Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.29 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Chế định quyền con người, quyền công dân trong


Hiến pháp Việt Nam



Nguyễn Thùy Dương


Khoa Luật



Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về quyền con người


(Chương trình đào tạo thí điểm)



Người hướng dẫn: TS. Vũ Công Giao


Năm bảo vệ: 2014



<b>Keywords. Quyền con người; Quyền công dân; Pháp luật Việt Nam; Luật Hiến pháp </b>
<b>Content </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Tư tưởng về quyền con người có mối liên hệ chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển
Hiến pháp của mọi quốc gia trên thế giới. Xét tổng quát, việc đảm bảo quyền con người vừa là
động lực, vừa là mục tiêu trong Hiến pháp của các quốc gia, bất kể theo thể chế chính trị nào. Có
thể nhận thấy một xu hướng là cùng với thời gian, Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới ghi
nhận các quyền con người, quyền công dân ngày càng rộng rãi và cụ thể hơn [9, tr.38].


Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946, các quyền con người đã được ghi
nhận trong Chương 2 về “Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”. Vị trí đó cho thấy Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã quan tâm đặc biệt đến việc hiến định quyền con người, quyền
công dân. Trong các bản Hiến pháp về sau của Việt Nam (năm 1959, 1980, 1992 và 2013) chế định
này đã có những sửa đổi, bổ sung, trong đó lần sửa đổi, bổ sung gần đây (qua Hiến pháp năm 2013)
là cơ bản, toàn diện hơn cả [35, tr.54].


Một trong những trọng tâm của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi,


bổ sung năm 2001, sau đây gọi là Hiến pháp 1992) là chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ
của công dân. Về vấn đề này, Kết luận số 20-KL/TW ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5
Khóa XI đã định hướng, việc sửa đổi chế định quyền con người và quyền công dân nhằm:


Khẳng định Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân, chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do của mỗi người. Quy định rõ trách nhiệm
của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân phải do Hiến pháp quy định... [35, tr.56].


Ngồi việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập trong các quy định của Hiến pháp
1992, việc sửa đổi, bổ sung còn hướng tới mục tiêu là làm cho các quy định về quyền con người,
quyền công dân phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

quyền hiến định trên cơ sở phân tích so sánh với các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người,
chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp của các nước trên thế giới và các hiến
pháp trước đó của Việt Nam.


Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 28/11/2013, tại kỳ họp lần
thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Ngay sau đó, vào ngày 02/01/2014, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ban hành Kế hoạch chi tiết
triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Theo Nghị quyết này, trong số những công việc cần được
thực hiện bao gồm tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp, và rà soát,
kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định mới của Hiến pháp vào hệ thống pháp luật quốc
gia. Như vậy, Nghị quyết đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu nội dung của Hiến pháp
mới, trong đó bao gồm những quy định về quyền con người, quyền công dân. Luận văn này nhằm
góp phần vào cơng việc đó, thơng qua việc phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của chế
định quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam, trong đó tập trung vào
Hiến pháp hiện hành năm 2013.



<b>2. Tình hình nghiên cứu </b>


Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp không phải là vấn đề mới. Từ
trước đến nay ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó những cơng
trình tiêu biểu có thể kể như sau:


<i>- Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Phạm Hồng Thái, </i>


Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Hồng Minh Hiếu, Đặng Minh Tuấn (đồng
chủ biên), NXB Hồng Đức. Trong ấn phẩm này có một mục riêng gồm 4 bài nghiên cứu về chế
định quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp các nước trên thế giới và các hiến
pháp Việt Nam của các tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên, Bùi Tiến
Đạt…


<i>- Sửa đổi, bổ sung chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và </i>
<i>các chế định khác trong Hiến pháp 1992, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị và TS. Bùi Nguyên Khánh </i>


(đồng chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Viện Nhà nước và Pháp luật, 2012. Trong ấn
phẩm này, các tác giả đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế định trong Hiến pháp năm
1992 về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo vệ Tổ
quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, đặc biệt là về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các đề xuất sửa đổi, bổ sung dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc
thực tế thi hành bản Hiến pháp này và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể
chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến
pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây cịn phù hợp.


<i>- Phân tích và đề xuất hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân của Dự thảo </i>
<i>3 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, Vũ Cơng Giao, Tạp chí Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia Hà </i>



Nội, tháng 11/2013. Bài viết tập trung phân tích những thay đổi trong chế định về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Dự thảo 3 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm
2013. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định liên quan của luật nhân quyền quốc tế, tác giả
đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân
của Dự thảo, đồng thời đề xuất những điều chỉnh để Dự thảo phù hợp hơn với luật nhân quyền
quốc tế.


<i>- Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học: Quyền con người trong Hiến pháp Việt </i>
<i>Nam, Bùi Ngọc Sơn, Bùi Tiến Đạt, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, 2010. Đề tài tập trung phân tích </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>- Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học: Quyền con người trong Hiến pháp Việt </i>
<i>Nam, Bùi Ngọc Sơn, Bùi Tiến Đạt, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, 2010. Đề tài tập trung phân tích </i>


lịch sử, khái niệm về quyền con người, lý do bảo vệ quyền con người của Hiến pháp và nội dung
của nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Hiến pháp và nội dung về quyền con người trong các
Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng cải cách chế
định này trong Hiến pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người.


<i>- Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học Quyền con người trong Hiến pháp Việt </i>
<i>Nam và một số nước trên thế giới, Vũ Công Giao, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, 2011. Đề tài tập </i>


trung phân tích mối quan hệ giữa Hiến pháp và quyền con người, cách thức quy định và nội dung
các quyền con người trong hiến pháp của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất những sửa đổi, bổ sung chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến
pháp 1992


<i>- Các nguyên tắc của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân </i>
<i>trong Hiến pháp sửa đổi của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, đăng trên tạp chú Nhà nước và Pháp luật </i>



năm 2013. Bài viết phân tích những nguyên tắc hiến định của chế định quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đánh giá,
nhận định và kiến nghị về việc thể hiện các nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sửa đổi.


<i>- Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 của PGS.TS. Nguyễn </i>


Thanh Tuấn đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 2013. Bài viết nêu những điểm mới trong Hiến pháp
2013, những thể chế hiến pháp và pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân và yêu cầu
thể chế hóa các quyền hiến định trong hệ thống pháp luật Việt Nam.


Những cơng trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá lớn về chế định
quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp của Việt Nam. Mặc dù vậy, do nhiều
cơng trình được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình thảo luận, sửa đổi Hiến pháp nên
không cập nhật được những nội dung và ý kiến tranh luận trong giai đoạn quan trọng là hoàn thiện
và thông qua dự thảo hiến pháp sửa đổi. Thêm vào đó,chưa có cơng trình nào nêu trên phân tích
một cách tồn diện những tiến bộ và hạn chế và cơ chế bảo đảm thực thi chế định quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp 1946 đến Hiến
pháp 2013. Vì vậy, việc nghiên cứu về chế định này vẫn rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực
tiễn.


<b>3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu </b>


Mục đích của luận văn này là phân tích những cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung của chế
định quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra
những thành tựu, hạn chế và đưa ra những khuyến nghị về việc tổ chức thực hiện và tiếp tục hoàn
thiện chế định này trong tương lai.


Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:



- Làm rõ những vấn đề lý luận nền tảng về mối quan hệ giữa quyền con người và Hiến
pháp


- Phân tích chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các bản Hiến
pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), chỉ ra sự phát triển của chế định này qua từng bản
Hiến pháp.


- Phân tích những sửa đổi, bổ sung của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của
công dân trong Hiến pháp 2013 so với chế định này trong Hiến pháp 1992 và những cơ sở, lập luận
cho những sửa đổi, bổ sung đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nam.


Về phạm vi, quyền con người, quyền công dân là nội dung được ghi nhận không chỉ trong
Hiến pháp - đạo luật cơ bản của quốc gia – mà cịn được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật
của nhiều ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên
cứu các quy định về quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980,
1992 của Việt Nam (trong đó tập trung vào chế định quyền con người, quyền công dân của Hiến
pháp sửa đổi năm 2013) chứ không đề cập đến Hiến pháp các quốc gia khác, cũng như không phân
tích các quy định về quyền con người, quyền cơng dân trong các văn bản pháp luật khác của Việt
Nam.


<b>4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu </b>


Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật.


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương
pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh....



<b>5. Tính mới và những đóng góp của luận văn </b>


Như đã đề cập, hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về chế định quyền con người,
quyền cơng dân trong Hiến pháp, tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện chế định
này trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam.


Luận văn cung cấp cái nhìn tổng thể về chế định quyền con người, quyền công dân trong
các bản Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay, đồng thời cho thấy sự phát triển của chế định này
qua các thời kì, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị để tiếp tự hoàn thiện chế định quyền con người,
quyền công dân trong tương lai. Đây là những vấn đề mà các cơng trình nghiên cứu hiện nay ít đề
cập và chưa làm rõ.


<b>6. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúc làm ba chương:


<i>Chương 1: Mối quan hệ giữa quyền con người vả Hiến pháp. </i>


<i>Chương 2: Quyền con người, quyền công dân trong các bản HIến pháp 1946, 1959, </i>


1980,1992 của Việt Nam.


<i>Chương 3: Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013. </i>


<b>References </b>
<b>Tiếng Việt </b>


1. <i>Đào Duy Anh (2010), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thời Đại. </i>



2. <i>Nguyễn Đăng Dung (2011), "Chủ nghĩa Hiến pháp và những bộ phận cấu thành", Kỷ yếu Tọa </i>


<i>đàm về Constitutionalism của Bộ môn Luật Hiến pháp-Hành chính, Khoa Luật ĐHQG Hà </i>


Nội.


3. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Sĩ Dũng, Vũ Cơng Giao, Hồng Minh Hiếu,
<i>Đặng Minh Tuấn (đồng chủ biên) (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý </i>


<i>luận và thực tiễn, Nxb Hồng Đức. </i>


4. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Lã Khánh Tùng
<i>(2013), ABC về Hiến pháp, Nxb Thế giới. </i>


5. <i>Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc </i>
gia, Hà Nội.


6. <i>Vũ Cơng Giao – Lê Thị Thúy Hương (2014), Nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền </i>


<i>công dân trong Hiến pháp năm 2013, trong cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hội.


7. <i>Vũ Công Giao (2011), Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học: Quyền con người </i>


<i>trong Hiến pháp Việt Nam và một số nước trên thế giới, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội. </i>


8. <i>Vũ Công Giao (2011), "Một số suy nghĩ về Constitutionalism", Kỷ yếu Toạ đàm về Chủ </i>



<i>nghĩa Hiến pháp của Bộ môn Luật Hiến pháp – Hành chính tháng 10/2011, Khoa Luật, </i>


ĐHQG Hà Nội.


9. <i>Vũ Cơng Giao (2013), "Phân tích và đề xuất hoàn thiện chế định quyền con người, quyền </i>
<i>công dân của Dự thảo 3 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013", Tạp chí Kinh tế - Luật tháng </i>


<i>11/2013, Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>


<i>10. Vũ Công Giao (2014), Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm </i>


<i>2013, trong cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013” của </i>


Viện Chính sách cơng và Pháp luật, NXB Lao động – Xã hội.


<i>11. Hoàng Văn Hảo (2001), Hiến pháp Việt Nam và vấn đề quyền con người, quyền công dân, in </i>
<i>trong Hiến pháp, pháp luật và quyền con người – Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, </i>
Trung tâm Nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện
Raoul Wallenberg về Quyền con người và Luật nhân đạo – Đại học Lund – Thụy Điển, Hà
Nội.


12. Vũ Đình Hoè (1998), Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam: "Một mơ hình mới - Hiến pháp
<i>dân tộc và dân chủ", trong Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp </i>


<i>Việt Nam, Văn phịng Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>13. Khoa Luật – ĐHQGHN (2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948: Mục tiêu chung của </i>


<i>nhân loại, tài liệu dịch do Godmundur Alfredsson và Asbjorn Eide chủ biên, Nxb Lao động </i>



<i>xă hội, Hà Nội. </i>


<i>14. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo tr<sub>́nh lư luận và pháp luật về quyền con người , Nxb Đại </sub></i>
<i>học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. </i>


<i>15. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb </i>
<i>Lao động xă hội, Hà Nội. </i>


<i>16. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Hiến pháp: Những vấn đề lư luận và thực tiễn, Nxb Đại học </i>
<i>Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. </i>


<i>17. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Tư tưởng về quyền con người: Tuyển tập tư liệu Việt Nam và </i>


<i>thế giới, Nxb Lao động xă hội, Hà Nội. </i>


<i>18. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị </i>


<i>(ICCPR, 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội. </i>


<i>19. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, </i>
Hà Nội.


<i>20. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các </i>


<i>học giả nước ngoài, Nxb Lao động xă hội, Hà Nội. </i>


<i>21. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ 20, Nxb Thế Giới. </i>
<i>22. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. </i>


<i>23. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. </i>


<i>24. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa . </i>


<i>25. Phạm Hữu Nghị, Bùi Nguyên Khánh (đồng chủ biên) (2012), Sửa đổi, bổ sung chế định </i>


<i>quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các chế định khác trong Hiến </i>
<i>pháp 1992, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. </i>


<i>26. Vũ Kiều Oanh (2012), Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số nước trên </i>


<i>thế giới, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội. </i>


<i>27. Bùi Ngọc Sơn, Bùi Tiến Đạt (2010), Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học: Quyền </i>


<i>con người trong Hiến pháp Việt Nam, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>trước Hiến pháp năm 1946, Luận văn cao học luật, Thành phố Hồ Chí Minh. </i>


<i>29. Nguyễn Thanh Tuấn (2013), Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp, </i>
nguồn: [truy cập: 17/08/2014].


30. Đào Trí Úc (2011), "Chủ nghĩa lập hiến hiện đại ở Việt Nam – Những thành tựu và các vấn đề
<i>đặt ra", Kỷ yếu Hội thảo về bảo hiến, Quảng Ninh. </i>


<i>31. Đào Trí Úc (2014), Cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2013, </i>
trong cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013” của Viện
Chính sách cơng và Pháp luật, NXB Lao động – Xã hội.


<i>32. Đào Trí Úc - Vũ Công Giao (2014), Khái quát những điểm mới của Hiến pháp năm 2013, </i>
trong cuốn “Bình luận Khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013” của Viện
Chính sách cơng và Pháp luật, NXB Lao động – Xã hội.



<i>33. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp </i>


<i>năm 1992, (ngày 01/10/2012). </i>


<i>34. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2013), Báo cáo số 287/BC-UBDTSĐHP ngày </i>


<i>17/5/2013 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ </i>
<i>sở ý kiến nhân dân. </i>


<i>35. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2013), Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa </i>


<i>đổi Hiến pháp năm 1992, (ngày 05/01/2013). </i>


<b>Tiếng Anh </b>


<i><b>36. Arthur W. Diamond Law Library, Columbia Law School, Comparative Constitutional </b></i>
<i><b>Rights Chart, vailable on: </b></i> limitations+duties/limits_general.html


[access: 20/9/2014].


<i>37. OHCHR (2009), Survey on NHRIs: Report on the Findings and Recommendation of a </i>


<i>Questionnaire Addressed to NHRIs Worldwide, Geneve, July 2009. </i>


<i>38. Richard B. Lillich (1989), The Constitution and International Human Rights, trong The </i>


<i>American </i> <i>Journal </i> <i>of </i> <i>International </i> <i>Law, </i> Vol. 83, No. 4, available on


[access: 20/1/2014]



<i>39. Stephen Gardbaum (2008), Human Rights as International Constitutional Rights,The European </i>
Journal of International Law, Vol. 19, No. 4.


40. Tahmina Karimova (2010), Derogation from human rights treaties in situations of
emergency, available on: UserFiles/File/paper1.pdf


[access:20/9/2014].


<i>41. Zachary Elkins, Tom Ginsburg and Beth Simmons (2008), Constitutional Convergence in </i>


<i>Human Rights? The Reciprocal Relationship between Human Rights Treaties and National </i>
<i>Constitutions, </i> December 10-12, available on


</div>

<!--links-->

×