Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Vai trò của các trường đại học trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Đức và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 16 trang )

VAI TRỒ CỦA CÁC TRltỜNG ĐẠI HỌC TRONG VIỆC
THỤC HIỆN CÁC MỤC TIỀU PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG ở ĐỨC
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH DỐI VỚI VIỆT NAM


Phạm Vũ Thắng, Klaus Helling, Bùi Tú Anh
1. GIỚI THIỆU

Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ trên thế giới đã ký Chương
trình nghị sự 2030 cho Phát triển bền vững vào tháng 9 năm 2015.
Trọng tâm của Chương trình nghị sự là 17 mục tiêu phát triển bền
vững (Hình 1), ví dụ đến năm 2030 sẽ xóa bỏ tình trạng nghèo cùng
cực và thiếu đói; Tăng cường bình đăng nam nữ và nâng cao năng lực,
vị thế cho phụ nữ và tất cả mọi người trên trái đất sẽ được sử dụng
nước sạch. Các mục tiêu khác bao gồm giảm lượng khí thải CƠ 2 và
lãng phí thực phâm, từ đó làm thay đổi mơ hình tiêu dùng. Thêm vào
đó, SDGs xác định các mục tiêu về các hàng hóa chung trên tồn cầu,
như bảo vệ đại dương và bảo tồn đa dạng sinh học. Chương trình nghị
sự 2030 kêu gọi cộng đồng quốc tế chú trọng những vấn đề yếu nhất
và dề bị tồn thương nhất và khơng để ai lại phía sau (UN General
Assembly, 2015).
J Xoa nghèo

1

2 XOàtói

0 Cuộc sóng

5


* * Ithỏe mạnh

^ ^ 1 JU

iỉt t ii

- m/ *
9 (õngmớinghiệp,
va

Đổi
Co
sở IM
hạ táng
.0 ỈO
Idíig

B i n Giam bát
1
binh đám


— ^^

( 5



1 3 ^ S |1 4 ~
khi háu


I

o I ĩĩ

Binh đáng
giời

1 C Tài ngun

A

-w

1

I
I

■DHBbSiuH

1 c HỐJ btnh, Ccnq
lO bảrgvàĩhY
chí »\,ug nwnh

Hình 1: SDGs 2015



M


ĐỏthịvaCồng 1
■ * đóng bén vitog 1
m


á i

< 9 ĩiẽ ud un g vả
Sán xuất cú
trách nhiêm

õ õ
SUSTAINABLE


Phán 5: GIAO DUC VA NGHIẺN cử u

215

SDG 4 “Chất lượng Giáo dục” yêu câu tất ca mọi người, trẻ em,
thanh thiếu niên, người lớn và đặc biệt là những người nghèo nhất và
thiệt thòi nhất, được tiếp cận với giáo dục và đào tạo cơ bản chât
lượng cao và dạy nghề. Mục tiêu này cần đam bảo phù hợp với nhu
cầu cá nhân và môi trường sống của họ. Bằng cách này, giáo dục cần
góp phần vào một thế giới an toàn, bền vững và phụ thuộc lẫn nhau
(SDG 4, 2020). Các trường đại học đang cung cấp trình độ học vấn
cao nhất. Sau khi hồn thành chương trình học, sinh viên tốt nghiệp sẽ
đảm nhận vị trí quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của xã hội và do
đó có thê thay đơi xã hội theo hướng bền vừng. Điều này dẫn đên một

nhiệm vụ đặc biệt cho các trường đại học trong việc cung cấp cho sinh
viên các kỳ năng cần thiết và cũng để nâng cao nhận thức về trách
nhiệm của họ trong phát triển bền vừng ớ Đức, Việt Nam và thế giới.
Bài viết này nhằm chia sẻ cách các điều kiện khung chính trị ơ Đức
được thiết kế để cho phép các trường đại học đóng góp cho thực hiện
SDGs, và bài học cho Việt Nam. Phần tiếp sau đây sẽ trình bày các chính
sách ở Đức và Đại học ECB (Environmental Campus Birkenfeld) - một
trường đại học đà thực hiện toàn diện mơ hình bền vững. Cùng với đó,
các chính sách phát triển bền vừng ờ Việt Nam và thực trạng việc thực
hiện mục tiêu SDGs ở các trường đại học Việt Nam. Cuối cùng sẽ là thảo
luận về các bài học mà các trường đại học Việt Nam có thế học hỏi từ
nước Đức và những cơ hội cho hợp tác giữa hai nước Đức và Việt Nam
trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triên bên vừng.
2. QUAN ĐIỂM TOÀN CẨU VÉ PHÁT TRIÊN BÉN VỬNG VÀ KINH NGHIỆM ở ĐỨC

Khái niệm “tính bền vừng” bắt nguồn từ Đức. Hans Carl von
Carlowitz (1645-1714) là giám đốc khai thác tại cơ quan khai thác
Saxon ở Freiberg. Tarớc tình trạng thiếu hụt trầm trọng gồ và việc khai
thác rừng vào cuối thế kỷ XVII, von Carlowitz (1713) đã nhận định
trong tác phẩm Sylvicultura oeconomica rằng ” 0 bị chặt chi có the tái
sinh thơng qua kế hoạch trồng rừng. Do đó, ơng đặt nền tảng cho
nguyên tắc sử dụng bền vừng nguyên liệu và bao tồn rừng vĩnh viền.
Trong gần ba thế ky, tính bền vững đà bị giới hạn trong lâm
nghiệp và mãi đến năm 1987, Uy ban Brundtland mới đưa ra định


216

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BÉN VỮNG TRŨNG BỐI CẢNH BIÊN Đổl TOÀN CẮU


nghĩa về phát triển bền vững vẫn là nền tảng ngày nay, tức là phát
triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khá năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. v ề bản chất, định nghĩa này
đòi hởi không chỉ nhùng người sống ngày nay phái được bảo vệ khói
các tác động mơi trường có hại, mà cả các thế hệ tương lai. Các thế hệ
tương lai có quyền với tài nguyên tương đương với những gì được
hướng bởi các thế hệ hiện tại (Brundtland, 1987). Tuy nhiên, định
nghĩa được công nhận bởi Brundtland không cung cấp hướng dẫn về
cách đạt được sự phát triển bền vững.
Tại Hội nghị Liên Họp Quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992
tại Rio de Janeiro, đại diện của 178 quốc gia đã gặp nhau để thảo luận
về các vấn đề chính sách mơi trường và phát triển trong thế kỷ XXI.
Ớ Rio, khái niệm phát triển bền vừng được công nhận là nguyên tắc
chỉ đạo quốc tế. Phát triển bền vững dựa trên sự công nhận rằng hiệu
quả kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là
những lợi ích quan trọng khơng kém và bổ sung lẫn nhau, rất quan
trọng cho sự tồn tại. Kết quả chính của Rio là Chương trình nghị sự
21, kêu gọi sự phát triến mới và quan hệ đối tác mơi trường giữa các
quốc gia cơng nghiệp hóa và quốc gia đang phát triển. Chương trình
nghị sự 21 bao gồm các mục tiêu chính sách phát triển quan trọng như
giảm nghèo, quản lý bền vững tài nguyên nước, đất và rừng và các
mục tiêu quan trọng về môi trường như giảm hiệu ứng nhà kính
(Agenda 21, 1992).
2.1. Chính sách của chính phủ: Chính sách của Đức để khuyến khích các
trường đại học hướng tới sự bén vững

Trong Chương trình nghị sự 21, các quốc gia tham gia cam kết
phát triền các chiến lược bền vững quốc gia. Năm 2002, Chính phu
Đức đã trình bày chiến lược “Viễn cánh đối với Đức”. Tiếp theo sau,
năm 2010 một chương trình đã được thiết kế để giúp đạt được các

mục tiêu bền vừng. Các hướng dần của chiến lược này hướng tới công
bằng giữa các thế hệ, chất lượng sống, sự gắn kết xã hội và trách
nhiệm qc tê. Từ đó, chiến lược luôn được cập nhật thường xuyên.
Chiến lược Phát triển Ben vừng Quốc gia năm 2016 mới được cập


Phán 5: GIAO DỤC VA NGHIÊN cứ u

217

nhật phù hợp với 17 mục tiêu phát triển bền vừng cua Liên Hợp Qc
và tập trung nhiều hơn vào trách nhiệm tồn cầu. Với việc châp
nhận thêm 17 SDGs của Liên Hợp Quốc, Chiến lược Bền vững cua
Đức đà được quốc tế hóa. Do đó, Chính phú Liên bang khơng chỉ
xem xét riêng nước Đức mà việc thực hiện các mục tiêu bên vững
(SDGs) được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới vào năm 2030. Đó
là về sự bền vừng ớ Đức, thông qua Đức và với Đức (Deutsche
Nachhaltigkeitsstrargetie, 2016).
Trong bối cảnh toàn cầu, trách nhiệm thực thi các nội dung về
giáo dục cua Chương trình nghị sự 2030 thuộc về UNESCO, tố chức
đã xây dựng một định nghĩa toàn diện vê Giáo dục cho Phát triên
Bền vững (ESD): “Giáo dục cho Phát triển Bền vững (EDS) là giáo
dục toàn diện và chuyển đổi nhằm giải quyết nội dung và kết quả học
tập, sư phạm và môi trường học tập. Giáo dục đạt được mục đích của
mình bằng cách thay đổi xã hội” (ESD, 2019). Tại nước Đức, ủ y ban
Đức của UNESCO điều phối các hoạt động của ESD trên tất cả các
lĩnh vực giáo dục từ giáo dục mâm non, trường học và đại học đến
học tập khơng chính thức và suốt đời.
Ngay


trong

năm

2009,

Hội

nghị

Hiệu

trướng

Đức

(Hochschulrektorenkonferenz - HRK) và ủ y ban Đức của UNESCO
(DUK) đã ban hành một tuyên bố chung về trách nhiệm của các
trường đại học đối với sự p h á t triển bên vững và đưa ra tuyên bô như
sau: “Các trường đại học như là các cơ sở giáo dục cho những nhà
hoạch định tương lai và như là các trung tâm nghiên cứu có trách
nhiệm đặc biệt về sự phát triển bền vững và có vai trị qut định: Các
trường đại học đặt nền móng bằng cách áp dụng kiến thức vào giảng
dạy và nghiên cứu, truyền đạt các năng lực và giá trị trong nghiên cửu.
kiến thức và đôi mới cần thiết cho định hình phát triển bền vừng”
(HRK/DUK, 2009).
Trong nghị quyết được cơng bố năm 2018, HRK khuyến nghị tất
ca các tô chức giáo dục đại học - tùy thuộc vào hồ sơ và yêu câu của
từng trường đại học - cần đặt sự phát triển bền vừng như một nhân tô
đặc biệt trong tuyên bố sứ mệnh và hệ thống mục tiêu của nhà trường.



218

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BÉN VỮNG TRONG Bỗl CẢNH BIẾN Đ ổ l TOÀN CẦU

Các bước cụ thê đê thực hiện cân được phát triên trên cơ sở ý tướng
hướng dần được trình bày rỏ ràng. Mục tiêu trọng tâm phai là phát
triển văn hóa bền vừng tại các trường đại học. Ngồi ra, HRK kêu gọi
quy trình này được các bang hồ trợ như là cơ quan chịu trách nhiệm
của các trường đại học và là cơ quan tài trợ, cũng như được chính phủ
liên bang hỗ trợ (HRK, 2018).
Bộ luật Bền vừng của Đức (GSC) được xây dựng năm 2010 như
một tiêu chuẩn minh bạch quốc tế về trách nhiệm tổ chức bởi Hội
đồng Phát triển Ben vừng Đức (RNE) trong đối thoại với các đại diện
từ chính trị, thị trường vốn, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức
phi chính phủ. Đe có thể có được những báo cáo bền vừng chi tiết và
chuyên nghiệp tại các trường đại học, GSC đã được phát triển và sửa
đôi đế đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các trường đại học. c ấ u trúc cơ
bản cúa báo cáo GSC ớ trường đại học, giống như GSC chung, được
chia thành bốn lĩnh vực chiến lược, quản lý quy trình, mơi trường và
xã hội với tổng số 20 tiêu chí cụ thể của trường đại học. Theo các
khuyến nghị của báo cáo GSC ở trường đại học được công bố vào
năm 2018, mồi trường đại học cần trình bày sự hiểu biết và cách tiếp
cận về phát triển bền vững, ví dụ: bàng hình thức tun bổ sứ mệnh.
Đổi với mỗi tiêu chí, trường đại học quyết định liệu nội dung yêu cầu
có được nâng lên và cần thiết hay khơng (“tn thủ hoặc giải thích”)
và các báo cáo tương ứng. Điều quan trọng là, dựa trên chiến lược, tất
cả các lĩnh vực của trường đại học, từ hoạt động, giảng dạy và nghiên
cứu đến chuyển giao và nhiệm vụ thứ ba, đều hướng đến sự bền vững

(GSC2018).
2.2. Nghiên cứu trường húp của Đại học ECB

Kể từ khi thành lập Đại học ECB vào năm 1996, phát triển bền
vững và nền kinh tế tuần hoàn đã là trọng tâm chính trong tất cả các
hoạt động cua trường. Trong chiến lược bền vững, cách tiếp cận toàn
diện được theo đuôi bao gồm giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao và
vận hành. Đại học ECB thường được gọi là “trường đại học xanh
nhất” ơ Đức. Trong bảng xếp hạng GreenMetric 2018 và 2019, Đại
học ECB đã chiếm vị trí thứ sáu trong số hơn 780 trường đại học tham


Phần 5: GIAO DỤC VA NGHIẺN

cưu

219

gia từ 75 quốc gia trên toàn thế giới tại Đức và lần thứ ba liên tiếp
đứng V Ị trí số 1 (GreenMetric, 2019). Đối với vấn đề hiện tại về bao
vệ khí hậu, điều đặc biệt đáng chú ý là Đại học ECB là “cơ sở không
phát thải” đầu tiên ở châu Âu được coi là có khí hậu trung lập trong
nhiều năm, trở thành hình mẫu cho nhiều trường đại học trên thế giới
(Helling, 2018). Năng lượng và nhiệt được cung cấp bởi một nhà máy
nhiệt điện kết hợp sinh khối gần đó, sử dụng gồ thải và khí sinh học
làm nguồn năng lượng chính. Các tiêu chuẩn xây dựng sáng tạo và
cơng nghệ môi trường giúp cho khuôn viên trường thực sự trơ thành
một khuôn viên không phát thải. Hơn 2.300 sinh viên sống và học tập
tại một trường đại học độc đáo. ECB giáp trực tiếp với Công viên
Quốc gia Hunsrũck-Hochwald xinh đẹp, nhưng được kết nối tốt về

mặt giao thông với tuyến đường sát trực tiếp đến Frankfurt và kết nối
với hệ thống đường cao tốc.

I___________________ _

Hình 2: Khái niệm nàng lượng khơng phát thải

Nguồn: ECB

Các tính năng kỳ thuật đặc biệt tại ECB bao gồm:
• llệ thống mặt đất thu gom/cung cấp khơng khí bên ngồi,


220

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BÉN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN Đổl TỒN CẦU

• Trao đơi nhiệt cho khơng khí đi ra,
• Cách ly nhiệt trong suốt, ví dụ: trước những bức tường lớn,
• Hệ thống hướng dần ánh sáng ban ngày,
• Hệ thống sục khí tự động,
• Bộ thu năng lượng mặt trời và tế bào (quang điện, nhiệt mặt trời),
• Hệ thống nước mưa.

Haal

S o U ' Thernute
E x ie n v v o
Rocd G ro c o n ọ


ũ*ftQht
*

Wfii0 f

E vapcrabo o
ũ x & n g Tqm* «

S k J o S u n ro c *

G iỉđ iic c

System

C o ẽ e ctio n T a r *

AHMd

Ram
In írtn rtc n

Hình 3: Cơng nghệ mơi trường ờ Birkenfeld

N guồn: ECB

Ngay từ năm 2004, Đại học ECB đã xuất bản các báo cáo môi
trường. Báo cáo này đã được phát triển thêm thành các báo cáo bền
vững dựa trên các tiêu chuẩn từ Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) và
Bộ luật bền vững của trường đại học (GSC)1. Năm 2020, Đại học
ECB đã trình bày tuyên bố tuân thủ GNC và chỉ ra cách thức các lĩnh

vực hành động phát triển bền vững được thực hiện tại địa điểm đổi
mới này cua Đại học Khoa học ứ n g dụng Trier (GNC UCB, 2020).
Đại học ECB có đặc trưng về sự đa dạng các khóa học về phát
triên bền vừng. Các khái niệm của hai khoa Kinh tế Môi trường/Luật
Môi trường và Quy hoạch Môi trường/Kỳ thuật Môi trường được
dựa trên khung của các chu trình vật chất theo nghĩa phát triển bền
vừng. Khái niệm môi trường và bền vững tạo thành liên kết theo chú
đề và là “sợi chi xanh" kết nối tất ca các khóa học được cung cấp tại

1 Các báo cáo có thế truy cập tại: www.umweli-campus.de


Phần 5: GIÁO DỤC VA NGHIÉN

cửu

221

Đại học ECB và tích hợp các khía cạnh tương ứng vào tất ca 16
chương trình Cư nhân và 12 chương trình Thạc sĩ (Helling, 2020).
Vào tháng 11 năm 2018, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang
và Uy ban UNESCO của Đức đă vinh danh Đại học ECB là một sáng
kiến giáo dục nổi bật trong việc theo đuối mục tiêu phát triên bên
vừng. Đại học ECB đă được công nhận là một địa điểm học tập đạt
chuẩn Giáo dục cho phát triển bền vững với giải thưởng ở cấp độ 3,
mức cao nhất đạt được. Ban giám khảo đã tóm tắt quyết định của
mình như sau: “Đại học ECB quản lý để triển khai giáo dục cho phát
triển bền vững trong các chương trình nghiơn cứu của mình với trọng
tâm là “Mơi trường và bền vững” theo cách có hiệu quả về mặt cấu
trúc. Sinh viên tham gia vào sự phát triển của trường đại học theo

nhiều cách khác nhau, được tích hợp một cách có hệ thống vào các
q trình ra quyết định và do đó có thể tạo ra ảnh hưởng mục tiêu”
(DUK, 2018).
Sự tham gia tích cực của các đại học thành viên được coi là động
lực chính cho Phát triển bền vừng và thiết kế tại ECB. Văn phòng
Xanh, được thành lập vào học kỳ hè năm 2017, đóng một vai trò đặc
biệt. Văn phòng Xanh đang cung cấp thông tin về các hoạt động bên
vững, kết nối các bên liên quan trong và ngoài; khiến trường đại học
và mơi trường của nó bền vững hơn về mặt sinh thái, xã hội và kinh
tế. Đây là điểm kết nối giữa các tổ chức khác nhau, sinh viên và nhân
viên của trường đại học (GO ƯCB 2020).
3. BÓI CẢNH CỦA VIỆT NAM

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một
trong số các quốc gia chịu anh hương nặng nề của tình trạng biên đơi
khí hậu. ơ Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đà
tăng khoảng 0,5-0,7°C, mực nước biên đã dâng khoang 20 cm. Hiện
tượng E1 Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mè. Theo kịch ban
mực nước biên dâng cao lm, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng băng
sơng Cưu Long, 11% diện tích đồng bàng sơng Hồng và 3% diện tích
cua các tinh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, khoảng 10-12% dân


222

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIÊN Đổl TOAN CẤU

số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% G D P 1. Như vậy,
biến đơi khí hậu cùng những hậu quả nghiêm trọng của nó có thể làm
tăng nguy cơ đe dọa đến an ninh lương thực và khả năng thực hiện các

mục tiêu phát triến bền vững của đất nước.
3.1. Chính sách vĩ mô

Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biển đổi khí hậu
đến q trình phát triển của Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã sớm
tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến
đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đồng thời đã ban hành nhiều
chiến lược, chính sách đến phát triển bền vừng, biến đổi khí hậu như
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (Quyết định số 2139/ỌĐ-TTg
ngày 05/12/20] 1), Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011-2020 (Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012), Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày
25/9/2012).
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (Quyết định số
432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012) đã khẳng định “phát triển nhanh gắn
liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt
trong chiến lược”. Ọuyết đinh này đồng thời đề ra các mục tiêu “đẩy
mạnh chuyến dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng,
chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức” và “phát
triên kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi
trường, chủ động ứng phó với biến đồi khí hậu” .
Chiến lược quốc gia về biến đơi khí hậu (Quyết định số
2139/QĐ-TTg ngày 05/12/ 2011) là bước tiếp nối của Chương trình
mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2008, trơ thành
cơ sơ cho các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch ứng phó hiệu qua với
biên đơi khí hậu và phát triển bền vừng đất nước. Chiến lược này nêu
rõ “Ung phó với biến đồi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát
triển bên vững, hướng tới nền kinh tế carbon thấp, tận dụng các cơ hội

1 Quyết định số 2139/Q Đ -TTg ngày 05/12/2011



Phần 5: GIAO

Dực

VA NGHIÊN c ứ u

223

đê đôi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức
mạnh quốc gia” (Ọuyết định số 2139/ỌĐ-TTg ngày 05/12/ 2011).
Mục tiêu cua chiến lược nhàm tăng cường năng lực thích ứng với
biến đơi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triên
nền kinh tế cacbon thấp nhàm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc
sống, bảo đam an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cánh
biến đơi khí hậu tồn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ
hệ thống khí hậu Trái đất. Chiến lược cùng nhấn mạnh vai trò của
nghiên cửu, phát triến và ứng dụng các công nghệ, thiết bị, sản phấm
tiêu dùng sử dụng năng lượng hiệu quá và nâng cao hiệu quá sử dụng,
tiết kiệm và bảo tồn năng lượng; giám sát và theo dõi tình trạng sử
dụng năng lượng.
Chiến lược quốc gia về tăng trương xanh (Ọuyết định số
1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) nhằm đáp ứng nội dung giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính cúa Chiên lược qc gia vê biên đơi khí hậu và nhăm
cụ thế hóa về trụ cột kinh tế của Chiến lược phát triển bền vững.
Chiến có mục tiêu chung “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế
cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong
phát triển kinh tế bền vừng; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ
khí nhà kính” dần trở thành chí tiêu bắt buộc và quan trọng troníỉ phát

triển kinh tế - xã hội. Chiến lược và Kế hoạch hành động tăng tarởng
xanh đã the hiện quyết tâm cua Việt Nam đóng góp chung vào nồ lực
của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đơi khí hậu, đồng thời
duy trì tăng trưởng nhanh và bền vừng để có thể đạt mục tiêu cơ bản
trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Với 3 nhiệm vụ chiến lược
bao gồm: (i) Giám cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đây sử
dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) Xanh hóa sản xuất và
(iii) Xanh hóa lối sống và thúc đây tiêu dùng bền vững với 17 giải
pháp chính, chiến lược được kỳ vọng sề đạt được nhiều chi tiêu quan
trọng đánh dấu bước chuyên sang kinh tế xanh của Việt Nam (Quyêt
định số 1393/ỌĐ-TTg ngày 25/9/2012).
Chiến lược Tăng trương xanh có nhấn mạnh “phát triên nguồn
nhân lực cho tăng trương xanh trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn đưa
các nội dung về tăng trưởng xanh, công nghệ xanh, khai thác tài


224

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỀN BÉN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN Đổl TOÀN CẨU

nguyên bền vừng vào các bậc học, cấp học. Tăng trưởng xanh trở
thành một nội dung quan trọng cúa phát triên bền vừng, góp phần
quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về biến đối khí hậu, giảm
phát thái nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường.
Việt Nam cũng là nước tham gia ký Chương trình Nghị sự 2030
nhằm theo đuổi 17 mục tiêu phát triển bền vừng SDG. Chính phủ Việt
Nam ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 cùa Thủ
tướng Chính phủ về Ke hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương
trình Nghị sự 2030 vì sự phát triến bền vũng, trong đó nêu rõ 17 mục tiêu
phát triên bền vững của Việt Nam đến năm 2030 bao gồm 115 mục tiêu

cụ thể, tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vừng tồn cầu được
thơng qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm
2015. Ke hoạch hành động thế hiện nồ lực và cam kết cua Chính phú
trong việc thực hiện các Mục tiêu SDGs cúa Việt Nam. Trong đó, mục
tiêu 4.7 xác định đến năm 2030, tất cả những người học được trang bị
những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững.
3.2. Thực trạng các trường đại học Việt Nam trong việc theo đuổi mục tiêu
phát triển bén vững SDGs

Các chiến lược được kỳ vọng sẽ mang lại nhừng chuyến biến quan
trọng cho sự phát triến của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một vài
trường đại học ở Việt Nam đã thực hiện tông thế các mục tiêu phát triển
bền vùng, trons đó tiêu biểu có thể kê đến Trường Đại học Trà Vinh...
Tháng 10 năm 2013, Trường Đại học Trà Vinh đã ký Tuyên bố
Talloires, cam kết ba mục tiêu lớn của nhà trường bao gồm: Sử dụng
mọi cơ hội đê tuyên truyền vận động ý thức xanh; Xây dựng chương
trình hành động đê quản ]ý mơi trường, từng bước bảo đam mọi sinh
viên tốt nghiệp của Nhà trường đều được đào tạo và trang bị kiến thức
về mơi trường, trơ thành những cơng dân có trách nhiệm; Liên kết với
các tô chức bảo vệ môi trường trong và ngoài nước đê cùng đày mạnh
chương trinh hanh động bảo vệ môi trường . Đây là trường đại học

/>

Phần 5: GIAO DỤC VA NGHIẺN c ứ u

225

duy nhất ơ Việt Nam ký Tuyên bố Talloires trong tônẹ số 51 1 trường
trên thế giới tính đến tháng 2/20201.

Trước đó, vào tháng 7 năm 2013, Ban Năng lượng Trường Đại
học Trà Vinh được thành lập và triển khai lắp đặt thiết bị đo lường
mức sử dụng năng lượng trong tòa nhà Khu Hiệu bộ và tơ chức
chun giao quy trình tiết kiệm năng lượng cho các đơn vị trực thuộc.
Trung tâm Truyền thông và Quảng bá Cộng đồng được phân công
nhiệm vụ lên kế hoạch quảng bá ý thức bảo vệ môi trường. Nhà
trường dự kiến thực hiện kế hoạch hành động về báo vệ mơi trưị'ng
một cách tồn diện trong tương lai gần, bao gồm các lĩnh vực chính là:
Năng lượng và Hạ tầng cơ sở, Giáo dục và Nghiên cứu Khoa học;
Quảng bá đề thay đổi lối sống phù hợp với mục tiêu phát triển bền
vững. Một số chiến lược điển hình của trường hướng đến đại học xanh
bao gồm: Thứ nhất, nâng cao nhận thức của sinh viên và cán bộ về ý
tương xanh, bắt đầu bằng việc khởi động dự án với Đại học Svvinburn,
Úc về các hoạt động xanh. Thứ hai, giảm tiêu thụ nước và tiết kiệm
năng lượng bằng việc áp dụng các hệ thống tự động như vịi tự động
và hệ thống bình nước nóng năng lượng mặt trời. Thứ ba, áp dụng các
biện pháp ngăn chặn các yếu tố gây hại cho mơi trường như khói bụi,
chất thai rắn thơng thường, chất thải rắn nguy hiểm, nước thải và tiếng
ồn (Nguyen Thị Mai Khanh, 2018). Năm 2019, trong bang xếp hạng
GreenMetric, Trường Đại học Trà Vinh nằm trong top 300 các đại học
phát triển bền vừng nhất thế giới2. Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) là một trong hai trường đại học hàng đầu của Việt Nam
nhưng ĐHỌGHN cũng như các trường đại học thành viên chưa cơng
bố tầm nhìn, định hướng, và chính sách đê trơ thành một trường đại
học xanh, bền vừng một cách cơng khai và có hệ thong từ trên xuống,
cùng như chưa có các chương trình, nhiệm vụ cụ thê. Các hoạt động
liên quan đến mơ hình trường đại học xanh đều xuất phát từ các dự án
nghiên cứu cua giảng viên, sinh viên và các hoạt động của các phịng
khoa, đồn thê và to chức sinh viên của trường. Vận hành là câu phần
1 http:ulsf.O rg/96-2/#V ietnam

https: /\vww.tdtu.edu.vn/index.php/tin-tưc/2019-12/dai-hoc-ton-duc-thang-xeptlni-165-trong-bang-xep-liang-cac-dai-hoc-pliat-trien-ben-vung-nhạt-the-gioi


226

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BÉN VỮNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN Đổi TỒN CẦU

đang thực hiện ít nhất ở các trường thành viên của ĐHQGHN. Các
trường đều có khuyến khích về tiết kiệm điện nước, nhưng chưa có cơ
chế kiểm tra và giám sát. Hệ thống tòa nhà, phòng học cũng đang
được thiết kế đóng, chưa tận dụng được ánh sáng tự nhiên và chưa có
cơng nghệ vận hành thân thiện với mơi trường. Các trường thuộc
ĐHQGHN chưa có báo cáo phát triển bền vừng của trường đại học
(Phạm Vũ Thắng và Nguyễn Thùy Anh, 2017).
Các chính sách của chính phủ về giá FIT mua bán điện áp mái là
cơng cụ khuyến khích các nhà đầu tư và các trường đại học đầu tư vào
điện áp mái. Trường Đại học RMIT, Trường Đại học Tôn Đức Thắng,
Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hoa
Sen, Đại học FPT, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Cửu Long và gần đây là Tnrờng Đại học Kinh
tế thuộc ĐHQGHN là những trường tiên phong trong việc đầu tư điện
áp mái trong khuôn viên trường.
3.3. Bài học từ Đức

Việc triển khai các chính sách toàn diện gắn với các mục tiêu
SDG thúc đẩy các tarờng đại học ở Đức theo đuổi mục tiêu phát triển
bền vũng từ hàng thập ký trước là bài học giá trị cho Việt Nam. Một là
mục tiêu phát triển bền vững của các trường đại học được luật hóa từ
rất sớm, các bộ luật này gắn liền với bộ luật phát triên bền vững cấp
liên bang SDC. Hai là việc Chính phu phối họp với ú y ban Đức của

UNESCO để phát triển bền vừng ờ các cấp học nhằm có được nội
dung và kết quả học tập, sư phạm và môi trường học tập theo hướng
phát triển bền vững. Ba là ban hành các chính sách và xây dụng nguồn
ngân sách tài trợ để khuyến khích các trường đại học theo đuổi phát
triển bền vừng, hồ trợ các trường đại học phát triển nội dung giáo dục
bền vừng dựa trên điều kiện cụ thế của từng trường. Bốn là liên kết
các nhà lãnh đạo các trường đại học đê đưa ra tuyên bô chưng thúc
đây việc giang dạy, nghiên cứu và học tập ơ đại học hướng đèn sự bên
vừng cũng như học hoi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác điều
hành, quản lý trường học hướng đến sự bền vừng.


Phán 5: GIAO DUC VA NGHIÊN c ứ u

Đối với các trường đại học, những bài học kinh nghiệm được rút
ra đó là việc cơng bố sứ mệnh cua trường theo đuối mục tiêu phát
triển bền vũng và thực hiện các báo cáo phát triên bên vừng hàng
năm. Một là các trường thành lập bộ phận chuyên trách vê các hoạt
động bền vững, cầu nối giữa sinh viên, nhà trường với các tơ chức bên
ngồi để tạo nên một liên kết bền vừng về mặt sinh thái, xã hội và
kinh tế. Hai là thực hiện đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ sơ vật chất
cua trường hướng đến không phát thải, xây dựng các khóa học về phát
triển bền vững, tích hợp các nội dung về mơi trường và bền vững vào
chương trình giảng dạy chính quy. Ba là tạo ra mạng lưới liên kết giữa
các vếu tố về sinh thái, kinh tế, kỳ thuật và xã hội, đê tạo nền móng
cho sinh viên về phân tích và tối ưu hóa sự bền vững. Bốn là nghiên
cứu ứng dụng liên ngành xoay quanh môi trường và bền vừng.
4. KẾT LUẬN

Một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa Đức và Việt Nam

trong việc thúc đẩy các trường đại học thực hiện phát triển bền vũng
là sự cụ thể hoá các chính sách thúc đấy các trường đại học hướng đến
sự phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chiến
lược, chính sách nhàm thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vừng,
cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, tuy nhiên chưa có một
chính sách cụ thể, toàn diện nào được ban hành nhằm khuyến khích
các trường đại học thực hiện. Bài viết này gợi mở một số bài học mà
Việt Nam có thể học hỏi từ Đức. .
Sự phối hợp chia sẻ kinh nghiệm thực hiện và nghiên cứu giữa
các trường đại học cua hai quốc gia là quan trọng. Các cuộc hội thảo,
trao đối giảng viên, sinh viên và các dự án nghiên cứu đồng thực hiện
giữa các trường đại học của Đức và Việt Nam sẽ là cơ hội cho hai bên
học hoi, trao đổi và cùng nhau thực hiện sứ mệnh quan trọng của
trường đại học trong phát triển bền vừng.


228

VIỆT NAM VÀ ĐỨC: PHÁT TRIỂN BỀN VỬNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN Đổl TOÀN CẨU

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

B rundtland, G., 1987, Report o f the Worỉd Commissiorì on Environment

and Development: Our Common Future, United Nations General
Assembly document A/42/427.
2.

Deutsche Nachhaltigkeitsstrategie, 2016, “Die Glorreichen 17 fur mehr

Nachhaltigkeit”, />nachhaltigkeitspolitik (accessed 14 June 2020).

3.

DUK, 2018, “Ausgezeichneter Lernort Umwelt-Campus Birkenfeld”,
/>-der-hochschule-trier, (accessed 14 June 2020).

4.

ESD - Education for Sustainable Development, 2019, “What is Education
for Sustainable Development?”, education sustainable-development/what-is-esd (accessed 14 June 2020).

5.

GNC UCB, 2020, “DNK-Erklãrung 2018 des Umwelt-Campus
Birkenfeld der Hochschule Trier”, le/12157/de/2018/dnk
(accessed 14June 2020).

6.

GSC (German Sustainability Code for universities), 2018, “The Code for
higher education institutions”, tscher-nachhaltigkeitskodex.
de/en-GB/Home/DNK/Hochschul-DNK (accessed 14 June 2020).

7.

GreenMetric, 2019, “Universitas Indonesia GreenMetric World
University Ranking”, />(accessed 14June2020).

8.


GO UCB, 2020, “Green Office am Umwelt-Campus Birkenfeld”,
(accessed 14 June 2020).

9.

Helling, K., 2018, “Environmental Campus Birkenfeld—A Role Model
for Universities on How to Contribute to the Implementation Process of
the Sustainable Development Goals”, Handbook of Sustainability
Science and Research, Leal, w. (Hrsg.), Springer.

10. Helling, K. 2020, ‘kGelebte CSR in der Hochschule - Best Practice am
Umwelt-Campus Birkenteld”, CSR in Rheinland-Pfalz, Schmitz, M.,
Schmidpeter, R. (Hrsg.), Springer.


Phán 5 : GIAO DỤC VÀ NGHIÊN c ứ u

229

11. HRK, 2018, “Fũr eine Kultur der Nachhaltigkeit”, Empfehlung der 25.
HRK-Mitgliederversammlune vom 6.11.2018, />positioneiì/beschluss/dctail/fuer-eine-kultur-der-nachhaltigkeit
(accessed 14June 2020).
12. HRK/DUK, 2009, “Erklãrung der Hochschulrektorenkonferenz (HRK)
und der Deutschen UNESCO-Kommission (DUK) zur Hochschulbildung
fũr nachhaltige Entwicklung”, beschluss/
detail/hochschulen-fuer-nachhaltige-entwicklung (accessed 14 June 2020).
13. lfaS, 2020, “Institute for applied Material Flow Management”,
(accessed 14 June 2020).
14. Nguyên Thi Mai Khanh, 2018, “Tra Vinh University and strategies

heading to green campus”, In E3S Web of Conferences, Vol. 48, p.
05006, EDP Sciences.
15. Phạm Vũ Thắng và Nguyền Thuỳ Anh (2017), “Mơ hình trường đại
học xanh: Nghiên cứu trường hợp cua Đại học Ọuốc gia Hà Nội”,
Nghiên cứu Kinh tế, số 11 (471).
16. SDG 4, 2020, “Sustainable Development Goal 4: Ensure inclusive and
equitable quality education and promote lifelong learning
opportunities for air, />(accessed 14 June 2020).
17. SDGs, 2015, “Sustainable Development Goals”,
https://sustainabledevelopment. un.org/sdgs (accessed 14 June 2020).
18. United Nations Coníerence on Environment and Development, 1992,
“Agenda 21, Rio Declaration”, New York: United Nations.
19. UN General Assembly, 2015, “Transíorming our world: the 2030 Agenda
for Sustainable Development”, 21 October 2015, A/RES/70/1,
(accessed 14 June 2020).
20. World Bank, 2007, “The irnpact of sea level rise on developing countries:
A comparative analysis”, Policy Research Working Paper, 4136.



×