Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Lượng giá thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm bụi từ hoạt động khai thác đá tại huyện bắc tân uyên bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 110 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG

LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
CON NGƯỜI DO Ô NHIỄM BỤI TỪ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC ĐÁ TẠI HUYỆN BẮC TÂN UYÊN
BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2018


ii

Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Bùi Tá Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Võ Thanh Hằng

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Phạm Gia Trân

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 31 tháng 7 năm 2018.


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
2. PGS.TS. Trương Thanh Cảnh
3. TS. Võ Thanh Hằng
4. TS. Phạm Gia Trân
5. PGS.TS. Đào Thanh Sơn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ

TRƯỞNG KHOA

PGS. TS. Nguyễn Phước Dân


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG

MSHV: 1570918


Ngày, tháng, năm sinh: 20/3/1991

Nơi sinh: Bắc Ninh

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 60.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Lượng giá thiệt hại đối với sức khỏe con người do ô nhiễm bụi từ hoạt động khai
thác đá tại huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.
“Evaluating the effects of dust emission from mining activities to the human health
in Bac Tan Uyen district Binh Duong province”.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Ứng dụng mơ hình AERMOD để mơ phỏng phát tán bụi (bụi tổng - TSP) sinh ra do
hoạt động khai thác và sản xuất đá tại huyện Bắc Tân Un, Bình Dương. Sau đó
đưa nồng độ bụi trung bình tính tốn từ mơ hình và các kết quả đo thực tế vào
phương trình hàm liều lượng - phản ứng để lượng giá thiệt hại do ô nhiễm bụi gây ra
cho sức khỏe người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/02/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/6/2018
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TSKH. Bùi Tá Long
Tp. HCM, ngày …. tháng …. năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Lê Văn Khoa


PGS. TSKH. Bùi Tá Long
TRƯỞNG KHOA

PGS. TS. Nguyễn Phước Dân


iv

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa
đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn, cùng tất cả Q Thầy Cơ của
trường đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cơ sở rất hữu ích trong
suốt chương trình học Cao học giúp tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TSKH Bùi Tá Long, là người thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình làm luận văn, giúp tơi có thể hồn thiện
thật tốt luận văn của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhóm nghiên cứu Envim Lab đã
đồng hành và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường đã hỗ trợ tôi
trong công tác lấy mẫu hiện trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình của tơi, các anh chị học
cùng lớp Cao học khóa II - 2015 và những người bạn đã luôn ủng hộ, động viên và
tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như làm luận văn.
Thời gian thực hiện luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý từ
Q Thầy Cơ và các bạn để luận văn hồn thiện hơn.
Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
Học viên

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG



v

TĨM TẮT
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ln đi kèm với nguy cơ suy thối chất lượng
mơi trường. Việt nam với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư từ nước ngồi để thực
hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình là chấp nhận thách thức,
đương đầu với các rủi ro về suy thối mơi trường có thể gặp phải trong tương lai.
Ve-dan, Formosa là những ví dụ cụ thể cho các hiểm nguy của ô nhiễm môi trường
mà chúng ta sẽ phải đối mặt.
Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến nhu cầu bê tơng hóa, xây dựng đường xá, cơ
sở hạ tầng tăng cao kéo theo đó là tình trạng ơ nhiễm khơng khí ngày một nghiêm
trọng hơn. Các đơ thị thì ơ nhiễm do giao thông, do hoạt động xây dựng, do phát
triển công nghiệp, …khu vực ngoại thành hoặc nơng thơn thì ơ nhiễm do các hoạt
động sản xuất nơng nghiệp. Có thể nói nơi nào có con người thì đều gây ra ô nhiễm
môi trường có chăng chỉ khác nhau về mức độ và loại hình. Trong tất cả vấn đề đó
thì vấn đề được tôi quan tâm và đưa vào nghiên cứu của mình là ơ nhiễm bụi từ các
ngành phụ trợ cho hoạt động xây dựng. Cụ thể vấn đề ở đây là ô nhiễm bụi do hoạt
động khai thác và sản xuất đá xây dựng tại huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Đây
là khu vực cung cấp nguyên vật liệu đá xây dựng chính cho các tỉnh miền Đơng và
Tây Nam Bộ với hơn 613 ha dược quy hoạch cho khai thác đá và tính đến hiện tại
thì đã khai thác hơn 71% diện tích quy hoạch.
Sau khi khảo sát và tính tốn, nghiên cứu quyết định tiến hành lấy mẫu thực
địa tại 4 khu vực phát thải chính là moong khai thác, điểm nghiền đá, đường vận
chuyển chính và khu vực bốc xếp hàng tại bến thủy. Với bộ số liệu thu thập được
tiến hành mơ hình hóa phát tán bằng AERMOD, xây dựng bản đồ phân bố nồng độ
bụi trong khơng khí cho khu vực nghiên cứu. Tiếp đến từ nồng độ bụi trung bình
tính tốn được từ mơ hình sẽ được đưa vào phương trình liều lượng – phản ứng để
lượng giá thiệt hại gây ra do ô nhiễm bụi đối với sức khỏe người dân sinh sống trong

khu vực chịu ảnh hưởng.
Từ khóa: mỏ đá, ô nhiễm bụi, TSP, AERMOD.


vi

ABSTRACT

The industrialization & modernization are always accompanied with the risks
of environmental degradation. Vietnam's open-door policy to attract the investment
from abroad to carry out the industrialization & modernization targets means
accepting the possible challenges & risks of environmental degradation in the future.
Vedan, Formosa are the specific examples of environmental pollution that we will
cope with.
The rapid urbanization is followed by the increasing demand for concrete, road
& facilities construction which leads to more and more serious air pollution. The
urban areas are polluted by traffic, construction activities or industrial
development,… while the suburban and rural areas get contaminated by agricultural
productions. It could be said that where has people has environmental pollution with
different levels and types. One of all those problems that I have paid intention to and
put into my research is dust pollution made by the construction supporting
industries. Specifically, the air pollution issue caused by construction stone mining
and production occurs in Bac Tan Uyen district, Binh Duong province. This is the
main area supplying raw material for construction stone for the Southeast and
Southwest region and has been planned for stone mining with more than 613
hectares. Until now, more than 71 percentage of planned area has been exploited.
After surveying and calculation, the study decided to proceed a field sample at
4 main waste disposal areas including mining pit, stone crushing site, main
transportation route and loading area at docks. The data collected was carried out
simulation spread by AERMOD, then used for making the map of concentration of

dust in the air for the research areas. Next, the average dust concentration calculated
from the simulation was included to the dose reaction equation to estimate the
damages caused by dust pollution against the health of people living in the affected
areas.
Keywords: quarry, mining, dust pollution, TSP, AERMOD.


vii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, số liệu trong luận
văn được điều tra trung thực, tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG


viii

MỤC LỤC
Danh Mục Bảng .......................................................................................................... x
Danh Mục Hình .......................................................................................................... xi
Danh Mục Từ Viết Tắt .............................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1

Tính cấp thiết .............................................................................................. 1

2


Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

3

Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3

4

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

5

Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 3

6

Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ................................................................................. 5

1.1

Tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................. 5

1.1.1

Vị trí địa lý .................................................................................................. 5


1.1.2

Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 6

1.1.3

Thổ nhưỡng................................................................................................. 6

1.1.4

Đặc điểm khí hậu ........................................................................................ 7

1.1.6

Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................... 8

1.2

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 9

1.2.1

Cơ sở pháp lý liên quan .............................................................................. 9

1.2.2

Các nghiên cứu trong nước có liên quan .................................................. 10

1.2.3


Các nghiên cứu nước ngồi có liên quan .................................................. 11

1.3

Tóm lược chương ..................................................................................... 20

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 21

2.1

Mơ hình hóa phát tán trên AERMOD ...................................................... 21

2.1.1

Khái niệm cơ bản về AERMOD ............................................................... 21

2.1.2

Cơ sở dữ liệu của AERMOD .................................................................... 22

2.1.3

Ngun lý mơ hình ................................................................................... 22

2.1.4

AERMET .................................................................................................. 24


2.1.5

Cấu trúc chung của mơ hình AERMOD có xét yếu tố địa hình ............... 25

2.1.6

Quy trình thiết lập dữ liệu đầu vào cho mơ hình AERMOD.................... 31


ix

2.2

Lượng giá thiệt hại ................................................................................... 40

2.2.1

Thiệt hại do ô nhiễm mơi trường khơng khí ............................................. 40

2.2.2

Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường ............................. 46

2.2.3

Những thách thức, hạn chế còn tồn tại trong lý thuyết lượng giá thiệt hại
do ơ nhiễm, suy thối mơi trường. ............................................................ 52

2.3


Tác động của ô nhiễm bụi đến sức khỏe con người ................................. 54

2.3.1

Khái niệm cơ bản về bụi ........................................................................... 54

2.3.2

Các ảnh hưởng của bụi trong khơng khí đến sức khỏe............................. 54

2.4

Nội dung và phương pháp ........................................................................ 56

2.4.1

Chuẩn bị khảo sát thực địa ....................................................................... 56

2.4.2

Khảo sát thu thập thông tin ....................................................................... 57

2.4.3

Phương pháp lấy mẫu thực địa ................................................................. 57

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 61


3.1

Kết quả lấy mẫu........................................................................................ 61

3.2

Kết quả chạy mơ hình .............................................................................. 63

3.3

Lập bản đồ vùng ơ nhiễm ......................................................................... 65

3.3.1

Bản đồ phân vùng ô nhiễm TSP trong 1 giờ của tháng 4 năm 2018 (Kịch
bản 1 ) ....................................................................................................... 65

3.3.2

Bản đồ phân vùng ô nhiễm TSP trong 24 giờ (Kịch bản 2) ..................... 67

3.3.3

Đánh giá khả năng mô phỏng của mơ hình .............................................. 68

3.4

Kết quả lượng giá thiệt hại ....................................................................... 69

3.4.1


Hàm liều lượng – phản ứng ...................................................................... 69

3.4.2

Kết quả tính thiệt hại ................................................................................ 71

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 74
1. Kết luận .............................................................................................................. 74
2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 82


x

Danh Mục Bảng
Bảng 1.1 Diện tích các loại đất huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................... 7
Bảng 1.2 Giá trị giới hạn trong khơng khí xung quanh. ........................................... 10
Bảng 2.1 Các thông số về nguồn thải dạng điểm ...................................................... 37
Bảng 2.2 Các thông số về nguồn thải dạng vùng ...................................................... 39
Bảng 2.3 Tác dụng bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khỏe. ...... 42
Bảng 3.1 Kết quả đo mẫu tháng 4 năm 2018 ............................................................ 61
Bảng 3.2 Nồng độ TSP cực đại kịch bản 1 giờ 04/2018 ........................................... 63
Bảng 3.3 Nồng độ TSP cực đại kịch bản 24 giờ của tháng 4 năm 2018................... 64
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá bản đồ phân bố ô nhiễm TSP trong 1 giờ tháng 04/2018
................................................................................................................................... 66
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá bản đồ phân bố ô nhiễm TSP trong 24 giờ ngày
10/04/2017................................................................................................................. 67
Bảng 3.6 So sánh kết quả mơ phỏng với thực tế (Đơn vị: µg/m3) ............................ 68

Bảng 3.7 Mơ hình lượng giá thiệt hại ....................................................................... 70
Bảng 3.8 Các hằng số kế thừa ................................................................................... 70
Bảng 3.9 Bảng thống kê dân số ................................................................................. 71
Bảng 3.10 Bảng tính thiệt hại (trường hợp  = 150 µg/m3) ..................................... 71
Bảng 3.11 Bảng tính thiệt hại (Trường hợp  = 50 µg/m3) ...................................... 72


xi

Danh Mục Hình
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Bắc Tân Uyên ..................................................... 5
Hình 1.2 Các loại đất trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên ............................................ 7
Hình 2.1 Cách tiếp cận hai trạng thái của mơ hình AERMOD ................................. 25
Hình 2.2 Cụm khí tức thời và cụm khí trung bình chung trong CBL ....................... 27
Hình 2.3 Vận tốc gió trung bình ngày tỉnh Bình Dương tháng 4 năm 2018............. 34
Hình 2.4 Hướng gió tháng 4 năm 2018 tỉnh Bình Dương ........................................ 35
Hình 2.5 Nhiệt độ trung bình ngày tỉnh Bình Dương tháng 4 năm 2018 ................. 35
Hình 2.6 Lượng mưa trung bình ngày tỉnh Bình Dương tháng 4 năm 2018 ............ 36
Hình 2.7 Độ ẩm trung bình ngày tỉnh Bình Dương tháng 4 năm 2018 .................... 36
Hình 2.8 Nguồn thải dạng đường .............................................................................. 38
Hình 2.9 Nguồn thải dạng vùng ................................................................................ 39
Hình 2.10 Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của Tài ngun Mơi trường ............................. 47
Hình 3.1 Biểu đồ nồng độ TSP cực đại kịch bản 1h ngày 25/04/2018 ..................... 63
Hình 3.2 Biểu đồ nồng độ TSP cực đại kịch bản 24 giờ của tháng 4 năm 2018 ...... 64
Hình 3.3 Bản đồ phân bố ơ nhiễm TSP trung bình 1 giờ của tháng 04 năm 2018 ... 65
Hình 3.4 Bản đồ phân bố ơ nhiễm TSP trung bình 24 giờ của tháng 4 năm 2018 ... 67
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện nồng độ mơ hình và nồng độ thực tế (tháng 4 năm 2018)
................................................................................................................................... 69



xii

Danh Mục Từ Viết Tắt
AERMOD

AMS/EPA Regulatory Model – Mơ hình mơ phỏng khơng khí

BTNMT

Bộ Tài ngun Mơi trường

BVMT

Bảo vệ mơi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GIS

Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý

GTVT

Giao thông vận tải

KCN

Khu công nghiệp


KT – XH

Kinh tế - Xã hội

ONKK

Ơ nhiễm khơng khí

PM10

Particulate Matter 10 µm – bụi có đường kính 10 µm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TSP

Total Suspended Particles – Tổng hạt bụi lơ lửng

UBND

Uỷ ban nhân dân

WHO

World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới

WRF


Weather Reseach and Forecast – Mơ hình khí tượng


1

MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ln đi kèm với nguy cơ suy thối chất lượng
mơi trường [1]. Việt nam với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư từ nước ngoài để
thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình là chấp nhận thách thức,
đương đầu với các rủi ro về suy thối mơi trường có thể gặp phải trong tương lai [2],
[3]. Ve-dan, Formosa là những ví dụ cụ thể cho các hiểm nguy của ô nhiễm môi
trường mà chúng ta sẽ phải đối mặt.
Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho
th đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, 220
KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 61 nghìn ha và 105
KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng
diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha. Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho thuê của
các KCN đạt 31,8 nghìn ha [3].
Với hiện trạng nêu trên không ai dám khẳng định môi trường khơng khí tại
Việt Nam đang và sẽ được kiểm sốt tốt [4], sẽ khơng có thêm sự việc đáng tiếc nào
tương tự như Formosa xảy ra. Vì vậy lượng giá thiệt hại đối với sức khỏe, kinh tế xã hội do ơ nhiễm mơi trường nói chung và mơi trường khơng khí nói riêng gây ra là
hết sức cấp bách và cần thiết.
Tính đến tháng 9/2015, thì trên địa bàn huyện có 22 mỏ khống sản bao gồm:
2 mỏ kaolin, 5 mỏ sét gạch ngói (03 mỏ đã được cấp phép, 02 mỏ thăm dò), 14 mỏ
đá xây dựng, 1 mỏ cát xây dựng. Cả 14 mỏ đá xây dựng đều phân bố tại cụm mỏ đá
Thường Tân-Tân Mỹ với 14 đơn vị hoạt động. Tổng diện tích được thăm dị là
613,88 ha, chiếm 73,09% diện tích thăm dị đá xây dựng của tồn tỉnh. Tính đến

tháng 9/2015, đã cấp phép khai thác cho 14 đơn vị với tổng diện tích khai thác là
440,96 ha chiếm 71,83% diện tích thăm dị và tương đương 7% tổng diện tích tự
nhiên của 2 xã trên. Mơi trường khơng khí tại các khu vực khai thác, chế biến đá xây
dựng hiện nay chủ yếu bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Kết quả quan trắc cho thấy các
khu vực khai thác và chế biến đá xây dựng trên địa bàn huyện nồng độ bụi và tiếng


2

ồn khá cao. Nồng độ bụi vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,83-11,67 lần
[5]-[8]. Do đó Thường Tân và Tân Mỹ được lựa chọn là khu vực nghiên cứu cho đề
tài.
Mơ hình AERMOD đã được phát triển bởi Cơ quan Khí tượng và Cục Bảo
vệ mơi trường Hoa Kỳ. Một nhóm các nhà khoa học (gọi tắt là AERMIC) đã hợp tác
xây dựng mơ hình AERMOD [9], [10]. AERMOD được sử dụng chính thức vào 912-2005 sau 14 năm nghiên cứu và hồn thiện[10]. Mơ hình AERMOD thể hiện
được sự ưu việt của mình trong mơ phỏng phát tán cho các khu vực chịu nhiều ảnh
hưởng của địa hình và các yếu tố khí tượng nên được nhiều quốc gia như Mỹ, Trung
Quốc, Ấn Độ, Israel ứng dụng vào mô phỏng phát tán [9]-[13]. Vì vậy đề tài cũng
quyết định sử dụng AERMOD để phục vụ cho nghiên cứu của mình.
Vì những lý do trên, đề tài “Lượng giá thiệt hại đối với sức khỏe con người
do ô nhiễm bụi từ hoạt động khai thác đá tại huyện Bắc Tân Un, Bình Dương” đã
ứng dụng mơ hình AERMOD để mơ phỏng phát tán ô nhiễm bụi cho khu vực hai xã
Thường Tân và Tân Mỹ. Đồng thời sử dụng hàm liều lượng - phản ứng để lượng giá
thiệt hại do ô nhiễm bụi gây ra đối với sức khỏe của người dân hai xã nêu trên.
2 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát

Mô phỏng phát tán bụi tổng và lượng giá thiệt hại do ô nhiễm bụi từ hoạt

động khai thác, sản xuất đá tới sức khỏe cộng đồng dân cư.


Mục tiêu cụ thể

i. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình AERMOD để tìm ra bộ thơng số thích hợp.
ii. Xây dựng bản đồ mô phỏng phát tán bụi tổng từ hoạt động khai thác đá tại
khu vực nghiên cứu.
iii. Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm bụi gây ra đối với sức khỏe con người.


3

3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổng bụi lơ lửng trong khơng khí xung
quanh (TSP) phát tán từ hoạt động khai thác, sản xuất và vận chuyển đá.
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn tính tốn thiệt hại đến sức khỏe người dân do phát thải bụi từ
hoạt động khai thác đá trên địa bàn hai xã Thường Tân và Tân Mỹ thuộc huyện Bắc
Tân Un, Bình Dương (chỉ tính tốn chi phí điều trị, khơng tính tốn chi phí phịng
ngừa và chi phí phục hồi bệnh tật).
5 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng khai thác đá.
Tổng quan vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, điều kiện kinh tế - xã
hội, tài nguyên thiên nhiên; khảo sát hiện trạng khai thác đá tại khu vực hai xã
Thường Tân và Tân Mỹ.
Nội dung 2: Lấy mẫu phân tích.
Thực hiện lấy mẫu thực địa tại các khu vực phát sinh bụi chủ yếu như moong
khai thác, khu vực xay nghiền đá, các tuyến đường vận chuyển chính.
Nội dung 3: Ứng dụng AERMOD mơ hình hóa phát tán ơ nhiễm bụi tại

phạm vi nghiên cứu.
Tiến hành thu thập dữ liệu địa hình, thu thập số liệu khí tượng, đo đạc số liệu
phát thải bụi từ các nguồn ô nhiễm chính sau đó đưa vào mơ hình AERMOD để xây
dựng các kịch bản lan truyền ô nhiễm.
Nội dung 4: Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm bụi gây ra đối với sức khỏe
con người.
Ứng dụng hàm liều lượng – phản ứng để tính tốn thiệt hại do ơ nhiễm bụi
gây ra đối với sức khỏe con người.
Nội dung 5: Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và khuyến nghị chính
sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.


4

6 Ý nghĩa của đề tài


Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho Sở TN&MT tỉnh
Bình Dương tham khảo, giúp tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý đối với mơ
hình khai thác, sản xuất đá hiện hữu.


Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài cung cấp số liệu rõ ràng về chất lượng môi trường không khí cho địa
phương (hàm lượng tổng bụi lơ lửng trong khơng khí), đưa ra đánh giá khách quan
hiện trạng ơ nhiễm bụi trong khơng khí do hoạt động khai thác và sản xuất đá gây ra.
Từ đó giúp cho chính quyền địa phương có những giải pháp cụ thể để quản lý, giúp

người dân nắm rõ chất lượng môi trường tại nơi mình sinh sống để từ đó đưa ra các
biện pháp cụ thể để tự bảo vệ sức khỏe của mình.


Tính mới của đề tài

Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội vẫn là
khía cạnh khá mới mẻ tại Việt Nam.
Tính trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện chưa có nghiên cứu nào về đánh giá
thiệt hại do ơ nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác đá gây ra. Vì vậy đề tài này
giúp cho tỉnh Bình Dương đưa ra được chính sách phù hợp và có phương án đền bù
xử lý thích hợp, có căn cứ khoa học phịng khi có sự cố xả ra.


5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.1.1

Vị trí địa lý

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Bắc Tân Uyên
(nguồn[5]).


6


Huyện Bắc Tân Un nằm phía Đơng của tỉnh Bình Dương được thành lập
theo Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh
địa giới hành chính huyện Tân Uyên. Huyện Bắc Tân Uyên tiếp giáp sông Đồng Nai
ở phía Đơng, tiếp giáp sơng Bé ở phía Bắc và có ranh giới hành chính như sau [5]:
-

Phía Đơng giáp huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

-

Phía Tây giáp thị xã Tân Uyên và huyện Bàu Bàng

-

Phía Nam giáp thị xã Tân Uyên

-

Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo
Theo kết quả đề tài “Điều tra chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ đánh giá

đất đai, đề xuất hướng sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Dương” do Sở Khoa học và
Cơng nghệ Bình Dương thực hiện năm 2009-2010, Huyện Bắc Tân Uyên được chia
thành 10 đơn vị hành chính cấp xã, với tổng diện tích tự nhiên là 40.088 ha. Theo số
liệu từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2016 dân số tồn huyện là 63.389
người [6].
1.1.2

Đặc điểm địa hình


Địa hình khu vực huyện Bắc Tân Uyên thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc
không lớn khoảng từ 2-5%. Hướng dốc chính của địa hình từ phía Bắc xuống phía
Nam. Cao độ tự nhiên thấp nhất tại khu vực Hồ Đá Bàn 36,6m và cao độ cao nhất
tại khu vực phía Bắc là 81,5m. Địa hình huyện tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt,
tạo thành vùng rộng lớn rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp –
đô thị và trồng cây cơng nghiệp lâu năm. Đặc biệt, có dải đất chạy dọc theo sơng
Đồng Nai, sơng Bé có nhiều cảnh quan để khai thác phát triển du lịch [5].
1.1.3

Thổ nhưỡng

Theo kết quả đề tài “Điều tra chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ đánh giá
đất đai, đề xuất hướng sử dụng tài nguyên đất tỉnh Bình Dương” do Sở Khoa học và
Cơng nghệ Bình Dương thực hiện năm 2009-2010, trên địa bàn huyện Bắc Tân
Uyên có 04 nhóm đất chính [5]:


7

Bảng 1.1 Diện tích các loại đất huyện Bắc
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Loại đất

TT

Diện tích

Tỷ lệ


(ha)

(%)

1

Nhóm đất phù sa

2.770,73

6,91

2

Nhóm đất xám

6.622,76

16,52

3

Nhóm đất đỏ vàng

27.485,03

68,56

4


Nhóm đất dốc tụ

2.108,1

5,26

5

Nhóm đất khác

1.101,38

2,75

40.088

100

Tổng diện tích tự nhiên

5% 3%
7%

16%

69%

Nhóm đất đỏ
vàng
Nhóm đất dốc

tụ
Nhóm đất khác

Hình 1.2 Các loại đất trên địa bàn
huyện Bắc Tân Uyên

(nguồn [5]).

1.1.4

Nhóm đất phù
sa
Nhóm đất xám

(nguồn [5]).

Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu quan trắc khí tượng, khí hậu từ năm 2010-2015 ở Bình Dương
cho thấy: Bình Dương nói chung và huyện Bắc Tân Uyên nói riêng nằm trong vùng
nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu có những đặc trưng chính như sau [5]:
- Nắng nhiều, bình quân 2.200-2.500 giờ nắng/năm (6,0 - 6,8 giờ/ngày); năng
lượng bức xạ dồi dào, bình quân (75 - 80 Kcal/cm/năm); nhiệt độ cao đều quanh
năm, (bình quân các tháng trong năm từ 260C - 270C), tổng tích ơn lớn (9.4680C 9.6840C) [5].
- Lượng mưa khá cao, bình quân trong 12 năm từ 2001-2014 là 1.937
mm/năm, số ngày có mưa bình qn 158-179 ngày/năm; mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm trên 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4, chỉ chiếm dưới 16% tổng lượng mưa cả năm. Hạn chế trong chế độ mưa là lượng
mưa biến động rất lớn. Chỉ trong vòng số liệu quan trắc 12 năm, nhưng năm mưa
thấp nhất lượng mưa xuống tới 1.225,7 mm (năm 2003), năm mưa nhiều nhất lên tới

2.286,8 mm (năm 2007) [5].
1.1.5

Chất lượng mơi trường khơng khí

Chất lượng mơi trường khơng khí trên địa bàn huyện tương đối tốt. Riêng
hoạt động giao thơng và hoạt động khai thác khống sản của huyện gây ô nhiễm
tiếng ồn và bụi [5].


8

Tiếng ồn tại khu vực khai thác đá có tiếng ồn vượt Quy chuẩn QCVN
26:2010/BTNMT từ 7,3-15,3 dB, tiếng ồn tại khu vực khai thác khoáng sản dao
động 77,3-87,3 dB (khu vực Cơng ty TNHH XD SX-TM-DV Long Sơn có tiếng ồn
87,3dB). Đối với khu vực đường vận chuyển khoáng sản thì tiếng ồn đều vượt Quy
chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT từ 6-9 dB. Đây là các khu vực có phương tiện máy
móc hoạt động cao, đường vận chuyển có mật độ giao thông thường xuyên qua lại
[5].
Bụi phát sinh tại khu vực khai thác, chế biến khoáng sản đều vượt Quy chuẩn
QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,83-11,67 lần. Đối với khu vực đường vận chuyển
khống sản thì chỉ tiêu bụi đều vượt QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,93-9,7 lần. Đối
với khu vực hộ dân gần khu vực khai thác khoảng sản thì chỉ tiêu bụi tại hộ dân gần
khu vực khai thác Công ty TNHH Hoa Tân An và hộ dân gần khu vực khai thác của
Công ty TNHH SX-TM-DV Hồng Đạt và Công ty TNHH XD Bình Dương có chỉ
tiêu bụi vượt lần lượt 1,47 lần và 3,7 lần [5].
Ngoài ra, hoạt động giao thơng thơng thường tại khu vực vịng xoay Cổng
Xanh có tiếng ồn vượt 11,5dB, đây là khu vực có mật độ giao thông lớn [5].
Nồng độ các chất gây ô nhiễm khác như: CO, NO2 và SO2 ở các mẫu khơng
khí thu được đều nhỏ hơn rất nhiều so với QCVN 05:2013/BTNMT [5].

Do đó, cần phải có các biện pháp làm giảm độ ồn do xe cộ gây ra (kiểm tra
chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông) và khi vận chuyển đất đá phải
có các biện pháp che chắn cẩn thận, không làm rơi vãi xuống đường làm gia tăng bụi
khi các phương tiện giao thông hoạt động, khu vực khai thác đá thường xuyên tưới
nước để giảm thiểu nồng độ bụi phát tán xung quanh, người lao động được trang bị
các thiết bị bảo hộ lao động [5].
1.1.6

Tình hình kinh tế - xã hội

Về cơng nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp được 3.004 tỷ đồng, tăng
12,05% so với năm 2016 (Nghị quyết HĐND tăng từ 11% - 13%). Trong đó kinh tế
có vốn đầu tư trong nước là 1.920 tỷ đồng và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là
1.084 tỷ đồng. Về thu hút đầu tư, trong năm 2017, thu hút được 29 dự án đăng ký
mới, giảm 11 dự án so với năm 2016 (trong đó: KCN Đất Cuốc thu hút được 04 dự


9

án với diện tích 11,1ha; KCN Đơ thị - Tân Uyên đã thu hút được 10 dự án với diện
tích 10ha; KCN Tân Bình đã thu hút được 15 dự án với diện tích 39,3ha; riêng Cụm
CN Tân Mỹ khơng thu hút được dự án mới). Bên cạnh đó, UBND huyện đã có văn
bản phúc đáp các Sở ngành Tỉnh đối với 28 dự án đầu tư ngoài khu, cụm; trong đó
thống nhất địa điểm đầu tư 14 dự án, cịn lại 14 dự án khơng thống nhất do khơng
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và không đảm bảo về mơi trường [5].
Về nơng nghiệp: Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tương
đối ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.134 tỷ đồng, tăng 3,79% so với năm
2016 (Nghị quyết HĐND tăng từ 3,5 - 4,5%). Trong đó, ngành trồng trọt chiếm tỷ
trọng 81,54% và ngành chăn nuôi chiếm 18,46% [5].
Về thương mại - dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

thực hiện được 1.940 tỷ đồng, tăng 13,32% so với năm 2016 (Nghị quyết HĐND
tăng từ 13-15%).
Nhìn chung, tình hình kinh tế của huyện trong thời gian qua phát triển ổn
định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng
định hướng phát triển là Công nghiệp – Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp [5].
1.2

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1

Cơ sở pháp lý liên quan

Nghị định 158/2016/NĐ-CP ban hành ngày 29/11/2016 bao gồm các nội
dung về hồn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khống sản, chi phí thăm dị
khống sản; báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác
nhận vốn chủ sở hữu; quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê
duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khống sản [14].
Thơng tư 45/2016/TT-BTNMT ban hành ngày 26/12/2016 quy định về đề án
thăm dị khống sản, đóng cửa mỏ khống sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động
khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê
duyệt trữ lượng khống sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khống sản do Bộ trưởng
Bộ Tài ngun và Mơi trường ban hành [15].


10

Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 8 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ơ nhiễm mơi

trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [16].
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khơng
khí xung quanh. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm
lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon monoxit (CO), nitơ đioxit (NO2), ôzôn (O3), tổng bụi
lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2,5 và chì (Pb) trong mơi trường khơng khí xung
quanh [8].
Bảng 1.2 Giá trị giới hạn trong khơng khí xung quanh.
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)
Trung bình

Trung bình

Trung bình

Trung bình

1h

3h

24h

năm

TSP

300

-


200

100

PM 10

-

-

150

50

Thơng số

(nguồn [8]).
1.2.2

Các nghiên cứu trong nước có liên quan

- Lượng giá thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm, suy thối mơi trường [2].
Cuốn sách này giới thiệu kinh nghiệm của các Quốc gia trên Thế giới trong
việc lượng giá thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm, suy thối mơi trường. Kế thừa các
nghiên cứu lượng giá trong và ngồi nước, đánh giá tình hình ơ nhiễm mơi trường
thực tế tại Việt Nam, đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn phương pháp lượng giá ô
nhiễm phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Áp dụng mơ hình, quy trình để
tính tốn, lượng giá thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí tại Hà Nội.
- Mơ phỏng ơ nhiễm khơng khí từ nguồn thải cơng nghiệp tại khu vực có địa
hình đồi núi – trường hợp nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa [1].

Đề tài này tập trung vào phương pháp giải quyết vấn đề mô phỏng phát thải ô
nhiễm không khí từ nguồn thải cơng nghiệp tại các khu vực có địa hình đồi núi phức
tạp bằng mơ hình AERMOD. Đề tài thực hiện nghiên cứu với trường hợp nhà máy
xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng AERMOD


11

có khả năng mơ phỏng phát tán ơ nhiễm cho những khu vực có địa hình đồi núi
phức tạp (có sử dụng các thơng số về cao độ địa hình), đây là một điểm ưu việt của
AERMOD.
- Ứng dụng mô hình AERMOD mơ phỏng ơ nhiễm khơng khí cho nguồn thải
cơng nghiệp – xét trên ví dụ KCN Lê Minh Xn [20].
Ứng dụng mơ hình AERMOD để mơ phỏng phát tán ô nhiễm khu vực KCN
Lê Minh Xuân. Đề tài đã mô phỏng và xây dựng bản đồ phân bố ơ nhiễm cho khu
vực này.
1.2.3

Các nghiên cứu nước ngồi có liên quan

- Application of the AERMOD modeling system for environmental impact
assessment of NO2 emissions from a cement complex [9].
Nội dung đề tài là ứng dụng hệ thống mơ hình AERMOD để đánh giá tác
động môi trường do NO2 phát thải từ khu liên hợp sản xuất xi–măng và đánh giá
hiệu suất của mơ hình. Khu vực nghiên cứu là khu liên hợp sản xuất xi–măng phía
Đơng Bắc Bangkok (Thái Lan), cách trung tâm thủ đô Thái Lan 108km. Khu liên
hợp này bao gồm 14 cụm nhà máy xi-măng trong đó có 4 nhà máy sản xuất chính.
Kết quả nồng độ NO2 mơ phỏng từ mơ hình được so sánh với kết quả đo thực
tế từ 12 cảm biến cho thấy rằng do NO2 chịu ảnh hưởng nhiều từ nhiệt độ, độ ẩm
trong khơng khí nên mơ hình AERMOD chỉ có hiệu quả trong những tháng mùa

khô, hoặc những khoảng thời gian có lượng mưa ít.
- Coupling of the Weather Research and Forecasting Model with AERMOD for
pollutant dispersion modeling. A case study for PM10 dispersion over Pune, India
[10].
Kết hợp mơ hình dự báo thời tiết và AERMOD để mô phỏng phát tán bụi
PM10 tại Ấn Độ.
Nghiên cứu này đưa ra phương pháp sử dụng WRF để xây dựng bộ dữ liệu
khí tượng và sử dụng cho mơ hình phát tán ơ nhiễm AERMOD. Nghiên cứu đã thử
nghiệm mô phỏng phát tán bụi PM10 tại Ấn Độ để đánh giá hiệu xuất. Kết quả chỉ
ra rằng bộ dữ liệu xây dựng bằng WRF sử dụng cho AERMOD chưa đem lại kết quả


12

như mong muốn và cần thêm các dữ liệu chính xác hơn của nguồn thải để tăng độ
tin cậy của mơ hình.
- Assessment of impact of unaccounted emission on ambient concentration
using DEHM and AERMOD in combination with WRF [11].
Sử dụng AERMOD và DEHM đánh giá tác động nguồn thải vùng với bộ dữ
liệu khí tượng xây dựng bằng WRF. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nồng độ ô
nhiễm dự báo từ mơ hình là chấp nhận được khi so sánh với nồng độ thực tế đo kiểm
chứng.
- Urban air quality management-A review [12].
Đánh giá mơ hình quản lý chất lượng khơng khí đơ thị (UAQMP). Nghiên
cứu đã đưa ra đánh giá về phương pháp đánh giá và kiểm soát chất lượng tại các đô
thị hiện nay của các nước phát triển bằng công cụ UAQMP (Urban air quality
management plan). Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng để có thể kiểm sốt tốt chất
lượng khơng khí đơ thị thì cần giả quyết tốt các vấn đề sau: Quy chuẩn (tiêu chuẩn)
về chất lượng khơng khí của từng Quốc gia; mạng lưới quan trắc chất lượng khơng
khí; xác định các nguồn phát thải chính; sự kiểm sốt phát thải; mơ hình phát tán

chất ơ nhiễm; đánh giá sự ảnh hưởng của ô nhiễm đên sức khỏe con người; xây
dựng chiến lược cho UAQMP của mỗi Quốc gia; sự tham gia của cộng đồng.
- Impact of the Clean Air Act on air pollution and infant health: Evidence from
South Korea [22].
Hiệu quả của chương trình làm sạch khơng khí (CAA) đến mơi trường khơng
khí và sức khỏe sinh sản tại Hàn Quốc.
Nghiên cứu sử dụng các số liệu thống kê về chất lượng khơng khí, tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian thi hành chương trình làm sạch khơng
khí (từ 2003 đến 2006) để đánh giá kết quả của chương trình này. Chương trình chỉ
áp dụng trên một số khu vực có mức độ ơ nhiễm nghiêm trọng tại Hàn Quốc. Kết
quả nghiên cứu cho thấy chương trình CAA đã có những tín hiệu đáng mừng, cụ thể
là nồng độ PM 10 trong khơng khí xung quanh tại các khu vực thực hiện CAA đã
giảm trên 9% so với trước khi thực hiện CAA trong khi đó các khu vực khơng được
thực hiện CAA thì mức giảm này chỉ nằm ở mức trên 5%. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ


13

sinh vì các vấn đề tim mạch và hơ hấp giảm trên 26% so với trước khi thực hiện
CAA.
- Dispersion of TSP and PM10 emissions from quarries in complex terrain
[23].
Nghiên cứu này đánh giá chất lượng mô phỏng ô nhiễm của hai mơ hình
AERMOD và CALPUFF đối với bụi lơ lửng TSP và PM10 trong khơng khí tại khu
vực hai mỏ đá Beit Shemesh và Chanaton thuộc Israel. Kết quả của nghiên cứu chỉ
ra rằng AERMOD cho thấy dự đoán chính xác hơn CALPUFF về nồng độ PM10 và
nồng độ TSP trong mơi trường khơng khí xung quanh mỏ đá có địa hình đồi núi
phức tạp.
- A complex terrain dispersion model for regulatory [24].
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu hiệu suất của mơ hình AERMOD để

mơ phỏng phát tán ơ nhiễm cho những vùng có địa hình phức tạp. Đề tài nêu ra kịch
bản mơ hình tại bốn vị trí với các thơng tin về dữ liệu địa hình, dữ liệu khí tượng
khác nhau là: Nhà máy năng lượng Tracy (Perry, 1992) nằm cách Reno, Nevada 27
km về phía Đơng trong thung lũng Sơng Truckee; Nhà máy năng lượng Lovett
(Paumier cùng cộng sự, 1992); Trạm điện Martins Creek Steam (MCSES) nằm ở
biên gới Pennsylvanie/New Jersey, khoảng 30km về phía Đơng Bắc của Allentown,
Pennsylvania và 95km về phía Bắc của Philadelphia, Pennsylvania, nằm trên sông
Delaware; Nhà máy giấy và bột giấy của Tập đoàn Wesvaco ở Luke, Maryland, nằm
trên nền địa hình phức tạp của thung lũng sơng Potomac của miền Đông Maryland.
Nghiên cứu sử dụng đồ thị tương quan Q-Q để đánh giá hiệu suất của mô hình. Kết
quả của nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng mô phỏng ô nhiễm của AERMOD đối với
các khu vực địa hình phức tạp nằm ở mức độ khá tốt. Do đó củng cố thêm mức độ
đáng tin cậy của mơ hình đối với mơ phỏng phát tán ơ nhiễm tại các khu vực có địa
hình phức tạp.
- Systematic review of community health impacts of mountaintop removal
mining [25].
Thống kê các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động của việc phá hủy
các ngọn núi do các hoạt động khai thác gây ra đối với sức khỏe con người. Theo


×