Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá sinh kế người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG THỊ THANH THÚY

ĐÁNH GIÁ SINH KẾ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH,
TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRƯƠNG THỊ THANH THÚY

ĐÁNH GIÁ SINH KẾ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH,
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410



Mã học viên:

59DT43

Quyết định giao đề tài:

1339/QĐ-ĐHNT ngày 4/5/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

664/QĐ-ĐHNT ngày 30/6/2020

Ngày bảo vệ:

11/7/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả của đề tài: “Đánh giá sinh kế người dân bị
thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa” là nghiên

cứu của cá nhân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào
khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Trương Thị Thanh Thúy

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của q phịng ban, q thầy cơ Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học Trường
Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề tài. Đặc biệt
tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn, TS. Phạm Thành Thái đã
hướng dẫn tận tình giúp tơi hồn thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất
huyện Diên Khánh, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Diên Khánh, Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai tại huyện Diên Khánh đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn

Trương Thị Thanh Thúy


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................................3
1.5.1 Ý nghĩa khoa học....................................................................................................3
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................3
1.6 Cấu trúc luận văn.......................................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................5
2.1 Cơ sở lí luận...............................................................................................................5
2.1.1 Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp và thu hồi đất ............................................5
2.1.2 Vai trị của đất đai...................................................................................................6
2.1.3 Đơ thị hóa cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa sự cần thiết phải thu hồi đất nông nghiệp... 7
2.1.4 Tác động của thu hồi đất nông nghiệp ...................................................................8

2.1.5 Sinh kế và sinh kế bền vững.................................................................................10
2.1.6 Những vấn đề liên quan đến sinh kế ....................................................................11
2.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................14
2.2.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới................................................................14
v


2.2.2 Tình hình thực tiễn tại Việt Nam..........................................................................16
2.3 Tóm lược các nghiên cứu liên quan ........................................................................22
2.4 Khung phân tích sinh kế của nghiên cứu ................................................................25
Tóm tắt Chương 2 .........................................................................................................27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
3.1 Quy trình nghiên cứu...............................................................................................28
3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................28
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................................28
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................29
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................30
Tóm tắt Chương 3 .........................................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................32
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Diên Khánh ...................................32
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Diên Khánh ..........................................................32
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Diên Khánh......................................................37
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................41
4.2 Tác động thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp đến sinh kế các hộ điều tra.................43
4.2.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra .........................................................43
4.2.2 Ảnh hưởng của ĐTH đến diện tích đất nơng nghiệp tại huyện Diên Khánh .......44
4.2.3 Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn tài chính ....................................................46
4.2.4 Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn xã hội ........................................................50
4.2.5 Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn vật chất......................................................52
4.2.6 Sự thay đổi vốn con người trong q trình đơ thị hóa .........................................55

Tóm tắt Chương 4 .........................................................................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................62
5.1 Kết luận ...................................................................................................................62
5.2 Hàm ý chính sách ....................................................................................................63
5.3 Về những hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................65
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
BQ

Bình qn

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

DFID

Department for International Development (Cơ quan phát triển tồn
cầu vương quốc Anh)

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

ĐVT


Đơn vị tính

ĐTH

Đơ thị hóa

GDP

Tổng sản phầm Quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

NN

Nông nghiệp

STH

Sau thu hồi


TTH

Trước thu hồi

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2019..........................................................38
Bảng 4.2: Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất................................44
Bảng 4.3: Diện tích đất nơng nghiệp bình qn của các nhóm hộ................................44
Bảng 4.4: Kết quả điều tra thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ của nhóm hộ điều tra .........46
Bảng 4.5: Phương thức sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ của các hộ dân .............................46
Bảng 4.6: Thu nhập của các hộ điều tra trước thu hồi đất ............................................48
Bảng 4.7: Thu nhập của các hộ điều tra sau thu hồi đất................................................48
Bảng 4.8: Quan hệ gia đình - xã hội của các nhóm hộ điều tra sau khi thu hồi đất......50
Bảng 4.9: Đánh giá chất lượng dịch vụ công cộng và xã hội .......................................51
Bảng 4.10: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất .......................52
Bảng 4.11: Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra ............................................................53
Bảng 4.12: Tình hình chủ hộ của các hộ điều tra năm 2019.........................................55
Bảng 4.13: Tình hình nhân khẩu của nhóm hộ điều tra ................................................56
Bảng 4.14: Tình hình lao động của nhóm hộ điều tra...................................................57
Bảng 4.15: Số lượng lao động trung bình (có thu nhập)...............................................57
Bảng 4.16: Tình hình việc làm của các nhóm hộ điều tra.............................................59


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tài sản sinh kế của người dân .......................................................................11
Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững................................................................................25
Hình 4.1: Sơ đồ huyện Diên Khánh ..............................................................................32
Hình 4.2: Bình qn diện tích đất nông nghiệp/ hộ (m2/hộ) trước và sau thu hồi đất ......45
Hình 4.3: Phương thức sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ của các hộ dân .............................47
Hình 4.4: Mức thu nhập từ các nguồn của các hộ điều tra trước, sau thu hồi đất.........49
Hình 4.5: Tài sản sở hữu (chiếc) của các hộ điều tra ....................................................53
Hình 4.6: Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra ..............................................................54
Hình 4.7: Biểu đồ số lượng lao động theo độ tuổi ........................................................58
Hình 4.8: Biểu đồ sự thay đổi nguồn lao động trước và sau khi thu hồi đất.................58
Hình 4.9: Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của người dân bị thu hồi đất NN.................58
Hình 4.10: Tình hình việc làm của nhóm hộ điều tra trước và sau thu hồi đất .............60

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài: “Đánh giá sinh kế người dân bị thu hồi
đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa” là thơng qua phân
tích khung sinh kế bền vững để nghiên cứu sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi
đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa. Để từ đó, làm cơ sở
tiên phong đề xuất các giải pháp nhằm chuyển đổi việc làm, góp phần tạo sinh kế tốt
hơn cho người dân dựa trên năng lực thích ứng của họ và định hướng chính sách của
Nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID (1999), bài viết xây dựng
khung lý thuyết về sinh kế hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp và áp dụng các

phương pháp phân tích thống kê, mơ tả và so sánh hiện trạng sinh kế người dân trước,
sau khi bị thu hồi đất và qua đó rút ra được kết luận sau khi bị thu hồi đất sinh kế của
các hộ dân dần thay đổi, đảm bảo chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội của họ. Bên
cạnh đó, cho thấy mức sống của những hộ dân ngày càng được nâng cao.
Từ những kết quả mà nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra một số đề xuất
cũng như các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sinh kế bền vững cho hộ gia đình bị
thu hồi đất nơng nghiệp như sau: Thứ nhất, từ phía những người dân: đầu tiên cần phải
có phương án sử dụng tiền đền bù hiệu quả, đặc biệt là tập trung đầu tư sản xuất kinh
doanh; tích cực học tập nâng cao trình độ, kiến thức; tích cực nắm bắt thơng tin hỗ trợ
của chính quyền địa phương về nơi ở, việc làm, bên cạnh đó tận dụng lợi thế của gia
đình và địa phương nhằm đầu tư cho sinh kế tốt hơn. Thứ hai, từ phía chính quyền địa
phương: Có chính sách ưu tiên cho những người dân có đất bị thu hồi làm dự án tham
gia học nghề và giải quyết việc làm tại chỗ. Đối với những lao động lớn tuổi khó tham
gia vào các nhà máy, xí nghiệp thì được đào tạo để đưa vào phục vụ các khu cơng
nghiệp như làm bảo vệ, chăm sóc cây, lao cơng.
Từ khóa: huyện Diên Khánh - tỉnh Khánh Hòa, sinh kế, thu hồi đất.

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người.
Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh
kế quy mơ hộ gia đình, (Theo Michael Leaf 2010). Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
con đường phát triển tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Trong q trình phát triển
đó thì sự phát triển đô thị là kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn. Ở nước ta trong
những năm qua, nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội được nâng cấp, ngày càng đồng bộ và hiện đại. Song song với q
trình đó là q trình thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển

công nghiệp. Đặc thù nước ta là một nước nông nghiệp dân số chủ yếu sống ở nông
thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh
chóng, việc đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân luôn được quan tâm nhiều nhất,
các hộ bị thu hồi đất đa phần là những hộ sản xuất nơng nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất,
có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng
có rất nhiều hộ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Với tốc độ đơ thị hóa ngày
càng nhanh chóng, việc đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân luôn được quan tâm
nhiều nhất.
Huyện Diên Khánh đã áp dụng nhiều biện pháp tác động đến việc chuyển đổi
nghề nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất, chú trọng vấn đề
chính sách tái định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân nơi đây. Tuy
nhiên, sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện
Diên Khánh vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của các hộ gia đình cịn bấp
bênh, gây xáo trộn cuộc sống xã hội.
Vậy vấn đề đặt ra là quá trình sau khi bị thu hồi đất, sinh kế của các hộ dân thay
đổi như thế nào? Như vậy có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức
sống của họ đã thay đổi như thế nào? Làm thế nào để ổn định đời sống, đảm bảo an
sinh xã hội cho họ? Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để quá trình thu hồi đất được
thực hiện tốt, vừa thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước vừa
thuận lòng dân, tạo niềm tin nơi nhân dân luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các nhà lãnh
đạo, các cấp có thẩm quyền của huyện Diên Khánh nói riêng và cả nước nói chung.
1


Tốc độ đơ thị hóa đã tác động một phần không nhỏ đến đời sống vật chất lẫn
tinh thần của người dân huyện Diên Khánh nói chung và các hộ nơng nghiệp nói riêng.
Các khu cơng nghiệp được xây dựng, các ngành nghề cơng nghiệp, dịch vụ phát triển.
Thật khó khăn cho các hộ bị thu hồi đất khi tiếp cận với cơng việc mới. Bên cạnh đó
q trình đơ thị hố đã có nhiều tác động đến một bộ phận khơng nhỏ người dân như
sự phân hố giàu nghèo, xáo trộn cuộc sống gia đình, bất bình đẳng xã hội, thu nhập sinh

kế không bền vững và đặc biệt là vấn đề về môi trường. Điều này chứng tỏ q trình đơ thị
hố tại huyện Diên Khánh cịn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có của huyện.
Xuất phát từ những lý do trên, việc chọn đề tài: “Đánh giá sinh kế người dân
bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa” để
nghiên cứu là cần thiết và hữu ích nhằm giúp chính quyền địa phương đề xuất các
giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân có đất sản xuất nông nghiệp bị
thu hồi trên địa bàn huyện Diên Khánh và tạo điều kiện ổn định đời sống cho người
dân có đất bị thu hồi trên địa bàn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của việc thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp đến sinh kế người dân tại huyện Diên Khánh, từ đó đề xuất được những hàm ý
chính sách nhằm góp phần đảm bảo sinh kế của người dân ở huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân sau khi bị thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ.
- Đề xuất những hàm ý chính sách nhằm góp phần ổn định sinh kế cho người dân
tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Vấn đề đơ thị hóa ảnh hưởng đến sinh kế của người dân có đất sản xuất nơng
nghiệp bị thu hồi như thế nào?
- Những hàm ý chính sách nào để đảm bảo sinh kế cho người dân có đất sản xuất
nơng nghiệp bị thu hồi trong q trình đơ thị hóa tại huyện Diên Khánh?
2


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sinh kế của hộ gia đình, cá nhân có
đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ dân sau
khi thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp. Phân tích q trình thay đổi sinh kế và các yếu tố
ảnh hưởng đến sinh kế trên địa bàn huyện Diên Khánh, từ đó đề ra các giải pháp khắc
phục và phát triển kinh tế của các hộ dân.
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Diên Khánh. Trên địa
bàn Diên Khánh có rất nhiều dự án trọng điểm khác nhau như: Kè chống sạt lỡ bờ Bắc
thị trấn Diên Khánh, Xây dựng 02 cầu vượt trên Quốc lộ 1 tại các nút giao với Quốc lộ
1C và nút giao Ngã Ba Thành, Kè và đường dọc sông Nhánh nối sông Cái và sông
Đồng Đen, khu tái định cư Bầu Gáo, đường từ Quốc lộ 1A đến sông Kinh, Khu dân cư
Phú Ân Nam 2, Mở rộng cụm công nghiệp Diên Phú… Tuy nhiên, trong phạm vi đề
tài này tập trung đánh giá 3 dự án trọng điểm đó là:
+) Dự án 1: Dự án Tuyến tránh Quốc lộ 1A (đoạn đi qua địa bàn huyện Diên
Khánh); tại thị trấn Diên Khánh, xã Diên Toàn, xã Suối Hiệp.
+) Dự án 2: Dự án Mở rộng cụm công nghiệp Diên Phú.
+) Dự án 3: Khu dân cư Phú Ân Nam 2, xã Diên An.
- Phạm vi thời gian: Số liệu điều tra năm 2015-2018.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hố lý luận về đánh giá sinh kế của hộ gia đình cá nhân sau
khi thu hồi đất.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Là cơ sở giúp chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp đảm bảo sinh kế
bền vững cho người dân có đất sản xuất nơng nghiệp bị thu hồi tại huyện Diên Khánh.
- Tạo điều kiện ổn định đời sống cho người dân có đất sản xuất nơng nghiệp bị
thu hồi tại huyện Diên Khánh.
1.6 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần như: Trích yếu luận văn, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,

Phụ lục,... Luận văn được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau:
3


Chương 1: Giới thiệu
Phần này luận giải về sự cần thiết vấn đề nghiên cứu; các mục tiêu; câu hỏi
nghiên cứu cần giải quyết; đối tượng và phạm vi của nghiên cứu; các phương pháp mà
tác giả sử dụng để nghiên cứu; ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương 2, tập trung làm sáng tỏ các nội dung lý thuyết và thực tiễn liên quan đến
đề tài. Trên cơ sở các luận cứ khoa học, tác giả xây dựng khung lý thuyết và đưa ra mơ
hình đề xuất để nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Đi sâu vào phương pháp nghiên cứu của đề tài. Gồm phương pháp chọn mẫu, xác
định cỡ mẫu, phương pháp thu thập, phân tích và xử lý các số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày các kết quả nghiên cứu thu được từ chuỗi số liệu khảo sát. Dùng các
công cụ thống kê để mô tả các nguồn lực sinh kế; phân tích sự thay đổi thu nhập của
hộ; lượng hóa tác động của các nhân tố đến sinh kế của hộ gia đình sau khi bị thu hồi
đất nơng nghiệp để làm cơ sở cho những kiến nghị đề xuất trong chương 5.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Sau khi phân tích các nhân tố tác động đến sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất
sản xuất nông nghiệp trong chương 4, trong chương 5 tác giả rút ra các kết luận của
nghiên cứu để từ đó đề ra một số giải pháp chính sách để tạo dựng sinh kế bền vững
cho các hộ gia đình bị thu hồi đất huyện Diên Khánh. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra
một số hạn chế của đề tài và đề ra hướng hoàn thiện của đề tài.

4



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp và thu hồi đất
* Khái niệm về đất đai:
“Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác
trên trái đất”. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để
sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong
nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu khơng có đất đai thì khơng có bất kỳ một ngành sản
xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc
sống và duy trì nịi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con
người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của
cộng đồng, của một quốc gia.
Trong q trình phát triển thì con người có thể nhận thức về đất đai một cách
đầy đủ hơn: “Đất đai là phạm vi không gian, như một vật mang ý niệm của con
người”. Theo định nghĩa đất đai này, đất đai gắn liền với một giá trị kinh tế được thể
hiện bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có chuyển quyền sở hữu. Một
mảnh đất là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, xét về mặt địa lí mang tính chất
biến đổi theo chu kì của mảnh đất này. Bao gồm đặc điểm của khơng khí, thổ nhưỡng,
địa chất, thủy văn, động thực vật sinh sống trên đó và tất cả những hoạt động trong quá
khứ và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những đặc tính đó ảnh hưởng rõ tới
khả năng sử dụng mảnh đất này trước mắt và trong tương lai.
Tuy nhiên quan điểm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai được hiểu
như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các cấu thành của
môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống
sản trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sàn nhà, xây dựng hồ chứa nước, hệ
thống tưới tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…)” (Theo hội nghị quốc tế và môi
trường ở Rio de Janerio, Brazinl, 1993).

* Khái niệm đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp được định nghĩa là: “Đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối và
5


mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nơng nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.
Đất sản xuất nông nghiệp: “Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nơng nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm”.
Đất lâm nghiệp: “Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh ni
phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng
hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng
rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm
nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Đất nuôi trồng thủy sản: “Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích ni, trồng
thủy sản, bao gồm đất ni trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt”.
Đất làm muối: “Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối”.
Đất nơng nghiệp khác: “Là đất ở tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà ở
(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu
thí nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con
giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản xuất nơng nghiệp”.
* Khái niệm về thu hồi đất
Theo khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.
Theo Điều 16 Luật đất đai 2013: “Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các

trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất,
có nguy cơ đe dọa tính mạng con người".
2.1.2 Vai trò của đất đai
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vịng quay của bánh
xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất
6


đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức
cũng là sản phẩm của của xã hội.
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trị quan trọng như đã nêu trên mà nó
cịn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và
vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới
quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử
dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an tồn về
tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...
Đất đai là tài sản của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trị quyết
định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Nếu khơng có đất đai thì rõ ràng
khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như khơng thể có sự tồn tại của loài
người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều
kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.
2.1.3 Đơ thị hóa cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa sự cần thiết phải thu hồi đất
nông nghiệp
Nước ta đang trong tiến trình phát triển hịa nhập với kinh tế thế giới, q trình
đơ thị hóa đã và đang diễn ra ở các vùng khắp cả nước. Đây là xu hướng phát triển

đúng nhằm góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước từ nông thôn cho đến thành thị. Đơ
thị hóa lan tỏa khơng chỉ các huyện, các vùng ven biển mà cịn cả ở nơng thơn cũng sẽ
chịu ảnh hưởng lớn của q trình đơ thị hóa vì ở đó đường sá được xây dựng mới hay
mở rộng, làm cho việc đi lại thuận tiện và nhanh chóng ít tốn kém hơn.
Và để thực hiện q trình đơ thị hóa thì đồng thời phải đi liền với việc thu hồi
đất mà đặc biệt là đất nông nghiệp. Nhờ có thu hồi đất, chúng ta xây dựng nhiều KCN,
các khu đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thơng, trường học…,
hồn thiện và phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, xây dựng
các khu vui chơi giải trí… chính vì điều đó làm cho q trình CNH-HĐH có bước
đáng kể, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
Những tác động này thể hiện rõ ở những điểm sau:
- Thứ nhất, thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình xây dựng các cơ
sở hạ tầng đã phần nào làm cho q trình đơ thị hóa được đẩy mạnh, đồng thời góp
phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng.
7


- Thứ hai, việc xây dựng khu công nghiệp, khu đơ thị mới đã góp phần giải
quyết việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập ổn định giúp họ nâng cao đời
sống vật chất cũng như tinh thần.
Đô thị hóa – cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa là xu thế tất yếu của mọi quốc gia
trên con đường phát triển. Và cũng trong xu hướng phát triển chung đó, nước ta nói
chung và huyện Diên Khánh nói riêng cũng đã và đang đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa.
Đây chính là ngun nhân chính dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện
trong thời gian qua có xu hướng giảm, điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế
của người dân. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu về sự tác động của q trình đơ thị
hóa này đã tác động như thế nào đến cuộc sống của họ, bên cạnh đó có thể đưa ra
những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực cũng như phát huy những mặt
tích cực của q trình đơ thị hóa đến cuộc sống của người dân.

2.1.4 Tác động của thu hồi đất nông nghiệp
2.1.4.1 Tác động tích cực
Thu hồi đất nơng nghiệp để tiến hành CNH-HĐH kết quả sẽ tạo ra chuyển dịch
cơ cấu theo hướng số lượng công nghiệp thương mại và dịch vụ tăng, giảm dần tỷ
trọng số lượng nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu nhằm làm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và trung ương. Đây là mục tiêu cũng như
kết quả của CNH, HĐH từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành CNH-HĐH tạo ra nhiều cơ hội cho nông
dân. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy,… đã tạo nhiều
việc làm cho xã hội, trong đó có những người nơng dân. Nâng cao thu nhập cho gia
đình họ.
Các KCN, KCX các nhà máy sản xuất công nghiệp là nơi sử dụng lao động có
chun mơn kĩ thuật phù hợp với công nghệ mới, áp dụng vào sản xuất quốc tế. Do đó,
khu vực này đóng góp lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực để hình thành đội ngũ lao
động của nền công nghiệp hiện đại.
Thu hồi đất để xây lại kết cấu hạ tầng, đơ thị hóa cũng mang lại đời sống vật
chất và tinh thần cho tồn xã hội trong đó có nơng dân. Kết cấu hạ tầng như cầu cống,
đường sá làm cho nông thôn xích lại gần với thành thị, giao thơng đi lại ở nông thôn
thuận tiện, sản phẩm nông nghiệp dễ dàng lưu thơng, giảm chi phí lưu thơng sản phẩm
sản xuất nơng nghiệp của nơng dân từ đó dễ dàng tiêu thụ làm cho nông nghiệp phát triển.
8


Đơ thị hóa làm thay đổi bộ mặt của dân cư nông thôn Việt Nam, đường sá, cầu
cống được nâng cấp phát triển, nhà cửa ngày càng xây dựng khang trang hơn.
2.1.4.2 Tác động tiêu cực
Thu hồi đất thực hiện CNH-HĐH là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, từ đó mang lại thu nhập cao cho các doanh nghiệp, tăng nguồn ngân sách, tạo ra
nhiều việc làm, đời sống mọi tầng lớp nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên nếu buông
lỏng quản lý của Nhà nước, công tác kiểm tra giám sát của Nhà nước thiếu chặt chẽ thì

việc thu hồi đất nơng nghiệp của nơng dân để tiến hành CNH-HĐH sẽ gây nhiều hệ
quả tiêu cực như:
Người nông dân bị thu hồi đất sẽ mất việc làm. Người nông dân mất đất là mất
tư liệu sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Tuy cơng nghiệp hóa sẽ tạo
cho họ việc làm nhưng với trình độ người dân với tài năng năng lực và tư duy theo
kiểu cá nhân, gia đình chưa có kỉ luật lao động theo kiểu cơng nghiệp, chưa nói đến
trình độ tay nghề thì chưa đáp ứng yêu cầu lao động trong các nhà máy, xí nghiệp,
phải có thời gian để thay đổi tư duy, thói quen và đào tạo nghề.
Thu hồi đất của nông dân thường đi đôi với họ ngàn đời nay điều tất yếu phải
xây dựng nơi ở tái định cư cho những người dân bị thu hồi đất. Việc người nông dân
phải thay đổi nơi ở bỏ mảnh đất gắn với họ để đến ở khu tái định cư tác động đến tâm
tư tình cảm của người nông dân, đây là điểm chú ý trong q trình tun truyền vận
động và chính sách đối với người dân phải di chuyển vào khu tái định cư.
Việc người dân mất đất phải di chuyển đến khu TĐC cũng đã làm phá vỡ lũy
tre làng và văn hóa xã làng. Họ đưa vào khu chung cư, các nhà liền kề, cơ sở vật chất
có thể tốt hơn, nhưng văn hóa truyền thống nơng thơn Việt Nam như quan hệ xóm
làng, anh em, họ hàng khơng cịn. Điều này vừa tác động tích cực nên xét ở tư duy tầm
nhìn khơng vượt qua “lũy tre, cổng làng” của người nông dân Việt Nam, trải qua ngàn
năm Bắc thuộc, đến đơ hộ của thực dân Pháp nhưng “văn hóa làng xã” của nơng thơn
Việt Nam khơng bị hịa tan, khơng bị mất đi.
Ơ nhiễm mơi trường, rác thải cơng nghiệp mà người dân ta phải gánh chịu, rác
thải công nghiệp làm ơ nhiễm khơng khí bụi tro, mùi hơi của các nhà máy cơng
nghiệp, nước thải khơng được xử lí đúng quy trình, chưa được đầu tư đúng mức làm ô
nhiễm nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Như vậy, việc thu hồi đất nơng nghiệp đã có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến
người dân. Chính vì vây, đi đơi với q trình CNH-HĐH cần nâng cao vai trị quản lí
9


của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, tăng cường kiểm tra giám sát việc

thực hiện, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc giải quyết những
vấn đề kinh tế xã hội đối với người dân trong quá trình CNH-HĐH nhằm hạn chế thấp
nhất những tác động tiêu cực.
2.1.5 Sinh kế và sinh kế bền vững
2.1.5.1 Khái niệm về sinh kế
Sinh kế được hiểu là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người
có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống
cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.
“Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận mới
trong phát triển nông thôn nhằm không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình mà
cịn phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo xu hướng bền vững và hiệu quả”.
Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sinh nhai khác nhau. Kế
sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các
vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các
thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh
kế của người dân phụ thuộc vào 5 nguồn vốn cơ bản: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn
con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội và nguồn vốn vật chất.
Sinh kế cũng có thể được mơ tả như tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên
quan tới các quyết định và hoạt động của một người hoặc một nhóm người nhằm cố
gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước mơ của mình. Tiêu chí sinh kế bền
vững bao gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện
môi trường cộng đồng – xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, tránh rủi ro và các cú sốc.
2.1.5.2 Khái niệm về sinh kế bền vững
Chambers và Gordon (1992) đã đưa ra khái niệm về sinh kế bền vững đó là:
“Một sinh kế bền vững có thể đối phó với những rủi ro và những cú sốc duy trì và tăng
cường khả năng và tài sản đồng thời cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ
sau góp phần tạo ra lợi ích cho cộng đồng, địa phương và tồn cầu và trong ngắn hạn
và dài hạn. Sinh kế bền vững cung cấp một phương pháp tiếp cận tích hợp chặt chẽ
hơn với vấn đề nghèo đói”.
Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai,

đối phó và phục hồi được sau các áp lực và sốc mà không làm huỷ hoại các nguồn lực
10


tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực này có thể thuộc nguồn tự nhiên, xã
hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích tại sao tính bền vững thường được phân
tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh tế, về môi trường, về thể chế và xã hội. Bền
vững khơng có nghĩa là sẽ khơng có gì thay đổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời
gian. Tính bền vững là một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh kế
bền vững.
Theo Chamber (1989); Reardon & Taylor (1996), một sinh kế được xem là bền
vững nếu nó có thể đối phó và khơi phục trước tác động của những áp lực và những cú
sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương
lai, trong khi không làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.1.6 Những vấn đề liên quan đến sinh kế
2.1.6.1 Các thành phần khung sinh kế
Con người là yếu tố quan trọng nhất khi tiếp cận sinh kế. Nó cố gắng đạt được
sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn)
và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích.
Khung sinh kế bao gồm: Nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn
vật thể, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội.
Vốn con người: “bao gồm lao động, sức khoẻ, tri thức hay các khả năng, kỹ năng
cá nhân. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm
thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình
nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. Những thay đổi
này phụ thuộc vào quy mơ hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ”.

Hình 2.1: Tài sản sinh kế của người dân
(Nguồn: />11



Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem là nền
tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập.
Vốn xã hội: “là sự tin cậy, sự trông cậy, sự tin tưởng của cá nhân, gia đình,
nhóm, tổ chức, cộng đồng với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng, thể chế
khác. Vốn xã hội của một cộng đồng được thể hiện thông qua các mối quan hệ quen
biết, hay quan hệ thành viên của cộng đồng đó đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể xã
hội từ trên xuống và giữa các cá nhân, tổ chức chức năng trong vùng địa lý”.
Trong các yếu tố cơ bản của kế sinh nhai, chúng ta có thể thấy nguồn vốn xã
hội có quan hệ sâu sắc nhất đối với sự chuyển dịch quá trình và chuyển dịch cơ cấu.
Nguồn vốn xã hội có thể được xem như sản phẩm của một tiến trình hoặc cấu trúc,
thơng qua các mối quan hệ đơn giản này các tiến trình và cấu trúc trở thành sản phẩm
của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ này đã đưa ra hai con đường và có thể làm cho nó
phát triển hơn.
Vốn tự nhiên: “là đất, nước (bề mặt, dưới bề mặt), rừng, cây, con... có sẵn trên
hành tinh mà con người có khả năng sử dụng. Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho
phương kế kiếm sống của con người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên vốn tự
nhiên. Từ các hàng hố cơng vơ hình như khơng khí, tính đa dạng sinh học đến các tài
sản có thể phân chia được sử dụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước,
cây trồng, vật nuôi, mùa màng...”
Trong khung sinh kế bền vững, nguồn vốn tự nhiên có mối quan hệ gắn kết thật
sự với các tổn hại. Nhiều thảm họa của tự nhiên như: cháy rừng, động đất, mưa lũ làm
thiệt hại cho hoa màu và đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người
nghèo. Ngồi ra, tính mùa vụ cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị của nguồn vốn tự nhiên và
biến đổi trong năng suất qua các năm.
Vốn vật thể: “gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh
kế như: giao thơng, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu, cung cấp năng
lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thơng tin”.
Vốn tài chính: “thể hiện nguồn lực tài chính được con người sử dụng để hướng
tới mục tiêu sinh kế của họ. Định nghĩa được sử dụng ở đây khơng mang tính chất

kinh tế mà nó bao gồm những dịng tích trữ và có thể góp phần vào việc tiêu dùng sản
phẩm. Tuy nhiên, nó phải được thực hiện để đạt được một nền tảng sinh kế quan trọng,
đó là sự giá trị của tiền mặt hoặc tính thanh khoản, người ta có thể làm theo những
cách sinh kế khác”.
12


2.1.6.2 Mối quan hệ giữa các loại tài sản trong khung sinh kế
Quan hệ giữa các tài sản
Những tài sản sinh kế nối kết với nhau theo vô số cách để tạo ra kết quả sinh kế
có lợi. Hai loại quan hệ quan trọng là:
- Sự tuần tự: Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó tạo thêm các
loại tài sản khác. Ví dụ người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật
dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể).
- Sự thay thế: Một loại tài sản có thể thay thế cho những loại tài sản khác
không? Sự gia tăng nguồn vốn con người có đủ đền bù sự thiếu hụt nguồn vốn tài
chính khơng? Nếu có, điều này có thể dựa vào mở rộng lựa chọn cho cung cấp.
Mối quan hệ trong khung
- Tài sản và hoản cảnh dễ bị tổn thương: Tài sản có thể vừa bị phá huỷ vừa
được tạo ra thơng qua các biến động của hồn cảnh.
- Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: Thể chế, chính sách và
sự chuyển dịch cơ cấu, quy trình sản xuất có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tiếp cận
tài sản.
- Tạo ra tài sản: Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản (nguồn vốn
hữu hình) hoặc phát minh kỹ thuật (nguồn vốn con người) hoặc sự tồn tại của những
thể chế địa phương làm mạnh lên nguồn vốn xã hội.
- Xác định cách tiếp cận tài sản: Quyền sở hữu, những thể chế điều chỉnh cách
tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến.
- Ảnh hưởng tỉ lệ tích luỹ tài sản: Chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu của
những chiến lược sinh kế.

Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ đơn giản, những cá nhân và những
nhóm cũng ảnh hưởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế. Nói chung, tài
sản càng được cung ứng cho người dân thì họ sẽ sử dụng càng nhiều. Vì vậy một cách
để đạt được sự trao quyền có thể là hỗ trợ cho người dân xây dựng những tài sản của họ.
Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh
hướng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lược để
đảm bảo sinh kế của họ.
Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc
chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác nhau cần để
đạt được những kết quả sinh kế khác nhau.
13


×