Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.72 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN
2.1.Vài nét về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991,
Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn
của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng
ven TP.HCM. Các hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín (“Ngân hàng”) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình
thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy
thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn,
trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư
vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh
ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ
về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ
Ngân hàng khác. Sacombank có trụ sở chính đặt tại số 266-268 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau gần 17 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng
TMCP hàng đầu Việt Nam với 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có,
gần 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44/63 tỉnh thành trong cả nước, một văn
phòng đại diện tại Trung Quốc và một Chi nhánh tại Lào. Sacombank hiện có
9.700 đại lý thuộc 250 ngân hàng tại 91 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Sacombank cũng đang có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần
30% vốn cổ phần, đó là tập đoàn Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp
vốn năm 2001, International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, góp
vốn năm 2002 và tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn
năm 2005.
Tháng 5 năm 2008, Sacombank với vai trò chủ đạo đã cùng năm công ty
thành viên trực thuộc và năm công ty hợp tác chiến lược tuyên bố hình thành Tập
đoàn tài chính tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước
trưởng thành của Sacombank trong việc nâng cao khả năng sẵn sàng cung ứng các


giải pháp tài chính chất lượng và trọn gói đến cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân,
bao gồm: dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chứng khoán, cho thuê tài chính, kiều hối, kinh
doanh bất động sản, kinh doanh vàng bạc, đầu tư tài chính, quản lý quỹ đầu tư,
quản lý nợ và khai thác tài sản,...
Sau 17 năm phát triển, Sacombank đã trở thành thương hiệu uy tín trên thị
trường tài chính Việt Nam và được các tổ chức quốc tế như Euromoney bình chọn
là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007” và FinanceAsia, Global Finance bình
chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” trong các lĩnh vực: khả năng tăng
trưởng bền vững và ổn định, giá trị thương hiệu, tầm nhìn chiến lược, năng lực
quản lý rủi ro, tiềm năng phát triển trong tương lai, khả năng quản lý rủi ro và
chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực...Sacombank cũng được Cộng đồng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất
trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ” trong nhiều năm liền và được
Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua khen thưởng năm 2007”. Sacombank đã
tăng cường quan hệ hợp tác với các thành phần kinh tế khác để tăng khả năng bán
chéo sản phẩm cũng như liên tục triển khai các dòng sản phẩm, dịch vụ phong phú,
đa tiện ích và phù hợp với từng phân khúc khách hàng nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động. Đây cũng là nền tảng để Sacombank từng bước tăng thu mảng dịch vụ,
duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và hội
nhập.
Sacombank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại Sacom bank có 6000 nhân viên trẻ năng động sáng tạo và 60000 cổ
đông đại chúng. Cũng giống như những ngân hàng TMCP khác, đơn vị cao nhất
của Sacombank là Đại hội đồng cổ đông, tiếp sau đó là Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát. Sacombank hiện có 26 phòng ban được chia thành 8 khối nghiệp vụ, cơ
cấu tổ chức được thể hiện trên sơ đồ sau:

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2008
Đến cuối năm 2008, tổng tài sản đạt 68.439 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó nguồn

vốn huy động đạt 59.343 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm và quản lý thanh khoản
luôn nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời, Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên
5.116 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 7.759 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ
phiếu trả cổ tức. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện mua cổ phiếu quỹ để hỗ trợ thị
trường theo chủ trương của Chính phủ, đến cuối năm đạt 352 tỷ đồng.
Trong năm, NHNN có tám lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, mức cao nhất lên
đến 14%/năm và giảm dần còn 8,5% cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, rút bớt
tiền trong lưu thông bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt
buộc và hoàn trả tiền gửi Kho bạc Nhà nước đã đẩy một số NHTM cổ phần quy mô
nhỏ thiếu hụt thanh khoản, dẫn đến cạnh tranh lãi suất và đầu cơ lãi suất huy
động trên thị trường. Trong bối cảnh đó, Sacombank thực hiện chủ trương tăng
tổng tài sản, thông qua tăng trưởng nguồn vốn huy động ở mức hợp lý và không
chạy đua lãi suất nhằm góp phần cùng Chính phủ ổn định thị trường; đồng thời,
thực hiện huy động thoả thuận, huy động kỳ hạn ngắn và tận dụng nguồn vốn ủy
thác nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản và giảm chi phí giá vốn. Tháng 12/2008,
Sacombank được NHNN trao tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong
việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng
nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội là một minh chứng
về trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội.
Tổng dư nợ cho vay đạt 35.009 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm bởi nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, do tình hình kinh tế khủng hoảng,
doanh nghiệp gặp khó khăn trong SXKD và lãi suất cho vay thị trường khá cao đã
làm giảm đáng kể nhu cầu tín dụng. Về chủ quan, nhằm nâng cao khả năng thanh
khoản cho Ngân hàng trong bối cảnh huy động với lãi suất khá cao, Sacombank
chọn lựa giải pháp chủ động kéo giảm dư nợ với việc điều hành linh hoạt và cân
nhắc trên nhiều khía cạnh, vừa giải quyết bài toán hiệu quả, vừa giữ vững hệ
khách hàng truyền thống và giảm quy mô về tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất rủi
ro tín dụng trong bối cảnh hoạt động SXKD đình trệ, thu nhập của người lao động
giảm sút và tình trạng thất nghiệp đang tăng cao.
Ngay từ đầu năm, Sacombank đã xây dựng kế hoạch tái cơ cấu danh mục cho

vay và đang từng bước triển khai thực hiện.
Xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ định tính được xây dựng và áp
dụng thí điểm từ lâu, đã mang lại lợi ích thiết thực trong thẩm định cấp phát tín
dụng nhưng chưa phát huy hiệu quả bởi quy định trần lãi suất cho vay theo lãi suất
cơ bản của NHNN.
Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng
Ngân hàng vẫn kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn và nợ xấu. Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì
0,996%/tổng dư nợ là một nỗ lực rất lớn trong việc quản lý tín dụng, sáng suốt
thành lập các Ban và Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ ngay từ đầu năm nhằm phát
huy tối đa kinh nghiệm xử lý nợ, thấu cảm và chia sẻ khó khăn với khách hàng
vay vốn trong quá trình xử lý nợ, triển khai thực hiện tái thẩm định tài sản đảm
bảo, đánh giá các khoản vay và cam kết ngoại bảng để tăng cường biện pháp quản
lý. Bằng văn bản, Đại hội cổ đông cho phép điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận giảm
còn 1.500 tỷ đồng nhằm ưu tiên thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động
Ngân hàng, tập trung đối phó với diễn biến bất ổn của thị trường và tăng cường
củng cố nội lực để chuẩn bị tiền đề kinh doanh cho các năm kế tiếp.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật
THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM 2008 2007 2006 2005
Tổng tài sản (tỷ đồng) 67.469 63.364 24.764 14.456
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 7.638 7.181 2.804 1.882
Trong đó vốn điều lệ (tỷ đồng) 5.116 4.449 2.089 1.250
Tổng nguồn vốn huy động (tỷ
đồng) (*)
58.635 54.791 21.514 12.272
Dự nợ cho vay (tỷ đồng) 33.708 34.317 14.539 8.425
Tổng doanh thu 8.377 4.537 1.996 1.209
Tổng chi phí 7.286 3.085 1.452 903
Lợi nhuận trước thuế 1.091 1.452,1 543,3 306,1
Lợi nhuận sau thuế 973,3 1.280,2 407,9 234,4
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (

e
PS)
(**) (đồng/ cổ phiếu)
1.869 2.732 2.226 2.425
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2008)
2.2.
Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín
2.2.1. Tình hình cho vay
Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng
hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của một ngân hàng.
Khác với hoạt động tín dụng của NHNN Việt nam, hoạt động tín dụng của
Sacombank nói riêng cũng như của các ngân hàng thương mại nói chung là nhằm
mục tiêu lợi nhuận dựa trên nguyên tắc “an toàn và hiệu quả’’. Do đó chất lượng
tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Trong quá trình cho vay tại ngân hàng, các
món vay đều được áp dụng các quy trình nghiệp vụ của ngành một cách đúng đắn,
đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng. Hiện nay, Sacombank đang tiến hành
những hoạt động tín dụng sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê trong đó
hoạt động cho vay đóng vay trò chính yếu.
Những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho vay của ngân hàng được cụ thể
hoá trong Quyết định số 5166/2008/QĐ-CS ngày 24/12/2008 về việc ban hành
Quy trình phán quyết cấp tín dụng thay thế cho Quyết định 4639/2007/QĐ-CS.
2.2.1.1. Doanh số, dư nợ cho vay
Năm 2007 dư nợ đạt 34.317 tỷ, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên
do bối cảnh kinh tế chung gặp nhiều khó khăn trong năm 2008, nên dư nợ năm này
chỉ đạt 33.708 tỷ, giảm 2% so với năm 2007. Về lãi suất tín dụng, Sacombank đã
có những điều chỉnh lãi suất theo mức lãi suất cơ bản của NHNN và đến thời điểm
cuối năm 2008 đang ở mức 8,5%. Cũng trong năm 2008, Sacombank đã có những
biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn cũng như trích rủi ro và xử lý được nợ tồn
đọng lớn nhất từ trước tới nay khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0,996%.

Năm 2008 cũng là năm Sacombank tiếp tục mở rộng việc tài trợ dự án mở
rộng đối với nhiều thành phần kinh tế. Việc đầu tư tín dụng năm 2008 được tập
trung cho các dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế đã góp
phần tích cực cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong
cơ chế thị trường. Nợ trung, dài hạn của ngân hàng chiếm 42,8% tổng dư nợ.
Bên cạnh tổ chức cho vay các dự án lớn tập trung, Sacombank còn mở rộng cho vay tiêu
dùng cá nhân với các dịch vụ đa dạng phong phú như dịch vụ chuyển tiền nhanh tận nhà, dịch vụ
giữ hộ, thu chi hộ, hay dịch vụ thanh toán hóa đơn và hỗ trợ du học đối với công chức, viên chức
trong các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công
nhân viên.
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay, doanh số cho vay, thu nợ theo thời hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
1. Dư nợ
Ngắn hạn
Trung dài hạn
2. Doanh số
cho vay
Ngắn hạn
Trung dài hạn
3. Doanh số
thu nợ
Ngắn hạn

Trung dài hạn
35.008.871
19.777.308
15.231.563
22.178795
13.59346
35.772.250
17.889.702
17.882.551
57,2%
42,8%
62%
38%
50,01
%
49,99
%
35.378.147
21.731,963
13.646.184
19.155022
13.87088
33.025.912
16.536.068
16.489.832
61,3%
38,7%
58%
42%
50,07

%
49,93
%
14.539.472
9.345.662
5.193.810
7.72730155
6.327448
14.054.751
8.056.182
5.998.567
64.1%
35,9%
54,98
%
45,02
%
57,32
%
42,68
%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2008)
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng trong các năm vừa qua có sự
gia tăng nhanh về lượng . Đặc biệt là từ năm 2006 sang năm 2007, như năm 2006
dư nợ tín là 14.539.472 triệu đồng, đến năm 2007 dư nợ tín dụng của Ngân hàng là
35.378.14, tăng 2,4 lần. Tuy nhiên trong năm 2008, dưới tác động của suy thoái
kinh tế nói chung, dư nợ có giảm so với năm 2007,đạt 35.008.871 triệu đồng. Dư
nợ tín dụng mặc dù có giảm nhưng vẫn ở một mức cao, phản ánh chất lượng tín
dụng ổn đinh của ngân hàng. Đây được coi là một nỗ lực rất đáng tự hào của
Sacombank trước những biến động phức tạp của thị trường tài chính nói riêng cũng

×