Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.35 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA
ĐÌNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
BA ĐÌNH
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT Ba Đình
Chi nhánh NHCT Ba Đình, tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Đội Cấn, thành
lập năm 1958, là một trong những đơn vị Ngân hàng được thành lập đầu tiên trên
địa bàn thủ đô Hà Nội, thực hiện hai chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước và
kinh doanh tiền tệ.
Nghị định 53/HĐBT ban hành vào ngày 26/3/1988 với nội dung đổi mới
hoạt động Ngân hàng đã chính thức chuyển hoạt động của NHCT Ba Đình sang
thời kỳ kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp.
Ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định 402/CT về
việc thành lập NHCT Việt Nam, NHCT Ba Đình trở thành một chi nhánh của
NHCT Thành phố Hà Nội.
Ngày 24/3/1993, tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số 93/
NHCT- TCCB về việc giải thể chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội. Đồng thời
chuyển hoạt động của chi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đô trực thuộc NHCT Việt
Nam. Theo đó, chi nhánh có tên gọi mới là chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình hoạt
động với tư cách là chi nhánh trực thuộc của NHCT Việt Nam.
Ngay từ khi mới thành lập NHCT Ba Đình đã gặp rất nhiều khó khăn như:
cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế quá đông,
trình độ cán bộ yếu kém (trên 80% trình độ sơ cấp và chưa được qua đào tạo chính
quy), phương tiện làm việc thiếu thốn, phương thức lao động thủ công là chủ yế,…
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, NHCT Ba Đình đã luôn bám sát
các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm bắt kịp thời các
thông tin thị trường, kết hợp với hoàn cảnh thực tế để có những chiến lược kinh
doanh phù hợp. Vừa kinh doanh tín dụng và dịch vụ trong cơ chế thị trường có
hiệu quả an toàn, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách của
Nhà nước. Nhờ đó cho đến nay chi nhánh trở thành một trong những chi nhánh


hoạt động có hiệu quả nhất của NHCT Việt Nam.
Phạm vi hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình không chỉ bó hẹp trong
địa bàn quận Ba Đình mà nó còn vươn ra địa bàn toàn thành phố Hà Nội. Hoạt
động kinh doanh đa năng, đầu tư vốn trên tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh
tế. Ngân hàng thực hiện mục tiêu tăng trưởng vốn huy động cả bằng VNĐ và ngoại
tệ, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu vốn huy động nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn
đa dạng của khách hàng. Đồng thời, chính sách khách hàng luôn được coi trọng.
Ngân hàng tạo mọi điều kiện phục vụ khách hàng một cách thuận lợi, nhanh
chóng, an toàn và chính xác nhất, có những chính sách ưu đại thích hợp, tích cực
tìm kiếm khách hàng đến vay vốn trên địa bàn và cả các vùng lân cận. Ngoài ra,
Ngân hàng cũng có những biện pháp đầu tư mua sắm thiết bị, cải tiến kỹ thuật,
phát triển các nghiệp vụ ngày càng hiện đại, thuận tiện, chính xác. Nhờ đó mà ngân
hàng đã mở rộng được thị trường cho vay và thu hút ngày càng nhiều khách hàng
đến giao dịch với Ngân hàng. Đến nay, chi nhánh đã có gần 90.000 khách hàng đến
gửi tiền và vay vốn Ngân hàng.
“Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết tâm đổi mới”, nhờ đó
mà hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình trong 10 năm qua đã có sự
phát triển vượt bậc, trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu của hệ thống
NHCT Việt Nam, có nhiều đóng góp lớn cho hệ thống NHCT. Nhiều cán bộ lãnh
đạo chi nhánh đã trưởng thành đi lên giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt của NHCT
Việt Nam hiện nay. Uy tín của chi nhánh NHCT Ba Đình với xã hội, với Ngành và
với địa phương luôn được trân trọng, ngày càng nâng cao và là địa chỉ đáng tin cậy
của khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Ba Đình
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Khối
kinh doanh
Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
Phòng khách hàng DNNVV
Phòng

khách hàng cá nhân
Ban giám đốc
Khối quản lý
rủi ro
r i roủ
Khối
Tác nghiệp
Khối
hỗ trợ
Phòng
quản lý rủi ro
Phòng kế toán giao dịch
Phòng tổng
hợp
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng thanh
toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng thông tin điện toán
Nguồn: “Quy định về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương”
2.1.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của NHCT Ba Đình
trong thời gian qua
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Xác định huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, giúp ngân
hàng mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị trường, do đó Chi nhánh NHCT Ba Đình
rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Năm 2005 2006
Tăng/

Giảm
2007
Tăng/
Giảm
2008
Tăng/
Giảm
Tổng nguồn vốn huy
động
4.164 4.846 16,38% 5.141 6,09% 4.493 -12,60%
VNĐ 3.694 4.000 15,3% 4.040 0% 3.410 -15,60%
Tỷ trọng 83,3% 82,5% 78,58% 75,90%
Ngoại tệ quy VNĐ 695 846 21,7% 1.101 30,14% 1.082 -1,7%
Tỷ trọng 16,70% 17,50% 21,42% 24,10%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh NHCT Ba Đình
Năm 2006, tổng số vốn huy động đạt 4.846 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng
huy động vốn đạt 16,38%. Tốc độ này khá cao hơn so với tốc độ tăng trưởng
của năm 2005. Điều này cho thấy chi nhánh đã chủ động hơn trong việc huy
động vốn với những đợt phát hành công cụ nợ để tăng vốn theo nhu cầu của
mình.
Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 5141 tỷ đồng, tăng 6.09%, đạt
98,86% so với kế hoạch. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động năm, 2007
có sự khác biệt so với những năm trước, nếu như những năm trước tiền gửi dân
cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động thì năm nay có sự
điều chỉnh. Tiền gửi dân cư đạt 2.324 tỷ đồng, chỉ đạt 97,3% so với năm 2006 và
chiếm 45,2% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các TCKT tăng 43,6%, đạt
2.817 tỷ đồng và chiếm 54,8% tổng vốn huy động.
Sở dĩ tiền gửi TCKT tại Chi nhánh năm 2007 so với các năm trước có mức
tăng đột biến là do huy động vốn đầu tư các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng đã
được quan tâm trú trọng hơn, đặc biệt từ cuối quí II/2007 Chi nhánh đã phân công

cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ có liên quan đến khách hàng về chi tiêu huy động
vốn, hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá kết quả nên vốn huy động từ các TCKT
đã có chuyển biến tăng lên rõ rệt, nhiều khách hàng vay vốn có tiềm năng về tiền
gửi đã chuyển vốn về gửi tại chi nhánh với khối lượng rất lớn, mặt khác Chi nhánh
đã có những chính sách khuyến mại thích hợp đối với từng doanh nghiệp nên nhiều
doanh nghiệp có vốn lớn vẫn duy trì được mức tiền gửi khá ổn định hoặc đã
chuyển thêm vốn về gửi tăng lên tại chi nhánh. Do vậy năm 2007 huy động vốn từ
TCKT của Chi nhánh rất thành công, có mức tăng trưởng rất cao.
Sang năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.493 tỷ đồng, giảm 12,6%
so với năm 2007. Tuy nhiên so với kế hoạch đề ra thì đạt 105,7%. Trong đó,
tiền gửi của các Tổ chức kinh tế đạt: 2.188 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,7%
trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 22,3%; tiền gửi dân cư đạt 2.305 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 51,3%, giảm 0,8%.
Năm 2008 là năm có nhiều sự biến động về lãi suất huy động, sự cạnh
tranh của các ngân hàng hết sức gay gắt nên nguồn vốn huy động đã có xu
hướng giảm so với năm 2007 (từ 54,79% xuống 48,7%). Điều này phù hợp với
thực trạng của nền kinh tế, khi lãi suất tiền vay tăng cao thì các doanh nghiệp
phải sử dụng tối đa nội lực của mình. Chi nhánh đã giao chỉ tiêu huy động vốn
đến từng phòng nghiệp vụ liên quan đến khách hàng, có sự theo dõi biến động
của nguồn vốn huy động từng ngày, hàng tháng có sự kiểm điểm, đánh giá kết
quả nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đã bớt sụt giảm. Bên cạnh
đó, bằng vị thế thương hiệu Vietinbank kết hợp với chính sách khuyến khích
nội bộ, chính sách khách hàng hết sức linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng loại
doanh nghiệp nên Chi nhánh đã duy trì, củng cố thêm mối quan hệ gắn bó với
các khách hàng có nguồn tiền ửi ổn định và tiềm năng.
Tuy nhiên, do tác động của cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các tổ chức tín
dụng, sự biến động phức tạp của giá vàng và ngoại tệ trong năm 2008 nên
nguồn vốn huy động tiết kiệm dân cư vẫn sụt giảm 0,8% so với năm 2007. Về
lâu dài, nguồn vốn huy động từ dân cư mới là nguồn vốn ổn định và nhất định
phải giữ vững thị phần. Với thực trạng hiện tại thì giữ vững và tăng thị phần

huy động vốn trong dân đang là bài toán khó và đặt ra nhiều thách thức đối với
Chi nhánh.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng cũng như
nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường. Chi nhánh NHCT Ba Đình luôn chú
trọng đến các sản phẩm cho vay có thời hạn ngắn và quy mô nhỏ. Đồng tiền cho
vay chủ yếu là VNĐ, còn ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ cho vay của
Chi nhánh NHCT Ba Đình.
Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Năm 2005 2006
Tăng/
giảm
2007
Tăng/
Giảm
2008
Tăng/
Giảm
Tổng dư nợ cho
vay
2.816 2.360 -16,19% 2.643 11,99% 3.210 21,1%
Dư nợ theo loại
tiền
VNĐ
1.950 1.710 -12,31% 1.844 7,80% 2.213 20,0%
Ngoại tệ quy
VNĐ
866 650 -24,94% 799 22,90% 988 23,7%
Dư nợ theo kỳ

hạn
Dư nợ ngắn hạn 1.850 1.861 0,59% 2.195 17,90% 2.087 -4,9%
Dư nợ trung và
dài hạn
966 499 -48,35% 448 10,20% 1.114 148,7%
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình
Qua bảng số liệu cho ta thấy, năm 2006 dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm
16,19% so với năm 2005 và giảm 10% so với kế hoạch đề ra. Các doanh nghiệp có
sư nợ giảm nhiều như : Vinafood giảm 411 tỷ, Nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43 tỷ,
Vinachem giảm 40 tỷ.... Mặt khác, việc tìm kiếm và khai thác khách hàng cho vay
còn nhiều hạn chế nên dư nợ năm 2006 chẳng những không tăng mà còn sụt giảm.
Mặc khác trong năm 2006 có rất nhiều những ngân hàng mới được thành lập, đặc
biệt là các ngân hàng nướcc ngoài do vậy sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng
ngày càng gay gắt, khiến cho doanh số cho vay của chi nhánh trong năm 2006
giảm sút nhẹ.
Tuy nhiên bước sang năm 2007 chất lượng tín dụng tuy đã đươc củng cố,
cho vay có chọn lọc, tuân thủ điều kiện tín dụng qui định nhưng dư nợ còn chứa
nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ nhóm II thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 10% tổng dư nợ
có nguy cơ tăng nhóm cao chủ yếu tái xuất hiện ở một số doanh nghiệp trong
ngành xây dựng giao thông vận tải. Do vậy việc thực hiện các chỉ tiêu về hoạt
động tín dụng cua NHCT Việt nam giao trong năm 2007 gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên nhờ có các chính sách hợp lý như: phân công cán bộ từ Ban giám đốc
đến cán bộ mở chiến dịch đi tiếp cận các khách hàng có dự án tốt, mời về vay vốn
tại Chi nhánh cho nên hoạt động tín dụng đã có những nét khởi sắc mới, dư nợ tăng
nhanh trong 6 tháng cuối năm 2007 với cơ cấu chất lượng dư nợ theo ngành ngày
càng vững chắc, cơ cấu dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự thay
đổi và số lượng doanh nghiệp vay vốn tăng lên rõ rệt, kể cả các khách hàng vay
vốn từ nguồn vốn hỗ trợ JBIC. Đồng thời bám sát và kiên quyết giảm dần dư nợ ở
những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, có TSBĐ khó quản lý, quýêt
liệt trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng kể cả đi đòi nợ thay cho khách hàng để có

nguồn thu nợ…nên kết thúc năm 2007 thực hiện các chỉ tiêu tín dụng đã có những
kết quả khả quan: dư nợ đến cuối năm 2007 đạt 2.643 tỷ đồng, tăng 12%, vượt kế
hoạch năm 4,9%, trong đó dư nợ cho vay VNĐ 1.844 tỷ, tăng 22,9%.
Trong năm 2008 tình hình sản xuất kinh doanh của cácc doanh nghiệp
nói chung gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Dư nợ đạt 3.201 tỷ đồng, tăng 21,1%, vượt 2,6% kế hoạch giao năm 2008.
Trong đó dư nợ cho vay VNĐ là 2.213 tỷ đồng, tăng 20%, dư nợ cho vay ngoại
tệ quy VNĐ là 988 tỷ đồng, tăng 23,7%. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động của
các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại chi nhánh đặc biệt là các Doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, vận tải biển đang gặp
rất nhiều khó khăn như: chi phí đầu vào tăng đột biến (chủ yếu do giá cả đầu
vào tăng, lãi suất tiền vay cao), doanh thu sụt giảm mạnh, yếu kém về tài chính
đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng và việc trích lập dự phòng rủi ro,
từ đó ảnh hưởng tới hiệu qủa hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
2.1.3.3.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Chi nhánh Ba Đình chủ động khai thác nguồn ngoại tệ của các đại lý trên thị
trường liên ngân hàng, các DN, tự cân đối và được sự hỗ trợ của NHCT chi nhánh,
nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu về nguồn tiền tệ thanh toán của khách hàng.
Bảng 2.3 : Tổng doanh số mua bán ngoại tệ
Đơn vị tính : Triệu USD
Năm 2006 2007
Tăng/
giảm
2008
Tăng/
Giảm
Doanh số mua bán ngoại tệ 878,73 833,37 -5,16% 640,97 -23,08%
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh NHCT Ba Đình
Năm 2006 đạt 878.73 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Kết

quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 3.122 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ
là 2.094 triệu, lãi thu từ hoạt động điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1028 triệu đồng.
Sang năm 2007 doanh số mua bán ngoại tệ có giảm nhưng với tỷ lệ nhỏ là
5,16 % so với năm 2006, nguyên nhân là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên
thị trương, bởi kinh doanh ngoại tệ là mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng thu lợi
nhuận.
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của cả năm 2008 đạt 640,972 triệu
USD, giảm 192,65 triệu USD so với năm 2007. Năm 2008 là năm đầy khó
khăn đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại do khủng hoảng kinh tế cộng với
tình trạng nhập siêu nên gây hiện tượng khan hiếm ngoại tệ kéo dài, bên cạnh
đó do có sự thay đổi trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN và NHCT
Việt nam đã dẫn đến biến động rất lớn về kinh doanh ngoại tệ. Chi nhánh đã
chủ động tìm kiếm, khai thác tốt các nguồn mua từ các doanh nghiệp có
nguồn thu ngoại tệ, thu đổi từ các đại lý, vận dụng linh hoạt các loại hình
kinh doanh ngoại tệ như chuyển đổi, mua bán kỳ hạn... và phối hợp với các
phòng liên quan đảm bảo cân đối đủ ngoạit ệ đê rphục vụ cho nhu cầu thanh
toán và trả nợ cho các doanh nghiệp. Đáp ứng đủ nguồn ngoại tệ cho các
doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán quốc tế lớn.
2.1.3.3.2. Thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh trong những năm gần đây tương
đối ổn định và đạt hiệu quả.
Bảng 2.4 : Giá trị thanh toán quốc tế
Đơn vị tính : Tỷ đồng
Năm 2005 2006
Tăng/
Giảm
2007
Tăng/
Giảm
2008

Tăng/
Giảm
Thanh toán
quốc tế 159,00 145,75 -8,3% 259,43 78,0% 228,29 -12,00%
Thanh toán
hàng nhập 153,00 143,68 -6,1% 248,78 73,15% 219,5 -11,77%
Thanh toán
hàng xuất 6,008 2,070 65,5% 10,655 414,7% 8,79 -17,50%
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh NHCT Ba Đình
Năm 2006 doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu đạt 143,68 tỷ đồng, giảm
6,1% so với năm 2005. Giá trị thanh toán hàng xuất giảm 65,5% so với năm 2005.
NHận thức được vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với chính ngân hàng
mình và đối với toàn bộ nền kinh tế, chi nhánh Ba Đình đã quan tâm nâng cao chất
lượng công tác thanh toán quốc tế. Các giao dịch thanh toán được thực hiện nhanh
chóng chính xác.
Năm 2007 hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu quả cao, tăng 78% so với
năm 2006. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn chi nhánh là đơn vị trung gian trong
việc thanh toán các hợp đồng kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Điều
này chứng tỏ uy tín của ngân hàng đối với các doanh nghiệp đã được nâng lên.
Sang năm 2008, doanh số thanh toán quốc tế chỉ bằng 88% so với năm
2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, và sự thay đổi về mô hình
tổ chức của NHCTVN với việc thành lập Sở Giao dịch III. Tuy nhiên, chi
nhánh vẫn luôn đảm bảo các giao dịch an toàn, hiệu quả cập nhật các thông lệ
quốc tế mới trong thanh toán ngoại thương, tạo được niềm tin cho khách hàng,
thu hút thêm được khách hàng mới khai thác các dịch vụ thanh toán quốc tế.
2.1.3.3.3. Nghiệp vụ bảo lãnh
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2005 2006
Tăng/

Giảm
2007
Tăng/
Giảm
200
Tăng/
Giảm
Số món 1.374 1.907 38,7% 1.687 -11,5% 1.825 8,18%
Giá trị 308 492 59% 650 32,1% 1.455 123,85%
Phí thu 3,45 5,25 52,1% 4,96 -5,5% 8,432 70,02%
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh NHCT Ba Đình
Về nghiệp vụ bảo lãnh, số món chi nhánh phát hành mỗi năm đều tăng
trưởng nhanh, năm 2006 là 1.907 món, tăng 38,7% so với 2005. Đến năm 2007 thì
số món bảo lãnh là 1.678, giảm 11,5% so với năm 2006. Do chi nhánh đã giảm dần
hạn mức tín dụng với những doanh nghiệp của ngành xây dựng và giao thông.
Bước sang năm 2008, do được khách hàng tín nhiệm nên khối lượng dịch vụ
bảo lãnh tại Chi nhánh Ba Đình rất lớn, năm 2008 trị giá phát hành bảo lãnh
đạt 1.455 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2007. Phòng Tài trợ thương mại
đã phối hợp chặt chẽ với các phòng khách hàng để đảm nhiệm việc phát hành

×