Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.35 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
3.1. Định hướng phát triển công ty Tài chính Dầu khí
Cùng với các Công ty Tài chính khác của Việt Nam, PVFC đang từng
bước triển khai hoạt động theo mô hình Công ty Tài chính trong Tập đoàn
kinh tế Việt Nam. Kết quả đạt được của PVFC trong thời gian vừa qua rất
đáng khích lệ, thể hiện qua các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng, doanh thu… Công
ty đã khẳng định là một định chế tài chính quan trọng của Petro VietNam cả ở
mô hình Tổng công ty 91 lẫn mô hình Tập đoàn Dầu khí ở hiện tại và tương
lai. Bên cạnh đó với vai trò là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, PVFC đã hòa
nhập vào lĩnh vực tài chính tiền tệ trong và ngoài nước. Các nghiệp vụ được
triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả lớn cả về kinh tế lẫn chính trị. Kết
quả đạt được trong giai đoạn 2003 - 2006 thêm khẳng định chắc chắn sự ra
đời, phát triển của PVFC là một tất yếu trong quá trình phát triển của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đứng trước xu thế hội nhập với khu vực và thế giới cũng như những
thay đổi mạnh mẽ của thị trường tài chính tiền tệ, để tồn tại, phát triển và thực
hiện đúng, đủ vai trò của mình trong Tập đoàn Dầu khí đòi hỏi PVFC phải
nhanh chóng đổi mới, khắc phục các tồn tại và phát huy mọi nguồn lực.
Công ty Tài chính Dầu khí rất coi trọng vấn đề quản lý rủi ro nhằm hạn
chế những rủi ro trong hoạt động thu xếp vốn và tín dụng, công tác quản lý rủi
ro cần phải có sự kết hợp cẩn thận giữa những quyết định về cho vay. Muốn
đưa ra được những quyết định đúng đắn đòi hỏi chất lượng công tác phân tích
tài chính khách hàng ngày một nâng cao và hoàn thiện.
Do vậy, công tác tổ chức và phân cấp quản lý tín dụng phải được quan
tâm đúng mức, tránh chồng chéo, phải chuyên sâu và chuyên nghiệp trong kỹ
1
1
thuật thẩm định; đơn giản hóa các thủ tục trong quy trình tín dụng tuy nhiên
vẫn phải đảm bảo chặt chẽ cơ sở pháp lý, các thông tin tín dụng phải được cập
nhật đầy đủ, kịp thời…


Việc tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phân tích tài
chính khách hàng sẽ góp phần giúp Công ty Tài chính đạt được các mục tiêu
chính đề ra trong kế hoạch năm 2007 đối với hoạt động thu xếp vốn và tín
dụng đó là:
- Triển khai mạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn trực tiếp
- Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng.
- Tuyển dụng và đào tạo cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo
đức tốt.
- Nâng cao công tác thẩm định tín dụng và kiểm tra sau cho vay cả về
chất lượng và thời gian.
- Xây dựng danh mục khách hàng và chính sách khách hàng thích hợp
- Cung cấp các dịch vụ đi kèm, dịch vụ tư vấn giúp khách hàng sử dụng
có mục đích và hiệu quả khoản vay.
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nhanh chóng thu hồi nợ quá hạn.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng: 600 tỷ đồng
- Tín dụng ngắn hạn: 1700 tỷ đồng
- Tín dụng trung dài hạn: 2500 tỷ đồng
- Thu xếp vốn: 2300 tỷ đồng
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng
tại công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích
3.2.1.1. Về mô hình tổ chức công việc và kiểm tra, giám sát hoạt động
phân tích
Thứ nhất: Cần chuyên môn hóa quản lý nhóm khách hàng theo nhóm hay
2
2
loại hình doanh nghiệp
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau lại có những đặc điểm, độ
phức tạp khác nhau và vì thế mỗi cán bộ tín dụng không thể có hiểu biết sâu
sắc về tất cả các lĩnh vực. Việc chuyên môn hóa quản lý khách hàng theo

nhóm sẽ giúp cho công việc hoàn thành một cách hiệu quả hơn PVFC cần
phân công cán bộ chuyên môn hóa phụ trách theo từng nhóm ngành kinh
doanh hoặc loại hình doanh nghiệp tuỳ theo năng lực sở trưởng của mỗi
người. Khi đó, mỗi cán bộ sẽ có cơ hội để phát huy năng lực của bản thân,
nâng cao trình độ và kinh nghiệm.
Thứ hai: Phát huy vai trò của phòng thẩm định độc lập
Một điều đặc biệt tại PVFC trước khi cho vay đối với khách hàng, bên
cạnh việc cán bộ tín dụng phân tích tài chính lại có phòng thẩm định thực hiện
hoạt động này một cách độc lập, đã góp phần rất lớn hạn chế rủi ro. Vì vậy
cần tăng cường hoạt động của phòng thẩm định hơn nữa về công tác tổ chức
kiểm tra, đánh giá nghiêm túc về khách hàng, có những nhận xét riêng về
khách hàng. Sau đó kết hợp với phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp
cùng đưa ra kết luận có nên cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không.
Thứ ba: Tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo hoạt động phân tích tài chính
của công ty phải được giám sát cả trước và sau khi thực hiện cho vay. Cụ thể:
Giai đoạn trước khi cho vay: cần kiểm tra cán bộ tín dụng đã thu thập và
xử lý thông tin, phân tích khách hàng như thế nào? Có thực hiện đúng quy
trình, quy chế của PVFC hay không? những đánh giá của cán bộ tín dụng đã
thực sự khách quan và chính xác chưa?...
3.2.1.2. Về công tác thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin
Thứ nhất: Khai thác tối đa, hiệu quả nguồn thông tin hiện có
Những thông tin tài chính là cơ sở để cán bộ tín dụng tiến hành các bước
3
3
phân tích tài chính một doanh nghiệp. Vì thế công ty cần:
+ Gia tăng sự hợp tác, trao đổi với các ngân hàng hay các tổ chức tài
chính khác trong lĩnh vực thông tin, vì thông tin càng nhiều chiều, đa dạng,
chính xác bao nhiêu thì hoạt động phân tích tài chính càng có được kết quả tốt
đẹp hơn.

+ Trên thực tế những thông tin mang tính chiến lược, chất lượng, đáng
tin cậy đều là tiền bạc và do đó PVFC cần phải chịu chi phí để mua những
thông tin đó.
+ Để thu thập được những thông tin chuẩn xác từ phía các doanh nghiệp
mà mình phân tích thì cần có sự đột xuất kiểm tra để doanh nghiệp không thể
dàn dựng trước. Bên cạnh đó, hoạt động cũng phải diễn ra một cách thường
xuyên thì mới có thể nắm bắt thông tin về doanh nghiệp sớm nhất.
+ Công việc sắp xếp lưu trữ thông tin trong công ty cũng phải làm một
cách khoa học, tiện quản lý, theo dõi.
Thứ hai: Xử lý thông tin đầu vào phục vụ công tác phân tích tài chính
khách hàng
Những thông tin trong các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp
các số liệu phải đảm bảo tính trung thực và đầy đủ:
+ Người phân tích cần phải đối chiếu các thông tin trong các bảng báo
cáo có đúng với sổ sách thực tế hay không: có đúng doanh nghiệp có quan hệ
mua bán với ai đó trên cơ sở đối chiếu hóa đơn? Việc trích khấu hao tài sản có
đúng quy định hay không?....
+ Người phân tích cần phải thường xuyên học hỏi, trau dồi thêm những
kiến thức kế toán để có thể thực hiện hoạt động này một cách tốt hơn.
+ Ngoài ra phải biết khai thác, tận dụng nguồn thông tin từ bên ngoài
internet, truyền hình và báo chí, các ngân hàng bạn để đánh giá khách hàng
một cách trọn vẹn nhất, khách quan nhất.
4
4
+ Công ty Tài chính nên yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài
chính đã qua kiểm toán.
+ Công tác lưu trữ thông tin phải được xem xét một cách đúng đắn,
những thông tin thu được từ kết quả phân tích sẽ phục vụ đắc lực cho các lần
làm việc khác với khách hàng.
3.2.1.3. Về phương pháp, nội dung và chỉ tiêu phân tích

Thứ nhất: Phương pháp phân tích
PVFC ngoài sử dụng các phương pháp: phương pháp so sánh, phương
pháp tỷ lệ và phương pháp thay thế liên hoàn thì cán bộ tín dụng cần sử dụng
thêm phương pháp so sánh theo chiều dọc, phương pháp so sánh theo số bình
quân, phương pháp tài chính DuPont… như vậy cán bộ tín dụng mới có hiểu
biết hơn về doanh nghiệp.
Thứ hai: Nội dung và chỉ tiêu phân tích
Cùng với việc đánh giá các chỉ tiêu như: vòng quay hàng tồn kho, hay
các chỉ tiêu về khả năng thanh toán… thì người phân tích cần tìm hiểu kỹ liệu
có hàng tồn kho kém chất lượng hay mất phẩm chất không, nếu như vậy thì
phải loại trừ không cần tính toán, khi đó, xem các khoản loại trừ này như
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và đưa vào chi phí trong kỳ và tính
toán lại các tỷ số về hiệu quả hoạt động của khách hàng.
Một thực tế là, các tiêu chuẩn tài chính áp dụng đối với từng loại doanh
nghiệp khác nhau có các cách đánh giá khác nhau. Ví dụ về chỉ tiêu hệ số khả
năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán ngay ở doanh nghiệp xây
dựng thường thấp hơn so với doanh nghiệp thương mại.
Khi đó để có thể cho các doanh nghiệp xây dựng vay vốn, PVFC cần so
sánh các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp với hệ số khả năng
thanh toán trung bình của ngành, để làm được điều này PVFC cần vận dụng
kinh nghiệm và kiến thức của mỗi cán bộ, kết hợp với tham khảo ở các tổ
5
5

×