Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.2 KB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU
I.1 Tính cấp thiết
Nước ta là một nước Nông nghiệp với 68,25 % dân số sống ở nông thôn chiếm 70,3
% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong cả nước (niên giám thống kê 2011)
trong đó số lao động làm việc trong nông lâm thủy sản là 48,4%. Vì vậy đảm bảo
sinh kế cho người nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn khi mà
hiện nay cùng với quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa cũng diễn ra với tốc độ nhanh
chóng. Bởi vai trò đặc biệt của chúng trong việc phát triển kinh tế xã hội của không
chỉ Việt Nam mà còn ở tất cả các nước đang phát triển nói chung. Và nó được thể
hiện ở ngay trong các kỳ đại hội của Đảng mà mở đầu là Đại hội VI (1986) Đảng và
nhà nước đã chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
trong đó chú trọng phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng phát triển phù hợp với nhau để hướng tới sự phát triển chung của cả
nền kinh tế xã hội đất nước.
Thực tiễn đã chứng minh đây là quan điểm đúng đắn thể hiện sự sáng suốt trong
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước quá trình CHN, HĐH và đi cùng với nó
là Đô thị hóa đã mang lại kết quả đáng ghi nhận: Việt Nam từ nước thiếu lương
thực đã vươn lên thành một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, thu
nhập bình quân đầu người không ngừng tăng, chất lượng cuộc sống ngày một được
cải thiện…Tuy nhiên như chúng ta đã biết muốn thực hiện CNH, HĐH và Đô thị
hóa tất yếu sẽ dẫn đến việc thu hồi đất – điều này đã có tác động rất lớn đến đời
sống của rất nhiều hộ dân mà đặc biệt là những người nông dân mà với họ việc sản
xuất nông nghiệp là nguồn thu chính để duy trì cuộc sống đó là sự tác động về thu
nhập, việc làm, về xã hội và môi trường sống. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2001- 2005, tổng
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên cả nước lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm
gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), tính bình quân mỗi năm có gần 73,3 nghìn ha đất bị
thu hồi. Đáng chú ý, việc thu hồi đất đã tác động hưởng tới đời sống của 627.495 hộ
dân với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người bị ảnh hưởng. Số liệu thống kê
cũng cho thấy, trung bình cứ mỗi 1ha đất thu hồi, sẽ làm 10 lao động mất việc. Vậy
1


lực lượng lao động này sẽ làm gì trong khi trình độ có hạn, lại quen với lao động
chân tay là chủ yếu? Đây cũng là vấn đề mà Đảng và nhà nước rất quan tâm đồng
thời cũng đã thực hiện rất nhiều chính sách để giúp đỡ những hộ nông dân ổn định
cuộc sống sau khi mất đất như: Đào tạo nghề, chính sách định cư, chuyển đổi nghề,
hỗ trợ vốn,…Mặc dù vậy nhưng sinh kế người dân nhìn chung vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn.
Quảng Xương từ lâu đã được coi là vựa lúa trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, sinh kế
của hộ nông dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong những
năm gần đây quá trình đô thị hóa của Huyện diễn ra mạnh mẽ đã kéo theo một phần
lớn diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm và
thu nhập của hộ nông dân. Nói cách khác thu hồi đất nông nghiệp đã tác động đến
sinh kế hộ nông dân.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài: “Sinh kế hộ nông dân sau thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho hộ nông dân tại huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn về thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và sinh
kế của hộ nông dân
- Đánh giá thực trạng sinh kế và kết quả sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Ảnh hưởng của hoạt động thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế của hộ
nông dân tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
- Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1- Thực trạng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân tại Huyện?

2- Mục đích hoạt động thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại Huyện?
3- Các chính sách liên quan đến thu hồi đất sản xuất nông nghiệp và sinh kế của
các hộ nông dân bị thu hồi đất tại Huyện?
2
4- Chuyển biến về sinh kế hộ nông dân trước và sau thu hồi đất sản suất nông
nghiệp tại Huyện?
5- Hoạt động thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến sinh kế hộ nông dân
tại Huyện như thế nào?
6- Cần đề xuất những giải pháp nào nhằm góp phần ổn định sinh kế của nông dân
bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại Huyện?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân, cán bộ địa phương và các bên liên quan trong
quá trình nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Sinh kế hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các hoạt động
tạo ra thu nhập, thu nhập và đời sống của các hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất
nông nghiệp, chính sách thu hồi đất nông nghiệp, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau
khi mất đất sản xuất nông nghiệp.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
• Nội dung:
Đề tài tập trung phân tích thực trạng sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất
nông nghiệp. Phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh
kế của người dân trong huyện. Từ đó đề xuất giải pháp góp phần ổn sinh kế cho hộ
nông dân tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
• Không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá
• Thời gian:
Đề tài sử dụng số liệu trong 3 năm từ năm 2011- 2013
Thời gian nghiên cứu đề tài từ 4/2013 – 7/2014
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm về hộ nông dân và sinh kế hộ nông dân
a. Hộ nông dân
b. Sinh kế? Sinh kế của hộ nông dân? Các hoạt động sinh kế hộ nông dân bao gồm
những hoạt động nào? Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người
dân? Mức độ ảnh hưởng?
2.1.2 Một số vấn đề về thu hồi đất
a. Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp về mặt lý luận (chính sách, mục đích, ảnh hưởng
của thu hồi đất nông nghiệp đến nông dân)
b. Mục đích thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
3
- Thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế: xây dựng phát triển các khu công nghiệp,
khu công nghệ cao, các dự án kinh tế lớn,….
- Thu hồi đất phục vụ phát triển xã hội, vì lợi ích công cộng: xây dựng trụ sở
UBND, Nhà văn hóa, Làm đường, ….
- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, dân
tộc
2.1.3 Ảnh hưởng của hoạt động thu hồi đất đến sinh kế hộ nông dân
2.1.4 Các giải pháp ổn định sinh kế về mặt lý luận
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Bài học kinh nghiệm và giải pháp ổn định sinh kế cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp trên thế giới
2.2.2 Bài học kinh nghiệm và giải pháp ổn định sinh kế cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp tại Việt Nam
4
III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.2.2.1Vị trí địa lý
Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa với diện tích là
198,2 km

2
, dân số 227,971 người với 35 xã và 1 thị trấn.
• Phía đông giáp thị xã Sầm Sơn và Vịnh Bắc Bộ.
• Phía nam giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Nông Cống.
• Phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Đông Sơn.
• Phía bắc giáp thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa.
2.2.2.2Điều kiện thời tiết khí hậu
Về thời tiết khí hậu tại huyện Quảng Xương có thời tiết gần giống với các tỉnh khác
thuộc miền Trung. Tuy nhiên do nằm ở tỉnh đầu miền Trung, giáp miền Bắc nên
huyện Quảng Xương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung cũng chịu ít nhiều ảnh
hưởng của thời tiết khu vực Bắc Bộ. Nên nhìn chung thời tiết xã như sau:
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa nóng và lạnh rõ rệt:
Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến giữa thu, ở trong khoảng thời gian này thời tiết
nắng lắm, mưa nhiều thường xảy ra lụt lội và hạn hán cho ruộng đồng. Những ngày
có gió lào nhiệt độ lại được đẩy lên cao tới 39- 40
0
C.
Mùa lạnh bắt đầu từ giữa thu đến hết mùa xuân năm sau, mùa này thường hay xuất
hiện gió mùa Đông Bắc, lại ít mưa, thời tiết hanh khô có năm rét đậm kéo dài nhiệt
độ xuống thấp tới dưới 10
0
C làm mạ chết nhiều, có nơi mất trắng, trâu bò cũng bị
ảnh hưởng gây khó khăn trong gieo trồng đảm bảo lịch mùa vụ và tổn thất không
nhỏ cho phát triển sản xuất. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 28 - 29
0
C. Lượng mưa
trung bình 1000 - 1200 mm. Xong phân bố không đều trong các mùa.
Nói chung với điều kiện tự nhiên như vậy thì các không riêng ngành trồng trọt mà
cả chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nhiều vì vậy đặt ra cho cán bộ khuyến nông cần
phải bố trí giống cây trồng và lịch thời vụ hợp lý nhằm đảm bảo năng suất cho bà

còn nông dân. Hàng năm tùy thuộc vào thời tiết mà xã có lịch sắp xếp mùa vụ hợp
lý ví dụ vào vụ chiêm xuân thời tiết giá lạnh hơn có thể cho ngâm ủ giống với thời
gian dài hơn, khi gieo phải áp dụng một số biện pháp tránh rét cho mạ tránh trường
hợp mạ bị chết, khi đến thời gian cấy nếu gặp đợt lạnh kéo dài có thể gieo cấy trước
hoặc chậm lại một số ngày để tránh rét cho mạ…đối với vật nuôi phải tăng cường
5
giữ ấm cho trâu bò, lợn gà, làm chuồng trại đảm bảo kín gió về mùa đông thoáng
mạt về mùa hè, công tác tiêm phòng chống dịch cũng rất cần thiết đặc biệt trong
mùa xuân hè thời tiết mát mẻ ẩm ướt là điều kiện dịch bệnh phát triển.
Tuy nhiên, so với các vùng khác thì lượng mưa của chúng ta nhìn chung là khá lớn
và số giờ nắng cao như vậy rất phù hợp để trồng các cây ăn quả nhiệt đới như xoài,
ổi, nhãn,…Và ngoài cây lương thực chính là lúa, trong vùng còn trồng một số cây
màu khác như ngô, khoai, đậu, lạc. Đối với ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn xã cũng có nhiều tiềm năng cần được quan tâm phát triển.
2.2.2.3 Điều kiện đất đai địa hình
2.2.3 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội
• Đặc điểm dân cư
• Cơ sở hạ tầng
• Tình hình phát triển kinh tế và sản xuất
- Cơ cấu cây trồng vật nuôi
- Cơ cấu ngành nghề NN – CN – DV – TM
6
2.3Phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Chọn điểm nghiên cứu
Chọn 3 xã trong 5 xã vừa mới sát nhập vào thành phố Thanh Hóa để nghiên cứu
phân tích trên cơ sở những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi lớn
nhất.
Mỗi xã đã chọn lấy 30 hộ nông dân để tìm hiểu. Căn cứ lựa chọn hộ là lựa chọn
ngẫu nhiên trong đó phải đảm bảo cân đối có hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình và hộ
nghèo, có hộ thuần nông và hộ khiêm, mức độ mất đất của hộ và tình hình việc làm

trước khi mất đất.
2.3.3 Thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin thứ cấp:
Thông tin Loại tài liệu Nguồn cung cấp
Cơ sở lý luận về đề tài nghiên
cứu, dẫn chứng số liệu về tình
hình thu hồi đất và sinh kế hộ
nông dân và các giải pháp của các
nước trên thế giới và Việt Nam
nhằm ổn định sinh kế cho hộ nông
dân sau thu hồi đất.
Các loại sách báo, bài
giảng, giáo trình, luận
văn đã nghiên cứu và
công bố trước đó, trên
mạng internet, các tạp
chí khoa học,…có liên
quan đến vấn đề nghiên
cứu.
Thư viện trường
đại học Nông
Nghiệp Hà Nội,
thư viện khoa
KT&PTNT, trên
các trang web.
Số liệu chung về địa bàn nghiên
cứu: thực trạng thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp, sinh kế hộ nông
dân trước và sau thu hồi đất,
chính sách bồi thường thu hồi đất,

…một số vấn đề liên quan đến
sinh kế sau thu hồi đất
Các văn bản chính sách
có liên quan đến thu hồi
đất sản xuất nông
nghiệp.
Các báo cáo kết quả KT
– XH địa phương trong
từng thời kỳ.
Phòng tài nguyên
môi trường, phòng
nông nghiệp &
PTNT, và các
phòng ban khác
có liên quan,
UBND xã được
chọn để điều tra
nghiên cứu
b. Thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp
Hộ nông
dân
90 Thông tin về tình hình cơ bản của
hộ, tình hình thu hồi đất đai đặc biệt
là đất nông nghiệp.
Những thay đổi sinh kế của hộ nông
Phỏng vấn trực
tiếp thông qua
bảng hỏi
7

dân trước và sau thu hồi đất: Về sử
dụng lao động, hoạt động sản xuất,
thu nhập, tiêu dùng.
Những khó khăn hộ nông dân gặp
phải do thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp và mong muốn của hộ nông
dân.
Cán bộ xã,
cán bộ
phòng
TNMT,
phòng
NN&PTNT,
UBND
huyện
6 Chủ trương chính sách của Huyện về
thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
trong quá trình đô thị hóa và giải
pháp nâng cao sinh kế cho hộ nông
dân có đất sản xuất NN bị thu hồi.
Ý kiến đánh giá của cán bộ địa
phương về ảnh hưởng của thu hồi
đất nông nghiệp đến sinh kế hộ nông
dân.
Phỏng vấn bán
cấu trúc, sử
dụng bảng hỏi
mở
Sử dụng bộ công cụ PRA lịch sử thôn bản, đi lát cắt xác định cơ cấu cây trồng vật
nuôi cũng như tiềm năng lợi thế của địa phương khó khăn thuận lợi từ đó đưa ra giải

pháp nâng cao sinh kế cho hộ nông dân.
8
2.3.4 Tổng hợp và phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả để phân tích đánh giá sự thay đổi nguồn lực, hoạt
động sản xuất, thu nhập của hộ nông dân trước và sau thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp.
- Phương pháp so sánh về vấn đề sinh kế của hộ nông dân trước và sau thu hồi đất
sản xuất nông nghiệp
- Ma trận SWOT phân tích điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức trong khả năng
tiếp cận nguồn lực để tạo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất
2.3.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Được so sánh trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp
a. Hệ thống chỉ tiêu về kinh tế hộ
- Diện tích đất nông nghiệp?
- Việc làm của lao động nông hộ sau khi thu hồi đất bao gồm: Số lao động trong
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại trước và sau thu hồi đất nông nghiệp
(%)
- Thu nhập hộ nông dân điều tra trước sau thu hồi đất nông nghiệp (triệu
đồng/năm)
- Mức độ tự chủ lương thực của các hộ điều tra
- Mức tiêu dùng của hộ nông dân bao gồm: tiêu dùng thiết yếu, mua sắm, du lịch,
xây nhà, đầu tư chuyển đổi ngành nghề
b. Hệ thống chỉ tiêu về xã hội
- Số người trong độ tuổi lao động có việc làm (%)
- Số người đi nơi khác làm việc (%)
- Tỷ lệ giàu nghèo? Chênh lệch giàu nghèo tại các xã nghiên cứu?
- Các chỉ tiêu về mức sống, hưởng thụ các dịch vụ, học tập, hoạt động văn hóa
- Xây dựng CSHT, dịch vụ.
- Tệ nạn xã hội tăng giảm (%)
c. Hệ thống chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu cây trồng vật nuôi (%)
- Số hộ làm nông nghiệp tại địa phương (%)
- Cơ cấu ngành nghề hộ nông dân (%)
- Cơ cấu thu nhập (% thu nhập giữa các ngành NN – CN – DVTM của hộ)
d. Chỉ tiêu về môi trường
- Nguồn nước
- Rác thải
- Bụi, tiếng ồn
9
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại huyện
Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
4.1.1 Thực trạng sinh kế hộ nông dân trước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
4.1.2 Thực trạng sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
• Thuận lợi
• Khó khăn
• Cơ hội
• Thách thức
4.1.3 Sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân trước và sau thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp
- Thu nhập
- Việc làm
- Chi tiêu
4.2 Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tới sinh kế
hộ nông dân sau tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
4.2.1 Hoạt động thu hồi đất nông nghiệp tại Huyện
a. Về mặt chính sách
• Mục đích chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
• Tác động của chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
+ Ngân sách địa phương

+ Cơ sở hạ tầng
+ Thu nhập bình quân đầu người trước và sau thu hồi đất
+ Việc làm của nông hộ sau thu hồi đất
+ Diện tích đất nông nghiệp
+ Mức độ tự chủ lương thực
b. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp
4.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tới sinh kế hộ
nông dân
- Kinh tế
- Văn hóa - xã hội
- Môi trường
4.3 Nhận thức của hộ nông dân với chuyển đổi sinh kế sau thu hồi đất nông
nghiệp
4.3.1 Nhận thức của hộ nông dân với hoạt động thu hồi đất nông nghiệp
4.3.2 Nhận thức của hộ nông dân về sự thay đổi của môi trường sống và thu
nhập sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
4.3.3 Khó khăn, thuận lợi trong việc ổn định sinh kế cho hộ nông dân bị thu hồi
đất sản xuất nông nghiệp
10
4.4 Giải pháp ổn định sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
11
5 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1Kết luận
5.2Kiến nghị
• Đối với ban ngành
• Đối với hộ nông dân
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thúy Hằng, 2012, “Bị thu hồi đất hơn 90% nông dân gặp khó khăn”, báo đại

đoàn kết, trang web:
/>19/01/2012
2. Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Lạc “Tác động của đô thị hóa đến kinh tế
hộ nông dân tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí
khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012.
3. TS Nguyễn Văn Sửu, 2012 “Đô thị hóa và câu chuyện một làng ven đô”, trang
web: />4. Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Philippe
Lebailly trường đại học Gembloux, Vương quốc Bỉ “Ảnh hưởng của việc thu hồi
đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng
Yên”, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa ở Việt Nam, NXB chính trị Quốc Gia, 2012, trang 315-327.
5. “Báo cáo giám sát toàn cầu 2013” của the world bank
/>need-to-harness-urbanization-to-achieve-mdgs-imf-world-bank-report
13
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nội dung Dự Kiến thời gian tiến hành
Lập đề cương sơ bộ Từ 01/04 - 15/05 /2013
Đọc tài liệu, xây dựng khung logic cho đề tài
nghiên cứu
Từ 15/05 – 10/06/2013
Xác định những số liệu cần thu thập, nguồn thu
thập số liệu.
Từ 15/05 – 30/07/2013
Xác định cụ thể các phương pháp nghiên cứu sử
dụng trong đề tài, từ mục tiêu xây dựng hệ thống
chỉ tiêu nghiên cứu
Từ 30/07 – 15/08/2013
Xây dựng bảng hỏi, phỏng vấn thử, điều chỉnh,
tiến hành liên hệ địa phương thực hiện quá trình
thu thập SL thứ cấp và sơ cấp

Từ15/08 – 15/02/2014
Tổng hợp phân tích xử lý thông tin Từ 15/02 – 25/04/2014
Trình bày kết quả nghiên cứu Từ 25/04 – 01/08/2014
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp Từ 01/08 – 25/08/2014
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Xác nhận của học viên
14
MỤC LỤC
15

×