Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng phụ có hại của hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 56 trang )

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG
SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ HẠN CHẾ ĐẾN MỨC
THẤP NHẤT TÁC DỤNG PHỤ CÓ HẠI CỦA HÓA
TRỊ VÀ XẠ TRỊ Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ
Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật
Mã ngành: 60 44 17

TP.HCM – 1/2016
HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

1

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

ĐỀ TÀI ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN MINH THÁI
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS.BS TÔN CHI NHÂN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Cán bộ chấm nhận xét 2:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 23 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

TRƢỞNG KHOA

2


GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 23 tháng 01 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên :

ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

Phái: NAM

Ngày, tháng, năm sinh: 09/1/1985.
MSHV :

12054875


Ngành :

Vật lý kỹ thuật

MN :

60 44 17

Nơi sinh: Long An

1. Tên đề tài luận văn:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU
TRỊ HẠN CHẾ ĐẾN MỨC THẤP NHẤT TÁC DỤNG PHỤ CÓ HẠI CỦA HÓA
TRỊ VÀ XẠ TRỊ Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ
2- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

2.1 Mục tiêu của chƣơng trình nghiên cứu :
Xây dựng cơ sở lý luận của phƣơng pháp điều trị hạn chế đến mức thấp nhất tác
dụng phụ có hại của hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thƣ bằng laser công suất thấp.
Trên cơ sở tiến hành thiết kế và chế tạo thiết bị phục vụ cho điều trị lâm sàn.
Tổ chức nghiên cứu đều trị lâm sàng bằng thiết bị chế tạo đƣợc. Trên cơ sở kết quả
điều trị lâm sàng tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị của phƣơng pháp.
2.2 Nhiệm vụ tổng quát của phƣơng pháp điều trị hạn chế đế mức thấp nhất tác
dụng phụ có hại của hóa trị vả xạ trị ở bệnh nhân ung thƣ bằng laser bán dẫn công
suất thấp.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN MINH THÁI
Nội dung và đề cƣơng Luận văn thạc sĩ đã đƣợc Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
TRƯỞNG KHOA

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

3

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: PGS.TS Trần Minh Thái đã tận tình
hƣớng dẫn, định hƣớng, cung cấp tài liệu hữu ích, ln tạo điều kiện để tôi thực
hiện tốt luận văn này.
Cám ơn sự hỗ trợ đắc lực của BS CKI Lâm Văn Bay _bệnh xá trƣởng bệnh xá tỉnh
đội Long An – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An , cùng các bác sĩ , điều dƣỡng đã
nhiệt tình ủng hộ và hỗ trợ trong công tác điều trị và đánh giá theo chƣơng trình đề
tài .
Tơi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Huỳnh Văn Linh cùng ban chủ nhiệm
Khoa Khoa Học Ứng Dụng, cùng các Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập ở từ đại học cho đến cao học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong hội đồng phê duyệt luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Vật lý kỹ thuật đã đọc và có những góp ý q báu cho
luận văn đƣợc hồn thiện hơn.

Cuối cùng tơi xin cám ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ và động viên tơi trong q
trình học và làm luận văn.
Môt lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Tp.HCM, Tháng 6/ 2016

Đặng Nguyễn Ngọc An

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

4

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

ĐẶT VẤN ĐỂ
Ung thƣ hiện nay vẫn đang là một gánh nặng cho xã hội – một căn bệnh
nguy hiểm mà khoa học vẫn chƣa tìm ra thuốc đặc trị.
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thƣ Quốc tế (IARC), năm 2008
trên thế giới có 12,7 triệu ngƣời mắc bệnh ung thƣ, 7,6 triệu ngƣời đã chết vì căn
bệnh này. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong năm 2008, cứ 100.000 ngƣời dân thì có
138,7 ngƣời mắc bệnh ung thƣ, trong đó có 101 ngƣời tử vong. Các phƣơng thức
điều trị ung thƣ hiện nay ở Việt nam, cũng nhƣ trên thế giới, chủ yếu phẫu thuật cắt
bỏ khối u, kết hợp với truyền hóa chất trị liệu và xạ trị.
Tuy vậy, ngồi tác dụng tích cực của hóa trị và xạ trị là tiêu diệt tế bào ung
thƣ, song vẫn còn nhiều tác dụng phụ gây tổn hại cho tế bào lành, tế bào vùng lân
cận, nhất là tế bào máu đƣợc tạo ra từ tủy xƣơng, tế bào tóc, tế bào trong miệng,

đƣờng tiêu hóa, trong tim, phổi và hệ thống sinh sản, ảnh hƣởng rất lớn đến sức
khỏe ngƣời bệnh.
Tác dụng phụ thƣờng gặp sau hóa trị và xạ trị của bệnh nhân ung thƣ là:
 Giảm sức đề kháng;
 Thiếu máu (giãm số lƣợng hồng cầu)
 Tổn hại các tuyến nƣớc bọt, gây khô miệng và khó nuốt;
 Buồn nơn và nơn, mệt mõi, chán ăn, sụt cân.
 Rụng tóc: thƣờng khởi phát từ 3 – 4 tuần sau chu kỳ điều trị đầu tiên.
 Lở loét niêm mạc miệng, tiêu chảy.
 Đặc biệt lƣu ý, ung thƣ tăng nguy cơ hình thành huyết khối và việc hóa trị
càng tăng cao hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng.
 …
Trên thực tế đa số bệnh nhân ung thƣ chỉ tập trung vào điều trị mà chƣa chú
trọng đến việc hạn chế tác dụng phụ có hại của hóa trị và xạ trị. Đây chính là
ngun nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt, sức khỏe ngày càng giảm sút trầm trọng.

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

5

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Theo thống kê, 30% bệnh nhân ung thƣ chết do suy kiệt cơ thể trƣớc khi chết
vì khối ung thƣ. Chính vì thế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống đang đƣợc Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình điều trị ung thƣ.

Chƣơng trình nghiên cứu ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị hạn
chế tối đa tác

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

6

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

ABSTRACT
Today, Cancer is being still such as a burden of society – A serious disease,
that science hasn’t yet to find a cure.
According to the agency for International Cancer Research (IARC), in 2008
the world has 12.7 million people suffering from cancer, 7.6 million people died. In
Vietnam, in 2008, for every 100,000 people, there are 138.7 people with cancer,
including 101 died. In Vietnam also in the world , the cancer treatment method
,mainly surgery to remove the tumor, and combination with Chemotherapy and
Radiation therapy.
However, in addition to the positive effect of chemotherapy and radiation
therapy to destroy cancer cells, but still many side effects causing harm to healthy
cells, cells surrounding area, especially the blood cells are created from bone
marrow cells, hair cells, in the mouth, gastrointestinal tract, heart, lungs and
reproductive system, . That are effects to health of patients.
Effects to health after chemotherapy and radiotherapy of cancer patients are:
• Reduced resistance;

• Anemia (reduced red blood cell count)
• Damage to the salivary glands, dry mouth and difficulty swallowing;
• Nausea and vomiting, fatigue, loss of appetite, weight loss.
• Hair loss: usually begin in 3-4 weeks after the first treatment cycle.
• Sores oral mucosa, diarrhea.
• Special attention, cancer is increasing risk of thrombosis and increasing the
higher valence, endangering the life.
In fact, the majority of cancer patients so focuses on treatment that hasn’t
focus to limiting harmful side effects of chemotherapy and radiotherapy. This is the
cause of depletion, health increasingly serious decline.
According to statistics, 30% of cancer patients die from cachexia body
before dying cancer cells. Therefore, improving the quality of life being the World

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

7

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Health Organization (WHO) considered as a key objective in the treatment of
cancer.
Research Program semiconductor laser applications in treating low
minimizing harmful side effects of radiation and chemotherapy in cancer patients is
introduced in this context..


HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

8

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN
Luận văn gồm hai phần và nội dung đƣợc trình bày trong 7 chƣơng nhƣ sau:
- Phần Tổng quan (Chƣơng I - III)
Chƣơng I của luận văn trình bày các vấn đề cơ bản nhất liên quan đến các vấn đề
bệnh ung thƣ . Trong đó các vấn đề bệnh học, cơ chế bệnh sinh, các đáp ứng miễn
dịch cũng nhƣ những phƣơng thức điều trị hiện có đã đƣợc đề cập, phân tích. Đồng
thời các kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới về các vấn đề điều trị ung thƣ ,
cũng nhƣ ở Việt Nam.
Chƣơng II đề cập cơ bản các nội dung liên quan đến sự tƣơng tác của chùm tia laser
công suất thấp với mô sống và các ứng dụng laser trong điều trị. Chƣơng này đồng
thời cũng chỉ ra cơ chế tác động điều trị của chùm tia laser và đáp ứng liều hai pha
của việc điều trị. Điều này làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận của phƣơng
pháp điều trị và việc thiết kế thiết bị điều trị phù hợp.
Chƣơng III đề cập tổng hợp các vấn đề về bối cảnh hình thành chƣơng trình nghiên
cứu cũng nhƣ xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. Đó là xây dựng cơ sở lý
luận của phƣơng pháp ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị hạn chế
đến mức thấp nhất tác dụng phục có hại của hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thƣ.
- Phần Kết quả thực hiện (Chƣơng IV – VI)
Nội dung chƣơng IV trình bày các vấn đề, các nghiên cứu sử dụng laser công suất

thấp để điều trị ung thƣ trên thế giới và xây dựng cơ sở cho việc ứng dụng quang
châm bằng laser bán dẫn công suất thấp trong việc tác động lên các thành phần
nhằm tăng cƣờng hoạt động của hệ tuần hoàn máu, hệ miễn dịch, các chức năng gan
nhằm hạn chế tác động phụ có hại của bệnh nhân ung thƣ sau xạ trị và hóa trị.
Chƣơng V trình bày các kết quả mơ phỏng Monte Carlo tại các vị trí chiếu trực tiếp
từ bề mặt da đáng lƣu ý, từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở cho việc ứng dụng
quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp nhằm tác động lên các cơ quan
miễn dịch để hoạt hóa hệ miễn dịch và tăng cƣờng hoạt động phục hồi các chức
năng trong cơ thể
Chƣơng VI trình bày các kết quả lâm sàng bƣớc đầu sau khi tiến hành
triển khai ở các cơ sở điều trị.
HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

9

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Chƣơng VII bao gồm kết luận và đề nghị hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

10

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI,
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ. .............................................................................................. 3
1.1 Bối cảnh hình thành đề tài .......................................................................................... 3
1.1.2 Giới thiệu về ung thƣ ............................................................................................... 3
1.1.3 Giới thiệu dịch tể học ung thƣ ................................................................................. 4
1.1.4 Phƣơng pháp chẩn đoán, tầm soát ung thƣ .............................................................. 5
1.1.5 Phƣơng pháp điều trị Ung thƣ .............................................................................. 6
CHƢƠNG 2 : MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA TRƢƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC NGHIÊN TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................. 7
2.1. Mục tiêu của chƣơng trình nghiên cứu....................................................................... 7
2.2. Nhiệm vụ của chƣơng trình nghên cứu ..................................................................... 7
2.3 Các nghiên cứu trên thế giới
2.3.1 .................................................................................................................................
2.3.2 ..................................................................................................................................
2.3.4 ..................................................................................................................................
2.3.5 ..................................................................................................................................
2.3.6 ..................................................................................................................................
2.3.7 ..................................................................................................................................
2.3.8 ..................................................................................................................................
2.3.9 ..................................................................................................................................
CHƢƠNG 3 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . ................................ 8
3.1 Đối tƣợng và nhiệm vụ................................................................................................... 8
3.2 Thiết kế phịng và bố trí thiết bị ................................................................................ 38
3.2.1 Mơ hình thiết bị phục vụ điều trị lâm sàng ...................................................................

3.2.2 Thiết bị quang châm - quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp
loại 12 kênh .................................................................................................................
3.2.2.1 Bộ phận điều trị của thiết bị ................................................................
3.2.2.2. Bộ phận định thời ................................................................................
3.2.2.3 Bộ phận kiểm tra oạt động của đầu quang châm, quang trị liệu
và các bộ phận khác. ........................................................................................
3.2.2.4 Nguồn cung cấp cho thiết bị ................................................................
3.3 Thiết bị laser bán dẫn nội tĩnh mạch ................................................................................
3.4 Vật tƣ tiêu hao - kim luồn laser nộ tĩnh mạch ..................................................................
3.5 Thiết kế điều trị và chuẩn bị khu thực hiện điều trị .........................................................
3.6 Phƣơng pháp nghiên cứu lâm sàng ..................................................................................
3.7 Bệnh nhân trong nghiên cứu ............................................................................................
3.8 Chuẩn bị đề tài .................................................................................................................
3.9 Kết quả điều trị .................................................................................................................
CHƢƠNG 4 : PHẦN KẾT QUẢ THỰC HIỆN ....................................................................
HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

11

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

CHƢƠNG 5 : KÊT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN .....................................................
CHƢƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 10
CHƢƠNG 7 : PHỤ LỤC


Giải thích các thuật ngữ :
ADN ( Acid Deoxyribo Nucleic ) : phần tử acid nucleic mang thông tin di truyền
AIDS ( Acquired immunodeficiency syndrome ): Hội chứng suy giảm miễn dịch
CERCLA (Comprehensive Environmental Response, Compensation and Liability
Act)
CT Scanner ( Computed Tomography Scanner ): hệ thống chụp X quang cắt lớp
DSA ( Digital Subtraction Angioraphy ) : hệ thống chụp mạch xóa nền
IARC ( International Agency for research on Cancer) : Cơ quan nghiên cứu quốc tế
về ung thƣ, thành lập năm 1965, là một bộ phận của tổ chức sức khỏe thế giới WHO
thuộc Liên hợp quốc. Có trụ sở tại Lyon, Pháp, 1971
PET ( Positrion Emmision Tomography ): Hệ thống chụp ảnh năng lƣợng
WHO ( Word Health Organization ) : Tổ chức y tế thế giới

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

12

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
1.1 Bối cảnh hình thành đề tài .
1.1.2 Giới thiệu về ung thƣ
Ung thƣ hiện nay vẫn đang là một gánh nặng cho xã hội – một căn bệnh nguy
hiểm mà khoa học vẫn chƣa tìm ra thuốc đặc trị.

Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thƣ Quốc tế (IARC), năm 2008 trên
thế giới có 12,7 triệu ngƣời mắc bệnh ung thƣ, 7,6 triệu ngƣời đã chết vì căn bệnh
này. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, theo báo cáo của bệnh viện Bạch Mai trong năm
2014, cứ 110.000 ngƣời mắc bệnh ung thƣ, trong đó có 80.300 ( 73%) ngƣời tử
vong. Các phƣơng thức điều trị ung thƣ hiện nay ở Việt nam, cũng nhƣ trên thế giới,
chủ yếu phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết hợp với truyền hóa chất trị liệu và xạ trị.
Tuy vậy, ngồi tác dụng tích cực của hóa trị và xạ trị là tiêu diệt tế bào ung thƣ,
song vẫn còn nhiều tác dụng phụ gây tổn hại cho tế bào lành, tế bào vùng lân cận,
nhất là tế bào máu đƣợc tạo ra từ tủy xƣơng, tế bào tóc, tế bào trong miệng, đƣờng
tiêu hóa, trong tim, phổi và hệ thống sinh sản, ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe
ngƣời bệnh.
Ung thƣ là một căn bệnh nguy hiểm khơng chỉ vì nguy cơ tử vong gây ra cho ngƣời
khá cao, mà cịn vì chúng ta chƣa hiểu bết những nguyên nhân và cách phòng ngừa
đối với căn bệnh này.
Tế bào ung thƣ đƣợc sinh ra do những đột biến ADN xảy ra trong quá trình tế bào
phân tách để sinh sản ( trong quá trình phân bào). Đột biến của ADN do sự sai hỏng
của ADN, tạo nên các đột biến gene điều khiển quá trình phân bào cũng nhƣ các cơ
chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến đƣợc tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng
sinh khơng kiểm sốt và tạo khối u. Khối u là một khối mô bất thƣờng, khối u này
có thể lành tính hoặc ác tính. Các khối u ác tính thì sẽ xâm lấn các mơ khác và di
căn ra nhiều cơ quan khác nhau. Ung thƣ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau
phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

13

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Hình 1.1 Phân chia yế bào bình thƣờng và tế bào ung thƣ
Hình 1.1 cho thấy sự khác nhau rõ rệt của việc phân chia của tế bào thƣờng và tế
bào ung thƣ. Do bị sai lệch hay đột biến mà tế bào phát triển khơng bình thƣờng.
Các tế bào nào phát triển mạnh và làm cho khối u di tăng lên rất nhiều
Các tác nhân gây ra đột biến ADN gồm ( 02) hai nhóm chính:
 Các yếu tố mơi trƣờng , gồm :
-

Tác nhân vật lý : Chủ yếu là phát xạ ion hóa và bức xạ tia cực tím.

Nguồn bức xạ ion hóa chủ yếu là phát ra từ các bức xạ tự nhiên từ môi trƣờng, từ vũ
trụ,... hay bức xạ chiếu ngoài từ các thiết bị phát tia X, tia gamma,..... Đặc biệt
trong y tế các thiết bị gây ra bức xạ chiếu ngoài là rất cần thiết và thƣờng xuyên sử
dụng trong chẩn đoán và điều trị. Cụ thể máy X – Quang, CT scanner, hệ thống
DSA dùng tia X để chẩn đoán , và can thiệp một số các chỉ định, PET, PET – CT ,
Gamma kinfe ,.. Dùng để tầm soát và điều trị ung thƣ Theo ”CERCLA thừa nhận
tất cả các đồng vị phóng xạ đều là chất gây ung thƣ, cho dù chúng phóng ra tia
phóng xạ nào (alpha, beta, gamma, hoặc nơ tron) và cƣờng độ phóng xạ nhƣ thế
nào, chúng dẫn đến gây ion hóa các mơ, và cƣờng độ phơi bức phóng xạ quyết định
nguy cơ gây bệnh. Mức độ gây ra ung thƣ của phóng xạ phụ thuộc vào dạng bức xạ,
dạng phơi nhiễm, và độ xâm nhập. Ví dụ, tia alpha có độ xâm nập thấp và không

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

14


GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

gây hại khi ở bên ngoài cơ thể ngƣời, nhƣng sẽ là tác nhân gây ung thƣ nếu nhƣ hít
vào hoặc nuốt phải”. [1]- dẫn lời từ CERCLA nguồn wikipedia
Các tác nhân này thƣờng gây ra các ung thƣ nhƣ tuyến giáp, ung thƣ phổi và ung
thƣ bạch cầu.
Bức xạ cực tím là bức xạ có trong ánh sáng mặt trời, gần xích đạo thì bức xạ này
càng nhiều và điều này làm cho ta dễ bị ung thƣ da. Tùy theo melamine có trong da
mà da vàng hay trắng có thể nhiễm nhiều hay ít bức xạ cực tím.
-

Tác nhân hóa học : Các yếu tố trong cuộc sống hàng ngày nhƣ thuốc lá, chế độ
ăn uống hiện tại với nhiều chất dây độc hải trong thực phẩm.

-

Tác nhân sinh học : Virus gây ra ung thƣ, ký sinh trùng và vi trùng.
Virus sinh ra ung thƣ : virus Epstein – Barr, virus viêm gan B gây ung thƣ gan,
Virus gây u vú, Virus HTLV1.
Ký sinh trùng và vi khuẩn có liên quan đến ung thƣ là do sán Schistosoma. Loại
sán này gây ra ung thƣ bàng quang, và ung thƣ niệu quản.
Vi khuẩn gây viêm dạ dày mãn tính và ung thƣ dạ dày do vi khuẩn Helicobacter
– Pylori.

Các tác nhân chính gây ra chủ yếu 4 lọai ung thƣ phổ biến nhất thế giới gồm: ung

thƣ phổi, ung thƣ vú, ung thƣ ruột kết và ung thƣ dạ dày.
Ung thƣ phổi : là loại ung thƣ phổ biến nhất trên thế giới, vừa ở số ca mắc (1.6 triệu
ca mắc, 12.7% trên tổng số các ca mắc bệnh ung thƣ) và vừa ở số trƣờng hợp tử
vong (1.4 triệu ngƣời, 18.2% trong tổng số các ca tử vong do bệnh ung thƣ). Ung
thƣ phổi chủ yếu gây ra bởi khói thuốc lá và gia tăng theo cấp số nhân qua từng
năm. Theo thống kê của ngành y tế, năm 2000 mới chỉ có 6.905 ca mới phát hiện
mắc bệnh ung thƣ phổi, trong đó có đến 62,5% bệnh nhân chỉ đƣợc chẩn đoán phát
hiện bệnh khi đã ở giai đoạn khá muộn và không thể áp dụng phƣơng pháp phẫu
thuật. Năm 2013, có trên 20.000 ngƣời đƣợc xác định mắc ung thƣ phổi. Nhƣ vậy
trong vòng 13 năm, tỷ lệ ngƣời mắc bệnh đã gia tăng gấp 4 lần , điều này báo động
về căn bệnh nguy hiểm. (Theo thống kê bệnh viện Bạch Mai – 2013)

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

15

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Hình 1.2 : Ung thƣ phổi

Khói thuốc lá là ngun nhân chính gây ung thƣ phổi . Đây là hỗn hợp của hơn
5300 hóa chất đã nhận dạng đƣợc. Chất gây ung thƣ quan trọng nhất trong khói
thuốc lá đã đƣợc xác định bởi phƣơng pháp “Margin of Exposure” (Biên độ phơi
nhiễm). Sử dụng cách tiếp cận này, những hợp chất gây ung thƣ chủ yếu xếp theo
thứ tự nguy hiểm gồm acrolein,, formaldehyde, acrylonitrile, 1,3-butadiene, cadimi,

acetaldehyde, ethylene oxide and isoprene. Hầu hết các chất này đều gây tổn hại tới
DNA bằng cách tạo thành các liên kết với DNA hoặc làm biến đổi DNA. DNA bị
tổn thƣơng gây ra lỗi cho quá trình sửa chữa hoặc sao chép DNA. Những lỗi xảy ra
trong quá trình sửa chữa hoặc sao chép DNA có thể gây ra sự đột biến trong các
khối u hoặc các gen đột biến sinh ra ung thƣ
Theo GS.TS Mai Trong Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bƣớu (Bệnh viện Bạch Mai) : “Trong khói thuốc
lá có hơn 40 chất có khả năng gây ung thƣ, đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng
nhƣ: 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen… “ Có đến 90% số trƣờng hợp mắc bệnh
ung thƣ phổi là ở ngƣời nghiện thuốc lá. Những ngƣời hút thuốc lá chủ động sẽ làm
tăng nguy cơ bị ung thƣ phổi gấp 13 lần”,
Ngoài thuốc lá, các vấn đề nhƣ ô nhiễm không khí, bệnh nghề nghiệp, di truyền, các
bệnh ở phế quản, phổi… cũng là yếu tố nguy cơ có thể gây mắc bệnh ung thư phổi.

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

16

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Các triệu chứng của ung thƣ phổi thƣờng gây ra ở ngực :
-

Ho dai dẳng và ngày càng nặng hơn.


-

Đau ở ngực, vai, hoặc lƣng.

-

Sự thay đổi về màu sắc, khối lƣợng đờm

-

Khó thở

-

Những thay đổi trong giọng nói hoặc khàn tiếng

-

Thở rít

-

Bị viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phổi tái phát.

-

Ho ra đờm hoặc chất nhầy, đặc biệt là nếu đờm lẫn máu

-


Ho ra máu

Ung thƣ vú :Ung thƣ vú phổ biến xếp hàng thứ 2 (1.4 triệu ca bị, 10.9%), nhƣng tỉ
lệ tử vong chỉ xếp hàng thứ 5 (458,000, 6.1%)]. Nguy cơ ung thƣ vú liên quan tới
nồng độ estrogen (hormone sinh dục nữ) cao liên tục trong máu. Estrogen gây ra
ung thƣ vú bằng 3 quá trình; (1) trao đổi chất của estrogen với genotoxic, các chất
gây ung thƣ bằng đột biến, (2) kích thích của sự sinh trƣởng mô, và (3) sự ức chế
của các enzym giải độc phasea t II biến đổi ROS dẫn đến tăng nguy cơ ơ xi hóa
DNA., estrogen chính ở ngƣời, estradiol, có thể đƣợc trao đổi chất với các dẫn xuất
quinone tạo thành các liên kết với DNA. Những dẫn xuất này có thể gây ra sự tách
khử purin (depurination), tháo gỡ những căn cứ từ sƣờn phosphodiester của DNA,
kéo theo việc sửa lỗi khơng chính xác hoặc việc tái tạo apurinic site dẫn đến sự biến
đổi DNA và thậm chí gây nên ung thƣ. Cơ chế genotoxic có thể tác động tƣơng hỗ
với thụ thể estrogen-trung gian, tế bào này tăng trƣởng nhanh chóng cuối cùng dẫn
đến bệnh ung thƣ vú. Yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và các tác nhân môi trƣờng
là nguyên nhân làm cho DNA bị tổn thƣơng và sinh ra ung thƣ vú.

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

17

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Hình 1.3 Ung thƣ vú


Dấu hiệu ung thƣ vú ở phụ nữ:
-

Đau tức ở ngực

-

Vú to lên bất thƣờng

-

Có hạch ở dƣới nách

-

Có u cục ở vú

-

Núm vú bị tụt vào trong

-

Vùng da quanh đầu núm vú thay đổi

-

Có biểu hiện của viêm da vùng quanh vú:

Ung thƣ ruột kết

Ung thƣ ruột kết đứng thứ 3 trong số những dạng ung thƣ phổ biến nhất [1.2 triệu
trƣờng hợp phát hiện đƣợc (9.4%), 608000 tử vong (8%)]. Mƣời hai nghiên cứu
(tổng kết tại Bernstein) chỉ ra rằng axít túi mật deoxycholic acid (DCA) và/hoặc
lithocholic acid (LCA) có thể gây ra tổn thƣơng cho DNA reactive oxygen species
and/or reactive nitrogen species in human or animal colon cells. Ngoài ra 14 nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng DCA và LCA gây ra tổn thƣơng cho DNA trong các tế bào
ruột kết. 27 nghiên cứu cũng chỉ ra rằng axit trong túi mật có thể gây ra cái chết
đƣợc lập trình cho tế bào(apoptosis). Apoptosis tăng có thể gây ra việc sống sót có
lựa chọn của các tế bào ngăn cản quá trình apotosis. Các tế bào ruột kết bị giảm khả
năng thực hiện apoptosis chịu trách nhiệm gây ra các tổn thƣơng cho DNA có
HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

18

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

khuynh hƣớng tụ hợp lại với nhau, và thế là chúng gây ra căn bệnh ung thƣ ruột kết.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã khám phá ra rằng việc tập trung chất cặn của axit
trong túi mật sẽ tăng trong nhóm ngƣời có khả năng mắc bệnh ung thƣ ruột kết cao.
Việc tăng lƣợng mỡ hoặc chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn làm tăng cao lƣợng
DCA và LCA trong phân và làm tăng tiếp xúc giữa biểu mô ruột kết và các acid
mật.

Hình 1.4 : Ung thƣ dạ dày


Ung thƣ dạ dày là loại ung thƣ phổ biến nhất thứ tƣ [ 990.000 trƣờng hợp phát hiện
đƣợc

(7,8%),

738.000

trƣờng

hợp

tử

vong

(9,7%)

].

Nhiễm

trùng

Helicobacter pylori là tác nhân chính gây ra bệnh ung thƣ dạ dày. Viêm dạ dày mãn
tính do H. pylori gây ra thƣờng kéo dài nếu không đƣợc điều trị kịp thời. Nhiễm
trùng tế bào biểu mô dạ dày với H. pylori gây tăng lƣợng vi khuẩn phản ứng oxi
(ROS). ROS gây ra tổn thƣơng oxi hóa DNA gồm các thay đổi lớn cơ bản 8 hydroxydeoxyguanosine (8- OHdG). 8- OHdG là hậu quả do ROS tăng vì viêm dạ
dày mãn tính. Cơ sở DNA bị thay đổi có thể gây ra lỗi trong quá trình sao chép
DNA, nguyên nhân gây đột biến và có tiềm năng gây ra ung thƣ. Nhƣ vậy ROS do
H. pylori gây ra dƣờng nhƣ là chất gây ung thƣ chính trong ung thƣ dạ dày vì gây

tổn thƣơng oxi hóa DNA dẫn đến đột biến gây ung thƣ.
 Các yếu tố bên trong , gồm :
-

Yếu tố di truyền

-

Sự suy giảm miễn dịch và AIDS

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

19

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Thay đổi nội tiết tố

Các dấu hiệu về ung thƣ :
-

Một vết loét không chịu lành


-

Một cục hoặc sự dày lên trong vú hoặc ở nơi khác

-

Bất kỳ chảy máu hoặc chảy mủ bất thƣờng

-

Bất kỳ sự thay đổi trong các vấn đề về đƣờng ruột

-

Bất kỳ sự thay đổi trong một nốt ruồi hoặc mụn cóc

-

Khó tiêu dai dẳng hoặc khó nuốt

-

Khàn giọng nói hoặc ho kéo dài

-

Bắt đầu suy giảm thính giác, với tiếng ồn liên tục trong cùng một tai

Các dấu hiệu trên không phải luôn luôn là ung thƣ. Nhƣng nếu vẫn tồn tại thì chúng
ta cần cho kiểm tra bằng các phƣơng pháp để xác định ung thƣ.

1.1.3 Giới thiệu về dịch tể học ung thƣ
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thƣ ( IARC ) và Tổ chức Y tế
thế giới (WHO). Năm 2008, trên thế giới có 12,7 triệu ngƣời mắc bệnh ung thƣ, 7,6
triệu ngƣời chết vì căn bệnh này, chiếm tỷ lệ 59,84%. Năm 2012 có 14,1 triệu
ngƣời mắc bệnh ung thƣ và số ca ung thƣ đƣợc tính gần đây từ 28 loại ung thƣ tại
184 quốc gia. IARC cịn dự đốn có thể lên tới 19,3 triệu ca ung thƣ vào đầu năm
2015. Riêng ở Việt Nam trong năm 2008, Tính trung bình cứ khoảng 100,000 dân
thì có 138,7 ngƣời mắc bệnh ung thƣ và trong đó có 101 ngƣời tử vong
1.1.4 Phƣơng pháp chẩn đốn bệnh ung thƣ :
Khám lâm sàng : là phƣơng pháp lâu đời đƣợc áp dụng rộng rãi nhất. Một khi
bệnh nhân tự mình đến khám bệnh là đã có một số hiện tƣợng mà thầy thuốc phải
xem xét để đƣa ra chẩn đoán. Thầy thuốc cần phải biết rõ những triệu chứng ban
đầu chính yếu của các loại ung thƣ khác nhau. Cần khai thác tỉ mỉ tiền sử của bệnh
nhân, xác định những ngƣời có nguy cơ cao mắc ung thƣ.
Tiền sử gia đình mà tính chất bẩm sinh về ung thƣ không phải là yếu tố di truyền,
nhƣng lại tồn tại rõ rệt trong một số gia đình.

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

20

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Điều kiện kinh tế xã hội là quan trọng. Đối với phụ nữ, tỉ lệ ung thƣ cổ tử cung cao
ở những quần thể điều kiện kinh tế - xã hội thấp.

Tiền sử hơn nhân và giới tính cũng quan trọng. Số lần sinh đẻ và q trình cho con
bú có ảnh hƣởng đến tỉ lệ ung thƣ vú, cũng nhƣ sinh hoạt tình dục sớm có liên quan
đến tỉ lệ tăng cao ung thƣ cổ tử cung.
Những tập quán cá nhân nhƣ hút thuốc lá làm tăng tỉ lệ ung thƣ phế quản, nhai
thuốc hay hút thuốc bằng tẩu làm tăng tỉ lệ ung thƣ miệng.
Đối với nghề nghiệp của bệnh nhân: thợ nạo ống khói đƣợc ghi nhận có nhiều ung
thƣ da; thợ sơn mặt đồng hồ tiếp xúc với chất phóng xạ qua bút lơng cho vào
miệng có tỉ lệ cao ung thƣ xƣơng; thợ nhuộm dùng hoá chất Anilin có thể gây ung
thƣ bàng quang, trong khi thợ tiếp xúc với A-mi-ăng có tỉ lệ tăng cao ung thƣ trung
biểu mô ở phổi.
Khai thác tiền sử rất quan trọng. Chiếu xạ vào cổ hay tuyến ức lúc còn nhỏ tuổi có
thể gây ra ung thƣ tuyến giáp. Đặt Radium tại chỗ hay các loại xạ trị khác có thể
làm cho những vùng bị ảnh hƣởng của chiếu xạ ung thƣ hố. Ngƣời ta cịn tìm
carcinơm màng đệm ở những ngƣời chửa trứng hay sẩy, nạo thai nhiều lần; ung thƣ
dƣơng vật ở những ngƣời bị hẹp bao quy đầu; ung thƣ gan ở những ngƣời viêm
gan mạn, xơ gan; ung thƣ dạ dày ở những ngƣời loét dạ dày đã nhiều năm hoặc có
viêm vơ toan, giảm acid ; ung thƣ đại trực tràng ở những ngƣời viêm đại tràng mạn
hoặc có tiền sử pơlíp...
Trên thực tế, những ngƣời thuộc diện có nguy cơ cao với ung thƣ nhƣ trên chƣa
hẳn mắc ung thƣ.
Trong việc hỏi bệnh và khám xét thực thể cần lƣu ý đến những triệu chứng báo
động sau

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

21

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

- Thay đổi thói quen của ruột, bàng quang nhƣ ỉa chảy kéo dài khơng rõ ngun
nhân, đái dắt, đái khó kéo dài...
- Vết lở loét kéo dài không khỏi với các thuốc điều trị thông thƣờng.
- Chảy máu, tiết dịch bất thƣờng.
- Một u ở vú hoặc ở bất kì chỗ nào trên cơ thể, có khi chỉ là chỗ dày lên.
- Khó nuốt, rối loạn tiêu hố kéo dài.
- Nốt ruồi thay đổi kích thƣớc, màu sắc, nhất là chảy máu.
- Ho dai dẳng, khàn tiếng kéo dài.
Ai cũng có thể bị ung thƣ. Một ngƣời thầy thuốc thận trọng phải có ý thức nhận ra
những thay đổi về triệu chứng hay phát hiện qua khám xét để từ đó gợi ý thăm
khám sâu thêm. Những ung thƣ ở giai đoạn muộn thƣờng dễ chẩn đốn, cịn ở giai
đoạn sớm thì khó khăn hơn nhiều. Nhà lâm sàng bắt buộc phải dựa thêm vào các
phƣơng pháp cận lâm sàng.
Thăm dò cận lâm sàng
Chụp X-quang : Dùng các hệ thống sử dụng nguyên lý tia X cùng với chất cản
quang để xáx định vị trí, và pát hiện các trƣờng hợp ung thƣ .Với công nghệ hiện
đại X Quang, CT scanner, Hệ thống chụp nhũ ảnh, hệ thống DSA,…
Chụp X-quang phổi thơng thƣờng đƣợc chỉ định cho những bệnh nhân có triệu
chứng ung thƣ phổi hay những ung thƣ ở những vị trí khác có thể di căn vào phổi.
Chụp X-quang kết hợp chất cản quang để phát hiện ung thƣ thực quản, dạ dày, đại
tràng. Chụp đối quang kép có thể tìm ra những pơlíp nhỏ khó thấy khi ta khám xét
bằng các phƣơng pháp thơng thƣờng. Chụp vú có hệ thống ( dùng mammography )
cho kết quả tốt trong phát hiện ung thƣ vú. Chụp X-quang xƣơng có hệ thống có
thể phát hiện đƣợc các sarcơm xƣơng, nhất là đối với các thanh thiếu niên có triệu
HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN


22

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

chứng đau xƣơng khớp chƣa rõ nguyên nhân. Chụp mạch có giá trị chẩn đốn đối
với bất kì cơ quan nào bằng cách tiêm chất cản quang vào ống thơng đƣợc đặt
chính xác vào động mạch. Chụp tĩnh mạch và động mạch ít đƣợc sử dụng để chẩn
đoán ung thƣ so với trƣớc đây. Phƣơng pháp X-quang thơng thƣờng khó phát hiện
đƣợc các u nhỏ và khơng cho phép chẩn đốn chính xác các loại u, thậm chí tỉ lệ
âm tính giả và dƣơng tính giả cịn cao.
Chụp hình nhiệt :
Chủ yếu dùng cho các khối u ở nông hoặc dƣới da nhƣ ung thƣ vú, ung thƣ hắc tố,
ung thƣ giáp trạng.
Chụp hình nhấp nháy : Sử dụng thiết bị xạ hình. Thiết bị này này nhận đƣợc tín
hiệu từ vùng ung thƣ khi ta đƣa vào cớ thể các đồng vị phóng xạ phù hợp với vùng
cần kiểm tra.
Đồng vị phóng xạ đƣợc sử dụng để chẩn đốn ung thƣ và tỏ ra rất có lợi vì một số
đồng vị phóng xạ chỉ tập trung vào các vùng đặc hiệu. Thƣờng đƣợc dùng để phát
hiện các di căn xƣơng, gan ; xác định các nhân lạnh ở giáp trạng...
Hệ thống chụp này gồm các thiết bị hiện đại PET ( positron Emmision
Tomography), SPET ( Singel Positrion Emission Tomogarphy),….

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

23


GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Hình 1.5 : Bệnh nhân đƣợc chụp PET tầm soát ung thƣ toàn thân

Kỹ thuật Siêu âm
Đƣợc áp dụng nhiều để phát hiện các tổn thƣơng u ở sâu hay ở trong các cơ quan
nội tạng. Phƣơng pháp này đƣợc dùng rộng rãi để dẫn đƣờng cho các kỹ thuật sinh
thiết hoặc chọc hút bằng kim nhỏ.
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Là một thành tựu của phƣơng pháp vật lí hiện đại, tiến bộ lớn về chất lƣợng chụp.
Nó cho phép chụp hàng loạt hình ảnh có độ phân giải cao và chính xác theo chiều
cắt lát ngang cơ thể ở mọi mức cao thấp, . Điều này cho phép ta quan sát, theo dõi
cơ thế ở tất cả các chiều hƣớng thơng qua các phần mềm tái tạo. Hình ảnh 3D (ba
chiều) của các cơ quan trong cơ thể đƣợc tái tạo ,tránh đƣợc sự chồng chất của các
ảnh và quan trọng cho việc chẩn đốn hình ảnh. Chụp cắt lớp vi tính hiện nay
thƣờng đƣợc dùng rất phổ biến , với các công nghệ hiện đại và các thuốc cản quan
phụ trợ, thì việc dùng phƣơng pháp này gần nhƣ là phổ biến hiện nay, ngày càng
chứng tỏ khả năng phục vụ tốt trong chẩn đoán ung thƣ. Chụp CT scanner có thể
phát hiện chính xác các khối u đƣờng kính xấp xỉ 1cm trong nhiều cơ quan, kể cả
các cơ quan nằm sâu trong cơ thể khó với tới nhƣ : não, thận và tuỵ tạng,….
Chụp cộng hƣởng từ (MRI- Magnetic Resonace Imagging )
Là phƣơng pháp làm hiện hình mới đƣợc áp dụng và đƣợc coi là một cuộc cách
mạng về kỹ thuật chẩn đốn. Trái với những hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính,
chụp cộng hƣởng từ có thể cho một hình cắt dọc ở bất cứ một bình diện nào chứ

khơng phải là chỉ ở một diện trục. Cộng hƣởng từ hạt nhân phụ thuộc vào từ học
của tế bào, nhất là ở độ tập trung của iơn hydrơ. Do đó, nó có thể cho phép phân
biệt đƣợc một số tổn thƣơng tuỳ theo mức độ cộng hƣởng từ trƣờng của hạt nhân.
Đây là “tiếng nói phân tử” vì diễn đạt cấu trúc hố học của tổn thƣơng ung thƣ. Kỹ

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

24

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

thuật này mở ra khả năng hoàn toàn mới để nghiên cứu về sinh học của khối u và
giám sát về phƣơng diện hoá sinh hiệu quả của điều trị ung thƣ .
Chụp hình qua kháng thể đơn dịng
Kháng thể đơn dịng là loại kháng thể chỉ phản ứng đặc hiệu với riêng một loại
kháng nguyên nhất định. Khoảng mƣời năm trở lại đây, việc gắn các nguyên tử
đồng vị phóng xạ vào các kháng thể đơn dòng đã mở ra một chân trời đầy hứa hẹn
cho việc chẩn đoán sớm các ung thƣ. Khi đƣợc tiêm vào cơ thể ngƣời bệnh ung
thƣ, các kháng thể đơn dịng sẽ tìm đúng đối tƣợng là các kháng nguyên đặc hiệu
nằm trên bề mặt các tế bào ung thƣ. Lƣợng đồng vị phóng xạ gắn trên kháng thể
đơn dòng sẽ đƣợc đo bằng máy Gamma và nhƣ vậy sẽ làm hiện hình khối u với vị
trí và kích thƣớc rõ ràng .
Chụp cắt lớp đồng vị phóng xạ phát Positron (PET- Possitron Emmision
Tomography)
Là phƣơng pháp chẩn đốn hình ảnh mới nhất, có độ nét rất cao, cho thấy sự phân

bốcủa các dƣợc chất phóng xạ phát Positron đƣợc tiêm trong cơ thể giúp có thể
đánh giá hoạt động sinh hóa, chuyển hóa tế bào, sinh lý và bệnh lý của các cơ quan
và mô khác nhau. Các hình ảnh của PET có thể đƣợc sử dụng kết hợp với hình ảnh
của CT hoặc MRI để xem xét về mặt giải phẫu và chức năng của tổn thƣơng ung
thƣ. PET có thể cho thấy rõ những biến đổi đặc trƣng của bệnh trƣớc CT hoặc
MRI, do vậy, rất có ý nghĩa trong việc chẩn đốn sớm các khối u còn nhỏ và các ổ
di căn li ti mà các phƣơng pháp hiện hình khác cịn chƣa phát hiện đƣợc. Tuy
nhiên, hệ thống PET đắt tiền, các dƣợc chất phóng xạ phát Positron có thời gian
bán huỷ rất ngắn địi hỏi phải có một hệ thống gia tốc sản xuất dƣợc chất phóng xạ
tại chỗ kèm theo nên giá thành chụp quá cao so với các phƣơng pháp chẩn đốn
hình ảnh khác. Do vậy, ở nƣớc ta phƣơng pháp chẩn đốn này cịn xa mới trở thành
thông dụng.

HVTH: ĐẶNG NGUYỄN NGỌC AN

25

GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI


×