo yêu cầu xác định công bằng cho mỗi bên không
chỉ đối với giá trị sản phẩm thương mại mà cả giá trị tổn thất trong sản xuất.
Tại Việt Nam, một số dự án kết nối mỏ dầu khí cũng đã được triển khai và
mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn nhiều so với phương án phát triển riêng lẻ từng dự
án. Đối với các dự án này, cơng tác phân chia sản phẩm dầu khí ở mỗi dự án có


iv

cách tính tốn khác nhau giúp mang đến nhiều kiến thức về triết lý phân chia chất
lưu khai thác khác nhau phụ thuộc vào đặt thù về vị trí, quy mơ dự án và tính chất
chất lưu của từng mỏ.
Trên cơ sở số liệu đo đếm và kết quả phân tích mẫu thật từ một dự án kết nối
mỏ dầu khí trong thực tế, luận văn xây dựng một dự án kết nối mỏ giả lập giữa mỏ
Hoàng Sa và mỏ Trường Sa, qua đó giới thiệu các bước tính tốn, các cơng thức cụ
thể để xác định các đại lượng như thể tích dầu và khí phân chia cho từng mỏ, các hệ
số ảnh hưởng như hệ số co ngót và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo thơng qua
việc nghiên cứu ứng dụng phần mềm tính tốn Excel.
Có một thực tế là dù hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí có làm tốt đến đâu
thì theo thời gian cũng xảy ra các vấn đề bất cập gây tranh cãi. Luận văn dành một

chương để nghiên cứu chuyên sâu về một vài vấn đề phát sinh sau hợp đồng xảy ra
trong thực tế để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm tránh lặp lại khi thực
hiện các dự án kết nối mỏ dầu khí trong tương lai.


v

ABSTRACT
The thesis is presented with 04 main chapters, illustrations, data tables,
conclusions - recommendations and reference document list. The main content of
the thesis is summarized as follows:
Based on the current oil & gas market and reserves, in order to have
significant benefit and profit to prove and convince investors to make decision for
field development of small or marginal field, the tie-in option is being considered
and evaluated to be one of the best options. The advantage of this option is to utilize
the spare processing capacity of host field which will support reducing the capital
expenditure (CAPEX) and the operating expenditure (OPEX) of new project & field
development.
One of major issues of tie-in option is how to calculate and allocate the
products including crude oil/condensate, associated gas/gas and produced water
between tie-in field and host field. Therefore, in this master thesis, the author will
analyse and focus on the allocation of the tie-in oil fields.
The most important issue in the allocation is that all Parties should have a
consensus on a mechanism of fair distribution and allocation for the products to be
separated and treated at the processing system such as the volume of dry oil,
associated gas, fuel gas, gas-lift, export gas and produced gas, etc. … These
measurement data for allocation system are measured and monitored by field
devices and samples at specific location on the processing system.
The theoretical basis of this thesis is based on the relevant principles and
principles of petroleum allocation are being applied in the world, and the

international standards to identify the coefficient affecting the calculation process in
order to ensure the requirement of fair determination and allocation for each party.
In Vietnam, many tie-in projects were executed and bring significant
economic benefits than other development options. In these tie-in projects, the
allocation methodology of each project was different so it helps to have more
background and knowledge on the allocation application subject to the area, project


vi

and fluid properties.
Based on actual measurement data and sample analysis results provided from
the current tie-in project, this master thesis builds allocation model by excel
spreadsheet between Hoang Sa and Truong Sa fields including introduction of each
calculation step, definition of specific formulas to determine, calculate and allocate
the volume of oil and gas of each field, shrinkage factor, conciliation factor etc.
It is fact that in any allocation methodologies, it will have more argument,
dispute and pro-long discussion over field life. This master thesis has a chapter to
deeply study on actual issues happened then proposing corrective measurement to
avoid these issues for future projects.


vii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phương
pháp khoa học cụ thể trên số liệu thực tế, không sao chép lại các luận văn khác. Nếu
sai tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Khoa Kỹ thuật
Địa chất và Dầu khí và Trường Đại học Bách Khoa đưa ra.

TP HCM, ngày 21 tháng 06 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Diệu


viii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. THÔNG TIN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1
1.1. TÊN ĐỀ TÀI................................................................................................................... 1
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................................ 1
1.3. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 2
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 3
a.

Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3

b.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 3

1.7. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ................................................................................................ 3
1.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM........................................................................... 6
1.9. CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN THU THẬP ĐƯỢC .............................................. 6
2.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 10
2.1.

CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 10

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 10

2.3.

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 10

2.4.

NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ ......................................................................................................... 11

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................................12
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ ................................................................................ 12
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ ............................................................................................ 15
1.2.1. Các tiêu chuẩn đo lường trong phân chia sản phẩm dầu khí ...................................................... 15
1.2.2. Nguyên tắc phân chia sản phẩm dầu khí ..................................................................................... 18
1.3. CÁC MƠ HÌNH PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ CƠ BẢN ...................................................................................... 21
1.3.1. Bài tốn giả định liên quan đến dự án kết nối mỏ ....................................................................... 21
1.3.2. Mơ hình phân chia ngược theo tỷ lệ (Back Allocation) ................................................................ 21
1.3.3. Mơ hình phân chia bằng phương pháp khấu trừ (By Difference) ................................................ 22
1.3.4. Mơ hình phân chia dựa trên độ không đảm bảo (Uncertainly Based Allocation) ....................... 22
1.3.5. Mơ hình phân chia dựa trên cân bằng giá trị (equivalent value) ................................................ 22
1.3.6. Kết luận về các mô hình phân chia sản phẩm dầu khí ................................................................. 22
1.4. THIẾT BỊ ĐO, QUY TRÌNH ĐO VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÍNH TỐN PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ ........................... 23



ix

1.4.1. Khái niệm đo trong phân chia sản phẩm dầu khí ........................................................................ 23
1.4.2. Các thiết bị đo phổ biến trong khai thác dầu khí ......................................................................... 24
1.4.3. Quy trình đo và tính tốn lượng dầu trên FSO hoặc FPSO .......................................................... 31
1.4.4. Ứng dụng phần mềm tính tốn phân chia sản phẩm dầu khí ..................................................... 33
CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ DỰ ÁN KẾT NỐI MỎ ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM ..........................................................38
2.1. DỰ ÁN KẾT NỐI MỎ CÁ NGỪ VÀNG (CNV) VÀ MỎ BẠCH HỔ (BH) ..................................................................... 38
2.1.1. Tổng quan về dự án, mơ hình kết nối mỏ và sơ đồ cơng nghệ .................................................... 38
2.1.2. Phân chia sản phẩm đối với dựa án kết nối mỏ dầu khí giữa CNV và BH.................................... 40
2.2. DỰ ÁN KẾT NỔI MỎ NAM RỒNG – ĐỒI MỒI (NR-ĐM) VÀ MỎ RỒNG ................................................................. 49
2.2.1. Tổng quan về dự án, mơ hình kết nối mỏ và sơ đồ cơng nghệ .................................................... 49
2.2.2. Phân chia sản phẩm dầu khí giữa mỏ NR-ĐM và mỏ Rồng ......................................................... 50
2.2.2.1. Quy trình tính tốn ................................................................................................................... 53
2.2.2.2. Các cơng thức tính tốn phân chia sản phẩm .......................................................................... 54
2.3. DỰ ÁN KẾT NỐI MỎ TÊ GIÁC TRẮNG (TGT) VÀ MỎ HẢI SƯ TRẮNG / HẢI SƯ ĐEN (HSTD) .................................... 58
2.3.1. Tổng quan về dự án, mơ hình kết nối mỏ và sơ đồ cơng nghệ .................................................... 58
2.3.2. Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí giữa mỏ HSTD và mỏ TGT ............................................. 59
CHƯƠNG 3 - THỰC HÀNH PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ BẰNG PHẦN MỀM EXCEL...............................67
3.1. MƠ HÌNH KẾT NỐI MỎ DẦU KHÍ GIẢ LẬP HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA .................................................................... 67
3.1.1. Giàn đầu giếng vệ tinh TS-WHP mỏ Trường Sa ........................................................................... 68
3.1.2. Các thiết bị và chức năng chính trên giàn TS-WHSP .................................................................... 69
3.1.3. Giàn đầu giếng HS-WHP mỏ Hoàng Sa........................................................................................ 69
3.1.4. Hệ thống đường ống ngầm nội mỏ ............................................................................................. 70
3.1.5. Tàu xử lý và kho chứa nổi HS-FPSO ............................................................................................. 70
3.2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ..................................................................................... 71
3.2.1. Các thỏa thuận chung giữa mỏ Trường Sa và Hoàng Sa liên quan đến việc phân chia sản phẩm
dầu khí ................................................................................................................................................... 71

3.2.2. Các quy định chung về lấy mẫu ................................................................................................... 72
3.2.3. Giới thiệu phần mềm mơ hình phân chia sản phẩm dầu khí (Trường Sa – Hồng Sa Allocation
Model version F00 – viết tắt MAA ver. F00) .......................................................................................... 72
3.2.4. Giới thiệu phần mềm phân chia dầu trong các kho chứa trên tàu HS-FPSO (Trường Sa – Hoàng
Sa COSA Model version F00 – viết tắt là COSA ver. F00) ....................................................................... 74
3.3. THỰC HÀNH TÍNH TỐN PHÂN CHIA SẢN PHẨM ............................................................................................... 76
3.3.1. Phần mềm mơ hình phân chia sản phẩm (Truong Sa – Hoang Sa Allocation Model version F00 –
viết tắt là MAA ver. F00) ........................................................................................................................ 76
3.3.2. Phần mềm mơ hình phân chia dầu trong các kho chứa trên tàu HS-FPSO (Truong Sa – Hoang Sa


x

COSA Model version F00 – gọi tắt là COSA ver. F00) ............................................................................. 86
3.4. CHẠY THỬ VÀ HIỆU CHỈNH PHẦN MỀM MAA VÀ COSA .................................................................................... 93
3.4.1. Bảng số liệu đầu vào để tiến hành chạy thử và hiệu chỉnh phần mềm MAA và COSA ................ 93
3.4.2. Kết quả chạy thử phần mềm phân chia sản phẩm MAA ver. F00 ................................................ 93
3.4.3. Kết quả chạy thử phần mềm phân chia dầu khô trong các kho chứa COSA ver. F00 .................. 93
CHƯƠNG 4 - CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG THỰC TẾ VÀ HƯỚNG XỬ LÝ ................................................94
4.1. SAI SĨT TRONG Q TRÌNH PHÂN TÍCH MẪU DẪN ĐẾN SAI SỐ GIÁ TRỊ CÁC HỆ SỐ ẢNH HƯỞNG................................... 94
4.1.1. Giới thiệu về sự cố phát sinh ....................................................................................................... 94
4.1.2. Kết luận ...................................................................................................................................... 100
4.1.3. Kiến nghị .................................................................................................................................... 101
4.2. THAY ĐỔI CHU KỲ LẤY VÀ PHÂN TÍCH MẪU DẦU KHÍ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG PHÂN CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ ......... 101
4.2.1. Giới thiệu về sự cố phát sinh ..................................................................................................... 101
4.2.2. Kết luận ...................................................................................................................................... 103
4.2.3. Kiến nghị .................................................................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................104
1.


KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 104

2.

KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................... 105


xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1- 1: Bản đồ vị trí mỏ giàn CNV thuộc mỏ CNV và giàn CPP3 mỏ Bạch Hổ
...................................................................................................................................38
Hình 2-1- 2: Sơ đồ minh họa dự án kết nối mỏ CNV-BH .........................................39
Hình 2-1- 3: Sơ đồ minh họa dây chuyền cơng nghệ phân chia sản phẩm ..............40

Hình 2-2- 1: Sơ đồ minh họa vị trí và hệ thống đường ống ngầm kết nối mỏ ..................... 49
Hình 2-2- 2: Sơ đồ minh họa phân chia sản phẩm mỏ NR-ĐM và mỏ Rồng ...................... 54
Hình 2-3- 1: Bản đồ vị trí mỏ Tê Giác Trắng và Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen ...................... 59
Hình 2-3- 2: Sơ đồ minh họa mơ hình kết nối mỏ TGT và mỏ HSTD .................................. 60
Hình 2-3- 3: Sơ đồ cơng nghệ phân chia sản phẩm mỏ TGT và mỏ HSTĐ ........................ 61
Hình 2-3- 4: Sơ đồ hệ thống khí nhiên liệu .......................................................................... 65
Hình 3- 1: Mơ hình kết nối mỏ giả lập Trường Sa và Hồng Sa ......................................... 67
Hình 3- 2: Biểu đồ minh họa trường hợp một bên thiếu khí khai thác. ............................... 83
Hình 3- 3: Sơ đồ biểu diễn chất lưu khai thác không đi qua thiết bị đo trên giàn TS-WHSP
............................................................................................................................................. 84
Hình 4-1- 1: Đồ thị biểu diễn sai lệch của thể tích dầu trong kho chứa khi hệ số co ngót
SSF và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo RF điều chỉnh giảm 2% so với thực tế............. 96
Hình 4-1- 2: Đồ thị biểu diễn sai lệch của thể tích dầu trong kho chứa khi hệ số co ngót
SSF và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo RF điều chỉnh giảm 3% so với thực tế............. 97
Hình 4-1- 3: Đồ thị biểu diễn sai lệch của thể tích dầu trong kho chứa khi hệ số co ngót

SSF điều chỉnh giảm 2% so với thực tế và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo RF khơng
đổi. ....................................................................................................................................... 98
Hình 4-1- 4: Đồ thị biểu diễn sai lệch của thể tích dầu trong kho chứa khi hệ số co ngót
SSF khơng đổi và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo RF điều chỉnh giảm 2% so với thực
tế........................................................................................................................................... 99


xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1- 1: Bảng minh họa cách xác định hệ số phân chia ....................................14

Bảng 2-1- 1: Ký hiệu và định nghĩa các đại lượng trong công thức tính tốn .................... 42

Bảng 2-2- 1: Các ký hiệu và định nghĩa các thành phần trong cơng thức tính tốn.
...................................................................................................................................53
Bảng 2-3- 1: Ký hiệu và định nghĩa các đại lượng trong cơng thức tính tốn. ................... 63
Bảng 4-1- 1: Bản thống kê sai lệch của thể tích dầu khơ trong kho chứa phân bổ cho các
bên khi điều chỉnh hệ số co ngót SSF và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo RF giảm 2% so
với thực tế ............................................................................................................................ 96
Bảng 4-1- 2: Bản thống kê sai lệch của thể tích dầu khơ trong kho chứa phân bổ cho các
bên khi điều chỉnh hệ số co ngót SSF và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo RF giảm 3% so
với thực tế. ........................................................................................................................... 97
Bảng 4-1- 3: Bản thống kê sai lệch của thể tích dầu khơ trong kho chứa phân bổ cho các
bên khi điều chỉnh hệ số co ngót SSF giảm 2% so với thực tế và hệ số điều chỉnh sai số kỹ
thuật đo RF không đổi. ........................................................................................................ 98
Bảng 4-1- 4: Bản thống kê sai lệch của thể tích dầu khơ trong kho chứa phân bổ cho các
bên khi điều chỉnh hệ số co ngót SSF không đổi và hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo RF
giảm 2% so với thực tế....................................................................................................... 100
Bảng 4-2- 1: Bảng thống kê sai lệch thể tích dầu khô trong kho chứa phân bổ cho các bên

đối với chu kỳ lấy mẫu 03 tháng/lần so với chu kỳ lấy mẫu 01 tháng/lần. ........................ 103


xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
ACP
APD

DIỄN GIẢI
Thể tích dầu phân bổ cho các bên theo
đồng hồ đo
Sai lệch số liệu phân chia dầu khai thác.

TIẾNG ANH
Allocation Crude Oil at
Rundown Meter
Allocation Production
Difference
American Petroleum Institute -

API
MPMS

Bộ tiêu chuẩn đo lường dầu khí

Manual of Petroleum
Measurement Standards


ASD
BH
BOL
BS&W
CAPEX

Tổng điều chỉnh các sai lệch
Dự án Bạch Hổ
Lượng dầu xuất bán.
Nước và tạp chất trong dầu
Chi phí đầu tư
Thể tích dầu trong các kho chứa phân bổ
cho các bên cuối ngày.
Điểm xuất bán dầu thơ
Thể tích dầu xuất bán
Hợp đồng/Phần mềm phân chia dầu khô
trong các kho chứa trên tàu FPSO
Giàn xử lý trung tâm số 3 mỏ Bạch Hổ
Sai lệch lượng dầu trong kho chứa theo
hợp đồng Cosa.
Sai lệch do điều chỉnh số liệu.
Điểm xuất bán khí
Tỷ số điều chỉnh khí đốt
Kho chứa nổi có hệ thống xử lý và xuât
bán
Kho chứa nổi và xuất bán
Giá trị nhiệt toàn phần
Mỏ giả lập Hoàng Sa
Dự án Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen


Allocation Stock Difference

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn

International Standards
Organisation
Metering and Allocation
Agreement
Multi Phase Flow Meter

CCS
CODP
COL
COSA

CPP-3
CSD
DCD
EGDP
FCR
FPSO
FSO
GHV
HS
HSTĐ
ISO
MAA

Hợp đồng/Phần mềm phân chia sản phẩm


MPFM
NR-ĐM

Đồng hồ đo lưu lượng đa pha
Dự án Nam Rồng - Đồi Mồi
Thể tích dầu trong các kho chứa phân bổ
cho các bên đầu ngày.
Chi phí vận hành

OCS
OPEX

Bill Of Lifting
Basic sediment and water
Capital Expenditure
Closing Cargo Stock
Crude Oil Delivery Point
Crude Oil Lifting
Crude Oil Stock Allocation
Agreement
Centre Process Platform 3
Cosa Cargo Stock Difference
Data Correction Difference
Export Gas Delivery Point
Fuel Correction Ratio
Floating Production Storage and
Offloading
Floating Storage Offloading
Gross Heating Value


Opening Cargo Stock
Operating Expenditure


xiv

PRF
PV-Gas
Rồng
RF
SSF
TS
VSP
WHP
WHSP

Hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo tạm
thời
Tổng Cơng ty khí thuộc Tập đồn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam
Mỏ Rồng
Hệ số điều chỉnh sai số kỹ thuật đo
Hệ số co ngót của dầu trong các kho chứa
Mỏ giả lập Trường Sa
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro
Giàn đầu giếng
Giàn đầu giếng có bình tách

Provisional Reconcillation
Factor


Reconciliation Factor
Shinkage Storage Factor
VietsovPetro
WellHead Platform
WellHead Saparator Platform


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Thông tin đề tài
1.1. Tên đề tài
Tên tiếng Việt: NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CHIA SẢN PHẨM CHO DỰ ÁN KẾT
NỐI MỎ DẦU KHÍ.
Tên tiếng Anh: RESEARCH ON PRODUCTS ALLOCATION FOR OIL AND
GAS FIELD TIE-IN PROJECT.
1.2. Nội dung nghiên cứu


Trình bày các ngun tắc và mơ hình cơ bản về phân chia sản phẩm dầu khí trên
thế giới.



Giới thiệu công nghệ và thiết bị đo liên quan đến cơng tác phân chia sản phẩm
dầu khí.




Giới thiệu các mơ hình phân chia sản phẩm tại một số dự án kết nối mỏ dầu khí
ở Việt Nam như: mỏ Cá Ngừ Vàng và mỏ Bạch Hổ, mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi
và mỏ Rồng, mỏ Tê Giác Trắng và mỏ Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen.



Từ số liệu khai thác thực tế tại dự án kết nối hai mỏ giả lập dầu khí Hồng Sa
và Trường Sa, dùng phần mềm Excel tiến hành phân chia sản phẩm dầu khí.



Giới thiệu các vấn đề phát sinh trong thực tế và đề xuất hướng xử lý cụ thể cho
từng trường hợp.

1.3. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài


Đề tài nghiên cứu mơ hình phân chia sản phẩm cho dự án kết nối mỏ dầu khí
được lựa chọn thực hiện dựa trên các yêu cầu sau:
o

Trong lĩnh vực phát triển và khai thác dầu khí ở Việt Nam và trên thế giới,
việc kết nối một mỏ dầu khí có trữ lượng tiềm năng khơng cao vào một hay
vài mỏ dầu khí khác đang hoạt động có sẵn hệ thống thiết bị như: hệ thống
xử lý dầu khí, hệ thống đường ống vận chuyển, kho chứa, ... nhằm tối ưu
chi phí đầu tư và chi phí vận hành góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế là
tương đối phổ biến.

o


Hiện tại có nhiều mơ hình phân chia sản phẩm được áp dụng trong thực


2

tiễn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu tìm kiếm một mơ hình phân
chia sản phẩm phù hợp nhất với dự án cụ thể mà vẫn đảm bảo sự cơng
bằng, chính xác, khơng gây phát sinh tranh cãi giữa các chủ thể liên quan
đến dự án.
o

Việc sử dụng phần mềm mơ phỏng cơng nghệ chun nghiệp có nhược
điểm là không cho phép kiểm tra, giám sát việc tính tốn nên gây ra sự nghi
ngờ về tính chính xác, công bằng của phần mềm từ nhiều nhà đầu tư dự án.

o

Bằng phương pháp thu thập, đối chiếu và so sánh các mơ hình phân chia
sản phẩm tại các dự án kết nối mỏ dầu khí ở Việt Nam, đề tài cập nhật
tương đối đầy đủ các kiến thức tổng quan, đồng thời ghi nhận một số vấn đề
bất cập, gây bất đồng giữa các chủ thể đã xảy ra trong thực tế liên quan đến
công tác phân chia sản phẩm dầu khí.

o

Từ kết quả thực hiện tính tốn phân chia sản phẩm một dự án kết nối hai
mỏ dầu khí trong thực tế, luận văn giới thiệu các bước tính tốn cơ bản
trong q trình phân chia sản phẩm và qua đó đề xuất các giải pháp xử lý
cho từng tình huống khơng mong muốn phát sinh cụ thể.


1.4. Mục tiêu nghiên cứu


Các kiến thức cơ bản, các cơng thức tính tốn cụ thể liên quan đến cơng tác
phân chia sản phẩm đối với dự án kết nối mỏ dầu khí.



Thực hành tính tốn dựa trên số liệu khai thác thực tế để phát hiện lỗi kỹ thuật
(nếu có).



Nhận diện và nghiên cứu các giải pháp loại trừ các vấn đề phát sinh liên quan
đến hợp đồng phân chia sản phẩm đối với các dự án kết nối mỏ dầu khí trong
tương lai.

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: các mơ hình phân chia sản phẩm được áp dụng cho dự
án kết nối mỏ dầu khí.



Phạm vi nghiên cứu: giới hạn mơ hình kết nối mỏ dầu khí mới vào một mỏ hiện
hữu để sử dụng chung cơ sở hạ tầng xử lý dầu khí.


3


1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
a.

Ý nghĩa khoa học



Công nghệ kết nối mỏ dầu khí là một giải pháp rất hiệu quả để đưa một mỏ dầu
khí có trữ lượng nhỏ vào khai thác bằng cách kết nối vào một hay vài mỏ khác
nhằm sử dụng chung cơ sở hạ tầng thiết bị, từ đó làm giảm chi phí đầu tư và chi
phí vận hành, nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án, đem lại lợi nhuận lớn hơn
cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh gây tranh cãi trong hợp đồng dầu
khí được đề cặp trong đề tài cũng là bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình
này cho các dự án mới.



Do đó, đề tài có ý nghĩa như một nghiên cứu chuyên sâu về mô hình phân chia
sản phẩm đối với loại hình cơng nghệ đang ngày càng được áp dụng rộng rãi
trong thực tiễn này.

b.

Ý nghĩa thực tiễn



Các nội dung đề cập trong đề tài hồn tồn có thể sử dụng trong các dự án dầu
khí mới trong tương lai.


1.7. Lý thuyết liên quan


Để khai thác sản phẩm dầu khí ngồi khơi, cần có một hệ thống thiết bị xử lý
dầu khí bao gồm: các giàn khai thác cố định hoặc giàn đầu giếng, hệ thống
đường ống, giàn cơng nghệ để tách dầu, khí và nước, hệ thống nén khí về bờ và
tàu chứa dầu.



Chất lưu từ các mỏ khác nhau thường có thành phần và tính chất lý hóa khác
nhau, thuộc quyền sở hữu của các chủ đầu tư khác nhau và có thể có các mức
thuế từ nước chủ nhà khác nhau.



Khi chất lưu đi vào hệ thống cơng nghệ thì được trộn lẫn với nhau trong đường
ống, bình tách tạo thành dầu và khí thương mại với thành phần và hỗn hợp
chung. Yêu cầu cơ bản của công tác phân chia sản phẩm là đảm bảo việc phân
chia sản phẩm thương mại cho các nhà đầu tư sao cho công bằng nhất.



Các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trong phân chia sản phẩm dầu khí:
o

Tiêu chuẩn đo lường API-MPMS.



4

o


Tiêu chuẩn ISO-6976:2016.

Các nguyên tắc phân chia sản phẩm dầu khí: Để đạt được sự đồng thuận của các
chủ đầu tư, trong quá trình tiến hành phân chia sản phẩm dầu cần đảm bảo các
nguyên tắc sau:
o

Tính minh bạch: cần trình bày rõ ràng các tiêu chuẩn thế giới hay khu vực
được áp dụng trong thuật toán. Các phương pháp tính tốn phải rõ ràng, dễ
kiểm tra và có nghiên cứu đến sự biến đổi theo thời gian của các thơng số
đầu vào.

o

Tính cơng bằng, khơng thiên vị và đạt được sự đồng thuận, hài lòng của các
bên tham gia.

o

Sử dụng tối đa các trang thiết bị hiện có: thực tế cho thấy, tốt nhất là hệ
thống phân chia sản phẩm nên được thiết kế trước khi các mỏ được phát
triển để đảm bảo các thiết bị đo được đồng bộ, cùng mức sai số. Tuy nhiên,
trong trường hợp một mỏ mới phát triển muốn kết nối vào một mỏ đang
khai thác để chia sẻ hạ tầng thiết bị thì nguyên tắc đầu tiên cần xem xét là
nghiên cứu để sử dụng tối đa các thiết bị hiện có. Yêu cầu này có thể giới

hạn các phương án phân chia và thường dẫn đến việc sử dụng dữ liệu ước
tính, số liệu lưu trữ và không đảm bảo số liệu đo.

o

Có thể kiểm tra, kiểm tốn: vì các số liệu tính tốn phân chia liên quan đến
tài chính của mỗi bên nên các thuật toán xử lý vấn đề phải rõ ràng dễ kiểm
tra, đối chiếu đảm bảo các bên có thể kiểm sốt tốt các sai số trong suốt quá
trình phân chia.

o

Tất cả các quá trình đo lường và phân chia cần phù hợp với tiêu chuẩn quốc
gia hay quốc tế.



Phân chia sản phẩm dầu khí có thể thực hiện dựa trên các cơ sở sau:
o

Phân chia dựa trên cân bằng khối lượng: Ưu điểm của phương pháp này là
được sử dụng rộng rãi nên dễ được mọi người chấp nhận. Phương pháp này
không phụ thuộc vào các điều kiện đo như nhiệt độ và áp suất hoặc quá
trình chuyển pha của lưu chất. Tuy nhiên, nhược điểm nổi bật của phương


5

pháp này là phải chuyển đổi từ phép đo thể tích sang khối lượng u cầu
phải có thành phần cấu tử, mật độ của dầu, áp suất và nhiệt độ.

o

Phân chia dựa trên thể tích: Phương pháp này có ưu điểm là nhiều phép đo
dòng chất lưu được thực hiện bằng các thiết bị đo thể tích. Ngồi ra trong
các báo cáo khai thác thơng thường được u cầu tính bằng đơn vị thể tích
vì khái niệm thể tích dễ hiểu hơn khái niệm khối lượng trong lĩnh vực đo
lường trong dầu khí. Về nhược điểm của phương pháp phân chia này thể
hiện rõ nhất là rất khó khăn trong các phép tốn vì đơn vị thể tích khơng có
tính bảo tồn trong q trình tính tốn như đơn vị khối lượng vì các lý do
sau:


Các sản phẩm dầu khí bị thay đổi thể tích khi điều kiện mơi trường
xung quanh như áp suất và nhiệt độ bị thay đổi.



Thay đổi do biến đổi pha, chất lưu biến từ lỏng sang khí và ngược lại.



Cần phải biết chính xác áp suất và nhiệt độ tại tất cả các điểm đo để
chuyển đổi sang thể tích ở điều kiện chuẩn.


o

Các tiêu chuẩn khác nhau có thể gây nhầm lẫn.

Phân chia dựa trên khối lượng cấu tử: Phương pháp phân chia này được ứng

dụng rộng rãi nhờ có các ưu điểm sau:


Phương pháp tính tốn rõ ràng, minh bạch dễ tìm hiểu.



Tổng số lượng cấu tử (mole) trong thành phần dầu và khí khơng thay
đổi khi chuyển đổi pha, thay đổi nhiệt độ, thay đổi áp suất.



Các kết quả phân tích thành phần khí thơng thường dưới dạng thành
phần cấu tử.



Trong q trình tính tốn cân bằng pha ln u cầu thơng số về thành
phần cấu tử.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp phân chia này là trọng lượng
phân tử của các thành phần cấu tử giả lập phi tiêu chuẩn chưa được công bố.
o

Phân chia dựa trên cân bằng giá trị: Phương pháp phân chia này phù hợp
nhất đối với dịng sản phẩm dạng lỏng và ít khi thích hợp cho một hệ thống


6


hồn chỉnh vì cùng một cấu tử thường sẽ có một giá trị khác nhau tùy thuộc
vào trạng thái của cấu tử đó là lỏng hoặc là khí. Phương pháp này cũng
được xem như điều chỉnh giá trị sản phẩm hay điều chỉnh giá dầu thô.
Phương pháp cân bằng giá trị cũng có thể áp dụng đối với sản phẩm là khí
với điều kiện mua bán khí cũng dựa trên thành phần cấu tử. Do đó phương
pháp cân bằng giá trị thường được sử dụng như một điều chỉnh sau khi đã
phân chia sản phẩm. Các bước thực hiện như sau:


Đơn giá sản phẩm của các mỏ riêng biệt và đơn giá hỗn hợp của sản
phẩm được tính.



Điều chỉnh khối lượng sao cho mỗi chủ thể nhận được lượng sản phẩm
tương ứng với giá trị của mình.

1.8. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


Hiện nay chưa tìm thấy luận văn nghiên cứu sâu về đề tài mơ hình phân chia
sản phẩm cho dự án kết nối mỏ dầu khí tại Việt Nam, tuy nhiên có thể tìm thấy
các kiến thức liên quan về đề tài này thông qua các sự kiện:
o

Các khóa học ngắn hạn liên quan về đề tài này được tổ chức tại các Cơng ty
con có chức năng mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành dầu khí
thuộc Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) như: PVDrilling, VPI,
VPU, PVMTC, ...


o

Các buổi hội thảo chuyên đề giới thiệu phần mềm chuyên nghiệp có chức
năng thực hiện phân chia sản phẩm như phần mềm mô phỏng công nghệ
Hysys của Aspentech. Nhược điểm lớn nhất của phần mềm này là tất cả các
bước tính tốn cũng như cơng thức tính tốn khơng được giám sát, kiểm tra
bởi người dùng cho nên không đạt được sự tin tưởng của các chủ thể tham
gia dự án.

o

Các buổi hội thảo rút kinh nghiệm khi triển khai mơ hình phân chia sản
phẩm tại các dự án kết nối mỏ dầu khí ở Việt Nam.

1.9. Các tài liệu nghiên cứu liên quan thu thập được
1.9.1. Công tác phân chia sản phẩm dầu khí tại mỏ Skarv của tác giả Simen


7

Saten thuộc trường Norwegian University of Science and Technology biên
soạn
Bao gồm các nội dung cơ bản như sau:


Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến việc phân chia sản phẩm dầu khí cho
các giếng trong cùng một mỏ. Trong đó bao gồm sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử
lý dầu khí, hệ số phân chia dựa trên sự khơng đảm bảo,…




Trình bày các tính chất cơ bản và quan trọng của dầu khí như: nghiên cứu sự
biến đổi pha (phase behavios), các tính chất của dầu thơ (black-oil), phương
trình trạng thái, cơng thức tính giá trị tức thời đối với dịng lưu chất 2 pha (twophase flash calculator), tính chất dòng chảy trong giếng khai thác tự phun,…



Giới thiệu hệ thống khai thác, sơ đồ công nghệ xử lý trên tàu FPSO, phương
pháp phân chia sản phẩm cho các giếng,… thuộc mỏ Skarv do BP điều hành.



Giới thiệu phương pháp phân chia sản phẩm dự phòng dựa trên thành phần cấu
tử bằng phần mềm Pipe-It.



Đề xuất các kiến nghị để nâng cao tính chính xác trong tính tốn phân chia sản
phẩm.



Ưu điểm:
o Giới thiệu khá đầy đủ các tính chất cơ bản và quan trọng của dầu khí.
o Cung cấp các cơng thức tính tốn phân chia sản phẩm cho các giếng thuộc
mỏ Skarv.



Thiếu sót:

o Chỉ đề cập đến công tác phân chia sản phẩm cho các giếng trong cùng một
mỏ.

1.9.2. Tổng quan công tác phân chia sản phẩm giữa mỏ Tê Giác Trắng (TGT) và
mỏ Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen (HSTĐ) do Công ty Metco biên soạn
Bao gồm các nội dung cơ bản như sau:


Trình bày mơ hình phân chia sản phẩm dầu khí đối với dự án kết nối mỏ HSTĐ
vào mỏ TGT.



Giới thiệu sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý dầu khí của giàn HST/HSĐ, giàn


8

TGT-H1, tàu FPSO.


Giới thiệu nội dung cơ bản và các cơng thức tính trong hợp đồng phân chia sản
phẩm MAA (Metering and Allocation Agreement)



Giới thiệu nội dung cơ bản và các cơng thức tính trong hợp đồng phân chia dầu
tàng trữ trong kho chứa COSAA (Crude Oil Stock Allocation Agreement) trên
tàu FPSO.




Giới thiệu hệ thống đo lường và các giải pháp hiệu chỉnh sai số.



Ưu điểm:
o Cung cấp nguyên lý và các cơng thức tính cơ bản để thực hiện cơng tác phân
chia sản phẩm.
o Giới thiệu các quy trình thực hành phân chia sản phẩm thông qua các bước
thực hiện chạy mơ hình MAA và COSAA.



Thiếu sót:
o Chỉ đề cập nguyên lý phân chia theo khối lượng cấu tử.
o Các cơng thức tính rất đặc thù dành cho riêng dự án kết nối mỏ TGT và
HST/HSĐ.

1.9.3. Ứng dụng các phần mềm cần thiết phục vụ phân chia sản phẩm
Hydrocarbon kết nối mỏ do Viện dầu khí (VPI) biên soạn
Bao gồm các nội dung cơ bản như sau:


Cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý dầu
trên các mỏ đang khai thác dầu trên thềm lục địa Nam Việt Nam.



Giới thiệu các nguyên tắc phân chia sản phẩm khai thác, các mô hình phân chia

sản phẩm đang được áp dụng trên thế giới.



Giới thiệu nội dung cơ bản và các công thức tính hệ số co ngót dầu và mật độ
dầu.



Giới thiệu nội dung cơ bản và các cơng thức tính hệ số khí hịa tan trong dầu,
trong nước và hệ số giãn nở thể tích của dầu, của nước.



Giới thiệu hệ thống đo lường và các giải pháp hiệu chỉnh sai số.



Hướng dẫn cách thức thiết lập và sử dụng chương trình ứng dụng cho một số dự


9

án kết nối mỏ ở Việt Nam.


Ưu điểm:
o Cung cấp các kiến thức về tiêu chuẩn, nguyên lý và các cơng thức tính cơ
bản để thực hiện cơng tác phân chia sản phẩm.
o Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng phân chia sản phẩm.




Thiếu sót:
o Tài liệu chỉ mang tính giới thiệu khơng chun sâu.

1.9.4. Quy trình phân chia sản phẩm dự án kết nối mỏ PM-3 CAA và Block 46
Cái Nước do Công ty Talisman Energy biên soạn
Bao gồm các nội dung cơ bản như sau:


Giới thiệu tổng quan về mỏ Cái Nước (block 46) thuộc vùng chồng lấn
Malaysia và Việt Nam và yêu cầu phân bổ sản phẩm khai thác cho từng giếng,
giàn, vỉa, mỏ và các diện tích bề mặt.



Giới thiệu quy trinh các bước phân chia sản phẩm đi từ giếng, vỉa, mỏ, diện tích
bề mặt. Từ đó tính tốn kết quả phân chia giữa PM-3 CAA và Block 46 Cái
Nước.



Giới thiệu nguyên lý phân chia cơ bản theo mơ hình phân chia ngược theo tỷ lệ
(back allocation), các cơng thức tính xác định lưu lượng phân bổ khí, dầu và
nước khai thác cho từng chủ thể như giếng, giàn, mỏ,…



Giới thiệu các công thức xác định các hệ số phân chia dầu và khí (oil and gas

proration factor)



Các báo cáo hàng ngày, báo cáo tháng kết quả phân chia sản phẩm giữa hai mỏ.



Ưu điểm:
o Cung cấp khá đầy đủ các cơng thức tính cơ bản để thực hiện công tác phân
chia sản phẩm đối với một dự án cụ thể.
o Giới thiệu các bước tính tốn phân chia sản phẩm theo mơ hình phân chia
ngược theo tỷ lệ.

1.9.5. Các thuận lợi trong phân chia sản phẩm: Kinh nghiệm từ mỏ Bonga (SPE
150450) – nhóm tác giả (Emmanuel Udofia, Manoke Akporuno, …)


×