Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chính sách, pháp luật của Hàn Quốc về phát triển, thúc đẩy nghiên cứu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.74 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA HÀN QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN, </b>
<b>THÚC ĐẨY NGHIÊN CỨU VỀ LĨNH VỰC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO</b>


<i><b>ThS. Phạm Thanh Tùng </b></i>


<i>Khoa Luật ĐHQG Hà Nội </i>


<i><b>NCS. Nguyễn Thị Thu </b></i>


<i>(Hàn Quốc) </i>


<b>1. Phần mở đầu </b>


Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực nhiều tiềm năng phát triển trong các
thập kỷ trước đây. Nhưng lĩnh vực này chỉ mới bắt đầu đem lại kết quả trong thập
kỷ vừa qua với sự tăng nhanh về khoa học máy tính, robot và khả năng tính toán lập
trình.86<sub> Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trong thời gian gần đây đã tạo ra nhiều </sub>


bước tiến lớn, chủ yếu tập trung vào khả năng kiểm sốt cơng nghệ, điều vốn không
thực sự được xem trọng khi trí tuệ nhân tạo ở những giai đoạn đầu như ứng dụng
vào lĩnh vực an ninh quốc gia.87<sub> Từ năm 2010, các quốc gia bắt đầu nhận ra tầm </sub>


quan trọng của trí tuệ nhân tạo, từ đó họ đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Các
công ty công nghệ tư nhân là chủ thể đầu tư chính trong lĩnh vực này. Điều này đi
ngược lại với xu hướng trước đây khi chủ thể đầu tư chính vào lĩnh vực này là khối
nhà nước sử dụng dụng ngồn vốn đến từ ngân sách công.


Có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về trí tuệ nhân tạo. Theo nghĩa
rộng, trí tuệ nhân tạo là ngành nghiên cứu bao gồm nhiều chuyên ngành khác kết
nối lại với nhau. Mối liên kết này được tạo nên bởi những quy tắc sau:



- Trí tuệ nhân tạo thích nghi với điều kiện mới và tìm cách xử lý các vấn đề
mới phát sinh;


- Xử lý ngôn ngữ tin học để có thể giao tiếp được với một ngôn ngữ nhất
định được đưa ra;


- Tự xử lý và trình bày thơng tin để lưu trữ thông tin mà máy biết và nhận;
- Tự động suy luận để sử dụng thông tin được lưu trữ sẵn để trả lời câu hỏi
và đưa ra kết luận mới;


- Tầm nhìn của trí tuệ nhân tạo để nhận thức các kiến thức mới;


- Tự động hóa để xử lý được các kiến thức mới.88


Theo nghĩa hẹp, trí tuệ nhân tạo thì nó nên được hiểu là một thuật toán được
xây dựng có mục đích và để giải quyết một vấn đề nhất định. Và trí tuệ nhân tạo chỉ


86<i><sub> Andrew p. Hunter, lindsey r. Sheppard, robert karlén, andrew p. Hunter leonardo balieiro, Artificial </sub></i>


<i>Intelligence And National Security, The Importance of the AI Ecosystem, A Report of the CSIS </i>


Defense-Industrial Initiatives Group, November 2018, trang 3.
87<sub> Id. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

là một phần mềm, là toán học, là mã code trong các thuật toán để đưa ra các quyết
định về dữ liệu để thực hiện một nhiệm vụ nhất định nhất định mà máy nhận thức89<sub>. </sub>


Đây là một hệ thống tự học hỏi bằng cách nhận thông tin từ bên ngoài và đưa ra
quyết định. Mặc dù, trí tuệ nhân tạo được thiết kế để liên tục tìm kiếm các mẫu, học
hỏi kinh nghiệm và tự đưa ra các quyết định dựa trên các tình huống như con người90<sub>, </sub>



nhưng những quyết định của AI không liên quan đến nhận thức logic của con người.
Định nghĩa này cũng giúp phân biệt khái niệm giữa robot và trí tuệ nhân tạo
rõ ràng hơn. Nếu như trí tuệ nhân tạo là máy tự học thì robot là tự động hóa. Trong
một số trường hợp Robot là AI. Thông thường robot chỉ thực hiện một mục đích
duy nhất, và thực hiện lặp đi lặp lại, đơn điệu91<sub>. </sub>


Mỗi một công cụ và kỹ thuật AI được thiết kế với chức năng khả năng và
chức năng khác nhau. Nó có thể hiệu quả và không hiệu quả đối với nhiệm vụ khác
nhau. Cùng một thuật toán thực hiện việc máy học và tầm nhìn máy tính để phân
biệt thực thể có thể được tối ưu hóa các nguồn dữ liệu đầu vào. Nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau sẽ đem lại hiệu quả hơn so với thực hiện cùng một nguồn.


Như vậy, liên quan đến lĩnh vực thảo luận chính sách điều chỉnh về trí tuệ
nhân tạo, Ai nên được hiểu theo nghĩa hẹp. Đây là một hệ thống tự học hỏi độc lập
bằng cách nhận thông tin từ bên ngoài và tự đưa ra quyết định. Người tạo ra hệ
thống này khơng thể dự đốn trước được hành động của AI. Mà việc dự đoán hành
động này rất quan trọng đối với việc tiếp cận pháp lý vì cần để xác định trách nhiệm
pháp lý đối với hành động do AI thực hiện. Đặc điểm này đặt ra vấn đề liên quan
đến khả năng dự đoán và khả năng hành động độc lập đồng thời không chịu trách
nhiệm của AI.92


Khi AI được áp dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao, thì áp lực đặt ra thiết
kế quy định về AI phải có trách nhiệm, công bằng, và minh bạch càng cao. Tuy
nhiên, đây là một lĩnh vực mới, còn nhiều quy chế bỏ ngỏ, nhưng cũng đã bước
đầu được các nhà làm chính sách bắt đầu quan tâm đến. Có đề xuất áp dụng luật


về động vật lên AI93<sub>. Đề xuất này nhanh chóng bị phản đối bởi việc áp dụng pháp </sub>


luật này sẽ dựa trên lập luận tương tự điều mà bị cấm trong luật hình sự. Hay luật


về động vật thiên về vật nuôi trong nhà, và chúng được kỳ vọng sẽ không gây hại
trong điều kiện thông thường. Một đề xuất khác đó là coi AI như là thực thể pháp


89<sub> “Artifcial Intelligence (AI),” skymind, </sub>


90<sub> Vũ Bùi, Sự khác biệt thật sự giữa “trí tuệ nhân tạo” và “Tự động hóa”, 2019, truy cập tại: </sub>



91<sub> Id. </sub>


92<i><sub> Maksim Karliuk, The ethical and legal isues of Artificial Intelligence, April 2018, truy cập tại: </sub></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lý.94<sub> Giả thiết này được giải thích là về bản chất thực thể pháp lý là chủ thể được </sub>


xây dựng bởi luật, và pháp luật có thể linh động một cách hiệu quả khi trao quyền
hoặc hạn chế quyền cho tất cả các đối tượng khác. Về cơ bản, các đề xuất quy
định về trí tuệ nhân tạo còn sơ khai, và cần tiếp tục đầu tư, nghiên cứu trong thời
gian tới. Nhưng đối với bước đầu tiếp cận quy định về AI, có thể tập trung vào các
nhóm nhỏ, cụ thể như là:


Thứ nhất quản trị đạo đức, tập trung vào vấn đề đạo đức phát sinh từ AI như
là công bằng, minh bạch và riêng tư, việc phân bổ dịch vụ và hàng hóa, và dịch
chuyển nền kinh tế (mất việc do tự động hóa dựa trên AI).


Thứ hai, khả năng giải thích: đây là cơ chế để tăng tính công bằng, minh
bạch và trách nhiệm của thuật toán. Ví dụ, ý tưởng về “quyền giải thích” quyết định
của thuật toán được tranh cãi tại Europe. Đây là quyền cho phép cá nhân có quyền


biết về giải thích nếu thuật toán đó quyết định liên quan đến họ. ví dụ từ chối đơn
vay tiền. Tuy nhiên quyền này chưa được đảm bảo. Hơn nữa, việc giải thích thuật
toán để mở và cách giải thích được lưu lại trong hệ thống AI.


Thứ ba, kiểm toán đạo đức: Đối với hệ thống thuật toán khó hiểu và phức
tạp, cơ chế trách nhiệm không thể chỉ dựa vào giải thích. Cơ chế kiểm toán được đề
xuất như là một giải pháp khả thi mà kiểm tra đầu ra và đầu vào của thuật tốn để
tìm ra sự sai lệch, gây hại, thay vì giải đáp cách thức hoạt động của hệ thống.95


Bên cạnh đó, nhiều quan điểm tranh luận về việc đưa ra các khái niệm xã hội
như công bằng, minh bạch, có trách nhiệm là những khái niệm mơ hồ và thiếu cơ
chế thực thi, khó có thể áp dụng các khái niệm trừu tượng áp dụng vào những số
liệu, thuật toán, mã code. Điều này một phần gây bối rối cho các nhà nghiên cứu,
phát triển công nghệ, và đồng thời cũng gây cho các nhà hoạch định chính sách hiểu
sai, hiểu lầm khi áp dụng các thuật ngữ trừu tượng vào máy học.


Mặc dù, còn thiếu vắng khung quy định pháp luật về trí tuệ nhân tạo, nhưng
các nước trên thế giới, vẫn tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vựa này này. Điều này,
một lần nữa tạo ra áp lực cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thiết lập các quy
định phù hợp với những đặc điểm của trí tuệ nhân tạo.


<b>2. Chính sách và pháp luật Hàn Quốc điều chỉnh các vấn đề có liên quan </b>
<b>đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo </b>


<i><b>2.1. Về chính sách đầu tư ngành cơng nghiệp trí tuệ nhân tạo </b></i>


Trong một giải đấu cờ vây được diễn ra giữa kiện tướng cờ vây hàng đầu thế
giới Lee Se-dol và Google ED Alpha Go (một chương trình AI) tại Seoul năm 2016.


94<sub> Arkhipov, V., Naumov, V. On Certain Issues Regarding the Theoretical Grounds for Developing </sub>


Legislation on Robotics: Aspects of Will and Legal Personality // Zakon. 2017, No. 5, trang 164.
95<i><sub> Corinne Cath, Governing artificial intelligence: ethical, legal and technical opportunities and challenges, </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Với kết quả là 4-1 và AI đánh bại kiện tượng này. Chính phủ Hàn quốc đã bất ngờ
với sự kiện này, và ngay sau đó cũng học được bài học về tầm quan trọng của AI
ngày nay.96


Ngay sau đó, Bộ Khoa học Công Nghệ Thông Tin và Kế hoạch Tương lai
(MSIP) của Hàn Quốc đã xác định chiến lược phát triển công nghiệp thông tin trí
tuệ nhân tạo. Cụ thể, trong báo cáo Kế hoạch tổng thể trung và dài hạn trong việc
chuẩn bị cho Xã hội Thông tin Thông minh: Quản lý Cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 đã xem xét vai trò của AI và tác động của AI đối với lực lượng lao động nói
riêng và nền kinh tế nói chung như môi trường sống và lối sống. Nó cũng được kỳ
vọng sẽ đem lại cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao sự an toàn và hạnh phúc cho
con người. Kế hoạch này cũng đề ra các mục tiêu cần đạt được cụ thể như là: (1)
Thúc đẩy xã hội thông tin thông minh dựa trên hợp tác công tư, và doanh nghiệp
cùng cơng dân đóng vai trị dẫn đầu trong khi chính phủ và cộng đồng nhà nghiên
cứu sẽ hỗ trợ; (2) Xây dựng và thực hiện một chế độ chính sách cân bằng giữa công
nghệ, công nghiệp và xã hội và hình thành một xã hội nhân văn hơn (3) Cung cấp
hỗ trợ chiến lược để đảm bảo kịp thời quyền và truy cập vào công nghệ thông tin
thông minh và các nguồn tài nguyên khác để đảm bảo và thúc đẩy khả năng cạnh
tranh công nghiệp (4) Cải cách chính sách và mở rộng mạng lưới an ninh xã hội dựa
trên cơ sở đồng thuận xã hội.


Bên cạnh đó, kế hoạch này cũng đề cập sự cần thiết trong ban hành khung
pháp luật, chương về đạo đức cho AI. Ngoài ra, Kế hoạch này cũng đề xuất thành
lập một hiệp hội hợp tác giữa tư nhân và nhà nước nhằm giám sát, nghiên cứu và
ngăn chặn các xu hướng, rủi ro công nghệ mà có thể gây ra tác động tiêu cực cho


công nghệ mới, và cung cấp giáo dục cho người yếu thế97<sub>. </sub>



Thực hiện chiến lược được đề ra, khu vực tư nhân đã bắt đầu chú trọng đến
hoạt động đầu tư vào trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, chỉ có một số công ty công nghệ
hàng đầu của Hàn Quốc có những bước đi rõ rệt và mạnh mẽ trong lĩnh vực này
như Samsung, NC Soft (Công ty Game), Naver (Công ty công thông tin). Tiêu
biểu là Tập đoàn Samsung đã phối hợp với Wolfram Alpha để cung cấp dịch vụ S
Voice cho các quốc gia nói tiếng Anh. Dù vậy, trong quá trình phát triển, Hàn
Quốc gặp những khó khăn nhất định để thúc đấy, phát triển lĩnh vực này. (1) Liên
quan đến luật bảo vệ thông tin cá nhân, các công ty bị cấm sử dụng thông tin cá
nhân của khách hàng mà không có sự cho phép của họ. Vì vậy, các cơng ty mong
muốn, đề xuất nới lỏng quy định này vì họ cho rằng quy định này cản trở sự phát
triển của AI và công nghiệp dữ liệu lớn; (2) Không có dữ liệu lớn (big data) mà


96<i><sub> Jeong Eun Ha, Artificial Intelligence industry in South Korea, 2016, page 1. </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

công ty có thể sử dụng để phát triển AI hay tăng khả năng tự học của máy. Và các
công ty không đủ lớn để phân tích dữ liệu lớn và không có những công việc khó
cần sự giải quyết của AI.98


<i><b>2.2. Về pháp luật quy định về trí tuệ nhân tạo </b></i>


<i><b>- Đạo luật pháp triển và thúc đẩy phân phối robot thông minh </b></i>


Đạo luật pháp triển và thúc đẩy phân phối robot thông minh ra đời năm
2008. Đạo luật này nhằm mục đích đóng góp vào sự cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dân Hàn Quốc và nền kinh tế quốc gia thông qua thành lập và thúc đẩy
chính sách về phát triển bền vững lĩnh vực robot thông minh. Trong Đạo luật này,
robot thông minh được định nghĩa khác với khái niệm robot thông thường, nhưng
cũng chưa đầy đủ và được xem như là trí tuệ nhân tạo. Theo đó khái niệm robot
thông minh là một thiết bị cơ học tự nhận biết từ mơi trường bên ngồi, nhận thức



các điều kiện và đưa ra hành động của riêng mình.99


Đạo luật này được chia thành 8 chương quy định lần lượt về:


<i><b>(i) Điều khoản chung. Chương này bao gồm 04 điều luật lần lượt đưa ra </b></i>


mục đích, trách nhiệm của chính quyền trung ương và địa phương đối với ứng dụng
trí tuệ nhân tạo, và vị trí của đạo luật này với các đạo luật khác. Chương thứ nhất
cũng đưa ra một số định nghĩa đáng chú ý. Thuật ngữ “robot thông minh”100<sub> có </sub>


nghĩa là một thiết bị cơ học tự nhận biết môi trường bên ngoài, phân biệt hoàn cảnh
và tự động di chuyển; Thuật ngữ “Điều lệ về đạo đức robot thông minh” có nghĩa là
quy tắc ứng xử cho những người liên quan đến việc phát triển, sản xuất và sử dụng
robot thông minh nhằm mục đích ngăn chặn các tác động có tiêu cực có thể phát
sinh từ sự phát triển trí thông minh nhân tạo (Ví dụ như phá hủy trật tự xã hội).
Ngoài ra Điều lệ đạo đức robot thông minh cũng nhằm mục tiêu đóng góp vào việc
cải thiện sinh kế của con người.


<i><b>(ii) Kế hoạch cơ bản về phát triển robot thông minh. Chương này bao gồm </b></i>


04 điều luật quy định lần lượt về việc Thiết lập kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo.
Theo đó, để đạt được mục tiêu phát triển và phân phối robot thông minh một cách
hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thiết lập một “kế hoạch phát triển cơ bản” cứ năm
năm một lần. Cụ thể mỗi bản kế hoạch sẽ bao gồm các vấn đề sau:


+ Định hướng cơ bản của sự phát triển và phân phối robot thông minh;
+ Mục tiêu trung và dài hạn của việc phát triển và phân phối robot thông minh;
+ Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của robot thông minh, thúc đẩy
công nghệ khoa học liên quan;



98<i><sub> Jeong Eun Ha, Artificial Intelligence industry in South Korea, 2016, trang 1. </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Các vấn đề liên quan đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết cho
việc phát triển và phân phối robot thông minh;


+ Các vấn đề liên quan đến việc thực hành Điều lệ về đạo đức robot thông minh;
+ Các vấn đề liên quan đến định hướng của các dự án của các cơ quan hành
chính trung ương đối với robot thông minh;


+ Các vấn đề cần thiết khác liên quan đến việc phát triển và phân phối robot
thông minh.


Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra quy định về
việc tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Theo đó, Chính
phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách tạo thuận lợi cho các tổ chức quốc tế hoặc chính
phủ nước ngoài, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức, tổ
chức khác để phát triển và phân phối robot thông minh. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tri
thức có thể thúc đẩy các hoạt động sau đây để tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế:


+ Khảo sát và nghiên cứu hợp tác quốc tế;


+ Trao đổi quốc tế về nguồn nhân lực và thông tin;
+ Tổ chức triển lãm và hội thảo khoa học;


+ Các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế theo Luật Tiêu chuẩn hóa công nghiệp;
+ Hoạt động tiếp thị ở nước ngoài, thúc đẩy đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh
hoạt động quan hệ công chúng;


<i><b>(iii) Hỗ trợ phân phối robot thông minh. Chương này bao gồm 11 điều luật </b></i>



quy định về các hoạt động hỗ trợ phát triển và phân phối robot thông minh. Theo đó
Chính phủ ủy quyền cho một tổ chức độc lập đứng ra giám sát, thẩm tra và trao
chứng chỉ đánh giá chất lượng robot thông minh. Chứng chỉ đó phải thể hiện công
khai minh bạch tên sản phẩm robot thông minh đã được chứng nhận, tên và địa chỉ
của nhà sản xuất, lĩnh vực mà robot đó ứng dụng.


Trong trường hợp robot thông minh đã nhận được chứng chỉ đảm bảo chất
lượng nhưng bị phát hiện không tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận hoặc gặp bất
kỳ lỗi phát sinh nào trong quá trình vận hành cũng có thể bị đình chỉ chứng chỉ, tạm
thời ngừng phân phối, hoặc bị áp dụng các hình thức chế tài cần thiết khác.


<i><b>Ngoài ra, đạo luật này còn có những quy định về các công ty đầu tư vào </b></i>
robot thông minh; Lập kế hoạch xây dựng khu công nghiệp riêng về trí tuệ nhân
tạo; Xây dựng nền giáo dục thúc đẩy ngành công nghiệp robot Hàn Quốc;...


<i><b>- Điều lệ đạo đức của robot</b>101</i>


Trong Đạo luật này dẫn chiếu đến điều lệ đạo đức của robot, và đồng thời


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nhà làm luật cũng khát quát chung về điều lệ đạo đức của robot cho những người
tham gia phát triển, sản xuất và sử dụng robot thông minh, nhằm ngăn chặn tác
động bất lợi có thể phát sinh từ sự phát triển về chức năng và trí tuệ của robot, như
phá hủy trật tự xã hội. Điều lệ gồm 3 phần: Tiêu chuẩn sản xuất, quyền và nghĩa vụ
của người dùng và Chủ sở hữu, và quyền và trách nhiệm của robot.


Phần 1 yêu cầu nhà sản xuất khi sản xuất robot phải duy trì đảm bảo số
lượng và chất lượng, không sản xuất hàng loạt. Đồng thời nhà sản xuất cũng phải
đảm bảo rủi ro mà robot có thể gây hại về tinh thần và thể chất cho con người, và
bảo vệ thông tin, dữ liệu.102



Phần 2 của Điều lệ chủ yếu về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu robot hoặc
người sử dụng robot. Về cơ bản, những chủ thể này có quyền sử dụng robot do
mình sở hữu một cách cơng bằng và hợp pháp, nhưng không được gây hại hoặc rủi
ro cho người khác. Ngoài ra, chủ sở hữu phải có trách nhiệm thực hiện biện pháp
phòng ngừa hợp lý để đảm bảo rằng robot của họ không gây ra mối đe dọa cho sự
an toàn cho người khác hoặc tài sản của người khác. Điều lệ này nêu rõ ba nhóm
hành vi được xem là vi phạm pháp luật Hàn Quốc: gây thiệt hại từ từ hoặc phá hủy
một robot; vì sơ suất mà để robot gây hại cho con người hoặc tài sản; lạm dựng sử
dụng robot một cách có chủ ý và vơ tình. Nếu chủ sở hữu và người dùng thực hiện
một trong các hành vi trên thì sẽ bị xử lý theo pháp luật Hàn Quốc.103


Phần 3 của Điều lệ là một phần đáng chú ý. Quy định này được xem là một
bước tiến khi xem robot có tư cách pháp lý khi đặt ra quyền lợi và nghĩa vụ cho
robot. Nghĩa vụ cụ thể của robot cụ thể như là không gây thương tích cho con


người, hoặc gây hại đến con người thơng qua việc khơng hành động.104<sub> Ngồi ra, </sub>


robot phải tuân theo mệnh lệnh của con người, trừ trường hợp mệnh lệnh đó gây hại
cho con người. Điều khoản này hàm ý, robot có thể tự nhận biết, và có suy nghĩ
riêng của mình và tự đưa ra quyết định. Và robot phải có đạo đức không được lừa
dối con người. Bên cạnh nghĩa vụ mà robot phải thực hiện, robot cũng được trao
quyền riêng cho mình như quyền tồn tại mà không sợ bị tổn thương hay chết; quyền
được sống trên tự do mà không chịu sự lạm dụng của hệ thống.105<sub> Như vậy, quy </sub>


định về quyền và nghĩa vụ của robot theo pháp luật Hàn Quốc có điểm giống, tiếp
thu quan điểm về luật về robot như đã nhắc ở trên của nhà khoa học người Mỹ.


<i><b>- Sửa đổi khung pháp lý về xã hội thông tin thông minh </b></i>



Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ làm thay đổi xã hội, kinh
tế và cấu trúc công nghiệp, môi trường lao động và đời sống mỗi cá nhân. Mặc dù


102<sub> South Korean Robot Ethics Charter 2012, part 1 </sub>
103<sub> South Korean Robot Ethics Charter 2012, part 2 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

đã có Đạo luật về robot, nhưng trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, với những
đặc điểm nổi bật hơn so với robot, Hàn Quốc nhận thấy được vai trò cần thiết trong
việc sửa đổi, ban hành pháp luật trong lĩnh vực này. Cụ thể, năm 2017, Hàn Quốc
đề ra chương trình sửa đổi Khung pháp luật về Thơng tin Quốc gia (Framework Act
on National Informatization) thành Xã hội Thông tin Thông minh (Intelligent
Information Society), mục đích sửa đổi khái niệm về xã hội, công nghệ thông tin
thông minh, hướng dẫn áp dụng công nghệ thông tin thông minh ở tầm quốc gia
một cách có hệ thống.


Khung pháp luật về Thông tin Quốc gia ban đầu là tập hợp những quy định
nhằm xây dựng một xã hội dựa trên thông tin và kiến thức bền vững, và cải thiện
chất lượng cuộc sống. Thông tin được hiểu trong Khung pháp luật này là tất cả
những loại dữ liệu, kiến thức được thể hiện dưới dạng mã code, thư, giọng nói, âm
thanh, hình ảnh… sau khi được xử lý bằng mắt hoặc bằng điện tử. Khung pháp luật
này gồm những quy định cốt lõi như hệ thống thúc đẩy và ban hành chính sách về
thông tin quốc gia, thúc đẩy thông tin quốc gia, quản lý và sử dụng nguồn thông tin
kiến thức, ngăn chặn tác động tiêu cực đến thông tin quốc gia, đảm bảo an tồn và
trách nhiệm khi sử dụng thơng tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông.
Về cơ bản, Khung quy định này chỉ nêu vấn đề chung liên quan đến việc sử dụng
thông tin, không điều chỉnh trực tiếp đối tượng như trí tuệ nhân tạo.


Tháng 6 năm 2018, Cơ quan Xã hội Thông tin Quốc gia Hàn Quốc (National
Information Society Agency) đề xuất sửa đổi, bổ sung phần nào khung quy này với
tên là Khung pháp lý Xã hội Thông tin Thông minh. Đặc biệt, đối với điều chỉnh


quan hệ pháp luật liên quan đến AI, có một chương về đạo đức trong Khung pháp lý
này. Về chương đạo đức này, nhận thức được lợi ích và rủi ro mà công nghệ thông tin
thông minh đem lại (intelligent information technologies) cho xã hội, kinh tế và lĩnh
vực công nghệ, cần thiết phải được thảo luận về quy phạm liên quan đến quyền và
trách nhiệm của tất cả các bên liên quan. Chương đạo đức đặt ra 6 mục tiêu cụ thể:


(i) Xã hội thông tin thông minh phải được phát triển theo cách bảo vệ nhân
phẩm, sự an toàn, và các giá trí phổ quát của con người;


(ii) Hiệu quả và lợi ích đạt được nhờ xã hội thông tin thông minh phải được
chia sẻ cho tất cả mọi người chứ không phải một nhóm đặc quyền;


(iii) Khi công nghệ, sản phẩm và dịch vụ được phát triển và cung cấp trong
xã hội thông tin thông minh, chúng phải được kiểm soát đặc biệt khi gặp trục trặc
hoặc khẩn cấp và thực hiện trách nhiệm xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

(v) Nhằm thảo luận về các giá trị của xã hội thơng tin thơng minh và tìm ra
giải pháp cho vấn đề, chúng ta nên tham gia vào thảo luận công khai và tạo ra văn
hóa hợp tác cởi mở;


(vi) Để đạt được sử phát triển bền vững trong xã hội thông tin thông minh,
chúng ta phải nỗ lực xây dựng quyền công dân kỹ thuật số và nâng cao năng lực khi
xã hội thay đổi.106


Những quy định trong chương này chủ yếu đặt ra các quy định về quyền và
nghĩa vụ của tất cả chúng ta từ giai đoạn hình thành, tạo dựng công nghệ không
được phân biệt đối xử, định kiến xã hội, cho đến khả năng kiểm soát, và trách
nhiệm giải trình cho quyết định của công nghệ, và trên tinh thần hợp tác cởi mở
đóng góp vào xã hội thơng tin thơng minh đang đến gần.



Ngồi ra, Cơ quan Xã hội Thông tin Quốc gia này còn ban hành văn bản
hướng dẫn cho xã hội thông tin thông minh. Hướng dẫn này làm rõ về tiêu chuẩn
đạo đức cho nhóm nhà phát triển, nhà cung cấp và người dùng trong q trình cơng
nghệ phát triển. Hướng dẫn này áp dụng nguyên tắc phòng ngừa để bảo vệ hệ thống
xã hội khỏi rủi ro từ công nghệ thông tin thông minh và định hướng xã hội theo
hướng con người. Bên cạnh đó, Hướng dẫn cũng đề ra các nguyên tắc chung cần
được áp dụng cho nhà phát triển, nhà cung cấp, và người dung: Công khai, trách
nhiệm giải trình, khả năng kiểm sốt, và minh bạch.107


<b>3. Kết luận </b>


Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ thay đổi bộ mặt thế giới. Xu
thế hiện nay là tăng tỷ trọng kinh tế vào các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao.
Với tư cách là một trong những quốc gia có nền công nghiệp phát triển, Hàn Quốc
không đứng ngoài xu thế đó. Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu thế giới
về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Tại nước này, việc nghiên cứu, ban hành cơ chế pháp lý
điều chỉnh vể trí tuệ nhân tạo đã được diễn ra từ lâu. Hệ quả tất yếu của những nỗ lự
<b>trên là sự ra đời của Đạo luật pháp triển và thúc đẩy phân phối robot thông </b>


<b>minh vào năm 2008, cùng với đó là dự thảo Điều lệ đạo đức của robot vào năm </b>


2012. Việc nghiên cứu chính sách cũng như quy định pháp luật Hàn Quốc về trí
thông minh nhân tạo là tiền đề tốt để các nước khác xây dựng cho mình khung pháp
luật điều chỉnh vấn đề rất mới mẻ này.


Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoài xu
thế đó. Việc nghiên cứu chính sách và pháp luật Hàn Quốc về trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra
nhiều bài học đáng giá trong quá trình luật hóa lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.


106<sub> National Information Society Agency, Ethics Charter for the intelligent information society, xem thêm tại: </sub>



107<sub> National Information Society Agency, Ethics Charter for the intelligent information society, xem thêm tại: </sub>


</div>

<!--links-->
Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội)
  • 6
  • 1
  • 8
  • ×